You are on page 1of 20

MỤC LỤC

I. MỞ ĐẦU..........................................................................................................2

II. NỘI DUNG.....................................................................................................3

1. Tổng quan anten PiFa.................................................................................3

1.1. Khái niệm..............................................................................................3

1.2. Cấu trúc.................................................................................................4

1.3. Nguyên lý hoạt động..............................................................................4

2. Anten PIFA đa băng....................................................................................6

2.1. Anten PIFA đa băng sử dụng chẻ khe..................................................6

2.2 Anten PIFA đa băng với các nhánh riêng biệt....................................11

2.3 Anten PIFA đa băng với phần tử ký sinh............................................11

3. Thiết kế và mô phỏng anten sử dụng phần mềm CST studio................12

3.1. Chuẩn wifi 802.11b.............................................................................12

3.2. Thiết kế anten Pifa trên phần mền CST.............................................13

III. KẾT LUẬN.................................................................................................18

TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................19

1
I. MỞ ĐẦU
Trong các thiết bị truyền thông không dây, anten là thành phần quan trọng
không thể thiếu. Có rất nhiều loại hình anten trong truyền thông không dây
nhưng nhiều năm qua anten PIFA (Planar Inverted F Antenna) đã chứng minh
được đặc tính ưu việt của nó. Anten PIFA có hiệu suất sử dụng cao, kích thước
nhỏ và trở thành ứng cử viên sáng giá nhất cho anten các thiết bị đầu cuối. Tuy
nhiên anten PIFA cũng gặp những nhược điểm lớn như băng thông thấp, khó
thiết kế anten đa băng và đặc biệt rất khó chế tạo trong điều kiện chế tạo ở Việt
Nam.
Vì vậy em chọn đề tài “Tìm hiểu và thiết kế anten PiFa ứng dụng cho tần
số wifi 2.45 GHz” để làm bài tiểu luận báo cáo kết thúc học phần “Chuyên đề 2:
Vô tuyến truyền thông”

2
II. NỘI DUNG
1. Tổng quan anten PiFa
1.1. Khái niệm
- Anten PIFA (Planar Inverted-F Antenna – anten phẳng hình F ngược) là
một anten vi dải hình chữ nhật được kết nối với mặt phẳng đất bởi một phiến
mỏng được gọi là pin. Anten được tiếp điện bằng cáp đồng trục hoặc tiếp điện
bằng tiếp điện vi dải. Nó được gọi là anten hình F ngược vì hình chiếu cạnh của
anten được cho ở Hình 1, với lớp điện môi không khí nó có dạng như hình chữ F
úp mặt xuống nhằm làm giảm chiều cao của anten

Hình 1. Anten Pifa


- Sử dụng anten PIFA sẽ mang lại những lợi ích không nhỏ cho các hệ
thống thu phát vô tuyến:
• Với kích thước nhỏ ngọn, anten PIFA dễ dàng được đặt trong các thiết bị
có kích thước trung bình và nhỏ.
• Gain theo hai hướng phân cực dọc và ngang đều ở mức chấp nhận được.
Điều này hết sức hữu ích trong một vài hệ thống thông tin, nơi mà định hướng
của anten phát là không cố định cũng như sự phản xạ và tán xạ của sóng điện từ
trong môi trường vật lý.
• Gain được bức xạ về phía ngược lại so vưới đầu người sử dụng, giảm
thiểu sự hấp thụ sóng điện từ của con người giúp đảm bảo an toàn cho người sử
dụng và giảm thiểu sự hấp thụ sóng điện từ dẫn đến nâng cao hiệu suất làm việc
của hệ thống.
• Hiệu quả cho các thiết bị điện thoại di dộng.

