You are on page 1of 2

SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO KIỂM TRA HỌC KỲ II NĂM HỌC 2018 – 2019

QUẢNG NAM MÔN: NGỮ VĂN – LỚP 10

ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian: 90 phút (không tính thời gian phát đề)

I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)


Đọc ngữ liệu dưới đây và thực hiện các yêu cầu:
“Nhưng nó cũng nhắc ta về ý nghĩa bền bỉ của sinh tồn. Mỗi tồn sinh trên
cõi này chỉ là một bóng hiu hắt, một thoáng chập chờn, thế thôi. Có nghĩa gì lắm
đâu. Nhưng mà vẫn cố. Vẫn thản nhiên. Vẫn cứ mỉm bông lau. Nên lau đâu có giấu
mình. Trái lại, luôn vươn mình. Mọi loài hoa đều sợ gió. Gió làm phai sắc, nhạt
hương, rã cánh. Gió thành kẻ thù của hoa. Nhưng riêng lau thì không sợ gió. Lau
chung tình cùng gió, nô giỡn, cợt cười cùng gió. Lau chờ gió để được tung bờm.
Lau nương gió để cùng khiêu vũ. Đứng rủ bờm trong sương sớm, nhưng một khi
nắng lên, gió dậy là nó lại tung những chỏm bờm ánh bạc, rúng động, náo nức như
muốn tung mình tề phi cùng gió. Chỉ mình nó nô giỡn với lãng quên, làm cho lãng
quên đỡ phần cô tịch… Song, có lẽ phải trong canh khuya mới thấy hoa lau nhẫn
nại thế nào. Nó gục đầu vào sương khuya. Nhưng sương khuya đâu phải là điểm
tựa. Sương khuya lại từng giọt đậu lên đầu nó, dụi mình vào nó. Nó tìm nơi tựa,
rốt cục lại phải làm chỗ tựa cho kẻ khác. Nó chỉ còn biết tựa vào chính mình.
Đành tìm sự vững vàng trong thế chon von. Lấy cái chênh chao để làm sự cân
bằng. Cứ thế, nó yên phận làm lau để an ủi mặt đất này.”
(Chu Văn Sơn - trích Tùy bút Phận hoa bên lề)
Câu 1. Đoạn trích được viết theo phong cách ngôn ngữ nào? (0.5 điểm
Câu 2. Chỉ ra phép tu từ được sử dụng trong câu: “Song, có lẽ phải trong canh
khuya mới thấy hoa lau nhẫn nại thế nào.” (0.5 điểm)
Câu 3. Theo tác giả, giữa hoa lau và các loài hoa khác có sự khác biệt nào? (1.0 điểm)
Câu 4. Câu văn nói về hoa lau: “Đành tìm sự vững vàng trong thế chon von” gợi
cho anh/chị suy nghĩ gì về thái độ sống của con người? (1.0 điểm)
II. LÀM VĂN (7.0 điểm)
Cảm nhận của anh/chị về nhân vật Ngô Tử Văn trong truyện Chuyện chức
phán sự đền Tản Viên (Nguyễn Dữ - Truyền kì mạn lục, Ngữ văn 10, Tập hai,
NXB Giáo dục Việt Nam, 2013).

.…….Hết………

You might also like