You are on page 1of 3

ĐỀ : Phân tích nhân vật Huấn Cao :

Nhà văn Pautopski đã từng nói rằng: “ Nhà văn là người dẫn đường đến xứ sở của cái đẹp.
Bước vào thế giới văn chương nghệ thuật là bước vào thế giới của cái đẹp”. Tuy nhiên, mỗi một nhà
văn lại có một quan điểm, một cách thể hiện riêng. Nếu Thạch Lam đưa người đọc đến với thế giới
của cái đẹp bình dị, êm đềm nhưng cũng đượm nỗi buồn man mác trong “2 đứa trẻ” thì Nguyễn Tuân
- người nghệ sĩ tận hiến suốt đời cho cái đẹp lại dẫn lối cho ta trở về thế giới thanh cao, trong sáng
nhưng cũng không kém phần cổ kính, thiêng liêng. Ngòi bút của ông hướng đến cái cao cả, lý tưởng
để rồi mỗi tác phẩm tựa như một ngọn đuốc sáng rực cháy lên, để lại rất nhiều dấu ấn khó phai trong
lòng độc giả. Trong cái thế giới nghệ thuật độc đáo ấy, “Chữ người tử tù” được đánh giá là một đóa
hoa rực rỡ giữa vườn đầy hoa và hương sắc của đời văn Nguyễn Tuân. Khi trang văn cuối cùng của
truyện ngắn này khép lại, trong tâm trí mỗi độc giả chúng ta vẫn luôn lưu giữ mãi hình ảnh người tử tù
Huấn Cao - một nhân vật xây được xây dựng với vẻ đẹp hoàn hảo, lý tưởng hiện lên cho ta thấy tài
năng, thiên lương và khí phách hiên ngang.

Mở đầu câu chuyện nhân vật huấn cao hiện lên mang cốt cách của một người nghệ sĩ tài ba.
Ông là một người Có tài viết chữ đẹp người mà khắp tỉnh sơn khen là viết chữ rất nhanh và đẹp. Tài
năng của ông còn được miêu tả qua lời nói của người dẫn chuyện và suy nghĩ của nhân vật. Từ bao
lâu nay, trong nhiều những người trí thức muốn thể hiện tài năng của mình trong nghệ thuật viết chữ.
Tuy nhiên, để viết được chữ đẹp đòi hỏi người viết phải có tài năng nghệ thuật ,điều này chứng tỏ
huấn cao hội tụ được đầy đủ 2 yếu tố đó để rồi những nét chữ của ông viết ra thực sự là một tài sản
tinh thần vô giá. Có được chữ ông Huấn Cao mà treo như có báu vật trên đời. Ngoài tài viết chữ đẹp,
Huấn Cao còn có tài bẻ khóa ,vượt ngục, có lẽ với khả năng đặc biệt này của Huấn Cao đã khiến cho
bọn lính canh chú ý bảo nhau, đề phòng ,canh chừng cẩn thận. HUấn Cao quả là một người văn võ
song toàn. Tác Giả thể hiện sự ngưỡng mộ những bậc tài hoa, trân trọng nghệ thuật thư pháp cổ
truyền của dân tộc.

