You are on page 1of 4

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA ĐỀ THI KẾT THÚC HỌC PHẦN

KHOA TOÁN
Tên học phần: Xác suất và thống kê. Mã học phần: 3190041 Hình thức thi: Tự luận
Đề số: 01 Thời gian làm bài: 75 phút (không kể thời gian phát đề). Không được sử dụng tài liệu khi làm bài.
Câu 1 (3 điểm): Chiều dài (mm) của 32 sản phẩm do một máy tự động sản xuất được chọn ngẫu nhiên
như sau:
15,3 15,8 14,9 15,5 16,4 16,5 15,7 15,6
16,7 15,3 16,0 15,8 15,0 16,1 15,1 14,9
15,3 16,2 15,5 14,7 16,2 15,3 16,4 15,8
15,9 16,5 15,9 15,4 14,8 15,6 17,0 16,2
a. Với độ tin cậy 95% hãy tìm khoảng tin cậy đối xứng cho chiều dài trung bình của sản phẩm loại trên.
b. Với mức ý nghĩa 5% có thể cho rằng chiều dài trung bình của sản phẩm loại trên lớn hơn 15,5mm
không?
Câu 2 (1 điểm) Người ta muốn so sánh chất lượng đào tạo tại hai cơ sở đào tạo A và B bằng cách căn
cứ trên điểm trung bình tại kì thi quốc gia. Trong một mẫu gồm 100 thí sinh được đào tạo tại cơ sở A
được chọn ngẫu nhiên, điểm trung bình của họ là 9,4 và độ lệch chuẩn là 0,8. Đối với mẫu gồm 80 thí
sinh của cơ sở B, điểm trung bình là 9 và độ lệch chuẩn là 1. Với mức ý nghĩa 0,05 hỏi chất lượng đào
tạo của cơ sở A có tốt hơn của cơ sở B không?
Câu 3 (3 điểm) Cho biến ngẫu nhiên liên tục X có hàm mật độ:
 1
 x + , x ∈ [0, 1]
f ( x) =  2
0, x ∉ [0, 1]
a. Tính xác suất P (0 < X < 1/ 2) và phương sai của biến ngẫu nhiên Y = X − 1.
b. Tìm hàm phân phối của biến ngẫu nhiên Y (được xác định ở câu a).
Câu 4 (2 điểm) Tuổi thọ X (ngàn km) của săm lốp ô tô nhãn hiệu A có phân phối chuẩn với tuổi thọ
trung bình là 8 ngàn km và độ lệch chuẩn là 1,5 ngàn km.
a. Ta mua ngẫu nhiên 3 chiếc lốp ô tô loại đó. Tìm xác suất để có đúng 2 chiếc lốp có tuổi thọ lớn hơn
8,95 ngàn km.
b. Tuổi thọ (ngàn km) của săm lốp ô tô nhãn hiệu B là biến ngẫu nhiên Y có phân phối chuẩn với tuổi
thọ trung bình là 8,3 ngàn km và độ lệch chuẩn là 1,7 ngàn km. Tính P(X < Y).
Câu 5 (1 điểm) Cho hai biến ngẫu nhiên X và Y độc lập có cùng phân phối nhị thức B ( n = 1; p = 0, 4) .
Đặt Z = X 2 + Y . Tính hệ số tương quan của X và Z.
x
1 − t 2 /2
Cho biết Φ( x) =

∫e
−∞
dt , z0,05 = U 0,95 = 1,645; z0,025 = U 0,975 = 1,960; z0,02 = U 0,98 = 2, 054;

z0,01 = U 0,99 = 2,326; z0,005 = U 0,995 = 2,576.


Lưu ý: Kết quả tính toán ở câu 1 và 2 được làm tròn đến 3 chữ số thập phân.
Tổng cộng có: 5 câu Đà Nẵng, ngày 03 tháng 12 năm 2020