3
Anten PIFA có nhiều ưu điểm phù hợp trong một thiết bị di động nhưng
nó cũng có khá nhiều nhược điểm phải quan tân đến đó là băng thông hẹp, khó
chế tạo trong điều kiện công nghệp chế tạo tại Việt Nam. Nhưng tùy vào thiết bị,
yêu cầu chất lượng anten ra sao mà ta sẽ cân bằng hợp lý giữa những ưu, nhược
điểm của anten PIFA để cải thiện băng thông anten PIFA có thể sử dụng một chất
nền khác với hằng số điện môi của vật liệu thay đổi.
1.2. Cấu trúc
Thông thường, patch bức xạ chính của anten PIFA đều nằm phía trên mặt
phẳng ground. Cấu trúc đơn giản của anten PIFA gồm một patch mỏng, phẳng,
phát xạ hình chữ nhật đặt trên nền một chất điện môi (không dẫn điện), cóhằng
số điện môi ε và chiều cao h. Miếng patch này là thành phần bức xạ chủ yếu của
anten. Miếng patch được ghim xuống một mặt phẳng nối đất (Ground Plane) bởi
một phiến mỏng có độ rộng W được gọi là Short plate (hay Pin). Feed plate được
dùng để tiếp điện cho anten
Điểm khác biệt lớn nhất giữa anten PIFA và anten patch thông thường là
sự xuất hiện của pin ở anten PIFA. Pin thường được làm bằng vật liêu dẫn điện
có thể có dạng hình trụ hoặc dạng tấm mỏng hình chữ nhật, có nhiệm vụ nối
patch với mặt phẳng đất, nó giúp giảm nhỏ kích thước của anten PIFA, vị trí của
pin, khoảng cách giữa pin và feed đều có ảnh hưởng nhất định đến tần số cộng
hưởng của anten.

Hình 2. Cấu trúc anten Pifa

4
1.3. Nguyên lý hoạt động
Anten PIFA thường được thiết kế để hoạt động với kích thước patch bằng
¼ bước sóng cộng hưởng như Hình 3. Có được đặc điểm này là do có sự xuất
hiện của pin như đã nói ở phần trên, giúp giảm nhỏ kích thước của anten đi ½ lần
so với các anten vi dải khác (thường cộng hưởng với kích thước patch bằng ½ lần
bước sóng hoạt động).
Đối với một anten PIFA, tần số cộng hưởng là tỷ lệ thuận với tổng số
chiều dài và chiều rộng. Như thể hiện trong Hình 4, chiều rộng của một anten
PIFA cộng với chiều dài của nó là khoảng phần tư của một bước sóng ở tần số
cộng hưởng. Thông số quan trọng kiểm soát băng thông của một anten PIFA là
khoảng cách h giữa patch và mặt phẳng ground.

Hình 3. Kích thước anten theo mặt cắt ngang


Các thông số quan trọng kiểm soát băng thông của một anten PIFA là
khoảng cách h giữa patch và mặt phẳng ground
Có 3 nguyên tắc để thiết kế cho một anten PIFA đơn băng:
• Kích thước h là tham số quan trọng mà quyết định hiệu suất tổng thể của
một anten. Tuy nhiên, h có liên quan trực tiếp tới độ dày của thiết bị, nó là một
nhiệm vụ rất khó khăn để thoả mãn các yêu cầu thiết kế khác.
• Bằng cách điều chỉnh tổng chiều dài L+W, các tần số làm việc của anten
có thể được điều chỉnh. Trong thực tế, L nên được để tương đương như PCBs với
kết quả là một băng thông rộng.
• Kích thước S là một tham số có thể điều chỉnh, để tối ưu sự gắn kết của
anten. Có thể sử dụng một dải S lớn hoặc nhỏ để đặt được sự phù hợp tương ứng.

5
Với một S lớn hơn là tốt cho quá trình sản xuất, bởi vì khả năng chịu đựng
quá trình cố định gây ra các sai số điện ít hơn trong các anten.

