You are on page 1of 154

Những Viễn cảnh mới Tủ sách SOS2

về Chính trị và Xã hội


Trung Quốc

Văn hoá & sự Tham gia Chính trị


ở Đô thị Trung Quốc
Yang Zhong

Nguyễn Quang A dịch


New Perspectives on Chinese Politics and Society

Series Editor Yang


Zhong
Shanghai Jiao Tong University
Shanghai, China
Sự tăng trưởng nhanh đã đặt ra những thách thức mới cho sự phát triển chính
trị và kinh tế bền vững ở Trung Quốc. Loạt sách này dành cho nghiên cứu về
chính trị và xã hội Trung Quốc hiện đại, nhờ những nghiên cứu tình huống, công
việc thực địa, các điều tra, và phân tích lượng. Ngoài sự chú tâm theo lối kinh
nghiệm của nó, loạt sách này sẽ cố gắng cung cấp những viễn cảnh và sự thấu
hiểu độc nhất bằng việc xuất bản nghiên cứu từ các học giả ở Trung Quốc và
khu vực. Các tựa trong loạt sách này sẽ là về văn hoá chính trị, xã hội dân sự,
kinh tế học chính trị và cai quản (governance).

More information about this series at


http://www.springer.com/series/14734
Yang Zhong

Political Culture and


Participation in
Urban China
Yang Zhong
Shanghai Jiao Tong University
Shanghai, China
MỤC LỤC

Lời giới thiệu ix

1 Dẫn nhập 1
2 SỰ ỦNG HỘ CHÍNH TRỊ Ở CÁC ĐÔ THỊ TRUNG QUỐC 11
3 Các mức quan tâm chính trị 33
4 Các giá trị dân chủ 53
5 Sự Tin cậy Chính trị ở Trung Quốc đô thị 73
6 Các Quan điểm Môi trường của Dân cư đô thị Trung Quốc 91
7 Nghiên cứu Kinh nghiệm về các Giá trị Tôn giáo, Xã hội và
Chính trị của các Kitô hữu đô thị Trung Quốc
109
8 Kết luận 133
Index 141
v
DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1 Sự ủng hộ chính trị phổ biến giữa dân cư đô thị Trung Quốc (%) 15
Bảng 2.2 Sự tin cậy của chính phủ trung ương giữa dân cư đô thị Trung 17
Quốc (%)
Bảng 2.3 Sự thoả mãn chính trị (%) 18
Bảng 2.4 Đánh giá cải cách kinh tế chính phủ (%) 19
Bảng 2.5 Sự ưa thích bầu trực tiếp các lãnh đạo chính phủ trung ương Trung 19
Quốc (%)
Bảng 2.6 Vai trò của Trung Quốc trong công việc quốc tế (%) 20
Bảng 2.7 Ủng hộ Trung Quốc lấy lại các đản Điếu Ngư bằng vũ lực (%) 21
Bảng 2.8 Sự thoả mãn cuộc sống (%) 22
Bảng 2.9 Mô hình đa biến về sự ủng hộ chế độ ở Trung Quốc đô thị 25
Bảng 3.1 Mức quan tâm chính trị giữa dân cư đô thị Trung Quốc (%) 37
Bảng 3.2 Các mức quan tâm chính trị ở Mỹ, Anh, Hong Kong, Đài Loan, 38
Hàn Quốc, Nhật Bản, Mexico và Nam Phi (%)
Bảng 3.3 Thảo luận chính trị với những người khác (%) 38
Bảng 3.4 Các niềm tin tôn giáo chính giữa dân cư đô thị Trung Quốc (%) 40
Bảng 3.5 Các tín đồ/không tín đồ vs. sự quan tâm chính trị (%) 41
Bảng 3.6 Mô hình đa biến về sự quan tâm chính trị ở Trung Quốc đô thị 46
Bảng 4.1 Các giá trị dân chủ then chốt (%) 55
Bảng 4.2 Sự ủng hộ nền kinh tế thị trường tư nhân (%) 58
Bảng 4.3 Sự thoả mãn với tốc độ cải cách kinh tế (%) 59
Bảng 4.4 Sự tin cậy xã hội (%) 62
Bảng 4.5 Nói chuyện với người lạ trên internet (%) 62
Bảng 4.6 Mô hình đa biến về các giá trị dân chủ ở Trung Quốc đô thị 66
Bảng 5.1 Mức tin cậy xã hội chung giữa dân cư đô thị Trung Quốc (%) 78
vii DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 5.2 Mô hình đa biến về sự tin cậy chính quyền ở Trung Quốc đô thị 83
Bảng 6.1 Hiểu biết môi trường I (%) 93
Bảng 6.2 Hiểu biết môi trường II (%) 94
Bảng 6.3 Đánh giá môi trường I (%) 95
Bảng 6.4 Đánh giá môi trường II (%) 95
Bảng 6.5 Sự sẵn sàng để giúp các sự nghiệp môi trường (%) 96
Bảng 6.6 Khả năng chịu hy sinh cá nhân để bảo vệ môi trường (%) 97
Bảng 6.7 Sự sẵn sàng để chi trả cho sự cải thiện nước (%) 97
Bảng 6.8 Số tiền chi cho xử lý nước 98
Bảng 6.9 Phát triển kinh tế vs. bảo vệ môi trường (%) 99
Bảng 6.10 Ưu tiên cho bảo vệ môi trường (%) 99
Bảng 6.11 Thái độ đối với đốt pháo trong dịp Tết (%) 100
Bảng 6.12 Khả năng tham gia kiến nghị hay các hoạt động phản đối chống 101
lại cơ sở hoá chất có tiềm năng gây hại (%)
Bảng 6.13 Các hành động để làm trong trường hợp sự cố ô nhiễm (%) 102
Bảng 6.14 Mô hình đa biến về sự sẵn sàng đóng góp cho môi trường 103
Bảng 7.1 Bạn là một Kitô hữu từ bao lâu? (%) 114
Bảng 7.2 Đi dự lễ nhà thời (%) 115
Bảng 7.3 Bạn cầu nguyện thường xuyên thế nào? (%) 115
Bảng 7.4 Bạn đọc Kinh thánh thường xuyên ra sao? (%) 116
Bảng 7.5 Tầm quan trọng của Chúa trong đời bạn? (%) 116
Bảng 7.6 Các giá trị tôn giáo của các Kitô hữu Trung Quốc (%) 117
Bảng 7.7 Các giá trị xã hội của các Kitô hữu Trung Quốc (%) 119
Bảng 7.8 Sự khác biệt giá trị tôn giáo giữa các thành viên nhà thờ Ba Tự và 122
các thành viên nhà thờ tại gia
Bảng 7.9 Sự quan tâm chính trị của các Kitô hữu Trung Quốc (%) 123
Bảng 7.10 Về hội đồng nhân dân địa phương (%) 124
Bảng 7.11 Các giá trị dân chủ khai phóng của các Kitô hữu Trung Quốc (%) 125
Bảng 7.12 Phân tích đa biến (OLS) của các giá trị xã hội của các Kitô hữu 127
Trung Quốc
Bảng 7.13 Phân tích đa biến (OLS) của các giá trị dân chủ của các Kitô hữu 128
Trung Quốc
Bảng 8.1 Hệ thống chính trị của chúng ta cần bất kể sự điều chỉnh nào? (%) 136
Bảng 8.2 Sự ủng hộ phổ biến cho hệ thống chính trị Trung Quốc giữa nhân 136
dân Trung Quốc (%)
Bảng 8.3 Các mức quan tâm chính trị giữa nhân dân Trung Quốc (%) 137
Bảng 8.4 Thảo luận chính trị với những người khác giữa nhân dân Trung 137
Quốc (%)
Bảng 8.5 Bạn đồng ý với tuyên bố nào sau đây? (%) 138
DANH MỤC CÁC BẢNG viii

