You are on page 1of 5

Ngày dạy:

BÀI 9- TIẾT 19–VỊ TRÍ ĐỊA LÍ, PHẠM VI LÃNH THỔ TỈNH BẮC NINH

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC


1. Kiến thức:
- Học simh nắm được các đặc điểm cơ bản về vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ của tỉnh Bắc
Ninh.
2. Năng lực:
- HS bước đầu làm quen với lược đồ hành chính ( cấp vùng, cấp tỉnh ), biết khai thác lược
đồ để tìm ra các đặc điểm cơ bản về vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ của tỉnh.
- Kĩ năng sử dụng lược đồ, bản đồ để xác định vị trí, đo khoảng cách qua sử dụng thước tỉ
lệ và kĩ năng xử lí thông tin, trình bày kiến thức.
- Biết làm việc cá nhân, theo nhóm để giải quyết vấn đề tạo năng lực làm việc độc lập, hợp
tác theo nhóm.
3. Phẩm chất:
-Hiểu biết về địa phương mình sinh sống, tạo tình cảm gắn bó, mong muốn học tập, làm
việc để xây dựng, đóng góp cho quê hương, đất nước.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Giáo viên:
-Giáo án ( Word, Powerpoint ), thiết bị, đồ dùng dạy học.
- Tư liệu,video clip, hình ảnh đẹp về thiên nhiên, con người tỉnh Bắc Ninh.
2. Học sinh:
- Tài liệu Giáo dục địa phương lớp 6 của tỉnh Bắc Ninh.
- Sưu tầm tài liệu, thông tin về địa phương mình đang sống ( tỉnh, huyện…)
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.
1. Khởi động
+ GV trình chiếu 1 video clip về Bắc Ninh gồm Quang cảnh thành phố văn minh,
hiện đại+ Phong cảnh đẹp trên địa bàn tỉnh+Các di tích lịch sử+Dân ca quan họ...
+ GV gợi mở cho HS phát biểu về chủ đề, nội dung đoạn video clip hướng tới nhu
cầu tìm hiểu về tỉnh Bắc Ninh, nơi em đang sinh sống.
-GV giới thiệu nội dung sẽ học trong chủ đề 2 và trong bài học số 9.
1.1. Kiểm tra bài cũ: lồng ghép trong bài học
1.2. Giới thiệu bài mới: 1’
Bắc Ninh là một tỉnh thuộc vùng đồng bằng Sông Hồng, nằm trong tam giác kinh tế
trọng điểm Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh và là cửa ngõ phía Đông của thủ đô
Hà Nội. Tỉnh có địa giới hành chính tiếp giáp với các tỉnh: Bắc Giang ở phía Bắc,
Hải Dương ở phía Đông Nam, Hưng Yên ở phía Nam và thủ đô Hà Nội ở phía Tây.
Theo số liệu thống kê năm 2010 tỉnh Bắc Ninh có diện tích tự nhiên 823km2 với
1
tổng dân số là : 1.038.229 người. Vậy tỉnh Bắc Ninh nơi chúng ta đang sinh sống có
vị trí địa lý và phạm vi lãnh thổ như thế nào? Chúng ta vào bài học hôm nay.
2. Hình thành kiến thức: 28’

Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt


Hoạt động 1:Tìm hiểu về vị trí địa lí
tỉnh Bắc Ninh (15’)
GV: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV cho HS quan sát H9.1 trong SGK
kết hợp với trình chiếu H9.1Lược đồ
hành chính vùng Đồng bằng sông Hồng.
- GV chỉ trên lược đồ phạm vi giới hạn
của vùng Đồng bằng sông Hồng. Sau đó
cho HS kể tên các tỉnh, thành phố thuộc
vùng Đồng bằng sông Hồng và xác định
vị trí, ranh giới của tỉnh Bắc Ninh. Yêu
cầu 1-2 HS xác định lại trên lược đồ
đồng thời rèn kĩ năng chỉ BĐ cho HS.
- GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm 2
HS trong 2 phút theo gợi ý trong SGK,
chỉ định 2-3 nhóm lên báo cáo trước lớp
(1 HS kể tên các tỉnh, thành phố thuộc
vùng Đồng bằng sông Hồng, 1 HS kết
hợp với phần trình bày để chỉ trên lược
đồ). GV hướng HS dẫn đến kết luận Bắc
Ninh là 1 tỉnh thuộc vùng Đồng bằng
sông Hồng. HS sinh có thể xác định
nhanh vị trí của tỉnh BN trên lược đồ.
- GV giúp HS dựa vào thước tỉ lệ có
trong hình 9.1 để đo khoảng cách từ
trung tâm tỉnh Bắc Ninh đến trung tâm
thủ đô Hà Nội và khoảng cách gần nhất
từ trung tâm tỉnh Bắc Ninh ra đến biển.
2
GV dẫn dắt HS đến nhận định đầu tiên
trong mục 1. Vị trí địa lí và chuyển ghi
trên bảng mục 1.

