You are on page 1of 16

BỘ CÔNG THƯƠNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỆN LỰC


KHOA ĐIỆN TỬ VIỄN THÔNG

TIỂU LUẬN CUỐI KỲ


THÔNG TIN DI ĐỘNG

ĐỀ TÀI: THỐNG KÊ SỐ LƯỢNG ĐĂNG KÝ DI ĐỘNG


TRÊN PHẠM VI TOÀN CẦU TÍNH ĐẾN THÁNG 11 NĂM 2019
VÀ DỰ BÁO HƯỚNG PHÁT TRIỂN TRONG 5 NĂM TỚI

Giáo viên : TS. Phạm Duy Phong


Sinh viên thực hiện: Bùi Trọng Tiến
Lớp : D11-ĐTVT2

Hà Nội, ngày 11 tháng 6 năm 2020

1
LỜI MỞ ĐẦU

Dịch vụ 5G đang dần trở nên mạnh mẽ và phát triển trên toàn
thế giới, và với 3 triệu đăng ký được ghi nhận mỗi vài tháng, Hàn Quốc
đang là một trong những quốc gia có số lượng đăng ký sử dụng 5G nhiều
nhất trên thế giới. Tính rộng ra trên toàn cầu, chúng ta ước tính đến hết
năm 2019, ước tính số lượng đăng ký 5G sẽ đạt đến mức 13 triệu lượt
đăng ký.
Theo quan điểm cá nhân của mình, tôi thật sự cảm thấy kinh
ngạc khi nhìn vào sự phát triển của ngành công nghiệp mạng di động này.
Mới chỉ trải qua một vài năm, các thông số của mạng 5G đã phát triển
một cách chóng mặt trong 3GPP (dự án đối tác thế hệ thứ 3), đòi hỏi các
nhà cung cấp dịch vụ thiết bị phải đáp ứng được nhu cầu sử dụng mạng
5G càng sớm càng tốt. Điều đó đã thúc đẩy, giúp cho các dịch vụ 5G có
thể được hỗ trợ trên hầu hết mọi loại thiết bị, và tạo ra một hệ thống di
động mạnh mẽ.
Hiện nay, hầu hết các sự đầu tư, lưu lượng và các đăng ký đều
đã được triển khai trên các hạ tầng mạng 2G, 3G và 4G. Quá trình hiện
đại hóa các mạng có sẵn, nâng cấp hiệu suất và tăng cường trải nghiệm
người dùng tiếp tục là các vấn đề trọng tâm của nhà cung cấp.
Đến 2025, chúng ta hi vọng rằng sẽ có 2.6 tỷ đăng ký sử dụng
dịch vụ 5G, chiếm đến 65% tổng lượng người dùng và 45% tổng lưu
lượng di động trên Thế giới.

2
MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU...........................................................................................2
MỤC LỤC.................................................................................................3
THỐNG KÊ LƯU LƯỢNG ĐĂNG KÝ TÍNH ĐẾN QUÝ 3 NĂM
2019............................................................................................................4
TỔNG QUAN VỀ CÁC ĐĂNG KÝ DI ĐỘNG.....................................8
TỔNG QUAN CÁC ĐĂNG KÝ PHÂN CHIA THEO VÙNG...........12
KẾT LUẬN.............................................................................................15
TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................16

