You are on page 1of 20

Phương pháp kiểm tra bằng phát

xạ âm
(Acoustic Emission Testing)

Lê Văn Thuấn 20196889

Trần Việt Anh 20196840


Hoàng Công Hùng 20184886
Nguyễn Quốc Việt 20186081
1. Giới thiệu về
Phát xạ âm thanh
1. Giới thiệu

Hiện tượng Phát xạ âm:

 Phát xạ âm (AE) là sóng năng lượng đàn hồi được giải


phóng tự nhiên khi vật liệu trải qua biến dạng (chịu
tải) tạo ra bởi sự phân bố lại ứng suất đột ngột bên
trong vật liệu hoặc kết cấu khi các thay đổi trong cấu
trúc bên trong của chúng được tạo ra, bất kỳ khiếm
khuyết nào mà sóng âm gặp phải đều có thể thay đổi
sóng đó, cả về tốc độ và biên độ của nó

 Phát xạ âm là “hiện tượng sóng đàn hồi tức thời được


tạo ra bởi sự giải phóng năng lượng đột ngột từ các
nguồn tập trung trong một vật liệu”.

4
Kiểm tra Phát xạ âm:

 Kiểm tra phát xạ âm phát hiện các khuyết tật tế vi và dự


đoán dạng khuyết tật hình thành.

 Chẩn đoán cấu trúc dựa trên dữ liệu tín hiệu rung động
được tạo ra bởi cấu trúc, chứ không phải bởi các tín hiệu từ
bên ngoài.

 Kiểm tra toàn bộ với chi phí thấp bằng cách thu thập dữ
liệu từ nhiều điểm thay vì một điểm duy nhất.

 Chẩn đoán ngay khi hệ thống đang vận hành

5
1. Giới thiệu

Nguồn tạo âm phát xạ

Bao gồm các cơ chế khác nhau của sự biến dạng và nứt gãy, cụ
thể:
 Trong tự nhiên: Các trận động đất, vụ nổ đá trong hầm mỏ
(rockburst), sóng thần,...
 Trong vật liệu kim loại, âm phát xạ được tạo ra từ:
+ Sự mở rộng của vết nứt.
+ Các chuyển động chệch hướng.
+ Chuyển động trượt.
+ Quá trình ghép song tính và biến đổi pha.
 Trong vật liệu composite, các nguồn tạo âm phát xạ gồm
hiện tượng nứt lớp nền và gãy/đứt liên kết sợi.

6
Nguồn thứ cấp tạo âm phát xạ /nguồn giả:

 Một số cơ chế khác cũng tạo ra âm phát xạ được phát hiện bởi
thiết bị cảm biến bao gồm:

 Sự rò rỉ, ăn mòn (xâm thực) và va chạm (vd: vòng bi quay);


 Hiện tượng sắp xếp lại hoặc tăng lên của từ trường ( Hiệu ứng
Barkhausen)
 Quá trình hóa lỏng và hóa rắn
 Sự biến đổi pha rắn – rắn

 Các nguồn này được gọi là nguồn giả ( hay nguồn thứ cấp) để
phân biệt với nguồn phát xạ âm thanh chuẩn, được tạo bởi biến
dạng cơ học của vật liệu chịu ứng suất.

7
2. Phương pháp
kiểm tra
2. Phương pháp kiểm tra

Cách thức hoạt động

9
2. Phương pháp kiểm tra

Để định vị được nguồn phát xạ âm thường sử dụng 3


phương pháp

Kỹ thuật vị trí tuyến tính

Vị trí điểm Kỹ thuật vị trí khu vực

10
2. Phương pháp kiểm tra

Trang thiết bị

Các bảng AE đa kênh của Physical


Acoustics giúp thu được vị trí chính xác
của các “điểm truy cập” AE và thực hiện
phân tích thống kê để xác định tính toàn
vẹn của cấu trúc

11
2. Phương pháp kiểm tra

Một số quy tắc và tiêu chuẩn nhất định

 Việc xác định số lượng cảm biến sẽ cần cho một cấu trúc nhất định phải xác định một số yếu tố, bao gồm:
• Độ phức tạp của vật liệu hoặc cấu trúc
• Kích thước của cấu trúc
• Loại vật liệu được thử nghiệm

 Hiệu ứng KAISER


• Hiệu ứng Kaiser đề cập đến việc một vật thể không phát ra âm thanh cho đến khi vượt quá mức độ ứng
suất tác dụng lên nó trước đó.
• Hiệu ứng này lần đầu tiên được phát hiện vào năm 1950, khi một nhà nghiên cứu tên là Kaiser phát hiện
ra rằng kim loại có thể “nhớ” lượng ứng suất tối đa mà chúng đã phải chịu trước đó.Do hiệu ứng Kaiser,
một cấu trúc có thể chịu ứng suất gây hư hại mà các thanh tra viên không thể xác định bằng cách sử dụng
AE nếu ứng suất đó không vượt quá lượng ứng suất trước đó mà cấu trúc đã trải qua.

