You are on page 1of 2

RMIT

Classifi
cation:
Truste
1. A và B là hàng xóm, A biết B vừa mua một chiếc xe máy mới và hiện nay B đang muốn
d
bán lại chiếc xe máy cũ của mình. A rất muốn mua chiếc xe của B nhưng chưa đủ tiền.
Ngày nào A cũng đi ngang qua nhà B nhìn chiếc xe máy mình muốn mua. Hành động của A có
phải là HVPL không?

2. A ra cửa hàng tạp hóa định mua đồ dùng. Khi tới cửa hàng, A nói với người bán hàng: “Tôi muốn
mua”. Tuyên bố của A có phải là HVPL không?

3. C là hàng xóm của A và B, C tự nhận thấy mình rất xinh đẹp và thừa tiêu chuẩn đi thi hoa hậu.
Một ngày C đứng trước gương trong phòng riêng và nói to rằng “Tôi muốn đăng ký thi Hoa hậu
hoàn vũ”. Hành động của C có phải là HVPL không?

4. B vô tình biết được C muốn đi thi hoa hậu nên đã trêu C trước cả xóm. C rất xấu hổ và tức giận.
2 ngày sau trong lúc thấy B đang lái xe máy, C đã dùng xe của mình tông vào đằng sau xe của B.
B bị gãy tay và xe của B bị xây xát nặng. B yêu cầu C phải bồi thường thiệt hại. Hành động của C
có phải là hành vi pháp lý không? Trong ví dụ này có hành vi pháp lý nào không?

5. Ông của B là F trước khi mất viết di chúc để lại toàn bộ số tiền của ông cho B. Tuy nhiên, B từ
chối nhận di sản. Trong tình huống này có tồn tại hành vi pháp lý không? Hành vi pháp lý đó
thuộc loại nào?

6. Ông của A là Y trước khi mất viết di chúc để căn nhà ông đang sinh sống cho A. Tuy nhiên, trong
di chúc ghi rõ rằng: “Chỉ khi cháu tôi là anh Nguyễn Văn A xin được việc làm thì anh A mới có
quyền sở hữu căn nhà của tôi”. Hành vi của ông Y có phải là hành vi pháp lý không? Nếu có thì
thuộc loại hành vi pháp lý nào?

7. E và F tình cờ gặp nhau trong một chuyến du lịch. Sau đó E phát hiện ra F có rất nhiều sừng tê
giác. Do nghe nói sừng tê giác có tác dụng chữa bệnh tốt, E đã đề nghị mua sừng tê giác của F.
Hai bên thỏa thuận mua bán và thực hiện đúng thỏa thuận. Hành vi của E và F có phải là hành vi
pháp lý không?

8. A muốn mua một bức tranh bằng gốm ghép để tranh trí cho phòng khách của mình. Khi đến
nhà người quen là B, A được B giới thiệu một bức tranh bằng gốm ghép rất đẹp do họa sĩ G ở
làng gốm Bát Tràng sáng tác muốn bán. A sau khi xem tranh đã mua bức tranh với giá 2 triệu
VND. Sau khi treo bức tranh được 2 tháng thì A phát hiện ra bức tranh trên không phải do họa sỹ
G sáng tác mà do họa sỹ H sáng tác. Trường hợp này A có bị xem là nhầm lẫn không?
RMIT
Classifi
9. A bán cho B một chiếc đồng hồ nhưng B cation: do không muốn để người khác biết là mình có
tiền nên B đã nói với A: “Hãy viết hợp Truste đồng nói trên thành hợp đồng tặng cho, tôi sẽ
vẫn trả đủ anh số tiền 10 triệu VND”. A d trả lời: “Đồng ý”.

10. A đến Las Vegas đánh bạc và trong quá trình đánh bạc đã uống rất say. Cuối buổi đánh bạc A gặp
A là một cô gái rất xinh đẹp là B. A ngay lập tức đưa B đến nhà thờ để làm lễ cưới (có hiệu lực
pháp luật). Hỏi hành vi của A có phải hành vi pháp lý không?

11. A là người có một chiếc xe máy cũ, đã sử dụng nhiều năm nên nhiều bộ phân của xe đã cũ nát,
nay A muốn bán chiếc xe này. Để bán xe được giá, A đã cho sơn sửa lại xe và thay một số bộ
phận bên ngoài để trông xe như còn mới. B là người cần mua xe để đi lại nhưng lại không có
kiến thức về xe. Khi xem xe của A và nghe A giới thiệu chiếc xe còn rất mới và tốt, B đã mua
chiếc xe nói trên. Hành vi của A có phải là hành vi pháp lý?

12. A là người có một chiếc xe máy cũ, đã sử dụng nhiều năm nên nhiều bộ phân của xe đã cũ nát,
nay A muốn bán chiếc xe này. C là hàng xóm của A thấy vậy đã thuyết phục B là người có nhu
cầu mu axe rằng xe của A chạy rất tốt dù trông không đẹp. Do không có kiến thức về xe và tin lời
C, B đã ký hợp đồng mua chiếc xe trên của A. Hành vi của A có phải là hành vi pháp lý?

13. B là thủ trưởng của A, b biết A có một chiếc xe oto và rất muốn sở hữu chiếc xe đó. B đe dọa A
nếu không bán xe cho B thì B sẽ thuyện chuyển A đến một vị trí công tác bất lợi. A vốn đã muốn
xin nghỉ việc và cũng không thực sự thích chiếc xe mình đang muôn nên đã đồng ý bán xe cho B.
Hỏi A có bị xem là bị đe dọa không?

14. B là thủ trưởng của A, b biết A có một chiếc xe oto và rất muốn sở hữu chiếc xe đó. B đe dọa A
nếu không bán xe cho B thì B sẽ cho người hành hung vợ sắp cưới (chưa đăng ký kết hôn) của
anh A. Do sợ vợ sắp cưới của mình bị hành hung, anh A đã bán xe cho anh B.

You might also like