BIÊN SOẠN ĐỀ THI DUYỆT ĐỀ


TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA ĐỀ THI KẾT THÚC HỌC PHẦN
KHOA TOÁN
Tên học phần: Xác suất và thống kê. Mã học phần: 3190041 Hình thức thi: Tự luận
Đề số: 02 Thời gian làm bài: 75 phút (không kể thời gian phát đề). Không được sử dụng tài liệu khi làm bài.
Câu 1 (3 điểm): Khối lượng (g) của 32 sản phẩm do một máy tự động sản xuất được chọn ngẫu nhiên
như sau:
16,3 16,8 15,9 16,5 17,4 17,5 16,7 16,6
16,7 16,3 17,0 16,8 16,0 17,1 16,1 15,9
16,3 17,2 16,5 15,7 17,2 16,3 17,4 16,8
16,9 17,5 16,9 16,4 15,8 16,6 18,0 17,2
a. Với độ tin cậy 95% hãy tìm khoảng tin cậy đối xứng cho khối lượng trung bình của sản phẩm loại
trên.
b. Với mức ý nghĩa 5% có thể cho rằng khối lượng trung bình của sản phẩm loại trên thấp hơn 16,8g
không?
Câu 2 (1 điểm) Một xí nghiệp có 2 cơ sở sản xuất ở khu vực A và khu vực B. Có ý kiến cho rằng tỉ lệ
công nhân có tay nghề cao ở khu vực B thấp hơn ở khu vực A. Khảo sát ngẫu nhiên 120 công nhân ở
khu vực A thấy có 51 công nhân có tay nghề cao. Khảo sát ngẫu nhiên 100 công nhân ở khu vực B thấy
có 40 công nhân có tay nghề cao. Với mức ý nghĩa 0,05 hãy cho kết luận về ý kiến trên.
Câu 3 (3 điểm) Cho biến ngẫu nhiên liên tục X có hàm mật độ:
 2x + 3
 , x ∈ [0, 1]
f ( x) =  4
0, x ∉ [0, 1]
a. Tính xác suất P (1/ 2 < X < 1) và phương sai của biến ngẫu nhiên Y = 2 X .
b. Tìm hàm phân phối của biến ngẫu nhiên Y (được xác định ở câu a).
Câu 4 (2 điểm) Tuổi thọ X (giờ) của các viên pin nhãn hiệu A có phân phối chuẩn với tuổi thọ trung
bình là 500 giờ và độ lệch chuẩn là 15 giờ.
a. Ta mua ngẫu nhiên 5 viên pin nhãn hiệu A. Tìm xác suất để có đúng 3 viên pin có tuổi thọ nằm trong
khoảng (495 giờ, 510 giờ).
b. Tuổi thọ Y (giờ) của các viên pin nhãn hiệu B là biến ngẫu nhiên có phân phối chuẩn với tuổi thọ
trung bình là 480 giờ và độ lệch chuẩn là 10 giờ. Tính P(X > Y).
Câu 5 (1 điểm) Cho hai biến ngẫu nhiên X và Y độc lập có cùng phân phối nhị thức B ( n = 1; p = 0, 4) .
Đặt Z = X 2 − Y . Tính hệ số tương quan của X và Z.

x
1 − t 2 /2
Cho biết Φ ( x) =

∫e
−∞
dt , z0,05 = U 0,95 = 1,645; z0,025 = U 0,975 = 1,960; z0,02 = U 0,98 = 2,054;

z0,01 = U 0,99 = 2,326; z0,005 = U 0,995 = 2,576.


Lưu ý: Kết quả tính toán ở câu 1 và 2 được làm tròn đến 3 chữ số thập phân.
Tổng cộng có: 5 câu Đà Nẵng, ngày 03 tháng 12 năm 2020

BIÊN SOẠN ĐỀ THI DUYỆT ĐỀ


TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA ĐỀ THI KẾT THÚC HỌC PHẦN
KHOA TOÁN
Tên học phần: Xác suất và thống kê. Mã học phần: 3190041 Hình thức thi: Tự luận
Đề số: 03 Thời gian làm bài: 75 phút (không kể thời gian phát đề). Không được sử dụng tài liệu khi làm bài.
Câu 1 (3 điểm): Chọn ngẫu nhiên 100 sản phẩm do một máy tự động đóng gói và cân thử ta có kết quả sau:
Khối lượng (g) 95 – 97 97 – 99 99 – 101 101 – 103 103 – 105
Số sản phẩm 10 20 35 20 15
a. Với độ tin cậy 95% tìm khoảng tin cậy đối xứng cho khối lượng trung bình của sản phẩm loại này.
b. Với mức ý nghĩa 5% có thể cho rằng khối lượng trung bình của sản phẩm lớn hơn 100g không?
Câu 2 (1 điểm) Người ta muốn so sánh tuổi thọ trung bình của các viên pin do công ty A và B sản xuất
(đơn vị tính: mười ngàn giờ). Kết quả khảo sát như sau:
Số viên pin Trung bình mẫu Độ lệch chuẩn mẫu
Cơ sở A 50 4,7 1,2
Cơ sở B 40 4,3 0,9
Với mức ý nghĩa 0,05 có sự khác biệt về tuổi thọ trung bình của hai loại pin trên không?
Câu 3 (3 điểm) Cho biến ngẫu nhiên liên tục X có hàm mật độ:
4 x 5 + x 2 , x ∈ [0,1]
f ( x) = 
0, x ∉ [0,1]
a. Tính xác suất P (0 < X < 1/ 3) và phương sai của biến ngẫu nhiên Y = 3 X − 1.
b. Tìm x ∈ [0,1] sao cho P ( X > x) = 91/ 96.
Câu 4 (2 điểm) Tuổi thọ X (ngàn km) của săm lốp ô tô nhãn hiệu A có phân phối chuẩn với tuổi thọ
trung bình là 8 ngàn km và độ lệch chuẩn là 1,5 ngàn km.
a. Ta mua ngẫu nhiên 3 chiếc lốp ô tô loại đó. Tìm xác suất để có đúng 1 chiếc có tuổi thọ lớn hơn 8,95
ngàn km.
b. Tuổi thọ (ngàn km) của săm lốp ô tô nhãn hiệu B là biến ngẫu nhiên Y có phân phối chuẩn với tuổi
thọ trung bình là 8,3 ngàn km và độ lệch chuẩn là 1,7 ngàn km. Tính P(2X < Y).
Câu 5 (1 điểm) Tuổi thọ (năm) của một loại thiết bị là biến ngẫu nhiên liên tục X với hàm phân phối:
0 khi x < 0
F ( x) =  −0,25 x
1 − e khi x ≥ 0
Phải chọn ngẫu nhiên ít nhất bao nhiêu thiết bị để có ít nhất 100 thiết bị có tuổi thọ lớn hơn 5 (năm) với
xác suất lớn hơn 0,95? Cho biết Φ(-1,645) = 0,05.
x
1 − t 2 /2
Cho biết Φ ( x) =

