You are on page 1of 10

1.

Khái niệm anten


- Ăng ten  là một linh kiện điện tử có thể bức xạ hoặc thu nhận sóng điện từ.
- Trong một hệ thống thông tin vô tuyến, ăng-ten có hai chức năng cơ bản. Chức năng chính
là để bức xạ các tín hiệu RF từ máy phát dưới dạng sóng vô tuyến hoặc để chuyển đổi sóng
vô tuyến thành tín hiệu RF để xử lý ở máy thu.
- Chức năng khác hiệu của ăngten là để hướng năng lượng bức xạ theo một hay nhiều
hướng mong muốn, hoặc "cảm nhận" tín hiệu thu từ một hay nhiều hướng mong muốn còn
các hướng còn lại thường bị khóa lại. Về mặt đặc trưng hướng của ăngten thì có nghĩa là sự
nén lại của sự phát xạ theo các hướng không mong muốn hoặc là sự loại bỏ sự thu từ các
hướng không mong muốn. Các đặc trưng hướng của một ăng-ten là nền tảng để hiểu ăng-
ten được sử dụng như thế nào trong hệ thống thông tin vô tuyến. Các đặc trưng có liên hệ
với nhau này bao gồm Tăng ích, tính định hướng, mẫu bức xạ (ăng-ten), và phân cực. Các
đặc trưng khác như búp sóng, độ dài hiệu dụng, góc mở dụng được suy ra từ bốn đặc trưng
cơ bản trên. Trở kháng đầu cuối (đầu vào) là một đặc trưng cơ bản khác khá quan trọng. Nó
cho ta biết trở kháng của ăng-ten để kết hợp một cách hiệu quả công suất đầu ra của máy
phát với ăng-ten hoặc để kết hợp một cách hiệu quả công suất từ ăng-ten vào máy thu. Tất
cả các đặc trưng ăngten này đều là một hàm của tần số.

2. Các loại anten


a. An ten lưỡng cực ( Half- wave dipole)
b. Anten nón kép (Biconical Antenna)
c. Anten Vi Dải (Micro strip)

d. Anten Loa

3. Anten PIFA
Bên trên là một miếng Patch mỏng, phẳng. Miếng Patch này là thành phần bức
xạchủ yếu của anten. Miếng Patch được ghim xuống một mặt phẳng nối đất
(GroundPlane) bởi một phiến mỏng có độ rộng Ws được gọi là Short plate. Một
phiến nữavới tên gọi Feed plate được dùng để tiếp điện cho anten. Vị trí đặt Short
Plate vàFeed Plate có ảnh hưởng nhất định đến tần số cộng hưởng của anten.
4. Đặc điểm trường bức xạ của anten PIFA

5. Ưu, nhược điểm của anten PiFa:


Anten PIFA thường được sử dụng làm anten cho các thiết bị di động. Lý do là vì
nó có các ưu điểm sau:
- Dễ dàng ẩn ở phía trong khung của thiết bị di động
- Giảm được bức xạ ngược về phía đầu của người sử dụng, giảm thiểu
được sự hấp thụ sóng điện từ, qua đó nâng cao hiệu suất cho anten.
- Độ tăng ích theo hai hướng phân cực ngang và dọc đều ở mức chấp nhận
được. Điều này hết sức hữu ích trong một vài hệ thống thông tin, nơi mà
định hướng của anten phát là không cố định cũng như có sự phản xạ ở
góc, cạnh của các thành phần trong môi trường.
- Tuy nhiên, băng thông hẹp là nhược điểm của loại an ten này. Việc đặt
Feed Plate và Short Plate là một cách rất tốt để giảm thiểu kích thước
anten, nhưng đi cùng với nó là giảm băng thông.

- Khắc phục: Cách tăng băng thông cho anten:


o Băng thông anten bị ảnh hưởng rất lớn bởi kích thước của tấm
Ground Plane . Việc thay đổi tấm này sẽ làm băng thông của anten
bị thay đổi theo. Thường thì giảm kích thước tấm Ground Plane có
thể giảm giúp mở rộng băng thông của hệ thống anten loại này. Để
thay đổi đặc tính kết cấu, qua đó tăng băng thông, người ta thường
tạo 1 vài khe, rãnh ở cạnh của Ground Plane như hình:
o Thay vì sử dụng 1 mặt phẳng Ground, ta có thể dùng Ground hình
L. Hình này giúp làm giảm bức xạ ngược và tăng độ tăng ích của
anten.

o Một miếng Ground dọc được them vào, qua đó tăng hiệu suất của
anten. Hơn nữa, cũng vì có miếng Ground dọc, đường feed và
short có thể ở cùng trên một mặt phẳng bức xạ (Patch) hoặc để
vuông góc như thông thường. Miếng Patch luôn được đặt gần
Ground dọc để giảm chiều dài của feed đồng trục, dễ dàng phối
hợp trở kháng để tăng băng thông.

o Để tối ưu việc phối hợp trở kháng, khảng cách d giữa shorting Pin
và Feed thường nằm trong khoảng 0.75-2mm.
o Giả sử có một mẫu PIFA anten với các thông số như hình dưới,
Tác động của việc thay đổi L, W đến băng thông sẽ được thể hiện
qua các hình dưới đây:
o Sử dụng các bộ cộng hưởng ký sinh với tần số cộng hưởng chính

o Kích thích đa mode

o Sử dụng Stack elements

6. Nguyên lý hoạt động của anten PIFA


Dựa trên sự dao động của mạch dao động LC:

- Có thể coi phần ngắn mạch( short pin ) giống như điện cảm song
song với Ground, còn phần hở mạch ở bên trái có thể coi như
những điện dung. Khoảng cách từ miếng Feed đến Short Pin xác
định điện cảm tương ứng với nó, khoảng cách từ miếng Feed đến
cạnh của patch xác định điện dung:
- Những “ điện cảm “ và “ điện dung “ này tạo thành mạch dao
động LC dao động với tần số f được tính toán từ trước. Điều
chỉnh vị trí Feed ,kích thước của patch có thể cho ta được tần số
cộng hưởng như mong muốn.
7. Phương pháp tính toán tần số cộng hưởng của Anten PIFA

- Với L và h lần lượt là chiều dài và rộng của miếng Patch.


- Ws là bề rộng phiến Short Plate.
- h là khoảng cách giữa miếng Patch và mặt phẳng Ground Plane.Tính được
λ ta dễ dàng tính được tần số cộng hưởng f của anten.
- Tuy nhiên, theo nhiều tài liệu, công thức trên chỉ dựa trên lý thuyết. Việc
áp dụng vào thực tế sẽ gây ra sai số khá đáng kể. Dễ dàng so sánh, khá
nhiều đại lượng ở hình trên không xuất hiện trong công thức (4.1) ,
nhưng theo thực nghiệm, những thông số đó đếu ảnh hưởng ít nhiều đến
tần số cộng hưởng. Chẳng hạn như:
o Tăng h,L,W làm giảm tần số cộng hưởng.
o Tăng Ws ,Ls , L, làm tăng tần số cộng hưởng.
- Công thức bao quát gồm các yếu tố trên là:

Tuy nhiên, Công thức trên vẫn chỉ là công thức dựa vào những kết quả đo thực nghiệm, vì vậy vẫn tồn
tại những sai số nhất định. Việc tính toán anten vẫn cần phải có sự chỉnh sử từ người thực hiện để có
được kết quả như mong muốn.

You might also like