You are on page 1of 7

HỆ THỐNG GIÁO DỤC VINSCHOOL

BÀI ĐÁNH GIÁ CUỐI HỌC KÌ II


MÔN NGỮ VĂN – LỚP 10

Mỗi học sinh lựa chọn 1 trong 2 chủ đề dưới đây để viết thành bài văn hoàn chỉnh:

Chủ đề 1
Phân tích hình tượng người phụ nữ trong đoạn trích Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ
(Trích Chinh phụ ngâm - Đặng Trần Côn) và Trao duyên (trích Truyện Kiều – Nguyễn Du).
Từ đó, em hãy nêu những suy nghĩ về vai trò và vị thế của người phụ nữ trong xã hội ngày nay.

Chủ đề 2
Giới thiệu một tác phẩm viết về người phụ nữ mà em ấn tượng.

Các em lưu ý:
- Hình thức: Bài luận tối thiểu 800 từ.
- Học sinh thực hiện dự án dưới sự hướng dẫn của GVBM.
- Thời gian hoàn thành bài: 22h00 Thứ Sáu, 29/4/2022. Quá thời gian link nộp bài sẽ đóng lại
và Học sinh sẽ được tính là KHÔNG HOÀN THÀNH bài đánh giá.

Chúc các em có thật nhiều ý tưởng sáng tạo, hoàn thành thật tốt bài dự án của mình!

1
Chủ đề 1
Giới thiệu:
Người phụ nữ dù ở bất cứ thời kì nào cũng luôn là phái yếu, luôn là người chịu những thiệt thòi
đặc biệt là trong xã hội phong kiến xưa. Có thể nói, xã hội ấy đã cướp đi của người phụ nữ không
biết bao nhiêu quyền lợi cũng như gây nên cho họ biết bao đau thương. Vậy nên, các nhà văn thời
kì trung đại đã ưu ái đặt người phụ nữ thành trung tâm các tác phẩm của họ, để phơi bày những
nỗi khổ cũng như làm sáng lên nhân cách cao đẹp của họ. Và chúng ta có thể cảm nhận rõ được
thân phận của người phụ nữ trong xã hội đương thời thông qua một số đoạn trích trong các tác
phẩm trung đại như đoạn trích Trao duyên và Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ.

Phân tích “Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ”


Qua tác phẩm, tác giả Đặng Trần Côn đồng cảm với nỗi niềm của người phụ nữ để nói lên nỗi
lòng
của họ qua việc diễn tả tâm trạng của người chinh phụ khi phải xa chồng, được thể hiện qua rất
nhiều cung bậc cảm xúc, tình cảm khác nhau.

Trước hết tâm trạng bồn chồn lo lắng, nhớ thương của nhân vật được thể hiện trong các hành động
lặp đi lặp lại nhiều lần: Dạo hiên vắng thầm gieo từng bước. Bước chân chậm chạp, nặng trĩu tâm
trạng, trong đó chất chứa biết bao nỗi niềm chán ngán của người chinh phụ. Tâm trạng bất an ấy
còn thể hiện qua hành động: Ngồi rèm thưa rủ thác đòi phe, nàng hết buông rèm xuống nàng lại
cuốn rèm lên, dường như đó là hành động vô thức, thực hiện hành động để vơi bớt nỗi âu lo. Hết
ngắm ra ngoài bức rèm để mong chờ tin tức tốt lành lại thẫn thờ quay vào đối diện với ngọn đèn
đơn độc.

Trong nỗi bồn chồn ấy còn là cả nỗi nhớ, thao thức, mong ngóng chồng quay trở về. Ngoài rèm
thước chẳng mách tin/ Trong rèm dường đã có đèn biết chăng? Trong căn phòng trống vắng,
quạnh hiu, chỉ có cây đèn là người bạn để chia sẻ mỗi nỗi lòng với người chinh phụ. Vì vô tri vô
giác nên chinh phụ rất đau khổ nhận ra rằng “Đèn có biết dường bằng chẳng biết”.

