You are on page 1of 85

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA


KHOA QUẢN LÝ DỰ ÁN

ĐỒ ÁN MÔN HỌC

QUẢN TRỊ SẢN XUẤT


ĐỀ TÀI : CẢI THIỆN CÔNG TÁC LẬP KẾ HOẠCH TẠI CÔNG
TY CỔ PHẦN LÂM SẢN XUẤT KHẨU ĐÀ NẴNG

GVHD: Th.s Hồ Dương Đông

SVTH: Nguyễn Minh Trí - 118180141

Nguyễn Hà Nhật Vy - 118180147


Lớp: 18QLCN

Đà Nẵng, năm 2021


BẢNG KẾ HOẠCH VÀ PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC

STT Công việc Bắt đầu Hoàn thành Phân công

1 Tham quan công ty 19/10/21 21/10/21 Cả nhóm

2 Lựa chọn đề tài 21/10/21 26/10/21 Cả nhóm

3 Lập đề cương chi tiết 26/10/21 31/10/21 Cả nhóm

4 Tài liệu tham khảo 31/10/21 7/11/21 Cả nhóm

5 Chương 1: Giới thiệu đề tài 7/11/21 9/11/21 Vy

6 Chương 2: Cơ sở lý thuyết

7 Lý thuyết dự báo 11/11/21 14/11/21 Cả nhóm

8 Lý thuyết lập kế hoạch tổng hợp 11/11/21 14/11/21 Cả nhóm

9 Lý thuyết bảo trì bảo dưỡng 11/11/21 14/11/21 Cả nhóm

10 Chương 3: Tổng quan công ty 16/11/21 19/11/21 Vy

Bản vẽ mặt bằng &


11 14/11/21 20/11/21 Trí
Quy trình sản xuất

12 Chương 4: Dự báo nhu cầu - Lập kế hoạch tổng hợp


13 Dự báo nhu cầu 22/11/21 28/11/21 Trí

14 Lập kế hoạch tổng hợp 29/11/21 2/12/21 Vy

Chương 5: Bảo trì bảo dưỡng


13 3/12/21 13/12/21 Cả nhóm
máy móc
14 Kết luận 13/12/21 15/12/21 Cả nhóm

15 Tổng hợp - Báo cáo 15/12/21 17/12/21 Cả nhóm


MỤC LỤC

BẢNG KẾ HOẠCH VÀ PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC ................................................... 2

MỤC LỤC ........................................................................................................................ 3

DANH MỤC HÌNH ẢNH ............................................................................................... 7

DANH MỤC BẢNG ........................................................................................................ 8

LỜI MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 10

CHƯƠNG I. GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI............................................................................... 11

1.1. CƠ SỞ HÌNH THÀNH ĐỀ TÀI ...................................................................... 11

1.2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI................................................................................ 11

1.3. Ý NGHĨA ĐỀ TÀI ........................................................................................... 12

1.4. PHẠM VI ĐỀ TÀI............................................................................................ 12

CHƯƠNG II. CƠ SỞ LÝ THUYẾT .............................................................................. 13

2.1. LÝ THUYẾT VỀ DỰ BÁO ................................................................................ 13

2.1.1. Khái niệm ..................................................................................................... 13

2.1.2. Phân loại dự báo ........................................................................................... 13

2.1.3. Đặc điểm của dự báo .................................................................................... 14

2.1.4. Vai trò của dự báo trong sản xuất kinh doanh ............................................. 14

2.2. CÁC PHƯƠNG PHÁP DỰ BÁO ....................................................................... 14

2.2.1. Phương pháp dự báo định tính ..................................................................... 14

2.2.2. Phương pháp dự báo định lượng .................................................................. 16

2.3. LẬP KẾ HOẠCH SẢN XUẤT TỔNG HỢP ..................................................... 21


2.3.1. Tổng quan về lập kế hoạch sản xuất tổng hợp ............................................. 21

2.3.2. Vai trò........................................................................................................... 21

2.3.3. Các yếu tố tác động ...................................................................................... 22

2.3.4. Các bước lập kế hoạch tổng hợp .................................................................. 22

2.4. CÁC CHIẾN LƯỢC TRONG LẬP KẾ HOẠCH TỔNG HỢP ......................... 23

2.4.1. Thay đổi mức dự trữ ( hàng tồn kho) ........................................................... 23

2.4.2. Huy động làm thêm giờ................................................................................ 24

2.4.3. Thay đổi lực lượng lao động theo mức nhu cầu .......................................... 24

2.4.4. Nhà thầu phụ ................................................................................................ 25

CHƯƠNG III. GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN LÂM SẢN XUẤT KHẨU ĐÀ
NẴNG ............................................................................................................................ 26

3.1. TỔNG QUAN CÔNG TY .................................................................................. 26

3.1.1. Giới thiệu chung ........................................................................................... 26

3.1.2. Lĩnh vực kinh doanh .................................................................................... 27

3.1.3. Chức năng, nhiệm vụ của công ty ................................................................ 28

3.2. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN .............................................. 28

3.2.1. Cơ cấu tổ chức của công ty .......................................................................... 29

3.2.2. Nguồn lực hiện tại ........................................................................................ 29

3.2.3. Thuận lợi và khó khăn của công ty .............................................................. 32

3.3. QUY TRÌNH SẢN XUẤT .................................................................................. 33

3.3.1. Quy trình sản xuất tổng thể .......................................................................... 33

3.3.2. Quy trình sản xuất chi tiết tại các phân xưởng............................................. 34
CHƯƠNG IV. DỰ BÁO NHU CẦU TIÊU THỤ VÀ LẬP KẾ HOẠCH SẢN XUẤT
TỔNG HỢP .................................................................................................................... 38

4.1. THỰC TRẠNG SẢN XUẤT VÀ KẾ HOẠCH SẢN XUẤT CỦA CÔNG TY 38

4.1.1. Quy trình triển khai công việc tại công ty .................................................... 38

4.1.2. Thực trạng kế hoạch của công ty ................................................................. 39

4.1.3. Nhu cầu sản xuất của công ty qua các tháng của năm 2019 và 2020 .......... 41

4.1.4. Dự báo nhu cầu sản lượng cho các tháng tiếp theo ...................................... 42

4.2. LẬP KẾ HOẠCH SẢN XUẤT TỔNG HỢP ..................................................... 52

4.2.1. Đặt vấn đề .................................................................................................... 52

4.2.2. Lập kế hoạch tổng hợp ................................................................................. 53

CHƯƠNG V. BẢO TRÌ BẢO DƯỠNG MÁY MÓC ................................................... 58

5.1. BẢO TRÌ BẢO DƯỠNG .................................................................................... 58

5.1.1. Khái niệm bảo trì.......................................................................................... 58

5.1.2. Vai trò của bảo trì......................................................................................... 58

5.1.3. Tầm quan trọng của bảo trì .......................................................................... 58

5.1.4. Các phương pháp bảo trì .............................................................................. 59

5.2. ĐỘ TIN CẬY VÀ KHẢ NĂNG SẴN SÀNG TRONG BẢO TRÌ .................... 61

5.2.1. Độ tin cậy ..................................................................................................... 61

5.2.2. Khả năng sẵn sàng........................................................................................ 61

5.3. TÍNH TOÁN SỐ LIỆU ....................................................................................... 63

5.3.1. Trường hợp 1: Không lên kế hoạch bảo trì .................................................. 63

5.3.2. Trường hợp 2: Kế hoạch bảo trì của công ty ( Bảo trì 1 lần/ tháng) ............ 70
TH1: Không lên kế hoạch bảo trì ........................................................................... 75

5.4. XÂY DỰNG KẾ HOẠCH BẢO TRÌ MỚI CHO CÔNG TY ............................ 76

5.4.1. Kế hoạch bảo dưỡng định kỳ cho máy cưa đu ............................................. 77

5.4.2. Kế hoạch bảo dưỡng định kỳ cho máy cưa rong.......................................... 81

5.4.3. Kế hoạch bảo dưỡng định kỳ cho máy cưa lọng .......................................... 82

5.4.4. Kế hoạch bảo dưỡng định kỳ cho máy bào .................................................. 82

5.4.5. Kế hoạch bảo dưỡng định kỳ cho máy ghép gỗ ........................................... 83

5.4.6. Kết luận ........................................................................................................ 83

KẾT LUẬN .................................................................................................................... 84

TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................. 85


DANH MỤC HÌNH ẢNH

Hình 2. 1. Sơ đồ mô hình xu thế và mùa ....................................................................... 20


Hình 3. 1. Hình ảnh công ty .......................................................................................... 26
Hình 3. 2. Một số sản phẩm của công ty ....................................................................... 27
Hình 3. 3. Cơ cấu tổ chức của công ty .......................................................................... 29
Hình 3. 4. Sơ đồ quy trình sản xuất tổng thể ................................................................. 33
Hình 4. 1. Sơ đồ quy trình triển khai công việc tại công ty........................................... 38
Hình 5. 1. Sơ đồ quan hệ giữa các máy trong phân xưởng pha phôi ............................ 65
DANH MỤC BẢNG

Bảng 2. 1. Ưu và nhược điểm của chiến lược thay đổi mức dự trữ............................... 23
Bảng 2. 2. Ưu và nhược điểm của chiến lược huy động làm thêm giờ ......................... 24
Bảng 2. 3. Ưu và nhược điểm của chiến lược thay đổi lực lượng lao động .................. 25
Bảng 2. 4. Ưu và nhược điểm của chiến lược nhà thầu phụ .......................................... 25
Bảng 3. 1. Tình hình lao động của công ty giai đoạn 2019 - 2021................................ 30
Bảng 3. 2. Máy móc thiết bị của công ty ....................................................................... 31
Bảng 4. 1. Nhu cầu sản xuất của công ty qua các tháng ................................................ 41
Bảng 4. 2. Số liệu nhu cầu thực tế 12 tháng gần nhất của công ty ................................ 42
Bảng 4. 3. Số liệu tổng hợp 12 tháng của sản phẩm Bàn gỗ ......................................... 43
Bảng 4. 4. Chỉ số mùa tại mỗi giai đoạn của sản phẩm Bàn gỗ .................................... 43
Bảng 4. 5. Xác định chỉ số mùa cho dự báo sản phẩm Bàn gỗ .................................... 45
Bảng 4. 6. Dự báo 5 giai đoạn tiếp theo cho sản phẩm Bàn gỗ ..................................... 46
Bảng 4. 7. Số liệu tổng hợp 12 tháng của sản phẩm Ghế gỗ ........................................ 46
Bảng 4. 8. Chỉ số mùa tại mỗi giai đoạn của sản phẩm Ghế gỗ .................................... 47
Bảng 4. 9. Xác định chỉ số mùa cho dự báo sản phẩm Ghế gỗ .................................... 48
Bảng 4. 10. Dự báo 5 giai đoạn tiếp theo cho sản phẩm Ghế gỗ.................................. 49
Bảng 4. 11. Số liệu tổng hợp 12 tháng của sản phẩm Kệ gỗ ......................................... 49
Bảng 4. 12. Chỉ số mùa tại mỗi giai đoạn của sản phẩm Kệ gỗ .................................... 50
Bảng 4. 13. Xác định chỉ số mùa cho dự báo sản phẩm Kệ gỗ ..................................... 51
Bảng 4. 14. Dự báo 5 giai đoạn tiếp theo cho sản phẩm Kệ gỗ..................................... 52
Bảng 4. 15. Tổng hợp dự báo sản lượng 5 giai đoạn tiếp theo cho các sản phẩm ........ 52
Bảng 4. 16. Các số liệu liên quan đến hoạt động sản xuất ............................................ 53
Bảng 4. 17. Lập kế hoạch tổng hợp cho sản phẩm Bàn gỗ............................................ 54
Bảng 4. 18. Lập kế hoạch tổng hợp cho sản phẩm Ghế gỗ ........................................... 55
Bảng 4. 19. Lập kế hoạch tổng hợp cho sản phẩm Kệ gỗ ............................................. 56
Bảng 5. 1. Độ tin cậy lý thuyết của các máy hư hỏng trong phân xưởng pha phôi ...... 64
Bảng 5. 2. Các chỉ số cần thiết để lên kế hoạch bảo dưỡng .......................................... 67
Bảng 5. 3. Tổng hợp chi phí bảo trì bảo dưỡng máy móc ............................................. 69
Bảng 5. 4. Độ tin cậy thực của các máy trong phân xưởng pha phôi ............................ 72
Bảng 5. 5. Chỉ số khả năng sẵn sàng ............................................................................. 73
Bảng 5. 6. Bảng giá hợp đồng bảo trì ............................................................................ 74
Bảng 5. 7. Bảng đánh giá hai trường hợp bảo trì........................................................... 75
Bảng 5. 8. Thiệt hại khi máy ngừng đột ngột ................................................................ 77
Bảng 5. 9. Bảng theo dõi máy cưa đu từng tháng sau sửa chữa .................................... 78
Bảng 5. 10. Đề xuất kế hoạch bảo trì định kỳ cho máy cưa đu ..................................... 81
Bảng 5. 11. Đề xuất kế hoạch bảo trì định kỳ cho máy cưa rong .................................. 81
Bảng 5. 12. Đề xuất kế hoạch bảo trì định kỳ cho máy cưa lọng .................................. 82
Bảng 5. 13. Đề xuất kế hoạch bảo trì định kỳ cho máy bào .......................................... 82
Bảng 5. 14. Đề xuất kế hoạch bảo trì định kỳ cho máy ghép gỗ ................................... 83
GVHD: Th.s Hồ Dương Đông Đồ án Quản trị sản xuất

LỜI MỞ ĐẦU

Thành công của một doanh nghiệp bắt nguồn từ sự kết hợp hài hòa giữa hoạt động
sản xuất, marketing và tài chính. Lập kế hoạch là một mắt xích quan trọng trong hệ thống
sản xuất, hoạt động này chi phối những hoạt động khác và ảnh hưởng đến sự thành bại
của doanh nghiệp. Công tác lập kế hoạch còn quyết định đến khả năng đáp ứng nhu cầu
thị trường, chi phí sản xuất và chất lượng sản phẩm của một doanh nghiệp.
Vì vậy nhóm chọn đề tài “Cải thiện công tác lập kế hoạch tại Công ty Cổ phần
lâm sản xuất khẩu Đà Nẵng” để phát triển đồ án Quản trị sản xuất. Với đề tài này, được
sự hỗ trợ và tạo mọi điều kiện từ phía Công ty cổ phần lâm sản xuất khẩu Đà Nẵng, qua
những buổi tham quan đã giúp các thành viên có cái nhìn tổng quát về công ty, thực trạng
hiện tại cũng như có thể lựa chọn được vấn đề phù hợp cho việc phát triển ý tưởng. Nhóm
cũng xin cảm ơn đến thầy Th.s Hồ Dương Đông đã nhiệt tình hướng dẫn, sửa lỗi và cung
cấp nhiều kiến thức trọng tâm để nhóm hoàn thành đồ án lần này.
Trong quá trình thực hiện đồ án, nhóm chúng em không tránh khỏi những thiếu
sót về kiến thức, nội dung cũng như các kỹ năng khác. Vì vậy, nhóm rất mong nhận được
những ý kiến đánh giá và nhận xét của thầy để hoàn thiện hơn.
Nhóm chúng em xin chân thành cảm ơn!

Nhóm sinh viên thực hiện

SVTH: Nguyễn Minh Trí, Nguyễn Hà Nhật Vy 10


GVHD: Th.s Hồ Dương Đông Đồ án Quản trị sản xuất

CHƯƠNG I. GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI

1.1. CƠ SỞ HÌNH THÀNH ĐỀ TÀI


Gỗ và sản phẩm gỗ là một trong những sản phẩm xuất khẩu kinh tế mũi nhọn của
cả nước và là điểm sáng trong bức tranh xuất khẩu. Bên cạnh đó, mặc dù khó khăn về
kinh tế, sản xuất bị đình trệ nhưng các doanh nghiệp, doanh nhân, chủ rừng và các nhà
quản lý trong toàn ngành vẫn liên tục nghiên cứu, sáng tạo, thay đổi nhiều phương thức
và hình thức tiếp thị, bán hàng để mở rộng thị trường bên cạnh các thị trường truyền
thống. Một trong số đó là Công ty CP lâm sản xuất khẩu Đà Nẵng. Công ty với lịch sử
phát triển lâu đời đã nêu cao tinh thần đoàn kết, tiếp thu và cải tiến công nghệ kỹ thuật
để ngày càng phát triển, thích ứng trong điều kiện khó khăn của dịch bệnh.
Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động, bên cạnh những điểm mạnh, công ty vẫn
còn tồn tại những hạn chế riêng. Hạn chế của công ty là hệ thống thông tin vẫn chưa
được quan tâm đúng mực, công tác lập kế hoạch sản xuất còn dựa trên cảm tính nhiều,
việc lập kế hoạch tổng hợp cho năm sau thường được làm vào cuối năm xây dựng kế
hoạch, tạo ra khối lượng công việc lớn trong khoảng thời gian ngắn và dẫn đến các quyết
định tương đối không tốt.
Bên cạnh đó, công tác bảo dưỡng cũng là một vấn đề tồn đọng dẫn đến năng suất
sản xuất của công ty chưa cao. Một số máy móc không có lịch trình bảo trì bảo dưỡng
cụ thể và một số máy lại được bảo trì theo lịch dù chưa xảy ra lỗi cần thiết để bảo trì.
Việc này ảnh hưởng lớn đến thời gian và chi phí sản xuất của doanh nghiệp.
Đó là những lý do căn bản làm cơ sở để hình thành đề tài “ Cải thiện công tác lập
kế hoạch tại Công ty cổ phần Lâm sản xuất khẩu Đà Nẵng”.

1.2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI


Nhằm mục đích nâng cao hiệu quả hoạt động và sản xuất của nhà máy. Cải thiện
công tác lập kế hoạch sản xuất, sẵn sàng đáp ứng nhu cầu thị trường và công tác bảo trì

SVTH: Nguyễn Minh Trí, Nguyễn Hà Nhật Vy 11


GVHD: Th.s Hồ Dương Đông Đồ án Quản trị sản xuất

máy móc, tạo điều kiện thuận lợi cho việc vận hành được trơn tru, hạn chế việc dừng
máy không cần thiết. Nắm được tình trạng máy móc, năng suất hoạt động ở mọi thời
điểm để có những điều chỉnh hợp lý và kịp thời.

