You are on page 1of 35

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH


ĐẠI HỌC UEH

Đề tài: Tìm hiểu về Công ước và


Luật Vận Tải Quốc Tế trong khối ASEAN

Nhóm thực hiện : Nhóm 7 và Nhóm 8

Lớp : Vận tải bảo hiểm

Mã lớp học phần : 22C1BUS50312301

Giáo viên hướng : Trần Thị Anh Tâm

dẫn
MỤC LỤC

BẢNG PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC………………………..……………..…………………….. 2

HIỆP ĐỊNH ĐA PHƯƠNG ASEAN VỀ DỊCH VỤ HÀNG KHÔNG……................................ 3

NGHỊ ĐỊNH THƯ HỘI NHẬP ASEAN CHO NGÀNH DỊCH VỤ LOGISTICS…………… 13

HIỆP ĐỊNH KHUNG ASEAN VỀ THUẬN LỢI HÓA TRUNG CHUYỂN HÀNG HÓA….. 26

ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC HIỆP ĐỊNH TRÊN ĐỐI VỚI VIỆT NAM……………………….. 33

TỔNG KẾT……………………………………………………………………………………….. 33

NGUỒN THAM KHẢO……………………………………………………………..................... 34

1
BẢNG PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC
NHÓM HỌ VÀ TÊN MSSV NỘI DUNG THAM GIA

Hiệp định đa phương ASEAN về dịch vụ hàng


Mai Ngọc Hà Chi 31201027112
không

Trần Nguyễn Khánh Duy 31201020206 Thuyết trình

Hiệp định khung ASEAN về thuận lợi hóa trung


7 Phạm Thị Kim Phụng 31201020793
chuyển hàng hóa

Trần Khánh Vy 31201025971 Làm Powerpoint

Nghị định thư hội nhập ASEAN cho ngành dịch


Huỳnh Nguyễn Minh Ý 31201027295
vụ Logistics

Ảnh hưởng của các hiệp định trên đối với Việt
Thới Tạ Ngọc Hân 31201024262
Nam+Tổng kết+Tổng hợp

Trịnh Trường Phong 31201020776 Làm Powerpoint

Nghị định thư hội nhập ASEAN cho ngành dịch


Nguyễn Hữu Tài 31201024550
vụ Logistics
8
Hiệp định khung ASEAN về thuận lợi hóa trung
Đặng Đức Tùng 31201024552
chuyển hàng hóa

Hiệp định đa phương ASEAN về dịch vụ hàng


Đinh Ngọc Tân 31201025655
không

Nguyễn Thanh Tiến 31201023794 Thuyết trình

2
HIỆP ĐỊNH ĐA PHƯƠNG ASEAN VỀ DỊCH VỤ HÀNG KHÔNG

Các quốc gia thành viên của Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) gồm chính phủ
các nước Brunei Darussalam, Vương Quốc Cambodia, Cộng Hòa Indonesia, Cộng Hòa Dân Chủ
Nhân Dân Lào, Malaysia, Liên Bang Myanmar, Cộng Hòa Philippines, Cộng Hòa Singapore, Vương
Quốc Thái Lan và Cộng Hòa XHCN Việt Nam gọi chung là “Các Bên ký kết” hoặc gọi riêng là “bên
ký kết”.

Hiệp định nhắc lại Tuyên bố Hòa hợp ASEAN II (Bali Concord II) tại Bali, Indonesia ngày
7/10/2003, Chương trình hành động Viên ban hành tại Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 10 tổ chức
ngày 28/11/ 2004, quyết định của Hội nghị Bộ trưởng Giao thông vận tải lần thứ 10 tổ chức tại
Phnom Penh, Cambodia ngày 23/11/2004, và đã thỏa thuận như sau:

ĐIỀU 1: ĐỊNH NGHĨA

1. “Công ước” nghĩa là Công ước về hàng không dân dụng quốc tế, ký tại Chicago, ngày
7/12/1944, gồm (i) bất kỳ sửa đổi nào có hiệu lực theo Điều 94 (a) [1]của Công ước và (ii)
Phụ lục hoặc sửa đổi của Phụ lục thông qua theo Điều 90 [2]và những Phụ lục hoặc sửa
đổi có hiệu lực tại các Bên ký kết của Hiệp định này tại bất cứ thời gian nào.
2. “Nhà chức trách hàng không” là Bộ trưởng hoặc đơn vị tổ chức nào được ủy quyền chịu
trách nhiệm về Hàng không dân dụng.
3. “Hãng hàng không được chỉ định” (gọi chung là “hãng hàng không”) là hàng hàng không
được chỉ định và ủy quyền theo Điều 3 của Hiệp định này.
4. “Lãnh thổ” gồm lãnh thổ đất liền, nội thủy, lãnh hải, vùng nước quần đảo, đáy biển và lớp
đất dưới và vùng trời phía trên
5. “Dịch vụ hàng không”: bất kỳ dịch vụ hàng không thường lệ do tàu bay thực hiện để vận
chuyển hàng khách, bưu kiện hoặc hàng hóa; “Dịch vụ hàng không quốc tế”: dịch vụ hàng
không thông qua vùng trời của tối thiểu hai quốc gia; “Hãng hàng không”: bất kỳ doanh
nghiệp vận chuyển hàng không cung ứng hoặc khai thác dịch vụ hàng không quốc tế.
6. “Biểu giá”: giá trả cho chuyên chở hành khách, hàng hóa và những điều kiện mà giá áp
dụng, đồm điều kiện cho đại lý và các dịch vụ phụ trợ nhưng không bao gồm thù lao và

3
các điều kiện vận chuyển thư tín. “Các đường bay được chỉ định”: tuyến hàng không được
nêu trong phụ lục danh mục đường bay của Hiệp định này
7. “Các dịch vụ được thỏa thuận”: dịch vụ không dùng để chuyên chở hành khách, hàng hóa
và/hoặc thư tách riêng hoặc kết hợp để thu tiền thù lao hoặc tiền cho thuê trên các đường
bay được chỉ định.
8. “Tạm dừng không vì mục đích thương mại”: hạ cánh nhằm bất kỳ mục đích nào ngoại trừ
bỏ hàng khách, hàng hóa hoặc bưu kiện.
9. “Hiệp định”: là hiệp định này và các văn bản sửa đổi liên quan.

ĐIỀU 2: TRAO QUYỀN:

1. Mỗi Bên ký kết trao cho Bên ký kết kia các quyền sau đây:
a. Quyền bay qua lãnh thổ của của Bên ký kết mà không hạ cánh
b. Quyền hạ cánh trên lãnh thổ nước mình không nhằm mục đích thương mại
c. Các quyền khác được quy định trong hiệp định này, bao gồm quyền trong Phụ lục I
và II.
2. Các hãng hàng không của mỗi Bên ký kết, không gồm các hãng hàng không được chỉ định
được hưởng quyền tại các khoản 1(a) và (b) của điều này nhưng phải đáp ứng các điều kiện
nêu bởi Bên ký kết.
3. Các hãng hàng không không được quyền nhận khách, hàng hóa hoặc thư trong lãnh thổ của
một Bên ký kết khác và bay đến điểm khác trong lãnh thổ của bên ký kết đó.

ĐIỀU 3: CHỈ ĐỊNH VÀ ỦY QUYỀN CHO CÁC HÃNG HÀNG KHÔNG

1. Mỗi bên ký kết có quyền chỉ định các hãng hàng không số lượng tùy thích cho mục đích
tiến hành các dịch vụ hàng không quốc tế và có quyền rút/ thay đổi chỉ định. Chỉ định
được gửi đến Tổng thư ký ASEAN để thông báo các Bên ký kết.
2. Sau khi nhận được chỉ định và hồ sơ đăng ký, mỗi Bên ký kết phải cấp thẩm quyền hoạt
động và giấy phép kỹ thuật phù hợp nhanh nhất, miễn là:
a. Trao quyền sở hữu cơ bản và kiểm soát của hãng hàng không được trao cho Bên ký
kết chỉ định hãng hàng không và/hoặc công dân của họ; hoặc hãng hàng không đó có
thể có trụ sở hoạt động trong lãnh thổ của các bên ký kết.

4
b. Hãng hàng không phải đáp ứng các điều kiện khác nêu trong luật, quy chế đưa ra bởi
Bên ký kết
c. Hãng hàng không phải tuân thủ Điều 5 và Điều 6 của Hiệp định.
4. Các bên ký kết cấp thẩm quyền hoạt động theo khoản 2 điều này phải thông báo cho Tổng
thư ký ASEAN để thông báo cho các Bên ký kết.

ĐIỀU 4: GIỮ LẠI, TỊCH THU, ĐÌNH CHỈ VÀ GIỚI HẠN ỦY QUYỀN

1. Mỗi bên ký kết có quyền giữ lại, tịch thu, đình chỉ và giới hạn ủy quyền thẩm quyền hoạt
động hoặc giấy phép kĩ thuật của hãng hàng không Bên ký kết khác tạm thời hoặc vĩnh
viễn nếu
a. Hãng hàng không không đủ tư cách theo Điều 3, khoảng 2 (a)
b. Hãng hàng không không tuân theo Điều 14 của Hiệp định
c. Bên ký kết kia không duy trì và thực hiện Điều 5 của Hiệp định
2. Trừ khi Bên ký kết kia không tuân thủ các khoảng 1 (b) và 1(c) của điều này, điều khoản
này được thực hiện sau khi tham vấn với Bên ký kết chỉ định hãng hàng không, theo các
điều kiện được nêu tại Điều 16.
3. Phải thông báo đến Tổng thư ký ASEAN để thông báo cho tất cả các Bên ký kết nếu thực
hiện Điều 4 hiệp định này.
4. Điều này không giới hạn quyền của bất kỳ Bên ký kết nào trong việc thực hiện điều này
với các hãng hàng không của các Bên ký kết kia theo các điều khoản của Điều 6 hiệp định
này.

