You are on page 1of 1

ĐẠO LÀM NGƯỜI

Vấn đề cốt lõi của Nho Giáo, đề cao cái đạo của người quân tử.

* Tu thân: Một loạt chuẩn mực tam cương, ngũ thường, tam tòng, tứ đức làm khuôn khổ cho mọi tầng
lớp trong xã hội mà Nho giáo đặt ra.

- Ngũ luân và tam cương: Ngũ luân (5 đạo) - năm thứ bậc quan hệ cơ bản trong xã hội mà con người phải
biết để ứng xử cho phù hợp: quân thần (vua tôi), phụ tử (cha con), phu phụ (vợ chồng), huynh đệ (anh
em), bằng hữu (bạn bè). Đến đời Hán, Ngũ luân được thay bằng Tam cương, tập trung vào ba mối quan
hệ quan trọng nhất: vua tôi, vợ chồng, cha con. Tam cương chỉ ra rằng làm tôi phải trung với vua (Quân
sử thần tử, thân bất tử bất trung), làm vợ phải phục tùng chồng (Phu xướng phụ tùy), làm con phái hiểu
đễ (Phụ sử tử vong, tử bất vong bất hiếu).

- Ngũ thường: năm đức tính cơ bản cần có của con người, gồm: nhân (lòng yêu thương với muôn loài,
vạn vật), nghĩa (cư xử với mọi người theo công bình, lẽ phải), lễ (giữ sự tôn trọng, hòa nhã khi cứ xử), trí
(sự thông hiểu lý lẽ, phân biệt thiện ác, đúng sai), tín (biết giữ lời, đáng tin cậy).

- Tam tòng Tứ Đức: những quy chuẩn đạo đức của người phụ nữ. Tam tòng là ba điều người phụ nữ phải
tuân theo, gồm: tại gia tòng phụ (người phụ nữ khi ở nhà phải theo cha), xuất giá tòng phu (lúc lấy
chồng phải theo chồng), phu tử tòng tử (nếu chồng qua đời thì phải theo con). Tứ đức là bốn tính nết tốt
người phụ nữ phải có, gồm: công (khéo léo trong việc làm), dung (hòa nhã trong sắc diện), ngôn (mềm
mại trong lời nói), hạnh (nhu mì trong tính nết).

Trong quá trình tu thân, cần đạt ba điều: đạt đạo (ngũ luân), đạt đức (ngũ thường) và phải biết thi-thư-
lễ-nhạc (có vốn văn hóa toàn diện).

* Hành đạo: Sau khi tu thân, bổn phận là phải hành đạo, tức là phải đem tài đức của mình ra tề gia, trị
quốc, bình thiên hạ. Kim chỉ nam cho mọi hành động của người quân tử trong việc cai trị 2 phương
châm:

- Nhân trị: Nhân là lòng thương người. Người quân tử dùng nhân để trị nước gọi là nhân trị. Nhân trị là
cai trị bằng tình người, là yêu người và coi người như bản thân mình: "Điều gì mình không muốn thì
đừng làm cho người khác" (Kỷ sở bất dục vật thi ư nhân- Luận ngữ). Đối với bản thân mình, người có
đức nhân là phải thực hiện đúng lễ. Nhân được coi là chuẩn mực cao nhất của luân lý, đạo đức.

- Chính danh: mỗi người phải hành xử đúng với vị trí, vai trò, trách nhiệm, bổn phận của mình. Trong xử
thế cũng như trong trị nước, chính danh rất quan trọng vì "Danh không chính thì ngôn không thuận,
ngôn không thuận tất việc không thành” (Danh bất chính tắc ngôn bất thuận, ngôn bất thuận tắc sự bất
thành- Luận ngữ). Chính danh đòi hỏi một trật tự phân minh trong xã hội, trên ra trên, dưới ra dưới. Ý
nghĩa tích cực của tư tưởng chính danh là làm cho con người ý thức được trách nhiệm, nghĩa vụ của
mình một cách rõ ràng trong các mối quan hệ xã hội.

You might also like