1.3. Ý NGHĨA ĐỀ TÀI


Áp dụng công cụ dự báo để kịp thời đáp ứng nguồn lực sản xuất, nhất là những
lúc cao điểm. Đồng thời, việc dự báo sẽ hỗ trợ công tác lập kế hoạch, giảm tình trạng tồn
kho không cần thiết hoặc thiếu hụt nguyên liệu sản xuất. Bên cạnh đó, việc lập kế hoạch
bảo trì phù hợp sẽ giảm thiểu đáng kể lỗi sản phẩm do máy móc gây ra, giảm lãng phí
sửa chữa và hạn chế thời gian dừng máy khi không cần thiết. Hệ thống báo hiệu và báo
động về tình hình sử dụng máy móc thể cung cấp, cảnh báo thông tin kịp thời để tránh
gián đoạn sản xuất.
Cho biết các thông số về lỗi máy để có phương pháp xử lý nhằm đáp ứng đúng
lúc nhu cầu chất lượng và sản lượng sản phẩm. Công nhân và quản lý sẽ dễ dàng nắm
được tình hình sản xuất của bộ phận.
Việc nâng cao năng suất xí nghiệp mang lại nhiều ý nghĩa:
• Hàng hóa được sản xuất nhiều hơn, đảm bảo thời gian giao hàng.
• Có thể nhận nhiều đơn hàng hơn nên doanh thu nhà máy tăng lên.
• Quy trình sản xuất đảm bảo giúp công nhân lao động dễ dàng, thuận tiện. Giúp
công nhân ngày càng phát triển và trung thành với nhà máy.

1.4. PHẠM VI ĐỀ TÀI


Đề tài tập trung nghiên cứu một số nội dung chủ yếu trong công tác lập kế hoạch
sản xuất tổng hợp và lập kế hoạch bảo dưỡng máy móc cũng như đưa ra các giải pháp
nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác lập kế hoạch tại phạm vi Công ty cổ phần Lâm
sản xuất khẩu Đà Nẵng.

SVTH: Nguyễn Minh Trí, Nguyễn Hà Nhật Vy 12


GVHD: Th.s Hồ Dương Đông Đồ án Quản trị sản xuất

CHƯƠNG II. CƠ SỞ LÝ THUYẾT

2.1. LÝ THUYẾT VỀ DỰ BÁO


2.1.1. Khái niệm
- Dự báo là khoa học và nghệ thuật tiên đoán các sự việc có thể sẽ xảy ra trong tương lai.
Tính khoa học của dự báo thể hiện ở chỗ khi tiến hành dự báo người ta phải căn cứ trên
các dữ liệu phản ánh tình hình thực tế trong quá khứ và hiện tại, căn cứ vào xu thế trên
cơ sở khoa học để dự đoán những sự việc có thể sẽ xảy ra trong tương lai.
- Dự báo có thể là một dự đoán chủ quan hoặc trực giác về tương lai. Nhưng để cho dự
báo được chính xác hơn, người ta cố loại trừ những tính chủ quan của người dự báo.
- Ngày nay, dự báo là một nhu cầu không thể thiếu được của mọi hoạt động kinh tế - xác
hội, khoa học - kỹ thuật, được tất cả các ngành khoa học quan tâm nghiên cứu.

2.1.2. Phân loại dự báo


Dự báo được phân loại theo nhiều cách khác nhau:
- Theo hướng tiếp cận, chia thành hai loại: dự báo định tính và dự báo định lượng.
- Theo tầm hạn, có dự báo dài hạn, trung hạn và ngắn hạn:
• Dự báo dài hạn: là dự báo có thời gian dự kiến trong tương lai gồm nhiều năm,
đôi khi dài cả 5 đến 10 năm.
• Dự báo trung hạn: là những dự báo có thời hạn từ 3 tháng đến 2 năm.
• Dự báo ngắn hạn: dự báo cho vài tuần đến, đôi khi chỉ dự báo cho sự việc sắp xảy
ra trong vài ngày.
- Căn cứ vào nội dung công việc cần dự báo, có dự báo kinh tế, dự báo kỹ thuật và dự
báo nhu cầu.
• Dự báo kinh tế: Dự báo kinh tế do các cơ quan nghiên cứu, các bộ phận tư vấn
kinh tế nhà nước thực hiện.

SVTH: Nguyễn Minh Trí, Nguyễn Hà Nhật Vy 13


GVHD: Th.s Hồ Dương Đông Đồ án Quản trị sản xuất

• Dự báo kỹ thuật công nghệ: dự báo này đề cập đến mức độ phát triển khoa học
kỹ thuật công nghệ trong tương lai.
• Dự báo nhu cầu: thực chất của dự báo nhu cầu là tiên đoán về cầu ở cấp độ vĩ mô
và ở cấp độ vi mô.

2.1.3. Đặc điểm của dự báo


- Tính nhân - quả trong quá khứ vẫn được giữa nguyên trong tương lai.
- Các dự báo rất hiếm được hoàn hảo và cần phải tính đến sai số cho phép.
- Dự báo cho cả nhóm đối tượng thường chính xác hơn là dự báo cho từng đối tượng
riêng lẻ.
- Độ chính xác của dự báo giảm dần khi kéo dài thời gian dự báo.

2.1.4. Vai trò của dự báo trong sản xuất kinh doanh
- Là phần thiết yếu trong quản trị sản xuất/tác nghiệp, là cơ sở để đưa ra các quyết định
chiến lược cũng như chiến thuật của doanh nghiệp.
- Có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả hoạch định và thực hiện kế hoạch sản xuất cũng
như các kế hoạch bộ phận khác của doanh nghiệp.
- Giúp doanh nghiệp chủ động trong việc đáp ứng nhu cầu, không bỏ sót cơ hội kinh
doanh. Giúp các nhà quản trị doanh nghiệp có kế hoạch sử dụng hợp lý và có hiệu quả
các nguồn lực.
- Cung cấp cơ sở quan trọng để kết hợp hoạt động giữa các bộ phận trong doanh nghiệp.

2.2. CÁC PHƯƠNG PHÁP DỰ BÁO


2.2.1. Phương pháp dự báo định tính
2.1.1.1. Lấy ý kiến ban lãnh đạo doanh nghiệp
- Phương pháp này được sử dụng rộng rãi ở các doanh nghiệp. Khi tiến hành dự báo, họ
lấy ý kiến của các nhà quản trị cấp cao, những người phụ trách các công việc, các bộ
phận quan trọng của doanh nghiệp, và sử dụng các số liệu thống kê về những chỉ tiêu

SVTH: Nguyễn Minh Trí, Nguyễn Hà Nhật Vy 14


GVHD: Th.s Hồ Dương Đông Đồ án Quản trị sản xuất

tổng hợp: doanh số, chi phí, lợi nhuận...Ngoài ra cần lấy thêm ý kiến của các chuyên gia
về marketing, tài chính, sản xuất, kỹ thuật.
- Nhược điểm lớn nhất của phương pháp này là có tính chủ quan của các thành viên và
ý kiến của người có chức vụ cao nhất thường chi phối ý kiến của những người khác. Khi
gặp vấn đề lớn có ảnh hưởng không nhỏ đối với tương lai, nên sử dụng những phương
pháp đáng tin cậy hơn.

2.1.1.2. Lấy ý kiến của lực lượng bán hàng


- Những người bán hàng tiếp xúc thường xuyên với khách hàng, do đó họ hiểu rõ nhu
cầu, thị hiếu của người tiêu dùng. Họ có thể dự đoán được lượng hàng tiêu thụ tại khu
vực mình phụ trách.
- Tập hợp ý kiến của nhiều người bán hàng tại nhiều khu vực khác nhau, ta có được
lượng dự báo tổng hợp về nhu cầu đối với loại sản phẩm đang xét.
- Nhược điểm của phương pháp này là phụ thuộc vào đánh giá chủ quan của người bán
hàng. Một số có khuynh hướng lạc quan đánh giá cao lượng hàng bán ra của mình.
Ngược lại, một số khác lại muốn giảm xuống để dễ đạt định mức.

2.1.1.3. Phương pháp điều tra người tiêu dùng


- Phương pháp này sẽ thu thập nguồn thông tin từ đối tượng người tiêu dùng về nhu cầu
hiện tại cũng như tương lai. Cuộc điều tra nhu cầu được thực hiện bởi những nhân viên
bán hàng hoặc nhân viên nghiên cứu thị trường. Họ thu thập ý kiến khách hàng thông
qua phiếu điều tra, phỏng vấn trực tiếp hay điện thoại... Cách tiếp cận này không những
giúp cho doanh nghiệp về dự báo nhu cầu mà cả trong việc cải tiến thiết kế sản phẩm.
- Phương pháp này mất nhiều thời gian, việc chuẩn bị phức tạp, khó khăn và tốn kém, có
thể không chính xác trong các câu trả lời của người tiêu dùng.

SVTH: Nguyễn Minh Trí, Nguyễn Hà Nhật Vy 15


GVHD: Th.s Hồ Dương Đông Đồ án Quản trị sản xuất

2.1.1.4. Phương pháp tương tự lịch sử


- Phương pháp này dựa trên các sản phẩm tương tự đang tiêu thụ trên thị trường để xem
xét. Từ sản phẩm cũ, ta xem sản phẩm mới tương tự như sản phẩm cũ và dự báo chu kỳ
sống của sản phẩm mới cũng tương tự như sản phẩm cũ đã có sẵn thông tin.
- Phương pháp tương tự lịch sử này cũng có thể được vận dụng linh hoạt bằng cách
nghiên cứu sản phẩm cạnh tranh trực tiếp với sản phẩm của doanh nghiệp hay của dự án.
- Khó khăn của phương pháp này là tìm cho ra các sản phẩm tương tự, có đặc điểm chu
kỳ sống phù hợp với sản phẩm mới cần nghiên cứu.

2.1.1.5. Phương pháp chuyên gia (Delphi)


- Là phương pháp dự báo định tính chính thống nhất và có thủ tục thực hiện khá chặt
chẽ. Theo phương pháp này, một số chuyên gia được chọn tham gia phỏng vấn qua thư
và các bảng điểu tra thông tin. Nội dung phỏng vấn, điều tra là những câu hỏi thông minh
sao cho câu trả lời tương ứng sau khi được phân tích và tổng hợp có thể dự báo được sự
vật hiện tượng cần nghiên cứu trong tương lai.
- Mỗi bảng trả lời được ẩn danh để tránh ảnh hưởng không đáng có của chức vụ và tránh
sự thảo luận giữa các chuyên gia. Các bảng trả lời được cô đọng và sàng lọc dữ liệu có
tính chất đồng thuận của nhiều chuyên gia, sau đó chuyển lại đến các chuyên gia để chính
họ xem xét lại quan điểm của mình hoặc quan điểm mình chưa đồng thuận trước đây.
- Quá trình này được lặp lại tùy thuộc mức độ chính xác được yêu cầu bởi nhà quản lý.
Khi các ý kiến đã khá tập trung sẽ có Hội đồng quyết định kết quả cuối cùng đối với sự
vật hiện tượng cần dự báo.

2.2.2. Phương pháp dự báo định lượng


- Mô hình dự báo định lượng dựa trên số liệu quá khứ, những số liệu này giả sử có liên
quan đến tương lai và có thể tìm thấy được. Tất cả các mô hình dự báo theo định lượng

SVTH: Nguyễn Minh Trí, Nguyễn Hà Nhật Vy 16


GVHD: Th.s Hồ Dương Đông Đồ án Quản trị sản xuất

có thể sử dụng thông qua chuỗi thời gian và các giá trị này được quan sát đo lường các
giai đoạn theo từng chuỗi.
- Tính chính xác của dự báo đề cập đến độ chênh lệch của dự báo với số liệu thực tế. Vì
dự báo được hình thành trước khi có số liệu thực tế nên tính chính xác của dự báo chỉ có
thể được đánh giá sau khi có số liệu thực tế. Dự báo càng gần với số liệu thực tế thì dự
báo có độ chính xác cao và lỗi trong dự báo càng thấp.
- Người ta thường dùng độ sai lệch tuyệt đối bình quân (MAD) hoặc sai số bình phương
trung bình (MSE) để biểu diễn sai số, sai số càng nhỏ thì càng tốt:

 n 
  Di − Fi 
MAD =  i =1 
n
n

 (D i − Fi )
2

MSE = 1

Trong đó: n : Số giai đoạn quan sát


Fi : Mức dự báo kỳ i
Di : Yêu cầu thực kì i

2.2.2.1. Phương pháp bình quân di động giản đơn


- Phương pháp bình quân giản đơn: Mức dự báo thời kì thứ t sẽ bằng trung bình cộng tất
cả các mức yêu cầu thực tế từ kỳ thứ (t – 1) trở về trước.
- Mô hình:
t −1

D i
Ft = i =1
n

Trong đó: n : Số giai đoạn quan sát

SVTH: Nguyễn Minh Trí, Nguyễn Hà Nhật Vy 17


GVHD: Th.s Hồ Dương Đông Đồ án Quản trị sản xuất

Di : Mức yêu cầu thực ở kỳ i


Ft : Mức dự báo kỳ thứ t

2.2.2.2. Phương pháp bình quân di động có trọng số


- Là phương pháp trung bình động có tính đến ảnh hưởng của từng giai đoạn khác nhau
đến nhu cầu thông qua việc sử dụng trọng số.
- Mô hình:
t −n

D w i i
Ft = i =t −1

w i

Trong đó: wi: Trọng số thời kỳ i


𝐷𝑖 : Nhu cầu thực tế thời kỳ i
Ft : Mức dự báo kỳ thứ t

2.2.2.3. Phương pháp trọng số giảm lũy tiến


- Theo quan điểm dự báo mới bằng dự báo của giai đoạn trước đó cộng với tỉ lệ chênh
lệch giữa nhu cầu thực tế và dự báo của giai đoạn đó.
- Mô hình:
Ft = Ft-1 +  (Dt-1 – Ft-1)
Trong đó: Ft - Dự báo nhu cầu thời kỳ t
Ft-1 - Dự báo nhu cầu thời kỳ t-1
Dt-1 - Nhu cầu thực kỳ t-1
 - Hệ số san bằng hay hệ số làm trơn, thường lấy từ 0.1÷ 0.2

- Lựa chọn hệ số α: Chỉ số α thể hiện độ nhạy cảm của sai số dự báo nên phụ thuộc
nhiều vào loại hình sản phẩm và kinh nghiệm của người khảo sát chọn lựa: 0  α  1.
Theo kinh nghiệm của các nhà dự báo thì α thích hợp cho vận dụng phương pháp san
bằng mũ có thể được chọn bằng:

SVTH: Nguyễn Minh Trí, Nguyễn Hà Nhật Vy 18


GVHD: Th.s Hồ Dương Đông Đồ án Quản trị sản xuất

2
𝛼= với n là độ dài chuỗi thời gian.
𝑛+1

Trong thực tế khi dự báo, cần có dấu hiệu theo dõi để thay đổi hệ số cho hợp lý:

Tổng sai số dự báo Ʃ(Di − Fi)


Dấu hiệu theo dõi = =
Độ lệch tuyệt đối bình quân MAD

2.2.2.4. Mô hình dự báo theo xu thế và mùa


- Các phương pháp dự báo trước chỉ nên sử dụng trong trường hợp chuỗi dữ liệu ít thay
đổi. Nếu chuỗi số liệu có tần suất thay đổi lớn thì áp dụng các phương pháp trước đòi
hỏi chúng ta phải hiệu chỉnh thường xuyên.
- Để khắc phục điều đó, người ta chuyển sang mô hình xu thế và thời vụ vì mô hình này
có thể giải quyết dữ liệu vừa có tính xu thế, vừa có tính mùa. Tính thời vụ có thể có chu
kỳ đều và chu kỳ không đều, chu kỳ biến dạng và chu kỳ không biến dạng. Còn tính thời
vụ là có tính lặp lại, được đo lường bằng chỉ số mùa.

Giá trị có ảnh hưởng mùa


Chỉ số mùa =
Giá trị không tính ảnh hưởng mùa

- Có nhiều cách để dự báo nhu cầu có tính xu thế và thời vụ. Đơn giản nhất là chia chúng
ra thành các thành phần để dự báo riêng rồi tổng hợp lại.
- Một nhu cầu có thể chia làm 4 thành phần như sau:
• Giá trị nền U(t): Là giá trị cơ bản của nhu cầu;
• Hiệu chỉnh theo xu thế T(t): Là lượng cộng vào hoặc trừ ra để biểu hiện việc tăng
hoặc giảm ổn định;
• Hệ số mùa I(n): Nhằm xét đến biến động chu kỳ có tính đều;
• Nhiễu ngẫu nhiên: Là lượng không thể dự báo được.

SVTH: Nguyễn Minh Trí, Nguyễn Hà Nhật Vy 19


GVHD: Th.s Hồ Dương Đông Đồ án Quản trị sản xuất

Hình 2. 1. Sơ đồ mô hình xu thế và mùa

- Các bước thực hiện dự báo được mô tả khái quát:


Trước tiên chọn một số chu kỳ để tính toán các giá trị U(t), T(t), I(n, t). Cụ thể:
• Bước 1: Xác định giá trị nền dự báo
Khử nhu cầu thời vụ bằng đường hồi qui và sử dụng phương pháp trọng số giảm luỹ tiến
để xác định giá trị nền dự báo.

U(t) = α ∗ [D(t)/I(n)] + (1 − α) ∗ [U(t − 1) + T(t − 1)] (1)

• Buớc 2: Xác định giá trị hiệu chỉnh xu thế dự báo


Sừ dụng phương pháp trọng số giảm luỹ tiến cho các giá trị hiệu chỉnh xu thế để xác
định giá trị hiệu chỉnh xu thế dự báo.

T(t) = α ∗ [U(t) − U(t − 1) − U(t − 1)] + (1 − α) ∗ T(t − 1) (2)

• Bước 3: Xác định chỉ số mùa dự báo


Sử dụng phương pháp trọng số giảm luỹ tiến cho chỉ số mùa, xác định chỉ số mùa dự
báo.

SVTH: Nguyễn Minh Trí, Nguyễn Hà Nhật Vy 20


GVHD: Th.s Hồ Dương Đông Đồ án Quản trị sản xuất

I(n) = α ∗ [D(t)/U(t) + (1 − α) ∗ T(n)] (3)

Trong đó: T(n) là giá trị cuối cùng của chỉ số mùa của chu kỳ n.
• Bước 4: Tổng hợp
F(t + 1) = [U(t) + T(t)] ∗ I(n)

U(t): Giá trị nền dự báo cho giai đoạn t


T(t): Hiệu chỉnh xu hướng dự báo cho giai đoạn t
I(n): Chỉ số mùa dự báo tại thời đoạn t, là giai đoạn thứ n của một chu kỳ mùa.

