You are on page 1of 36

BÁO CÁO

ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN


TRONG DOANH NGHIỆP
THỰC TRẠNG VÀ XU HƯỚNG TRONG
THỜI KỲ CHUYỂN ĐỔI SỐ

Tháng 04/2021
NỘI DUNG BÁO CÁO
LỜI NÓI ĐẦU
THÔNG TIN CHUNG
PHẦN 1 : TẦM QUAN TRỌNG CỦA ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN TRONG DOANH NGHIỆP
PHẦN 2 : THỰC TRẠNG CỦA ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN
PHẦN 3 : XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN ĐÀO TẠO TRONG CHUYỂN ĐỔI SỐ
PHẦN 4: ĐỀ XUẤT TỪ NAVIGOS GROUP

2
Lời nói đầu


Có lẽ chưa bao giờ kỷ nguyên số lại đòi hỏi các doanh nghiệp tại Việt
Nam phải chuyển mình mạnh mẽ đến như vậy. Chuyển đổi số trong kỷ
nguyên số không còn là những dự báo xa vời mà đó là những yêu cầu
sống còn nếu chúng ta muốn phát triển nhanh và bền vững. Chính vì
thế, đào tạo và phát triển là một trong những chìa khóa quan trọng để
giúp doanh nghiệp thực sự chuyển đổi thành công. Cho dù đó là các
sản phẩm và dịch vụ mới của doanh nghiệp hay các kỹ năng cứng, kỹ
năng mềm cho đội ngũ nhân sự, việc xây dựng chính sách cho đào tạo
và phát triển một cách thực tế cũng như nhận được ủng hộ từ đội ngũ
lãnh đạo sẽ khiến doanh nghiệp tạo ra được các lợi thế cạnh tranh lớn
trên thị trường.

Navigos Group hy vọng báo cáo về "Đào tạo và Phát triển trong doanh
nghiệp: Thực trạng và Xu hướng trong thời kỳ Chuyển đổi số” sẽ giúp
các doanh nghiệp có thêm các thông tin để tham chiếu, từ đó xây
dựng, cải thiện các chương trình đào tạo để phát triển doanh nghiệp, GAKU ECHIZENYA
phát triển đội ngũ nhân sự một cách chiến lược và hiệu quả”. Tổng giám đốc Navigos Group

3
THÔNG TIN CHUNG

Số lượng tham gia khảo sát:


225 doanh nghiệp

Loại hình doanh nghiệp Quy mô công ty Cấp bậc của người tham gia khảo sát
Công ty TNHH 35% Dưới 50 người 25% Trưởng phòng Nhân sự 36%
Công ty cổ phần 30% Từ 100 – dưới 200 người 19% Chuyên viên Nhân sự 23%
Công ty 100% vốn nước ngoài 23% Từ 200 – dưới 500 người 17% Trưởng nhóm Nhân sự 14%
Doanh nghiệp tư nhân 6% Từ 50 – dưới 100 người 16% Giám đốc Nhân sự 8%
Văn phòng đại diện 3% Trên 2000 người 10% Khác 8%
Công ty liên doanh 3% Từ 500 – dưới 1000 người 8% Tổng Giám đốc/Giám đốc 7%
Doanh nghiệp tư nhân 1% Từ 1000 – dưới 2000 người 6% Chuyên gia đào tạo 3%

4
THÔNG TIN CHUNG Lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp
Công nghiệp Sản xuất 21%
Khác 15%
Bán lẻ/Bán sỉ 9%
IT Software - Phần mềm và IT Product - Sản phẩm 9%
Địa điểm làm việc Bất động sản 7%
Nhà hàng, Khách san, Du Lịch, Lữ Hành 4%
TP. Hồ Chí Minh 45%
Giao thông vận tải/Phân phối 4%
Hà Nội 32% Giáo dục 4%
Khác 9% Ngành hàng tiêu dùng nhanh 4%
Y-Dược phẩm và Khoa học đời sống 4%
Bình Dương 4%
Dịch vụ tài chính/Bảo hiểm 3%
Hải Phòng 2%
Nhà mạng viễn thông 2%
Hưng Yên 2% Quảng cáo/Truyền thông 2%
Bắc Ninh 2% Pháp luật 2%
Ngân hàng 2%
E-commerce (Thương mại điện tử) 2%
Tổ chức phi lợi nhuận 1%
Dầu khí 1%
Dịch vụ tư vấn chuyên nghiệp: luật, nhân sự, ... 1%
Fintech (Công nghệ tài chính) 1%
5
01 TẦM QUAN TRỌNG
CỦA ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN
TRONG DOANH NGHIỆP

6
Vai trò quan trọng nhất của Đào tạo và Phát triển trong
doanh nghiệp là tăng khả năng và hiệu suất làm việc
của đội ngũ nhân sự

Khi được hỏi về vai trò quan trọng nhất của Đào tạo &
Vai trò quan trọng nhất của Đào tạo và Phát triển
Phát triển trong doanh nghiệp, 82% người tham gia khảo trong doanh nghiệp:
sát tin rằng Đào tạo & Phát triển giúp nâng cao hiệu
Giúp nâng cao khả năng, hiệu suất của đội ngũ nhân
suất của đội ngũ nhân viên. Tiếp theo là “Giúp thu hút và 82%
viên
giữ chân nhân tài (49%); Phát triển đội ngũ lãnh đạo kế
thừa (48%) và Thay đổi hành vi và cải thiện văn hóa Giúp thu hút và giữ chân nhân tài 49%
doanh nghiệp (46%). Đào tạo để phát triển đội ngũ lãnh đạo 48%
Thay đổi hành vi và cải thiện văn hóa doanh nghiệp 46%
“Làm tăng doanh thu và kết quả kinh doanh” không nằm
trong top 3 nhưng cũng thể hiện được quan điểm của Làm tăng doanh thu và kết quả kinh doanh 38%
38% các chuyên gia nhân sự khi nhìn nhận vai trò quan Phúc lợi cơ bản của nhân viên 14%
trọng nhất của Đào tạo và Phát triển có liên quan mật
Xây dựng thương hiệu nhà tuyển dụng 8%
thiết đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Phần
còn lại chia sẻ quan điểm về Đào tạo và Phát triển là
phúc lợi cơ bản của nhân viên (14%) và 8% cho rằng Đào
tạo và Phát triển trong doanh nghiệp là để “Xây dựng
thương hiệu nhà tuyển dụng”.