ĐIỀU 5: AN TOÀN

1. Mỗi Bên ký kết phải công nhận giấy chứng nhận đủ điều kiện bay, giấy chứng nhận tay
nghề và các giấy phép được ban hành hoặc được xác nhận bởi Bên chỉ định hãng hàng
không đó và vẫn còn hiệu lực, miễn là giấy phép đáp ứng điều kiện trong Công ước. Tuy
nhiên, mỗi Bên được quyền từ chối công nhận giá trị của các giấy tờ này.
2. Mỗi Bên ký kết có thể đề nghị các buổi tham vấn liên quan đến an toàn hàng không và
tiêu chuẩn hàng không để tìm hiểu các điều kiện của Bên ký kết kia, nếu Bên ký kết đầu
tiên thấy Bên ký kết kia không duy trì và thực hiện các tiêu chuẩn về an toàn hàng không
theo Công ước; Bên ký kết kia phải được thông báo và tiến hành sửa sai. Mỗi bên ký kết
5
có quyền giữ lại, thu hồi, đình chỉ, áp đặt điều kiện hoặc giới hạn hoạt động hoặc giấy
phép kỹ thuật nếu Bên ký kết kia không sửa sai trong khoảng thời gian hợp lý.

ĐIỀU 6: AN NINH HÀNG KHÔNG

1. Căn cứ quyền lợi và nghĩa vụ của mình dưới luật pháp quốc tế, các Bên ký kết tái khẳng
định rằng phải bảo vệ an ninh hàng không dân dụng trước các hành vi can thiệp bất hợp
pháp. Bên ký kết phải hành xử một cách cụ thể phù hợp với các điều khoản của Công ước
về các hành vi phạm tội và một số hành vi khác thực hiện trên máy bay, ký tại Tokyo
ngày 14/9/1963, Công ước về trấn áp việc chiếm giữ máy bay bất hợp pháp, ký tại Lahay
ngày 16/12/1970, Công ước ngăn chặn các hành vi bất hợp pháp chống lại an toàn hàng
không dân dụng, ký tại Montreal ngày 23/9/1971, các công ước hoặc nghị định thư nào
mà tất cả Bên ký kết tuân theo.
2. Các Bên ký kết phải cung cấp sự hỗ trợ cho nhau nhằm ngăn hành vi chiếm giữ bất hợp
pháp máy bay dân dụng và các hành vi khác đối với an toàn hàng không, và xử lý các mối
đe dọa.
3. Các Bên ký kết thực hiện đúng các điều khoản an ninh hàng không ở mục phụ lục của
Công ước, yêu cầu người khai thác máy bay trong danh sách đăng ký, người khai thác
máy bay có trụ sở hoạt động chính hoặc nơi thường trú trong lãnh thổ mình và người khai
thác sân bay trong lãnh thổ phải thực hiện theo đúng các điều khoản an ninh hàng không.
4. Mỗi Bên ký tuân thủ các điều khoản an ninh được yêu cầu bởi các Bên ký kết khác khi
bay vào, xuất phát và trong quá trình ở lại lãnh thổ họ. Mỗi bên cần xem xét tích cực về
bất cứ đề nghị nào từ một Bên ký kết khác về các biện pháp an ninh đặc biệt nhằm ứng
phó trước bất kỳ một đe dọa nào.
5. Khi các sự cố hoặc đe dọa từ các hành vi bất hợp pháp, các Bên ký kết cần liên lạc và tìm
biện pháp phù hợp để chấm dứt các sự cố hoặc đe dọa này.
6. Nếu Bên ký kết kia không tuân theo điều khoản về an ninh, các nhà chức trách hàng
không của Bên ký kết đó có thể đề nghị tham vấn ngay lập tức với Bên ký kết kia. Nếu
không đạt được thỏa thuận chính đáng trong 15 ngày từ ngày nhận được đề nghị có thể
thực hiện theo điều 4. Khi xảy ra tình huống khẩn cấp, một Bên ký kết có thể tiến hành
một hành động tạm thời trước khi hết hạn 15 ngày.

6
7. Mỗi Bên ký kết phải yêu cầu Bên cung cấp dịch vụ gửi chương trình an ninh vận hành đã
được các nhà chức trách của họ phê duyệt để chấp thuận.

ĐIỀU 7: BIỂU GIÁ

1. Biểu giá phải được thiết lập ở mức hợp lý, tính đến các yếu tố liên quan gồm lợi ích của
người sử dụng, chi phí hoạt động, các đặc điểm dịch vụ, lợi nhuận hợp lý, biểu giá của các
hãng hàng không khác và những xem xét thương mại khác trên thị trường.
2. Biểu giá không cần nộp hoặc được chấp nhận bởi một trong hai Bên ký kết, Tuy nhiên,
trong trường hợp luật pháp của một Bên đòi hỏi thì cần phải có thỏa thuận trước áp dụng.
3. Các bên ký kết thống nhất lưu ý đến các biểu giá có thể không được chấp nhận do những
dấu hiệu phân biệt đối xử, mức giá cao quá mức hoặc những hạn chế không thể chấp nhận
xuất phát từ hành vi lạm dụng vị thế khống chế, hoặc mức giá thấp do nhận trợ cấp trực
tiếp hoặc gián tiếp từ chính phủ, hoặc các hoạt động hạn chế cạnh tranh khác.
4. Hãng hàng không phải cung cấp đủ thông tin về giá vé cũng như các điều kiện kèm theo
trong thông tin quảng cáo liên quan đến vé máy bay.

ĐIỀU 8: KHAI THÁC MÁY BAY THUÊ

1. Hãng hàng không đề xuất sử dụng máy bay thuê cho các dịch vụ được quy định trong Hiệp
định này, phải thỏa mãn
a. Thỏa thuận này không tương đồng với việc cấp thương quyền cho một hãng hàng
không cho thuê trừ khi những thương quyền họ có sẵn;
b. Lợi ích của hãng cho thuê không phụ thuộc vào lợi nhuận hoặc thua lỗ của hãng có liên
quan
c. Trách nhiệm về tiêu chuẩn hoạt động và bảo trì của bất kỳ máy bay thuê do hãng hàng
không khai thác phải phù hợp với công ước
2. Hãng hàng không được phép cung cấp dịch vụ sử dụng máy bay cho thuê miễn là hợp đồng
cho thuê thỏa mãn điều kiện liệt kê trong khoảng 1 Điều này.

ĐIỀU 9: HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI

1. Hãng hàng không của các bên ký kết khi tuân thủ pháp luật có quyền:

7
a. Được phép đem và sử dụng các nhân sự quản lý, chuyên gia, thiết bị văn phòng,
các vật liệu quảng cáo và thiết bị liên quan cần cho việc khai thác dịch vụ hàng
không quốc tế trong khu vực lãnh thổ bên đối tác ký kết.
b. Thiết lập văn phòng tại vùng lãnh thổ nhằm cung cấp, quảng cáo và bán dịch vụ
hàng không.
c. Hợp pháp tự do bán các dịch vụ hàng không theo quy định thông qua các đại lý
trong phần lãnh thổ Bên đối tác ký kết: Chấp nhận bất kỳ ai tham gia giao dịch dịch
vụ và sử dụng tiền tệ địa phương hoặc ngoại tệ.
d. Dịch vụ đổi tiền tệ và chuyển tiền được chấp nhận ngay lập tức và không bị áp đặt
rào cản hoặc đánh thuế theo tỉ giá áp dụng tại thời điểm giao dịch vào ngày đầu
hãng hàng không đăng kí chuyển tiền đầu tiên.
e. Chấp nhận sử dụng các loại tiền tệ được chuyển đổi tự do theo quy định tiền tệ của
địa phương để thanh toán các khoản chi phí bên trong khu vực lãnh thổ của các bên
ký kết.
2. Các hãng hàng không có thể ký kết các thoả thuận hợp tác tiếp thị đối với các hãng hàng
không của cùng một bên ký kết hoặc của bên ký kết khác miễn sao trong phạm vi các quy
định trong bản thoả thuận.
3. Hãng hàng không phải giải thích rõ mục đích khi bán dịch vụ cho khách hàng
a. Hãng hàng không vận hàng
b. Hãng hàng không chịu ký kết hợp đồng mua bán

ĐIỀU 10: PHÍ SỬ DỤNG

1. Khi ký kết thỏa thuận, các bên ký kết không được áp đặt các mức phí sử dụng hãng hàng
không cao hơn mức phí của mình lên đối tác ký kết khi khai thác các dịch vụ hàng không
quốc tế
2. Khuyến khích trao đổi, tham vấn về chi phí sử dụng giữa các cơ quan thu phí. Bất kì sự thay
đổi về phí sử dụng phải thông báo đến người sử dụng để họ bày tỏ quan điểm trước những
thay đổi đó.