2.3. LẬP KẾ HOẠCH SẢN XUẤT TỔNG HỢP


2.3.1. Tổng quan về lập kế hoạch sản xuất tổng hợp
- Nhu cầu thay đổi theo mùa xảy ra khá phố biến trong ngành công nghiệp và dịch vụ.
Và các tổ chức không thể dự báo một cách chính xác trước nhiều tháng số lượng cũng
như thời điểm xảy ra nhu cầu cho sản phẩm hoặc dịch vụ nào đó. Dù vậy, tổ chức vẫn
phải tiến hành đánh giá yêu cầu sản xuất và chi phí từ nhiều tháng trước để đối phó với
nhu cầu. Để thực hiện, tổ chức sử dụng quy trình gọi là Lập kế hoạch tổng hợp.
- Lập kế họạch tổng hợp bắt đầu bằng bảng dự báo nhu cầu tổng hợp trong trung hạn.
Tiếp theo là một kế hoạch tổng quát cân đối nhu cầu bằng cách tác động tới sản xuất,
nhân công, và hàng tồn kho. Nhà quản lý có thể cân nhắc nhiều kế hoạch, mỗi kế hoạch
phải được xem xét về khía cạnh tính khả thi và chi phí. Kế hoạch tổng hợp được cập nhật
định kỳ, thường là hàng tháng, để thêm vào các yếu tố như dự báo cập nhật và những sự
thay đổi khác.

2.3.2. Vai trò


- Lập kế hoạch tổng hợp về mức dự trữ và sản xuất để thỏa mãn nhu cầu của thị truờng
đã được đưa ra trong dự báo sao cho tổng chi phí dự trữ và các chi phí sản xuất là đạt
mức nhỏ nhất.

SVTH: Nguyễn Minh Trí, Nguyễn Hà Nhật Vy 21


GVHD: Th.s Hồ Dương Đông Đồ án Quản trị sản xuất

- Phân bổ mức sản xuất và mức dự trữ cho từng loại sản phẩm sao cho tổng giá trị phân
bổ phải bằng giá trị tổng hợp và tổng các chi phí vẫn gần mức thấp nhất.
- Huy động tổng hợp các nguồn lực, đặc biệt là nguồn nhân lực để đáp ứng nhu cầu của
thị trường.

2.3.3. Các yếu tố tác động


- Không thể dự báo một cách chính xác trước nhiều tháng nên giữa sản xuất và nhu cầu
dự báo luôn có sai lệch:
• Một là, sai lệch về thời gian giữa nhu cầu dự báo và sản xuất thực sự, sản phẩm
hay dịch vụ chỉ gặp nhau thật sự sau một khoảng thời gian cần để sản xuất, bao
gói, bốc dỡ, vận chuyển, giao hàng,..
• Hai là, các nhu cầu dự báo có thể biến thiên với những dao động lớn dẫn đến việc
cần phải cân nhắc mức sản xuất đáp ứng nhu cầu hiệu quả. Điều này làm cho mức
sản xuất có độ lệch nào đó so với nhu cầu dự báo.
- Do đó, để có thể chuẩn bị mức sản xuất đáp ứng nhu cầu một cách chủ động, đơn vị
cần phải có kế hoạch trong tương lai. Tuỳ theo đặc tính biến đổi của nhu cầu, tuỳ từng
loại sản phẩm mà khoảng thời gian cụ thể cho yêu cầu lập kế hoạch có độ dài khác nhau.

2.3.4. Các bước lập kế hoạch tổng hợp


- Có nhiều kỹ thuật giúp chúng ta lập kế hoạch tổng hợp. Một cách tổng quát, chúng
được phân vào hai nhóm: các kỹ thuật trial-and-error và các kỹ thuật toán học. Trong
thực tế, kỹ thuật trial-and-error thường được sử dụng hơn.
- Trình tự lập kế hoạch tổng hợp bao gồm những bước sau:
• Bước 1: Xác định nhu cầu cho mỗi chu kỳ.
• Bước 2: Xác định các yếu tố sản xuất (thời gian sản xuất bình thường, nhà thầu
phụ, tăng giờ làm) cho mỗi chu kỳ.
• Bước 3: Xác định các chính sách của công ty hoặc phòng ban có liên quan.

SVTH: Nguyễn Minh Trí, Nguyễn Hà Nhật Vy 22


GVHD: Th.s Hồ Dương Đông Đồ án Quản trị sản xuất

• Bước 4: Xác định chi phí đơn vị cho sản xuất bình thường, nhà thầu phụ, tăng giờ
làm, tồn kho, giao hàng chậm, sa thải, và các chi phí liên quan.
• Bước 5: Xây dựng các phương án lựa chọn và tính chi phí cho mỗi phương án.
Nếu có nhiều phương án nổi trội, lựa chọn một phương án thỏa mãn được các
mục tiêu đề ra một cách tốt nhất. Nếu không, quay trở lại bước 5.

2.4. CÁC CHIẾN LƯỢC TRONG LẬP KẾ HOẠCH TỔNG HỢP


2.4.1. Thay đổi mức dự trữ ( hàng tồn kho)
- Trong chiến lược này, nhà quản trị có thể tăng mức dự trữ trong giai đoạn có nhu cầu
thấp để dành cung cấp trong thời kỳ có nhu cầu tăng cao hơn mức sản xuất. Nếu chúng
ta chọn chiến lược này thì phải chịu thêm chi phí lưu kho hàng hóa và chi phí bảo hiểm,
chi phí quản lý, thiệt hại do bị hỏng, mất mát và các chi phí vốn đầu vào dự trữ cao hơn
mức bình thường.

Bảng 2. 1. Ưu và nhược điểm của chiến lược thay đổi mức dự trữ
Ưu điểm Nhược điểm
- Quá trình sản xuất được ổn định. - Chi phí cho việc tồn trữ lớn như: chi phí
- Không có những biến đổi bất thường. thuê hoặc khấu hao kho, chi phí bảo hiểm,
- Đáp ứng thoả mãn nhu cầu khách hàng. chi phí hao hụt mất mát, chi phí cho các
- Dễ dàng cho việc điều hàng sản xuất. thiết bị kho hoạt động trong suốt thời gian
dự trữ, đặc biệt là chi phí về vốn để dự trữ
hàng hóa.
- Hàng hoá có thể bị giảm sút về chất
lượng, khó thích ứng với nhu cầu khách
hàng thay đổi.

SVTH: Nguyễn Minh Trí, Nguyễn Hà Nhật Vy 23


GVHD: Th.s Hồ Dương Đông Đồ án Quản trị sản xuất

2.4.2. Huy động làm thêm giờ


- Theo kế hoạch này, đơn vị có thể bổ sung nhu cầu thiếu hụt trong các giai đoạn có nhu
cầu tăng cao bằng cách yêu cầu công nhân làm thêm giờ, nhưng không thuê thêm công
nhân. Đơn vị cũng có thể cho công nhân của mình tạm nghỉ ngơi trong các giai đoạn có
nhu cầu thấp mà không phải cho thôi việc. Tuy nhiên, khi nhu cầu tăng quá cao, việc huy
động công nhân làm thêm giờ là rất khó khăn và phải gánh chịu các khoản chi phí làm
thêm giờ tăng cao, đồng thời khả năng làm thêm bị giới hạn về độ dài của ngày lao động.
Ngược lại khi nhu cầu xuống thấp, đơn vị cho công nhân tạm nghỉ đó là một gánh nặng.

Bảng 2. 2. Ưu và nhược điểm của chiến lược huy động làm thêm giờ
Ưu điểm Nhược điểm
- Giúp đơn vị đối phó kịp thời với những - Chi phí trả lương làm thêm giờ tăng cao.
biến động của thị trường. - Không đảm bảo sức khỏe cho người lao
- Ổn định được nguồn lao động. động, công nhân mỏi mệt dễ sai sót trong
- Tạo thêm việc làm tăng thu nhập cho quá trình sản xuất dẫn đến sản phẩm nhiều
người lao động. khuyết tật.
- Giảm được các khoản chi phí liên quan
đến đào tạo, huấn luyện, học việc.

2.4.3. Thay đổi lực lượng lao động theo mức nhu cầu
- Nhà quản trị theo kế hoạch này sẽ thường xuyên đánh giá lại nhu cầu về lao động của
đơn vị mình. Đơn vị sẽ quyết định thuê thêm lao động khi cần và sẵn sàng cho thôi việc
khi không cần.

SVTH: Nguyễn Minh Trí, Nguyễn Hà Nhật Vy 24


GVHD: Th.s Hồ Dương Đông Đồ án Quản trị sản xuất

Bảng 2. 3. Ưu và nhược điểm của chiến lược thay đổi lực lượng lao động
Ưu điểm Nhược điểm
- Đáp ứng kịp thời nhu cầu khách hàng - Chi phí cho việc tuyển dụng và thôi việc
trong lúc nhu cầu tăng. lao động tăng cao.
- Tận dụng năng lực sản xuất khi nhu cầu - Đơn vị có thể mất uy tín do thường xuyên
thấp. cho lao động thôi việc.
- Tạo sự linh hoạt, nhạy bén trong điều - Tâm lý bị thôi việc làm năng suất lao
hành. động thấp.

2.4.4. Nhà thầu phụ


- Đơn vị có thể chọn kế hoạch hợp đồng phụ với bên ngoài khi nhu cầu vượt quá khả
năng sản xuất mà đơn vị không muốn tăng lao động hay tăng giờ. Đơn vị cũng có thể
nhận các hợp đồng phụ từ bên ngoài về sản xuất trong điều kiện năng lực dư thừa.

Bảng 2. 4. Ưu và nhược điểm của chiến lược nhà thầu phụ

Ưu điểm Nhược điểm


- Tránh rủi ro do sự biến động quá thất - Không kiểm soát được thời gian, sản
thường của nhu cầu. lượng, chất lượng trong trường hợp liên
- Giảm được chi phí cho việc tồn trữ hàng kết hợp đồng phụ để gia công.
hoá, chi phí làm thêm giờ. - Chia sẻ lợi nhuận cho bên hợp đồng phụ.
Tạo cơ hội cho đối thủ cạnh tranh tiếp cận
khách hàng, dễ làm giảm khả năng cạnh
tranh của đơn vị và có thể mất khách hàng.

SVTH: Nguyễn Minh Trí, Nguyễn Hà Nhật Vy 25


GVHD: Th.s Hồ Dương Đông Đồ án Quản trị sản xuất

CHƯƠNG III. GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN LÂM SẢN


XUẤT KHẨU ĐÀ NẴNG

3.1. TỔNG QUAN CÔNG TY


3.1.1. Giới thiệu chung

Hình 3. 1. Hình ảnh công ty

- Tên tiếng Việt: Công ty Cổ Phần Lâm Sản Xuất Khẩu Đà Nẵng
- Tên giao dịch: DaNang Forestry Product Export Joint Stock Company
- Tên viết tắt: DFP
- Địa chỉ: Quốc lộ 14B, Khu công nghiệp Hòa Cầm, phường Hòa Thọ Tây, Quận Cẩm
Lệ, thành phố Đà Nẵng.
- Điện thoại: 0236.3846574
- Email: lamsandfp@gmail.com
- Vốn điều lệ: 1.514.000.000 đồng.

SVTH: Nguyễn Minh Trí, Nguyễn Hà Nhật Vy 26


GVHD: Th.s Hồ Dương Đông Đồ án Quản trị sản xuất

- Nguyên liệu chủ yếu: bạch đàn, chò chỉ,.v.v. chủ yếu nhập khẩu từ nước ngoài, tất cả
đều có chứng nhận khai thác hợp pháp, chứng nhận rừng trồng, chứng nhận FSC,...
- Thị trường chính: trên 90% là xuất khẩu, chủ yếu sang các nước Châu Âu như Anh,
Pháp, Tây Ban Nha, Đức, Đan Mạch,...và một số nước Châu Phi.

Hình 3. 2. Một số sản phẩm của công ty

3.1.2. Lĩnh vực kinh doanh


- Sản xuất, khai thác, chế biến lâm sản xuất khẩu và nội địa.
- Sản xuất giường, tủ, bàn, ghế, các sản phẩm khác sử dụng trong và ngoài trời. ( Sản
xuất và chế biến lâm sản xuất khẩu và nội địa ).
- Xây dựng các công trình dân dụng, công nghiệp, các công trình giao thông, thủy lợi,
xây dựng các công trình thủy điện nhỏ, bưu điện, kéo cáp, trồng trụ, xây lắp điện.
- Khai thác lâm sản, tư vấn thiết kế, gia công lắp đặt các hệ thống sấy, chế biến và bảo
quản lâm sản, trang trí nội thất.
- Khai thác sản xuất và cung ứng vật liệu xây dựng.

SVTH: Nguyễn Minh Trí, Nguyễn Hà Nhật Vy 27


GVHD: Th.s Hồ Dương Đông Đồ án Quản trị sản xuất

3.1.3. Chức năng, nhiệm vụ của công ty


3.1.3.1. Chức năng của công ty
- Công ty được thành lập không chỉ đẩy mạnh hoạt động chế biến gỗ mà còn phát triển,
mở rộng thị trường xuất khẩu. Công ty có chức năng khai thác, chế biến lâm sản, sản
xuất các sản phẩm gỗ mà chủ yếu là các loại bàn, ghế.
- Công ty là đơn vị hoạch toán độc lập, thực hiện chủ yếu hoạt động sản xuất kinh doanh,
xuất nhập khẩu trực tiếp các sản phẩm bàn ghế theo đơn đặt hàng.

3.1.3.2. Nhiệm vụ của công ty


- Xây dựng kế hoạch phát triển hàng năm và dài hạn phù hợp với tình hình chung của thị
trường.
- Có kế hoạch đổi mới nâng cấp trang thiết bị, hiện đại hóa công nghệ và phương thức
quản lý nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm.
- Chịu trách nhiệm về tính xác thực của hoạt động tài chính, công khai báo cáo tài chính
hàng năm và nghiêm chỉnh thực hiện nghĩa vụ nộp thuế cho nhà nước.
- Chăm lo, đào tạo, giáo dục, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ nhân viên, đảm bảo việc làm cho
người lao động.
- Mở rộng quy mô sản xuất, đoàn kết phát huy sức mạnh của đoàn thể, bảo toàn phát
triển công ty và khoa học sản xuất.

3.2. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN


- Công ty cổ phần Lâm sản xuất khẩu Đà Nẵng hình thành từ doanh nghiệp nhà nước
được thành lập từ năm 1996. Theo quyết định số 3387/QĐ – UBND thành phố Đà Nẵng
về việc chuyển giao doanh nghiệp cho tập thể người lao động, công ty đã cổ phần hóa
và đổi tên thành Công ty cổ phần Lâm sản xuất khẩu Đà Nẵng.
- Nhờ các chính sách mở cửa và cổ phần hóa của nhà nước, công ty đã cổ phần hóa và
huy động được nguồn vốn từ các cổ đông. Bên cạnh đó, công ty đã có những bước phát

SVTH: Nguyễn Minh Trí, Nguyễn Hà Nhật Vy 28


GVHD: Th.s Hồ Dương Đông Đồ án Quản trị sản xuất

triển vượt bậc, doanh thu tăng dần qua các năm, tay nghề công nhân ngày càng cao, chất
lượng sản phẩm được cải thiện đáp ứng được nhu cầu khách hàng trong và ngoài nước.
Từ chỗ công ty với vốn điều lệ ít, nhưng với sự nỗ lực của toàn thể công ty, hiện nay
công ty đã phát triển vững mạnh hơn, vốn lưu động dồi dào.

3.2.1. Cơ cấu tổ chức của công ty

Hình 3. 3. Cơ cấu tổ chức của công ty

3.2.2. Nguồn lực hiện tại


a) Nhân lực: Hiện nay, tổng số cán bộ nhân viên là: 400 người, trong đó 90% đã có biên
chế, còn lại là lao động thời vụ.

SVTH: Nguyễn Minh Trí, Nguyễn Hà Nhật Vy 29


GVHD: Th.s Hồ Dương Đông Đồ án Quản trị sản xuất

Bảng 3. 1. Tình hình lao động của công ty giai đoạn 2019 - 2021
Tốc độ phát triển
Năm Năm Năm
Chỉ tiêu 2020/2019 2021/2020
2019 2020 2021
SL % SL %
Tổng lao động 370 389 400 19 5.1 11 2.8
Phân theo chức năng
- Lao động quản lý 44 57 66 13 29.5 9 15.8
- Lao động trực tiếp 326 332 334 6 1.8 2 0.6
Phân theo giới tính
- Nam 356 372 378 16 4.5 6 1.6
- Nữ 14 17 22 3 21.4 5 29.4
Phân theo trình độ
- Cao đẳng, Đại học 12 15 19 3 25 4 26.7
- Trung cấp công nhân 47 52 57 5 10.6 5 9.6
- Lao động phổ thông 311 320 324 9 2.9 4 1.3
(Phòng Tổ chức)
b) Vật lực:
❖ Mặt bằng nhà xưởng:
Công ty được xây dựng trên diện tích hơn 15.000 m2 tại Khu công nghiệp Hòa Cầm,
nằm trên tuyến quốc lộ 14B, cách cầu vượt Hòa Cầm khoảng 2 km. Trong đó, 10.000 m2
là xưởng sản xuất, 400 m2 là khối hành chính đã được đưa vào sử dụng, phần còn lại
công ty kêu gọi đầu tư với các dự án liên doanh. Điều này đã tạo điều kiện cho công ty
có thể mở rộng nhà xưởng để gia tăng sản lượng sản xuất cũng như đầu tư thêm trang
thiết bị.
❖ Máy móc thiết bị

SVTH: Nguyễn Minh Trí, Nguyễn Hà Nhật Vy 30


GVHD: Th.s Hồ Dương Đông Đồ án Quản trị sản xuất

Máy móc thiết bị của công ty về ngành mộc đều đã được đưa vào sản xuất từ lâu, tuy
nhiên, đôi lúc công ty vẫn gặp phải một số vấn đề phải dừng máy bất chợt. Riêng thiết
bị dây chuyền ghép gỗ gần như mới hoàn toàn và công ty vẫn đang có hướng đầu tư
thêm máy móc để đáp ứng kịp thời thực trạng phát triển của công nghệ như hiện nay.

