You are on page 1of 7

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NGHIÊN CỨU

1. Lí do chọn đề tài

Là vật liệu đá nhân tạo, được hình thành bởi việc nhào trộn hỗn hợp các chất kết
dính vô cơ (xi măng, vôi silic, thạch cao...) hữu cơ (bi tum, guđrông) hoặc chất dẻo,
nước và các hạt rời rạc như cát, sỏi, đá dăm (được gọi là cốt liệu) theo một tỷ lệ thích
hợp; bê tông xi măng với thành phần chính là xi măng, nước, cát, sỏi, đá dăm (được
gọi là cốt liệu) đã và đang là loại vật liệu rất quan trọng được sử dụng trong xây dựng.
Tuy nhiên, trên thực tế rất nhiều kết cấu bê tông ngay sau khi thi công xong đã thấy
xuất hiện các khuyết tật ở các dạng khác nhau, khuyết tật có thể dễ dàng quan sát, xác
định bằng mắt thường hoặc phải sử dụng thiết bị hỗ trợ (như máy xung siêu âm khuyết
tật...). Trên thế giới hiện nay có nhiều phương pháp để kiểm tra các khuyết tật bên
trong bê tông theo phương thức không phá hủy kết cấu (Non Destructive Test – NDT).
Có rất nhiều phương pháp NDT khác nhau như: kiểm tra siêu âm, chụp phim, kiểm tra
bằng chất lỏng thẩm thấu, kiểm tra bằng bột từ...; mỗi phương pháp đều có ưu điểm
riêng, không phương pháp nào có thể thay thế được phương pháp nào. Ứng với mỗi
trường hợp cụ thể mà ta lựa chọn những phương pháp kiểm tra phù hợp.

Nghiên cứu ứng dụng sóng siêu âm nhằm dự đoán chất lượng và khuyết tật bê tông
là lĩnh vực nhận được sự quan tâm rất lớn của các nhóm nghiên cứu trên thế giới.
Hằng năm, có nhiều công trình nghiên cứu và bài báo khoa học được đăng trên các tạp
chí uy tín của thế giới. Các hướng nghiên cứu thường gặp như sau: Nghiên cứu mô
phỏng sự lan truyền sóng siêu âm trong bê tông, nghiên cứu dự đoán chiều sâu vết nứt
bằng phương pháp siêu âm và nghiên cứu dự đoán cường độ chịu nén bê tông, tìm
kiếm các khuyết tật bên trong bê tông dựa trên vận tốc xung siêu âm Ultrasonic Pulse
Velocity (UPV).