3
THỐNG KÊ LƯU LƯỢNG ĐĂNG KÝ TÍNH ĐẾN QUÝ 3
NĂM 2019

Tổng số lượng đăng ký di động trên thế giới tính đến quý 3 năm
2019 là vào khoảng 8 tỷ đăng ký, với 61 triệu lượt đăng ký mới mỗi quý.
Số lượng đăng ký di động tăng trưởng 3% mỗi năm và tổng số
lượng hiện tại đã lên đến con số 8 tỷ đăng ký trên toàn thế giới. Mức độ
tăng trưởng cao này được tiếp tục từ các quý trước đó ở Trung Quốc –
Quốc gia có số lượng đăng ký mới mỗi quý nhiều nhất Thế giới, với 14
triệu đăng ký mỗi quý, tiếp đó là Indonesia (+9 triệu đăng ký), và
Phipippines (+8 triệu đăng ký).
Thêm vào đó, số lượng đăng ký di động băng rộng1 tăng 10% mỗi
năm, và tăng 120 triệu đăng ký vào quý 3 2019. Tổng số lượng các đăng
ký băng rộng hiện nay đã đạt đến con số 6.2 tỷ, chiếm 77% số lượng các
đăng ký di động. Số lượng đăng ký 4G (LTE) cũng tăng 190 triệu đăng
ký mỗi quý và đạt ở mực 4.2 tỷ, chiếm 52% tổng mọi loại đăng ký di
động. Số lượng đăng ký 3G (WCDMA/HSPA) và 2G (GSM/EDGE-only)
có phần suy giảm về mặt số lượng khi lần lượt giảm 50 triệu và 70 triệu
đăng ký. Ngoài ra thì các công nghệ khác2 cũng giảm khoảng 10 triệu
người dùng.
Thống kê cho thấy, số lượng các đăng ký liên kết với các thiết bị di
động thông minh chiếm hơn 70% tổng số lượng đăng ký di động. Ở nhiều
quốc gia, số lượng các đăng ký còn vượt quá lượng dân số ở quốc gia đó.
Tình trạng này phần lớn là do các đăng ký giả, đăng ký không hoạt động,
một chủ sở hữu nhiều đăng ký và việc sử dụng các đăng ký khác nhau
cho các mục đích khác nhau. Kết quả là, số lượng người sử dụng đang ít
hơn số lượng đăng ký di động hiện có. Cụ thể, ngày nay, có khoảng 5.9 tỷ
người sử dụng trên toàn cầu, trong khi số lượng đăng ký lại đạt đến con
số 8 tỷ đăng ký.

1
Các thiết bị di động băng rộng bao gồm các công nghệ truy cập radio: HSPA (3G), LTE (4G),
CDMA2000 EV-D0, TD-SCDMA và Mobile WiMAX
2
Các thiết bị công nghệ khác ở đây chỉ xét đến CDMA 2000 EV-D0, TD-SCDMA và Mobile WiMAX

4
Tỷ lệ phần trăm tăng trưởng số lượng đăng ký quý 3 2019

Qua biểu đồ trên, có thể thấy rõ ràng rằng nếu chỉ tính riêng các
quốc gia thì Trung Quốc là quốc gia có tỷ lệ tăng trưởng đăng ký lớn nhất
trên Thế giới với 114%. Còn lại xét chung các khu vực với nhau thì khu
vực Trung và Đông Âu đang là khu vực có tỷ lệ tăng trưởng cao nhất với
141%, tiếp sau đó là Tây Âu (123%), APAC (117%), Trung Đông
(111%), Bắc Mỹ (105%) và Châu Mỹ Latin (101%). Ngoài ra, Ấn Độ
(bao gồm cả Nepal và Bhutan) và Châu Phi là 2 khu vực có số lượng
đăng ký bị giảm so với quý trước khi tỷ lệ chỉ đạt lần lượt là 86% và
82%.