Nàng càng thấm thía hơn nỗi cô đơn cùng cực của chính mình. Để nhấn mạnh hơn nữa vào tình
cảnh tội nghiệp của mình, Hoa đèn kia với bóng người khá thương, hoa đèn là tàn kết lại đầu sợi
bấc đèn cháy đỏ như hoa đèn, là dấu hiệu khi dầu hao, bấc hỏng. Điều này chứng tỏ người chinh
phụ đã thao thức rất nhiều đêm, triền miên, khắc khoải, mong nhớ về chồng. Gà eo óc gáy sương
năm trống/ Hòe phất phơ rủ bóng bốn bên. Không gian bên ngoài làm cho nỗi cô đơn của người

2
chinh phụ được khắc họa rõ nét hơn, tiếng gà eo óc cho thấy âm thanh thê lương, khắc khoải. Kết
hợp với từ láy phất phơ cho thấy nhịp điệu buồn tẻ, chậm rãi, cho thấy tâm trạng ngao ngán của
người chinh phụ. Từ đó người chinh phụ cảm nhận thấm thía nỗi cô đơn hơn bao giờ hết: Khắc
giờ đằng đẵng như niên/ Mối sầu dằng dặc tựa miền biển xa, thời gian trôi qua rất nặng nề, vô vị.
Tác giả đã dùng biện pháp so sánh để diễn tả cụ thể tâm trạng của chinh phụ để thấy nỗi buồn
mênh mông.

Hương gượng đốt hồn đà mê mải/ Gương gượng soi lệ lại châu chan. Nỗi cô đơn bủa vây, người
chinh phụ gắng gượng, tìm mọi cách để trốn chạy nỗi cô đơn. Nàng đốt hương để tìm lại sự thanh
thản trong tâm hồn, nhưng hồn đà mê mải, người chinh phụ càng chìm đắm hơn trong nỗi phiền
muộn. Nàng lấy gương soi, để tìm thú vui trong việc chỉnh trang nhan sắc, nhưng khi soi gương lại
phải đối mặt với sự cô đơn, lẻ loi, hơn nữa nàng lại nhận ra sự tàn phai của tuổi thanh xuân. Sắt
cầm gượng gảy ngón đàn/ Dây uyên kinh đứt, phím loan ngại chùng. Nàng gượng đánh đàn nhưng
khi chạm đến nàng lại tự ý thức về tình cảnh của mình, nàng thấy tủi thân trước những biểu tượng
đôi lứa, ẩn chứa trong các nhạc cụ : Đàn sắt, đàn cầm: gảy hòa âm với nhau được ví cảnh vợ
chồng hòa thuận. Dây đàn uyên ương và phím đàn loan phượng đều là biểu tượng cho lứa đôi gắn
bó, hòa hợp. Tất cả các nhạc cụ để có đôi có lứa, chỉ có mình mình cô đơn, lẻ bóng. Thậm chí nỗi
cô đơn đã khiến nàng lo lắng, sợ hãi chơi đàn dây sẽ bị đứt, phím đàn bị chùng, đó là những biểu
hiện không may mắn của đôi lứa. Nàng tìm đến những nhạc cụ nhưng lại không chạy trốn được
nỗi cô đơn. Chinh phụ cố gắng tìm quên bằng cách tìm đến những thú vui những càng tìm quên lại
càng đối diện với bi kịch của mình, càng đau khổ hơn bao giờ hết.

Lòng này gửi gió đông có tiện?


Nghìn vàng xin gửi đến non Yên
Non Yên dù chẳng tới miền,
Nhớ chàng thăm thẳm đường lên bằng trời.
Trời thăm thẳm xa vời khôn thấu,
Nỗi nhớ chàng đau đáu nào xong.
Cảnh buồn người thiết tha lòng
Cành cây sương đượm tiếng trùng mưa phùn.

