You are on page 1of 29

Antenna Parameter Introduction

CONTENTS
01. Dải tần hoạt động của anten

02. Phân cực antenna

03. Độ lợi (Gain)

04. Góc nửa công suất (Half power beamwidth)

05. Trở kháng (Impedance)

Tỷ số sóng đứng điện áp (Voltage Standing


06. Wave Ratio - VSWR)

07. Tỷ số Front to back


CONTENTS Độ triệt búp sóng phụ phía trên đầu tiên
08. (1st Upper Sidelope Suppression)
Độ cách ly giữa các cổng Anten (Port to
09. port isolation)

10. Tỷ số phân cực chéo (Cross polar ratio)

11. Độ nghiêng búp sóng chính (Squint)

Nhiễu xuyên điều chế ( Passive


12. Intermodulation - PIM)

Công suất đầu vào tối đa (Max power per


13. input port), Tilt

Kiểu connector đầu vào (Input


14. connector type)
Giới thiệu về anten
Giới thiệu về anten

Cấu tạo anten


Giới thiệu về anten

Cấu tạo anten

Connector – Interface 50Ohm, connector to Filter/ Amplifier


with Jumper Cable

Cable – Transmit Signal

Power Divider – Separate signal into a few branches/ Paths

Phase Shifter – Tuning Phase Delay of Signal

Radiation Element – Radiate Signal into Air


1. Dải tần hoạt động (Frequency range)

⚫ Là dải tần số mà tại đó Anten hoạt động theo đúng các thông số trong CTKT
⚫ Một số dải tần số chuẩn đang và sẽ được sử dụng tại Việt Nam cho mạng di động: 700MHz,
900MHz, 1800MHz, 2100MHz, 2600MHz.
⚫ Các Anten có thể hỗ trợ được dải tần rộng như 700MHz - 900MHz, 1800MHz - 2600MHz.
2. Phân cực của Anten (Polarization)

⚫ Là phương của vector cường độ điện trường.


⚫ Có 3 loại phân cực:
2. Phân cực của Anten (Polarization)

⚫ Phân cực tuyến tính (thẳng, phẳng):


❖ Phân cực đứng: Là phân cực có vector cường độ điện trường vuông góc với mặt
đất.
❖ Phân cực ngang: Là phân cực có vector cường độ điện trường song song với
mặt đất.
❖ Phân cực ± 45: Là phân cực của 2 hệ thống Anten, mỗi hệ thống có vector
cường độ điện trường hợp với mặt đất 1 góc 450 và trực giao với nhau.
⚫ Phân cực tròn: Là phân cực có vector cường độ điện trường dao động theo mọi
hướng và có biên độ không đổi.
⚫ Phân cực elip: Là phân cực có cường độ điện trường dao động theo mọi hướng
và có biên độ thay đổi.
− Anten của trạm BTS thường sử dụng 2 loại phân cực là phân cực ± 45 và phân
cực đứng.
3. Độ lợi (Gain)

⚫ Là tỷ số giữa cường độ bức xạ lớn nhất của Anten (ở hướng búp sóng chính) so
với cường độ bức xạ của Anten đẳng hướng.
⚫ Độ lợi của Anten tại mỗi tần số và mỗi góc tilt là khác nhau.
4. Góc nửa công suất (Half power beamwidth)

⚫ Là góc hợp bởi 2 hướng có cường độ bức xạ bằng 1/2 cường độ bức xạ cực đại.
⚫ Trong mặt phẳng thẳng đứng: Vertical half power beamwidth (V-HPBW).
⚫ Trong mặt phẳng nằm ngang: Horizontal half power beamwidth (H-HPBW).
⚫ Các điểm nằm trong góc nửa công suất đều có cường độ bức xạ lớn hơn 1/2
cường độ bức xạ cực đại

Thông thường, các Anten cho trạm 3 sector có góc H-HPBW từ


60° - 68° và góc V-HPBW từ 6° - 7°. Các Anten cho trạm 6 sector
có góc H-HPBW từ 31° - 38° và góc V-HPBW từ 6° - 7°.
5. Trở kháng (Impedance)

⚫ Có 3 loại trở kháng có liên quan tới Anten


o Trở kháng của Anten.
o Trở kháng đặc trưng của một đường truyền
o Trở kháng sóng.
⚫ Trở kháng của Anten được xác định bởi Tỷ số giữa điện áp và dòng điện tại đầu
vào của Anten.
⚫ Một Anten kết hợp năng lượng hiệu quả nhất với một đường truyền (feeder) khi
trở kháng của Anten bằng trở kháng đặc trưng của đường truyền. Khi đó, Anten
được coi là phối hợp trở kháng với đường truyền.
⚫ Anten thường được chế tạo với trở kháng là 50Q, 75Q để phù hợp với các loại
cáp đồng trục phổ biến.
6. Tỷ số sóng đứng điện áp (Voltage Standing Wave Ratio - VSWR)

⚫ VSWR là giá trị đặc trưng cho khả năng phối hợp trở kháng của Anten với đường truyền.
⚫ VSWR được xác định tỷ số giữa biên độ sóng đứng lớn nhất và nhỏ nhất tại một đầu vào
của Anten.
⚫ Công thức:

UR: Biên độ điện áp của tín hiệu vào.