ĐIỀU 11: THUẾ HẢI QUAN

8
1. Mỗi bên ký kết thỏa thuận phải miễn trừ một hoặc nhiều hãng hàng không của bên ký kết kia
đến mức tối đa có thể theo luật pháp quốc gia về thuế hải quan, thuế tiêu thụ đặc biệt, phí
kiểm tra và các loại thuế khác đối với: máy bay, nhiên liệu, thiết bị mặt đất, dầu nhớt,... hoặc
các quảng cáo có biểu tượng công ty với mục đích sử dụng hoặc được sử dụng để khai thác
dịch vụ hàng không của các hãng hàng không
2. Các miễn trừ được áp dụng cho hàng hoá:
a. Được phép sử dụng hãng hàng không của bên ký kết khác đưa vào lãnh thổ của bên ký
kết
b. Được phép lưu lại trên máy bay hoặc hãng hàng không của bên ký kết khi đến hoặc rời
lãnh thổ của bên ký kết khác
c. Được phép mang lên máy bay của một hãng hàng không bên ký kết trong lãnh thổ các
hàng hoá được sử dụng cho mục đích khai thác các dịch vụ đã thoả thuận.
3. Được phép mang các thiết bị phục vụ bay thông thường, hay hàng hoá, thiết bị khi và chỉ khi
được sự chấp thuận của cơ quan hải quan của lãnh thổ, và các hàng hoá này thường được giữ
lại trên máy bay của bất kỳ bên ký kết nào.
4. Các miễn trừ cũng được áp dụng đối với một hãng hàng không của một bên ký kết tham gia
hợp đồng với một hãng hàng không khác.

ĐIỀU 12: CẠNH TRANH CÔNG BẰNG

Mỗi bên ký kết thống nhất:

1. Mỗi bên có cơ hội cạnh tranh ngang nhau về dịch vụ hàng không quốc tế theo quy định Hiệp
định
2. Các hành động như: loại bỏ các kiểu phân biệt đối xử, hoạt động hạn chế cạnh tranh bởi bên
ký kết hoặc các hãng hàng không được coi là gây bất lợi đến vị thế cạnh tranh

ĐIỀU 13: CÁC BIỆN PHÁP BẢO VỆ

1. Các hoạt động được thống nhất xem xét gây ảnh hưởng hạn chế cạnh tranh như:
a. Thu tiền vé trên các đường bay với mức giá gộp chung
b. Hành vi chuyên chở vượt sức hoặc tần suất dịch vụ hàng không quốc tế cao
c. Các hành động nghi vấn có ảnh hưởng đến kinh tế, tổn thất cho hãng hàng không khác

9
d. Các hành động có ý định làm ảnh hưởng tê liệt, loại trừ hoặc có ý định trừ khử một
hãng hàng không ra khỏi thị trường
e. Các hành vi cho là đang lạm dụng chức quyền khống chế đường bay
2. Chính sách hỗ trợ của nhà nước cần minh bạch giữa các bên liên quan, không bóp méo sự
cạnh tranh giữa các hãng hàng không. Cần cung cấp đầy đủ thông tin về các khoản trợ cấp,
sửa đổi, gia hạn trợ cấp cho Bên ký kết khác khi được yêu cầu. Thông tin này có tính chất
nhạy cảm và được bảo mật cao nhất.
3. Được yêu cầu tham vấn, trao đổi khi một bên ký kết cảm thấy có sự bất bình đẳng giữa sự
cạnh tranh, hay hỗ trợ thái quá của nhà nước. Và buổi tham vấn được diễn ra trong 15 ngày
kể từ ngày được đề nghị.
4. Nếu buổi tham vấn không có giải pháp cho vấn đề, thì sẽ giải quyết tranh chấp theo Điều 17
5. Các bên có quyền giữ lại, tịch thu, đình chỉ hay áp đặt điều kiện và giới hạn thẩm quyền đối
với một hãng hàng không, nếu có cơ sở về hoạt động thiếu công bằng liên quan đến khoản 1
và 2

ĐIỀU 14: ÁP DỤNG LUẬT VÀ CÁC QUY ĐỊNH

1. Các bên phải tuân thủ luật pháp và quy định liên quan đến việc khai thác và dẫn đường hàng
không khi vào, lưu lại và rời khỏi lãnh thổ của một Bên ký kết.
2. Hành khách, phi công, tiếp viên và hành hoá của các hãng hàng không đều phải tuân thủ luật
pháp và quy định về vấn đề tiếp nhận, hoặc rời lãnh thổ: nhập cảnh, khai báo hải quan, an
ninh hàng không, nhập cư, …
3. Hành khách, hành lý và hàng hoá quá cảnh không cần phải chịu sự kiểm tra ngoại từ vấn đề
an ninh, kiểm soát chất gây nghiện, ngăn nhập cư bất hợp pháp hoặc các trường hợp đặc biệt.

ĐIỀU 15: THỐNG KÊ

Nhà chức trách các bên cần cung cấp các số liệu thống kê hoặc thông tin tương tự liên quan
đến vận chuyển, hoặc dịch vụ được thoả thuận

ĐIỀU 16: THAM VẤN VÀ SỬA ĐỔI

1. Các nhà chức trách các bên cần thỉnh thoảng trao đổi với nhau nhằm đảm bảo thực hiện điều
khoản trong Hiệp định. Các buổi tham vấn cần được tiến hàng vào ngày sớm nhất có thể

10
nhưng không muộn hơn 60 ngày từ ngày nhận được đề nghị. Văn bản đề nghị cần phải đưa
ra được giải thích về các vấn đề. Khi buổi tham vấn xảy ra, các bên ký kết phải được thông
báo và bất cứ bên ký kết nào cũng có thể tham dự. Và tất cả các bên ký kết và Tổng thư ký
ASEAN phải được thông báo về kết quả.
2. Một phần ba Bên ký kết xét thấy cần phải sửa đổi bất kỳ điều khoản nào trong Hiệp định, họ
có quyền chuyển đề nghị lên Tổng thư ký ASEAN, không sớm hơn mười hai tháng sau khi
Hiệp định này có hiệu lực, để triệu tập một cuộc họp của tất cả các Bên ký kết nhằm xem xét
bất kỳ sửa đổi nào mà họ có thể đề xuất.

ĐIỀU 17: GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP

Áp dụng “Các điều khoản của Nghị định thư ASEAN về Cơ chế giải quyết tranh chấp”, ký tại
Viêng Chăn, Lào ngày 29/11/2004 để giải quyết tranh chấp phát sinh.

ĐIỀU 18: MỐI QUAN HỆ VỚI CÁC HIỆP ĐỊNH KHÁC

1. Hiệp định này không ảnh hưởng đến quyền và nghĩa vụ của các Bên ký kết dưới bất kỳ hiệp
định hoặc công ước quốc tế hiện hữu nào.
2. Không có quy định nào trong Hiệp định này là gây phương hại đến quyền hoặc việc thực
hiện các quyền này bởi bất kỳ Bên ký kết nào dưới các điều khoản của Công ước LHQ về
Luật Biển năm 1982
3. Nếu sự thiếu nhất quán có liên quan đến các điều khoản về an toàn và an ninh hàng không,
các điều khoản nào mô tả tiêu chuẩn cao hơn hoặc nghiêm ngặt hơn về an toàn hoặc an ninh
hàng không sẽ làm cơ sở áp dụng.

ĐIỀU 19: CÁC ĐIỀU KHOẢN CUỐI

1. Hiệp định này được đệ trình lên Tổng thư ký ASEAN để chuyển đến tất cả các Bên ký kết
2. Hiệp định này phụ thuộc vào việc phê chuẩn hoặc chấp thuận của các Bên ký kết. Văn kiện
phê chuẩn hoặc chấp thuận được đệ trình lên Tổng thư ký ASEAN để chuyển đến tất cả các
Bên ký kết
3. Hiệp định có hiệu lực vào ngày Văn kiện phê chuẩn hoặc chấp thuận lần thứ ba được gửi lên
Tổng thư ký ASEAN và có hiệu lực giữa các Bên ký kết đã phê chuẩn hoặc chấp thuận.

11
4. Tổng thư ký ASEAN đăng ký Hiệp định này với Tổ chức hàng không dân dụng quốc tế
ICAO ngay khi có hiệu lực.
5. Hiệp định được làm tại Manila, Philippines ngày 20 tháng 5 năm 2009, thành một bản gốc
duy nhất bằng tiếng Anh.

PHỤ LỤC I: DỊCH VỤ HÀNG KHÔNG ĐƯỢC CAM KẾT

MỤC 1: ĐƯỜNG BAY

1. Các hãng hàng không căn cứ theo các điều khoản chỉ định của mình, có quyền khai thác từ
bất kỳ điểm nào trong lãnh thổ của mình thông qua các điểm trung gian để đến các điểm
trong lãnh thổ các bên và các điểm xa hơn nữa theo phương thức kết hợp hoặc bất kỳ trình tự
nào, miễn sao tất cả các điểm đều là sân bay quốc tế.
2. Quyền được mang lên hoặc đưa hành khách, hành lý, hàng hóa hoặc thư tín xuống lãnh thổ
của bất kỳ bên ký kết có mục đích bay hoặc xuất phát từ các điểm trong lãnh thổ của các bên,
tất cả phụ thuộc vào thỏa thuận giữa các nhà chức trách.