+Mục 1.Vị trí địa lí:


GV cho HS đọc lại nhận định đầu tiên
1. Vị trí địa lí
của mục 1 trong SGK và gợi ý cho HS - Bắc Ninh là một tỉnh thuộc vùng Đồng
nhận xét với vị trí và khoảng cách như bằng sông Hồng, cách trung tâm Thủ đô Hà
Nội khoảng 30 km và cách Vịnh Bắc Bộ
vậy thì thời gian di chuyển với các
chưa đầy 100 km.
phương tiện hiện có như xe máy, ô tô để
đi đến trung tâm Hà Nội, ra đến biển
mất bao lâu. GV hướng HS lưu ý giá trị
đầu mối giao thông, trung tâm kinh tế,
chính trị, văn hóa của Hà Nội, các cảng
biển đối với sự phát triển KT-XH của
Bắc Ninh. Để dẫn đến nhận định thứ 2 - Vị trí địa lí của tỉnh Bắc Ninh tạo thuận lợi
trong kênh chữ của mục 1. cho lưu thông hàng hoá và đi lại của người
dân, đặc biệt trong việc kết nối với Thủ đô
- GV tiếp tục cho HS làm việc với hình
Hà Nội.
9.2: Gọi 1-2 HS thực hiện lại việc đo
khoảng cách từ Bắc Ninh đến Hà Nội, ra
vịnh Bắc Bộ trên hình 9.2 (rèn kĩ năng
đo khoảng cách trên lược đồ); cho HS
xác định phương hướng trên lược đồ,
tìm ra các điểm cực Bắc, Nam, Đông,
Tây và các trị số vĩ độ, kinh độ kèm
theo.
HS:Thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS căn cứ kết quả trong hoạt động ở
trên để hoàn thành câu hỏi trong SGK
và hoàn thiện vào trong vở ghi.
HS: Báo cáo kết quả và thảo luận
GV: Đánh giá kết quả thực hiệnnhiệm
3
vụ học tập và giao nhiệm vụ học tập,
chuẩn kiến thức.
Hoạt động 2:Tìm hiểu về phạm vi lãnh
thổ tỉnh Bắc Ninh (15’)
GV:Chuyển giao nhiệm vụ học tập
-GV cho HS làm việc theo nhóm để tiếp
2. Phạm vi lãnh thổ
tục khai thác hình 9.2 theo gợi ý câu hỏi
1 SGK
? Kể tên các huyện, thành phố của tỉnh
BN ?
? Chỉ trên lược đồ vị trí và kể tên các thị
trấn là trung tâm của các huyện?
? Xác định ranh giới của huyện hoặc
thành phố nơi em sinh sống?
Và khai thác bảng số liệu về diện tích
các huyện, thành phố trong tỉnh Bắc
Ninh theo thứ tự diện tích từ lớn đến
nhỏ.
HS: Thực hiện nhiệm vụ học tập
HS: Báo cáo kết quả và thảo luận
- Sau khi HS báo cáo kết quả làm việc
nhóm, GV cung cấp thông tin về diện
tích toàn tỉnh Bắc Ninh, có thể kết hợp - Bắc Ninh có diện tích gần 823 km và là
với trình chiếu với bảng số liệu diện tích tỉnh nhỏ nhất trong 63 tỉnh, thành phố của
Việt Nam. Tỉnh có 8 đơn vị hànhchính cấp
các tỉnh, thành phố của cả nước để dẫn
huyện, gồm: 2 thành phố, 6 huyện.
đến nhận định Bắc Ninh là tỉnh nhỏ
nhất, cho HS đọc thêm phần Em có biết
để nhấn mạnh hơn đặc điểm này. GV
gọi 2-3 HS lên bảng trình bày lại nội
dung yêu cầu câu hỏi 1 để rèn thêm kĩ
năng chỉ BĐ.

4
3. Luyện tập - Vận dụng: (10’)
- GV dành cho HS 3 phút để kết luận các đặc điểm cơ bản về vị trí địa lí và phạm vi
lãnh thổ tỉnh Bắc Ninh.
- GV dành cho HS 7 phút để làm việc cá nhân và báo cáo kết quả với 2 bài tập trong
phần luyện tập.
Bài tập 1:

Bài tập 2: Dựa vào hình 9.2, tính khoảng cách theo đường chim bay giữa thành phố
Bắc Ninh với thành phố Từ Sơnvà các thị trấn: Chờ, Lim, Phố Mới, Hồ, Gia Bình,
Thứa.
Bài tập 3: Dựa vào hình 9.2, mô tả tuyến đường đi từ thành phố Bắc Ninh đến Thủ
đô Hà Nội theo tuyến đường bộ ngắn nhất.

4. Hướng dẫn về nhà: (1’)


- Học bài và hoàn thành bài tập
- Chuẩn bị bài: Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên (tiết 1)

You might also like