7
Bản chất công việc thay đổi trong tương lai là lý do
khiến việc Đào tạo và Phát triển ngày càng quan trọng

Cách mạng công nghiệp 4.0 và sự phát triển của công Đáng chú ý, thời điểm báo cáo này được thực hiện,
nghệ đã tái định hình nhiều ngành nghề trong suốt đại dịch COVID-19 đang gây biến động lớn đến thị
những năm vừa qua. Khi được “đặt lên bàn cân” những lý trường lao động trên toàn cầu, nhưng chỉ 9% ý kiến
do sẽ khiến Đào tạo & Phát triển ngày càng quan trọng cho rằng “Sự biến động của thế giới sẽ nâng tầm
trong tương lai, hai lý do hàng đầu là Bản chất công việc quan trọng của Đào tạo & Phát triển”.
thay đổi và Môi trường đa dạng về thế hệ:
Lý do lớn nhất mà Đào tạo & Phát triển sẽ ngày
Cụ thể, 37% nhà tuyển dụng cho rằng Bản chất công càng quan trọng trong tương lai:
việc thay đổi dẫn đến đòi hỏi về kỹ năng, kiến thức mới. Bản chất của công việc thay đổi: đòi hỏi về kỹ
37%
Không kém phần quan trọng, 24% chuyên gia nhân sự năng, kiến thức mới
cho rằng Môi trường đa dạng về thế hệ, sự phát triển của Môi trường đa thế hệ: Sự phát triển của lực lượng
lực lượng lao động trẻ cũng sẽ tác động đến khoảng lao động trẻ (Thế hệ Z, Thế hệ Alpha,…) dẫn đến 24%
cách nhận thức & kỹ năng trong nội bộ đội ngũ, đòi hỏi khoảng cách nhận thức & kỹ năng
đến vai trò của Đào tạo & Phát triển trong doanh nghiệp. Tác động trực tiếp của chuyển đổi số đến thị
15%
trường lao động: máy móc thay thế con người
Yếu tố máy móc thay thế con người chỉ chiếm 15% ý kiến Toàn cầu hóa: giải quyết khoảng cách kỹ năng của
14%
của người tham gia khảo sát. Tương tự với yếu tố toàn lao động ở các thị trường khác nhau
cầu hóa, chỉ có 14% chuyên gia nhân sự cho rằng đây là Sự biến động liên tục của thế giới (dịch bệnh,
9%
lý do để Đào tạo & Phát triển nâng tầm quan trọng. thương chiến, suy thoái,…)

8
02 THỰC TRẠNG CỦA
ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN

9
Cấu trúc của Phòng Đào tạo & Phát triển

67% doanh nghiệp tham gia khảo sát cho biết phòng Đào Công ty Anh/Chị có cấu trúc bộ phận Đào tạo &
tạo và Phát triển của họ đi theo cấu trúc linh hoạt khi kết Phát triển như thế nào?
hợp giữa phòng Nhân sự và các đơn vị kinh doanh trong
Cấu trúc linh hoạt: Phòng Nhân sự đào tạo về quy
việc đào tạo quy định, kỹ năng và đào tạo về chuyên
định, kỹ năng và kết hợp với đơn vị kinh 67%
môn. doanh/phòng ban tự đào tạo về chuyên môn

Đứng thứ hai với tỷ lệ thấp hơn hẳn, 21% ý kiến cho rằng Cấu trúc tập trung: phòng Nhân sự chịu trách nhiệm
21%
Đào tạo & Phát triển cho toàn bộ công ty
việc đào tạo và phát triển cho toàn bộ tổ chức là trách
nhiệm hoàn toàn của phòng Nhân sự. Cấu trúc phân cấp: Mỗi đơn vị kinh doanh (business
unit) tự chịu trách nhiệm Đào tạo & Phát triển cho 11%
nhân sự của họ
Đứng thứ ba là việc đào tạo và phát triển do mỗi đơn vị
kinh doanh tự chịu trách nhiệm. Đây là mô hình tương đối Khác 1%
phát triển những năm gần đây tại Việt Nam với vị trí
HRBP (Đối tác Nhân sự của Bộ phận Kinh doanh – HR
Business Partner).

10
Ngân sách cho Đào tạo & Phát triển

Một nửa doanh nghiệp tham gia khảo sát cho biết trong
năm 2020, ngân sách dành cho Đào tạo & Phát triển
được giữ nguyên (tính đến hết tháng 12/2020), trong khi
18% cho biết ngân sách này tăng và 32% chia sẻ rằng
ngân sách này của họ bị cắt giảm.

Đi vào chi tiết thì mức giảm của ngân sách cho đào tạo
và phát triển chủ yếu dưới 10% và mức tăng cũng thấp
hơn 10%.

