You are on page 1of 14

Một số 

dấu hiệu cho thấy bạn có thể đang gặp áp lực từ bạn bè bao gồm:
 Tránh trường học, môi trường làm việc hoặc các tình huống xã hội khác.
 Có những thay đổi trong hành vi.
 Cảm giác mình không phù hợp trong môi trường làm việc.
 Tâm trạng thấp.
 So sánh xã hội.
 Khó ngủ

Áp lực đồng trang lứa - ‘Căn bệnh’ thời đại của tuổi
teen và ám ảnh cả người lớn
TẢN MẠN Thứ Hai, 12/07/2021 20:00:00 +07:00

Peer pressure - "Áp lực đồng trang lứa" ám ảnh từ môi trường học đường đến
công sở, từ chính trong gia đình cho đến ngoài xã hội, từ cuộc sống thực đến
mạng ảo.
Peer pressure hay còn được gọi là “áp lực đồng trang lứa”, mang nghĩa là ảnh hưởng
từ các thành viên của nhóm đồng đẳng hay giải thích một cách dễ hiểu hơn hiện tượng
này xảy ra khi bạn chịu ảnh hưởng bởi nhóm bạn cùng tuổi, các bạn cùng lớp hay đồng
nghiệp. Nó hiện diện từ sâu trong tiềm thức, khiến cho bản thân chúng ta làm những
phép so sánh giữa bản thân và những người đồng lứa tuổi. Từ đó làm nảy sinh những
áp lực và cảm xúc buồn bã không đáng có.

(Ảnh: The New Yorker)

Bạn có đang thấy áp lực, mệt mỏi, khó chịu hay thiếu an toàn vì xung quanh toàn
những người bạn giỏi giang? Người thì vừa học giỏi vừa hoạt động ngoại khóa xuất
sắc, người khác lại vừa học vừa làm tự có khả năng lo cho cuộc sống của riêng mình
mà không phụ thuộc vào bố mẹ? Nếu câu trả lời là có thì chắc chắn áp lực trang lứa
hay peer pressure đang gõ cửa nhà bạn mất rồi. 
Ai trong chúng ta cũng ít nhiều đều có kinh nghiệm về các vấn đề này. Nhiều người cho
rằng, peer pressure có thể tốt, nếu một nhóm có tác phong tốt. Ví dụ, peer pressure
khiến bạn bè bỏ thuốc lá, bỏ rượu. Peer pressure có thể xấu, như khi bạn bè rủ rê hút
sách, trà đình tửu điếm. Nhưng trong đời sống hiện đại ngày nay, người ta xác nhận là
peer pressure gây ra không ít thảm cảnh cho học sinh tuổi teen.
3 câu “thần chú” để vượt qua peer pressure 
“I’m unique” – Tôi là độc nhất

(Ảnh: Dribbble)

Bạn có nhớ là lúc còn đi học, trong môn toán, để biết được trong 2 chiếc xe, chiếc nào
về đích trước thì bạn cần phải biết được vận tốc, điểm xuất phát để tính được quãng
đường, rồi mới biết được thời gian xe nào về đích trước.
Việc so sánh năng lực bản thân với người khác là sự so sánh khập khiễng vì chúng ta
không cùng điểm xuất phát, không cùng mục tiêu và ước mơ.  Thước đo chính xác nhất
đó là sự nỗ lực, chỉ có bạn mới biết mình cố gắng như thế nào mà thôi. Hãy cố gắng trở
thành phiên bản tốt nhất của mình.
“That’s not for me” – Những thứ ấy không dành cho tôi
Hãy học cách "Say No" với những điều bạn không thích, sàng lọc lại những mối quan
hệ Toxic trong cuộc sống, từ chối những cuộc hẹn vô bổ, chọn lọc những thông tin khi
tiếp nhận, đặc biệt là trên mạng xã hội. Vì khi bạn tiếp nhận quá nhiều luồng thông tin
tiêu cực, hoặc nhìn thấy những người thành công hơn mình dễ làm bạn sinh ra tâm lý
đố kỵ, tự gây áp lực lên bản thân mình.
“Be yourself” – Hãy là chính mình
(Ảnh: Pinterest)