Hình 4. Ước tính tần số cộng hưởng của anten


2. Anten PIFA đa băng
Anten đa băng là anten hoạt động tại nhiều tần số cộng hưởng, đảm bảo
băng thông và băng tần phải thuộc một trong các chuẩn dịch vụ. Thông thường,
nếu chỉ sử dụng anten đơn băng thì mỗi loại dịch vụ phải yêu cầu một anten riêng
biệt. Trong khi đó, các thiết bị di động đang ngày càng nhỏ gọn cùng với đó là sự
tích hợp của rất nhiều chức năng dịch vụ khác nhau. Vì vậy, việc sử dụng anten
đơn băng là không khả thi và hoàn toàn bất lợi với xu hướng phát triển. Khi đó,
anten PIFA đa băng là lựa chọn hoàn toàn thích hợp, không những đảm bảo kích
thước nhỏ gọn của thiết bị mà còn đảm bảo cho thiết bị hoạt động tốt với nhiều
các ứng dụng dịch vụ khác nhau.
2.1. Anten PIFA đa băng sử dụng chẻ khe
2.1.1. Nguyên lý chẻ khe
Để thiết kế một anten PIFA hoạt động đa băng có thể sử dụng các kỹ thuật
khác nhau nhưng kỹ thuật chẻ khe là kỹ thuật được coi là tối ưu và hiệu quả nhất.
Trên một anten PIFA chẻ khe được thực hiện chủ yếu trên mặt patch. Tùy thuộc
vào từng ứng dụng anten phục vụ sẽ quyết định tới băng tần làm việc của anten,
yêu cầu về băng tần sẽ là tham số đầu vào của quá trình tính toán, thực hiện trẻ
khe trên mặt patch của anten PIFA.
Tương tự như anten PIFA đơn băng, một anten PIFA hai băng cũng có
một Pin và feed. Patch bức xạ chữ nhật của anten PIFA sẽ được trẻ khe hình chữ

6
L. Khe có chiều dài là C, cách các cạnh bên một khoảng D và P như Hình 5. Các
kích thước này sẽ được tính toán từ tần số làm việc mong muốn của anten. Anten
sau khi được chẻ khe có kích thước tổng thể giữ nguyên so với anten ban đầu
nhưng các đặc tính về điện của anten này lại có những thay đổi lớn so với anten
ban đầu.

Hình 5. Anten PIFA 2 băng


Sau khi được chẻ khe, phân bố dòng điện trên anten PIFA sẽ bị thay đổi
như Hình 6. Lúc này trên anten không chỉ tồn tại một dòng điện duy nhất mà
cùng lúc tồn tại hai dòng điện do sự xuất hiện của khe được chẻ. Hai dòng điện
này có chiều dài điện khác nhau nên tạo ra hai tần số cộng hưởng cho anten,
dòng điện có chiều dài điện dài hơn sẽ tạo ra băng tần thấp và dòng điện có chiều
dài điện ngắn hơn sẽ tạo ra băng tần cao cho anten. Kích thước các khe cũng như
chiều dài điện của từng băng tần hoạt động sẽ được tính toán kỹ lưỡng trong quá
trình chẻ khe để tạo ra hai băng tần làm việc mong muốn, đáp ứng được các yêu
cầu đã đề ra khước khi thiết kế. Khi thay đổi các kích thước của khe thì các đặc
tính của anten cũng thay đổi theo:
- Khoảng cách D có thể ảnh hưởng tới tần số cộng hưởng của cả hai băng
do khi thay đổi giá trị D làm chiều dài điện tương ứng của cả hai băng tần thay
đổi. Cụ thể, nếu giảm D, đường phân bố hướng của băng thấp ngắn hơn do đó
làm tăng tần số cộng hưởng của nó. Trong khi đó, đường phân bố hướng của
băng cao sẽ tăng lên do đó làm tần số cộng hưởng giảm xuống.
- Chiều dài của khe C chỉ ảnh hưởng tới băng tần cao hơn do khi thay đổi
giá trị của C chỉ có chiều dài điện tương ứng của băng tần cao thay đổi. Cụ thể,
khi tăng C làm giảm tần số cộng hưởng của băng cao.