Bảng 3. 2. Máy móc thiết bị của công ty


STT Máy móc thiết bị Số lượng (cái)
1 Hệ thống lò sấy 3
2 Máy cưa đu 5
3 Máy cưa rong 6
4 Máy cưa lọng 3
5 Máy bào 5
6 Máy đục mộng 3
7 Máy ghép gỗ 5
8 Máy chuốt chốt 1
9 Máy cắt hai đầu 2
10 Máy phay mộng 7
11 Máy phay cắt 4
12 Máy Tubi 7
13 Máy khoan 5
14 Máy Router 3
15 Máy chà nhám 11
16 Máy chà xước 2
17 Hệ thông hút bụi cố định 4
18 Máy nén khí Piton 2
19 Dây chuyền phun sơn 1

SVTH: Nguyễn Minh Trí, Nguyễn Hà Nhật Vy 31


GVHD: Th.s Hồ Dương Đông Đồ án Quản trị sản xuất

20 Hệ thống sử lý bụi sơn 10


21 Máy đóng kiện 1
22 Nồi hơi 2
(Phòng Kỹ thuật)

3.2.3. Thuận lợi và khó khăn của công ty


3.2.3.1. Thuận lợi
- Kế thừa nhiều năm kinh nghiệm trong sản xuất kinh doanh, tiếp tục phát huy uy tín
thương hiệu trên thị trường.
- Ban giám đốc cũng như các phòng ban trong công ty đã có các chủ trương, định hướng
chỉ đạo kịp thời, có những biện pháp tích cực để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
- Đội ngũ các bộ nhân viên được đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn, chủ động, sáng
tạo, ứng dụng khoa học công nghệ vào trong sản xuất.
- Trụ sở chính nằm trên tuyến quốc lộ 14B nên thuận lợi cho việc vận chuyển, lưu thông
hàng hóa, nguyên vật liệu.
- Tình hình sản xuất của công ty được xác định thông qua đại hội cổ đông thường xuyên,
từ đó phát huy được khả năng tổ chức sản xuất, giải quyết được việc làm cho lao động.

3.2.3.2. Khó khăn


- Cơ chế giải pháp vốn của công ty còn nhiều hạn chế do chính sách tín dụng ngân hàng
thay đổi, vay vốn có thế chấp, tín dụng, cầm cố, mức vay bị hạn chế.
- Nguyên vật liệu cho sản xuất hoàn toàn là gỗ nên nguồn đầu vào ngày càng khó khăn
và chịu nhiều sức ép từ đối tác do nhu cầu mua nguyên vật liệu này tăng.
- Giá mua nguyên vật liệu leo thang, giá cước vận chuyển đường biển tăng và hàng loạt
các chi phí khác dẫn đến khó khăn trong sản xuất cũng như việc giải quyết các hợp đồng
đã ký và chi trả lương.

SVTH: Nguyễn Minh Trí, Nguyễn Hà Nhật Vy 32


GVHD: Th.s Hồ Dương Đông Đồ án Quản trị sản xuất

- Máy móc thiết bị sau nhiều năm hoạt động cũng hư hỏng dẫn đến hạn chế năng lực
sản xuất, khó khăn trong việc đáp ứng nhu cầu thay đổi liên tục của thị trường.
- Dịch bệnh Covid-19 hoành hành dẫn đến đình trệ sản xuất và dừng hẳn sản xuất. Để
duy trì sản xuất, chi phí phải tăng khoảng 20-30% cho các chi phí như: chi phí 3 tại chỗ,
chi phí test nhanh, chi phí xét nghiệm PCR cho người lao động.

3.3. QUY TRÌNH SẢN XUẤT


3.3.1. Quy trình sản xuất tổng thể

Hình 3. 4. Sơ đồ quy trình sản xuất tổng thể

SVTH: Nguyễn Minh Trí, Nguyễn Hà Nhật Vy 33


GVHD: Th.s Hồ Dương Đông Đồ án Quản trị sản xuất

3.3.2. Quy trình sản xuất chi tiết tại các phân xưởng
3.3.2.1. Quy trình sản xuất tại phân xưởng sấy
Gỗ xẻ nhập theo quy cách sau khi nghiệm thu sẽ được đưa vào các lò sấy hơi nước. Gỗ
luộc phải đảm bảo không bị kẹp và thời gian sấy liên tục theo từng bề dày của mỗi loại
gỗ là khác nhau và có quy định rõ ràng cho từng loại gỗ. Công nhân luộc gỗ phải có mặt
thường xuyên để cho thêm củi và nước, đảm bảo độ sôi liên tục. Tại bộ phận lò sấy, luôn
phải đảm bảo có mặt 2 người/1 ca làm việc. Thực hiện đúng quy trình sấy, đảm bảo nhiệt
độ luôn ổn định, tránh tăng giảm đột ngột để có đầu ra là gỗ thô có độ ẩm từ 8% - 14%
không bị cong vênh hay giãn nở khi để ngoài trời.

3.3.2.2. Quy trình sản xuất tại phân xưởng pha phôi
- Phân xưởng pha phôi có nhiệm vụ gia công, chế biến gỗ ở dạng bán thành phẩm thành
những chi tiết đúng quy cách kỹ thuật theo yêu cầu của ban lãnh đạo.
- Trình tự công việc:
• Sau khi nhận kế hoạch sản xuất từ phòng Kế hoạch kèm theo quy cách, biên dạng,
thông số kĩ thuật, chất lượng gỗ và màu sắc thì phân xưởng giao công việc cho
các tổ sản xuất. Tổ trưởng chịu trách nhiệm kiểm tra sản phẩm của bộ phận mình
làm ra, theo dõi tiến độ công việc và có trách nhiệm đôn đốc công nhân trong tổ
làm đúng yêu cầu kỹ thuật của chi tiết trong quy cách, bản vẽ hay chi tiết mẫu mà
quản đốc phân xưởng giao.
• Công nhân đứng máy có nhiệm vụ gia công đúng như yêu cầu kỹ thuật đề ra,
thường xuyên kiểm tra chi tiết thành phẩm, kịp thời loại bỏ những sản phẩm không
phù hợp.

SVTH: Nguyễn Minh Trí, Nguyễn Hà Nhật Vy 34


GVHD: Th.s Hồ Dương Đông Đồ án Quản trị sản xuất

3.3.2.3. Quy trình sản xuất tại phân xưởng mộc máy
- Phân xưởng mộc máy có nhiệm vụ gia công các chi tiết để lắp ráp hoàn chỉnh sản phẩm,
đảm bảo các thông số kĩ thuật, đúng tiến độ dưới sự chỉ đạo của phân xưởng và phòng
kỹ thuật.
- Trình tự công việc:
• Phân xưởng mộc máy được triển khai công việc dưới sự chỉ đạo của xí nghiệp khi
nhận kế hoạch sản xuất từ phòng Kế hoạch (có biểu mẫu). Đầu vào của phân
xưởng mộc máy là sản phẩm của phân xưởng pha phôi. Đầu ra của phân xưởng
là những chi tiết đã được gia công định hình hoàn chỉnh qua các công đoạn tubi,
phay, chà nhám, đục,... Sản phẩm nhập kho là những sản phẩm phù hợp đảm bảo
các yêu cầu thông số kỹ thuật để bàn giao cho khâu lắp ráp và hoàn chỉnh sản
phẩm.
• Công đoạn đầu tiên của phân xưởng mộc máy là tiếp nhận nguyên vật liệu, nguyên
vật liệu được định hình và xếp trên kệ pallet (có biểu mẫu pallet). Trên pallet có
xác nhận của KCS về việc sản phẩm đó đã phù hợp để chuyển sang khâu gia công.
• Trước khi gia công, tổ trưởng có nhiệm vụ kiểm tra toàn bộ máy móc thiết bị và
tiến hành sản xuất thử, sau đó báo cáo cho quản đốc để kiểm tra xác nhận đạt tiêu
chuẩn trước khi gia công hàng loạt.
• Khi gia công xong một loại chi tiết, công nhân kiểm tra lại toàn bộ sản phẩm và
báo cáo cho tổ trưởng để cập nhật số lượng sau khi gia công lên từng kệ pallet (cả
sản phẩm phù hợp và không phù hợp). Các sản phẩm không phù hợp được kiểm
soát xử lý dưới sự chỉ đạo của phòng Kỹ thuật và phòng Kế hoạch. Các sản phẩm
phù hợp được chuyển sang khâu tiếp theo hoặc tập trung lại tại vị trí đã quy định
trước khi khâu sau tiếp nhận.

SVTH: Nguyễn Minh Trí, Nguyễn Hà Nhật Vy 35


GVHD: Th.s Hồ Dương Đông Đồ án Quản trị sản xuất

3.3.2.4. Quy trình sản xuất tại phân xưởng lắp ráp
- Phân xưởng lắp ráp có nhiệm vụ lắp ráp các chi tiết đã gia công thành sản phẩm hoàn
chỉnh, đảm bảo các thông số kỹ thuật, đúng tiến độ.
- Trình tự công việc:
• Đầu vào của phân xưởng lắp ráp là sản phẩm của phân xưởng mộc máy. Đầu ra
của phân xưởng là những sản phẩm đã được lắp ráp hoàn chỉnh chờ đến công sơn
sản phẩm. Sản phẩm nhập kho cho phân xưởng hoàn thiện là những sản phẩm
phù hợp, đảm bảo yêu cầu thông số kỹ thuật đã được KCS kiểm tra đạt chất lượng.
• Công đoạn đầu tiên của phân xưởng lắp ráp là tiếp nhận chi tiết từ phân xưởng
mộc máy đã gia công định hình. Khi chi tiết được nhận về, công nhân trong phân
xưởng được triển khai lắp ráp theo chỉ đạo của quản đốc phân xưởng. Trước khi
lắp ráp, quản đốc có trách nhiệm kiểm tra toàn bộ các dụng cụ, giá dưỡng, rập
mẫu,... và tiến hành lắp ráp thử nghiệm để kiểm tra độ chính xác của chi tiết đã
gia công. Nếu không xảy ra trục trặc gì thì tiến hành cho lắp ráp hàng loạt.
• Trong quá trình lắp ráp, công nhận chịu trách nhiệm trực tiếp về sản phẩm lắp ráp
căn cứ vào mẫu thử đã được chấp nhận. Thường xuyên kiểm tra và báo cáo sai
sót trong quá trình thực hiện cho quản đốc để có biện pháp kịp thời xử lý. Tất cả
những sản phẩm phù hợp hay không phù hợp đều phải xếp trên từng kệ pallet
riêng để dễ dàng kiểm soát sản phẩm. Khi thực hiện xong công việc, công nhân
có trách nhiệm kiểm tra lại toàn bộ sản phẩm, thống kê số lượng và báo cáo lại
cho quản đốc để cập nhật số lượng sau khi lắp ráp lên từng pallet ( cả sản phẩm
phù hợp và không phù hợp).

3.3.2.5. Quy trình sản xuất tại phân xưởng hoàn thiện
- Phân xưởng hoàn thiện có nhiệm vụ hoàn chỉnh các sản phẩm đã lắp ráp đảm bảo độ
nhẵn, độ láng bề mặt và màu sắc sản phẩm, kể cả việc đóng gói cũng phải đúng kĩ thuật,
đúng yêu cầu tiến độ.

SVTH: Nguyễn Minh Trí, Nguyễn Hà Nhật Vy 36


GVHD: Th.s Hồ Dương Đông Đồ án Quản trị sản xuất

- Trình tự công việc:


• Công việc đầu tiên của phân xưởng hoàn thiện là nhận sản phẩm đã lắp hoàn
chỉnh và được KCS nghiệm thu ở xưởng lắp ráp. Sản phẩm sau khi ráp và nghiệm
thu xong được xếp trên kệ pallet. Khi sản phẩm được đưa về thì công nhân trực
tiếp làm nguội, chà nhám theo chỉ đạo của tổ trưởng. Các sản phẩm sau khi chà
nhám sẽ được đưa qua phân xưởng sơn, sơn theo yêu cầu đơn hàng và nhúng dầu
hoàn chỉnh. Sau đó, KCS sẽ nghiệm thu, công nhân tiến hành đóng gói và chất
lên pallet gọn gàng theo sự chỉ đạo của tổ trưởng hoặc thống kê phân xưởng.

SVTH: Nguyễn Minh Trí, Nguyễn Hà Nhật Vy 37


GVHD: Th.s Hồ Dương Đông Đồ án Quản trị sản xuất

CHƯƠNG IV. DỰ BÁO NHU CẦU TIÊU THỤ VÀ LẬP KẾ


HOẠCH SẢN XUẤT TỔNG HỢP

4.1. THỰC TRẠNG SẢN XUẤT VÀ KẾ HOẠCH SẢN XUẤT CỦA CÔNG TY
4.1.1. Quy trình triển khai công việc tại công ty

Hình 4. 1. Sơ đồ quy trình triển khai công việc tại công ty

SVTH: Nguyễn Minh Trí, Nguyễn Hà Nhật Vy 38


GVHD: Th.s Hồ Dương Đông Đồ án Quản trị sản xuất

- Kí kết hợp đồng và đơn hàng sản xuất: Giám đốc công ty và giám đốc khách hàng sẽ
kí kết hợp đồng theo mùa vụ hàng năm. Kí kết đơn hàng được thực hiện theo từng đơn
đặt hàng hàng tháng phù hợp với công suất sản xuất của công ty trong mùa vụ.
- Triển khai công việc:
• Phòng kế hoạch: Cung ứng vật tư, nguyên vật liệu dựa trên định mức quy cách
sản phẩm, định mức kinh phí vật tư mà phòng kĩ thuật cung cấp đơn hàng.
• Phòng kế hoạch giao kế hoạch sản xuất cho quản đốc phân xưởng và tiến hành
triển khai giám sát tiến độ sản xuất đến công đoạn cuối cùng (xuất hàng).
• Phòng kĩ thuật: Có nhiệm vụ lập bản vẽ, định mức quy cách, dựng màu sống, định
mức nguyên vật liệu của sản phẩm khi đơn hàng đã được kí kết.
• Các phân xưởng: Các phân xưởng thực hiện triển khai công việc sản xuất đảm
bảo chất lượng và đúng tiến độ theo sự chỉ đạo của các phòng ban.

4.1.2. Thực trạng kế hoạch của công ty


- Kế hoạch công suất: Vào cuối mùa vụ, công ty sẽ lập kế hoạch công suất sản xuất hàng
năm. Dựa vào nhu cầu thị trường, công suất máy móc, số lượng công nhân mỗi năm,
công ty ước tính xuất khẩu bình quân từ 180 - 200 container thành phẩm với các loại sản
phẩm chính là bàn gỗ, ghế gỗ, kệ gỗ.
- Kế hoạch nguyên vật liệu: Dựa vào kế hoạch công suất, công ty ước tính lượng nguyên
vật liệu cần nhập để đáp ứng sản xuất các đơn hàng trong một năm là khoản 6000 tấn gỗ
xẻ. Bình quân mỗi tháng cần khoảng 500 tấn gỗ xẻ tươi để chuẩn bị đưa vào sấy. Sau đó
tiếp tục cung ứng tùy theo đơn đặt hàng dự tính hàng tháng trong mùa vụ và thời gian kể
từ khi đặt hàng đến khi giao hàng khoảng từ 30 – 45 ngày.
- Kế hoạch nhân công:
• Vào những tháng đầu năm, công ty thường nhận những đơn đặt hàng tương đối
nhiều, có những tháng cao điểm. Vào những tháng ít hàng hoặc không có đơn,
khi đó công ty nhập khẩu gỗ về để thực hiện các công đoạn sơ chế hoặc nhận đơn

SVTH: Nguyễn Minh Trí, Nguyễn Hà Nhật Vy 39


GVHD: Th.s Hồ Dương Đông Đồ án Quản trị sản xuất

hàng sản xuất trong nước. Do đó ở những tháng cao điểm, số lượng đơn đặt hàng
nhiều, công nhân được huy động và tăng ca để làm kịp tiến độ đơn hàng.
• Theo chiến lược này, công ty có thể bổ sung nhu cầu thiếu hụt trong các giai đoạn
có đơn hàng tăng cao bằng việc yêu cầu nhân viên làm thêm giờ ngoài giờ quy
định của nhà nước mà không cần phải thuê thêm nhân công. Công ty cũng cho
nhân viên của mình nghỉ ngơi trong các giai đoạn nhu cầu thấp mà không phải
cho họ thôi việc.
• Tuy nhiên, khi nhu cầu tăng quá cao, việc huy động nhân viên làm thêm giờ một
mặt khiến doanh nghiệp phải trả thêm lương ngoài giờ cao, mặt khác thời gian
tăng ca cũng có thời hạn nhất định vì nó liên quan đến độ dài của một ngày đêm
cũng như thể lực con người và chính sách của nhà nước trong từng giai đoạn.
• Trong những giai đoạn có nhu cầu quá thấp, doanh nghiệp để cho nhân viên nghỉ
ngơi, đó là một gánh nặng, giai đoạn này doanh nghiệp phải trả cho nhân viên
một khoản bằng 60% lương. Doanh nghiệp chỉ có thể chịu được gánh nặng đó khi
nó không lớn lắm.
• Chiến lược này có những ưu điểm như: ổn định được nguồn nhân lực, tạo thêm
việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, giúp doanh nghiệp đối phó kịp thời
với những biến động của thị trường, giảm được các khoản chi phí liên quan đến
đào tạo, huấn luyện, học việc,...
=> Mặc dù công ty đã có kế hoạch trong công tác dự báo nhu cầu sản phẩm và nguyên
vật liệu, nhân công nhưng hầu hết dựa vào phương pháp định tính, phụ thuộc vào
kinh nghiệm người ra quyết định, nên đã dẫn đến có những thời điểm nhu cầu thực
tế vượt quá nhu cầu nguyên vật liệu, khiến cho việc chuẩn bị nguyên vật liệu trở nên
chậm trễ, đơn hàng bị trì hoãn, ảnh hưởng đến tình hình chung của toàn công ty.