Có một sự thật là chả ai quan tâm đến suy nghĩ của bạn đâu, chỉ bạn mới sống và chịu
hậu quả với hành động của mình. Bạn không cần phải giống một ai đó để cảm thấy
hạnh phúc. Trải nghiệm là của ta, thực hiện bằng thời gian sống của ta. Vậy sao ta phải
gắn nó với gương mặt kẻ khác, đối chiếu với trải nghiệm của kẻ khác? Vì sao ta phải
chơi theo luật chơi của họ?
Mỗi người có một lối sống, một định hướng của riêng mình. Bạn chỉ áp lực khi bản thân
không chịu phấn đấu mà thôi. Áp lực đồng trang lứa có đáng sợ hay không phụ thuộc
vào cách bạn đón nhận và giải quyết nó.
Và cũng đừng gây áp lực lên người khác, thường là cha mẹ đối với con cái như: con
phải đứng nhất lớp, phải lập gia đình sớm,… thay vào đó hãy định hướng, động viên,
cỗ vũ tinh thần để họ có thể sống tốt hơn. Không có gì ĐÚNG hay SAI trong cuộc sống
này, chỉ có ĐÚNG hay SAI với chính bản thân bạn. Vì thế, ngay cả khi bạn cho là sai thì
cũng đừng đánh giá người khác dựa trên cơ sở đó.

Peer pressure là gì? Cách vượt qua áp lực


đồng trang lứa
Hiểu nhanh về , Sống chất 04.09.2021
MỤC LỤC
Peer pressure là gì? Có những cách nào để vượt qua áp lực đồng trang lứa?
Thiếu niên là độ tuổi rất dễ gặp phải tình trạng Peer pressure. Đó là những áp
lực vô hình từ bạn bè, người thân và môi trường xung quanh đã tạo nên
những suy nghĩ tiêu cực cho chính bản thân
Tuy nhiên, áp lực đồng trang lứa không hẳn là xấu, đó còn là động lực để bạn
quyết tâm thay đổi thực trạng hiện tại. Trong bài viết này, hãy
cùng Coolmate tìm hiểu Peer pressure là gì và cách vượt qua áp lực đồng
trang lứa nhanh chóng nhất nhé.

Peer pressure là gì? 


Peer pressure là thuật ngữ chuyên ngành trong giáo dục, tâm lý học được
hiểu là áp lực đồng trang lứa. Đây có thể là áp lực từ ý kiến, hành vi, tác
phong hoặc giá trị con người của một cá nhân hoặc tập thể tác động trực tiếp
lên tư tưởng của một người nào đó. 
Peer pressure là xảy ra rất phổ biến với hầu hết chúng ta ngay khi mới bắt
đầu đi học cho tới lúc già đi. Khi còn nhỏ, chúng ta học ở trường, lớn lên đi
làm ở môi trường công sở, áp lực vô hình từ gia đình, cuộc sống luôn khiến
bản thân mệt mỏi, stress. Những điều này chỉ xuất hiện khi áp lực đông trang
lứa tồn tại trong bản thân bạn mà không có người nào có thể hiểu được.

Mặc dù số lượng trẻ vị thành niên bị Peer pressure rất nhiều, nhưng không
có nghĩa người lớn được “miễn nhiễm”. Nó cũng vẫn là một áp lực vô hình
giữa đồng nghiệp, bạn bè cùng trang lứa. 
Theo một nghiên cứu, cứ 10 người thì có tới 6 - 7 người bị áp lực đồng trang
lứa, đặc biệt là trong môi trường học tập và làm việc. Như vậy, có thể nói
rằng áp lực đồng trang lứa có thể xuất hiện ở bất cứ người nào và bất cứ độ
tuổi nào. 

Nguyên nhân xuất hiện Peer pressure?


Có khá nhiều nguyên nhân dẫn tới chúng ta bị áp lực đồng trang lứa từ cả
bên trong và bên ngoài. Dưới đây là một số nguyên nhân điển hình.