7
Hình 6. Phân chia các phần cho các băng tần khác nhau
2.2.2. Các loại hình chẻ khe
Trên thực tế, có nhiều cách chẻ khe khác nhau mang lại những hiệu quả
khác nhau trong quá trình thiết kế tuy nhiên chúng đều dựa trên nguyên lý chung
đã trình bày ở trên. Cũng giống như trường hợp chẻ khe rãnh như trên, chẻ khe
kiểu Chip-indutctor loading như Hình 7 và Folded slit Hình 8. Hai thành phần
con được tạo ra để cộng hưởng ở hai tần số khác nhau. Tuy nhiên, tấm subpatch
bé, tính từ điểm feed, mở rộng vào phần trung tâm, bị bao bọc bởi một phần của
tấm subpatch lớn. Do đó, tấm subpatch bé (cộng hưởng ở tần số cao hơn) sẽ có
ưu điểm trong việc giảm thiểu bức xạ ngược, dẫn đến giảm sóng điện từ hấp thu
vào đầu của người sử dụng.

Hình 7. Chip-inductor loading

Hình 8. Folded slit


Để tạo đa băng bằng phương pháp chẻ khe, có thể sử dụng rãnh chẻ phức
tạp hơn bằng việc chẻ khe rãnh chữ U. Chẻ khe hình chữ U bên trong miếng

8
patch (Hình 9) được phát triển từ những hình thức chẻ khe cơ bản, khi đó anten
sẽ cộng hưởng tại hai tần số tương ứng với hai miếng patch có kích thước tương
ứng (L1;W1) và (L2;W2).

Hình 9. Chẻ khe chữ U trên patch

Hình 10. Anten PIFA sử dụng chẻ khe phân nhánh

Hình 11. Anten PIFA sử dụng gấp nếp miếng patch


Sử dụng một khe phân nhánh để làm tăng độ dài của đường cộng hưởng:
Thiết kế anten PIFA sử dụng chẻ khe phân nhánh mô tả như Hình 10, trong đó
nhánh chính (Main slit) cùng với nhánh rẽ dài hơn (Branch slit 1) là thành phần

9
chủyếu để uốn cong dòng điện mặt kích thích. Mặt khác, nhánh rẽ ngắn (Branch
slit 2) là yếu tố chính để nâng cao phối hợp trở kháng, làm tăng băng
thông.Chiều dài của nhánh rẽ ngắ phải nhỏ hơn nhiều chiều dài của nhánh rẽ dài.
Điểm feed và điểm pinphải được đặt gần nhau và phải ở cạnh của miếng patch
gần nhánh rẽ ngắn.
Sử dụng gấp nếp miếng patch: Miếng Patch được đặt trên một lớp điện
môi. Hai rãnh được cắt vào để tạo độ gấp khúc cho dòng điện mặt kích
thích.Tổng độ dài hiệu dụng của dòng điện mặtkích thích có thể lớn hơn rất nhiều
so với chiều dài vật lý của lớp điện môi (Hình 11).Từ đó làm giảm yêu cầu về
chiều dài của anten.Biến đổi tỉ số mặt cắt (L/W), tỉ lệ tần sốcủa hai tần số cộng
hưởng đầu tiên cũng sẽ được mở rộng hơn.
Ngoài ra còn có một số phương pháp chẻ khe trên patch như: chẻ rãnh
thẳng để làm miếng patch trở thành gấp khúc hoặc chẻ hình xoắn ốc với bề rộng
khác nhau tương tự Hình 12 và Hình 13.