2. Tổng quan các nghiên cứu về mô phỏng lan truyền sóng siêu âm bên trong
bê tông

a. Các phương pháp có khả năng phát hiện các khuyết tật nằm sâu bên trong
(và trên bề mặt) của đối tượng kiểm tra:
 Phương pháp chụp ảnh phóng xạ dùng film (Radiographic Testing-
RT), kỹ thuật số (Digital Radiographic Testing- DR)
 Phương pháp chụp ảnh phóng xạ: sử dụng ống phóng tia X (tương tự như đèn
hình vô tuyến) hoặc nguồn phóng xạ phát ra chùm tia gamma chiếu qua vật cần
kiểm tra. Khi đi qua vật, chùm tia phóng xạ bị suy yếu đi, mức độ suy giảm của
chùm phụ thuộc vào loại vật liệu (nhẹ hay nặng) và chiều dày mà nó đi qua.
Khi đi qua các vùng có khuyết tật, rỗ khí chẳng hạn, cường độ của chùm tia bị
suy giảm ít hơn khi đi qua vùng không có khuyết tật. Nếu ta đặt tấm phim ở
phía sau vật kiểm tra (tương tự như đặt phim X-quang sau lưng bệnh nhân khi
chụp phổi) ta sẽ thấy trên ảnh chụp được, có các vùng hình tròn đen sẫm hơn
rất nhiều so với vùng xung quanh. Đó chính là hình chiếu của khuyết tật trên
phim. Ta cũng có thể xác định được kích thước của khuyết tật qua ảnh chụp
được. 
 Phương pháp chụp ảnh phóng xạ cho kết quả kiểm tra tin cậy, Số liệu kiểm tra
có thể lưu lại được trên các văn bản. Tuy nhiên phương pháp này không cho ta
biết về chiều sâu của khuyết tật. Phương pháp cũng có nguy cơ gây độc hại
phóng xạ và khí thực hiện ở công trường thường làm gián đoạn công việc khác.
 Phương pháp kiểm tra siêu âm (Ultrasonic Testing- UT)
 Phương pháp kiểm tra siêu âm: sử dụng chùm sóng âm có tần số trên ngưỡng
con người nghe được (siêu âm) đập vào vùng cần kiểm tra. Nếu không có
khuyết tật, chùm siêu âm sẽ đi thẳng, còn nếu gặp khuyết tật, chùm siêu âm sẽ
phản xạ trở lại, tương tự như tiếng vọng ta nghe được từ vách núi. Thiết bị siêu
âm có thể giúp ta thấy được sóng âm phản hồi và từ đó có thể biết được khuyết
tật nằm ở đâu trong vật kiểm tra. Dựa vào mức độ mạnh yếu của chùm âm
vọng, ta cũng có thể đánh giá được kích thước của khuyết tật.
 Phương pháp siêu âm là một trong 5 phương pháp được ứng dụng rộng rãi để
đo chiều dày vật liệu, đánh giá ăn mòn, phát hiện tách lớp và phát hiện khuyết
tật trong mối hàn và các kết cấu kim loại và compoosite. Phương pháp cũng
được sử dụng rộng rãi để đánh giá cường độ bê tông, khuyết tật (lỗ rồng, vết
nứt trong bê tông. Ưu điểm nổi bật của phương pháp là nhanh, chính xác, thiết
bị tương đối rẻ, và có thể cho ta biết cả chiều sâu của khuyết tật. Tuy nhiên,
phương pháp cũng có nhiều hạn chế như bỏ sót nhiều khuyết tật có mặt phẳng
định hướng song song với chùm siêu âm, kết quả kiểm tra phụ thuộc rất nhiều
vào kỹ năng của kỹ thuật viên và số liệu không lưu trữ, kiểm chứng được.
b. Các phương pháp có khả năng phát hiện các khuyết tật nằm sâu bên trong
(và trên bề mặt) của đối tượng kiểm tra:
 Phương pháp kiểm tra thẩm thấu chất lỏng (Liquid Penetrant Testing-
PT)
Phương pháp Thẩm thấu chất lỏng: Một trong những phương pháp hay sử dụng nhất
để phát hiện các vết nứt trên bề mặt kim loại, mối hàn sau khi gia công, đặc biệt là các
vật liệu không nhiễm từ như thép không gỉ. Trong phương pháp này người ta phun
một chất lỏng có khả năng thẩm thấu cao và có màu sắc dễ phân biệt (thường là màu
đỏ) lên bề mặt vật cần kiểm tra. Nếu trên bề mặt có các vết nứt dù là rất nhỏ, chất
thẩm thấu sẽ ngấm vào và đọng lại ở các khe nứt. Sau khi chờ cho quá trình ngấm kết
thúc, người ta loại bỏ hết phần chất thẩm thấu thừa trên bề mặt và tiếp tục phun lên bề
mặt kiểm tra một chất khác gọi là “chất hiện màu” làm cho phần chất thẩm thấu đã
ngấm vào các vết nứt nổi rõ lên cho phép ghi nhận các vết nứt rất nhỏ, mắt thường
không phát hiện được. Tuy nhiên để có thể áp dụng phương pháp này bề mặt vật kiểm
tra phải rất sạch và khô vì vậy nó không thích hợp với các bề mặt bị bám bẩn và có độ
nhám cao. Mặt khác mặc dù không đòi hỏi phải đầu tư thiết bị, việc kiểm tra PT đòi
hỏi người kiểm tra phải thực sự có kinh nghiệm và được đào tạo đầy đủ.
 Phương pháp kiểm tra bột từ (Magnetic Particle Testing- MT)

Phương pháp Kiểm tra bột từ: Mặc dù không sử dụng được với các vật liệu không
nhiễm từ như thép không gỉ, MT là phương pháp có độ tin cậy và độ nhạy cao hơn,
không đòi hỏi bề mặt kiểm tra phải quá sạch và nhẵn như khi kiểm tra thẩm thấu. MT
được áp dụng phổ biến trong việc kiểm tra định kỳ các nồi hơi và bình áp lực có nguy
cơ nứt cao sau một thời gian sử dụng như bồn chứa NH3 hóa lỏng, các nắp nồi hấp,
bình khử khí, bao hơi và bao bùn của nồi hơi nhà máy nhiệt điện, bề mặt ống lò của
nồi hơi ống lò ống lửa... Mặt khác cũng thường áp dụng MT như biện pháp kiểm tra
bổ sung đối với các mối hàn, chi tiết gia công sau khi xử lý nhiệt. Trong phương pháp
này, vùng cần kiểm tra sẽ được từ hoá bằng cách cho tiếp xúc với một nam châm điện
đặc biệt được gọi là “gông từ”. Sau khi từ hóa, người ta phun lên bề mặt vùng cần
kiểm tra một lớp bột sắt từ (thường có màu đen). Nếu trên vùng kiểm tra không có các
khuyết tật hay vết nứt, các hạt sắt từ này sẽ phân bố một cách đều đặn dọc theo các
đường sức từ trường. Nếu có các vết nứt hay khuyết tật, các đường sức từ trường bị
gián đoạn sẽ làm cho các hạt sắt từ tập trung cục bộ tại vùng có khuyết tật. Bằng việc
xem xét kỹ sự phân bố của các hạt sắt từ trên vùng kiểm tra, người ta dễ dàng phát
hiện ra các vị trí bị nứt hay có các khuyết tật bề mặt. Trong thực tế để dễ phân biệt vị
trí có khuyết tật, người ta thường phun lên bề mặt vùng kiểm một lớp dung môi màu
trắng có tác dụng làm nổi bật màu đen của các hạt sắt từ hoặc sử dụng đèn huỳnh
quang tia cực tím trong những trường hợp đòi hỏi độ nhạy cao.