Ngân sách cho Đào tạo & Chi tiết % ngân sách tăng Chi tiết % ngân sách giảm
Phát triển trong 2020 < 10% 6% < 10% 8%
Giữ nguyên 50% 10 - 20% 8% 10 - 20% 5%
20 - 30% 2% 20 - 30% 4%
Tăng 18%
30 - 40% 1% 30 - 40% 4%
Giảm 32% 40 - 50% 1% 40 - 50% 3%
>50% 1% >50% 8%

11
Tác động của Covid-19 đến đào tạo và phát triển trong Kế hoạch đào tạo của công ty Anh/Chị sau giai
doanh nghiệp đoạn giãn cách xã hội vì Covid – 19 tại Việt Nam

Khi được hỏi về tác động của đại dịch COVID-19 đến kế Giảm một phần các hoạt động ĐT&PT 41%
hoạch Đào tạo & Phát triển của công ty, gần ½ doanh Không thay đổi với kế hoạch ban đầu 26%
nghiệp cho biết các kế hoạch không thay đổi hoặc đang
Đẩy mạnh hơn các hoạt động ĐT&PT 23%
được đẩy mạnh hơn. Cụ thể, 26% doanh nghiệp cho biết
kế hoạch Đào tạo & Phát triển không thay đổi so với ban Ngưng hoàn toàn các hoạt động ĐT&PT 10%
đầu, 23% cho biết doanh nghiệp họ đang đẩy mạnh hơn
các hoạt động đào tạo. Covid - 19 đã ảnh hưởng đến ngân sách đào tạo
và phát triển của Anh/Chị như thế nào?
Tuy nhiên, 41% doanh nghiệp phải giảm một phần các Không ảnh hưởng 40%
hoạt động Đào tạo & Phát triển và 10% doanh nghiệp đã Cắt toàn bộ ngân sách dành cho đào tạo 14%
ngưng hoàn toàn các hoạt động Đào tạo & Phát triển. Giảm từ 40-50% ngân sách dành cho đào tạo 11%
Giảm dưới 10% ngân sách dành cho đào tạo 10%
Về sự ảnh hưởng đến ngân sách, 40% doanh nghiệp Giảm từ 10-20% ngân sách dành cho đào tạo 9%
được khảo sát không bị ảnh hưởng, 14% doanh nghiệp Giảm từ 20-30% ngân sách dành cho đào tạo 8%
buộc phải cắt toàn bộ ngân sách dành cho Đào tạo & Giảm từ 30-40% ngân sách dành cho đào tạo 5%
Phát triển. Ngoài ra, 43% doanh nghiệp phải cắt giảm Tăng từ 10-20% ngân sách dành cho đào tạo 2%
ngân sách ở nhiều mức độ khác nhau. Tăng dưới 10% ngân sách dành cho đào tạo 1%

12
Các chương trình Đào tạo & Phát triển phải được xây
dựng từ mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp

Kỳ vọng của doanh nghiệp đối với bộ phận Đào tạo và


Công ty Anh/Chị sử dụng phương pháp nào để
Phát triển là rất lớn với 62% doanh nghiệp cho biết các lập Kế hoạch Đào tạo & Phát triển?
chương trình đào tạo đều được xuất phát từ mục tiêu
kinh doanh của công ty. Tiếp theo là chương trình đào Xuất phát từ mục tiêu kinh doanh của công ty 62%
tạo được dựa trên xu hướng, kỹ năng mới cần thiết trên Tìm hiểu xu hướng, kỹ năng mới cần thiết trên
36%
thị trường và áp dụng về doanh nghiệp chiếm 36%. Đứng thị trường và áp dụng về doanh nghiệp
thứ ba là chương trình đào tạo và phát triển sẽ do ban
Ban Lãnh đạo quyết định kế hoạch đào tạo 33%
lãnh đạo quyết định chiếm 28% ý kiến của doanh
nghiệp. Khảo sát hàng loạt nhân viên hàng năm về nhu
28%
cầu học tập

Khảo sát chuyên sâu, thảo luận với nhóm tập


23%
trung (focus group) về nhu cầu học tập

Tìm kiếm sự tư vấn từ chuyên gia bên ngoài 10%


Khác 2%

13
Kết quả làm việc của nhân viên sau khóa đào tạo sẽ là
thước đo quan trọng nhất của chương trình đào tạo

61% ý kiến của doanh nghiệp cho biết hiệu quả của Các hình thức đánh giá hiệu quả của chương
chương trình đào tạo sẽ được đánh giá dựa trên kết quả trình Đào tạo & Phát triển cho nhân viên
làm việc của nhân viên sau khóa học/khóa đào tạo. Tiếp
theo sẽ là sự đánh giá trực tiếp về chất lượng và hiệu quả Đánh giá dựa vào sự phát triển cá nhân (kết
61%
của khóa học chiếm 38% ý kiến. 31% cho biết sẽ đánh quả làm việc) của nhân viên sau khóa học
giá hiệu quả của khóa học thông qua các bài kiểm tra
hoặc dự án. Nhân viên trực tiếp đánh giá chất lượng &
38%
hiệu quả khóa học/chương trình học

Như vậy có thể thấy, sự tiến bộ và cải thiện của nhân Đánh giá thông qua bài kiểm tra/dự án sau
31%
viên trong quá trình làm việc sau khi đào tạo sẽ là thước khóa học
đo quan trọng nhất về hiệu quả của chương trình đào tạo Đánh giá phản hồi 360 độ (người học, giảng
trong doanh nghiệp. 29%
viên, cấp quản lý trực tiếp)

Đánh giá liên tục 6 tháng, 12 tháng sau khóa


23%
học
Khác 1%

14
Đào tạo dựa trên công việc vẫn là hình thức đào tạo được đánh giá là hiệu quả nhất

Hình thức đào tạo này đứng đầu tiên theo sự lựa chọn của các doanh nghiệp tham gia khảo sát với số điểm là 4.12/5 điểm.
Các vị trí lần lượt tiếp theo là Đào tạo về kiến thức công việc (đào tạo sản phẩm, dịch vụ) với 4/5 điểm. Đào tạo nhân viên
mới chiếm 3.86/5 điểm. Đào tạo thông qua chương trình huấn luyện đứng thứ 4 với 3.72/5 điểm. Đứng cuối của Top 5 là đào
tạo thông qua việc luân chuyển nội bộ cũng là hình thức đào tạo hiệu quả với 3.62/5 điểm.