1. Tư duy và nhân cách chưa phát triển ổn định


Những người trong độ tuổi vị thành niên khi tư duy và nhân cách chưa phát
triển ổn định thường dễ bị tác động bởi bạn bè và môi trường xung quanh. 
Chắc hẳn rằng, chúng ta đã ít nhất 1 lần nghĩ tới một việc “điên rồ” nào đó
như bỏ nhà đi, trốn học, cô lập một bạn nào đó mà mình ghét,... Nguyên nhân
có thể do chưa xác định được giá trị của bản thân, chưa suy nghĩ tới hậu quả
hoặc có tầm nhìn hạn hẹp về một mối quan hệ xung quanh.

2. Khao khát được hòa nhập 


Đó cũng là một lý do khiến bản thân “tự viện” cớ để tạo ra áp lực đồng trang
lứa. Trong một trường hợp nào đó, bạn bị từ chối bởi nhóm bạn hoặc đồng lại
thì khả năng tự “chống chọi” sẽ rất khắc nghiệt. Điều này đã được chứng
minh trong quá trình phát triển hàng triệu năm của con người.
Chính bản năng được mong muốn hòa nhập với cộng đồng sẽ giúp chúng ta
tự biết điều chỉnh tư duy, thái độ và hành vi phù hợp với nhóm mà mình mong
muốn tham gia. 

3. Chuẩn mực của xã hội


Ở mỗi một thời kỳ và môi trường khác nhau, người ta sẽ có một quy chuẩn
hoàn toàn khác biệt. Suy nghĩ, tư duy và hành động của bạn phải thực sự
được những người trong xã hội chấp nhận, cho đó là đúng đắn. Những điều
này được thể hiện rõ trong việc phát biểu ý kiến cá nhân, đánh giá hành động
từ cộng đồng, xã hội một cách trực tiếp/gián tiếp. 

Có thể hiểu đơn giản là trong một công ty nào đó, việc overtime - làm thêm
giờ là “quy tắc ngầm” mà ai cũng phải biết. Và chắc chắn là chẳng ai muốn
trở nên “lạc quẻ” khi bị sếp đánh giá là người không biết cống hiến và không
nỗ lực.

4. Chủ nghĩa tập thể


Văn hóa người châu Á rất coi trọng chủ nghĩa tập thể hơn là văn hóa châu
Âu. Những người sống và được nuôi dạy trong văn hóa phương Đông
thường dễ hình thành việc so sánh xã hội. Việc này cũng rất dễ hiểu khi họ
muốn xác định bản thân về mặt quan hệ hay đánh giá vị trí của một người. 
Chủ nghĩa tập thể thường đề cao thứ bậc, vị trí, điểm số,... vô tình đã khiến
bản thân bị Peer pressure. Bản thân càng áp lực khi so sánh với bạn bè,
người thân hoặc đơn giản là những người quen biết ở một nơi nào đó. Khi
còn nhỏ, cái cụm từ “con nhà người ta” luôn ám ảnh trong tư duy của mỗi cô
cậu học sinh. Đấy cũng là hình ảnh rõ nét trong áp lực đồng trang lứa. 

5. Mạng xã hội
Mạng xã hội là “con dao hai lưỡi” khi nó vừa góp phần cung cấp thông tin,
nhưng cũng khuếch đại áp lực đồng trang lứa. Peer pressure càng trở nên
nghiêm trọng hơn khi nhìn thấy người khác thành công hơn, có cuộc sống
sung túc hơn,... cao hơn 2,7 lần so với người bình thường. 

Chính vì thế, hãy biết sử dụng mạng xã hội một cách hợp lý, đúng lúc, đúng
chỗ để bản thân phát triển theo hướng tích cực nhất. 
Mặc dù vậy Peer pressure cũng không thực sự xấu như nhiều người nghĩ. Áp
lực đồng trang lứa cũng là động lực tuyệt vời để thúc đẩy bạn trở nên hoàn
thiện hơn. Chúng ta có thể khai thác những mặt tốt, tiếp xúc với những người
tốt thì chúng ta sẽ có những tư duy và hành động tương tự. 
5 cách vượt qua áp lực đồng trang lứa
dành cho bạn
Để giảm áp lực đồng trang lứa, hãy thực hiện ngay một vài cách dưới đây.
Chắc chắn rằng bạn sẽ cảm thấy thoải mái và tự tin hơn vào chính bản thân
mình đấy. 