Nàng tìm đến thiên nhiên, nhưng thiên nhiên lại cho thấy khoảng cách vời vợi giữa nàng và chồng.
Non Yên – nơi chiến trận ngoài biên ải xa xôi, khoảng cách xa vời khôn thấu. Nàng tìm cách để
vượt qua khoảng cách, gửi lại tất cả những nhớ nhung cho chồng bằng ngọn gió đông, nhưng đây
chỉ là giải pháp tưởng tượng, không thể thực hiện. Nàng lại phải đối mặt với thực tại, thấm thía

3
với bi kịch của mình: cảnh xung quanh hiện hữu trước mắt, sương khuya lạnh lẽo, tiếng trùng rả
rích trong đêm. Cảnh tượng thê lương, ảm đạm, đang bủa vây lấy người chinh phụ, nàng sống
trong đau đớn, nhớ thương.

Phân tích “Trao duyên”


Đoạn trích Trao duyên đã khắc họa sâu sắc bi kịch của Thúy Kiều đồng thời cũng khiến chúng ta
trân trọng hơn vẻ đẹp tâm hồn, nhân cách của nàng.

“Cậy em em có chịu lời


Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa”
Nàng lựa chọn từng câu từ chính xác với một tâm trạng vô cùng đắn đo khi nhờ cậy em mình.
Trong những từ biểu đạt sự nhờ vả: nhờ, mượn, phiền,... Nguyễn Du chọn từ cậy, vì chỉ từ này
mới hàm chứa hai nội dung: nhờ và tin, thể hiện âm điệu nặng nề, một sự nhờ vả nhưng đầy hoang
mang, dằn vặt. Và rồi tiếp theo những hành động của Kiều càng khiến người ta phải ngạc nhiên
hơn nữa “Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa”. Những hành động tôn kính hết mực, vốn chỉ dành cho
những bậc bề trên thì nay Thuý Kiều lại dùng nó với Thuý Vân – em gái của mình. Bởi thứ mà
Kiều muốn nhờ vả em mình quá đỗi quan trọng với nàng và còn vì trong tâm nàng đang tràn đầy
những nỗi đau đớn, xót xa cho mối tình của mình. Hai từ “cậy, chịu” của Kiều, người đọc chỉ nghe
thôi ma sao cũng thấy xót xa, thấy đau đớn thay cho nàng. Lời nhờ cậy ấy không chỉ là một lời nói
suông mà còn chứa trong đó một thái độ nài ép, ép buộc Thuý Vân phải nhận lời.

Sau lời ban đầu khó nói, Kiều bộc bạch nỗi lòng của mình với em về mối tình đẹp đẽ của mình với
chàng Kim:

“Giữa đường đứt gánh tương tư



Ngậm cười chín suối hãy còn thơm lây”
Từng lời từng lời là từng kỉ niệm về mối tình đầu trong sáng, vẹn nguyên của nàng. Những lời hẹn
ước, thề nguyền dưới trăng vẫn còn đầy, thế mà nàng đành lòng phải “đứt gánh”. Câu thơ nghe
như lời tự tình thổn thức, lời tâm sự của Kiều về nỗi lòng khó chọn lựa giữa hiếu và tình:

“Sự đâu sóng gió bất kì


Hiếu tình khôn lẽ hai bề vẹn hai”
Ở trong tình thế khó xử đó, nàng đã quyết định chọn lựa chữ hiếu, bán mình lấy bốn trăm lạng
vàng cứu cha và em. Thế nhưng, canh cánh trong lòng nàng là nỗi niềm tình yêu với chàng Kim –
món nợ tình khó lòng trả hết. Vậy nên, nàng van lơn em gái, hãy vì tình cảm máu mủ mà thay
mình kết duyên, trả nợ nghĩa cho chàng Kim thay nàng.