SVTH: Nguyễn Minh Trí, Nguyễn Hà Nhật Vy 40


GVHD: Th.s Hồ Dương Đông Đồ án Quản trị sản xuất

4.1.3. Nhu cầu sản xuất của công ty qua các tháng của năm 2019 và 2020

Bảng 4. 1. Nhu cầu sản xuất của công ty qua các tháng
Đơn vị tính: (sản phẩm)
Năm 2019
Loại sp
Tháng 1 Tháng 2 Tháng 3 Tháng 4 Tháng 5 Tháng 6
Bàn gỗ 306 310 320 310 300 300
Ghế gỗ 2000 2010 2100 2300 1800 1850
Kệ gỗ 700 730 750 770 600 700
Loại sp Tháng 7 Tháng 8 Tháng 9 Tháng 10 Tháng 11 Tháng 12
Bàn ghỗ 360 375 375 390 405 400
Ghế gỗ 2280 2630 2800 2900 2980 3000
Kệ gỗ 850 880 910 950 980 1000
Năm 2020
Loại sp
Tháng 1 Tháng 2 Tháng 3 Tháng 4 Tháng 5 Tháng 6
Bàn ghỗ 420 406 415 420 410 450
Ghế gỗ 3020 3060 3200 3250 3150 3260
Kệ gỗ 1100 1350 1400 1430 1500 1480
Loại sp Tháng 7 Tháng 8 Tháng 9 Tháng 10 Tháng 11
Bàn ghỗ 460 460 475 520 530
Ghế gỗ 3344 3400 3240 3430 3500
Kệ gỗ 1540 1580 1600 1620 1644

Nhu cầu sản xuất của công ty tăng đều qua các tháng, các tháng cuối năm có nhu cầu
tăng mạnh hơn các tháng đầu năm, đáp ứng nhu cầu của thị trường xuất khẩu. Riêng các
tháng 5 và 6 có nhu cầu thấp hơn, tại những thời điểm này công ty sẽ nhận đơn hàng
trong nước và nhập gỗ thô về sơ chế cũng như dùng thời gian này để bảo trì máy móc.

SVTH: Nguyễn Minh Trí, Nguyễn Hà Nhật Vy 41


GVHD: Th.s Hồ Dương Đông Đồ án Quản trị sản xuất

4.1.4. Dự báo nhu cầu sản lượng cho các tháng tiếp theo
- Mục tiêu: Dự báo là hình dung trước các kết quả theo những phương pháp khác nhau,
chỉ ra xu thế thay đổi của đối tượng. Dự báo trong sản xuất đóng vai trò quan trọng trong
chiến lược ổn định về mặt tiêu thụ, sản xuất hàng hóa của công ty nhằm cung ứng và đáp
ứng nhu cầu tiêu dùng của khách hàng trên thị trường. Nó chính là cơ sở cho việc lập kế
hoạch có căn cứ khoa học.
- Thu thập thông tin dự báo: Nhóm chọn dữ liệu của 12 tháng gần nhất (12/2019 –
11/2020) để làm cơ sở dự báo cho thời kì 5 tháng tiếp theo.
- Phương pháp dự báo: Mô hình xu thế và mùa.
Bảng 4. 2. Số liệu nhu cầu thực tế 12 tháng gần nhất của công ty
Đơn vị tính: (sản phẩm)
STT Bàn gỗ Ghế gỗ Kệ gỗ
1 400 3000 1000
2 420 3020 1100
3 406 3060 1350
4 415 3200 1400
5 420 3250 1430
6 410 3150 1500
7 450 3260 1480
8 460 3344 1540
9 460 3400 1580
10 475 3240 1600
11 520 3430 1620
12 530 3500 1644

SVTH: Nguyễn Minh Trí, Nguyễn Hà Nhật Vy 42


GVHD: Th.s Hồ Dương Đông Đồ án Quản trị sản xuất

4.1.4.1. Dự báo cho sản phẩm Bàn gỗ


Bảng 4. 3. Số liệu tổng hợp 12 tháng của sản phẩm Bàn gỗ
Đơn vị tính: (sản phẩm)

t 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12

D(t) 400 420 406 415 420 410 450 460 460 475 520 530

- Chọn 2 chu kỳ gồm 8 giai đoạn đầu tiên để tính toán và vẽ đường hồi qui:

Nhu cầu Bàn gỗ


470

460

450

440

430

420

410

400

390
0 1 2 3 4 5 6 7 8 9

- Từ số liệu trên ta có thể vẽ được đường hồi qui: D(t) = 391.18 + 6.99t
- Tính chỉ số mùa tại mỗi giai đoạn:

𝐺𝑖á 𝑡𝑟ị 𝑡ℎự𝑐 𝑡ế


𝐶ℎỉ 𝑠ố 𝑚ù𝑎 =
𝐺𝑖á 𝑡𝑟ị 𝑡𝑟ê𝑛 đườ𝑛𝑔 ℎồ𝑖 𝑞𝑢𝑖

Bảng 4. 4. Chỉ số mùa tại mỗi giai đoạn của sản phẩm Bàn gỗ

SVTH: Nguyễn Minh Trí, Nguyễn Hà Nhật Vy 43


GVHD: Th.s Hồ Dương Đông Đồ án Quản trị sản xuất

t Nhu cầu Giá trị hồi quy Chỉ số mùa


1 400 398.17 1.00
2 420 405.16 1.04
3 406 412.15 0.99
4 415 419.14 0.99
5 420 426.13 0.99
6 410 433.12 0.95
7 450 440.11 1.02
8 460 447.1 1.03

- Như vậy một chu kỳ gồm 4 giai đoạn, chỉ số mùa của mỗi giai đoạn được trính trung bình cho 2
chu kỳ:

• Giai đoạn 1 của chu kỳ:

1
𝐼1 = × (1 + 0.99) = 0.995
2

• Giai đoạn 2 của chu kỳ:

1
𝐼2 = × (1.04 + 0.95) = 0.992
2

• Giai đoạn 3 của chu kỳ:

1
𝐼3 = × (0.99 + 1.02) = 1.004
2

• Giai đoạn 4 của chu kỳ:

1
𝐼4 = × (0.99 + 1.03) = 1.009
2

SVTH: Nguyễn Minh Trí, Nguyễn Hà Nhật Vy 44


GVHD: Th.s Hồ Dương Đông Đồ án Quản trị sản xuất

2
𝛼= với n là độ dài chuỗi thời gian.
𝑛+1

-𝜶 = 𝟎. 𝟐

- Xác định giá trị nền của dự báo:

𝐷𝑡
𝑈𝑡 = 𝛼 ( ) + (1 − 𝛼)(𝑈𝑡−1 − 𝑇𝑡−1 )
𝐼𝑛

- Xác định giá trị hiệu chỉnh xu thế:

𝑇𝑡 = 𝛼 (𝑈𝑡 − 𝑈𝑡−1 ) + (1 − 𝛼)(𝑇𝑡−1 )

- Xác định chỉ số mùa dự báo:

𝐷𝑡
𝐼𝑛 = 𝛼 ( ) + (1 − 𝛼)(𝑇𝑛 )
𝑈𝑡

- Dự báo cho giai đoạn (t+1):

𝐹𝑡+1 = (𝑈𝑡 + 𝑇𝑡 ) × 𝐼𝑛

Bảng 4. 5. Xác định chỉ số mùa cho dự báo sản phẩm Bàn gỗ
t 8 9 10 11 12
𝑫𝒕 460 460 475 520 530
𝑼𝒕 447.10 465.40 483.11 505.90 525.50
𝑻𝒕 19.34 19.08 18.74 19.75 19.71
𝑻𝒏 0.995 0.992 1.004 1.009
𝑭𝒕 464.16 480.42 503.75 530.64
𝑰𝒏 0.993 0.990 1.010 1.009 0.993

SVTH: Nguyễn Minh Trí, Nguyễn Hà Nhật Vy 45


GVHD: Th.s Hồ Dương Đông Đồ án Quản trị sản xuất

- Dùng các giá trị 𝑈𝑡 , 𝑇𝑡 của giai đoạn tháng thứ 12 và chỉ số mùa 𝐼𝑛 đã tính ở trên dự
báo cho các giai đoạn tiếp theo, sử dụng công thức dự báo:

𝐹13 = (𝑈12 + 1 × 𝑇12 )𝐼13

𝐹14 = (𝑈12 + 2 × 𝑇12 )𝐼14

𝐹15 = (𝑈12 + 3 × 𝑇12 )𝐼15

𝐹16 = (𝑈12 + 4 × 𝑇12 )𝐼16

𝐹17 = (𝑈12 + 5 × 𝑇12 )𝐼17

Bảng 4. 6. Dự báo 5 giai đoạn tiếp theo cho sản phẩm Bàn gỗ
t 13 14 15 16 17
𝑼𝒕 (𝟏𝟐) 525.50 525.50 525.50 525.50 525.50
𝑻𝒕 (𝟏𝟐) 19.71 19.71 19.71 19.71 19.71
𝑰𝒏 0.993 0.990 1.010 1.009 0.993
𝑭𝒕 542 559 590 610 620

4.1.4.2. Dự báo cho sản phẩm Ghế gỗ


Bảng 4. 7. Số liệu tổng hợp 12 tháng của sản phẩm Ghế gỗ
Đơn vị tính: (sản phẩm)

t 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12

D(t) 3000 3020 3060 3200 3250 3150 3260 3344 3400 3240 3430 3500

SVTH: Nguyễn Minh Trí, Nguyễn Hà Nhật Vy 46


GVHD: Th.s Hồ Dương Đông Đồ án Quản trị sản xuất

- Chọn 2 chu kỳ gồm 8 giai đoạn đầu tiên để tính toán và vẽ đường hồi qui:

Nhu cầu Ghế gỗ


3400

3350

3300

3250

3200

3150

3100

3050

3000

2950
0 1 2 3 4 5 6 7 8 9

- Từ số liệu trên ta có thể vẽ được đường hồi qui như sau: D(t) = 2950.1 + 47.76t
- Tính chỉ số mùa tại mỗi giai đoạn:

Bảng 4. 8. Chỉ số mùa tại mỗi giai đoạn của sản phẩm Ghế gỗ

t Nhu cầu Giá trị hồi quy Chỉ số mùa


1 3000 2996.86 1.001
2 3020 3043.62 0.992
3 3060 3090.38 0.990
4 3200 3137.14 1.020
5 3250 3183.9 1.021
6 3150 3230.66 0.975
7 3260 3277.42 0.995
8 3344 3324.18 1.006

SVTH: Nguyễn Minh Trí, Nguyễn Hà Nhật Vy 47


GVHD: Th.s Hồ Dương Đông Đồ án Quản trị sản xuất

- Như vậy một chu kỳ gồm 4 giai đoạn, chỉ số mùa của mỗi giai đoạn được trính trung bình cho 2
chu kỳ:

• Giai đoạn 1 của chu kỳ:

1
𝐼1 = × (1.001 + 1.021) = 1.011
2

• Giai đoạn 2 của chu kỳ:

1
𝐼2 = × (0.992 + 0.975) = 0.984
2

• Giai đoạn 3 của chu kỳ:

1
𝐼3 = × (0.990 + 0.995) = 0.992
2

• Giai đoạn 4 của chu kỳ:

1
𝐼4 = × (1.020 + 1.006) = 1.013
2

- 𝜶 = 𝟎. 𝟐
- Tương tự sản phầm Bàn , xác định chỉ số mùa cho dự báo của sản phẩm Ghế và dự báo
cho 5 giai đoạn tiếp theo như sau:

Bảng 4. 9. Xác định chỉ số mùa cho dự báo sản phẩm Ghế gỗ

t 8 9 10 11 12
𝑫𝒕 460 460 475 520 530
𝑼𝒕 447.10 465.40 483.11 505.90 525.50
𝑻𝒕 19.34 19.08 18.74 19.75 19.71

SVTH: Nguyễn Minh Trí, Nguyễn Hà Nhật Vy 48


GVHD: Th.s Hồ Dương Đông Đồ án Quản trị sản xuất

𝑻𝒏 0.995 0.992 1.004 1.009


𝑭𝒕 464.16 480.42 503.75 530.64
𝑰𝒏 0.993 0.990 1.010 1.009 0.993

Bảng 4. 10. Dự báo 5 giai đoạn tiếp theo cho sản phẩm Ghế gỗ
t 13 14 15 16 17
𝑼𝒕 (𝟏𝟐) 3719.55 3719.55 3719.55 3719.55 3719.55
𝑻𝒕 (𝟏𝟐) 121.73 121.73 121.73 121.73 121.73
𝑰𝒏 1.005 0.979 0.859 0.999 1.005
𝑭𝒕 3861 3841 4011 4201 4350

4.1.4.3. Dự báo cho sản phẩm Kệ gỗ


Bảng 4. 11. Số liệu tổng hợp 12 tháng của sản phẩm Kệ gỗ

Đơn vị tính: (sản phẩm)

t 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12

D(t) 1000 1100 1350 1400 1430 1500 1480 1540 1580 1600 1620 1644

SVTH: Nguyễn Minh Trí, Nguyễn Hà Nhật Vy 49


GVHD: Th.s Hồ Dương Đông Đồ án Quản trị sản xuất

- Chọn 2 chu kỳ gồm 8 giai đoạn đầu tiên để tính toán và vẽ đường hồi qui:

Nhu cầu Kệ gỗ
1800

1600

1400

1200

1000

800

600

400

200

0
0 1 2 3 4 5 6 7 8 9

- Từ số liệu trên ta có thể vẽ được đường hồi qui như sau: D(t) = 1020+73.33t
- Tính chỉ số mùa tại mỗi giai đoạn:

Bảng 4. 12. Chỉ số mùa tại mỗi giai đoạn của sản phẩm Kệ gỗ

t Nhu cầu Giá trị hồi quy Chỉ số mùa


1 1000 1093.33 0.915
2 1100 1166.66 0.943
3 1350 1239.99 1.089
4 1400 1313.32 1.066
5 1430 1386.65 1.031
6 1500 1459.98 1.027
7 1480 1533.31 0.965
8 1540 1606.64 0.959

SVTH: Nguyễn Minh Trí, Nguyễn Hà Nhật Vy 50


GVHD: Th.s Hồ Dương Đông Đồ án Quản trị sản xuất

- Như vậy một chu kỳ gồm 4 giai đoạn, chỉ số mùa của mỗi giai đoạn được trính trung bình cho 2
chu kỳ:

• Giai đoạn 1 của chu kỳ:

1
𝐼1 = × (0.915 + 1.031) = 0.973
2

• Giai đoạn 2 của chu kỳ:

1
𝐼2 = × (0.943 + 1.027) = 0.985
2

• Giai đoạn 3 của chu kỳ:

1
𝐼3 = × (1.089 + 0.965) = 0.985
2

• Giai đoạn 4 của chu kỳ:

1
𝐼4 = × (1.066 + 0.959) = 1.012
2

- 𝜶 = 𝟎. 𝟐
- Tương tự sản phầm Bàn và Ghế, xác định chỉ số mùa cho dự báo của sản phẩm Kệ và
dự báo cho 5 giai đoạn tiếp theo như sau:

Bảng 4. 13. Xác định chỉ số mùa cho dự báo sản phẩm Kệ gỗ

t 8 9 10 11 12
𝑫𝒕 1540 1580 1600 1620 1644
𝑼𝒕 1606.64 1685.98 1741.66 1764.41 1781.44
𝑻𝒕 100.03 94.86 85.06 69.48 56.37

SVTH: Nguyễn Minh Trí, Nguyễn Hà Nhật Vy 51


GVHD: Th.s Hồ Dương Đông Đồ án Quản trị sản xuất

𝑻𝒏 0.973 0.985 1.027 1.012


𝑭𝒕 1660.50 1754.37 1876.00 1856.37
𝑰𝒏 0.964 0.969 1.000 0.990 0.964

Bảng 4. 14. Dự báo 5 giai đoạn tiếp theo cho sản phẩm Kệ gỗ
t 13 14 15 16 17
𝑼𝒕 (𝟏𝟐) 1781.44 1781.44 1781.44 1781.44 1781.44
𝑻𝒕 (𝟏𝟐) 56.37 56.37 56.37 56.37 56.37
𝑰𝒏 0.964 0.969 1.000 0.990 0.964
𝑭𝒕 1772 1835 1950 1987 1989

Bảng 4. 15. Tổng hợp dự báo sản lượng 5 giai đoạn tiếp theo cho các sản phẩm

t
13 14 15 16 17
Sản phẩm
Bàn gỗ 542 559 590 610 620
Ghế gỗ 3861 3841 4011 4201 4350
Kệ gỗ 1772 1835 1950 1987 1989

4.2. LẬP KẾ HOẠCH SẢN XUẤT TỔNG HỢP


4.2.1. Đặt vấn đề
Áp dụng phương pháp Trial and error để lập kế hoạch tổng hợp cho các giai đoạn tiếp
theo dựa vào nhu cầu đã dự báo ở trên với mục tiêu tối thiểu hóa chi phí sản xuất theo
các phương án:

SVTH: Nguyễn Minh Trí, Nguyễn Hà Nhật Vy 52


GVHD: Th.s Hồ Dương Đông Đồ án Quản trị sản xuất

• Duy trì mức tồn kho an toàn bằng 5% nhu cầu vào các thời điểm có nhu cầu thấp
để thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng tại thời điểm có nhu cầu tăng cao.
• Huy động làm thêm giờ, duy trì lực lượng lao động ổn định để tương ứng với nhu
cầu thấp nhất, vào thời điểm thiếu thì huy động làm thêm giờ (không quá
4h/ngày), thừa khả năng thì để lao động nghỉ ngơi và vẫn hưởng 60% lương.
• Không áp dụng phương án Nhà thầu phụ, không sa thải công nhân ở các thời đoạn
nhu cầu thấp.

4.2.2. Lập kế hoạch tổng hợp


Bảng 4. 16. Các số liệu liên quan đến hoạt động sản xuất

Sản phẩm
STT Tiêu chí ĐVT
Bàn gỗ Ghế gỗ Kệ gỗ
1 Thời gian hoạt động ngày/tháng 26 26 26
2 Nhịp sản xuất bình thường sp/tháng 500 3.600 1.800
3 Tăng giờ tối đa sp/tháng 150 650 200
4 Tồn kho đầu kì sp 0 0 0
5 Chi phí sản xuất bình thường đồng/sp 130.000 21.667 21.667
6 Chi phí sản xuất tăng ca đồng/sp 180.000 30.000 30.000
7 Chi phí giao hàng chậm đồng/sp 150.000 30.000 45.000
8 Chi phí tồn kho đồng/sp 75.000 25.000 30.000
(Phòng Kế hoạch)

*Mỗi loại sản phẩm được chia thành nhiều sản phẩm khác nhau, số liệu tại bảng là số
liệu bình quân được thu thập tại công ty.

