You are on page 1of 3

Mùa xuân vốn là đề tài truyền thống trong thơ ca dân tộc.

Với bài thơ “Mùa


xuân nho nhỏ”, nhà thơ Thanh Hải đã góp cho thơ ca dân tộc một bài thơ
xuân đẹp, đậm đà tình nghĩa. Tình yêu mùa xuân gắn liền với tình yêu đất
nước, quê hương được Thanh Hải diễn tả một cách sâu sắc, chân thành và
cảm động qua lời thơ bình dị mà hết sức sâu xa. Mùa xuân nho nhỏ được
sáng tác năm 1980, khi nhà thơ Thanh Hải đang nằm trên giường bệnh. Bài
thơ không chỉ là cảm xúc về một mùa xuân tươi xanh mà còn là tình yêu
thiên nhiên đất trời mãnh liệt, luôn dâng trào ở trái tim tác giả. Ngay ở khổ
thơ đầu bài thơ đã toát lên được điều đó.
“Mọc giữa dòng sông xanh
Một bông hoa tím biếc
Ơi con chim chiền chiện
Hót chi mà vang trời”
Bài thơ mở đầu bằng 1 bức tranh tràn ngập sắc xuân, một mùa xuân rất Huế.
Xứ Huế đã đi vào trong thi ca của không ít các thi nhân. Nhưng với đoạn thơ
này, ta cảm nhận được phong vị rất riêng của Thanh Hải, bức tranh xuân ấy
hiện lên rất it chi tiết nhưng vẫn đẹp một cách hoàn thiện với đầy đủ đường
nét, sắc màu, âm thanh, ánh sáng,…
Trước hết là sự xuất hiện của những hình ảnh bình dị mà đặc trưng của mùa
xuân: “có một dòng sông xanh hiền hòa, mênh mang, làm nền cho sắc tím
của bông hoa, màu tím của xứ Huế mộng mơ
"Một bông hoa tím biếc
Mọc giữa dòng sông xanh"
Hình ảnh dòng sông xanh gợi nhớ dòng Hương Giang thơ mộng. Con sông
như 1 dải lụa xanh mềm mại chảy giữa lòng thành phố, đem đến cho nơi đây
1 vẻ đẹp dịu dàng hiếm nơi đâu có được. Có lẽ vì thế mà một nhà thơ đã viết
"Nếu không có một dòng hương
Câu thơ xứ Huế nửa đường đánh rơi"
Màu xanh ấy là sự kết đọng giữa màu xanh trong trẻo của trời và của cây cối
hai bên bờ, một vẻ đẹp yên ả dịu êm. Nổi bật giữa không gian mênh mông
trời nước, giữa dòng sông với làn nước trong xanh, bỗng nhiên mọc lên một
bông hoa. Bông hoa ấy có màu sắc tím biếc. Màu tím làm nên sự thơ mộng,
nhẹ nhàng, làm nên sắc xuân. Đó là vẻ đẹp tinh khôi, sáng trong mà cũng rất
đỗi mộng mơ. Đó là màu tím của hoa, của thiên nhiên hay chính là sự tượng
trưng cho xứ Huế thơ mộng. Nhà thơ còn khéo léo vận dụng phép đảo ngữ
khi đưa động từ mọc lên đầu bài thơ. Nó gợi sự vươn lên khỏe khoắn, mạnh
mẽ của bông hoa giữa dòng sông xanh thẳm làm cho cái sắc tím biếc ít ỏi
bỗng trở nên thật nổi bật. Nó mọc lên từ giữa lòng sông như tâm điểm của
bức tranh. Bông hoa ấy, như thể là nơi phát sinh, khởi nguồn cho sự sống
dồi dào, bất tận của mùa xuân. Màu xanh của nước hài hòa với màu tím biếc
của hoa vẽ nên 1 bức tranh xuân thơ mộng, rực rỡ sắc màu, đậm đà phong vị
xứ Huế. Trên nền xanh của dòng sông, màu hoa tím biếc, tưởng chừng như
bức họa ấy tĩnh lại.Nhưng ngay sau đó là sự xuất hiện của tiếng động:
"Ơi con chim chiền chiện
Hót chi mà vang trời"
Không gian mùa xuân mở rộng khoáng đạt, bao la với nửa bầu trời và âm
thanh tiếng chim chiền chiện thân thuộc của quê hương miền Trung biết bao
thiết tha, trìu mến. Tác giả cũng đã sử dụng phép nhân hóa "Ơi” Lời gọi ấy