5
Biểu đồ tổng quát số lượng đăng ký của các Quốc gia trên Thế Giới

Theo như phân tích ở trên và qua biểu đồ này, ta một lần nữa
khẳng định lại rằng: Trung Quốc là Quốc gia có số lượng đăng ký tăng
trưởng lớn nhất Thế giới với thêm 14 triệu đăng ký mới tính đến quý 3
2019, tiếp sau đó là Indonesia và Philippines với số lượng đăng ký tăng
lần luowjg là 9 và 8 triệu đăng ký.
Xét rộng ra với quy mô trên toàn Thế giới, khu vực APAC là khu
vực có tổng số lượng đăng ký, cũng như số lượng đăng ký tăng thêm tính
đến quý 3 năm 2019 là lớn nhất với 1 tỷ 595 triệu. đăng ký, tăng thêm 16
triệu đăng ký so với quý 2 cùng năm. Tổng số lượng đăng ký cùng đạt
6
mức 1 tỷ 595 triệu đăng ký, nhưng nhỏ hơn về số lượng đăng ký tăng
thêm là Trung Quốc với “chỉ” tăng 14 triệu đăng ký. Các khu vực tiếp
theo với tổng số lượng đăng ký giảm dần lần lượt là Ấn Độ (1 tỷ 170 trệu,
tăng 6 triệu đăng ký), Châu Phi (1 tỷ 065 trệu, tăng 15 triệu đăng ký),
Châu Mỹ Latin (665 trệu, giảm 1 triệu đăng ký), Trung và Đông Âu (575
trệu, tăng 1 triệu đăng ký), Tây Âu (515 trệu, tăng 1 triệu đăng ký), Trung
Đông (415 trệu, tăng 7 triệu đăng ký), và cuối cùng là Bắc Mỹ với 385
triệu tổng số đăng ký và tăng thêm 2 triệu đăng ký so với quý 2 cùng
năm.
Ngoài ra, xét rộng ra trên toàn Thế Giới, tính dến quý 3 2019 đã
ghi nhận được tổng cộng 6.2 tỷ đăng ký di động băng rộng, 61 triệu đăng
ký mới được đăng ký mỗi quý và đặc biệt là 52% trong tổng số 100% các
đăng ký di động hiện nay đang sử dụng công nghệ dịch vụ LTE.

7
TỔNG QUAN VỀ CÁC ĐĂNG KÝ DI ĐỘNG

Mục tiêu là đến cuối năm 2019, tổng số lượng đăng ký 5G sẽ đạt đến con
số 13 triệu đăng ký
Trong suốt quý 3 của năm 2019, các nhà cung cấp dịch vụ tiếp tục
xây dựng và phát triển công nghệ 5G, ngày càng có thêm nhiều các thiết
bị 5G xuất hiện, sẵn sàng cho việc sử dụng của con người, và tính đến
quý 3 2019, trên thế giới đã có khoảng 50 các nhà cung cấp dịch vụ 5G
khác nhau.
Hiện nay tính tổng thể trên toàn Thế giới, Hàn Quốc đang là Quốc
gia đi đầu trào lưu về sử dụng các dịch vụ 5G. Đây là nơi mà vào hồi đầu
tháng 4 năm 2019, tất cả các nhà cung cấp dịch vụ đều chọn để tiến hành
quảng bá các dịch vụ 5G của họ. Bước đầu, các nhà cung cấp dịch vụ đều
đặt trọng tâm phát triển vào 3 vấn đề chính: Công nghệ thực tế ảo (VR),
Tăng cường trải nghiệm thực tế (AR), và nền tảng phát trực tiếp chất
lượng cao (high-quality streaming). So với mặt bằng chung của toàn cầu,
sự phát triển của mạng 5G được kỳ vọng là sẽ phát triển mạnh mẽ hơn
vào năm 2020, xây dựng được một nền tảng vững chắc cho công cuộc
triển khai mạng 5G với quy mô lớn. Và xa hơn nữa, 6 năm sau, các đăng
ký 5G được kỳ vọng sẽ phát triển một cách mạnh mẽ hơn là sự phát triển
của mạng LTE vào năm 2009. Các nhân tố chủ chốt cho sự phát triển này
là Trung Quốc – Quốc gia có số lượng dân cư đông nhất Thế Giới với
mức tiêu thụ và số lượng đăng ký đăng ký mới mỗi quý cũng là nhiều
nhất Thế Giới.
Với đà phát triển như hiện nay, đến cuối năm 2019, tổng số đăng
ký 5G có thể sẽ chạm ngưỡng 13 triệu đăng ký, và điều này phụ thuộc rất
nhiều vào Trung Quốc. Cả 3 dịch vụ 5G chính nêu ở trên đều đã được
triển khai vào quý 4 2019. Đáng kể hơn là vào tháng 10 năm 2019, có đến
hơn 10 triệu đăng ký đăng ký mới sử dụng dịch vụ trước cả khi nó được
phân bố ra ngoài thị trường. Đến năm 2020, chúng ta dự đoán sẽ có 2,6 tỷ
đăng ký 5G trên toàn thế giới, chiếm 29% tổng số đăng ký di động. Tuy
nhiên thì công nghệ LTE vẫn sẽ tiếp tục duy trì là công nghệ truy cập di
động chiếm ưu thế phát triển mạnh. Sự phát triển này được dự đoán sẽ đạt
đỉnh vào năm 2022 với 5.4 tỷ đăng ký và giảm xuống còn 4.8 tỷ đăng ký