SVTH: Nguyễn Minh Trí, Nguyễn Hà Nhật Vy 53


GVHD: Th.s Hồ Dương Đông Đồ án Quản trị sản xuất

Bảng 4. 17. Lập kế hoạch tổng hợp cho sản phẩm Bàn gỗ
Bàn gỗ
Chu kỳ 1 2 3 4 5 Tổng cộng
Dự báo 542 559 590 610 620 2921
Sản xuất
Bình thường 500 500 500 500 500 2500
Tăng giờ 50 50 100 100 130 430
Sản xuất - Dự báo 8 -9 10 -10 10 9
Tồn kho
Đầu kỳ 0 8 0 9 0
Cuối kỳ 8 0 9 0 9 9
Trung bình 4 4 4,5 4,5 4,5 21,5
Dồn đơn hàng 0 1 0 1 0 2
Chi phí
Sản xuất
Bình thường 65.000.000 65.000.000 65.000.000 65.000.000 65.000.000 325.000.000
Tăng giờ 9.000.000 9.000.000 18.000.000 18.000.000 23.400.000 77.400.000
Tồn kho 300.000 300.000 337.500 337.500 337.500 1.612.500
Giao hàng chậm 0 150.000 0 150.000 0 300.000
Tổng cộng 74.300.000 74.450.000 83.337.500 83.487.500 88.737.500 404.312.500

SVTH: Nguyễn Minh Trí, Nguyễn Hà Nhật Vy 54


GVHD: Th.s Hồ Dương Đông Đồ án Quản trị sản xuất

Bảng 4. 18. Lập kế hoạch tổng hợp cho sản phẩm Ghế gỗ
Ghế gỗ
Chu kỳ 1 2 3 4 5 Tổng cộng
Dự báo 3861 3841 4011 4201 4350 20264
Sản xuất
Bình thường 3.600 3.600 3.600 3.600 3.600 18000

Tăng giờ 250 250 500 620 650 2270


Sản xuất - Dự báo -11 9 89 19 -100 6
Tồn kho
Đầu kỳ 0 0 0 87 106
Cuối kỳ 0 0 87 106 6 6
Trung bình 0 0 43,5 96,5 56 196
Dồn đơn hàng 11 2 13
Chi phí
Sản xuất
Bình thường 78.001.200 78.001.200 78.001.200 78.001.200 78.001.200 390.006.000
Tăng giờ 7.500.000 7.500.000 15.000.000 18.600.000 19.500.000 68.100.000
Tồn kho 0 0 1.087.500 2.412.500 1.400.000 4.900.000
Giao hàng chậm 330.000 60.000 0 0 0 390.000
Tổng cộng 85.831.200 85.561.200 94.088.700 99.013.700 98.901.200 463.396.000

SVTH: Nguyễn Minh Trí, Nguyễn Hà Nhật Vy 55


GVHD: Th.s Hồ Dương Đông Đồ án Quản trị sản xuất

Bảng 4. 19. Lập kế hoạch tổng hợp cho sản phẩm Kệ gỗ


Kệ gỗ
Chu kỳ 1 2 3 4 5 Tổng cộng
Dự báo 1772 1835 1950 1987 1989 9533
Sản xuất
Bình thường 1.800 1.800 1.800 1.800 1.800 9000

Tăng giờ 0 0 160 180 200 540


Sản xuất - Dự báo 28 -35 10 -7 11 7
Tồn kho
Đầu kỳ 0 28 0 3 0
Cuối kỳ 28 0 3 0 7 7
Trung bình 14 14 1,5 1,5 3,5 34,5
Dồn đơn hàng 7 4 11
Chi phí
Sản xuất
Bình thường 39.000.600 39.000.600 39.000.600 39.000.600 39.000.600 195.003.000
Tăng giờ 0 0 4.800.000 5.400.000 6.000.000 16.200.000
Tồn kho 420.000 420.000 45.000 45.000 105.000 1.035.000
Giao hàng chậm 0 315.000 0 180.000 0 495.000
Tổng cộng 39.420.600 39.735.600 43.845.600 44.625.600 45.105.600 212.733.000

SVTH: Nguyễn Minh Trí, Nguyễn Hà Nhật Vy 56


GVHD: Th.s Hồ Dương Đông Đồ án Quản trị sản xuất

Kết luận: Phương pháp này dễ tính toán và thay đổi dữ liệu liên tục để phù hợp với tình
hình thực tế tại từng thời điểm của công ty, nhưng sẽ khó tối ưu và chính xác hoàn toàn.
Sau khi dùng phương pháp Trial and error với các cách thử ra tổng chi phí khác nhau. Tổng
chi phí cho phương án này nhỏ nhất là 1.080.441.500 đồng với các cách kết hợp như trên.
Mỗi kế hoạch đều có ưu và nhược điểm khác nhau, phù hợp thích ứng với từng điều kiện,
không có kế hoạch nào là thật sự hoàn hảo, công ty có thể tham khảo kế hoạch này dựa vào
tình hình cụ thể của bản thân doanh nghiệp.

SVTH: Nguyễn Minh Trí, Nguyễn Hà Nhật Vy 57


GVHD: Th.s Hồ Dương Đông Đồ án Quản trị sản xuất

CHƯƠNG V. BẢO TRÌ BẢO DƯỠNG MÁY MÓC

5.1. BẢO TRÌ BẢO DƯỠNG


5.1.1. Khái niệm bảo trì
- Định nghĩa của BS 3811: 1984 (ANH): Bảo trì là tập hợp tất cả các hành động kỹ thuật
và quản trị nhằm giữ cho thiết bị luôn ở, hoặc phục hồi nó về một tình trạng, trong đó nó
có thể thực hiện chức năng yêu cầu. Chức năng yêu cầu này có thể định nghĩa như là một
tình trạng xác định nào đó.
- Định nghĩa của Total Productivity Development AB (Thụy Điển ): Bảo trì bao gồm tất cả
các hoạt động được thực hiện nhằm giữ cho thiết bị ở một tình trạng nhất định hoặc phục
hồi thiết bị về tình trạng này.

5.1.2. Vai trò của bảo trì


- Phòng ngừa để tránh cho máy móc không bị hư hỏng.
- Cực đại hóa năng suất:
• Nhờ đảm bảo hoạt động đúng yêu cầu và liên tục tương ứng với tuổi thọ của máy
lâu hơn.
• Nhờ chỉ số khả năng sẵn sàng của máy lớn và thời gian ngừng máy để bảo trì nhỏ.
• Nhờ cải tiến liên tục quá trình sản xuất.
- Tối ưu hóa hiệu suất của máy :
• Máy móc vận hành có hiệu quả và ổn định hơn, chi phí vận hành ít hơn, đồng thời
làm ra sản phẩm đạt chất lượng hơn.
• Tạo ra môi trường làm việc an toàn hơn.

5.1.3. Tầm quan trọng của bảo trì


- Cạnh tranh toàn cầu: Cạnh tranh kéo theo chi phí sản xuất cũng biến động , do vậy công
tác bảo trì cần được tiến hành ở hiệu suất tối đa.
- Thiết bị đắt tiền: Việc sẵn sàng kế hoạch bảo trì những máy móc sản xuất hiện đại sẽ làm
giảm đi nguy cơ phải mất một khoản chi phí lớn do hỏng hóc thiết bị.

SVTH: Nguyễn Minh Trí, Nguyễn Hà Nhật Vy 58


GVHD: Th.s Hồ Dương Đông Đồ án Quản trị sản xuất

- Tư động hóa: Máy móc sản xuất có xu hướng tự động hóa rất cao. Do đó chúng cần được
hoạt động liên tục, nên công tác bảo trì trở nên rất quan trọng.
- Sự cố nghiêm trọng: Tiến bộ công nghệ cũng mang đến những sự cố phải trả giá về sinh
mạng và vật chất.
- Nhân thức về bảo vệ môi trường: Ô nhiễm môi trường gây ra bởi hệ thống máy móc và
thiết bị trong tình trạng xấu.
- Chi phí bảo trì tăng: Công nghệ càng cao, việc bảo trì thiết bị càng trở nên đắt hơn.

5.1.4. Các phương pháp bảo trì


5.1.4.1. Bảo trì không kế hoạch
- Bảo trì phục hồi: Bảo trì phục hồi không kế hoạch là tất cả các hoạt động bảo trì được
thực hiện sau khi xảy ra đột xuất một hư hỏng nào đó để phục hồi thiết bị về tình trạng hoạt
động bình thường nhằm thực hiện các chức năng yêu cầu.
- Bảo trì khẩn cấp: Bảo trì khẩn cấp là bảo trì cần được thực hiện ngay sau khi có hư hỏng
xảy ra để tránh những hậu quả nghiêm trọng tiếp theo.

5.1.4.2. Bảo trì có kế hoạch


Bảo trì có kế hoạch là bảo trì được tổ chức và thực hiện theo một chương trình đã được
hoạch định và kiểm soát. Bao gồm:
a) Bảo trì phòng ngừa
Bảo trì phòng ngừa là hoạt động bảo trì được lập kế hoạch trước và thực hiện theo một
trình tự nhất định để ngăn ngừa các hư hỏng xảy ra hoặc phát hiện các hư hỏng trước khi
chúng phát triển đến mức làm ngừng máy và gián đoạn sản xuất. Có hai loại bảo trì phòng
ngừa:

• Bảo trì phòng ngừa trực tiếp: Bảo trì phòng ngừa trực tiếp được thực hiện định kỳ
nhằm ngăn ngừa hư hỏng xảy ra bằng cách tác động và cải thiện một cách trực tiếp
trạng thái vật lý của máy móc, thiết bị.
• Bảo trì phòng ngừa gián tiếp:

SVTH: Nguyễn Minh Trí, Nguyễn Hà Nhật Vy 59


GVHD: Th.s Hồ Dương Đông Đồ án Quản trị sản xuất

+ Bảo trì phòng ngừa gián tiếp được thực hiện để tìm ra các hư hỏng ngay
trong giai đoạn ban đầu trước khi các hư hỏng có thể xảy ra. Các công việc
bảo trì không tác động đến trạng thái vật lý của thiết bị.
+ Bảo trì phòng ngừa gián tiếp còn được gọi là: bảo trì trên cơ sở tình trạng
máy (CBM-Condition Based Maintenance) hay bảo trì dự đoán (Predictive
Maintenance) hoặc bảo trì tiên phong (Proactive Maintenance).
b) Bảo trì cải tiến
- Bảo trì cải tiến là bảo trì được tiến hành khi cần thay đổi thiết bị cũng như cải tiến tình
trạng bảo trì.
- Mục tiêu : Thiết kế lại một số chi tiết, bộ phận để khắc phục hư hỏng hoặc để kéo dài thời
gian sử dụng của các chi tiết, bộ phận và toàn bộ thiết bị.
c) Bảo trì chính xác:
- Bảo trì chính xác: Là hình thức bảo trì thu thập các dữ liệu của bảo trì dự đoán để hiệu
chỉnh môi trường và các thông số vận hành của máy.
• Cực đại hoá năng suất
• Hiệu suất
• Tuổi thọ
d) Bảo trì năng suất toàn diện (TPM)
Là bảo trì năng suất được thực hiện bởi tất cả các nhân viên thông qua các nhóm hoạt động
nhỏ nhằm tăng tối đa hiệu quả sử dụng máy móc, thiết bị.
e) Bảo trì tập trung vào độ tin cậy (RCM)
- Là một quá trình mang tính hệ thống được áp dụng để đạt được các yêu cầu về bảo trì và
khả năng sẵn sàng của máy móc, thiết bị thông qua đánh giá một cách định lượng nhu cầu
và kết quả thực hiện đồng thời thường xuyên xem xét lại các công việc và kế hoạch bảo trì
phòng ngừa.
f) Bảo trì dự phòng
- Bố trí, lắp đặt máy/ thiết bị song song với cái máy/ thiết bị hiện có.
- Mua sắm và dự trữ trong kho một số chi tiết, phụ tùng để sẵn sàng thay thế.

SVTH: Nguyễn Minh Trí, Nguyễn Hà Nhật Vy 60


GVHD: Th.s Hồ Dương Đông Đồ án Quản trị sản xuất

5.2. ĐỘ TIN CẬY VÀ KHẢ NĂNG SẴN SÀNG TRONG BẢO TRÌ
5.2.1. Độ tin cậy
- Là xác suất của một thiết bị hoạt động đảm bảo các chức năng yêu cầu trong khoảng thời
gian xác định và dưới một điều kiện hoạt động cụ thể. Độ tin cậy có thể được coi như là
thước đo cho sự hoạt động có hiệu quả của một hệ thống.
- Độ tin cậy thường được thể hiện bằng:
• MTTF (Mean Time To Failure): Thời gian hoạt động trung bình đến khi hư hỏng.
• MTBF (Mean Time Between Failures): Thời gian hoạt động trung bình giữa những
lần hư hỏng.
- Độ tin cậy của hệ thống: Rs = R1 * R2 * R3 * R4 * .....Rn
Trong đó: Rs : Độ tin cậy của hệ thống
Ri : độ tin cậy của thành phần thứ i

5.2.2. Khả năng sẵn sàng


- Khả năng sẵn sàng được định nghĩa là : “Khả năng của thiết bị hoạt động tốt, đúng cách
bất chấp hạn chế xảy ra trong các nguồn lực bảo trì”.
- Chỉ số khả năng sẵn sàng là số đo hiệu quả bảo trì. Chỉ số khả năng sẵn sàng gồm 3 thành
phần sau:
• Chỉ số độ tin cậy: được đo bằng thời gian hoạt động trung bình giữa các lần hư hỏng
(Mean Time Between Failures, MTBF).
• Chỉ số khả năng hỗ trợ bảo trì: được đo bằng thời gian chờ trung bình (Mean Waiting
Time, MWT).
• Chỉ số khả năng bảo trì: được đo bằng thời gian sửa chữa trung bình (Mean Time
to Repair, MTTR).
• Thời gian ngừng máy trung bình (Mean Down Time, MDT) là tổng của MWT và
MTTR. Trong thực tế khó xác định được thời gian chờ và thời gian sửa chữa nên
người ta sử dụng MDT.

SVTH: Nguyễn Minh Trí, Nguyễn Hà Nhật Vy 61


GVHD: Th.s Hồ Dương Đông Đồ án Quản trị sản xuất

- Để gia tăng chỉ số khả năng sẵn sàng (A) thì cần phải gia tăng chỉ số tin cậy (Rs) và giảm
chỉ số MWT và MTTR.
- Công thức tính :
• Chỉ số khả năng sẵn sàng A:
MTBF
A= ∗ 100%
MTBF+MWT+MTTR

Trong đó: MWT + MTTR = MDT

Hoặc:
𝑇𝑢𝑝
A= ∗ 100%
𝑇𝑢𝑝 +Tdm

Trong đó: Tup: tổng thời gian máy dành cho sản xuất.
Tdm: tổng thời gian ngừng máy do bảo trì

• Thời gian hoạt động trung bình giữa những lần hư hỏng MTBF:

𝑇𝑢𝑝
MTBF =
𝑎
(giờ / lần hư hỏng)
Với: a là số lần ngừng máy do bảo trì

• Trong thực tế khó thấy sự khác nhau giữa thời gian chờ và thời gian sửa chữa, người
ta sử dụng thời gian ngừng máy, bằng thời gian chờ đợi + thời gian sửa chữa. Thời
gian ngừng máy trung bình MDT:

𝑇𝑑𝑚
MDT = (giờ/ lần hư hỏng)
𝑎

• Thời gian chờ đợi trung bình MWT:


Tw
MWT = (giờ/ lần hư hỏng)
a

Với 𝑇𝑤 : Tổng thời gian chờ đợi để bảo trì

• Thời gian sửa chữa trung bình MTTR:

SVTH: Nguyễn Minh Trí, Nguyễn Hà Nhật Vy 62


GVHD: Th.s Hồ Dương Đông Đồ án Quản trị sản xuất

Tr
MTTR = (giờ/ lần hư hỏng)
a

Với 𝑇𝑟 : Tổng thời gian sửa chữa

5.3. TÍNH TOÁN SỐ LIỆU


Xác định thời gian làm việc của máy móc:
- Số ngày làm việc trong tháng 26 ngày/ 1 tháng ( nghỉ ngày chủ nhật hàng tuần).
- Nghỉ làm việc vào 5 ngày lễ lớn ( lễ Giỗ Tổ, 30/4, 01/05, 02/09, tết dương lịch).
- Nghỉ Tết Nguyên Đán 7 ngày.
Như vậy, tổng số ngày lễ là 12 ngày và số ngày nghỉ chủ nhật là 52 ngày (1 năm có 52
tuần).
- Tổng số ngày hoạt động trong năm: 365 – 12 – 52 = 301 (ngày).
- Thời gian làm việc trong ngày: 7 giờ 30’- 17 giờ 30’ (Nghỉ trưa: 11 giờ 30’- 13h 30’)
Như vậy, tổng thời gian máy hoạt động trong năm: Tup= 301 * (8 + 0.5) = 2558.5 (giờ)
( Trong đó: có 0.5 giờ khởi động máy vào buổi sáng trước khi làm việc)

5.3.1. Trường hợp 1: Không lên kế hoạch bảo trì


5.3.1.1. Xác định độ tin cậy của từng máy trước bảo dưỡng
Dựa vào số liệu máy móc làm việc trong 12 tháng do công ty cung cấp, thu được số liệu
như sau:

SVTH: Nguyễn Minh Trí, Nguyễn Hà Nhật Vy 63


GVHD: Th.s Hồ Dương Đông Đồ án Quản trị sản xuất

Bảng 5. 1. Độ tin cậy lý thuyết của các máy hư hỏng trong phân xưởng pha phôi

Số Thời gian hoạt động Độ tin cậy


Số hỏng hóc/
lượng giới hạn của máy của từng
STT Loại máy tổng số máy
MTBF máy
hiện có
(giờ) (%)

1 Máy cưa đu 5 1/5 6 tháng 1279,3 50


2 Máy cưa rong 6 2/6
K1 4 tháng 852,83 33,33
K2 5,5 tháng 1172,6 45,83
3 Máy cưa lọng 3 1/3 4,5 tháng 959,44 37,50
4 Máy bào 5 1/5 7 tháng 1492,5 58,33
5 Máy ghép gỗ 5 2/5
H1 6,5 tháng 1385,9 54,17
H2 5 tháng 1066,04 41,67

MTBF
Công thức tính độ tin cậy của từng máy là: 𝐑 𝐢 (%) = * 100%
Tup (= 2558.5)

SVTH: Nguyễn Minh Trí, Nguyễn Hà Nhật Vy 64


GVHD: Th.s Hồ Dương Đông Đồ án Quản trị sản xuất

Hình 5. 1. Sơ đồ quan hệ giữa các máy trong phân xưởng pha phôi

5.3.1.2. Xác định độ tin cậy của hệ thống trước bảo dưỡng
- Hệ thống các máy có mối quan hệ vừa nối tiếp vừa song song với nhau.
- Độ tin cậy của hệ thống là Rs và Ri là độ tin cậy của từng máy.
- Để xác định độ tin cậy của hệ thống sau một thời gian hoạt động (khảo sát 12 tháng), dựa
vào chỉ số MTBF, tùy thuộc vào mức hư hỏng cùa từng máy ( tức là hỏng khi nào thì tiến
hành sửa chữa khi đó).
• Theo công thức tính độ tin cậy của hệ thống nối tiếp là:

Rs = R1 * R2 * R3 * R4 * R5
• Trong đó, công thức tính độ tin cậy song song của từng nhóm máy là:

R1 = 1 − 14 ∗ (1 – 50%) = 50%
R 2 = 1 − 14 * (1 – 33,33%)*(1 – 45,83%) = 63,88%
R 3 = 1 − 12 ∗(1 – 37,5%)= 37,5%
R 4 = 1 − 14 ∗ (1 − 58,33%)= 58,33%
R 5 = 1 − 13 ∗ (1 − 54,17%) ∗ (1 − 41,67%) = 73,26%

SVTH: Nguyễn Minh Trí, Nguyễn Hà Nhật Vy 65


GVHD: Th.s Hồ Dương Đông Đồ án Quản trị sản xuất

• Vậy độ tin cậy của cả hệ thống là:


R s = 50% *63,88% *37,5% *58,33% *73,26% = 5,12%

Nhận xét: Độ tin cậy của hệ thống quá thấp, trong khoảng thời gian khảo sát 12
tháng gần nhất, phân xưởng có nhiều máy hư hỏng. Tuy nhiên, đây chỉ là trường hợp giả
định được xây dựng để tiến hành so sánh với kế hoạch bảo trì bên dưới.