Hình 12. Chẻ khe gấp khúc trên Patch

Hình 13. Chẻ hình xoắn ốc trên patch

10
2.2 Anten PIFA đa băng với các nhánh riêng biệt

Hình 14. Anten PIFA sử dụng nhanh phân biệt


Khi anten có kích thước lớn, cần sử dụng hai nhánh độc lập để tạo băng
tần thấp và băng tần cao riêng biệt để giảm thiểu kích thước anten, anten trong
Hình 14a là một ví dụ như vậy. Kích thước của anten là 60x25 mm2 , kích thước
của ground là 60x120mm2 . Các anten được chia thành hai nhánh riêng biệt trong
khi feed và pin được đặt lệch nhằm tạo ra hai tần số cộng hưởng cho anten. Sự
sắp xếp như vậy thuận lợi hơn cho việc điều chỉnh hoạt động của băng tần thấp
hơn.
Khi thiết kế một anten, bước đầu tiên là điều chỉnh độ dài của hai nhánh
để có được tần số cộng hưởng như dự kiến. Sau đó bằng cách thay đổi khoảng
cách giữa feed và pin, băng tần thấp hơn có thể được điều chỉnh. Bước cuối cùng
là thiết kế mạch như Hình 14b để có phối hợp được trở kháng cho anten.
2.3 Anten PIFA đa băng với phần tử ký sinh

Hình 15. Anten PIFA sử dụng phần tử ký sinh

11
Có rất nhiều cách để mở rộng băng thông cho anten PIFA, trong đó bao
gồm việc sử dụng một khe với nhiều nhánh hoặc nhiều khe. Thể hiện trong Hình
15 là một PIFA với một phần tử ký sinh. Các phần tử ký sinh được kết nối với
ground qua một dải kim loại. Không có bất kỳ kết nối điện nào giữa phần bức xạ
chính và phần bức xạ ký sinh. Tuy nhiên, chúng được kết nối điện từ với nhau.
Như thể hiện trong Hình 16 là kết quả mô phỏng một anten PIFA sử dụng
một phần tử ký sinh.Tương tự như một anten PIFA bình thường, phần bức xạ
chính tạo ra hai băng tần cộng hưởng. Một dải phía dưới và một dải ở băng tần
cao hơn.

Hình 16. Kết quả mô phỏng anten PIFA sử dụng phần tử ký sinh
Trong thực tế, các phần tử ký sinh thường được sử dụng để điều chỉnh
băng tần cao nhất. Khi tần số cao hơn có nghĩa là bức xạ của phần tử ký sinh nhỏ
hơn, điều này làm cho thiết kế anten dễ dàng hơn. Một lý do khác cho việc sử
dụng các phần tử ký sinh ở nhóm băng tần cao hơn là hiệu suất tổng của anten.
Với sự tồn tại của phần tử ký sinh, hiệu quả của phần bức xạ chính có thể suy
giảm từ một phần mười dB đến một vài dB. Bằng cách gán một phần tần số cộng
hưởng cao nhất cho phần tử ký sinh, ảnh hưởng xấu tới băng tần thấp hơn có thể
được giảm đi.
3. Thiết kế và mô phỏng anten sử dụng phần mềm CST studio
3.1. Chuẩn wifi 802.11b
IEEE đã mở rộng trên chuẩn 802.11 gốc vào tháng Bảy năm 1999, tạo ra
chuẩn 802.11b. Chuẩn này hỗ trợ băng thông lên đến 11Mbps, tương đương với
Ethernet truyền thống.

12
802.11b sử dụng tần số tín hiệu vô tuyến không được kiểm soát (2.4 GHz)
giống như chuẩn ban đầu 802.11. Các nhà cung cấp thích sử dụng tần số này để
giảm chi phí sản xuất. Các thiết bị 802.11b có thể bị xuyên nhiễu từ các thiết bị
điện thoại không dây (kéo dài), lò vi sóng hoặc các thiết bị khác sử dụng cùng dải
tần 2.4 GHz. Mặc dù vậy, bằng cách lắp các thiết bị 802.11b cách xa các thiết bị
như vậy có thể giảm được hiện tượng xuyên nhiễu này.
+ Ưu điểm của 802.11b: Giá thành thấp nhất; phạm vi tín hiệu tốt và
không dễ bị cản trở.
+ Nhược điểm của 802.11b: Tốc độ tối đa thấp nhất; các thiết bị gia dụng
có thể gây trở ngại cho tần số vô tuyến mà 802.11b bắt được.
3.2. Thiết kế anten Pifa trên phần mền CST
3.2.1. Công cụ mô phỏng CST
CST STUDIO SUITE là một công cụ quen thuộc trong việc mô phỏng và
chế tạo các thiết bị cao tần.CST STUDIO SUITE là phần mềm được hãng CST –
Computer Simulation Technology,công ty chuyên về các giải pháp mô
phỏngtrường điện từ dưới dạng 3D nhằm nghiên cứu và phát triền.Đây cũng là
phần mềm được sử dụng rất rộng rãi trong lĩnh vực mô phỏng và chế tạo anten.