8
vào cuối năm 2025 khi xu hướng người dùng dần chuyển sang sử dụng
dịch vụ 5G.
Còn về mạng 2G (GSM/EDGE-only), so với dự đoán từ trước của
các chuyên gia, sự suy giảm về số lượng người dùng có thể sẽ là ít hơn,
cụ thể là ở Trung Đông và Châu Phi. Đó là bởi vì những chiếc điện thoại
sử dụng dịch vụ 2G thì có thời gian sử dụng lâu hơn và giá thành rẻ hơn
những chiếc smartphones 4G, 5G khác.
Dựa vào đồ thị trên, ta thấy rằng tính đến năm 2019, các loại hình
công nghệ di động khác (màu đỏ), công nghệ 2G/3G chỉ sử dụng CDMA
(màu xám) hay 3G sử dụng TD-SCDMA (xanh lục) đã hoàn toàn biến
mất để nhường chỗ cho các loại hình công nghệ khác tiên tiến và hợp thời
đại hơn như 2G GSM/EDGE (xanh da trời), 3G WCDMA/HSPA (tím)
hay 4G LTE (xanh lá mạ) và đặc biệt là công nghệ 5G (cam). Cụ thể hơn,
qua đồ thị, ta chia làm 2 giai đoạn:Giai đoạn 1 từ 2015 đến thời điểm hiện
tại là 2019, giai đoạn 2 là giai đoạn dự đoán, diễn ra từ năm 2019 đến
2025.

Số lượng các đăng ký di động tính theo các loại hình dịch vụ khác nhau

Đối với giai đoạn 1, tính đến năm 2019, đây vẫn là giai đoạn vàng
đối với sự phát triển của công nghệ 4G LTE, trong khi các công nghệ di
động khác như 3G WCDMA/HSPA hay 2G GSM/EDGE đang có chiều
hướng suy giảm về mặt số lượng người đăng ký sử dụng. Cụ thể là trong

9
tổng số 8 tỷ đăng ký tính đến 2019, số lượng đăng ký 2G GSM/EDGE
giảm từ 3.5 tỷ đăng ký (2015) xuống còn 2 tỷ đăng ký (2019), số lượng
đăng ký 3G WCDMA/HSPA giảm không đáng kể khi vẫn giữ ổn định ở
mức trên dưới 2 tỷ đăng ký trong khi chỉ có duy nhất số lượng đăng ký sử
dụng 4G LTE là tăng mạnh với số lượng đăng ký tăng từ 1.2 tỷ lên đến 8
tỷ đăng ký tính đến cuối năm 2019.
Đối với giai đoạn 2, từ năm 2019 đến 2025, đây sẽ là giai đoạn dự
báo tương lai dựa vào sự tăng trưởng hoặc suy giảm của số lượng đăng ký
trong quá khứ (trước năm 2019). Theo đó, số lượng đăng ký 2G
GSM/EDGE vẫn sẽ theo chiều hướng suy giảm, từ 2 tỷ xuống còn 1.5 tỷ
đăng ký vào năm 2025. Cùng với sự suy giảm đó còn có các đăng ký sử
dụng dịch vụ 3G WCDMA/HSPA cũng sẽ giảm khi giảm từ 2 tỷ xuống
còn 1 tỷ đăng ký. Đối với số lượng các đăng ký sử dụng công nghệ 4G
LTE, đây vẫn sẽ là xu hướng phát triển trong tương lai khi theo dự đoán,
sự phát triển này sẽ đạt đỉnh vào cuối năm 2021, đầu 2022 và sẽ suy giảm
dần sau đó, đạt mốc 4 tỷ đăng ký vào năm 2025. Và đặc biệt là dịch vụ
5G, đây sẽ là xu hướng phát triển di động trong tương lai và trở thành xu
thế. Theo như dự báo, đến cuối năm 2025, các chuyên gia mong đợi số
lượng đăng ký sử dụng dịch vụ 5G sẽ đạt xấp xỉ 3 tỷ đăng ký – một con
số mơ ước với sự phát triển của bất kỳ loại hình dịch vụ viễn thông, di
động nào khác.