12
3. Ưu, nhược điểm của
phương pháp
3. Ưu nhược điểm
So sánh với các phương pháp KT không phá hủy khác

Kiểm tra bằng Phát xạ âm khác với các phương pháp còn lại ở
hai phương diện:

 Thứ nhất, nguồn gốc của tín hiệu năng lượng mà ta thu được
là từ chính khuyết tật bên trong đối tượng phát ra ( khi chịu
tải ), thay vì được cung cấp bởi các thiết bị kiểm tra như ở
phương pháp siêu âm và chụp X quang.

 Thứ hai, phương pháp phát xạ âm còn có thêm khả năng


kiểm tra quá trình động lực học và sự biển đổi của khuyết tật
bên trong vật liệu. ( Trong khi các phương pháp khác chỉ
thường xác định mỗi vị trí, hình dạng, kích thước,... của
khuyết tật ).

14
3. Ưu nhược điểm

Ưu điểm Nhược điểm


• Giám sát được sự tăng trưởng của khuyết • Tín hiệu thu được có thể bị nhiểu bởi tạp
tật trong một cấu trúc đang chịu tải. âm (tiếng ồn) và điện từ.
• Phát hiện và đánh giá được mức độ nguy • Chỉ giám sát được những khuyết tật đang
hại của các khuyết tật chỉ bằng một lần tăng trưởng trong cấu trúc đang chịu tải.
kiểm tra duy nhất. Nếu khuyết tật đứng yên (tĩnh) hay tải
• Dễ dàng kiểm tra được các khu vực khó không đủ lớn thì sẽ không tạo ra tín hiệu
tiếp cận nhờ các cảm biến nhỏ. âm phát xạ và cảm biến sẽ không phát
• Nhanh chóng, không tốn thời gian. hiện được.
• Phòng tránh các tai nạn xảy ra với hệ • Chỉ có thể đo định tính mức độ thiệt hại
thống có khuyết tật khó xác định. bên trong cấu trúc. Không đo được kết quả
• Có thể xác định được vị trí khuyết tật nếu định lượng về kích thước, độ sâu khuyết
dùng nhiều cảm biến. tật và khả năng chịu đựng tổng thể của cấu
• Linh hoạt, dùng được cho nhiều vật liệu. trúc.
( kim loại, composite,... )

15
4. Ứng dụng của
phương pháp
4. Ứng dụng của phương pháp AE
4.1 Phạm vi ứng dụng

•Kiểm tra các tính chất và đặc tính cơ học vật


liệu.
•Kiểm tra và giám sát chất lượng, tình trạng cấu
trúc, mối hàn,...
•Phát hiện rò rỉ và vị trí khuyết tật trong thiết bị
cơ khí
•Ứng dụng trong ngành địa chất, xây dựng,
hàng không vũ trụ,...

17
4. Ứng dụng của phương pháp AE

4.2 Ứng dụng trong hàng không vũ trụ

 Kiểm tra tải trọng cánh / Đuôi / Khung / Cần


 Kiểm tra tĩnh, động và mỏi Cánh composite, thanh
giằng/ Bình chịu áp lực chồng lên nhau, thùng
nhiên liệu/ Tấm composite / Thân tên lửa /
Radomes / Vỏ động cơ
 Giám sát quá trình và máy móc (Giám sát tốc độ
đốt nhiên liệu/ Máy quay/ Phát hiện lỗi vòng bi /
Phát hiện rò rỉ / Giám sát hàn)

18
4. Ứng dụng của phương pháp AE

4.2 Ứng dụng trong hàng không vũ trụ

19
4. Ứng dụng của phương pháp AE

4.2 Ứng dụng trong hàng không vũ trụ

Công nghệ phát xạ âm đã giúp


NASA phát triển “Hệ thống phát
hiện va chạm tại cạnh đầu cánh
máy bay” để phòng ngừa các hiện
tượng như “va chạm với lớp bọt
cách li” (sprayed-on-foam
insulation impact), trong lịch sử
đã phá hỏng cánh trái của tàu con
thoi Columbia, khiến nó bị vỡ tan
khi trở lại Trái Đất

20

You might also like