Bảng 8.6 Bạn đồng ý với tuyên bố nào sau đây (%) 138
Bảng 8.7 Bạn đồng ý với tuyên bố nào sau đây? (%) 139
Bảng 8.8 Hãy để các lãnh tụ quyết định mọi thứ (%) 139
Bảng 8.9 Sự tin cậy chính phủ trung ương bởi nhân dân Trung Quốc (%) 140
Bảng 8.10 Đa số người dân là có thể được tin cậy hoặc chúng ta phải cẩn 140
trọng khi quan hệ với những người khác (%)
LỜI GIỚI THIỆU

Bạn đọc cầm trên tay cuốn thứ ba mươi tám* của tủ sách SOS2, cuốn Văn hoá và
sự Tham gia Chính trị ở Trung Quốc Đô thị (Political Culture & Participation in
Urban China) của Gs. Yang Zhong (Palgrave Macmillan, 2018). Yang Zhong
(Dương Trung) là giáo sư Đại học Giao Thông Thượng Hải, Trung Quốc (đồng
thời ông cũng là giáo sư tại Bộ môn Khoa học Chính trị Đại học Tennessee,
Knoxville, Tennesse, Hoa Kỳ từ 2003). Gs. Yang Zhong chuyên nghiên cứu
chính trị học so sánh và chính trị Trung Quốc. Ông cũng đã xuất bản một cuốn

* Các quyển trước gồm:


1. J. Kornai: Con đường dẫn tới nền kinh tế thị trường, Hội Tin học Việt Nam 2001, Nhà Xuất bản Văn hoá
Thông tin (NXB VHTT) 2002; Con đường dẫn tới nền kinh tế tự do (NXB Tri thức. 2007)
2. J. Kornai: Hệ thống Xã hội chủ nghĩa, NXB Văn hoá Thông tin 2002
3. J. Kornai- K. Eggleston: Chăm sóc sức khoẻ cộng đồng, NXB VHTT 2002
4. G. Soros: Giả kim thuật tài chính
5. H. de Soto: Sự bí ẩn của tư bản, NXB Chính trị Quốc gia, 2006 [Sự bí ẩn của Vốn]
6. J. E. Stiglitz: Chủ nghĩa xã hội đi về đâu?
7. F.A. Hayek: Con đường dẫn tới chế độ nông nô
8. G. Soros: Xã hội Mở
9. K. Popper: Sự Khốn cùng của Chủ nghĩa lịch sử
10. K. Popper: Xã hội mở và những kẻ thù của nó, I, Plato
11. K. Popper: Xã hội mở và những kẻ thù của nó, II, Hegel và Marx
12. Thomas S. Kuhn: Cấu trúc của các cuộc Cách mạng Khoa học
13. Thomas L. Friedman: Thế giới phẳng, Nhà xuất bản Trẻ, 2006
14. Một năm Hội nghị Diên Hồng Hungary do Nguyễn Quang A tuyển, dịch, biên soạn
15. Kornai János: Bằng Sức mạnh Tư duy, tiểu sử tự thuật đặc biệt, NXB Thanh Hóa, 2008
16. Kornai János: Lịch sử và những bài học,NXB Tri thức, 2007
17. Peter Drucker: Xã hội tri thức, Quản lý, Kinh doanh, Xã hội và Nhà nước, tập tiểu luận
18. Murray Rothabrd: Luân lý của tự do
19. Amartya Sen: Tư tưởng về công bằng
20. Kornai János: Chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa tư bản, dân chủ và thay đổi hệ thống
21. Kornai János: Các ý tưởng về chủ nghĩa tư bản, NXB Thời Đại, 2012.
22. Robert Kagan: Thế giới mà Mỹ tạo ra, 2012
23. Daron Acemoglu, James A. Robinson: Vì sao các Quốc gia Thất bại, 2012 (NXB Trẻ có bản dịch khác
được xuất bản năm 2013)
24. Kỷ yếu hội thảo Đại học Michigan: Bàn tròn Ba Lan-Những bài học, 2013
25. Thương lượng những thay đổi cơ bản: Hiểu và mở rộng các bài học của các cuộc đàm phán Tròn Ba
Lan, 2013
26. Adam Michnik: Những lá Thư từ Nhà tù và các Tiểu luận khác, 2013
27. Elzbieta Matynia: Dân chủ ngôn hành, 2014
28. Josep M. Colomer: Lý thuyết Trò chơi và Chuyển đổi sang Nền dân chủ – Mô hình Tây Ban Nha, 2014
29. Lisa Anderson: Chuyển đổi sang Dân chủ, 2015
30. Paul J. Carnegie: Con Đường từ Chủ nghĩa Độc đoán đến Dân chủ hóa ở Indonesia, 2015
31. Hsin-HuangMichael Hsiao (ed.): Các nền Dân chủ Á châu Mới: So sánh Phillipines, Hàn Quốc và Đài Loan,
2015
32. Larry Diamond và Marc Plattner (biên tập) Dân chủ có Suy thoái?, 2016
33. Chistian Welzel, Tự do đang lên – Trao quyền cho con người và truy tìm sự giải phóng, NXB Dân khí
2016
34. Guy Standing, Precariat – giai cấp mới nguy hiểm, NXB Dân khí, 2017
35. Bob Jessop, Nhà nước – Quá khứ, Hiện tại, Tương lai NXB Dân khí, 2018
36. Fortunato Musella, Các Lãnh tụ Vượt quá Chính trị Đảng , NXB Dân khí, 2018
37. Jamie Barlett, Nhân dân vs Công nghệ: internet đang giết dân chủ như thế nào (và chúng ta cứu nó ra
sao), NXB Dân khí, 2018
Lời giới thiệu x