Biểu đồ tăng trưởng người đăng ký và số lượng đăng ký

10
Số lượng đăng ký theo từng loại hình dịch vụ

Đến năm 2025, 90% số lượng người đăng ký sẽ sử dụng dịch vụ di


động băng rộng. Chúng ta ước tính rằng, đến cuối năm 2025, trên Thế
giới sẽ có tổng cổng 8.9 tỷ đăng ký di động, và 90% trong số đó là các
người dùng sử dụng di động băng rộng. So với các dự báo trước đây, tỷ lệ
này có phần thấp hơn do số lượng người sử dụng dịch vụ 2G GSM/EDGE
giảm chậm hơn so với dự kiến.
Số lượng điện thoại thông minh dự báo sẽ tiếp tục tăng trong tương
lai. Số lượng người đăng ký sẽ tăng cùng với số lượng các thiết bị thông
minh, và chiếm 70% tổng số các loại đăng ký di động. Dự kiến đến cuối
năm 2019, số lượng các đăng ký smartphone sẽ đạt 5.6 tỷ đăng ký. Con
số trên vẫn sẽ tăng trưởng trong tương lai khi đến năm 2025 sẽ có thể đạt
đến mức 7.4 tỷ đăng ký, và chiếm 83% tổng số các đăng ký di động.
Số lượng các đăng ký cho dịch vụ tần số cố định được kỳ vọng sẽ
cho thấy giới hạn tốc độ tăng trưởng xuyên suốt đến năm 2025 với
khoảng 2% tăng thêm mỗi năm. Số lượng người đăng ký dịch vụ mobile
PCs, tablets và routers có thể vẫn sẽ giữ nguyên tỷ lệ tăng trưởng, và đạt
330 triệu đăng ký vào năm 2025.

11
TỔNG QUAN CÁC ĐĂNG KÝ PHÂN CHIA THEO VÙNG

Các đăng ký di động băng rộng chiếm 77% tổng số đăng ký di động.

Biểu đồ tỷ lệ phần trăm số đăng ký di động theo vùng và hình thức dịch vụ

Ở Khu vực Ấn Độ, số lượng đăng ký sử dụng dịch vụ LTE được dự


đoán là sẽ tăng thêm 150 triệu lượt đăng ký khi hết năm 2019 và công
nghệ GSM/EDGE vẫn là loại hình dịch vụ chiếm ưu thế phát triển mạnh.
Công nghệ di động băng rộng được dự đoán sẽ chiếm 57% số lượng thuê
bao vào cuối năm, và sự chia sẻ về số lượng lượt đăng ký smartphone
được kỳ vọng sẽ tăng từ 48% đến 54%.
Sự chuyển đổi theo hướng tích cực về mặt công nghệ sẽ tiếp tục ở
Ấn Độ. Công nghệ LTE được dự đoán chiếm 80% tổng số đăng ký vào
cuối năm 2025. Ngoài ra, những thuê bao sử dụng dịch vụ 5G cũng được
kỳ vọng phát triển bắt đầu từ 2022 và có thể chiếm 11% tổng số lượng
đăng ký ở khu vực này.
Thêm vào đó, Khu vực Trung Đông và Châu Phi bao gồm hơn 70
quốc gia, là một khu vực đa dạng về số lượng dân cư, loại hình văn hóa,
dân tộc. Hai khu vực này đa dạng từ các thị trường phát triển với 100% tỷ
lệ đăng ký di động băng rộng, cho đến là thị trường mới nổi, với 40%
thuê bao sử dụng băng rộng. Đến cuối năm 2019, khoảng 25% số lượng
đăng ký di động được kỳ vọng sẽ chuyển sang sử dụng dịch vụ LTE ở
khu vực Trung Đông và Bắc Phi, trong khi ở khu vực tiểu Sahara ở Châu

