You are on page 1of 10

HỌC VIỆN KỸ THUẬT QUÂN SỰ

KHOA VÔ TUYẾN ĐIỆN TỬ

ĐỒ ÁN MÔN HỌC

KỸ THUẬT THU PHÁT VÔ TUYẾN ĐIỆN

Đề tài: Phân tích chi tiết tầng tiền khuếch đại âm tần và tầng khuếch đại công
suất âm tần

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Việt Anh


Lớp: ĐTVT16A
Mã sinh viên: 17150277
Giáo viên hướng dẫn: Nguyễn Thùy Linh
Máy thu AM đổi tần
I. Nhiệm vụ và các chỉ tiêu kỹ thuật của máy thu vô tuyến
1. Các nhiệm vụ của máy thu vô tuyến
- Từ tập hợp các dao động điện trên anten thu do các trường điện từ bên
ngoài không gian cảm ứng vào, thực hiện tách lấy tín hiệu cao tần cần
thu nhận từ máy phát truyền tới
- Khuếch đại tín hiệu cao tần thu nhận được
- Thực hiện giải điều chế (tách sóng) để tách lấy tín hiệu tin tức (tín
hiệu điều chế) từ tín hiệu cao tần thu nhận được
- Khuếch đại tín hiệu tin tức sau tách sóng
- Tái tạo lại tin tức
2. Các chỉ tiêu kĩ thuật
A. Độ nhạy
• Độ nhạy của máy thu được xác định bằng giá trị nhỏ nhất của sức
điện động EA hay công suất PA của tín hiệu cần thu trên anten để thiết
bị cuối làm việc bình thường (với độ tin cậy và sai số cho phép). EAmin
hay PAmin có giá trị càng nhỏ thì máy thu có độ nhạy càng cao.
• Độ nhạy của máy thu phụ thuộc vào hệ số khuếch đại của máy thu,
hệ số khuếch đại máy thu càng lớn thì độ nhạy càng cao. Ngoài ra độ
nhạy máy thu còn phụ thuộc vào nhiễu tác động. Khi mức nhiễu nhỏ
hơn mức tín hiệu thì việc thu tín hiệu rất dễ dàng, nhưng khi mức
nhiễu so sánh được với mức tín hiệu thì có thể không thu nhận được
tín hiệu. Do điều kiện tác động của nhiễu ở bên ngoài máy thu có mức
độ rất khác nhau (phụ thuộc vào thời gian và dải tần công tác), nên khi
xác định độ nhạy máy thu người ta chỉ xác định ảnh hưởng do tạp âm
nội bộ gây ra (thông qua tỉ số tín/tạp). Máy thu có tạp âm càng nhỏ thì
độ nhạy sẽ càng cao.
B. Dải tần công tác fmin - fmax
• Dải tần công tác của máy thu cũng giống như máy phát. Nó là dải
tần số làm việc của máy thu mà các chỉ tiêu chất lượng chỉ thay đổi
trong giới hạn cho phép. Đôi khi trong một số điện đài, dải tần công
tác của máy thu khác với dải tần công tác của máy phát. Trong các
fmax
máy thu chuyên dụng, khi hệ số bao tần kb = fmin lớn, thì dải tần công
tác cũng được phân chia thành các băng tần con để đảm bảo chỉ tiêu kĩ
thuật được đồng đều trong toàn bộ dải tần công tác.
C. Độ chọn lọc
• Độ chọn lọc đánh giá khả năng máy thu làm suy giảm tín hiệu ở tần
số khác với tần số công tác (tần số tín hiệu cần thu). Khó khăn nhất là
làm suy giảm các nhiễu có tần số gần với tần số tín hiệu cần nhận
(nhiễu lân cận). Vì vậy để đánh giá độ chọn lọc của máy thu bao giờ
cũng đưa ra độ chọn lọc nhiễu lân cận. Để thực hiện chọn lọc theo
nhiễu lân cận, người ta cũng sử dụng các hệ thống chọn lọc phức tạp
và đánh giá đặc tuyến cộng hưởng của máy thu. Đối với máy thu đổi
tần thì ngoài độ chọn lọc nhiễu lân cận còn có độ chọn lọc nhiễu ảnh
và độ chọn lọc nhiễu trung gian.
D. Các chỉ tiêu chất lượng tin tức thu được
• Các chỉ tiêu chất lượng tin tức thu được gồm có dải âm tần (với tín
hiệu âm thanh), tốc độ truyền tin (cho truyền tin tức điện báo), độ méo
ảnh và sai mẫu (với tín hiệu hình). Tùy thuộc vào thiết bị cuối, sẽ yêu
cầu chỉ tiêu đầu ra khác nhau (điện áp, công suất). Độ méo tín hiệu ở
đầu ra máy thu thường được đánh giá theo hệ số méo phí tuyến.
E. Công suất ra Pra
• Công suất ra Pra là công suất của tín hiệu được đưa tới thiết bị cuối
II. Sơ đồ khối cơ bản và nguyên lý làm việc của máy thu điều chế biên độ
1. Sơ đồ khối cơ bản của máy thu vô tuyến
2. Chức năng và nhiệm vụ các khối
- Anten: Thực hiện biến đổi các sóng điện từ tác động thành các dao
động điện cảm ứng.
- Mạch vào: Thực hiện ghép anten với máy thu và sơ bộ chọn lọc lấy
tín hiệu có tần số cần thu nhận. Mạch vào gồm các hệ thống mạch lọc
cộng hưởng được điều chỉnh ở tần số cần thu nhận hoặc bộ lọc dải tần
xác định.
- Tầng khuếch đại cao tần: dùng để khuếch đại tín hiệu trong dải tần
công tác của máy thu. Các bộ khuếch đại cao tần đa số là các bộ
khuếch đại cộng hưởng hoặc bộ khuếch đại dải. Nhờ hệ thống cộng
hưởng được sử dụng trong các bộ khuếch đại cao tần và trong mạch
vào đảm bảo cho máy thu thực hiện được nhiệm vụ suy giảm các loại
nhiễu ngoài dải tần số tín hiệu. Mạch vào và tầng khuếch đại cao tần
gọi là tuyến tần số tín hiệu (hay tuyến cao tần) của máy thu
- Bộ tách sóng biên độ: Có nhiệm vụ tách lấy tín hiệu điều chế biên độ
(tin tức) từ tín hiệu cao tần thu nhận được. Tùy theo dạng điều chế của
tín hiệu cao tần, ta phải dùng bộ tách sóng tương ứng để thực hiện
tách sóng.
- Bộ khuếch đại tín hiệu điều chế: Thực hiện khuếch đại tin tức sau tách
sóng (tín hiệu điều chế) đến mức đủ lớn để đưa tới thiết bị cuối của
máy thu.
- Thiết bị cuối: làm nhiệm vụ tái tạo lại tin tức. Tùy thuộc vào dạng tin
tức cần tái tạo, thiết bị cuối có dạng khác nhau: loa, máy fax, màn
hình.
- Nguồn nuôi: có nhiệm vụ cung cấp nguồn cho máy làm việc.
III. Phân tích sơ đồ máy thu AM đổi tần
1. Sơ đồ nguyên lý
2. Sơ đồ khối máy thu AM đổi tần một lần