sách có đầu đề tương tự (Political Culture and Participation in Rural China,


2012) cho khu vực nông thôn Trung Quốc. Với hai cuốn sách này có thể nói ông
là chuyên gia hàng đầu về văn hoá chính trị Trung Quốc .
Cuốn sách mỏng này bàn về văn hoá chính trị và sự tham gia chính trị của
dân cư đô thị Trung Quốc dựa trên hai khảo sát quy mô lớn mà tác giả chủ trì và
được Đại học Giao Thông Thượng Hải tiến hành tại 34 thành phố lớn của Trung
Quốc (Survey of Chinese Urban Residents’ Environmental Attitude and Behavior
– Điều tra về Thái độ và Ứng xử Môi trường của Dân đô thị Trung Quốc được
Trung Tâm Nghiên cứu Dư luận của Đại học Giao Thông Thượng Hải tiến hành
giữa tháng Tư và tháng Năm 2013; và Social and Political Values of Chinese
Urban Residents, điều tra về các Giá trị Xã hội và Chính trị của dân đô thị Trung
Quốc, cũng được Trung Tâm đó tiến hành giữa tháng Mười và tháng Mười Hai
2013). Ông cũng có một điều tra riêng giữa tháng Giêng và tháng Mười Hai 2011
về các Kitô hữu (những người Tin lành) ở một số thành phố Trung Quốc. Ông
cũng sử dụng các kết quả của những điều tra khác ở Trung Quốc và các các nước
khác (như World Values Survey và Asian Barometer Surveys) để có dữ liệu so
sánh.
Cuốn sách lý thú cho bất kỳ ai quan tâm đến văn hoá chính trị Trung Quốc,
vì với việc phân tích các dữ liệu của hai điều tra ngẫu nhiên quy mô lớn tác giả đã
đưa ra những phát hiện giúp chúng ta hiểu hơn về văn hoá chính trị Trung Quốc,
qua điều tra không ngẫu nhiên về các Kitô hữu Trung Quốc tác giả cũng cho
chúng ta cái nhìn mới vào sự phát triển rất nhanh của Đạo Kitô (Tin Lành) ở đô
thị Trung Quốc. Hiếm có những cuộc điều tra và phân tích kết quả điều tra quy
mô lớn về đề tài này ở một nước phi dân chủ, độc đoán như Trung Quốc. Như
thế, cuốn sách lấp một lỗ hổng lớn trong hiểu biết của chúng ta về văn hoá chính
trị Trung Quốc. Người ta thường nghĩ Trung Quốc là rất đặc biệt, không có gì
giống với thế giới nhất là về chính trị. Hoá ra, Trung Quốc cũng là nước bình
thường chứ không phải ngoại lệ.
Theo tôi biết, đáng tiếc, ở Việt Nam chưa có những điều tra tương tự. Ngoài
vài điều tra chung của World Values Surveys (có tiến hành 2 đợt vào năm 2001 và
2006) tại Việt Nam (trong tổng cộng 7 đợt trên thế giới) và một số điều tra của
Asian Barometer Surveys, chưa thấy có điều tra nào về văn hoá chính trị ở Việt
Nam.
Đối với bạn đọc Việt Nam, cuốn sách của Gs. Yang Zhong đặc biệt lý thú.
Do những sự tương đồng giữa hai nước, rất có thể những kết quả nghiên cứu cứu
từ cuốn sách này có thể giúp hình dung, hay đưa ra các giả thuyết về văn hoá
chính trị Việt Nam chăng. Theo tôi biết, thậm chí không có cả những giả thuyết
về văn hoá chính trị Việt Nam như vậy, nói chi đến việc dùng các điều tra ngẫu
nhiên quy mô lớn để xác minh hay bác bỏ những giả thuyết đó. Hay đây là vấn
đề nhạy cảm? Và có những điều tra dư luận như vậy nhưng người ta không dám
công bố? Trong mọi trường hợp, giới nghiên cứu chính trị Việt Nam tỏ ra tụt hậu
quá xa với thế giới.
Chắc chắn việc điều tra văn hoá chính trị ở Trung Quốc cũng là vấn đề “nhạy
xi Lời giới thiệu
cảm” như tác giả đôi khi nhắc đến trong cuốn sách, nhưng riêng việc các điều tra
như vậy được các đại học tiến hành và những kết quả điều tra được công bố trên
trường quốc tế cũng đáng để cho giới cầm quyền và giới học thuật ở Việt Nam
suy ngẫm.
Cả các cuộc điều tra của World Values Surveys lẫn của Asian Barometer
Surveys đều do các tổ chức xã hội dân sự tiến hành. Liệu xã hội dân sự Việt Nam
có dám đảm đương làm những việc nghiên cứu, điều tra hết sức công phu và tốn
kém, nhưng vô cùng quan trọng cho việc hiểu tình hình đất nước và dự đoán cũng
như định hướng cho các hoạt động phát triển đất nước, thí dụ cho dân chủ hoá
hay không? Tôi nghĩ những nghiên cứu điều tra như vậy là hết sức cần thiết cho
đất nước (và thậm chí cho cả những người cầm quyền vì qua đó họ có thể hiệu
chỉnh các chính sách nhằm “lấy lòng dân”).
Cuốn sách có thể bổ ích cho các nhà nghiên cứu chính trị, thậm chí các chính
trị gia và những người quan tâm khác (cần hiểu một chút về xử lý dữ liệu và hồi
quy sơ đẳng để có thể đọc, hiểu và lý giải các kết quả) đến chính trị và văn hoá
chính trị, như các nhà báo, sinh viên, và những người khác.
Tôi đã cố gắng để bản dịch được chính xác và dễ đọc, tuy nhiên do hiểu biết
có hạn nên bản dịch không tránh khỏi sai sót, mong các bạn góp ý để hoàn thiện.