Bên cạnh đó, Nguyễn Tuân còn đi sâu khám phá để cho người đọc thấy được một Huấn Cao
luôn tỏa sáng qua vẻ đẹp của thiên lương, trong sáng mà cao quý. Trong quan niệm nghệ thuật của
Nguyễn Tuân, tài năng của những nhà nho trí thức phong kiến như Huấn Cao sẽ luôn gắn bó, song
hành với cái tâm hướng thiện và cao quý. Chính vì thế mà ở nhân vật Huấn Cao ta cũng thấy được
vẻ đẹp tỏa ra từ tâm hồn, nhân cách đáng nể và đáng trân ttrọng. Huấn Cao là một con người có
nhân cách ngay thẳng, kiên khuyết, chính trực, trọng nghĩa khinh tài. Con người ấy thẳng thắn trong
từng lời nói, suy nghĩ đến hành động, chưa bao giờ đánh giá và ý thức quá cao về tài năng của bản
thân. Huấn cao đã cảm nhận được vẻ đẹp của một con người không màng đến danh lợi, tiền bạc, địa
vị mặc dù có tài viết chữ bao nhiêu con người ao ước muốn có được nó. Thế nhưng, con người ấy
không bao giờ lạm dụng tài năng để mua lợi cho cá nhân. Câu nói của kia của ông đã chứng minh tất
cả: “vẻ đẹp ấy ta nhất sinh không vì vàng ngọc hay quyền thế mà ép mình viết câu đối bao giờ. Đời ta
cũng chỉ mới viết có 2 bộ tứ bình và 1 bức trung bình cho ba người bạn thân của ta thôi”. Qua lời nói
ấy, cho thấy Huấn Cao là người trọng nghĩa, khinh lợi, tiền tài, danh vọng, cầm quyền sẽ không lắm
không thay đổi nhân cách của ông. Nếu gặp gỡ, tiếp xúc với Huấn Cao lần đầu, người ta có thể cảm
nhận vẻ bên ngoài của con người ấy rất lạnh lùng. Thế nhưng, sâu thẳm trong tâm hồn của ông lại
rất dễ mềm lòng, dễ rung động trước cái đẹp, trước tấm lòng cao quý của người khác. Ban đầu,
Huấn Cao tỏ rõ thái độ khinh thường ra mặt với với viên quản ngục. Thái độ này được thể hiện qua
câu nói của Huấn Cao, khi quản ngục bước vào trong buồng giam của ông: “ ta chỉ muốn một điều là
nhà ngươi đừng đặt chân vào đây nữa”. Trong suy nghĩ của người tử tù, quản ngục chỉ là một kẻ tiểu
nhân tầm thường, là một công cụ, là tay sai của triều đình phong kiến thối nát. Thế nhưng, khi biết
rằng quản ngục ấy vẫn là một người biết yêu cái đẹp, có thiên lương trong sáng, cao quý, vẫn giữ
được nhân cáchgiữa chuẩn bùn nhơ tăm tối. Huấn Cao đã hoàn toàn thay đổi và cảm động: “ ta cảm
nhận được tấm lòng biệt nhỡn liên tài của của ngươi.Nào ta có biết đâu một người như thầy quản
đây lại có sở thích cao quý đến vậy, thiếu chút nữa ta đã phụ mất một tấm lòng trong thiên hạ”. Thiên
lương của huấn cao có sức mạnh và khả năng cảm hoá được vẻ đẹp cho tâm hồn và nhân cách của
người khác. Sau khi cho chữ xong, Huấn Cao muốn viên quản ngục nhận ra những sai lầm trong
cuộc đời của mình. Ông không muốn con người ấy sẽ chìm sâu hơn vào vùng biển tăm tối của tội lỗi,
của cái xấu, cái ác nên đã đưa ra những lời khuyên để tác động đến tư tưởng và tình cảm của tên
quản ngục. Lời khuyên của Huấn Cao có sức thuyết phục: “ở đây lẫn lộn ta khuyên thầy quản nên
thay chốn ở đi, nơi này không phải là nơi để treo một bức lụa trắng với những nét chữ vuông tươi tắn
nổi lên hoài bão tung hoành của một đời con người, người quản hãy tìm về nhà mà ở. Thầy hãy thoát
khỏi cái nghề này đi đã rồi hãy nghĩ đến chuyện chơi chữ. Ở đây khó giữ thiên lương cho lành vững
rồi cũng đến nhem nhuốc mất cái đời thiên lương đi”. Sau khi nghe xong những lời khuyên âm tình
sâu nặng ấy của người tử tù, viên quản ngục vô cùng xúc động bởi ông như tìm thấy ánh sáng cho
con đường đi của đời mình để rồi mỗi hành động cử chỉ xen lẫn giọt nước mắt như chứng minh cho
sự ăn năn, sám hối và phục thiện của quản ngục. Hành động đẹp của Huấn Cao càng cho độc giả
thấy rõ ông là người có khí tiết, lương tâm trong sáng, sáng tạo cái đẹp, ý thức gìn giữ cái đẹp, quý
trọng những người có tấm lòng yêu thiên lương, yêu cái đẹp.

Nhưng trên hết là nhà văn Nguyễn Tuân còn hướng ngòi bút để làm tỏa sáng nơi tâm hồn,
nhân cách của quản ngục qua khí phách hiên ngang như một người anh hùng. Khí phách của người
tử tù được thể hiện trong chính lý tưởng, khát vọng hoài bão cao cả mà suốt đời Huấn Cao đã từng
theo đuổi. Ông dám đứng lên cầm đầu một nhóm người để đấu tranh chống lại triều đình phong kiến
thối nát đương thời. Mặc dù cách. Mặc cho lý tưởng hoài bão ấy chưa thành nhưng nó đã chứng tỏ
cho người ta thấy được rõ cái bản lĩnh, khí phách, hiên ngang của một con người không biết run sợ
trước cường quyền và bạo ngược. Ngay khi đặt chân vào nhà ngục, ông không thèm để ý đến lời đe
dọa của tên lính áp giải. Huấn Cao lạnh lùng khom mình chúc mũi trông nặng xuống thềm đá tả đánh
thuỳnh một cái, hành động này của ông không đơn giản chỉ là để rũ rệp mà đằng sau đó, ta như thấy
được thái độ của người tử tù ngay khi đến trại giam vẫn không chịu khuất phục, thậm chí còn thách
thức cả ngục tù và triều đình phong kiến đương thời. Những ngày Huấn Cao ở trại giam tỉnh Sơn,
không phải sợ hãi vì sắp phải đối mặt với cái chết, ông sống một cách đàng hoàng và bình tâm để
đón nhận “ Vẫn thản nhiên nhận rượu và thịt của quản ngục đưa tới coi đó là việc vẫn làm trong cái
hướng bình sinh lúc chưa bị cầm quyền”. Như vậy, những ngày cuối của Huấn Cao không phải giống
như một cây nến leo lét kia đợi cháy hết thì tàn lụi., Huấn Cao hiện hữu, tỏa sáng lung linh rạng ngời
như“ngôi sao chính vị” sắp từ biệt vũ trụ. Đây chính là vẻ đẹp khiến cho người tử tù ấy có thể sống
một cuộc đời bình thản cho đến lúc phải ra pháp trường. Ta còn nhận thấy khí phách của người tử tù
được thể hiện một cách rõ nét trong hoàn cảnh cho chữ. Mặc dù Huấn Cao trong tư thế bị cầm tù, trói
buộc, mất tự do nhưng dù bị gông cùm xiềng xích “ cổ đeo gông, chân vướng xiềng” thì phong thái
vẫn ung dung, đường hoàng, làm chủ cái ngục tù và để thăng hoa sáng tạo cái đẹp trong từng nét
chữ. Huấn Cao đã gửi trọn tài năng, tâm hồn hiếm khách của mình qua những nét chữ vuông tươi
tắn. Nói lên hoài bão tung hoành của một đời người. Tất cả những yếu tố đó đã góp phần tạo nên
một người từ tù với khí thế hiên ngang.