3. Phân tích chi tiết


A. Phân tích chi tiết tầng tiền khuếch đại âm tần
• Sơ đồ mạch điện
• Tác dụng linh kiện
+) C1: Tụ ghép tầng, ghép giữa tầng tách sóng biên độ và tầng tiền
khuếch đại âm tần, điện áp trôi từ tầng trước sẽ không được đưa đến
tầng sau.
+) R1, R2: mạch phân áp tạo thiên áp cho cực bazơ của transistor Q4
+) Q4: Transistor pnp là phần tử tích cực → khuếch đại tín hiệu
+) CE: nối tín hiệu xoay chiều từ cực E xuống đất → chỉ còn hồi tiếp
âm dòng điện 1 chiều.
+) RE: phần tử hồi tiếp → ổn định điểm làm việc tĩnh cho mạch
+) T1: cấp nguồn cho cực Colector của transistor Q4 thông qua cuộn
dây biến áp (cấp 0V về mặt một chiều).
+) R3, C3: hình thành khâu lọc thông thấp có tác dụng khử ghép kí
sinh giữa các tầng.
• Đặc điểm:
+) Đây là sơ đồ emitơ chung hồi tiếp âm dòng 1 chiều.
+) Tín hiệu Ura ngược pha so với tín hiệu Uvào
• Ưu điểm:
+) Mạch có hệ số khuếch đại điện áp lớn Ku = S.R
+) Mạch có hệ số khuếch đại dòng điện lớn: Ki = β
+) Trở kháng vào trung bình: Zv bằng vài trăm đến hàng 1000Ω
+) Trở kháng ra khá cao: Zra bằng 5KΩ đến 50KΩ
• Nhược điểm
+) Làm việc ở tần số cao kém ổn định
→ Sơ đồ emitơ chung được sử dụng rất rộng rãi khi tần số làm việc
không quá cao
B. Phân tích tầng khuếch đại công suất âm tần
• Sơ đồ mạch điện

• Tác dụng linh kiện:


+) T1: Cung cấp hai điện áp ngược pha cho 2 transistor
+) Q5, Q6: 2 tran cùng loại (pnp) luôn phiên làm việc trong từng nửa
chu kỳ âm và dương của tín hiệu vào
+) R4: tạo thiên áp cho cực bazơ của 2 transistor Q5 và Q6
+) R5, R6: cấp nguồn cho emito của 2 transistor để 2 transistor làm
việc ở chế độ A, B
+) C2: tụ lọc nguồn
+) C5: kết hợp với cuộn dây của biến áp T2 hình thành khung cộng
hưởng LC → cho tín hiệu âm tần (tin tức) cần khuếch đại đi qua còn
tín hiệu khác (hài bậc cao) loại bỏ
+) T2: biến áp đóng vai trò tải chung kết hợp với hai tín hiệu của
tầng khuếch đại đẩy kéo → tạo ra tín hiệu hoàn chỉnh để đưa ra loa.
• Đặc điểm:
+) Đây là sơ đồ đẩy kéo song song làm việc ở chế độ AB
• Ưu điểm:
+) Có hiệu suất cao
+) Nguồn cung cấp 1 chiều yêu cầu nhỏ
+) Tải được cách điện về mặt một chiều
• Nhược điểm:
+) Biến áp có kích thước lớn
+) Dải tần làm việc hẹp
+) Không thực hiện được dưới dạng mạch tổ hợp IC
IV. Kết luận
1. Ưu, nhược điểm của sơ đồ phân tích:
- Ưu điểm:
• Do ftg < fth nên các bộ khuếch đại trung gian (KĐTG) là các bộ
khuếch đại ở tần số thấp có thể thực hiện với hệ số khuếch đại với hệ
số cao mà vẫn làm việc ổn định. Vì vậy hệ số khuếch đại của máy thu
đổi tần một lần cao, nên độ nhạy máy thu cao.
- Nhược điểm:
• Do sử dụng bộ trộn tần nên máy thu ảnh hưởng của nhiễu trung gian
(có tần số bằng ftg), nhiễu ảnh và nhiễu hài bậc 2. Nhiễu trung gian
(tần số thấp) và nhiễu hài bậc 2 (tần số cao) có thể loại bỏ dễ dàng bởi
các bộ lọc ở mạch vào và ở các bộ khuếch đại cao tần, còn nhiễu ảnh
do khoảng cách với tần số tín hiệu là nhỏ (bằng 2 ftg) nên rất khó loại
bỏ. Để loại bỏ nhiễu ảnh có thể chọn ftg lớn, nhưng khi đó tầng KĐTG
lại làm việc ở tần số cao, do đó rất khó đạt được hệ số khuếch đại cao.
2. Ứng dụng của sơ đồ phân tích
- Máy thu Radio
3. Đề xuất biện pháp nâng cao chất lượng
- Để khắc phục nhược điểm của sơ đồ phân tích, người ta sử dụng sơ đồ
máy thu đổi tần 2 lần
- Ở trộn tần thứ nhất chọn ftg1 = fns1 + fth > fth (ở đây bộ dao động ngoại
sai 1 là bộ dao động tần số cố định fns1 = const). Do ftg1 lớn nên việc
loại bỏ nhiễu ảnh rất dễ dàng bằng các bộ lọc ở mạch vào và KĐCT
- Ở lần trộn thứ 2 chọn ftg2 = fns2 – ftg1 = fns2 – fns1 – fth = const (ở đây bộ
tạo dao động ngoại sai 2 là bộ dao động được điều chỉnh tần số thay
đổi theo tần số tín hiệu để đảm bảo ftg2 = const). Do ftg2 nhỏ và cố định
nên đảm bảo được khả năng loại bỏ nhiễu lân cận và đảm bảo bộ
KĐTG2 có hệ số khuếch đại cao, do đó độ nhạy máy thu cao. Đối với
một số máy thu chất lượng cao mà người ta có thể thực hiện đổi tần 3
lần. Máy thu đổi tần hai lần có tất cả ưu điểm máy thu đổi tần một lần.
V. Thu hoạch
- Sau khi hoàn thành học phần đồ án Kỹ thuật thu phát vô tuyến điện,
em đã có thêm kiến thức đầy đủ hơn về các loại máy thu AM, đặc biệt
là mấy thu AM đổi tần. Từ đó có thêm kiến thức về thiết kế các mạch
tương tự về các lọai máy thu phát tín hiệu. Thêm vào đó em cũng
được luyện tập và có thêm kỹ năng làm báo cáo đồ án bằng phần mềm
word.

---LỜI CẢM ƠN---


Sau cùng, em xin gửi lời cảm ơn tới giảng viên bộ môn cô – Nguyễn Thùy Linh đã
giảng dạy, cung cấp tài liệu và hướng dẫn tận tình, chi tiết để em có đủ kiến thức
liên quan để vận dụng vào học phần đồ án Kỹ thuật thu phát vô tuyến điện. Do
trình độ còn hạn chế nên bài báo cáo không tránh khỏi thiếu sót kính mong cô bỏ
qua. Em rất mong nhận được ý kiến nhận xét của cô.

Em chúc cô luôn khỏe mạnh và công tác tốt trong công việc.

You might also like