Hà Nội 16-7-2018
Nguyễn Quang A
CHƯƠNG 1

Dẫn nhập

Một trong những biến đổi đáng chú ý và quan trọng nhất ở Trung Quốc trong
ba thập kỷ cải cách qua là sự đô thị hoá nhanh và hàng loạt của nước đông
dân nhất thế giới. Sự bành trướng là một từ thích hợp đặc biệt để mô tả sự mở
rộng đô thị của Trung Quốc. Các chính quyền đô thị Trung Quốc đã đổ xô để
dựng lên các thành phố mới bằng việc thôn tính đất trồng trọt. Trong ba mươi
năm qua, 45.000 dặm vuông (hay 116.500 km vuông) đất canh tác, hay một
diện tích bằng nửa toàn bộ đất liền của Vương quốc Anh, đã được biến thành
các khu vực đô thị ở Trung Quốc.1 Trong năm, 1978, năm bắt đầu cải cách,
chỉ khoảng 18 phần trăm người Trung Quốc sống ở các thành phố.2 Vào 2011,
con số này đã đạt 53.7 phần trăm,3 không kể hàng trăm triệu công nhân di cư
những người làm việc và sống trong các đô thị Trung Quốc mà không có hộ
khẩu thành phố. Quá trình đô thị hoá chưa chấm dứt chút nào. Thực ra, Thủ
tướng Lý Khắc Cường đã làm cho sự đô thị hoá thành một trong những động lực
chính trong sự phát triển kinh tế của Trung Quốc và đã làm tăng tốc quá trình đô
thị hoá. Được dự kiến rằng vào 2020 tỷ lệ đô thị hoá của Trung Quốc sẽ là
khoảng 60 phần trăm.4
Đã được viết nhiều về các hệ quả và các hệ luỵ của sự đô thị hoá gây ấn
tượng mạnh liên quan đến những khía cạnh khác nhau như tăng trưởng kinh tế, dich
chuyển dân số, ô nhiễm, tắc nghẽn giao thông, sự phát triển bền vững, những
sự bất bình đẳng, sự mất đất nông nghiệp, vân vân. Đã không có sự chú ý đủ đến
những hệ luỵ chính trị của sự đô thị hoá nhanh và hàng loạt ở Trung Quốc. Các

© The Author(s) 2018 1


Y. Zhong, Political Culture and Participation in Urban China,
New Perspectives on Chinese Politics and Society,
DOI 10.1007/978-981-10-6268-1_1
2 1 DẪN NHẬP

thành phố, như một kết quả của những đặc điểm độc nhất của chúng, về mặt
lịch sử đã đóng vai trò quan trọng trong sự thay đổi chính trị khắp thế giới.
Không phải ngẫu nhiên rằng hầu hết các cuộc cách mạng, nổi loạn và khởi
nghĩa đương thời, từ Cách mạng Pháp đến Cách mạng Bolshevik và từ Phong
trào Ngũ Tứ ở Trung Quốc đến “các cuộc cách mạng mầu” gần đây ở Trung
Đông, đã nổ ra đầu tiên ở các thành phố. Thành công của Cách mạng cộng sản
Trung Quốc nảy sinh từ chiến lược “lấy nông thôn bao vây thành thị” đã là
một ngoại lệ và không phải là quy luật. Các nhân tố sau đã làm cho thành phố
là nơi có khả năng nhất cho các sự kiện chính trị. Thứ nhất, các nhà chức trách,
bao gồm các chính quyền cả trung ương lẫn địa phương, được đặt ở các vùng
đô thị và chúng ở trong vùng ngoặm của dân cư đô thị. Thứ hai, các vùng đô
thị có mật độ dân cư cao và các cuộc phản kháng dễ lấy được đà. Thứ ba, các
thành phố thường có các phương tiện truyền thông tinh vi hơn cho việc tổ
chức các sự kiện chính trị. Nhân tố thứ tư là sự tập trung của những người nghèo
đô thị, những người có thể được huy động dễ dàng.
Người ta cho rằng chính phủ Trung Quốc đã quản lý quá trình đô thị hoá
tốt hơn nhiều nước đang phát triển khác bằng việc tránh một số vấn đề điển
hình gắn với đô thị hoá, như sự tồn tại của các khu ổ chuột đô thị, sự phát
triển không đều bên trong các đô thị, tỷ lệ thất nghiệp cao, tỷ lệ tội phạm cao
và sự thiếu nghiêm trọng các dịch vụ xã hội và công cộng. Quả thực, vài
người đã cho rằng thành công tương đối của chính phủ Trung Quốc trong việc
quản lý quá trình đô thị hoá của nó đã đóng góp cho sự ổn định chế độ ở Trung
Quốc trong ba mươi năm qua.5 Một trong các biện pháp thể chế đã có công cho
sự thúc đẩy tính ổn định trong các vùng đô thị Trung Quốc là hộ khẩu hay hệ
thống đăng ký hộ gia đình cứng nhắc, một chính sách thiên vị-thành phố phân
biệt đối xử chống lại dân cư nông thôn ở Trung Quốc. Sự hạn chế khả năng
của dân cư nông thôn để trở thành dân cư thành thị với những phúc lợi đã cản
trở sự hiện diện của các khu ổ chuột và những người nghèo đô thị trong các
thành phố Trung Quốc. Các công nhân di cư trong các thành phố Trung Quốc
hầu hết được các đơn vị công việc của họ sắp đặt ở tại chỗ làm việc. Bởi vì
các công nhân di cư chỉ là những người tạm trú trong thành phố mà không có
các phúc lợi xã hội và giáo dục mà dân thường trú đô thị hợp pháp được
hưởng, họ thường không mang gia đình của họ tới thành phố. Vì thế không có
các khu ổ chuột ở các thành phố Trung Quốc.
Theo Samuel Huntington, đô thị hoá chắc chắn dẫn đến những thay đổi xã hội và
chính trị.6 Seymour Martin Lipset cho rằng đô thị hoá dẫn đến sự bành trướng
các nhóm lợi ích do sự sống gần nhau tại các thành phố mà dẫn đến sự cạnh
tranh chính trị tăng lên.7 Cũng như một kết quả của sự gần gũi, người dân đô thị
được nói là khoan dung chính trị hơn những người không ở thành phố. Quy mô đô
thị cũng được viện dẫn như một nhân tố chủ yếu đóng góp cho sự phi tập trung
1 DẪN NHẬP 3