Bên cạnh đó Nguyễn Tuân còn tái hiện qua việc khắc họa cảnh cho chữ - “một cảnh tượng
xưa nay chưa từng có” không giống như Vũ Đình liên từng viết:

“ Mỗi năm hoa đào nở

Lại thấy ông đồ già

Bày mực tàu giấy đỏ

Trên phố đông người qua”

Vì sao Nguyễn Tuân lại nói đây là một "cảnh tượng xưa nay chưa từng có"?. Cảnh tượng này quả là
lạ lùng, chưa từng có vì trò chơi chữ nghĩa thanh tao, có phần đài các lại không diễn ra trong thư
phòng, thư sảnh, mà lại diễn ra nơi ngục tối chật hẹp, bần thỉu, hôi hám.Cảnh tượng lạ lùng chưa
từng thấy là hình ảnh tên tử tù cho chữ thì nổi bật lên uy nghi lộng lẫy, còn viên quản ngục và thư lại,
những kẻ đại diện cho xã hội đương thời thì lại khúm núm run rẩy.

Điều đó cho thấy rằng trong nhà tù tăm tối, hiện thân cho cái ác, cái tàn bạo đó, không phải
cái ác, cái xấu đang thống trị mà chính cái Đẹp,, cái Thiện, cái cao cả đang làm chủ. Với cảnh cho chữ
này, cái nhà ngục tăm tối đã đổ sụp, bởi vì không còn kẻ phạm tội tử tù, không có quản ngục và thư
lại, chỉ có người nghệ sĩ tài hoa đang sáng tạo cái đẹp trước đôi mắt ngưỡng mộ sùng kính của những
kẻ liên tài, tất cả đều thấm đẫm ánh sáng thuần khiết của cái đẹp, cái đẹp của thiên lương và khí
phách. Cũng với cảnh này, người tử tù đang đi vào cõi bất tử. Quan niệm của Nguyễn Tuân là cái Đẹp
gắn liền với cái Thiện. Người say mê cái đẹp trước hết phải là người có thiên lương. Cái Đẹp của
Nguyễn Tuân còn gắn với cái Dũng. Hiện thân của cái Đẹp là hình tượng Huấn Cao với khí phách lừng
lẫy đã sáng rực cả trong đêm cho chữ trong nhà tù.
Nhà phê bình văn học Vũ Ngọc phan đã có nhận xét tinh tế sâu sắc về văn của Nguyễn
Tuân: “chỉ người suy xét đọc văn Nguyễn tuân mới thấy thú vị bởi văn Nguyễn tâm không phải là thứ
văn để người nông nổi thưởng thức. Chỉ với “ chữ người tử tù” , hình tượng nhân vật huấn cao đã
góp phần để người đọc bình với ánh sáng của cái đẹp tạo ra từ tâm hồn từ tài năng của một con
người bình thường mà phi thường lớn lao Nguyễn tân như muốn gửi trọn vào chân dung nhân vật ấy
một niềm tin vào sự chiến thắng tất yếu của cái đẹp cái thiên lương với cái xấu xa và nhãn đồng thời
ông cũng thể hiện tấm lòng trân trọng với những giá trị văn hóa truyền thống qua đó bộc lộ tấm lòng
yêu nước thầm kín sâu nặng mà tha thiết tập truyện vang bóng một thời nói chung và truyện ngắn nói
riêng chắc chắc chắn sẽ có sức sống lâu bền vượt lên mọi lớp bụi của thời gian để sống mãi trong
tim mỗi độc giả

You might also like