MỤC 2: TÍNH LINH HOẠT TRONG KHAI THÁC

1. Mỗi hãng hàng không, trên bất kỳ hoặc tất cả các chuyến bay, có thể lựa chọn:
a. Khai thác các chuyến bay theo một hoặc hai hướng
b. Kết hợp các số chuyến bay khác nhau trong phạm vi khai thác một máy bay
c. Phục vụ các điểm nội địa, trung gian và xa hơn nữa trong lãnh thổ theo phương thức
kết hợp và bất kỳ hình thức nào
d. Bỏ qua các điểm hạ cánh
e. Chuyển đổi từ máy bay này sang bất kỳ máy bay khác
f. Khai thác các điểm hàng không cho việc thay đổi máy bay, số hiệu chuyến bay, quảng
cáo, bán dịch vụ,... miễn là được tiến hành tại một điểm trong lãnh thổ bên ký kết chỉ
định.
2. Trên bất kỳ phân khúc đường bay, hãng hàng không không bị hạn chế về thay đổi dịch vụ
hàng không quốc tế, miễn là trong hai trường hợp:
a. Hướng bay đi: tiếp nối dịch vụ từ lãnh thổ bên ký kết chỉ định
b. Hướng bay vào: tiếp nối dịch vụ từ hãng hàng không từ ngoài điểm tới.
3. Các sự điều chỉnh liên quan phải được xem xét ít nhất 15 ngày trước khi thực hiện
12
4. Đối với chuyến bay bổ sung: ngoài lịch trình được phê duyệt, hãng phải gửi văn bản đề nghị
đến nhà chức trách. Văn bản thường phải được nộp chậm nhất 4 ngày làm việc trước khi
chuyến bay đó được khởi hành

PHỤ LỤC II: CÁC NGHỊ ĐỊNH THƯ

Các Bên ký kết các nghị định thư dưới đây là một phần không tách rời của Hiệp định:

Nghị định thư 1 Thương quyền ba và bốn không giới hạn trong tiểu vùng ASEAN

Nghị định thư 2 Thương quyền năm không giới hạn trong tiểu vùng ASEAN

Nghị định thư 3 Thương quyền ba và bốn không giới hạn giữa các tiểu vùng ASEAN

Nghị định thư 4 Thương quyền năm không giới hạn giữa các tiểu vùng ASEAN

Nghị định thư 5 Thương quyền ba và bốn không giới hạn giữa các thủ phủ ASEAN

Nghị định thư 6 Thương quyền năm không giới hạn giữa các thủ phủ ASEAN

[1] ĐIỀU 94. SỬA ĐỔI CÔNG ƯỚC

Mọi đề nghị sửa đổi công ước phải được ⅔ số phiếu của Đại hội đồng và có hiệu lực với các Quốc gia phê
chuẩn sửa đổi này.

[2] ĐIỀU 90. THÔNG QUA VÀ SỬA ĐỔI PHỤ LỤC: Phải được ⅔ số thành viên được triệu tập đến cuộc họp đồng
ý, Phụ lục và sửa đổi Phụ lục phải có hiệu lực sau 3 tháng kể từ ngày gửi phụ lục tới Quốc gia ký kết hoặc có thời gian
dài hơn hội đồng quy định.

NGHỊ ĐỊNH THƯ HỘI NHẬP ASEAN CHO NGÀNH DỊCH VỤ LOGISTICS

Thành phố Makati, Philippines ngày 24 tháng 8 năm 2007

Chính phủ Brunei Darussalam, Vương quốc Campuchia, Cộng hòa Indonesia, Cộng hòa Dân
chủ Nhân dân Lào (sau đây gọi là “CHDCND Lào”), Malaysia, Liên bang Myanmar, Cộng hòa

13
Philippines, Cộng hòa Singapore, Vương quốc Thái Lan và Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam,
các Quốc gia thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (sau đây được gọi chung là
“ASEAN” hoặc “Các quốc gia thành viên” hoặc đơn lẻ là “Thành viên Tiểu bang");

NHẮC LẠI Hiệp định khung ASEAN về hội nhập các lĩnh vực ưu tiên được các nhà Lãnh
đạo ký ngày 29 tháng 11 năm 2004 tại Viêng Chăn, CHDCND Lào (sau đây gọi là “Hiệp định
khung”) và Hiệp định khung (sửa đổi) để tích hợp các lĩnh vực ưu tiên như một từng bước hiện thực
hóa Cộng đồng Kinh tế ASEAN;

NHẮC LẠI Điều 10 của Hiệp định khung, theo đó các Quốc gia Thành viên nhất trí xúc tiến
việc phát triển các dịch vụ hậu cần vận tải tích hợp trong ASEAN thông qua các biện pháp nêu trong
đó;

LƯU Ý rằng Điều 20 của Hiệp định khung quy định việc các Bộ trưởng chịu trách nhiệm về
Hội nhập Kinh tế ASEAN xem xét Hiệp định khung nhằm mục đích xem xét các biện pháp tiếp theo
và / hoặc các lĩnh vực khác để hội nhập ưu tiên;

NHẮC LẠI quyết định của Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế ASEAN lần thứ 37 tổ chức tại Viêng
Chăn, CHDCND Lào ngày 28 tháng 9 năm 2005 về nghiên cứu xác định các biện pháp phát triển
ngành dịch vụ logistics ưu tiên hội nhập;

ĐIỀU CHỈNH cam kết mạnh mẽ của ASEAN đối với việc thúc đẩy thành lập Cộng đồng
ASEAN vào năm 2015 theo tầm nhìn ASEAN 2020 và Tuyên bố Hòa hợp ASEAN II, trong ba trụ
cột là Cộng đồng An ninh ASEAN, Cộng đồng Kinh tế ASEAN và Cộng đồng Văn hóa - Xã hội
ASEAN; và

HIỆN CÓ đã thực hiện một vòng đàm phán ban đầu và kết thúc lộ trình hội nhập đầy đủ lĩnh
vực dịch vụ logistics trong ASEAN,

ĐÃ ĐỒNG Ý NHƯ SAU:

ĐIỀU 1: MỤC TIÊU

Nghị định thư này đưa ra các biện pháp như trong Lộ trình nêu tại đoạn 1 (b) Điều 2 sẽ được
các Quốc gia Thành viên thực hiện trên cơ sở ưu tiên để tạo điều kiện cho sự hội nhập tiến bộ, nhanh
chóng và có hệ thống của lĩnh vực dịch vụ hậu cần.
14
ĐIỀU 2: BIỆN PHÁP

1. Các biện pháp hội nhập sẽ được theo đuổi được nhóm thành hai loại lớn, có tính đến các hiệp
định liên quan hiện có hoặc các biện pháp đã cam kết có liên quan trước đó, đó là:
a. Các biện pháp chung cắt ngang tất cả các lĩnh vực ưu tiên được quy định trong Hiệp
định khung
b. Các biện pháp cụ thể có liên quan trực tiếp đến lĩnh vực dịch vụ logistics.
2. Tất cả các loại biện pháp sẽ được thực hiện song song.
3. Hội nghị các quan chức kinh tế cao cấp ASEAN (SEOM) tham vấn với các cơ quan ban
ngành khác có thể tiến hành các cuộc đàm phán bổ sung, khi cần thiết, để xem xét các biện
pháp hội nhập mới cho ngành.

ĐIỀU 3: PHỤ LỤC

1. Lộ trình Hội nhập Ngành Dịch vụ Logistics sẽ được phụ lục dưới dạng Phụ lục I và sẽ tạo
thành một phần không thể tách rời của Nghị định thư này.
2. Các biện pháp bổ sung khác với những biện pháp được xác định trong Phụ lục I có thể được
đưa ra, khi được cho là cần thiết thông qua một sửa đổi theo đoạn 2 của Điều 4 của Nghị định
thư này.

ĐIỀU 4: ĐIỀU KHOẢN CUỐI CÙNG

1. Các Quốc gia Thành viên sẽ thực hiện các biện pháp thích hợp để thực hiện các nghĩa vụ đã
thỏa thuận phát sinh từ Nghị định thư này.
2. Các điều khoản của nghị định thư này có thể được sửa đổi bằng văn bản với sự nhất trí của tất
cả các quốc gia thành viên.
3. Nghị định thư này sẽ có hiệu lực sau 180 (một trăm tám mươi) ngày kể từ ngày ký. Ngoài thời
điểm có hiệu lực đã xác định, các quốc gia thành viên cam kết sẽ thực hiện các nghĩa vụ phát
sinh trước ngày có hiệu lực của nghị định thư này phù hợp với các mốc thời gian được nêu ra
trong Hiệp định khung về Tích hợp các lĩnh vực ưu tiên và lộ trình cho tích hợp lĩnh vực dịch
vụ Logistics kèm theo Nghị định thư này.
4. Nghị định thư này sẽ được lưu chiểu cho Tổng thư ký ASEAN, người sẽ cung cấp một bản
sao có chứng thực cho mỗi quốc gia thành viên.

15
ĐỂ LÀM BẰNG CHỨNG, những người ký tên dưới đây, được Chính phủ nước mình ủy
quyền hợp lệ, đã ký Nghị định thư hội nhập ngành ASEAN cho ngành Dịch vụ Logistics.

HOÀN THÀNH TẠI: Thành phố Makati, Philippines ngày 24/08/2007, bằng một bản gốc
duy nhất bằng tiếng Anh.