Theo quan điểm của Anh/Chị, hãy đánh giá hiệu quả của các hình thức N/A - 1 - Hoàn 2-
3 - Bình 4 - Khá 5 - Rất Điểm
Đào tạo & Phát triển nhân viên tại công ty Anh/Chị Không áp toàn không Không
thường hiệu quả hiệu quả trung bình
dụng hiệu quả hiệu quả

Đào tạo nhân viên mới (induction training) 1% 1 5 67 101 49 3.86


Đào tạo kiến thức công việc (VD: ĐT về sản phẩm) 1% 2 3 51 104 63 4.00

Đào tạo nội bộ về kỹ năng mềm (thuyết trình, quản lý thời gian,…) 7% 1 19 89 75 26 3.50
Đào tạo trong công việc (on-the-job training) 1% 0 3 48 92 80 4.12
Đào tạo trực tuyến (e-learning) 25% 4 36 80 33 16 3.12
Chương trình cố vấn (Mentor - Mentee) 36% 5 17 58 47 18 3.39
Chương trình Quản trị viên tập sự 44% 5 13 66 32 9 3.22
Chương trình Lãnh đạo tương lai 36% 3 14 62 48 16 3.42
Luân chuyển nội bộ 16% 1 9 75 78 25 3.62
Chương trình Huấn luyện (Coaching) 27% 3 6 53 76 27 3.72
Hỗ trợ học phí khi đào tạo bên ngoài 13% 1 11 91 62 31 3.57
Gửi nhân viên sang nước ngoài đào tạo 37% 8 17 52 43 21 3.37
Học tập tại hội thảo chuyên đề 17% 4 11 77 64 30 3.56

15
Kỹ năng quản lý nguồn lực là chương trình đào tạo chủ yếu cho đội ngũ quản lý cấp cao và cấp trung

Qua phân tích dữ liệu của khảo sát, có thể thấy mỗi cấp bậc nhân viên khác nhau sẽ được đào tạo các nội dung
khác nhau. Đối với quản lý cấp cao và cấp trung, kỹ năng quản lý nguồn lực bao gồm cả nguồn nhân lực đang được
đào tạo nhiều nhất với tỷ lệ tương ứng là 51% và 72%.

Khối văn phòng:


Các nội dung đang được đào tạo tại công ty Anh/Chị cho từng Không áp dụng Lao động Quản lý Quản lý
Nhân viên/
cấp bậc nhân viên tại công ty phổ thông
Chuyên viên
cấp trung cấp cao

Đào tạo về Doanh nghiệp: cơ cấu, nhiệm vụ, giá trị cốt lõi,… 8% 31% 73% 59% 47%
Huấn luyện An toàn & Sức khỏe, Tuân thủ,… 15% 54% 70% 51% 33%
Kỹ năng cơ bản (làm việc nhóm, quản lý thời gian, quản lý công
8% 18% 76% 62% 22%
việc, giải quyết vấn đề...)
Kỹ năng giao tiếp (giao tiếp trong công việc, thuyết phục,…) 12% 15% 74% 62% 26%
Kỹ năng quản lý (quản lý nguồn lực, quản lý con người) 14% 1% 21% 72% 51%
Đào tạo theo lộ trình phát triển thành quản lý 24% 3% 47% 57% 20%
Kiến thức cơ bản về CNTT (sử dụng công cụ, phần mềm) 22% 14% 72% 41% 21%
Đào tạo về Bán hàng, Tiếp thị và Quan hệ khách hàng 24% 10% 68% 36% 15%
Đào tạo ngôn ngữ (Tiếng Anh, Trung, Hàn, Nhật,…) 43% 8% 49% 33% 17%

16
Cùng nhận được 62% ý kiến của người tham gia, “Kỹ năng làm việc cơ bản” như làm việc nhóm, giải quyết vấn đề,
quản lý thời gian…và “Kỹ năng Giao tiếp” đang được đào tạo cho đội ngũ quản lý cấp trung. Các nội dung khác để
đào tạo cho nhóm này cùng nhận được trên 50% ý kiến là các đào tạo về doanh nghiệp (cơ cấu, nhiệm vụ, giá trị
cốt lõi…) chiếm 59%; Các chương trình đào tạo theo lộ trình phát triển thành quản lý chiếm 57% và các đào tạo
huấn luyện về an toàn, sức khỏe và tính tuân thủ…chiếm 51%.

Khối văn phòng:


Các nội dung đang được đào tạo tại công ty Anh/Chị cho từng Không áp dụng Lao động Quản lý Quản lý
Nhân viên /
cấp bậc nhân viên tại công ty phổ thông
Chuyên viên
cấp trung cấp cao

Đào tạo về Doanh nghiệp: cơ cấu, nhiệm vụ, giá trị cốt lõi,… 8% 31% 73% 59% 47%
Huấn luyện An toàn & Sức khỏe, Tuân thủ,… 15% 54% 70% 51% 33%
Kỹ năng cơ bản (làm việc nhóm, quản lý thời gian, quản lý công
8% 18% 76% 62% 22%
việc, giải quyết vấn đề...)
Kỹ năng giao tiếp (giao tiếp trong công việc, thuyết phục,…) 12% 15% 74% 62% 26%
Kỹ năng quản lý (quản lý nguồn lực, quản lý con người) 14% 1% 21% 72% 51%
Đào tạo theo lộ trình phát triển thành quản lý 24% 3% 47% 57% 20%
Kiến thức cơ bản về CNTT (sử dụng công cụ, phần mềm) 22% 14% 72% 41% 21%
Đào tạo về Bán hàng, Tiếp thị và Quan hệ khách hàng 24% 10% 68% 36% 15%
Đào tạo ngôn ngữ (Tiếng Anh, Trung, Hàn, Nhật,…) 43% 8% 49% 33% 17%

17
Nhân viên khối văn phòng được đào tạo nhiều nhất về kỹ năng mềm

Dữ liệu cho thấy nhân viên khối văn phòng được đào tạo nhiều nhất là về kỹ năng mềm, trong đó bao gồm “Kỹ năng
cơ bản” như làm việc nhóm, quản lý thời gian, giải quyết vấn đề chiếm 76%; “Kỹ năng giao tiếp” chiếm 74%; Đào
tạo về doanh nghiệp (cơ cấu, nhiệm vụ, giá trị cốt lõi) chiếm 73%.