12
Phi, số lượt đăng ký sử dụng dịch vụ LTE được dự đoán sẽ chiếm 11%.
Khu vực được dự đoán sẽ phát triển cực lớn trong tương lai, vượt xa cả
kỳ vọng, vào năm 2025 sẽ có 82% số lượng đăng ký ở Trung Đông và
Bắc Phi sử dụng công nghệ băng rộng, còn ở khu vực tiểu Sahara Châu
Phi, con số này có thể tăng quanh mức 70% tổng số lượng thuê bao di
động. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự chuyển dịch của các thuê bao từ các
công nghệ dịch vụ băng hẹp sang băng rộng là sự trẻ hóa và hầu hết dân
số đang ở độ tuổi phát triển các kỹ năng về công nghệ số. Họ có xu
hướng sử dụng điện thoại thông minh nhiều hơn và điều đó sẽ giúp phát
triển mạng lưới di động ở các khu vực này.
Ở khu vực Trung Đông, Bắc Phi và tiểu Sahara Châu Phi, số lượng
thuê bao 5G được dự đoán sẽ đạt 120 triệu thuê bao vào cuối năm 2025,
với 90 triệu thuê bao đăng ký ở Trung Đông và Bắc Phi, chiếm 10% tổng
số đăng ký di động trên toàn Thế Giới.
Ở khu vực Đông Nam Á châu Đại Dương, sự bắt đầu của mạng 5G
cho tất cả các thiết bị di động băng rộng và truy cập không dây cố định đã
được triển khai ở Úc. Một số thử nghiệm về 5G đã được thực hiện ở một
số quốc gia khác ở khu vực này, với một số thị trường đang chờ đợi để
được phân bố và trải nghiệm mạng 5G.
Cho đến thời điểm hiện tại, WCDMA/HSPA vẫn là công nghệ phát
triển và chiếm ưu thế nhất. Nhưng đến năm 2025, sự thống trị này được
kỳ vọng sẽ chuyển sang cho công nghệ 4G (LTE), với 63% tổng số lượt
đăng ký. Cùng thời điểm đó, các đăng ký 5G được kỳ vọng sẽ chiếm
21% tổng số thuê bao đăng ký. Trong suốt giao đoạn từ 2020-2025, các
đăng ký điện thoại thông minh có thể sẽ tăng đều đặn 5% mỗi năm, và đạt
được con số 1 tỷ đăng ký vào năm 2025.
Ở khu vực Trung và Đông Âu, 2019 là năm là LTE là loại hình
công nghệ chính ở đây, khi chiếm đến 42% tổng số lượng lượt đăng ký
vào cuối năm. 2019 cũng là năm mà chúng ta thấy được mạng 5G đã
được bắt đầu khai thác dần ở Latvia và Romania. Đến năm 2025, LTE
tiếp tục sẽ là loại hình dịch vụ được sử dụng chủ yếu khi chiếm 70% tổng
số đăng ký di động và số lượng đăng ký 5G cũng sẽ đạt 25%. Trong khi
đó, công nghệ WCDMA/HSPA sẽ giảm mạnh từ 38% xuống còn 2%
tổng số lượng đăng ký, và hầu hết toàn bộ người dùng sẽ chuyển sang sử
dụng công nghệ 5G và LTE.