5.3.1.3. Tính toán và xây dựng kế hoạch bảo dưỡng

SVTH: Nguyễn Minh Trí, Nguyễn Hà Nhật Vy 66


GVHD: Th.s Hồ Dương Đông Đồ án Quản trị sản xuất

Bảng 5. 2. Các chỉ số cần thiết để lên kế hoạch bảo dưỡng


STT Loại máy Số máy Thời gian Độ tin Thời gian Thời gian Thời gian Thời gian Độ tin
hỏng hoạt động cậy của ngừng máy sửa chữa chờ đợi trung bình cậy mới
hóc/ giới hạn máy MDT MTTR MWT giữa các lần sau bảo
tổng số của máy trước ( giờ) (giờ) (giờ) hư hỏng trì
máy (MTBF) bảo trì MTBF' (%)
hiện có (giờ) (%) (giờ)

1 Máy cưa đu 1/5 1279,3 50 104,48 24,08 80,40 255,86 60

2 Máy cưa rong 2/6


K1 852,83 33,33 124,53 18,79 105,14 457,59 51,21
K2 1172,6 45,83 104,01 28,30 75,71 392,91 61,19
3 Máy cưa lọng 1/3 959,44 37,50 95,01 10,00 85,01 422,26 54
4 Máy bào 1/5 1492,5 58,33 64,13 4,96 59,17 100,30 62,26
5 Máy ghép gỗ 2/5
H1 1385,9 54,17 91,52 23,05 68,47 150,75 60,06
H2 1066,04 41,67 73,67 32,73 40,94 402,55 57,4

Tổng thời gian MDT 657,35

SVTH: Nguyễn Minh Trí, Nguyễn Hà Nhật Vy 67


GVHD: Th.s Hồ Dương Đông Đồ án Quản trị sản xuất

Đây là trường hợp bảo trì ngẫu nhiên, hư lúc nào sửa chữa lúc đó, vì không được lên kế
hoạch sửa chữa cụ thể nên a ( số lần ngừng máy để bảo trì) chưa thể xác định. Do đó, bảng trên
được tính cho một lần ngừng máy/ 1 máy để sửa ( xuất hiện hư hỏng là ngừng sửa) với a = 1, với
độ tin cậy mới được tính cho khoảng thời gian T = 1 năm:
MTBF + MTBF′
𝑅𝑖−𝑚ớ𝑖 = ∗ 100%
Tup (= 2558.5)

Nhìn chung, độ tin cậy của từng máy móc đã tăng. Tuy nhiên, khi tính độ tin cậy của cả
hệ thống thì còn rất thấp ( sau bảo trì 𝑹𝒔(𝒎ớ𝒊) = 𝟏𝟑, 𝟓𝟕% ). Nhận thấy, khi số bộ phận hợp thành
của hệ thống (5 nhóm nối tiếp như sơ đồ 5.1) tăng lên thì độ tin cậy của toàn bộ hệ thống có tăng
lên nhưng không đáng kể. Theo lý thuyết bảo dưỡng phòng ngừa thì không thể áp dụng bảo
dưỡng cho tất cả các thiết bị trong công ty. Vì vậy cần phải có lựa chọn hợp lý dựa vào việc nâng
cao các máy móc có độ tin cậy thấp. Sau khoảng thời gian MTBF nên tiến hành bảo trì, tùy theo
từng mức hư hỏng để lựa chọn phương án bảo trì hay không nhưng không nên để lỗi hư hỏng
quá lâu thì tuổi thọ máy sẽ dễ bị giảm mạnh.

5.3.1.4. Tổn thất khi bảo dưỡng không có kế hoạch ( T = 12 tháng)


* a = 1 ( tính cho mỗi máy).
Mặc dù có tổ cơ điện để sữa chữa tạm thời những lỗi đơn giản của máy móc nhưng công
ty vẫn phải hợp đồng với đơn vị bên ngoài để bảo dưỡng, các chi phí về phụ tùng, vật tư thay thế
và chi phí nhân công sửa chữa máy tại công ty đều tính vào trong hợp đồng. Thời gian MDT
càng lớn và máy hư hỏng càng nặng thì chi phí bảo dưỡng sẽ càng cao.

SVTH: Nguyễn Minh Trí, Nguyễn Hà Nhật Vy 68


GVHD: Th.s Hồ Dương Đông Đồ án Quản trị sản xuất

Bảng 5. 3. Tổng hợp chi phí bảo trì bảo dưỡng máy móc

Thời
Số Chi phí nhân công sửa chữa Vật tư thay thế Tổng chi
gian sửa
lượng phí sửa
STT Loại máy chữa
máy Số lượng Thành tiền Thành tiền chữa
MTTR Tên phụ kiện
bảo trì nhân công (đồng) (đồng) (đồng)
(giờ)

1 Máy cưa đu 1/5 24,08 Lưỡi cưa 893.570

2 Máy cưa rong 2/6

K1 18,79 Bộ đưa phôi 14.125.000

K2 28,30
5 người
3 Máy cưa lọng 1/3 10,00 7.805.050 Lưỡi cưa lọng gỗ 1.352.000 29.799.308
55.000đ/ giờ
4 Máy bào 1/5 4,96 Bộ lưỡi bào gỗ 2.250.000
5 Máy ghép gỗ 2/5
H1 23,05 Xi lanh thủy lực 3.373.688
H2 32,73

SVTH: Nguyễn Minh Trí, Nguyễn Hà Nhật Vy 69


GVHD: Th.s Hồ Dương Đông Đồ án Quản trị sản xuất

- Chi phí trả cho công nhân mỗi giờ làm việc (với mức lương trung bình là 6,500,000 đồng/
tháng), nên lương mỗi giờ trung bình là:
6,500,000 ∗ 12
≈ 33.000 đồng/giờ
8 ∗ 301

- Tổn thất về chi phí nhân công lao động: = MDT * Ch


= 657,35 * 33.000
= 21.692.550 (đồng/ năm)

- Tổng chi phí tổn thất = 29.799.308 + 21.692.550 = 51.491.858 (đồng)


- Ngoài ra còn có thêm các chi phí khác:
• Chi phí ảnh hưởng môi trường: Theo mức xử phạt của Luật Bảo vệ Môi
trường.
• Chi phí bồi thường tai nạn lao động: Theo quy định của Bộ luật Lao động
dựa trên từng mức độ.
• Chi phí thiệt hại sản xuất: Thời gian ngừng máy ảnh hưởng đến sản lượng
của công ty bị giảm sút.

5.3.2. Trường hợp 2: Kế hoạch bảo trì của công ty ( Bảo trì 1 lần/ tháng)
- Công ty hiện tại đang tiến hành bảo trì bảo dưỡng máy móc 1 lần/ tháng, tập trung bảo trì
vào khoảng 3 ngày cuối cùng mỗi tháng, nên máy móc sẽ nghỉ vận hành thêm 36 ngày/năm.
- Như vậy, tổng thời gian máy hoạt động trong năm: 𝐓𝐮𝐩 = (301 – 36) * (8 + 0,5) = 2252,5
(giờ).
( Trong đó: có 0,5 giờ khởi động máy vào buổi sáng trước khi làm việc)

5.3.2.1. Xác định độ tin cậy thực của từng máy


- Ở trường hợp 1, độ tin cậy chỉ tính cho những máy đến kỳ hạn phải bảo dưỡng 7/24 máy
( tính trong thời đoạn T = 12 tháng).
- Trong trường hợp 2, các máy đều được lên kế hoạch bảo dưỡng hàng tháng, 24 máy cho
5 nhóm ( Máy cưa đu, máy cưa rong, máy cưa lọng, máy bào, máy ghép gỗ).

SVTH: Nguyễn Minh Trí, Nguyễn Hà Nhật Vy 70


GVHD: Th.s Hồ Dương Đông Đồ án Quản trị sản xuất

- Giải thích:
• Nhóm máy cưa đu có 5 máy phải hoạt động trong thời gian 𝐓𝐮𝐩 = 2252,5giờ.
Trong đó, 1 máy có lỗi và hư hỏng sau 1126,25 giờ làm việc. Tổng số thời
gian làm việc của cả 5 máy = 2252,5 * 5 = 11262,5 (giờ)
• Thời gian không làm việc khi 1 máy hỏng là: 2252,5 – 1126,25 = 1126,25
(giờ)
• Vậy thời gian hoạt động thực của nhóm máy trong năm: 11262,5 – 1126,25
= 10136,25 (giờ)
- Tương tự: tính các nhóm máy còn lại, được kết quả tại bảng 5.4.
- Vì công ty bảo dưỡng vào 3 ngày cuối tháng nên chỉ số MDT dao động trong khoảng thời
gian đó.
- T = 12 tháng, a = 12 lần:
Thời gian hoạt động của nhóm máy −MDT ∗ 12
MTBF =
12
- Công thức tính độ tin cậy của từng máy là:
MTBF ∗ 12
𝐑′𝐢 (%) = * 100%
Thời gian hoạt động của nhóm máy

SVTH: Nguyễn Minh Trí, Nguyễn Hà Nhật Vy 71


GVHD: Th.s Hồ Dương Đông Đồ án Quản trị sản xuất

Bảng 5. 4. Độ tin cậy thực của các máy trong phân xưởng pha phôi
TT Loại máy Số Số Thời gian hoạt Số lần Thời gian Thời Thời Thời MTBF Độ tin
lượng máy động giới hạn của a hoạt động gian gian sửa gian (giờ) cậy
hỏng/ máy ngừng của nhóm ngừng chữa chờ đợi %
tổng ( giờ) máy để máy trong máy MTTR MWT
số hiện bảo trì năm MDT (giờ) (giờ)
có (giờ) ( giờ)

1 Máy cưa đu 5 1/5 6 tháng 1126,25 10136,25 25,13 14,83 10,3 819,56 97,02%

2 Máy cưa rong 6 2/6


K1 4 tháng 750,83 10793,23 39,82 25,29 14,53 859,62 95,57%
K2 5,5tháng 1032,40
12
3 Máy cưa lọng 3 1/3 4,5tháng 844,69 5349,69 27,05 13,34 13,71 418,76 93,93%
4 Máy bào 5 1/5 7 tháng 1313,96 10323,96 26,05 15,38 10,67 834,28 96,97%
5 Máy ghép gỗ 5 2/5
H1 6,5tháng 1220,10 8916,14 40,5 28,53 11,97 702,51 94,55%
H2 5 tháng 938,54

Tổng thời gian MDT 158,55

SVTH: Nguyễn Minh Trí, Nguyễn Hà Nhật Vy 72


GVHD: Th.s Hồ Dương Đông Đồ án Quản trị sản xuất

5.3.2.1. Xác định độ tin cậy mới của hệ thống


- Để xác định độ tin cậy của hệ thống sau một thời gian hoạt động và bảo trì, dựa vào chỉ
số MTBF của các máy ta giả sử T = 1 tháng ( trung bình 23 ngày).
• Theo công thức tính độ tin cậy của hệ thống nối tiếp trên là:
R’s = R1 * R2 * R3 * R4 * R5
• Vậy độ tin cậy của cả hệ thống là:
𝑅𝑠 = 97,02% * 95,57% * 93,93% * 96,97% * 94,55% = 79,86%

- Nhận xét: Độ tin cậy của hệ thống đạt 79,86 % khá là ổn định. Vì được bảo trì thường
xuyên theo kế hoạch hàng tháng nên hiệu suất tăng lên. Những lỗi xảy ra được khắc phục
ngay lập tức, hạn chế tình trạng hỏng máy do sử dụng không đúng cách, đồng thời nâng
cao được tuổi thọ máy móc và hạn chế chi phí đầu tư thay thế. Tuy nhiên, vì bảo trì thường
xuyên nên chi phí bỏ cũng khá lớn, cần cân nhắc cho cả hai mặt này để đưa ra quyết định
phù hợp.

5.3.2.3. Xác định chỉ số khả năng sẵn sàng (A)


MTBF
A= ∗ 100%
MTBF + MDT

Bảng 5. 5. Chỉ số khả năng sẵn sàng


STT Loại máy Số Số máy hỏng Thời gian MTBF Khả năng
lượng hóc/ ngừng máy (giờ) sẵn sàng
tổng máy hiện MDT A
có ( giờ) %
1 Máy cưa đu 5 1/5 25,13 819,56 97,02%
2 Máy cưa rong 6 2/6
K1 39,82 859,62 95,57%
K2
3 Máy cưa lọng 3 1/3 27,05 418,76 93,93%
4 Máy bào 5 1/5 26,05 834,28 96,97%
5 Máy ghép gỗ 5 2/5
H1 40,5 702,51 94,55%
H2

SVTH: Nguyễn Minh Trí, Nguyễn Hà Nhật Vy 73


GVHD: Th.s Hồ Dương Đông Đồ án Quản trị sản xuất

Nhận xét: Công tác bảo trì bảo dưỡng nhằm đánh giá chỉ số khả năng sẵn sàng của máy,
chỉ số khả năng sẵn sàng của các thiết bị tại phân xưởng khá ổn định. Bên cạnh đó, thời
gian ngừng máy là yếu tố quan trọng của kế hoạch bảo dưỡng, dựa vào thời gian đó sẽ xác
định được hao phí của máy móc, thời gian này càng lớn thì hao phí càng nhiều và dẫn đến
các yếu tố không mong muốn. Vì vậy, giảm thời gian ngừng máy là điều kiện cần thiết
trong lập kế hoạch bảo dưỡng.

5.3.2.4. Hạn chế khi bảo trì định kì hàng tháng

Bảng 5. 6. Bảng giá hợp đồng bảo trì

Báo giá
Bảo trì dự phòng theo hợp đồng
(chưa tính giá vật tư thay thế)

1 Bảo trì định kỳ 1 lần/ tháng 2.000.000 đồng


Bảo trì định kỳ và 1 lần/ tháng
2 5.000.000 đồng
phát sinh thêm + 2 lần yêu cầu thêm/ tháng
3 Bảo trì theo yêu cầu theo kế hoạch mới thỏa thuận qua hợp đồng

Bảo trì dự phòng không theo hợp đồng


Tùy theo lỗi hư hỏng của máy chưa xác định

Bảng giá trên tính cho bảo trì tất cả 24 máy trong xưởng pha phôi/ một lần, do đó chi
phí sẽ cao hơn. Chi phí bảo trì định kì theo hợp đồng bao gồm công tác kiểm tra định kỳ,
bôi trơn định kỳ, dự kiến thay thế một số bộ phận linh kiện cần thiết (chi phí vật tư được
tính sau khi định được lượng vật tư cần thay).
- Chi phí trả cho công nhân mỗi giờ làm việc (với mức lương trung bình là 6,500,000 đồng/
tháng), nên lương mỗi giờ trung bình là:
6,500,000 ∗ 12
≈ 37.000 đồng/giờ
8 ∗ (301 − 36)

SVTH: Nguyễn Minh Trí, Nguyễn Hà Nhật Vy 74


GVHD: Th.s Hồ Dương Đông Đồ án Quản trị sản xuất

- Tổn thất về chi phí nhân công lao động: = MDT * Ch


= 158,55 * 12 * 37.000
= 70.396.200 (đồng/ năm)
- Tổng chi phí tổn thất = 2.000.000 * 12 + 70.396.200 = 94.396.200 (đồng)
- Ngoài ra còn có thêm các chi phí khác:
• Chi phí ảnh hưởng môi trường: Theo mức xử phạt của Luật Bảo vệ Môi
trường
• Chi phí bồi thường tai nạn lao động: Theo quy định của Bộ luật Lao động
dựa trên từng mức độ.
• Chi phí thiệt hại sản xuất: Thời gian ngừng máy ảnh hưởng đến sản lượng
của công ty bị giảm sút.

5.3.2.5. Đánh giá hai trường hợp


Bảng 5. 7. Bảng đánh giá hai trường hợp bảo trì

TH1: Không lên kế hoạch bảo TH2: Bảo trì dự phòng 1


trì lần/tháng

Hợp đồng Bảo trì không theo hợp đồng Bảo trì theo hợp đồng định kỳ

Chi phí nhân Cao: 2.000.000đ/lần (12 lần/


Thấp: 7.805.050đ/ 5 lần/ năm
công + Kiểm tra năm)
( chỉ cho 7 máy)
bảo trì ( cho 24 máy)
Chi phí cao 21.994.258đ
Chi phí thấp nhất có thể
Vật tư thay thế (có thể tăng thêm do hư lại
(chưa xđ)
sau sửa chữa)
MDT 657,35 giờ/5 lần 158,55 giờ/1 lần (12 lần/năm)
Tổn thất chi phí
21.692.550đ/ năm 70,396.200đ / năm
công nhân
Tổng chi phí 51.491.858đ/ năm/5 lần 94.396.200 /năm/12 lần

SVTH: Nguyễn Minh Trí, Nguyễn Hà Nhật Vy 75


GVHD: Th.s Hồ Dương Đông Đồ án Quản trị sản xuất

- Nhìn chung việc bảo trì định kì hàng tháng hay bảo trì sửa chữa không có kế hoạch đều
gặp những ưu và nhược điểm khác nhau, nhưng cả hai đều mất một khoản chi phí lớn.