Không áp Khối văn phòng:


Các nội dung đang được đào tạo tại công ty Anh / Chị cho từng Lao động Quản lý Quản lý
dụng tại Nhân viên/
cấp bậc nhân viên công ty
phổ thông
Chuyên viên
cấp trung cấp cao

Đào tạo về Doanh nghiệp: cơ cấu, nhiệm vụ, giá trị cốt lõi,… 8% 31% 73% 59% 47%
Huấn luyện An toàn & Sức khỏe, Tuân thủ,… 15% 54% 70% 51% 33%
Kỹ năng cơ bản (làm việc nhóm, quản lý thời gian, quản lý công
8% 18% 76% 62% 22%
việc, giải quyết vấn đề...)
Kỹ năng giao tiếp (giao tiếp trong công việc, thuyết phục,…) 12% 15% 74% 62% 26%
Kỹ năng quản lý (quản lý nguồn lực, quản lý con người) 14% 1% 21% 72% 51%
Đào tạo theo lộ trình phát triển thành quản lý 24% 3% 47% 57% 20%
Kiến thức cơ bản về CNTT (sử dụng công cụ, phần mềm) 22% 14% 72% 41% 21%
Đào tạo về Bán hàng, Tiếp thị và Quan hệ khách hàng 24% 10% 68% 36% 15%
Đào tạo ngôn ngữ (Tiếng Anh, Trung, Hàn, Nhật,…) 43% 8% 49% 33% 17%

18
An toàn, Sức khỏe và Tuân thủ là chương trình đào tạo chủ yếu cho lao động phổ thông

54% ý kiến cho biết đây là chương trình đào tạo chủ yếu tại doanh nghiệp dành cho nhóm lao động phổ thông.
Tiếp theo, chiếm 31% là các đào tạo về doanh nghiệp (cơ cấu, nhiệm vụ, giá trị cốt lõi). Đứng thứ ba là các chương
trình đào tạo kỹ năng cơ bản (làm việc nhóm, quản lý thời gian, giải quyết vấn đề…)

Không áp Khối văn phòng:


Các nội dung đang được đào tạo tại công ty Anh/Chị cho từng Lao động Quản lý Quản lý
dụng tại Nhân viên/
cấp bậc nhân viên công ty
phổ thông
Chuyên viên
cấp trung cấp cao

Đào tạo về Doanh nghiệp: cơ cấu, nhiệm vụ, giá trị cốt lõi,… 8% 31% 73% 59% 47%
Huấn luyện An toàn & Sức khỏe, Tuân thủ,… 15% 54% 70% 51% 33%
Kỹ năng cơ bản (làm việc nhóm, quản lý thời gian, quản lý công
8% 18% 76% 62% 22%
việc, giải quyết vấn đề...)
Kỹ năng giao tiếp (giao tiếp trong công việc, thuyết phục,…) 12% 15% 74% 62% 26%
Kỹ năng quản lý (quản lý nguồn lực, quản lý con người) 14% 1% 21% 72% 51%
Đào tạo theo lộ trình phát triển thành quản lý 24% 3% 47% 57% 20%
Kiến thức cơ bản về CNTT (sử dụng công cụ, phần mềm) 22% 14% 72% 41% 21%
Đào tạo về Bán hàng, Tiếp thị và Quan hệ khách hàng 24% 10% 68% 36% 15%
Đào tạo ngôn ngữ (Tiếng Anh, Trung, Hàn, Nhật,…) 43% 8% 49% 33% 17%

19
Nhiều doanh nghiệp không có chương trình đào tạo ngoại ngữ, công nghệ thông tin và bán hàng

Có 43% doanh nghiệp tham gia khảo sát cho biết doanh nghiệp họ không có chương trình đào tạo ngoại ngữ
(Tiếng Anh, Trung, Hàn, Nhật) cho nhân viên. 24% doanh nghiệp cho biết họ không có các chương trình đào tạo
về Bán hàng, Tiếp thị và Quan hệ khách hàng cho nhân viên. 22% chia sẻ nhân viên trong doanh nghiệp của họ
không được đào tạo kiến thức cơ bản về công nghệ thông tin.

Khối văn phòng:


Các nội dung đang được đào tạo tại công ty Anh / Chị cho từng Không áp dụng Lao động Quản lý Quản lý
Nhân viên / Chuyên
cấp bậc nhân viên tại công ty phổ thông
viên
cấp trung cấp cao

Đào tạo về Doanh nghiệp: cơ cấu, nhiệm vụ, giá trị cốt lõi,… 8% 31% 73% 59% 47%
Huấn luyện An toàn & Sức khỏe, Tuân thủ,… 15% 54% 70% 51% 33%
Kỹ năng cơ bản (làm việc nhóm, quản lý thời gian, quản lý công
8% 18% 76% 62% 22%
việc, giải quyết vấn đề...)
Kỹ năng giao tiếp (giao tiếp trong công việc, thuyết phục,…) 12% 15% 74% 62% 26%
Kỹ năng quản lý (quản lý nguồn lực, quản lý con người) 14% 1% 21% 72% 51%
Đào tạo theo lộ trình phát triển thành quản lý 24% 3% 47% 57% 20%
Kiến thức cơ bản về CNTT (sử dụng công cụ, phần mềm) 22% 14% 72% 41% 21%
Đào tạo về Bán hàng, Tiếp thị và Quan hệ khách hàng 24% 10% 68% 36% 15%
Đào tạo ngôn ngữ (Tiếng Anh, Trung, Hàn, Nhật,…) 43% 8% 49% 33% 17%

