You are on page 1of 4

BÀI 1

I. Khổ đế: những đau khổ đời người


- sanh
- lão
- bệnh
- tử
- ái biệt ly
- oán tăng hội
- cầu bất đắc
- ngũ ấm xí thạnh: 5 thành phần (thân xác, cảm xúc, tư tưởng, hành vi, nhận thức) bị mâu
thuẫn, rối loạn gây đau khổ.
II. Tập đế:
- Tham: tiền tài, sắc, danh, thực
- Sân: Oán, giận, thù, ghét
- Si: nhầm lẫn (tà chính, thiện ác), ảo tưởng, huyễn hoặc
- Ngã mạn: Ngã kiến, ngã mạn, ngã ái
- Nghi: Không vui, không mở lòng
- Ác kiến: Thân kiến, cực đoan, xuyên tạc, bóp méo, cố chấp, giáo điều.
III. Bát chánh đạo:
1. Kiến
2. Tư duy
3. Ngữ
4. Nghiệp
5. Mệnh
6. Tinh tấn
7. Niệm
8. Định
IV. Vô thường
Mọi sự vật hiện tượng trên đời đều lưu chuyển biến dịch, không có gì là thường trụ bất
biến cả.
- sinh: sự nảy sinh ra.
- trụ: sự tồn tại và phát triển trong một thời gian.
- di: sự biến đổi.
- diệt: là sự tiêu mất.
V. Tứ vô lượng tâm
1. Từ: Học hòa thuận, mong cho mọi người an lạc, hạnh phúc.
2. Bi: Học thấu hiểu khó khăn, buồn vui, khổ đau của người khác và muốn giúp họ.
3. Hỷ: Ôn hòa, hoan hỷ chấp nhận điều tốt xảy đến với người khác. Tìm cách hợp tác và
cùng hưởng không gian hỷ lạc.
4. Xả: Vui vẻ bỏ qua hết, không chấp nhặt trong tâm thức việc không vừa ý.
------------------
I. Khổng Tử (551- 479 TCN)
- Thánh Nhân, Vạn Thế Sư Biểu
- Sáng lập ra Nho giáo
- Làm nghề dạy học từ năm 20 tuổi.
- Đi chu du khắp thiên hạ đề truyền Đạo Nho.
II. Khổng giáo
- Cốt lõi của Đạo nho là một học thuyết chính trị nhằm tổ chức xã hội.
- Để xã hội vận hành tốt thì phải có người cai trị kiểu mẫu- quân tử.
- Tu thân- đạt đạo- đạt đức- hành đạo.
- Tu thân- đạo:
 Ngũ thường: đạo vua tôi, đạo cha con, đạo vợ chồng, đạo anh em, đạo bạn bè
(sách Trung Dung).
 Đạo nghĩa: theo Tam tự kinh thì mối quan hệ vua tôi cốt ở cái nghĩa, mối quan hệ
cha con cốt ở cái tình; mối quan hệ vợ chồng cốt ở sự đồng thuận.
 Trung dung: trong xã hội cách cư xử tốt nhất là “trung dung”
 Khổng Tử nói về đạo “trung dung”, tức là nói về cách giữ cho ý nghĩ và việc
làm luôn luôn ở mức trung hòa, không thái quá, không bất cập và phải cố gắng ở
đời theo nhân, nghĩa, lễ, trí, tín cho thành người quân tử.
- Tu thân- đức:
 Quân tử phải đạt được ba đức: “nhân- trí- dũng”. Khổng Tử nói: “Đức của người
quân tử có ba mà ta chưa làm được. Người nhân không lo buồn, người trí không
nghi ngại, người dũng không sợ hãi”. (sách Luận ngữ).
 Sau này Mạnh Tử thay “dũng” bằng “lễ”, “nghĩa” và Hán Nho thêm một đức là
“tín” nên trở thành ngũ thường.
 Ngoài các tiêu chuẩn về “đạo” và “đức”, người quân tử còn phải biết “thi,
thư, lễ, nhạc”. Tức là người quân tử còn phải có một vốn văn hóa toàn diện.
III. Tam Cương- Ngũ Thường
Tam Cương: Quân thần, Phụ tử, Phu thê
1. Quân thần: Quân xử thần tử, thần bất tử bất trung.
2. Phụ tử: Phụ sử tử vong, tử bất vong bất hiếu
3. Phu thê: phu xướng phụ tùy.
Ngũ Thường: Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín
1. Nhân: phải có lòng yêu thương với muôn loài vạn vật
2. Lễ: phải thể hiện sự tôn trọng, hòa nhã trong khi cư xử với mọi người xung quanh.
3. Nghĩa: phải cư xử với mọi người công bằng, theo lẽ phải, theo cái tình, cái lý.
4. Trí: biết lý lẽ, phân biệt thiện ác, đúng sai, phải trái.
5. Tín: phải biết giữ đúng lời, đáng tin cậy.
IV. Tề gia, trị quốc, bình thiên hạ
Kim chỉ nam cho mọi hành động của người quân tử trong việc cai trị là phương châm:
nhân trị và chính danh
1. Nhân trị: cai trị bằng tình người, là yêu người và coi người như bản thân mình,
- Khổng Tử nói: kỳ sở bất dục, vật thì ư nhân- Điều gì mình không uốn thì đừng làm cho
người khác.
- Nhân được coi là điều cao nhất của luân lý, đại đức. Khổng Tử nói: “Người không có
nhân thì lẻ mà làm gì? Người không có nhân thì nhạc mà làm gì?” (sách luận ngữ).
2. Chính danh: mỗi sự vật phải được gọi đúng tên của nó, mỗi người phải làm đúng chức
phận của mình.
- “Danh không chính thì lời không thuận, lời không thuận tất việc không thành” (sách
luận ngử).
V. 6 giai đoạn của đời người:
1. Ngô Thập Hữu Nhi Nhĩ Chi Vu Học: 15 tuổi quyết chí học tập.
2. Tam Thập Nhi Lập: 30 tuổi đứng vững trong trường đời
3. Tứ Thập Nhi Bất Hoặc: 40 tuổi không điều gì phải nghi hoặc
4. Ngũ Thập Nhi Tri Thiên- Mệnh: 50 tuổi đã biết mệnh trời
5. Lục Thập Nhi Nhĩ- Thuận: 60 tuổi nghe được mọi lẽ.
6. Thất Thập Nhi Tùng Tâm Sở Dục Bất Du Củ: 70 tuổi lòng thanh thản.
VI. Học thuyết nhân tính
Tính thiện:
1. Nhân: Lòng trắc ẩn (biết thương xót)
2. Nghĩa: Lòng tu ổ (biết thẹn ghét)
3. Lễ: Lòng từ nhượng (biết cung kính)
4. Trí: Lòng thị phi (biết phân biệt phải trái)
Con người có bốn cái đầu mối ấy như thân thế có sẵn tứ chi
 nhân chi sơ tính bổn thiện.

You might also like