Quốc gia Tên người ký Chức vụ


Thứ trưởng Bộ Ngoại giao và Thương
Brunei Darussalam LIM JOCK SENG
mại
Bộ trưởng cao cấp và Bộ trưởng thương
Vương quốc Campuchia CHAM PRASIDH
mại
MARI ELKA
Cộng hòa Indonesia Bộ trưởng thương mại
PANGESTU
Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào NAM VIYAKETH Bộ trưởng Bộ Công thương
Bộ trưởng Thương mại Quốc tế và Công
Malaysia RAFIDAH AZIZ
nghiệp
Bộ trưởng Kế hoạch và Phát triển Kinh
Liên minh Myanmar U SOE THA
tế Quốc gia
Cộng hòa Philippines PETER B. FAVILA Bộ trưởng Thương mại và Công nghiệp
Bộ trưởng Bộ Thương mại và Công
Cộng hòa Singapore LIM HNG KIANG
nghiệp
KRIRK-KRAI
Vương quốc Thái Lan Bộ trưởng thương mại
JIRAPAET
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt VŨ HUY HOÀNG Bộ trưởng Bộ Công thương
Nam

PHỤ LỤC 1: SƠ ĐỒ HỘI NHẬP DỊCH VỤ LOGISTICS

MỤC 1: MỤC TIÊU

Mục tiêu của sáng kiến này là:

16
1. Tạo ra một thị trường chung ASEAN vào năm 2015 bằng cách tăng cường hội nhập kinh tế
ASEAN thông qua các biện pháp tự do hóa và tạo thuận lợi trong lĩnh vực dịch vụ logistics;

2. Hỗ trợ thiết lập và nâng cao khả năng cạnh tranh của một cơ sở sản xuất ASEAN thông qua
việc tạo ra một môi trường logistics ASEAN hội nhập.

MỤC 2: BIỆN PHÁP

Lộ trình này cung cấp các hành động cụ thể mà các nước thành viên ASEAN sẽ theo đuổi để
đạt được sự hội nhập lớn hơn và đáng kể của dịch vụ logistics trong ASEAN, thông qua việc thực
hiện tiến bộ các biện pháp, bao gồm tự do hóa dịch vụ logistics, nâng cao khả năng cạnh tranh của
các nhà cung cấp dịch vụ logistics ASEAN thông qua thương mại và dịch vụ logistics, mở rộng năng
lực của các nhà cung cấp dịch vụ logistics trong ASEAN, phát triển nguồn nhân lực, nâng cao vận
tải đa phương thức và đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng.

MỤC 3: PHẠM VI ÁP DỤNG

Phạm vi áp dụng của các biện pháp sẽ bao gồm vận chuyển hàng hóa và các hoạt động liên
quan. Việc thực hiện các biện pháp cụ thể phải tuân theo các luật và quy định của quốc gia có liên
quan.

MỤC 4: PHỐI HỢP

Hội nghị các quan chức kinh tế cao cấp (SEOM) sẽ là cơ quan điều phối và giám sát tổng thể
việc thực hiện Lộ trình này, với Việt Nam là Điều phối viên quốc gia.

MỐC THỜI
STT CÁC BIỆN PHÁP BÊN THỰC HIỆN
GIAN

VẤN ĐỀ CỤ THỂ

Nước thành viên sẽ nỗ lực để đạt được tối đa sự tự do hóa của các dịch vụ logistics trong
I
các lĩnh vực sau (1):

17
CPC Điều phối về
1 Dịch vụ xếp dỡ hàng hóa 2013
741 Dịch vụ (CCS)

CPC
2 Dịch vụ lưu kho và kho bãi. CCS 2013
742

CPC
3 Dịch vụ đại lý vận tải hàng hóa CCS 2013
748

CPC
4 Các dịch vụ phụ trợ khác (2) CCS 2013
749

CPC
5 Dịch vụ chuyển phát nhanh (3) CCS 2013
7512 **

CPC
6 Dịch vụ đóng gói CCS 2013
876

7 Dịch vụ thông quan (4) CCS và Ủy ban (CCC) 2013

Dịch vụ vận tải hàng hải

Vận tải hàng hóa quốc tế không bao CPC


8 CCS 2013
gồm vận tải ven biển (Cabotage) 7212

Dịch vụ vận tải hàng không

Thực hiện Hiệp định Đa phương Hội nghị Quan chức


Tháng 12 năm
9 ASEAN về Tự do hóa Hoàn toàn Cấp cao Giao thông
2008
Dịch vụ Vận tải Hàng không Vận tải (STOM)

18
Dịch vụ vận tải đường sắt:

Vận tải hàng hóa đường sắt quốc tế CPC CCS và các nhóm liên Bắt đầu từ năm
10
dịch vụ 7112 quan đến STOM 2008

Dịch vụ vận tải đường bộ

CPC CCS và các nhóm liên Bắt đầu từ năm


11 Vận tải hàng hóa đường bộ quốc tế
7213 quan đến STOM 2008

Nâng cao năng lực cạnh tranh của các nhà cung cấp dịch vụ logistics trong ASEAN
II thông qua thương mại (bao gồm Đơn giản hóa thủ tục) và Tạo thuận lợi cho dịch vụ
logistics (Vận tải)

A Thương mại và Hải quan

Nhóm công tác về thủ tục hải


Thực hiện các quy định trong Hiệp
12 quan và tạo thuận lợi thương mại Đang thực hiện
định WTO về giá trị hải quan
(CPTF-WG)

Thực hiện Nguyên tắc phát hành ngay


lập tức của WCO và xem xét các mức
tối thiểu (ngưỡng giá trị) phù hợp cho
13 CCC / CPTF-WG Đang thực hiện
chuyển phát nhanh các lô hàng bằng
đường hàng không và triển khai/áp
dụng EDI để tăng tốc độ thông quan.

Thúc đẩy việc thực hiện Khung tiêu


14 chuẩn WCO để đảm bảo và tạo thuận CCC / CPTF-WG Đang thực hiện
lợi cho thương mại toàn cầu

19
Xác định các tiêu chuẩn phù hợp để
đảm bảo khả năng tương tác và liên
kết trong việc tạo thuận lợi cho
15 thương mại trong phạm vi quyền hạn CPTF- WG 2007-2009
hải quan, bao gồm cả các tiêu chuẩn
của Công nghệ thông tin và truyền
thông

Ban hành luật pháp trong nước

16 công nhận hợp pháp các chứng từ/ TELSOM / CPTF-WG 2007-2008

giao dịch điện tử

Khuyến khích áp dụng dữ liệu và tài


liệu thương mại được tiêu chuẩn hóa
để tạo thuận lợi thương mại thông qua
việc áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế 2008 đối với

như mô hình dữ liệu WCO, ASEAN


17 CPTF-WG và SEOM
UNTDED - thư mục các yếu tố 2012 đối với các
thương mại của Liên Hợp Quốc, UN- nước CLMV
eDocs trong việc gửi dữ liệu và tài
liệu thương mại để làm thủ tục hải
quan.

Thông qua các cam kết dịch vụ (điều


Hoàn thành ngày
18 lệ dịch vụ khách hàng) của cơ quan CCC
31/12/2005
Hải quan ASEAN

Triển khai dịch vụ hải quan 24/7 để


19 đẩy nhanh tiến độ thông quan hàng CPTF-WG và SEOM 2007-2008

theo yêu cầu của ngành và đối tượng

20
đối với các quy định quốc gia có liên
quan

Nhóm công tác thực thi Hải quan


Thúc đẩy các công nghệ liên quan để
(CEEWG)/Nhóm công tác về Xã
các hệ thống thông tin tiên tiến được
hội điện tử và Nâng cao năng lực
20 chia sẻ giữa các cơ quan chính Đang triển khai
ICT thuộc Hội nghị Quan chức
phủ, chủ hàng, thúc đẩy các sáng
Kinh tế Cấp cao về Viễn thông
kiến an ninh chuỗi cung ứng
(TELSOM)

2008 đối với


ASEAN

Phát triển cách tiếp cận cơ chế một Ủy ban chỉ đạo ASEAN một cửa 2012 đối với các
21 nước CLMV
cửa để làm thủ tục hải quan (ASW-SC)/CPTF-WG/SEOM
(Campuchia,
Lào, Myanmar,
Việt Nam)

Thúc đẩy sử dụng các ứng dụng nhận


dạng tần số vô tuyến (RFID) để tạo
thuận lợi cho việc sử dụng
22 TELSOM/CPTF-WG/ASW-SC Đang triển khai
RFID xuyên biên giới trong thương
mại và hải quan cũng như theo dõi
hàng hóa xuyên biên giới

Tạo thuận lợi cho thương mại điện tử


TELSOM WG và tất cả CPTF- Bắt đầu từ năm
23 xuyên biên giới, chia sẻ thông tin,
WG 2008
thanh toán điện tử và chữ ký điện tử

21
Khuyến khích doanh nghiệp phát
triển, áp dụng hệ thống quản lý chuỗi
cung ứng tại ASEAN để liên kết các TELSOM WG và tất cả CPTF-
24 Đang triển khai
giải pháp lập kế hoạch, hệ thống lưu WG
trữ và truy xuất tự động, theo dõi
không dây

Tăng cường hợp tác và liên lạc giữa


CCC/CPTF-WG và Hiệp hội giao
hải quan với lĩnh vực kinh
25 nhận kho vận ASEAN (AFFA) và Đang triển khai
doanh thông qua các phương tiện
Hiệp hội chủ hàng ASEAN
điện tử.

Thực hiện các quy tắc quản lý rủi ro


để tạo thuận lợi cho thương mại đồng
26 CPTF-WG Đang triển khai
thời duy trì kiểm soát hải quan hiệu
quả

Tăng cường an ninh và an toàn giao


thông vận tải trong chuỗi cung ứng
khu vực thông qua các sáng kiến nâng
27 STOM/CPTF-WG Đang triển khai
cao năng lực, mạng lưới kỹ thuật và
thường xuyên trao đổi các công nghệ
liên quan.

Tiến hành các cuộc đối thoại thường


xuyên giữa các khu vực tư nhân, các
28 CCC/CPTF-WG/ASW-SC Đang triển khai
hiệp hội liên quan và các cơ quan liên
quan của Chính phủ.