20
Chương trình Đào tạo và Phát triển riêng cho cấp quản
lý/ lãnh đạo chưa được chú trọng

32% doanh nghiệp tham gia khảo sát cho biết doanh Các nội dung đang được Đào tạo tại Công ty
nghiệp họ không có chương trình đào tạo và phát triển Anh/Chị cho cấp quản lý & lãnh đạo:
dành riêng cho cấp quản lý/lãnh đạo.
Kỹ năng quản lý trung cấp: hoạch định chiến
lược, tư duy cảm xúc, thuyết phục, quản lý 46%
Các chương trình đào tạo phổ biến cho cấp lãnh quản lý xung đột,…
và lãnh đạo chủ yếu là đào tạo về hoạch định chiến lược,
Kỹ năng quản lý cơ bản: dẫn dắt, tạo ảnh
tư duy cảm xúc, quản lý xung đột…chiếm 46% ý kiến. hưởng, ủy quyền và thúc đẩy nhân viên,…
43%

Không có chương trình Đào tạo & Phát triển


32%
riêng cho Quản Lý/Lãnh đạo
Kỹ năng quản lý cao cấp: huấn luyện và khai
vấn cho lãnh đạo, quản trị trong môi trường
phức tạp và không chắc chắn (complex & 32%
uncertain), quản trị sự thay đổi, thúc đẩy đổi
mới,…
Khác 2%

21
Chương trình đào tạo kết hợp giữa giảng viên nội bộ và
thuê ngoài được ưu tiên thực hiện trong doanh nghiệp

72% ý kiến của các doanh nghiệp tham gia khảo sát cho
Anh/Chị ưu tiên hình thức chọn giảng
biết họ sẽ ưu tiên lựa chọn kết hợp giữa giảng viên nội bộ viên nào cho chương trình đào tạo trong
và giảng viên thuê ngoài cho các chương trình đào tạo doanh nghiệp
trong doanh nghiệp. Theo quan sát của Navigos Search
Kết hợp cả hai 72%
trên thực tế, đây cũng thường là cách làm phổ biến tại
các doanh nghiệp đang hoạt động tại Viêt Nam. Nội bộ 18%
Thuê ngoài 9%
Chỉ có 9% ý kiến cho biết họ ưu tiên chọn giảng viên
thuê ngoài về đào tạo trong doanh nghiệp.

22
Chương trình đào tạo nội bộ phải dựa trên tình hình
thực tế của doanh nghiệp

Các chương trình đào tạo nội bộ được kỳ vọng sẽ phải Đâu là điểm quan trọng nhất mà Anh/ Chị
bám sát vấn đề của từng phòng ban và trở thành một mong muốn giảng viên đào tạo nội bộ cải
trong những mong muốn quan trọng nhất mà doanh thiện năng lực giảng dạy?
nghiệp đề xuất đối với các giảng viên nội bộ với 39% ý Bám sát vấn đề của từng phòng ban để đưa
kiến. 39%
ra giáo trình giảng dạy cập nhật
Luôn cập nhật các thông tin mới về thị
Đứng thứ hai là các giảng viên cần phải luôn cập nhật trường để cập nhật vào giáo trình giảng dậy
28%
các thông tin mới về thị trường để cập nhật giáo trình
giảng dạy (28%). Tiếp đến là mong muốn giảng viên cần Đo lường được kết quả đào tạo 17%
đo lường được kết quả đào tạo (17%). Chỉ có 6% có ý kiến Cải thiện phong cách giảng dạy chuyên
10%
cho rằng các giảng viên nội bộ cần phải đi đào tạo để nghiệp
được cấp chứng chỉ về giảng dạy. Cần được đi đào tạo để được cấp chứng chỉ
6%
về giảng dạy

23
Giảng viên thuê ngoài phải nắm được các vấn đề cụ thể
của doanh nghiệp để đề xuất các chương trình đào tạo
phù hợp
Đâu là điểm quan trọng nhất mà
44% các doanh nghiệp tham gia cho biết giảng viên thuê Anh/Chị mong muốn giảng viên đào tạo
ngoài cần tập trung vào các vấn đề cụ thể của doanh thuê ngoài cải thiện năng lực giảng
nghiệp hơn là đưa ra các chương trình chung chung và dạy?
không liên quan. Tập trung vào các vấn đề cụ thể của
doanh nghiệp hơn là đưa ra các chương 44%
38% ý kiến đề xuát giảng viên thuê ngoài cần hiểu rõ các trình chung và ít có sự liên quan
vấn đề của doanh nghiệp để đề xuất các chương trình Hiểu rõ vấn đề của doanh nghiệp để đề
38%
đào tạo phù hợp. Yêu cầu cần hiểu rõ các vấn đề của xuất các chương trình giảng dạy phù hợp
doanh nghiệp cũng là điểm mà các giảng viên nội bộ hay Cần có chương trình theo dõi (follow-up)
thuê ngoài đều cần phải cải thiện theo ý kiến của các 9%
sau khi giảng dạy
doanh nghiệp.
Đo lường được kết quả đào tạo 7%
Khác 2%

24
Cam kết của đội ngũ lãnh đạo đối với Đào tạo và Phát
triển là yếu tố quan trọng nhất của văn hóa học tập
trong tổ chức

64% ý kiến của doanh nghiệp cho thấy vai trò quan Theo Anh/ Chị, đâu là yếu tố quan trọng
nhất thể hiện Văn hóa học tập trong doanh
trọng của đội ngũ lãnh đạo với Đào tạo và Phát triển thể
nghiệp của Anh /Chị?
hiện thông qua việc làm gương, truyền cảm hứng cho
nhân viên. Cam kết của đội ngũ lãnh đạo với Đào tạo &
Phát triển: làm gương, truyền cảm hứng cho 64%
nhân viên
Tiếp theo là 60% ý kiến cho rằng nhiệm vụ của đào tạo
là gắn liền với mục tiêu phát triển và kinh doanh của Nhiệm vụ của Đào tạo gắn liền với mục tiêu
60%
phát triển và kinh doanh của công ty
công ty.
Hiệu quả của đào tạo được phản ánh qua sự
52%
Đứng thứ ba với 52% ý kiến chia sẻ hiệu quả của đào tạo phát triển của nhân viên
sẽ được phản ánh qua sự phát triển của nhân viên. Nhân viên gắn kết với công ty vì cơ hội được
38%
đào tạo và phát triển
Mọi nhân viên đều được tiếp cận đến Đào tạo 24%
Công ty tạo mọi điều kiện để nhân viên học
23%
hỏi: thư viện, học bổng, tài trợ học phí,…