hoá và dân chủ hoá chính quyền đô thị.8 Đô thị hoá thường đi cùng với công
nghiệp hoá và một sự mở rộng giai cấp trung lưu, cả hai thứ có các hệ luỵ chính
trị. Trung Quốc có thể là một ngoại lệ với những thay đổi này? Trong các thập
niên gần đây, các đô thị Trung Quốc đã trải nghiệm sự tăng nhanh của các tổ
chức phi chính phủ và các nhà chức trách đô thị đã trở nên chuyên môn hoá
và phi tập trung hơn. Thay cho nghiên cứu các vấn đề thể chế, cuốn sách này,
dựa vào dữ liệu điều tra mới, dùng cách tiếp cận văn hoá chính trị trong nghiên
cứu những hệ luỵ chính trị của sự đô thị hoá ở Trung Quốc. Dân đô thị ở các
thành phố là các diễn viên chính và phương tiện truyền cho bất kể sự thay đổi và
phát triển chính trị nào ở Trung Quốc đô thị. Nghiên cứu thái độ và quan điểm
chính trị của cư dân đô thị là một cách trực tiếp để giải thích và dự đoán quỹ
đạo chính trị của các đô thị Trung Quốc.
Văn hoá và chính trị từ lâu được cho là bện vào nhau. Văn hoá hay giá trị
như một sự giải thích trong nghiên cứu các hiện tượng chính trị có thể được
thấy trong các công trình của Hegel, Kant và Weber. Con người là sản phẩm
của môi trường văn hoá và hành động của họ thường được hướng dẫn và bị ảnh
hưởng bởi các định hướng văn hoá chủ quan của họ. Nhưng từ “văn hoá
chính trị” đầu tiên được đưa vào khoa học chính trị chỉ vào đầu những năm
1960 bởi Gabriel Almond và Sidney Verba trong công trình có ảnh hưởng sâu
rộng của họ The Civic Culture: Political Attitudes and Democracy in Five
Nations.9 Có vài đặc điểm gắn với cách tiếp cận văn hoá chính trị truyền
thống (dù từ “văn hoá chính trị” đã không được dùng cho đến Almond và
Verba) để nghiên cứu chính trị. Thứ nhất, nó thường tập trung vào mức vĩ mô
(hay tổng hợp) của các truyền thống văn hoá và khung cảnh. Thứ hai, nó chấp
nhận một cách tiếp cận idiographic (cá nhân) trong nghiên cứu quan hệ giữa
văn hoá và chính trị mà nhấn mạnh tính độc nhất văn hoá. Thế nhưng đặc điểm
khác của cách tiếp cận văn hoá truyền thống đến nghiên cứu chính trị là bản chất
phi-kinh nghiệm của nó. The Civic Culture đã khai đất mới cho nghiên cứu
văn hoá chính trị. Cách tiếp cận văn hoá chính trị của tôi trong cuốn sách này phù
hợp với nghiên cứu văn hoá chính trị theo lối kinh nghiệm của Almond và Verba.
Vai trò của văn hoá trong việc định hình sự phát triển chính trị ở Trung
Quốc là một nhân tố được hầu hết học giả Trung Quốc thống nhất.10 Tuy vậy,
có sự tranh luận về làm thế nào để xử trí văn hoá chính trị hay văn hoá nói
chung ở Trung Quốc. Một trường phái tư duy tin rằng văn hoá Trung Hoa là
độc nhất và khác triệt để với các văn hoá khác trên thế giới.11 Ngạn ngữ cố là
“Trung Quốc là Trung Quốc là Trung Quốc”.12 Các nhà Trung Quốc học giữ
quan điểm này cho rằng Trung Quốc không chỉ là một nước khác và rằng văn
hoá và lịch sử độc nhất của Trung Quốc khiến cho là không thể để so sánh nó
4 1 DẪN NHẬP

với nước khác. Sự giải thích văn hoá của họ về chính trị Trung Quốc thường
mang tính lặp thừa (tautological) và không-có thể chứng minh là sai. Vì sao
Trung Quốc đã có một lịch sử dài đến vậy của chủ nghĩa độc đoán? Câu trả
lời là bởi vì Trung Quốc có một văn hoá độc đoán. Họ chứng minh thế nào
rằng Trung Quốc có một nền văn hoá độc đoán? Chứng cớ là lịch sử kéo dài
của chủ nghĩa độc đoán ở Trung Quốc. Hạn chế khác của việc dùng các
truyền thống văn hoá để giải thích các hiện tượng chính trị đương thời ở
Trung Quốc là giả thiết cơ sở rằng văn hoá Trung Hoa không thay đổi. Văn
hoá là động và có thay đổi. Văn hoá chính trị Trung Hoa ở Trung Hoa đại lục
được cho rằng đã thay đổi đáng kể, đặc biệt sau Cách mạng Văn hoá và ba
mươi năm cải cách kinh tế. Những thay đổi đã được lập tư liệu kỹ trong
những phát hiện nghiên cứu điều tra trong các năm gần đây.13 Quan điểm đối
ngược cho rằng văn hoá Trung Hoa có khác những văn hoá khác, nhưng nó
không nhất thiết độc nhất.14 “Tính độc nhất” đi ngược với cơ sở hợp lý của nghiên
cứu khoa học xã hội vì khoa học ngụ ý sự khái quát hoá và tính có thể so sánh.
Tất nhiên, không hai nước nào có văn hoá hay văn hoá chính trị y hệt nhau. Sự
khác biệt là cái các học giả quan tâm đến và, thường là tiêu điểm của những
nghiên cứu học thuật. Sự khác biệt văn hoá chỉ có nghĩa là một nước có thể
có nhiều hơn một đặc điểm văn hoá so với của nước khác. Theo nghĩa này,
Trung Quốc phải được nghiên cứu như một nước bình thường trong khung cảnh của các
nước khác. Harry Harding đã sử dụng cụm từ “hàn lâm hoá nghiên cứu Trung
Hoa” để mô tả “sự bình thường hoá” nghiên cứu chính trị Trung Hoa.15
Theo truyền thống thực chứng của The Civic Culture, cuốn sách này là
một nghiên cứu kinh nghiệm về thái độ chính trị và các giá trị của cư dân đô
thị Trung Quốc dựa trên các cuộc điều tra ngẫu nhiên được tiến hành ở các
thành phố lớn Trung Quốc. Nghiên cứu văn hoá chính trị Trung Hoa dùng
phương pháp nghiên cứu điều tra đã trở nên khá phổ biến giữa các học giả16 vì
ba lý do quan trọng. Lý do quan trọng thứ nhất là niềm tin rằng văn hoá chính trị
nói chung và thái độ chính trị, và các giá trị nói riêng, là các bộ tiên đoán tốt
hơn, mặc dù không hoàn hảo, của hành vi con người. Điều này cũng đúng ở
Trung Quốc. Lý do quan trọng khác cho sự chú tâm tăng lên đến nghiên cứu
các thái độ chính trị ở Trung Quốc là sự thực rằng các chính quyền cả trung
ương lẫn địa phương ở Trung Quốc đang chú ý nhiều hơn đến công luận.17
Cảm thấy áp lực về sự cải thiện tính chính đáng chính trị của nó, chính phủ
Trung Quốc đã đáp ứng với ý kiến công chúng hơn và sẵn sàng hơn để
nhượng bộ các đòi hỏi dân chúng so với nhiều chính phủ dân chủ ở các nước
khác. Internet và các phương tiện truyền thông hiện đại khác đã trở thành các
phương tiện chính cho việc bày tỏ dư luận và quan điểm. Lý do thứ ba, và có
lẽ quan trọng nhất, cho sự tăng nhanh nghiên cứu điều tra ở Trung Quốc là sự
sẵn có của dữ liệu điều tra, do sự kiểm soát chính trị được nới lỏng đã khiến
1 DẪN NHẬP 5

