You are on page 1of 3

GIỚI THIỆU TÁC GIẢ TÁC PHẨM

1. Tây Tiến:
Quang Dũng là một gương mặt xuất sắc của thơ ca giai đoạn chống Pháp. Ông là
một nghệ sĩ đa tài: vẽ tranh, soạn nhạc, làm thơ. Thơ ông mang nét phóng khoáng,
hồn hậu, lãng mạn và tài hoa. Bài thơ “Tây Tiến” ra đời cuối năm 1948 khi Quang
Dũng rời ra đoàn quân chưa được bao lâu. Với ngòi bút lãng mạn và bút pháp tài
hoa, ông đã khắc họa thành công bức tượng đài bất tử về người lính Tây Tiến với
vẻ đẹp trẻ trung, lãng mạn, đậm chất bi tráng trên nền cảnh thiên nhiên núi rừng
miền Tây hung vĩ, dữ dội, mĩ lệ, trữ tình.
2. Đất nước:
Nguyễn Khoa Điềm là một trong những gương mặt tiêu biểu cho thế hệ thơ trẻ
những năm chống Mĩ. Thơ ông giàu suy tư, cảm xúc dồn nén, đậm chất trữ tình,
chính luận. Đoạn trích “Đất nước” được trích trong chương V của trường ca “Mặt
đường khát vọng” (1971) tại chiến khu Trị Thiên, giữa không khí sục sôi chống Mĩ
của cả dân tộc. Đoạn trích là cảm nghĩ mới mẻ của tác giả về đất nước qua nhiều
phương diện: lịch sử, địa lý, văn hóa,… Đóng góp riêng của đoạn trích là ở sự
nhấn mạnh tư tưởng “Đất nước của nhân dân”. Các chất liệu văn hóa, văn học dân
gian được sử dụng nhuần nhị, sáng tạo, đem lại sự hấp dẫn, lôi cuốn cho đoạn
trích.
3. Việt Bắc:
Tố Hữu là nhà thơ lớn của dân tộc, là cánh chim đầu đàn cho nền thơ ca cách mạng
Việt Nam. Thơ ông mang chất trữ tình, chính trị sâu sắc, đậm đà chất dân tộc. Bài
thơ “Việt Bắc” ra đời nhân sự kiện có ý nghĩa lịch sử: Tháng 10/1954 Trung Ương
Đẳng và chính phủ rời khu căn cứ địa Việt Bắc về Trung Ương thủ đô Hà Nội. Tác
phẩm là khúc hung ca và cũng là khúc tình ca về cách mạng cuộc kháng chiến.
4. Sóng:
Xuân Quỳnh là một trong những nhà thơ tiêu biểu nhất của thế hệ thơ trẻ thời
chống Mĩ. Thơ Xuân Quỳnh là tiếng lòng của một người phụ nữ giàu trắc ẩn, vừa
hồn nhiên, tươi tắn, vừa chân thành, đằm thắm và luôn da diết trong khát vọng về
hạnh phúc bình dị đời thường. Bài thơ “Sóng” được sáng tác năm 1967 trong
chuyến đi thực tế tại vùng biển Diêm Điền (Thái Bình). Tác phẩm tiêu biểu cho
phong cách thơ Xuân Quỳnh, diễn tả tình yêu của người phụ nữ tha thiết, nồng
nàn, chung thủy, muốn vượt lên thách thức thời gian và sự hữu hạn của đời người.
Từ đó ta thấy được tình yêu là một tình cảm cao đẹp, một hạnh phúc lớn lao của
con người.
5. Người lái đò sông Đà:

1|Page
Nguyễn Tuân là nghệ sĩ tài hoa, uyên bác, suốt đời đi tìm cái đẹp. Trên hành trình
sáng tạo nghệ thuật, ông đã để lại cho đời nhiều áng văn giá trị, trong đó phải kể
đến “Người lái đò sông Đà” trích trong tùy bút “Sông Đà” năm 1960. Tác phẩm là
thành quả của chuyến đi thực tế lên vùng Tây Bắc, với mục đích tìm kiếm “chất
vàng” của màu sắc núi sông, và “chất vàng mười năm đã qua thử lửa” trong tâm
hồn của những con người lao động.
6. Chiếc thuyền ngoài xa:
Nguyễn Minh Châu là một trong những cây bút tiên phong của văn học Việt Nam
thời kì đổi mới. Những sáng tác của ông đều theo phương châm đi tìm “hạt ngọc”
ẩn dấu trong tâm hồn mỗi con người. Ngòi bút ấy giàu trách nhiệm, suy tư, trăn trở
và khám phá. Văn bản “Chiếc thuyền ngoài xa” in lần đầu trong tập “Bến quê”,
tiêu biểu cho phong cách tự sự- triết lí của ông. Tác phẩm mang đến cái nhìn đúng
đắn về cuộc sống và con người: nghệ thuật là cuộc đời nhưng cuộc đời chưa hẳn đã
là nghệ thuật.
7. Vợ chồng A Phủ:
Tô Hoài là nhà văn lớn, có số lượng sáng tác kỉ lục trong văn học hiện đại Việt
Nam. Ông luôn hấp dẫn người đọc bởi lối trần thuật hóm hỉnh sinh động của người
từng trải, vốn từ vựng giàu có cùng sự am hiểu các phong tục tập quán khác nhau
của các vùng miền. Truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ” trích từ tập truyện “Tây Bắc”,
là kết quả của chuyến đi thực tế tám tháng tại vùng Tây Bắc cùng bộ đội giải
phóng. Tác phẩm khắc họa chân thực những nét riêng biệt về phong tục tập quán
nơi đây, đồng thời cho thấy cuộc sống đau khổ, tối tăm của những con người vùng
thiểu số. Tác phẩm bộc lộ giá trị hiện thực và tư tưởng nhân đạo mà tác giả muốn
gửi gắm.
8. Ai đã đặt tên cho dòng sông?:
Hoàng Phủ Ngọc Tường là nhà văn chuyên về bút kí. Nét đặc sắc trong sáng tác
của ông là ở sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa chất trí tuệ và tính trữ tình, giữa nghị
luận sắc bén với tư duy đa chiều được tổng hợp từ vốn kiến thức phong phú và triết
học, lịch sử, địa lí, văn hóa… tất cả thể hiện qua lối hành văn hướng nội, súc tích,
mê đắm, tài hoa. Đoạn trích “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” trích trong phần thứ
nhất của tác phẩm cùng tên, được viết năm 1981. Đoạn trích là kết tinh tình yêu tha
thiết và sự gắn bó sâu sắc của tác giả với cảnh vật và con người đất Huế.
9. Rừng xà nu:
Nguyễn Trung Thành là nhà văn đặc biệt thành công khi viết về Tây Nguyên.
Những sáng tác của ông mang lại đậm chất sử thi và cảm hứng lãng mạn, thường
đề cập đến những vấn đề lớn lao, trọng đại của dân tộc. Truyện ngắn “Rừng xà nu”
được viết năm 1965, là tác phẩm tiêu biểu về chiến tranh cách mạng, đề tài miền

2|Page
núi. Tác phẩm là một thiên truyện mang ý nghĩa và vẻ đẹp của một khúc sử thi
trong văn xuôi hiện đại. Thông qua câu chuyện về những con người ở bản làng hẻo
lánh, bên những cánh rừng xà nu bạt ngàn, tác giả đặt ra vấn đề có ý nghĩa lớn lao
của dân tộc: để cho sự sống của đất nước và nhân dân mãi mãi trường tồn, không
có cách nào khác hơn là phải cùng nhau đứng lên, cầm vũ khí chống lại kẻ thù tàn
ác.
10.Những đứa con trong gia đình:
Nguyễn Thi là một trong những cây bút văn xuôi hàng đầu của văn nghệ thuật giải
phóng miền Nam thời kì kháng chiến chống Mĩ. Ông được mệnh danh là nhà văn
của người nông dân Nam bộ. Ông có năng lực phân tích tâm lí sắc sảo. Văn
Nguyễn Đình Thi vừa giàu chất hiện thực, vừa đằm thắm chất trữ tình với ngôn
ngữ phong phú, góc cạnh, đậm chất Nam bộ, có khả năng tạo nên những nhân vật
có cá tính mạnh mẽ. Truyện ngắn “Những đứa con trong gia đình” được rút ra từ
tập “Truyện và ký” (1978), là kết tinh của sự gắn bó sâu nặng giữa tình yêu gia
đình và tình yêu Tổ quốc.
11.Đàn ghi ta của Lor-ca:
Thanh Thảo là một trong những nhà thơ trưởng thành trong cuộc kháng chiến
chống Mĩ cứu nước. Thơ ông là tiếng long của người trí thức giàu suy tư, niềm trăn
trở về những vấn đề xã hội thời đại. Bài thơ “Đàn ghi ta của Lor-ca” rút từ tập
“Khối vuông ru-bích”, tiêu biểu cho kiểu tư duy thơ của Thanh Thảo: giàu suy tư,
mãnh liệt, phóng túng trong xúc cảm và không dễ hiểu vì ít nhiều nhuốm màu sắc
tượng trưng, siêu thực. Tác phẩm thể hiện nỗi đau xót trước cái chết của nghệ sĩ
Lor-ca thiên tài, đồng thời bày tỏ thái độ khâm phục, ngưỡng mộ, tri âm sâu sắc.

3|Page

You might also like