25
Không chỉ làm gương, đội ngũ lãnh đạo sẽ cần lắng nghe
phản hồi từ nhân viên để thúc đẩy đào tạo và phát triển
trong doanh nghiệp

Kỳ vọng của các doanh nghiệp đối với cấp quản lý và lãnh Theo Anh/Chị, cấp quản lý lãnh đạo nên làm
đạo trong việc thúc đẩy đào tạo và phát triển trong tổ gì để thúc đẩy ĐT&PT trong doanh nghiệp?
chức bao gồm: Lắng nghe phản hồi từ nhân viên (67%) –
Lắng nghe phản hồi từ nhân viên 67%
Trực tiếp đánh giá và cố vấn khóa học phù hợp cho nhân
viên thuộc quyền quản lý (60%) và Tham gia làm giảng Trực tiếp đánh giá và cố vấn khóa học phù
60%
viên, người hướng dẫn cho khóa học nội bộ (52%). hợp cho nhân viên thuộc quyền quản lý
Tham gia làm giảng viên, người hướng dẫn
52%
Không chỉ vậy, 43% ý kiến cho biết lãnh đạo cũng nên cần cho khóa học nội bộ
phải tham gia xây dựng nội dung cho khóa học nội bộ. Tham gia vào ĐT&PT để làm gương cho nhân
51%
viên
Tham gia xây dựng nội dung cho khóa học
43%
nội bộ

26
Ngân sách vẫn là rào cản lớn nhất của Đào tạo và
phát triển trong nội bộ

Đứng đầu về các thách thức cho Đào tạo và Phát triển Theo Anh/Chị, đâu là 3 thách thức lớn nhất
vẫn là “Ngân sách hạn hẹp dành cho việc đào tạo” của Đào tạo & Phát triển tại doanh nghiệp
(chiếm 40%). Cũng với 40% ý kiến cho rằng doanh nơi Anh/Chị đang làm việc?
nghiệp “Không đáp ứng được nhu cầu đào tạo cho tất Ngân sách hạn hẹp cho việc đào tạo 40%
cả nhân viên”. Đứng thứ ba là khó khăn trong việc đánh
Không đáp ứng được nhu cầu đào tạo cho tất cả
giá hiệu quả của đào tạo chiếm 35%. 40%
nhân viên

Một số thông tin đáng lưu ý về các rào cản trong việc Đánh giá hiệu quả khó khăn 35%
đào tạo tại doanh nghiệp. Đó là cấp lãnh đạo/quản lý Thời gian hạn chế cho việc đào tạo 31%
không chú trọng việc đào tạo (chiếm 30%). Bên cạnh
Chưa được xem trọng bởi Lãnh đạo/Cấp quản lý 30%
đó, nhân viên khi học xong không ứng dụng được vào
trong công việc và Nhân viên thiếu hợp tác chiếm tỷ lệ Nhân viên không ứng dụng được vào công việc 28%
tương ứng là 28% và 23%. Thiếu hợp tác từ nhân viên 23%
Nội dung không phù hợp do không xác định
19%
được khoảng cách kỹ năng (skills gap)
Sự phân chia trách nhiệm giữa các bộ phận 16%

27
03 XU HƯỚNG CỦA
ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN
TRONG THỜI KỲ CHUYỂN ĐỔI SỐ

28
Đào tạo trực tuyến là xu hướng lớn nhất trong tương lai

Với hơn một nửa doanh nghiệp tham gia khảo sát cho Theo Anh/Chị, đâu sẽ là 3 xu hướng lớn nhất
biết, đối với doanh nghiệp của họ, đào tạo trực tuyến (e- về hình thức Đào tạo & Phát triển của doanh
learning) sẽ là hình thức đào tạo lớn nhất trong 5 năm tới. nghiệp trong 5 năm tới?
Đào tạo trực tuyến (e-learning) 52%
Tiếp theo là hình thức “Blended Learning”, là hình thức Blended Learning - Tích hợp nhiều hình thức:
đào tạo tích hợp nhiều hình thức, học tập truyền thống học tập truyền thống kết hợp với học trực 51%
tuyến
với học trực tuyến với 51% bình chọn.
Hệ thống đào tạo riêng của doanh nghiệp (LMS) 40%
Đứng trong top 3 là doanh nghiệp sẽ phát triển hệ thống Ứng dụng di động (Mobile) 30%
đào tạo riêng (Learning Management System). Ứng dụng công nghệ mới: trí tuệ nhân tạo AI,
29%
thực tế ảo AR,…
Cá nhân hóa chương trình đào tạo 24%
Một số các xu hướng khác bao gồm:
 Ứng dụng di động trong đào tạo (30%) Ứng dụng Gamification (trò chơi): tăng cường
23%
tương tác với nội dung học
 Ứng dụng trí tuệ nhân tạo AI, thực tế ảo AR (29%)
Thuê ngoài hoàn toàn dịch vụ đào tạo doanh
 Cá nhân hóa chương trình đào tạo (24%) 11%
nghiệp
 Ứng dụng Gamification (trò chơi) trong đào tạo (23%)
Huấn luyện và khai vấn cá nhân 10%
 Thuê ngoài hoàn toàn dịch vụ đào tạo (11%)
Hỗ trợ học phí cho nhân viên khi đào tạo bên
 Khai vấn cá nhân (10%) ngoài
7%

