You are on page 1of 2

MỘT VÀI ĐẶC ĐIỂM NỔI BẬT CỦA TỤC NGỮ HÀN

Tục ngữ chính là những câu nói hoàn chỉnh, ổn định, có nhịp điệu, hình ảnh. Nó thể
hiện những kinh nghiệm của con người trong việc ứng xử với môi trường tự nhiên
cũng như môi trường xã hội. Chính vì thế, tục ngữ cũng được xem là một phần của
văn học dân gian.

Một số đặc điểm nổi bật của tục ngữ Hàn như sau:

1. Tính thế tục (비속성) và tính thường nhật (일상성)


Nếu như giới quý tộc, trí thức thường hay sử dụng tục ngữ, thậm chí châm ngôn vay
mượn từ Trung Hoa, đồng thời giữ nguyên hình thức Hán tự của chúng; thì tục ngữ
của quần chúng nhân dân lại có xu hướng sử dụng từ ngữ, hình ảnh gần gũi, mộc mạc
với đời sống thường nhật. Theo thống kê của nhiều học giả, những từ xuất hiện nhiều
nhất trong tục ngữ Hàn có thể kể đến như: “chó”, “bò”, “người”, “chân”, “nước”, lời
nói”, “bánh deok”... hay những sinh vật, cảnh trí của không gian núi rừn vốn quen
thuộc với con người như núi, rừng, đá, hổ, thỏ…

2. Tính tùy ý (수의성) và tính thoải mái (편의성)


Bên cạnh nghĩa đen, nghĩa bóng thì tục ngữ Hàn cũng có thể hiểu theo cách đa nghĩa.
Chẳng hạn như: ‘ 구르는 돌은 이끼가 안 낀다 ’ (Trên hòn đá lăn không mọc rong
rêu). Ở đây, theo tác giả của cuốn “Văn học Hàn Quốc” có thể có 2 nghĩa bóng đối
nghịch nhau, nó tùy thuộc vào cách hiểu trạng thái “lăn” là chủ động hay không. Đồng
thời, hình ảnh “rong rêu” là kết quả tốt hay xấu cũng là một góc nhìn đáng để suy
ngẫm.
Tục ngữ Hàn có nhiều câu mang nội dung ý nghĩa trái nghịch nhau. Thực ra, chúng có
vẻ là tương phản nhưng khi đặt vào những ngữ cảnh nhất định, chúng lại nhấn mạnh
những mặt khác nhau của cùng một vấn đề. Ví dụ như, ‘ 피는 물보다 역시 진하다 ’
(Một giọt máu đào hơn ao nước lã) nhấn mạnh đến quan hệ huyết thống nhưng ‘
가까운 남이 먼 친척보다 낫다’ (Bán anh em xa mua láng giềng gần) lại nhấn mạng
đến quan hệ không gian cư trú.
Nhưng nhìn chung, tục ngữ thường được sử dụng để hợp lý hóa ứng xử của con người
trong một vài tính huống cụ thể. Việc cắt nghĩa tục ngữ là một nhiệm vụ phức tạp, do
vậy, cần phải xem xét bối cảnh cụ thể để có thể hiểu được trọn vẹn ý nghĩa của chúng.

3. Tính thứ dân (서민성) và tính trào trúng (풍자성)


Tục ngữ là đúc kết kinh nghiệm của người bình dân. Trong xã hội cũ, với khoảng cách
quyền lực vô cùng lớn, cũng như mong muốn thể hiện sự phản kháng mạnh mẽ nhằm
chống lại tình cảnh bất công; người dân thường sử dụng tiếng cười hài hước, mỉa mai,
trào phúng của mình để phê phán thói hư, tật xấu của một bộ phận thế lực thống trị.
Đồng thời, đó cũng là liều thuốc tinh thần giúp họ vượt lên mọi khó khăn, thử thách
trong thời điểm bất giờ.

Hy vọng qua những tổng hợp và chia sẻ vừa rồi, các bạn đã có thể hiểu hơn phần nào
về những đặc trưng nổi bật của tục ngữ Hàn.

Nguồn thao khảo: Văn học Hàn Quốc (Phan Thị Thu Hiền, Nguyễn Thị Hiền, NXB
ĐHQG Thành phố Hồ Chí Minh, 2017).
Team: Văn học Hàn Quốc

You might also like