 Phương pháp kiểm tra dòng xoáy (Eddy Current Testing- ET)...

Phương pháp kiểm tra dòng xoáy: (Eddy Current Testing- ET) được dựa trên hiệu ứng
về cảm ứng điện từ. Nếu một vật dẫn điện đưa gần đến một cuộn dây có dòng điện
xoay chiều chạy qua, bên trong vật dẫn này sẽ xuất hiện một dòng điện khép kín (eddy
current), biến thiên. Dòng điện xoay chiều này mạnh hay yếu phụ thuộc vào vật dẫn
kia có khuyết tật hay không có khuyết tật. Thiết bị dòng xoáy có thể đo được dòng
điện xoay chiều này và từ đó cho ta biết trong vật kiểm tra có vết nứt hay không.
Phương pháp này rất nhạy để phát hiện các vết nứt bề mặt và gần bề mặt trong các đối
tượng làm bằng chất dẫn điện, như nhôm, đồng, titan vv. Phương pháp cũng có thể
đánh giá được độ dẫn điện, đo được chiều dày lớp phủ, đánh giá ăn mòn. Phương
pháp được ứng dụng rộng rãi trong ngành hàng không.

     Trong các phương pháp trên, phương pháp phản xạ xung siêu âm (Ultrasonic
Pulse-Echo – UPE) sử dụng các đầu dò phát ra các xung ngắn, các xung siêu âm này
truyền vào lớp vật liệu và bị phản xạ lại, thông qua kết quả xung phản xạ (tần số, thời
gian). UPE dựa trên kỹ thuật xung phản xạ, xung siêu âm ngày càng trở nên phổ biến
hơn do độ tin cậy cao trong việc phát hiện các khuyết tật có trong bê tông được hiển
thị ở dạng hình ảnh có độ phân giải tốt và khả năng áp dụng cho các cấu kiện có chiều
dày (sâu) lớn hơn. phương pháp này hiện đang được sử dụng rộng rãi ở Việt Nam và
đang cho thấy tính hiệu quả trong việc đánh giá chất lượng bê tông cốt thép bởi kết
quả thí nghiệm có độ chính xác tương đối cao, giá thành hợp lý và phương pháp thí
nghiệm cũng như vận hành thiết bị đơn giản. Bài viết này tập trung trình bày tổng
quan về kỹ  thuật phản xạ xung siêu âm UPE trên thiết bị A1020 MIRA Lite , cơ sở lý
thuyết của phương pháp, chỉ dẫn kỹ thuật, và trình tự đánh giá khuyết tật một cách
toàn diện trên bê tông cốt thép dựa theo kinh nghiệm siêu âm trong nước và trên thế
giới. a

3. phương pháp phản xạ xung siêu âm (Ultrasonic Pulse-Echo – UPE) 