29
Linh hoạt về thời gian và không gian cho người học là
ưu điểm lớn nhất của đào tạo trực tuyến

Với 90% ý kiến, linh hoạt về thời gian và không gian cho Theo Anh/Chị, đâu là ưu điểm lớn nhất của
người học là ưu điểm lớn nhất của đào tạo trực tuyến. E-learning ?
Linh hoạt thời gian và không gian cho người
90%
Đứng thứ hai với 49% cho biết người học có thể học lại học
hoặc truy cập tài liệu dễ dàng. Có thể học lại hoặc truy cập tài liệu dễ dàng 49%
Có thể áp dụng cho doanh nghiệp quy mô lớn,
Tiếp theo là hình thức đào tạo trực tuyến này có thể áp nhiều nhân viên 42%
dụng cho doanh nghiệp có quy mô lớn và nhiều nhân Chi phí phù hợp 37%
viên (42%).
Đa dạng nội dung và nội dung liên tục được
cập nhật mới 32%

Có thể theo dõi tiến độ học tập của nhân viên 20%
Khác 2%

30
Ít tương tác giữa con người với nhau là rào cản lớn nhất
của đào tạo trực tuyến

Rào cản lớn nhất này nhận được 76% ý kiến của các Theo Anh/Chị, đâu là rào cản lớn nhất của
doanh nghiệp tham gia khảo sát. Tiếp đến là khả năng E-learning ?
tiếp thu và tâp trung của học viên bị ảnh hưởng khi tự Ít tính tương tác giữa con người (giữa các học
76%
học chiếm 67%. Đứng thứ ba là việc học tập trực tuyến bị viên hoặc giữa học viên – giảng viên)
phụ thuộc vào khả năng quản lý thời gian và sự tự giác Khả năng tiếp thu và tập trung của học viên
của nhân viên chiếm 54%. 67%
bị ảnh hưởng khi tự học
Dựa vào khả năng quản lý thời gian và sự tự
54%
giác của nhân viên
Chất lượng không đồng đều 36%
Nguy cơ xảy ra gian lận khi không có sự kiểm
21%
tra, theo dõi
Kỹ năng số của nhân viên không đáp ứng
15%
được việc học trực tuyến

31
Đào tạo và Phát triển cấp lãnh đạo và quản lý trong thời
kỳ chuyển đổi là việc cần làm nhất trong thời gian tới

Hơn một nửa ý kiến của các doanh nghiệp cho biết họ sẽ Đâu sẽ là 3 tập trung lớn nhất của Đào tạo &
tập trung vào đào tạo và phát triển cấp lãnh đạo và quản Phát triển của doanh nghiệp Anh/ Chị trong 5
lý trong thời kỳ chuyển đổi. Đó là các năng lực về quản trị năm tới?
trong biến động, kỹ năng khai vấn, kỹ năng huấn luyện… Đào tạo & Phát triển cấp Lãnh đạo & Quản Lý
trong thời kỳ dịch chuyển: quản trị trong biến 56%
động, kỹ năng huấn luyện, khai vấn,…
Tiếp theo là:
 Khuyến khích “Học tập suốt đời” chiếm 48% Khuyến khích “học hỏi suốt đời”: thay đổi nhận
thức & cung cấp hỗ trợ cần thiết (khóa học, cố 48%
 Tăng cường sự tham gia vào việc đào tạo của vấn, học bổng…)
cấp quản lý cũng như tạo động lực cho nhân viên tham Tăng cường sự tham gia và tạo động lực từ cấp
gia vào các chương trình đào tạo chiếm 45%. 45%
Quản lý & Lãnh đạo
Đào tạo kỹ năng số, công nghệ mới ứng dụng
42%
cho công việc
Tăng cường cá nhân hóa trải nghiệm học tập cho
24%
nhân viên
Xác định khoảng cách kỹ năng của nhân viên 21%

32
04 ĐỀ XUẤT TỪ
NAVIGOS GROUP

33
01 Đội ngũ lãnh đạo và quản lý cần xây dựng “tổ chức học tập” và “học tập suốt đời” trong nội bộ bằng
cách làm gương cũng như tạo động lực cho nhân viên để việc học tập này được triển khai rộng trong
doanh nghiệp. Cho dù ngân sách lớn hay nhỏ, việc cam kết của đội ngũ lãnh đạo và quản lý đầu tư
cho việc đào tạo con người là vô cùng quan trọng trong sự phát triển bền vững của doanh nghiệp.

02 Việc phối hợp giữa đào tạo và các bộ phận kinh doanh cũng như các phòng ban khác cần được xác
lập mạnh mẽ và mang tính khả thi khi kết quả của đào tạo sẽ quay ngược trở lại giúp hỗ trợ các mục
tiêu đã được đặt ra cho các bộ phận kinh doanh và các phòng ban khác.

03 Xây dựng được các mục tiêu đo lường của chương trình đào tạo trước khi tiến hành đào tạo, đồng
thời cần thiết phải có lộ trình giám sát (follow-up) để đảm bảo các mục tiêu này đã được đưa vào
chương trình đào tạo và nhân viên đã nắm được mục tiêu khi tham gia đào tạo.

34
04 Chuyển đổi số là một trong những yêu cầu trọng tâm đối với doanh nghiệp trong kỷ nguyên số. Do
vậy, đa dạng hóa các loại hình đào tạo, trong đó có đào tạo trực tuyến (e-learning), là một việc cần
phải triển khai sớm trong doanh nghiệp. Việc mỗi doanh nghiệp xây dựng được hệ thống đào tạo
(Learning Management System - LMS) cho riêng doanh nghiệp là lý tưởng.

05
Việc xây dựng đội ngũ đào tạo nội bộ giỏi là rất cần thiết khi trên thực tế cho thấy các chương trình
đào tạo chỉ được triển khai một cách thực tế và hiệu quả nhất khi đội ngũ đào tạo nội bộ thấu hiểu
nhu cầu của doanh nghiệp.

35
36

You might also like