B Hỗ trợ hậu cần

22
Nâng cao tính minh bạch của quy định Ban điều phối đầu tư
trong nước về về logistics thông qua việc (CCI)/CCS/Nhóm STOM
thông báo kịp thời quy chế đầu, tiêu chuẩn
29 cấp phép, quyết định cấp phép của Chính Đang triển khai
phủ và có thể để tạo điều kiện tham vấn
cho tư nhân trong quá trình hoạch định
chính sách.

Kết thúc và ký hiệp định khung ASEAN STOM


30 về tạo thuận lợi khi cho vận tải liên quốc 2008
gia

Vận hành hiệp định khung ASEAN về tạo STOM/CCC


thuận lợi cho hàng hóa quá cảnh và hiệp
định khung ASEAN về vận tải đa phương Bắt đầu từ năm
31
thức nhằm thúc đẩy vận chuyển hàng hóa 2008
tận nơi hiệu quả và tạo thuận lợi cho vận
tải xuyên biên giới.

Cải thiện cơ sở hạ tầng và dịch vụ mạng STOM


lưới giao thông đường bộ bộ đạt được kết
32 nối và liên thông tốt hơn với quốc gia, khu Đang triển khai
vực và cửa ngõ vận tải hàng hải, hàng
không quốc tế

Tăng cường các dịch vụ vận tải hàng hải STOM


33 Đang triển khai
trong khu vực ASEAN

34 Thiết lập môi trường chính sách thuận lợi STOM Đang triển khai
để tăng cường sự tham gia của tư nhân,

23
bán công trong việc phát triển cơ sở hạ
tầng vận tải và cung cấp vận hành các cơ
sở và dịch vụ hậu cần vận tải.

Xác định và và phát triển các cơ chế để tạo CCS


điều kiện thuận lợi hơn nữa cho việc di
35 Đang triển khai
chuyển của những người làm dịch vụ
logistics

III Mở rộng năng lực của các nhà cung cấp dịch vụ Logistics tại ASEAN

Áp dụng các thông lệ tốt nhất trong việc SEOM/STOM


cung cấp dịch vụ hậu cần và hỗ trợ sự phát
Bắt đầu từ năm
36 triển của các doanh nghiệp vừa và nhỏ
2007
trong ngành, bao gồm cả việc hình thành
mạng lưới các doanh nghiệp vừa và nhỏ

Thúc đẩy hợp tác khu vực để hỗ trợ các STOM


Bắt đầu từ năm
37 nước LVMV đặc biệt là các nước kém phát
2007
triển nhất

Phát triển và cập nhật cơ sở dữ liệu Ban thư ký ASEAN, STOM


ASEAN về các nhà cung cấp dịch vụ và AFFA hỗ trợ đóng góp Bắt đầu từ năm
38
logistics nhằm tăng cường sự phát triển các 2007
hoạt động kết nối

IV Phát triển nguồn nhân lực

Phát triển kỹ năng và năng lực thông qua STOM, CCC, AFFA và các Bắt đầu từ năm
39
đào tạo liên kết và hội thảo cơ quan liên quan 2007

24
Khuyến khích phát triển hệ thống chứng AFFA và các cơ quan liên
40 nhận kỹ năng cấp quốc gia cho các nhà quan Đang triển khai
cung cấp dịch vụ logistics.

Khuyến khích phát triển chương trình AFFA và các cơ quan liên
41 giảng dạy cốt lõi chung của ASEAN về quan Đang triển khai
quản lý logistics

Khuyến khích thành lập trung tâm đào tạo STOM và AFFA Bắt đầu từ năm
42
xuất sắc cấp quốc gia/khu vực. 2007

V Tăng cường đầu tư và phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đa phương thức

Xác định và phát triển mạng lưới hành STOM


lang hậu cần vận tải ASEAN và xây dựng
các quy trình cần thiết để phát triển cơ sở
hạ tầng, mạng lưới giao thông vận tải nội Bắt đầu từ năm
43
địa, mô hình liên kết kết nối các phương 2007
thức vận tải, kết nối nội địa với cơ sở hạ
tầng giao thông vận tải tải, cải thiện kết nối
cổng logistics ASEAN.

Thúc đẩy việc sử dụng các điều khoản và


thông lệ thương mại liên quan đến vận tải
44 STOM/AFFA Đang triển khai
đa phương thức, bao gồm INCOTERMS
(Điều khoản Thương mại Quốc tế)

Chú thích:

25
(1) :Lịch trình riêng của các cam kết cụ thể sẽ được đàm phán bởi Ủy ban Điều phối về Dịch
vụ (CCS) và các cơ quan đàm phán liên quan. Tính linh hoạt sẽ được cung cấp cho một số quốc gia
thành viên trong việc thực hiện bằng cách sử dụng Công thức trừ ASEAN X.

(2) :Bao gồm các hoạt động sau: kiểm toán hóa đơn: dịch vụ môi giới vận chuyển hàng hóa;
hàng hóa , cân và lấy mẫu hàng hóa;nhận và vận chuyển hàng hóa; dịch vụ chuẩn bị tài liệu vận tải.
Các dịch vụ này được cung cấp thay mặt cho chủ hàng.

(3) :Dịch vụ Chuyển phát Nhanh ”sẽ được đưa vào danh sách các dịch vụ được tự do hóa. Các
dịch vụ này được công nhận là khác biệt và tách biệt với các dịch vụ bưu chính.

(4) :Thủ tục hải quan ”(hay còn gọi là“ dịch vụ của nhà môi giới hải quan ”) là các hoạt động
bao gồm việc thực hiện các thủ tục hải quan thay mặt cho một bên khác liên quan đến nhập khẩu,
xuất khẩu hoặc thông qua vận chuyển hàng hóa, cho dù dịch vụ này là hoạt động chính của nhà cung
cấp dịch vụ hay bổ sung thông thường của hoạt động chính của nó.

HIỆP ĐỊNH KHUNG ASEAN VỀ THUẬN LỢI HÓA TRUNG CHUYỂN


HÀNG HÓA

GIỚI THIỆU VỀ HIỆP ĐỊNH

Hiệp định khung là một thỏa thuận giữa hai bên thừa nhận rằng các bên chưa đi đến thỏa
thuận cuối cùng về tất cả các vấn đề liên quan đến mối quan hệ giữa họ, nhưng đã thỏa thuận về đủ
vấn đề để tiến tới mối quan hệ, với các chi tiết tiếp theo sẽ được đồng ý trong tương lai.

Một trong những nỗ lực của ASEAN để tiến tới thực hiện thành công Cộng đồng Kinh tế
ASEAN là việc gỡ bỏ các rào cản thương mại, thúc đẩy giao lưu thương mại hàng hóa nội khối trong
đó có hàng hóa quá cảnh. Nhằm hiện thực hóa mục tiêu này, vào năm 1998, các quốc gia thành viên
ASEAN đã ký kết Hiệp định khung ASEAN về "Tạo điều kiện thuận lợi cho hàng hóa quá cảnh".

Các quốc gia tham gia ký kết và thi hành hiệp định Khung Asean về tạo thuận lợi cho quá
cảnh hàng hoá bao gồm các nước thành viên ASEAN, trong đó có Việt Nam.

Hiệp định này đã được ông Trương Đình Tuyển, Bộ trưởng Bộ thương mại thay mặt Chính
phủ nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam ký ngày 16/12/1998 tại Hà Nội.

26
Phân tích mục tiêu và ảnh hưởng của các điều khoản lên hoạt động vận tải hàng hoá trong khu
vực:

Hiệp định được tạo ra dựa trên lòng mong muốn duy trì, phát triển và tăng cường hơn nữa
mối quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa các quốc gia trong khu vực. Cụ thể, các nước đã nhất trí rằng
hiệp định này được tổ chức một cách hiệu quả nhất đối với việc tạo điều kiện thuận lợi cho giao
thông Liên quốc gia và vận tải quá cảnh trong khu vực ASEAN.

MỤC TIÊU CỦA HIỆP ĐỊNH BAO GỒM:

1. Tạo điều kiện thuận lợi cho việc vận tải hàng hoá quá cảnh, hỗ trợ việc thực hiện Khu vực
Mậu dịch Tự do ASEAN và liên kết kinh tế khu vực hơn nữa;
2. Đơn giản và hài hoà các yêu cầu và luật lệ về giao thông vận tải, thương mại và hải quan vì
mục đích tạo điều kiện thuận lợi cho hàng hoá quá cảnh;
3. Thiết lập một hệ thống vận tải quá cảnh hữu hiệu, hiệu lực, đồng bộ và hài hoà giữa các nước
ASEAN.
4. Các nguyên tắc giữa các bên ký kết (dựa trên điều 2) được các quốc gia ASEAN phê duyệt và
chính thức có hiệu lực từ ngày 19/02/2019 bao gồm:
5. Đãi ngộ tối huệ quốc: Dành cho vận tải quá cảnh đến hoặc từ lãnh thổ của bất cứ Bên ký kết
nào khác sự đãi ngộ không kém phần ưu đãi hơn sự đãi ngộ dành cho vận tải quá cảnh tới
hoặc từ bất cứ nước nào;
6. Đãi ngộ quốc gia: Dành cho sản phẩm đang quá cảnh qua lãnh thổ của bất cứ Bên ký kết nào
khác sự đãi ngộ không kém phần ưu đãi hơn sự đãi ngộ đã dành cho những sản phẩm đó nếu
chúng đã được vận chuyển từ nơi xuất xứ đến nơi đến cuối cùng mà không qua lãnh thổ của
Bên ký kết khác đó.
7. Sự nhất quán: Các Bên ký kết sẽ bảo đảm việc áp dụng nhất quán các luật lệ, quy chế, thủ tục
và các hướng dẫn hành chính cũng như các phán quyết của mỗi Bên ký kết;
8. Sự đơn giản: Các Bên ký kết sẽ cố gắng đảm bảo việc đơn giản hoá tất cả các thủ tục và yêu
cầu vận tải quá cảnh giữa các nước ASEAN;
9. Sự rõ ràng: Các Bên ký kết sẽ công khai và sẵn sàng cung cấp một cách nhanh chóng, rõ ràng
các luật lệ, quy chế, thủ tục và thông báo hành chính của các nhà chức trách có liên quan.