∫e
−∞
dt , z0,05 = U 0,95 = 1,645; z0,025 = U 0,975 = 1,960; z0,02 = U 0,98 = 2, 054;

z0,01 = U 0,99 = 2,326; z0,005 = U 0,995 = 2,576.


Lưu ý: Kết quả tính toán ở câu 1 và 2 được làm tròn đến 3 chữ số thập phân.
Tổng cộng có: 5 câu Đà Nẵng, ngày 03 tháng 12 năm 2020

BIÊN SOẠN ĐỀ THI DUYỆT ĐỀ


TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA ĐỀ THI KẾT THÚC HỌC PHẦN
KHOA TOÁN
Tên học phần: Xác suất và thống kê. Mã học phần: 3190041 Hình thức thi: Tự luận
Đề số: 04 Thời gian làm bài: 75 phút (không kể thời gian phát đề). Không được sử dụng tài liệu khi làm bài.
Câu 1 (3 điểm): Chọn ngẫu nhiên 100 sản phẩm do một máy tự động đóng gói và cân thử ta có kết quả sau:
Khối lượng (g) 190 – 194 194 – 198 198 – 202 202 – 206 206 – 210
Số sản phẩm 18 20 36 16 10
a. Với độ tin cậy 95% hãy tìm khoảng tin cậy đối xứng cho khối lượng trung bình của sản phẩm loại
trên.
b. Với mức ý nghĩa 5% có thể cho rằng khối lượng trung bình của sản phẩm này thấp hơn 201g không?
Câu 2 (1 điểm) Từ dây chuyền thứ nhất khi kiểm tra ngẫu nhiên 100 chi tiết người ta thấy có 30 phế
phẩm, từ dây chuyền thứ hai khi kiểm tra ngẫu nhiên 150 chi tiết người ta thấy có 35 phế phẩm. Vậy có
thể coi chất lượng sản phẩm của dây chuyền thứ nhất kém hơn của dây chuyền thứ hai không? Cho mức ý
nghĩa là 0,05.
Câu 3 (3 điểm) Cho biến ngẫu nhiên liên tục X có hàm mật độ:
 5 3 2
3 x + x , x ∈ [0,1]
f ( x) =  2
0, x ∉ [0,1]
a. Tính xác suất P (1/ 3 < X < 1/ 2) và phương sai của biến ngẫu nhiên Y = 2 X + 1.
b. Tìm x ∈ [0,1] sao cho P ( X < x) = 9 /128.
Câu 4 (2 điểm) Tuổi thọ X (giờ) của các viên pin nhãn hiệu A có phân phối chuẩn với tuổi thọ trung
bình là 500 giờ và độ lệch chuẩn là 15 giờ.
a. Ta mua ngẫu nhiên 5 viên pin nhãn hiệu A. Tìm xác suất để có đúng 2 viên pin có tuổi thọ nằm trong
khoảng (495 giờ, 510 giờ).
b. Tuổi thọ Y (giờ) của các viên pin nhãn hiệu B là biến ngẫu nhiên có phân phối chuẩn với tuổi thọ
trung bình là 480 giờ và độ lệch chuẩn là 10 giờ. Tính P(X > 2Y).
Câu 5 (1 điểm) Tuổi thọ (năm) của một loại thiết bị là biến ngẫu nhiên liên tục X có hàm phân phối:
0 khi x < 0
F ( x) =  −0,125 x
1 − e khi x ≥ 0
Phải chọn ngẫu nhiên ít nhất bao nhiêu thiết bị để có ít nhất 100 thiết bị có tuổi thọ lớn hơn 7 (năm) với
xác suất lớn hơn 0,95? Cho biết Φ(-1,645) = 0,05.
x
1 − t 2 /2
Cho biết Φ ( x) =

∫e
−∞
dt , z0,05 = U 0,95 = 1,645; z0,025 = U 0,975 = 1,960; z0,02 = U 0,98 = 2,054;

z0,01 = U 0,99 = 2,326; z0,005 = U 0,995 = 2,576.


Lưu ý: Kết quả tính toán ở câu 1 và 2 được làm tròn đến 3 chữ số thập phân.
Tổng cộng có: 5 câu Đà Nẵng, ngày 03 tháng 12 năm 2020

BIÊN SOẠN ĐỀ THI DUYỆT ĐỀ

You might also like