cho có thể trong thời kỳ cải cách ở Trung Quốc. Đáng lưu ý rằng cả Điều tra
các Giá trị Thế giới (World Values Survey) lẫn Điều tra Phong Vũ Biểu Á Châu
(Asian Barometer Survey) đã tiến hành thành công các cuộc điều tra quốc gia lớn
trong hai mươi năm qua ở Trung Quốc.
Vài học giả đã công bố nghiên cứu dài về thái độ chính trị và các giá trị
của thị dân ở Trung Quốc đóng góp cho sự hiểu biết về văn hoá chính trị ở
Trung Quốc đô thị.18 Các công trình này, tuy vậy, hoặc tập trung vào một
thành phố và/hoặc sử dụng dữ liệu điều tra từ các năm 1980 và 1990. Một
đóng góp chính của cuốn sách này là dữ liệu cho nghiên cứu này đến từ các
điều tra ở nhiều thành phố và được thu thập trong các năm 2010. Cụ thể, bốn bộ
dữ liệu điều tra được dùng trong cuốn sách này: Các Giá trị Xã hội và Chính trị của
Thị dân Trung Quốc (2013), Thái độ môi trường giữa Thị dân Trung Quốc
(2013), Các Giá trị Tín ngưỡng, Xã hội và Chính trị của các Kitô hữu Trung
Quốc (2011), và Điều tra Asian Barometer (2015). Hai điều tra đầu tiên đã là
phỏng vấn điện thoại được Trung tâm Nghiên cứu Dư luận của Đại học Giao
thông Thượng Hải tiến hành. Khung lấy mẫu gồm các số điện thoại cả cố
định và di động do hệ thống Phỏng vấn được Máy tính Trợ giúp (CATI) tạo
ra ở các thành phố được điều tra. Các sinh viên cao học và thường tại Đại học
Giao thông Thượng Hải và vài đại học phụ cận khác ở Thượng Hải đã tiến
hành các điều tra nặc danh. Dữ liệu về các Kitô hữu đô thị Trung Quốc được
tác giả thu thập qua phỏng vấn mặt đối mặt. Điều tra Asian Barometer đã được
tiến hành chung qua phỏng vấn mặt đối mặt bởi mười tổ chức nghiên cứu
khắp Trung Quốc (trừ Tân cương và Tây Tạng).
Cuốn sách được sắp xếp như sau. Sau Chương dẫn nhập, Chương 2 xem
xét mức ủng hộ chế độ ở Trung Quốc đô thị. Hệ thống chính trị ở Trung
Quốc đã được mô tả như “dẻo dai”. Câu hỏi hiển nhiên để hỏi là vì sao chế độ
Trung Quốc đã duy trì thành công sự cai trị của nó hay đã dẻo dai trong nước
đông dân nhất thế giới. Sự ổn định ở Trung Quốc đô thị là không thể thiếu
được cho mức ổn định chung ở Trung Quốc. Ở mức mô tả, câu hỏi chính cần
được trả lời là: Chế độ hiện thời ở Trung Quốc nhận được sự ủng hộ dân chúng
phổ biến đến mức nào? Ở mức giải tích, chúng ta muốn nêu câu hỏi: các nhân tố
nào tác động đến mức ủng hộ của thị dân Trung Quốc cho hệ thống chính trị hiện
hành ở đây? Ngoài các nhân tố kinh tế-xã hội và nhân khẩu học thông thường
như tuổi, giới, thu nhập, giáo dục và tư cách đảng viên Cộng sản ra, chương
này đặc biệt quan tâm đến khai thác các mối quan hệ giữa sự thoả mãn dân
chúng với thành tích của chính quyền địa phương trong các lĩnh vực chính
sách cụ thể (như giáo dục, chăm sóc ý tế, nhà ở, mạng lưới an sinh xã hội, công ăn
việc làm, an ninh công cộng, giao thông, phát triển văn hoá, và môi trường), giữa
một mặt là sự thoả mãn dân chúng với tính hiệu quả chính quyền địa phương,
6 1 D Ẫ N NHẬP