4
Nói hết lý lẽ trao duyên cho Thuý Vân hiểu, nàng lại lặng lẽ trao cho em hết những kỉ vật tình yêu
của mình:

“Chiếc vành với bức tờ mây


Duyên này thì giữ vật này của chung
Dù em nên vợ nên chồng
Xót người mệnh bạc ắt lòng chẳng quên
Mất người còn chút của tin
Phím đàn với mảnh hương nguyền ngày xưa"
Nếu như ở trên, Kiều bình tĩnh phân tích cho Vân nghe mọi chuyện, mọi sự dằn vặt, đau xót nàng
cất giữ trong lòng cho riêng mình, thì ở đoạn này, Kiều không thể kìm nén được nữa, những câu
thơ nghe như tiếng nấc nghẹn của nàng. Nàng trao hết đi, trao “duyên này” đi, tác thành cho mối
duyên giữa Vân và Kim Trọng. Những dòng thơ tuôn trào là nỗi lòng Kiều trong giằng xé, bởi
nàng vừa muốn trao đi mối duyên của mình lại vừa tiếc nuối nó, không đành. Càng nói, Kiều càng
đau xót cho số phận mình, tự nhận mình là một kẻ “bạc mệnh”. Thế nên nàng mới dự cảm được
tương lai của mình đầy mịt mù, chỉ thấy cái chết là rõ ràng nhất.

"Mai sau dù có bao giờ


Đốt lò hương ấy so tơ phím này
Trông ra ngọn cỏ lá cây
Thấy hiu hiu gió thì hay chị về
Hồn còn mang nặng lời thề
Nát thân bồ liễu đền nghì trúc mai
Dạ đài cách mặt khuất lời
Rưới xin giọt nước cho người thác oan"
Trong khi Vân và chàng Kim được nên duyên vợ chồng, Kiều tưởng tượng mình chỉ còn là một
mảnh hồn vất vưởng nơi trần thế, “hiu hiu” trong gió. Thế nhưng dù “nát thân bồ liễu” thì linh hồn
nàng vẫn mang nặng lời thề sắt son cùng Kim Trọng, vĩnh viễn không bao giờ quên. Thật là mâu
thuẫn, thật là đan xen. Bởi Kiều đã nói nếu Vân chịu nhận lời giúp nàng thì nàng “thịt nát xương
mòn” cũng sẽ “ngậm cười chín suối”. Ấy vậy mà giờ đây, khi trả được món nợ tình duyên, nàng
cũng không hề thanh thản mà còn xót xa, nặng nề hơn trước nữa. Phải chăng đó là bởi trước đó,
nàng lo cho người mà quên đi mình, giờ đây khi lo chu toàn chuyện của người, nàng mới nhận ra
sự bạc bẽo của phận mình. Tương lai mờ mịt, oan trái, còn tinh thần nàng thì như nửa tỉnh nửa mê.
Những câu nói của nàng như lời của một linh hồn phảng phất từ thế giới bên kia vọng lại.

Trong sự cao trào của nỗi đau xót, Kiều thốt lên những lời gan ruột đau đớn cho mối duyên tình
dở dang của mình, cho số phận của mình:
5
“Bây giờ trâm gãy gương tan,
Kể làm sao xiết muôn vàn ái ân!
Trăm nghìn gửi lạy tình quân,
Tơ duyên ngắn ngủi có ngần ấy thôi!
Phận sao phận bạc như vôi!
Đã đành nước chảy hoa trôi lỡ làng.
Ôi Kim Lang! Hỡi Kim Lang!
Thôi thôi thiếp đã phụ chàng từ đây!”
Giờ đây, trong thực tại nỗi nhớ về Kim Trọng, Kiều chỉ thấy những đổ vỡ, những tang thương
“trâm gãy, bình tàn”. Thế nhưng, còn có thể làm được gì, “phận” đã “bạc như vôi” thì đành phải
chấp nhận, đành để mối tình ấy, trái tim ấy “lỡ lãng”. Kiều biết nàng đã phụ chàng, nàng đã làm
chàng phải thất vọng. Vậy nhưng giờ đây, nàng chỉ còn biết tạ tội với tình lang của mình trông
chua xót và bất lực. Cuối cùng, không thể chịu đựng nổi, nàng đã thốt lên trong sự nghẹn ngào và
đau đớn quằn quại:

“Ôi Kim lang! Hời Kim lang


Thôi thôi thiếp đã phụ chàng từ đây”
Tiếng nấc nghẹn ấy của Kiều là sự bộc lộ toàn bộ tâm trạng đau đớn lúc đó của nàng, tới mức gần
như mê sảng. Nỗi đau chia cắt cứ nhân lên nhân lên gấp bội, lên tới tột đỉnh.

Vai trò và vị thế của người phụ nữ trong xã hội ngày nay.
Không thể phủ nhận được rằng, ngay chính trong xã hội cũ, người phụ nữ trong chuẩn mực
“phong kiến”, người phụ nữ như phải chịu những “tam tòng tứ đức” và điều này đã khiến cho họ
không thể có cơ hội tự khẳng định mình cũng như cống hiến tài năng, trí tuệ và sức lực của mình.
Người phụ nữ trong xã hội cũ họ cũng như đã bị kìm kẹp tài năng trong phạm vi gia đình, đồng
thời ở họ lại cũng không có tiếng nói trong xã hội. Ta như nhận thấy được đó cũng chính là những
giá trị mới về chuẩn mực của người phụ nữ hiện đại trong thời đại giải phóng phụ nữ đã khiến cho
thế giới trở nên tốt đẹp hơn nhiều lần. Mỗi khi nhắc tới ‘phụ nữ hiện đại” thì người ta sẽ nghĩ ngay
tới một người phụ nữ thành công trong công việc, mạnh mẽ, tự tin, quyết đoán và dám đấu tranh
để có được hạnh phúc. Khác hẳn với những người phụ nữ trong xã hội cũ họ như bị vùi đập, nhấn
chìm, ngay cả việc suy nghĩ thôi cũng đã bị những quân phép, phép tắc cản trở khiến họ trở nên rẻ
rúm biết bao nhiêu. Mẫu người phụ nữ hiện đại trước hết là một người phụ nữ “Trí tuệ” và tiếp
theo đó chính là sắc đẹp. Nếu như trong xã hội cũ người phụ nữ không được học cho dù họ có
muốn đến đâu đi chăng nữa. Bởi trong xã hội cũ vai trò của người phụ nữ không được đề cao, phụ
nữ không cần hiểu biết nhiều, chỉ cần biết nghe lời và lặng lẽ làm việc như một đứa ở trong nhà
mà thôi. Nhưng đến với thời hiện đại người phụ nữ như chủ động tích cực, tìm tòi sáng tạo và học
6
tập không ngừng nghỉ. Thậm chí có những người phụ nữ họ rất giỏi về chuyên môn không hề thua
kém gì cánh mày râu trong xã hội. Vai trò của người phụ nữ trong cuộc sống hiện nay cũng rất đa
dạng và quan trọng: họ không chỉ là những người mẹ hiền, người vợ đảm, đầy đủ công dung ngôn
hạnh như ngày xưa mà còn là những người có học vấn uyên thâm, hiểu biết sâu rộng, giúp ích cho
đất nước phát triển. Ta như cũng đã biết đến nhân vật Chúc Anh Đài – một nhân vật trong xã hội
cũ muốn đi học thì phải cải trang thành trai thì mới được đến trường. Những nghĩa lễ giáo huấn hà
khắc đã làm cho những người phụ nữ trong xã hội cũ bị vùi dập đến tê tái ngường nào. Trong xã
hội hiện đại khi mà quyền bình đẳng giới được nêu cao thì vai trò của người phụ nữ lúc này đây đã
được nhìn nhận lại một cách công bằng nhất. Đây thực sự là sự tiến bộ, một sự đổi mới lớn trong
xã hội hiện đại.

You might also like