UV: Biên độ điện áp của tín hiệu phản xạ.
7. Tỷ số Front to back

⚫ Là tỷ số giữa cường độ bức xạ lớn nhất của búp sóng chính và cường độ bức xạ
lớn nhất của búp sóng phụ phía sau của Anten (trong góc 150° - 210°) (chi tiết
như hình vẽ
8. Độ triệt búp sóng phụ phía trên đầu tiên (1st Upper Sidelope Suppression)

⚫ Là tỷ số giữa cường độ bức xạ lớn nhất của búp sóng chính và cường độ bức xạ lớn nhất
của búp sóng phụ phía trên đầu tiên trong mặt cắt đứng theo hướng chính của Anten (chi
tiết như hình vẽ).
9. Độ cách ly giữa các cổng Anten (Port to port isolation)

⚫ Là tỷ số giữa công suất tín hiệu phát tại 1 cổng và công suất tín hiệu thu được tại 1 cổng
khác của Anten.
⚫ Các loại cách ly:
o Isolation between ports: Là độ cách ly giữa 2 cổng bất kỳ của 1 Anten.
o Intra-band isolation: Là độ cách ly giữa 2 cổng Cùng 1 băng tần trong Anten.
o Inter-band isolation: Là độ cách ly giữa 2 cổng Khác băng tần trong Anten.

10. Tỷ số phân cực chéo (Cross polar ratio)

⚫ Là Tỷ số giữa công suất phát của tín hiệu cùng phân cực (+/-45) và công suất phát của tín hiệu khác phân
cực (-/+45) trên cùng 1 port.
o Tỷ số phân cực theo hướng chính o Tỷ số phân cực theo hướng biên sector (± 60°)
11. Nhiễu xuyên điều chế ( Passive Intermodulation – PIM)

⚫ Là tín hiệu nhiễu, sinh ra bởi sự kết hợp của nhiều tần số khác nhau, do các thành phần cơ khí không tuyến tính
trong hệ thống Anten và feeder gây ra.
⚫ Nguyên nhân gây PIM:
o Xuất hiện các thành phần không tuyến tính trong Anten như hở mối hàn, bụi thiếc,...
o Đầu connector bị bẩn hoặc lắp lỏng, vênh.
o Feeder bị móp méo.
⚫ Công thức: nF1 - mF2 và nF2 - mF1 (với n - m = 1)
⚫ Bậc của PIM là tổng n + m
⚫ PIM3, PIM5… trong đó PIM bậc 3 là quan trọng nhất khi test antenna
12. Tilt của antenna

⚫ Tilt: Là góc xác định độ cụp ngẩng của búp sóng chính
Tilt tổng = Tilt điện + tilt cơ

o Tilt điện (Electrical tilt): Là góc tạo bởi tia vuông góc
với mặt Anten và hướng búp sóng chính. Tilt điện có thể
điều chỉnh được bằng cách thay đổi pha của tín hiệu vào mỗi chấn tử
Anten.
o Tilt cơ (Machenical tilt): Là góc tạo bởi tia vuông góc
với mặt Anten và phương ngang. Tilt cơ được điều chỉnh
bằng cách thay đổi hệ thống gá cơ khí.
12. Tilt của antenna

⚫ Tilt cơ và tilt điện thực tế

⚫ Tilt điện ⚫ Tilt cơ


12. Tilt và vùng phủ của antenna

⚫ Vùng phủ của một anten


12. Tilt và vùng phủ của antenna

⚫ Vùng phủ của một anten khi không sử dụng tilt điện và có sử dụng tilt điện
12. Kiểu connector
14. Một số hình ảnh về chồng lấn và bị che chắn vùng phủ khi lắp đặt antenna
14. Ví dụ về anten 6 port

⚫ Không đủ khoảng cách trên cột


⚫ Nhiều anten sẽ gây ảnh hưởng lớn đến cột khi gió to, mưa bão
⚫ Khó khăn cho công tác vận hành, bảo dưỡng và sửa chữa thay thế
Các bài đo các thông số cơ bản của antenna

⚫ Đo sóng đứng, isolation


⚫ Kết nối máy đo bằng thiết bị đo chuyên dụngnetwork analyzer
Các bài đo các thông số cơ bản của antenna

⚫ Kết quả chi tiết cho từng dải tần:


1800Mhz, 2100Mhz, 2300Mhz và
2600Mhz
Các bài đo các thông số cơ bản của antenna

⚫ Đo sóng đứng bằng máy cầm tay


Các bài đo các thông số cơ bản của antenna

⚫ Đo PIM
⚫ Chuẩn bị máy đo, nơi thông thoáng không bị che chắn bởi các vật thể như sắt, cây…
⚫ Làm sạch các kết nối, connecter, jumper
⚫ Calibrate máy đo trước khi đo

You might also like