- Bảo trì định kì có ưu điểm là máy móc được theo dõi kiểm tra thường xuyên hàng tháng,
hạn chế được việc máy hỏng và gặp những rắc rối phải dừng máy quá lâu. Việc bảo trì định
kì cũng giúp dễ dàng phát hiện và loại bỏ những khuyết tật, nâng cao độ tin cậy và tuổi thọ
của máy, đặc biệt hạn chế việc sử dụng máy với công suất cao trong giai đoạn máy có vấn
đề. Hơn nữa, việc bảo trì định kì sẽ hạn chế vật tư bị hao mòn, dẫn đến chi phí vật tư thay
thế được giảm mạnh và tối ưu. Tuy nhiên, thời gian ngừng máy MDT lớn, khi không cần
thiết vẫn dừng máy nên lãng phí thời gian lao động của công nhân tăng, ảnh hưởng đến sản
lượng sản xuất của công ty.

- Bảo trì sửa chữa không có kế hoạch tức là cho máy chạy liên tục quanh năm và chỉ dừng
máy khi máy đó gặp hư hỏng không thể tiếp tục, lúc này mới bắt đầu bảo trì. Điều này sẽ
hạn chế thời gian ngừng máy MDT, ít ảnh hưởng đến sản lượng sản xuất và hạn chế lãng
phí khi dừng máy không đúng lúc. Tuy nhiên, máy khi được bảo trì thường ở tình trạng hư
hỏng đã kéo dài, ảnh hưởng nhịp sản xuất. Chi phí vật tư thay thế khá cao, chiếm phần lớn
trong tổng chi phí tổn thất.

5.4. XÂY DỰNG KẾ HOẠCH BẢO TRÌ MỚI CHO CÔNG TY

SVTH: Nguyễn Minh Trí, Nguyễn Hà Nhật Vy 76


GVHD: Th.s Hồ Dương Đông Đồ án Quản trị sản xuất

Bảng 5. 8. Thiệt hại khi máy ngừng đột ngột


TT Loại máy Số Thời Chi phí Vật tư thay thế Tổng thiệt
lượng gian sửa chữa/ (đồng) hại/ mỗi lần
ngừng 1 lần một máy
(đồng) hỏng
máy
(đồng)
MDT

( giờ)

1 Máy cưa đu 5 104,48 893.570 1.893.570

2 Máy cưa rong 6 124,53 25.125.000 26.125.000

3 Máy cưa lọng 3 95,01 1.000.000 1.352.000 2.352.000

4 Máy bào 5 64,13 2.250.000 3.250.000

5 Máy ghép gỗ 5 91,52 6.747.376 7.747.376

- Theo thỏa thuận hợp đồng với công ty bảo dưỡng thì chi phí bảo dưỡng cho mỗi nhóm
máy là 1.000.000đ/ lần. Vậy tổng thiệt hại nếu mỗi lần một máy hỏng = Giá vật tư thay thế
+ Chi phí sửa chữa 1 lần.
- Bên cạnh đó, còn có chi phí thiệt hại về năng suất sản xuất và các chi phí khác, nhưng ở
đây tạm thời không xét đến.

5.4.1. Kế hoạch bảo dưỡng định kỳ cho máy cưa đu


Trong phân xưởng pha phôi có 5 máy cưa đu đã cũ nên thường xuyên bị hỏng. Công
ty nhận bảo trì tính chi phí bảo trì dự phòng cho 5 máy trên với chi phí 1.000.000đ/lần. Từ
Bảng 5.8, nếu mỗi lần 1 máy hỏng phải mất ≈ 1,894,000đ do thiệt hại về vật tư và chi phí
sửa chữa. Số liệu ghi chép về xác suất máy sau lần sửa chữa dự phòng như sau:

SVTH: Nguyễn Minh Trí, Nguyễn Hà Nhật Vy 77


GVHD: Th.s Hồ Dương Đông Đồ án Quản trị sản xuất

Bảng 5. 9. Bảng theo dõi máy cưa đu từng tháng sau sửa chữa
Số tháng máy bị hỏng Số máy hỏng trong tháng
Xác suất máy hỏng
sau sửa chữa sau sửa chữa
1 2 0,17
2 1 0,08
3 2 0,17
4 3 0,25
5 4 0,33
Tổng máy hỏng trong 5 tháng 12 1

- Theo quan sát thì xác suất “hỏng máy lại” vẫn xảy ra khá cao sau khi sửa chữa. Vấn đề
đặt ra là có nên chấp nhận bảo dưỡng định kỳ hay không và nếu chấp nhận thì bao lâu sẽ
bảo trì.

- Tính toán chi phí khi đợi máy hỏng mới sửa chữa:
• Thời gian mong đợi giữa hai lần sửa chữa:
= (0,17 * 1) + (0,08 * 2) + (0,17 * 3) + (0,25 * 4) + (0,33 * 5)
≈ 3,5 tháng
• Vậy chi phí sửa chữa hàng tháng khi đợi máy hỏng mới sửa chữa là:
5 ∗ 1.893.570
≈ 2.705.100đ
3,5
- Mỗi lần bảo trì sẽ bảo trì cho tất cả 5 máy, tuy nhiên số máy hỏng có thể ít hơn (bảo trì
cả những máy chưa hỏng), và cũng có thể có máy vừa sửa chữa xong lại hỏng. Đối với
khoảng thời gian giữa hai lần bảo dưỡng dự phòng lớn thì sẽ xảy ra nhiều lần hỏng máy và
chi phí hỏng máy cao, nhưng chi phí bảo dưỡng dự phòng sẽ giảm.

- Công thức để tính số lần hỏng máy mong đợi Bn xảy ra giữa hai lần hỏng máy có dạng:
𝐁𝐧 = N∑𝐧𝟏 𝐏𝐧 + 𝐁𝐧−𝟏 𝐏𝟏 + 𝐁𝐧−𝟐 𝐏𝟐 + 𝐁𝐧−𝟑 𝐏𝟑 +...+𝐁𝟏 𝐏𝐧−𝟏

Trong đó: n là số tháng (hoặc giai đoạn thời gian) giữa hai lần hỏng máy

SVTH: Nguyễn Minh Trí, Nguyễn Hà Nhật Vy 78


GVHD: Th.s Hồ Dương Đông Đồ án Quản trị sản xuất

N là số máy có trong nhóm


Pn là xác suất máy bị hỏng trong tháng thứ n sau khi bảo trì (nếu máy
được bảo trì ở giai đoạn 3, thì P1 là xác suất của máy sẽ bị hỏng ở giai đoạn 4, P2 là
xác suất máy sẽ bị hỏng ở giai đoạn 5,...)

- Bảo dưỡng máy mỗi tháng một lần:


B1 = NP1 = 5 * 0,17 = 0,85
Như vậy, tổng chi phí cho kế hoạch này là:
Tổng chi phí = Chi phí bảo trì dự phòng + Chi phí hỏng máy
= 1.000.000 + 0,85 * 1.893.570
≈ 2.610.000 đ/ tháng

- Bảo dưỡng máy hai tháng một lần:


B2 = N(P1 + P2 ) + B1 P1
= 5( 0,17 + 0,08) + 0,85 * 0,17 = 1,39
Số lần hỏng máy trung bình trong tháng là: 1,39/ 2 = 0,695
Vì chi phí bảo dưỡng dự phòng bây giờ trải ra cho hai tháng, nên chi phí dự phòng cho một
tháng là 1.000.000/ 2 = 500.000đ
Tổng chi phí = 500.000 + 0,695 * 1.893.570
≈ 1.816.000đ/ tháng

- Bảo dưỡng máy ba tháng một lần:


B3 = N( P1 + P2 + P3 ) + B2 P1 + B1 P2
= 5( 0,17 + 0,08 + 0,17) + 1,39 * 0,17 + 0,85 * 0,08 = 2,40
Số lần hỏng máy trung bình trong tháng là: 2,40/ 3 = 0,80
Vì chi phí bảo dưỡng dự phòng bây giờ trải ra cho ba tháng, nên chi phí dự phòng cho một
tháng là 1.000.000/ 3 = 333.333đ
Tổng chi phí = 333.333 + 0,80 * 1.893.570
≈ 1.848.000đ/ tháng

SVTH: Nguyễn Minh Trí, Nguyễn Hà Nhật Vy 79


GVHD: Th.s Hồ Dương Đông Đồ án Quản trị sản xuất

- Bảo dưỡng máy bốn tháng một lần:


B4 = N(P1 + P2 + P3 + P4 ) + B3 P1 + B2 P2 + B1 P3
= 5(0,17 + 0,08 + 0,17 + 0,25) + 2,40 * 0,17 + 1,39 * 0,08 + 0,85 * 0,17
= 4,01
Số lần hỏng máy trung bình trong tháng là: 4,01/4 = 1,0025
Vì chi phí bảo dưỡng dự phòng bây giờ trải ra cho bốn tháng, nên chi phí dự phòng cho
một tháng là 1.000.000/ 4 = 250.000đ
Tổng chi phí = 250.000 + 1,0025 * 1.893.570
≈ 2.148.000đ/ tháng

- Bảo dưỡng máy năm tháng một lần:


B5 = N(P1 + P2 + P3 + P4 + P5 ) + B4 P1 + B3 P2 + B2 P3 + B1 P4
= 5(0,17 + 0,08 + 0,17 + 0,25 + 0,33) + 4,01* 0,17 + 2,4 * 0,08 + 1,39 * 0,17+0,85*0,25
= 6,32
Số lần hỏng máy trung bình trong tháng là: 6,32/5 = 1,264
Vì chi phí bảo dưỡng dự phòng bây giờ trải ra cho năm tháng, nên chi phí dự phòng cho
một tháng là 1.000.000/ 5 = 200.000đ
Tổng chi phí = 200.000 + 1,264 * 1.893.570
≈ 2.593.000đ / tháng

- Tổng kết các kết quả tại bảng sau:

SVTH: Nguyễn Minh Trí, Nguyễn Hà Nhật Vy 80


GVHD: Th.s Hồ Dương Đông Đồ án Quản trị sản xuất

Bảng 5. 10. Đề xuất kế hoạch bảo trì định kỳ cho máy cưa đu

Bảo dưỡng Xác suất Tổng số lần máy Số lần máy Tổng chi phí mong
mỗi n hỏng máy sau hỏng mong đợi hỏng trung đợi mỗi tháng
tháng sửa chữa trong n tháng bình mỗi tháng (đồng)

1 0,17 0,85 0,85 2.610.000

2 0,08 1,39 0,695 1.816.000

3 0,17 2,40 0,8 1.848.000

4 0,25 4,01 1,0025 2.148.000

5 0,33 6,32 1,264 2.593.000

Như vậy, nên chọn tổng phí hàng tháng là 1.816.000đ và tiến hành bảo dưỡng máy mỗi 2
tháng một lần.

5.4.2. Kế hoạch bảo dưỡng định kỳ cho máy cưa rong


Bảng 5. 11. Đề xuất kế hoạch bảo trì định kỳ cho máy cưa rong

Bảo dưỡng Xác suất Tổng số lần máy Số lần máy Tổng chi phí mong
mỗi n hỏng máy sau hỏng mong đợi hỏng trung đợi mỗi tháng
tháng sửa chữa trong n tháng bình mỗi tháng (đồng)

1 0,08 0,48 0,48 13.540.000

2 0,00 0,52 0,26 7.293.000

3 0,17 1,54 0,5130 13.744.000

4 0,25 3,2 0,8 21.150.000

5 0,50 6,46 1,292 33.954.000

Như vậy, nên chọn tổng phí hàng tháng là 7.293.000đ và tiến hành bảo dưỡng máy mỗi 2
tháng một lần.

SVTH: Nguyễn Minh Trí, Nguyễn Hà Nhật Vy 81


GVHD: Th.s Hồ Dương Đông Đồ án Quản trị sản xuất

5.4.3. Kế hoạch bảo dưỡng định kỳ cho máy cưa lọng


Bảng 5. 12. Đề xuất kế hoạch bảo trì định kỳ cho máy cưa lọng

Bảo dưỡng Xác suất Tổng số lần máy Số lần máy Tổng chi phí mong
mỗi n hỏng máy sau hỏng mong đợi hỏng trung đợi mỗi tháng
tháng sửa chữa trong n tháng bình mỗi tháng (đồng)

1 0,17 0,51 0,51 2.200.000

2 0,00 0,6 0,3 1.206.000

3 0,33 1,6 0,533 1.588.000

4 0,00 1,94 0,485 1.391.000

5 0,50 3,53 0,706 1.861.000

Như vậy, nên chọn tổng phí hàng tháng là 1.206.000đ và tiến hành bảo dưỡng máy mỗi 2
tháng một lần.

5.4.4. Kế hoạch bảo dưỡng định kỳ cho máy bào


Bảng 5. 13. Đề xuất kế hoạch bảo trì định kỳ cho máy bào
Bảo dưỡng Xác suất Tổng số lần máy Số lần máy Tổng chi phí mong
mỗi n hỏng máy sau hỏng mong đợi hỏng trung đợi mỗi tháng
tháng sửa chữa trong n tháng bình mỗi tháng (đồng)

1 0,08 0,4 0,4 2.300.000

2 0,25 1,68 0,84 3.230.000

3 0,17 2,73 0,91 3.291.000

4 0,33 4,86 1,215 4.199.000

5 0,17 6,49 1,298 4.419.000

SVTH: Nguyễn Minh Trí, Nguyễn Hà Nhật Vy 82


GVHD: Th.s Hồ Dương Đông Đồ án Quản trị sản xuất

Như vậy, nên chọn tổng phí hàng tháng là 2.300.000đ và tiến hành bảo dưỡng máy mỗi 1
tháng một lần.

5.4.5. Kế hoạch bảo dưỡng định kỳ cho máy ghép gỗ


Bảng 5. 14. Đề xuất kế hoạch bảo trì định kỳ cho máy ghép gỗ

Bảo dưỡng Xác suất Tổng số lần máy Số lần máy Tổng chi phí mong
mỗi n hỏng máy sau hỏng mong đợi hỏng trung đợi mỗi tháng
tháng sửa chữa trong n tháng bình mỗi tháng (đồng)

1 0,20 1 1 8.747.000

2 0,00 1,2 0,6 5.148.000

3 0,10 1,74 0,58 4.827.000

4 0,30 3,45 0,8625 6.932.000

5 0,40 6,11 1,222 9.667.000

Như vậy, nên chọn tổng phí hàng tháng là 4.827.000đ và tiến hành bảo dưỡng máy mỗi 3
tháng một lần.

5.4.6. Kết luận


Lập kế hoạch bảo trì theo từng máy sẽ khắc phục được thời gian ngừng máy MDT, giảm
lãng phí khi không cần thiết vẫn phải dừng máy của phương pháp bảo trì định kì hàng tháng
toàn bộ máy móc. Đồng thời, nâng cao được tuổi thọ máy, giảm chi phí thay thế cao và
khắc phục được tình trạng máy móc đã hư hỏng mới bắt đầu bảo trì của phương pháp bảo
trì sửa chữa không có kế hoạch.

SVTH: Nguyễn Minh Trí, Nguyễn Hà Nhật Vy 83


GVHD: Th.s Hồ Dương Đông Đồ án Quản trị sản xuất

KẾT LUẬN

Đề tài “Cải thiện công tác lập kế hoạch sản xuất tại Công ty Cổ phần Lâm sản xuất
khẩu Đà Nẵng” đã ứng dụng các phương pháp dự báo, phương pháp lập kế hoạch sản xuất
tổng hợp và phương pháp lập kế hoạch bảo trì dựa trên độ tin cậy của máy móc. Các phương
pháp có thể còn nhiều nhược điểm và luôn cần thay đổi, chỉnh sửa liên tục để phù hợp với
điều kiện hoạt động của công ty. Các phương pháp đều hướng đến mục tiêu tối thiểu hóa
chi phí và tăng tuổi thọ của trang thiết bị để nâng cao năng suất chất lượng công việc. Qua
đây cho ta thấy công tác quản trị sản xuất rất quan trọng, quản trị tốt sẽ giúp công ty tiết
kiệm chi phí, tối ưu hóa hiệu quả công việc cần giải quyết.
Trong quá trình làm đồ án, nhóm chúng em đã gặp không ít những hạn chế, khó
khăn và còn nhiều thiếu sót. Nhóm chúng em xin chân thành cảm ơn Thầy Th.s Hồ Dương
Đông đã hướng dẫn nhiệt tình trong suốt quá trình làm đồ án. Chúng em mong nhận được
những nhận xét, ý kiến đánh giá từ Thầy để có thể hoàn thành tốt hơn những đồ án tiếp
theo. Bên cạnh đó, chúng em cũng xin chân thành cảm ơn Công ty Cổ phần Lâm sản xuất
khẩu Đà Nẵng đã tạo điều kiện tốt nhất để nhóm hoàn thành đồ án này.

SVTH: Nguyễn Minh Trí, Nguyễn Hà Nhật Vy 84


GVHD: Th.s Hồ Dương Đông Đồ án Quản trị sản xuất

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1, 13th [Stevenson,_William-J.] Operations management

2, Rcm-gateway-to-world-class-maintenance - Anthony M.Smith and Glenn R. Hinchcliffe

3, Dự báo và kế hoạch trong kinh doanh - Bùi Nữ Thanh Hà

4, Bài giảng Phân tích dự báo kinh tế - Bộ môn HTTT Kinh tế - Khoa CNTT Thái Nguyên.

5, Quản trị vận hành hiện đại – Đặng Minh Trang, Lưu Đan Thọ

6, Quản lý bảo trì công nghiệp – PGS.Ts Phạm Ngọc Tuấn

7, Bài giảng Quản trị sản xuất 2 – Ths. Hồ Dương Đông

SVTH: Nguyễn Minh Trí, Nguyễn Hà Nhật Vy 85

You might also like