27
10. Sự hữu hiệu: Các Bên ký kết sẽ đảm bảo việc quản lý hành chính một cách hữu hiệu và hiệu
lực đối với vận tải quá cảnh nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc chuyên chở hàng hoá quá
cảnh.
11. Thỉnh cầu: Các Bên ký kết sẽ đảm bảo có một cơ chế hữu hiệu cho việc xem xét các quyết
định của các nhà chức trách có liên quan của các Bên ký kết và cơ chế này phải dễ dàng cho
người sử dụng và người cung cấp vận tải quá cảnh trong các nước ASEAN tiếp cận;
12. Tương trợ lẫn nhau: Các Bên ký kết sẽ cố gắng hợp tác và tương trợ lẫn nhau giữa các cơ
quan có liên quan tham gia vào việc tạo điều kiện thuận lợi cho hàng quá cảnh trong các nước
ASEAN.

NỘI DUNG CÁC ĐIỀU KHOẢN

Hiệp định khung đề cập đến hầu hết các vấn đề liên quan đến phát triển luân chuyển hàng hoá
quá cảnh trong khu vực ASEAN, góp phần nâng cao hơn nữa sự hợp tác cùng phát triển giữa các
quốc gia trong khu vực.

PHẦN I : QUY ĐỊNH CHUNG

ĐIỀU 5: CẤP QUYỀN CỦA HIỆP ĐỊNH KHUNG QUY ĐỊNH:

1. Mỗi Bên ký kết sẽ cho các Bên ký kết khác:


a. Quyền vận tải quá cảnh
b. Quyền xếp và dỡ hàng hóa của các nước thứ ba đến hoặc đi từ các Bên ký kết.
2. Các Bên ký kết có lãnh thổ mà qua đó hàng hóa quá cảnh được vận chuyển sẽ nỗ lực để cung
cấp phương tiện vận tải quá cảnh theo quy định của Hiệp định này.
3. Việc vận tải quá cảnh không phải chịu bất kỳ sự chậm trễ hoặc hạn chế không cần thiết nào và
được miễn thuế quan, các loại thuế và các khoản thu khác trừ phí dịch vụ cụ thể liên quan đến
việc vận tải.
4. Hàng hóa vận chuyển trong xe kín, trong nhiều xe hoặc trong container không phải chịu sự
kiểm tra tại cơ quan hải quan trên đường đi. Tuy nhiên, nhằm đề phòng tình trạng lạm dụng
để buôn lậu và gian lận, các cơ quan hải quan của một trong các Bên ký kết có quyền thực
hiện việc kiểm tra hàng hóa tại các cơ quan hải quan hoặc khu vực khác do cơ quan hải quan
quyết định trong các trường hợp đặc biệt, và đặc biệt là khi có bất thường.

28
PHẦN II: CHỈ ĐỊNH TUYẾN VẬN TẢI QUÁ CẢNH

ĐIỀU 6: CHỈ ĐỊNH TUYẾN VẬN TẢI QUÁ CẢNH VÀ PHƯƠNG TIỆN VẬN TẢI QUÁ
CẢNH - NGHỊ ĐỊNH THƯ 1 (ĐÃ ĐƯỢC PHÊ DUYỆT)

1. Các Bên ký kết có trách nhiệm thông qua một danh sách các tuyến vận tải quá cảnh được chỉ
định theo Nghị định thư 1 của Hiệp định này.
2. Nhằm mục đích an toàn, các Bên ký kết có trách nhiệm nỗ lực sắp xếp các khu vực nghỉ trên
các tuyến quá cảnh trong những khoảng thời gian nghỉ thích hợp trong lãnh thổ của mình.

ĐIỀU 7: PHƯƠNG TIỆN TẠI BIÊN GIỚI - NGHỊ ĐỊNH THƯ 2 (ĐÃ ĐƯỢC PHÊ DUYỆT)

Tại đây, Hiệp định khung quy định về

1. Chỉ định thiết lập các đồn biên phòng theo Nghị định thư 2;
2. Trách nhiệm cung cấp đầy đủ phương tiện và thiết bị có liên quan tại các đồn biên phòng trên
các tuyến vận tải quá cảnh;
3. Trách nhiệm nỗ lực giữa các bên như sắp xếp hợp lý và phối hợp giữa các đồn biên phòng
liền kề nhau, cho phép phối hợp kiểm tra hàng hoá tại cùng một vị trí, yêu cầu về nguồn nhân
lực hoàn thành các thủ tục biên giới, cho phép hàng hoá lưu trữ tạm thời và sắp xếp đủ chỗ
đậu cho container.
4. Đồng ý tuân thủ các quy định của Công ước quốc tế kiểm soát hàng hóa biên giới hài hòa ký
kết tại Geneva ngày 21 tháng 10 năm 1982

PHẦN III:ĐIỀU KIỆN CHUNG ĐỐI VỚI VẬN TẢI ĐƯỜNG BỘ - NGHỊ ĐỊNH THƯ 3 VÀ 4

ĐIỀU 8 :QUY ĐỊNH VỀ GIAO THÔNG

Hiệp định yêu cầu các quốc gia ký kết phải có trách nhiệm nỗ lực thực hiện những biện pháp
thích hợp đảm bảo sự hài hòa của các quy định về giao thông đường bộ có hiệu lực trong lãnh thổ
của mình phù hợp với Công ước về giao thông đường bộ, ký kết tại Vienna vào ngày 8 tháng 11 năm
1968, và Công ước về biển báo và tín hiệu đường bộ, ký kết tại Vienna vào ngày 8 tháng 11 năm
1968.

ĐIỀU 9 :DỊCH VỤ VẬN TẢI QUÁ CẢNH

29
1. Cho phép việc sử dụng các phương tiện vận tải đã đăng ký trong các Bên ký kết khác để cung
cấp dịch vụ vận tải quá cảnh trong lãnh thổ của mình theo quy định tại Điều 5 của Hiệp định
này;
2. Loại và số lượng phương tiện đường bộ được sử dụng cho vận tải quá cảnh được thoả thuận
theo Nghị định thư 3 (đã được phê duyệt), trước khi bắt đầu cung cấp các dịch vụ vận tải.

Các điều 10, 11, 12, 13, 14, 15 thuộc Nghị định thư số 4 (đã được phê duyệt) quy định về giấy
phép, yêu cầu kỹ thuật và các vấn đề về công nhận lẫn nhau giấp phép lái xe, chương trình bảo hiểm
đối với xe cơ giới và các nghĩa vụ tài chính khác.

PHẦN IV: ĐIỀU KIỆN CHUNG ĐỐI VỚI VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT

ĐIỀU 16 :DỊCH VỤ QUÁ CẢNH VÀ KẾT NỐI

1. Dịch vụ quá cảnh và kết nối trên đường sắt đến lãnh thổ của các Bên ký kết được thực hiện tại
các trạm trao đổi được chỉ định.
2. Trạm biên phòng, trạm trao đổi, và loại và số lượng phương tiện đường sắt sẽ được chỉ định
trong Nghị định thư 6. Nghị định thư cũng quy định cụ thể các thỏa thuận hoạt động cơ bản
liên quan đến các vấn đề như kiểm tra kỹ thuật phương tiện đường sắt.
3. Các Bên ký kết có trách nhiệm khuyến khích việc ký kết các thỏa thuận liên đường sắt, bao
gồm thỏa thuận cho việc chấp nhận kiểm tra kỹ thuật phương tiện đường sắt, phù hợp với các
quy định của Hiệp định này và các Nghị định thư của Hiệp định.

PHẦN V: KIỂM SOÁT HẢI QUAN, BIỆN PHÁP VỆ SINH VÀ KIỂM DỊCH

ĐIỀU 17 : HÀI HÒA HÓA VÀ ĐƠN GIẢN HÓA THỦ TỤC HẢI QUAN

1. Các Bên ký kết có trách nhiệm đơn giản hóa, và nếu có thể, hài hòa hóa các thủ tục kiểm soát
hải quan đối với vận tải quá cảnh để đảm bảo tuân thủ pháp luật và các quy định do hải quan
chịu trách nhiệm thi hành.
2. Các Bên ký kết có trách nhiệm tạo điều kiện kiểm tra hải quan chung đối với vận tải quá cảnh
tại các địa điểm biên giới được chỉ định của mình nếu có thể.
3. Các Bên ký kết thỏa thuận tuân thủ các tiêu chuẩn và thông lệ của Phụ lục E1 về Quá cảnh hải
quan của Công ước Quốc tế về Đơn giản hóa và hài hòa hóa thủ tục hải quan, ký kết tại Kyoto
vào ngày 18 tháng 5 năm 1973, được sửa đổi dưới sự bảo trợ của Tổ chức Hải quan thế giới.
30
ĐIỀU 18: THÀNH LẬP HỆ THỐNG QUÁ CẢNH HẢI QUAN

1. Các Bên ký kết có trách nhiệm thiết lập một hệ thống quá cảnh hải quan nhằm mục đích tạo
thuận lợi cho vận chuyển hàng hóa trong lãnh thổ của mình.
2. Các Bên ký kết thoả thuận áp dụng các hệ thống quá cảnh hải quan phải quy định trong Nghị
định thư 7.