Hình 17. Giao diện và các công cụ trong CST STUDIO SUITE
- CST STUDIO SUITE là một bộ phần mềm mô phỏng gồm có các công cụ:

13
• CST MICROWAVE STUDIO (CST MWS) là công cụ tiên tiến để mô
phỏng 3D nhanh và chính xác của các thiết bị tần số cao và dẫn đầu thị trường
trong thời gian miền mô phỏng. Nó cho phép phân tích nhanh và chính xác của
ăng-ten, bộ lọc.
• CST EM STUDIO (CST EMS) là một công cụ dễ sử dụng cho việc thiết
kế và phân tích các tần số tĩnh và thấp EM ứng dụng như động cơ, cảm biến,
thiết bị truyền động, máy biến áp và vỏ bọc che chắn.
• CST PARTICAL STUDIO (CST PS) đã được phát triển cho mô phỏng
hoàn toàn phù hợp của các hạt mang điện tự do di chuyển. Ứng dụng bao gồm
súng điện tử, ống tia cathode, magnetrons.
• CST CABLE STUDIO (CST CS) dùng để mô phỏng toàn vẹn tín hiệu
và EMC/ EMI phân tích khai thác truyền hình cáp.
• CST PCB STUDIO (CST PCBs) dùng để mô phỏng toàn vẹn tín hiệu và
EMC/ EMI, EMI trên bo mạch in .
• CST MPHYSICS STUDIO (CST MPS) dùng để phân tích ứng suất nhiệt
và cơ khí.
• CST DESIGN STUDIO (CST DS) là một công cụ linh hoạt tạo điều kiện
cho 3D EM / mạch đồng mô phỏng và tổng hợp.
Với mục địch chính là thiết kế một mẫu anten ứng dụng cho chuẩn wifi
2.4GHz bài báo cáo sẽ tập trung đi vào sử dụng thành phần CST MICROWAVE
STUDIO. Đây là một công cụ chuyên cho các mô phỏng 3D EM của các thành
phần tần số cao. CST MWS cho phép phân tích nhanh và chính xác các thiết bị
tần số cao như: Anten, bộ lọc, bộ ghép… CST MWS có giao diện đồ họa trực
quan rất thân thiện như trong Hình 3.2. Giao diện các phần tử thiết kế và kết quả
mô phỏng được sắp xếp dạng hình cây (Navigation Tree) giúp quá trình kiểm tra
và so sánh kết quả trực quan và thuận tiện.
Với giao diện trực quan sinh động trên không gian 3D cho phép người sử
dụng dễ dàng hình dung ra đối tượng mà mình hoặc người khác đang mô phỏng.
Cách xây dựng các đối tượng trên CST MICROWAVE STUDIO dựa trên việc
xây dựng các khối riêng biệt, đơn giản rồi ghép các khối lại khiến cho việc xây

14
dựng các hình khối phức tạp trở nên dễ dàng hơn rất nhiều. Người sử dụng có thể
tự do trải nghiệm và phám phá mọi đối tượng mà bản thân mong muốn thiết kế.