thái độ với công chức tham nhũng, sự tin cậy của chính quyền trung ương và
mặt khác là sự ủng hộ dân chúng cho chế độ.
Chương 3 đo các mức quan tâm chính trị giữa dân cư đô thị Trung Quốc và
xem xét các nhân tố liên đới. Câu hỏi mô tả chính cần trả lời trong chương này là:
Ở mức độ nào dân cư đô thị Trung Quốc vẫn quan tâm đến chính trị hay công việc
nhà nước? Về mức giải tích, chương xem xét các yếu tố tác động đến các mức
quan tâm chính trị của cư dân đô thị Trung Quốc. Ngoài các nhân tố kinh tế-
xã hội và nhân khẩu học thông thường như tuổi, giới, thu nhập, giáo dục và tư
cách đảng viên Cộng sản ra, nghiên cứu đặc biệt quan tâm đến việc khai thác
các mối quan hệ giữa một mặt là các mức quan tâm chính trị và mặt khác là niềm tin
vào tôn giáo, sự ủng hộ hệ thống chính trị hiện thời, các giá trị dân chủ, các
cảm giác dân tộc chủ nghĩa và sự thoả mãn cuộc sống chung. Mặc dù nghiên
cứu này không phủ toàn bộ Trung Quốc, những phát hiện từ nghiên cứu này
có rọi ánh sáng lên các mức quan tâm chính trị chung ở mức quần chúng và ai
thường quan tâm đến chính trị hơn.
Chương 4 nghiên cứu các giá trị dân chủ giữa dân cư thành thị Trung
Quốc. Có một nhận thức phổ biến cả bên trong lẫn bên ngoài Trung Quốc
rằng văn hoá Trung Hoa là độc đoán cố hữu và không tương thích với các giá
trị dân chủ hiện đại. Trạng thái hiện thời của các giá trị dân chủ là gì giữa dân
cư đô thị Trung Quốc? Dân cư đô thị Trung Quốc so sánh ra sao với nhân dân
từ các nước khác, nhất là các nước Á châu láng giềng, liên quan đến các giá
trị dân chủ của họ? Các nhân tố nào có thể ảnh hưởng đến sự ủng hộ hay sự thiếu
ủng hộ cho các giá trị dân chủ cốt lõi giữa dân cư đô thị Trung Quốc? Các câu trả
lời cho các câu hỏi này là cốt yếu trong việc hiểu và dự đoán sự phát triển
chính trị ở Trung Quốc.
Vấn đề về sự tin cậy chính trị ở Trung Quốc đô thị được khảo sát ở
Chương 5. Mặc dù những nghiên cứu về sự tin cậy chính trị đã gia tăng ở các
nền dân chủ từ cuối các năm 1960, những nghiên cứu như vậy ở các nước độc
đoán đã hiếm. Có lẽ là do sự thực rằng không dễ để đo chính xác mức tin cậy
chính trị trong bối cảnh độc đoán nơi người dân sợ nói thật công khai các cảm
giác chính trị của họ về các nhà chức trách độc đoán. Khó khăn trong đo
lường mức tin cậy chính trị trong bối cảnh độc đoán, tuy vậy, không có nghĩa
rằng mức tin cậy chính trị không tồn tại hoặc nó không là vấn đề quan trọng
trong các nước độc đoán. Hai câu hỏi then chốt cần được trả lời trong chương
này là: Mức tin cậy chính trị giữa dân cư đô thị về chính phủ của họ là thế
nào; và các nhân tố nào tác động đến mức tin cậy chính trị của họ?
Các thái độ môi trường và xu hướng để tham gia biểu tình đường phố liên
quan đến môi trường là tiêu điểm của Chương 6. Hầu hết các thành phố
Trung Quốc đối mặt với các vấn đề môi trường nghiêm trọng. Không giống
một số vấn đề khác như những tranh chấp đất hay lao động liên quan chỉ đến
1 DẪN NHẬP 7

một nhóm nhỏ người dân, ô nhiễm và suy thoái môi trường ảnh hưởng đến
dân cư nói chung và có thể gây ra phản ứng xã hội lan rộng. Những câu hỏi mô
tả cần được trả lời trong chương này liên quan đến nhận thức và hiểu biết môi
trường của dân cư đô thị Trung Quốc, sự sẵn sàng của họ để giúp cải thiện
môi trường, sự đánh giá của họ về các vấn đề môi trường của Trung Quốc, và
sự thoả mãn của họ với thành tích chính quyền trong bảo vệ môi trường. Tuy
vậy, câu hỏi giải tích then chốt cần được trả lời trong chương này là: vì sao,
đối mặt với cùng vấn đề, một số người chọn việc tham gia biểu tình đường
phố còn những người khác lại không? Nói cách khác, cái gì thúc đẩy người
dân tham gia biểu tình đường phố ở Trung Quốc đô thị?
Chương 7 thiết lập mối quan hệ với các giá trị tôn giáo, xã hội và chính trị
của các Kitô hữu đô thị Trung Quốc. Sau các năm tai hoạ của Cách mạng
Văn hoá, các tôn giáo đã quay trở lại Trung Quốc theo một cách quan trọng.
Đạo Kitô là một trong những tôn giáo tăng nhanh nhất ở Trung Quốc. Căn cứ
vào sự gia tăng nhanh của dân cư Kitô, đáng ngạc nhiên rằng các Kitô hữu
Trung Quốc đương thời đã nhận được ít sự chú ý học thuật, vì họ vẫn bị che
giấu trong sự bí ẩn và các niềm tin tôn giáo và các giá trị xã hội-chính trị của
họ ít được biết đến cho người Trung Quốc không-Kitô và thế giới bên ngoài.
Sự tăng nhanh của các Kitô hữu ở Trung Quốc rõ ràng có thể có các hệ luỵ
sâu rộng cho sự phát triển xã hội và chính trị tương lai của Trung Quốc.
Chương này sẽ xem xét lòng mộ đạo (tức là, sự tin và các khía cạnh ứng xử)
của các Kitô hữu đô thị Trung Quốc cũng như các giá trị xã hội và chính trị của
họ, mà sẽ được so sánh với những thứ của các thị dân Trung Quốc không-Kitô
và các Kitô hữu Mỹ. Tuy nhiên một câu hỏi khác cần được trả lời trong
chương là liệu lòng mộ đạo của các Kitô hữu đô thị Trung Quốc tham gia các nhà thờ
chính thức có khác với lòng mộ đạo của các thành viên của “nhà thờ tại gia” phi chính
thức hay không.
Chương 8 kết thúc cuốn sách. Trong chương này, ngoài các nhận xét kết
thúc ra, tôi sẽ so sánh dữ liệu từ điều tra của chúng tôi về dân cư đô thị Trung
Quốc với dữ liệu của Asian Barometer Survey mà đã được tiến hành khắp Trung
Quốc (trừ Tân Cương và Tây Tạng) trong 2015. So với dân đô thị Trung
Quốc, sự ủng hộ hệ thống hiện hành thậm chí cao hơn trong dân cư Trung
Quốc nói chung. Ngoài ra, các cư dân đô thị của chúng tôi cũng quan tâm hơn
nhiều đến công việc chính trị so với dân chúng nói chung ở Trung Quốc.
Giống đa số dân đô thị trong điều tra của chúng tôi ở các thành phố lớn, hầu
hết nhân dân Trung Quốc ủng hộ sự bầu cử trực tiếp các lãnh đạo Trung
Quốc. Cuối cùng, dân cư Trung Quốc nói chung cho thấy mức tin cậy chính
trị cao hơn với chính phủ Trung Quốc so với cư dân đô thị.
8 1 DẪN NHẬP