 Phản xạ xung siêu âm (UPE) là phương pháp sử dụng các đầu dò phát ra các
xung ngắn, các xung siêu âm này truyền vào lớp vật liệu và bị phản xạ lại,
thông qua kết quả xung phản xạ (tần số, thời gian). UPE dựa trên kỹ thuật xung
phản xạ, xung siêu âm ngày càng trở nên phổ biến hơn do độ tin cậy cao trong
việc phát hiện các khuyết tật có trong bê tông được hiển thị ở dạng hình ảnh có
độ phân giải tốt và khả năng áp dụng cho các cấu kiện có chiều dày (sâu) lớn
hơn.
 Phản xạ xung siêu âm (UPE): Là sử dụng các đầu dò phát ra các xung ngắn,
các xung siêu âm này truyền vào lớp vật liệu và bị phản xạ lại, thông qua kết
quả xung phản xạ (tần số, thời gian). Phương pháp UPE sử dụng sóng ứng suất
âm để nghiên cứu đặc tính của các lớp dưới bề mặt và xác định các khuyết tật
bằng cách xác định bất kỳ điểm bất thường nào của trở kháng âm khác với bê
tông. Các thiết bị UPE truyền thống có khả năng cung cấp A-Scans và B-Scans,
các thiết bị Siêu âm Echo Tomography hiện đại có khả năng cung cấp B-Scans
thời gian thực cho phép các kỹ sư nhìn thấy các mục tiêu dưới bề mặt với độ rõ
nét hơn. Các ứng dụng dựa trên thiết bị di động, cùng với Trí tuệ nhân tạo và
các kỹ thuật xử lý tín hiệu hiện đại đã mang lại tốc độ và độ rõ nét vượt trội, dễ
sử dụng.
 Nguyên lý của phương pháp là sử dụng việc truyền sóng qua một lớp chiều dày
bê tông nhất định trên kết cấu, trong quá trình truyền tại mỗi vật liệu đặc trưng
khác nhau sẽ phản hồi lại xung và được thiết bị tiếp nhận lại. Căn cứ vào thông
số đặc trưng của xung, bằng các thuật toán của thiết bị sử dụng thông qua các
đại lượng đo lường của thiết bị (thời gian truyền, tần số, màu sắc …) sẽ đưa ra
phân tích về phổ ảnh, từ đó có những đánh giá dự đoán khuyết tật.
 Nguyên lý hoạt động: 
Thiết bị sử dụng công nghệ MIRA là một hệ thống siêu âm chụp cắt lớp có tần số
thấp cho kiểm tra đánh giá chất lượng các kết cấu bê tông và bê tông cốt thép với các
hình ảnh quan sát trực quan hóa dạng 2D và Full-3D .
Hệ thống chụp cắt lớp siêu âm 3D là một ứng dụng của phương pháp PAUT
(Phased Array Ultrasonic Testing - kiểm tra siêu âm theo giai đoạn) sử dụng các công
nghệ FMC/TFM (Full Matrix Capture/Total Focusing Method – phương pháp thu thập
ma trận  đầy đủ/lấy nét tổng thể) hoặc SAFT (Synthetic Aperture Focusing Technique
– kỹ thuật hội tụ khẩu độ tổng hợp). Bộ dò tìm của hệ thống chụp cắt lớp bao gồm các
mảng cảm biến ma trận có khả năng truyền và nhận sóng âm trên mỗi đầu dò bằng các
kỹ thuật đa Pitch-Catch (xem Hình 2), có nghĩa là mỗi đầu dò trên hệ thống chụp cắt
lớp siêu âm 3D tương đương với hai đầu dò của một thiết bị đo UPV thông thường .

     
Hình 2. Kỹ thuật đa pitch-catch trên các mảng cảm biến ma trận [13].

Khi các bộ đầu dò đặt tại mỗi vị trí trên đối tượng kiểm tra, các cảm biến sẽ lần
lượt phát xung (mạch phát). Sóng siêu âm được truyền vào bên trong vật liệu theo
phương truyền của sóng cho đến khi có sự thay đổi về môi trường (ví dụ, từ vật liệu 1
sang vật liệu 2, hoặc bề mặt khuyết tật, hoặc bề mặt cốt thép…), tại đó xung phản xạ
được hình thành và quay trở lại các cảm biến thu (mạch thu). Trong quá trình truyền
và nhận sóng âm, dữ liệu sẽ được các bộ xử lý của hệ thống thu nhận và ghi lại .
Bằng cách phân tích vận tốc, thời gian, các góc truyền/nhận của sóng âm và tái
thiết lại dữ liệu A-scan thu thập được, hệ thống chụp cắt lớp siêu âm 3D có thể xây
dựng mô hình 2D hoặc 3D thể hiện hình dạng và đặc điểm bên trong đối tượng thử
nghiệm .
Sau đó, dữ liệu sẽ được trình bày trên màn hình của các thiết bị và được lưu lại.
Dữ liệu các hình ảnh đó sẽ có thể được trình bày dưới dạng A-scan, B-scan, C-scan
hoặc D-scan, xem Hình 8. A-scan trình bày dữ liệu dưới dạng sóng siêu âm, B-scan
trình bày dữ liệu siêu âm với một mặt cắt ngang của đối tượng kiểm tra, C-scan trình
bày dữ liệu siêu âm với một hình chiếu trên (bằng) của đối tượng kiểm tra và D-scan
trình bày dữ liệu siêu âm với một hình chiếu cạnh của đối tượng kiểm tra.

 Tại sao hình thành vết nứt?


You might also like