ĐIỀU 19 : BIỆN PHÁP VỆ SINH VÀ KIỂM DỊCH

Các Bên ký kết có trách nhiệm thiết lập các biện pháp vệ sinh và kiểm dịch được quy định
trong Nghị định thư 8 nhằm tạo thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hóa trong lãnh thổ của mình và
đảm bảo tuân thủ pháp luật và các quy định mà các cơ quan có liên quan chịu trách nhiệm thi hành.

PHẦN VI: QUY ĐỊNH KHÁC

ĐIỀU 25 :NHÓM CÔNG TÁC

Sau khi ký kết Hiệp định này, các nhóm công tác liên quan sẽ được thành lập hoặc chỉ định,
để ký kết các Nghị định thư, là một phần không tách rời của Hiệp định này, bao gồm:

• Nghị định thư 1: Chỉ định tuyến và phương tiện vận tải quá cảnh
• Nghị định thư 2: Chỉ định đồn biên phòng
• Nghị định thư 3: Loại và số lượng phương tiện đường bộ
• Nghị định thư 4: Yêu cầu kỹ thuật của phương tiện
• Nghị định thư 5: Chương trình ASEAN về bảo hiểm trách nhiệm bắt buộc bên thứ ba đối với
xe cơ giới
• Nghị định thư 6: Đường sắt biên giới và các trạm trao đổi
• Nghị định thư 7: Hệ thống quá cảnh hải quan
• Nghị định thư 8: Biện pháp vệ sinh và kiểm dịch
• Nghị định thư 9: Hàng hóa nguy hiểm

PHẦN VII: CƠ CẤU TỔ CHỨC

ĐIỀU 29 CƠ CẤU TỔ CHỨC

31
1. Ủy Ban Quốc Gia Điều Phối Vận Tải Quá Cảnh sẽ được thành lập trong mỗi Bên ký kết để
phối hợp có hiệu quả trong việc thực hiện Hiệp định này.
2. Ban Điều Phối Vận Tải Quá Cảnh sẽ được thành lập và bao gồm các cán bộ cấp cao do mỗi
Bên ký kết đề cử và một đại diện của Ban Thư ký ASEAN để giám sát việc điều phối chung
và việc thực hiện Hiệp định này. Ban Điều Phối cũng được phép yêu cầu hỗ trợ từ các cơ
quan điều phối ASEAN khác có liên quan đối với tất cả các vấn đề liên quan đến việc thực
hiện Hiệp định này.
3. Ban Điều Phối Vận Tải Quá Cảnh có trách nhiệm báo cáo định kỳ về việc thực hiện Hiệp
định này, và yêu cầu hướng dẫn về các vấn đề quan trọng khi cần thiết từ các cơ quan cấp Bộ
trưởng ASEAN có liên quan.
4. Ban Thư ký ASEAN có trách nhiệm hỗ trợ Ban Điều Phối Vận Tải Quá Cảnh trong việc thực
hiện các chức năng và trách nhiệm của Ban theo Hiệp định này, và đặc biệt, trong việc theo
dõi và báo cáo về tiến độ thực hiện của Hiệp định này. Ban Thư ký ASEAN trình báo cáo
thẩm định cho Ban Điều Phối Vận Tải Quá Cảnh.

PHẦN VIII : ĐIỀU KHOẢN CUỐI

Điều 30, 31, 32, 33 chủ yếu nói về các quyết định tranh chấp, cách kết nạp thành viên mới các
hiệp định khác có hiệu lực và các điều khoản phê kiện của hiệp định

4. Hạn chế

Do chỉ là hiệp định khung về “Tạo điều kiện thuận lợi cho hàng hóa quá cảnh” trong khu vực
ASEAN nên còn các vấn đề liên quan vẫn chưa thể đi đến thoả thuận cuối cùng. Cụ thể là mặc dù
hiệp định khung đã xuất hiện và được ký kết vào năm 1998, song các nghị định thư được các quốc
gia đồng ý phê chuẩn vào các mốc thời gian khác nhau. Nghị định thư gần đây nhất vừa được các
thành viên ASEAN phê duyệt là Nghị định thư 2 về chỉ định các cửa khẩu biên giới (có hiệu lực từ
ngày 6/10/2019) và Nghị định thư 7 về hệ thống quá cảnh hải quan (có hiệu lực từ ngày 19/02/2019).
Mặt khác, các Nghị định thư 6 – quy định về các trạm giao cắt ở biên giới đường sắt, Nghị định thư
8 – Các biện pháp vệ sinh và kiểm dịch động thực vật và Nghị định thư 9 – Hàng hoá nguy hiểm vẫn
chưa được các quốc gia phê duyệt và chính thức đi vào hoạt động.

ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC HIỆP ĐỊNH TRÊN ĐỐI VỚI VIỆT NAM

32
Sau hơn 20 năm tham gia vào các Hiệp định khung trong ASEAN, Việt Nam đã có những
bước phát triển tích cực trong tiến trình hội nhập quốc tế nói chung và hội nhập ASEAN nói riêng,
qua đó góp phần thúc đẩy sự phát triển nền kinh tế quốc gia, tích lũy những kinh nghiệm quý cho các
hoạt động hội nhập kinh tế quốc tế.

Việc ký các Hiệp định này tạo thuận lợi cho vận chuyển hàng hoá từ cửa tới cửa trong
ASEAN, trong đó có Việt Nam , sử dụng các phương thức vận tải khác nhau dưới cùng một chứng
từ vận tải duy nhất. Hiệp định cũng tạo khung chính sách chung cho việc chuyên môn hoá và phù
hợp hơn nữa của những nhà giao nhận và người kinh doanh vận tải đa phương thức trong khu vực,
tạo điều kiện giảm chi phí. Ngoài ra, khi Việt Nam tham gia ký kết các hiệp định trong khu vực
ASEAN sẽ có điều kiện thuận lợi gặp gỡ trực tuyến, trao đổi về những vấn đề tồn tại, các định
hướng và cơ hội hợp tác, liên kết cùng tận dụng và phát huy các nguồn lực của nhau để tối ưu hóa
các dịch vụ logistics, phục vụ tốt hơn cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam và các nước
ASEAN.

TỔNG KẾT

Logistics được xác định là một ngành dịch vụ quan trọng trong cơ cấu tổng thể nền kinh tế
quốc dân, đóng vai trò hỗ trợ, kết nối và thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội của cả nước cũng như
từng địa phương, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế. Vì thế để nhằm tăng cường
hội nhập và nâng cao tính hiệu quả, khả năng cạnh tranh trong lĩnh vực vận tải, các sáng kiến về tạo
thuận lợi cho dịch vụ vận tải giữa Việt Nam và các nước ASEAN, các hiệp định đã được thực hiện
nhằm đơn giản và hài hòa hóa các thủ tục vận tải quốc tế, giảm thời gian và chi phí logistics trong
vận chuyển hàng hóa và hành khách trong khu vực ASEAN. Kết quả là quá trình tham gia ASEAN
mang lại cho Việt Nam những lợi ích quan trọng và thiết thực, tạo điều kiện giúp Việt Nam đẩy
mạnh hội nhập khu vực và quốc tế sâu rộng hơn và việc ký kết , am hiểu và tuân theo các hiệp định
thương mại và vận tải trong khu vực ASEAN là một bước quan trọng sẽ giúp doanh nghiệp thích
ứng với những biến đổi nhanh chóng của thị trường và mở rộng phạm vi kinh doanh ra các thị
trường bên ngoài Việt Nam.

NGUỒN THAM KHẢO

1. Nội luật hóa cam kết quốc tế giữa các nước ASEAN. Truy cập tại:
https://quochoi.vn/tintuc/Pages/danh-sach-tin-tuc.aspx?ItemID=41613&CategoryId=0
33
2. Văn kiện Hiệp định khung ASEAN về tạo thuận lợi cho hàng hóa quá cảnh (AFAFGIT). Truy
cập tại: https://trungtamwto.vn/chuyen-de/16374-hiep-dinh-khung-asean-ve-tao-thuan-loi-
cho-hang-hoa-qua-canh-afafgit -
:~:text=ti%C3%AAn%20h%C3%A0ng%20%C4%91%E1%BA%A7u.-
,Hi%E1%BB%87p%20%C4%91%E1%BB%8Bnh%20khung%20ASEAN%20v%E1%BB%8
1%20t%E1%BA%A1o%20thu%E1%BA%ADn%20l%E1%BB%A3i%20cho%20h%C3%A0
ng,th%E1%BB%91ng%20trung%20chuy%E1%BB%83n%20qu%E1%BB%91c%20t%E1%
BA%BF
3. Hiệp định khung ASEAN về tạo thuận lợi cho quá cảnh hàng hóa. Truy cập tại:
https://aecvcci.vn/Uploaded/Users/Admin/files/2018/11/Hiep-dinh-khung-ASEAN-ve-tao-
thuan-loi-cho-qua-canh-hang-
hoa.pdf?fbclid=IwAR2y_bGAsDvgyN2wHxHPe22oIVuY40PZwZUQDkrexV8Bz3YrLYbpq
7bMXak

34

You might also like