1. Luôn trân trọng bản thân 


Việc đầu tiên bạn cần phải làm để giảm áp lực đồng trang lứa chính là trân
trọng bản thân mình. Thay vì mải chạy theo một thứ gì đó bên ngoài, sao bạn
không tập trung sự chú ý vào những sở thích và nhu cầu cá nhân.
Hãy luôn nhớ rằng, bạn chỉ thực sự cảm thấy thoải mái, giải quyết được Peer
pressure khi cảm xúc được “gội rửa” sạch sẽ. Từ đó, bạn có thể dễ dàng
kiểm soát được hành vi, bỏ ngoài tai những lời “đàm tiếu” sai trái và không bị
phụ thuộc vào đánh giá của người khác. 

2. Xác định mục tiêu sống rõ ràng


Một mục đích sống rõ ràng, có chí hướng sẽ nhanh chóng giúp bạn thoát khỏi
áp lực đồng trang lứa. Những điều đó có thể đơn giản như: quan tâm tới gia
đình hơn, hạnh phúc hơn mỗi ngày, sống lành mạnh hơn hoặc học một bộ
môn nào đó mà bạn đam mê,...
Chỉ khi có mục đích sống rõ ràng, có chí hướng tiến lên thì bạn mới có động
lực để cố gắng. Chắc chắn rằng, bạn sẽ thấy thoải mái hơn khi chỉ tập trung
vào mục tiêu cá nhân của mình và không thèm “ngó ngàng” gì tới áp lực xung
quanh rồi.

3. Hiểu rõ giới hạn của mình 


Mỗi một người luôn có một khả năng tiềm ẩn và giới hạn riêng, không thể
đem so sánh giữa người này với người khác. Chẳng hề dễ dàng khi bạn đặt
ra ranh giới cho bản thân và trân trọng thành công của người khác nhưng bản
thân không thấy ganh ghét, buồn bã. 
Nhưng hãy đề cao tinh thần học hỏi, lấy người ấy làm gương và học hỏi mọi
thứ ở khía cạnh tích cực để bản thân ngày một hoàn thiện hơn. Đừng thấy
thất vọng về bản thân hay buông những lời nói không đúng về họ, bởi trong
tương lai có thể bạn sẽ là người phải nghe những câu tương tự. 

4. Bản thân luôn có sự lựa chọn


Coco Chanel đã từng nói: “Vẻ đẹp bắt đầu từ khoảnh khắc bạn quyết định là
chính mình”. Và câu nói này đã trở thành “kim chỉ nam” để nhiều người thoát
khỏi tình trạng áp lực đồng trang lứa Peer pressure. Chỉ khi bạn là chính
mình, hiểu rõ bản thân muốn gì và làm gì thì mới tự tin lựa chọn cuộc sống tốt
đẹp hơn.

Không có đúng hay sai, chỉ có những thứ đó có thực sự phù hợp với bạn hay
không. Và sẽ thật đáng tiếc nếu bạn không biết cách tận hưởng và lựa chọn
những điều tốt nhất cho bản thân mình. Hãy luôn nỗ lực và cố gắng, tạo cơ
hội để bản thân được lựa chọn hướng đi đúng đắn, tốt đẹp hơn bạn nhé.

5. Tôn trọng sự lựa chọn của người khác


Thêm một điều nữa mà những người đang bị Peer pressure nên làm chính là
tôn trọng sự lựa chọn của người khác. Họ đưa ra ý kiến và lựa chọn không
phải dựa vào tiêu chuẩn của bạn, nên đừng cảm thấy khó chịu khi không
đúng ý mình. Tôn trọng người khác cũng là tôn trọng bản thân mình. Và quan
trọng hơn là để tâm trạng luôn thoải mái, hạnh phúc với cuộc sống. 

Hi vọng với những thông tin mà chúng mình chia sẻ ở trên, quý bạn đọc đã
giải đáp được câu hỏi Peer pressure là gì và cách để vượt qua áp lực đồng
trang lứa tốt nhất. Hãy thường xuyên theo dõi thêm nhiều kiến thức hay tại
Coolmate về cuộc sống xung quanh mình bạn nhé. 

You might also like