Hình 18. Giao diện bắt đầu làm việc của CST STUDIO SUITE.
Bên cạnh đó với CST người sử dụng còn có thể khôi phục lại các trang thái
trước theo thứ tự thiết kế thông qua tính năng History list. Tính năng này thực sự có
ích khi người sử dụng không phải thiết kế lại toàn bộ sau mỗi lần chạy mô phỏng.
3.2.2. Tính toán thiết kế

Hình 19. Cấu trúc chi tiết anten Pifa


- Lựa chọn vật liệu:

15
Chọn chất nền điện môi là nhựa FR4 có độ dày là 1.6mm và hằng số điện
môi là 4.4
- Tính toán kích thước của anten:
+ Kích thước tấm nền điện môi: ta có thể tùy chọn
Chiều dài:
Lg = 100 mm
Chiều rộng:
Wg = 40 mm
Độ dày:
t = 1.6 mm
+ Kích thước tấm patch:
Chiều dài:

= 40 mm
Chiều rộng:

= 20 mm
+ Khoảng cách giữa tấm patch và Ground:
L+h –Ws=λ/4
-> h = 10 mm
+ Kích thước tấm PIN:
Chiều trộng:
Ws1 = 13.72 mm
Chiều dài:
L = h = 10 mm
+ Độ dày vật liệu dẫn điện:
S=0.5 mm

3.2.3. Tiến hành mô phỏng và kết quả thu được


16
- Thiết kế với thông số như trên bằng phần mềm CST
- Tiến hành chạy mô phỏng ta thu được kết quả như sau:
+ Đồ thị suy hao phản hồi S11:

Hình 20: Đồ thị S11


Quan sát hình 20 ta có thể thấy bụng sóng đạt được độ sâu là -16.655 dB
ứng với tần số trung tâm cần thiết kế là 2.45 GHz
Băng thông mà anten đạt được là xấp xỉ 300 MHz
+ Đồ thị bức xạ

Hình 21. Dạng bức xạ của anten Pifa

Hình 22. Đồ thị polar


Độ lợi mà anten đạt được là 4.17 dBi, dạng bức xạ của anten chấp nhận
được.

17
18
III. KẾT LUẬN
Bài tiểu luận đã trình bày tổng quan về anten PiFa, những lợi và bất cập
của anten PiFa tại Việt Nam hiện nay. Đồng thời đưa ra phương pháp tính toán,
thiết kế một anten PiFa đơn băng ứng dụng cho Wifi 802.11b (2.45GHz), bài báo
cáo mới dừng lại ở mức độ tìm hiểu bề mặt và ứng dụng cho wifi cơ bản. Em hy
vọng bài tiểu luận sẽ được đóng góp để phát triển ứng dụng anten PiFa cho công
nghệ 4.0 hiện nay.

19
TÀI LIỆU THAM KHẢO
T. Svantesson, “Correlation and channel capacity of MIMO systems
employing multimode antennas,” IEEE Trans. Veh. Technol., vol. 51, no. 6, pp.
1304–1312, Nov. 2002.
P. S. Kildal and K. Rosengren, “Correlation and capacity of MIMO
systems and mutual coupling, radiation efficiency, and diversity gain of their
antennas: Simulations and measurements in a reverberation chamber,” IEEE
Commun. Mag., vol. 42, no. 12, pp. 104–112, Dec. 2004.
P. Mattheijssen, M. Herben, G. Dolmans, and L. Leyten, “Antenna-
pattern diversity versus space diversity for use at handhelds,” IEEE
Trans.Veh.Technol.,vol.53,no.4,pp.1035–1042,Jul.2004
M. LeFevre, M. A. Jensen, and M. D. Rice, “Indoor measurement of
handsetdual-antennadiversityperformance,”inProc.47thIEEEVeh. Technol. Conf.,
1997, vol. 3, pp. 1763–1767
Y. Chung, S.Jeon,D.Ahn,J. Choi, and T.Itoh, “High isolation dual-
polarized patch antenna using integrated defected ground structure,” IEEE
Microw. Wireless Compon. Lett., vol. 14, no. 1, pp. 4–6, Jan. 2004.

20

You might also like