như cất lên từ sâu thẳm tình yêu của nhà thơ đối với thiên nhiên tươi đẹp. Và
cảm xúc của con người thực sự trào dâng qua câu hỏi tu từ “Hót chi mà vang
trời”. Tiếng chim ấy vang tận trời cao, trong trẻo, ngân nga, rộn ràng làm
không gian vốn thanh trầm bỗng trở nên náo nức lạ thường. Nó làm sống
dậy cả không gian cao rộng, vực dậy cả một tâm hồn con người đang phải
đối mặt với bóng đen u ám của bệnh tật, của cái chết rình rập. Trước vẻ đẹp
thiên nhiên ấy, tác giả không khỏi bộc lộ rõ nét cảm xúc của bản thân:
"Từng giọt long lanh rơi
Tôi đưa tay tôi hứng"
"Giọt long lanh" ở đây được hiểu với rất nhiều nghĩa khác nhau. Đó có thể
là giọt sương trong buổi sớm ban mai, giọt mưa còn vương lại trên mái hiên
hè sau mỗi trận mưa rả rích đêm khuya hay đó cũng có thể là giọt mang ý
nghĩa tượng trưng cho hạnh phúc, cho sức sống tràn đầy. Tác giả không chỉ
lắng nghe âm thanh mà còn nhìn thấy nó kết dạng thành hình thành khối với
sắc màu long lanh. Nghệ thuật ẩn dụ chuyển đổi cảm giác đã giúp nhà thơ
diễn tả những cung bậc cảm xúc, có sức lay động lòng người. Tiếng chim
chiền chiện thả vào không gian trong suốt mùa xuân những âm thanh trong
trẻo. Phải chăng đó là những giọt mùa xuân đang đọng lại bởi tình yêu cuộc
sống đang trào dâng trong trái tim thi nhân. Cử chỉ “Tôi đưa tay tôi hứng”
cùng với điệp từ “tôi” thể hiện sự trân trọng, nâng niu, đón nhận vẻ đẹp
thiên nhiên cùng với cảm xúc say sưa, ngây ngất, xốn xang, rạo rực của nhà
thơ trước đất trời mùa xuân. Thanh Hải như muốn ôm trọn vào lòng tất cả
sức sống của mùa xuân, của cuộc đời. Có một nhà phê bình đã từng viết về
"Mùa xuân nho nhỏ" giống như "Một tác phẩm kết tinh của tâm hồn người
sáng tác, vừa là sợi dây truyền cho mọi người sự sống mà nghệ sĩ mang
trong lòng". Không phải một mùa xuân mang sự ảm đạm, u buồn trong
"Xuân" của Chế Lan Viên, cũng không phải một "Mưa xuân" của Nguyễn
Bính mang đầy sự dịu dàng, nhẹ nhàng của một người con gái như đang ngỏ
lời trách hờn với chàng trai hay một "Hồn xuân" của Huy Cận mang hơi thở
của tình yêu. Thanh Hải đã góp vào một tiếng thơ riêng, rất riêng, rất Thanh
Hải và rất ý nghĩa. Chính tình yêu thiên nhiên da diết cùng với tinh thần lạc
quan, yêu đời của tác giả Thanh Hải đã đem đến một tiếng thơ vô cùng giản
dị, mộc mạc mà chan chứa xúc cảm.
Như vậy, qua việc sử dụng nghệ thuật đảo ngữm bptt ẩn dụ, nhân hóa cùng
các từ ngữ, hình ảnh giàu giá trị gợi tả, khổ thơ đầu đã mở ra 1 bức tranh
mùa xuân khoáng đạt, tươi tắn, trong trẻo, rộn ràng, ắp đầy sự sống và ấm áp
tình người. Bức tranh ấy được họa lên từ những vần thơ có nhạc. Qua đó,
người đọc cảm nhận được cảm xúc say sưa, ngây ngất, trìu mến, trân trọng
của tác giả trước vẻ đẹp đất trời lúc vào xuân.
Đoạn thơ kết thúc nhưng dư âm vẫn vang vọng trong lòng mỗi người. Hình
ảnh mùa xuân thiên nhiên xứ Huế thơ mộng cùng niềm say đắm với thiên
nhiên, tình yêu tha thiết với cuộc đời của nhà thơ vẫn khiến lòng người xao
xuyến.

You might also like