13
Ở khu vực Châu Mỹ Latin, LTE cũng sẽ tiếp tục là công nghệ
trọng tâm phát triển khi chiếm 51% tổng số lượng các thuê bao đăng ký
vào năm 2019 và 69% vào năm 2025. Người dùng có xu hướng chuyển
dần sang sử dụng mạng 4G LTE và 5G, nên tỷ lệ đăng ký sử dụng công
nghệ WCDMA/HSPA có thể sẽ giảm từ 36% xuống 13%. Việc triển khai
mạng 5G đầu tiên sẽ có thể vào cuối năm 2019 trong khu vực, với
Argentina, Brazil, Chile, Colombia và Mexico được dự đoán là những
quốc gia đầu tiên trong khu vực triển khai 5G. Sự gia tăng đăng ký được
dự báo sẽ bắt đầu vào năm 2020 và đến cuối năm 2025, 5G được thiết lập
để chiếm 11% số thuê bao di động.
Bắc Mỹ, Đông Bắc Á và Tây Âu có tỷ lệ thuê bao di động băng
rộng cao. Các quốc gia trong các khu vực này đã phát triển các nền kinh
tế, cho phép có thể dụng công nghệ thông tin và truyền thông cao. Ở Bắc
Mỹ, thương mại hóa 5G đang di chuyển với tốc độ chóng mặt. Các nhà
cung cấp dịch vụ đã triển khai các dịch vụ 5G thương mại, cho cả truy
cập không dây cố định và di động. Tỷ lệ sử dụng công nghệ LTE của Bắc
Mỹ hiện là 91%, đây là thị phần cao nhất trên toàn cầu. Đến cuối năm
2025, dự đoán sẽ có thêm gần 320 triệu thuê bao 5G trong khu vực,
chiếm 74% số thuê bao di động.
Ở Đông Bắc Á, tỷ lệ thuê bao sử dụng công nghệ 4G LTE rất cao,
dự kiến sẽ đạt 88% vào cuối năm 2019, riêng Trung Quốc đã có gần 1,4
tỷ thuê bao LTE. Ở Hàn Quốc, tỷ lệ số thuê bao đăng ký 5G đang tăng
nhanh sau khi ra mắt dịch vụ thương mại vào tháng 4 năm 2019. Tại
Trung Quốc, giấy phép thương mại 5G đã được cấp cho bốn nhà cung cấp
dịch vụ vào đầu năm nay và dịch vụ thương mại đã được ra mắt vào đầu
quý 4 năm 2019. Tại Nhật Bản, các nhà cung cấp dịch vụ dự kiến sẽ ra
mắt dịch vụ 5G thương mại vào năm 2020. Vào cuối giai đoạn dự báo, tỷ
lệ sử dụng thuê bao 5G của khu vực được dự kiến sẽ đạt 56%.
Ở Tây Âu, LTE là công nghệ truy cập thống trị, chiếm 69% tổng số
thuê bao. Trong giai đoạn dự báo, 5G được dự đoán sẽ trở thành công
nghệ vượt trội, đạt 55% tổng số thuê bao, với LTE giảm xuống còn 42%
và WCDMA / HSPA giảm xuống chỉ còn 2% thuê bao vào năm 2025.
Lần ra mắt thương mại đầu tiên trong khu vực là vào tháng 4 Năm 2019,
và hiện tại khoảng 20 nhà cung cấp dịch vụ đã ra mắt dịch vụ 5G trên
toàn khu vực.

14
KẾT LUẬN

Có thể nói, với kỷ nguyên phát triển không ngừng của công nghệ,
các công nghệ cũ đã dần dần lỗi thời và phải nhường chỗ cho sự thống trị
của các công nghệ mới.
Cụ thể trong phạm vi bài nghiên cứu này, đến năm 2025, công
nghệ 4G LTE vẫn sẽ là loại hình công nghệ dẫn dầu, thống trị trong toàn
bộ mảng thông tin di động. Ngoài ra, hầu hết mọi nơi trên Thế giới cũng
sẽ chuyển dịch dần sang sử dụng công nghệ 5G để tận dụng tối ưu những
ưu thế của loại hình công nghệ mới này. Do vậy, các công nghệ cũ như
3G WCDMA/HSPA hay 2G GSM/EDGE sẽ hầu như bị thay thế và khả
năng chỉ còn ở một số khu vực, thị trường kém phát triển hơn so với phần
còn lại như Trung Đông hay Châu Phi.
Với sự phát triển nhanh và mạnh hiện tại, không ai có thể biết
trong tương lai, liệu điều gì sẽ xảy ra. Liệu các công nghệ mới có phát
triển thực sự như kỳ vọng, thậm chí còn có thể vượt xa chỉ tiêu, hay các
công nghệ di động cũ sẽ biến mất hoàn toàn trong tương lai? Đây vẫn sẽ
là những câu hỏi cần thời gian kiểm chứng và cần sự nghiên cứu, phát
triển một cách liên tục từ các chuyên gia và nhà cung cấp.

15
TÀI LIỆU THAM KHẢO

Ericsson Mobility Report Version November 2019.

16

You might also like