Ghi chú
1. “Megacities: China’s Urban Challenge,” by Thomas J Campanella, June 21,
2011, BBC News (http://www.bbc.com/news/world-asia- pacific-13799997,
accessed on August 10, 2015).
2. Xem Fulong Wu, Jiang Xu, and Anthony Gar-On Yeh, Urban Development in
Post-Reform China: State, Market, and Space (London: Routledge, 2007), p.
3.
3. Xem China’s New Style Urbanization published in 2015. http://www.gov.cn/
zhengce/2014-03/16/content_2640075.htm (accessed on August 9, 2015).
4. Ibid.
5. Jeremy Wallace, Cities and Stability: Urbanization, Redistribution and
Regime Survival in China (London: Oxford University Press, 2014).
6. Samuel P. Huntington, Political Order in Changing Societies (New Haven: Yale
University Press, 1968), pp. 300–301.
7. Seymour M. Lipset, “Some Social Requisites of Democracy: Economic
Development and Political Legitimacy,” American Political Science Review, Vol.
53, No. 1 (1959), pp. 69–105.
8. Robert M. Anthony, “Urbanization and Political Change in the Developing
World: A Cross-National Analysis, 1865–2010,” Urban Affairs Review, Vol.
50, No. 6 (2014), pp. 743–780.
9. Gabriel Almond and Sidney Verba, The Civic Culture: Political Attitudes and
Democracy in Five Nations (Princeton: Princeton University Press, 1963).
10. Xem Peter Moody, “Trends in the Study of Chinese Political Culture,” The
China Quarterly, No. 139 (1994).
11. Lucian Pye là một trong những học giả điển hình nhất trong trường phái tư
duy này. Xem các nhận xét của Andrew Nathan về các công tình của Lucian
Pye, “Is Chinese Culture Distinctive? A Review Article,” Journal of Asian
Studies, Vol. 52, No. 4 (1993), p. 933.
12. Xem Michael Oksenberg, A Bibliography of Secondary English Language
Literature on Contemporary Chinese Politics (New York: East Asian
Institute, Columbia University, 1970), p. iv.
13. Xem Godwin Chu and Yanan Ju, The Great Wall in Ruins: Communication and
Cultural Change in China (Albany, NY: SUNY Press, 1993); và Steve Chan,
“Chinese Political Attitudes and Values in Comparative Context: Cautionary
Remarks on Cultural Attributions,” Journal of Chinese Political Science, Vol.
13, No. 3 (2008), pp. 225–48.
14. Andrew Nathan, “Is Chinese Culture Distinctive? A Review Article,”
Journal of Asian Studies, Vol. 52, No. 4 (1993).
15. Harry Harding, “The Evolution of American Scholarship on Contemporary
China,” in David Shambaugh, ed., American Studies of Contemporary China
(Armonk, NY: M.E. Sharpe, 1993), p. 29.
GHI CHÚ 9

16. Xem Melanie Manion, “A Survey of Survey Research on Chinese Politics:


What Have We Learned?,” trong Contemporary Chinese Politics: New Sources,
Methods and Field Strategies, ed. Allen Carlson, Mary Gallagher, Kenneth
Lieberthal and Melanie Manion (New York: Cambridge University Press,
2010), pp. 181–200.
17. Cựu Thủ tướng Ôn Gia Bảo, trong một bài phát biểu trước các sinh viên tại
Trường Trung học Nankai ở Thiên Tân, nhấn mạnh tầm quan trọng của dư
luận bằng việc nói rằng tiêu chuẩn duy nhất của số đo liệu chính phủ Trung
Quốc đã làm việc của mình hay không là để xem liệu công chúng có vui lòng
với các chính sách của chính phủ hay không (xem
http://news.xinhuanet.com/book/2013-10/31/c_125623414_3.htm, accessed
on August 16, 2015). Thực ra, Alan Liu cho rằng các cải cách kinh tế và chính
trị khác nhau thời hậu-Mao đã là các phản ứng của Đảng Cộng sản Trung
quốc với tình cảm và đòi hỏi chung của công chúng ở Trung Quốc. Xem Alan
Liu, Mass Politics in the People’s Republic: State and Society in Contemporary
China (Boulder, CO: Westview Press, 1996), p. 2.
18. Xem, thí dụ, Tianjian Shi, Political Participation in Beijing (Boston, MA:
Harvard University Press, 1997); Jie Chen, Popular Political Support in Urban
China (Palo Alto, CA: Stanford University Press, 2004); và Wenfang Tang,
Public Opinion and Political Change in China (Palo Alto, CA: Stanford
University Press, 2005).
CHƯƠNG 2

Sự Ủng hộ Chính trị ở các Đô thị Trung Quốc

DẪN NHẬP
Tăng trưởng kinh tế phi thường của Trung Quốc từ các năm 1980 thật sự là
một kỳ công. Trung Quốc đã có được tăng trưởng kinh tế gần hai con số
trong ba thập kỷ, một hiện tượng chưa từng có trong lịch sử thế giới đương
đại. Bây giờ Trung Quốc trở thành nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới và là
một trong tương đối ít điểm sáng trong nền kinh tế ảm đạm của nền kinh tế
thế giới ngày nay. Thế nhưng, ngay cả khi Trung Quốc tiếp tục sự lên kinh tế
của nó, nhiều người vẫn nghi ngờ sự ổn định chính trị dài hạn của Trung Quốc
và tuổi thọ của Đảng Cộng sản Trung quốc.1 Một mặt, Trung Quốc đã được
mô tả như một siêu cường “dễ vỡ” do các vấn đề chính trị và xã hội nội bộ
tăng lên của nó.2 Quả thực, tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc đã chậm lại
từ 2012. Mặt khác, Trung Quốc cũng đã được dán nhãn như một nước độc
đoán “dẻo dai” vì nó đã thách đố thành công làn sóng dân chủ hoá khắp thế giới,
kể cả “các cuộc cách mạng mầu” mà đã phủ quanh thế giới.3
Câu hỏi hiển nhiên là: vì sao Đảng Cộng sản Trung quốc đã duy trì thành
công sự cai trị của nó hay đã vẫn dẻo dai đến vậy trong nước đông nhất thế
giới? Một số lượng lớn các nghiên cứu cả bên trong lẫn bên ngoài Trung Quốc đã dành
cho chủ đề về tính chính đáng chính trị của ĐCSTQ.4

Các phần của chương này được phỏng theo bài báo của tôi “Regime Support in
Urban China”, được công bố trong Asian Survey, Vol. 53, No. 2 (2003), pp. 369–
392.

© The Author(s) 2018 11


Y. Zhong, Political Culture and Participation in Urban China,
New Perspectives on Chinese Politics and Society,
DOI 10.1007/978-981-10-6268-1_2
12 2 SỰ ỦNG HỘ CHÍNH TRỊ Ở CÁC ĐÔ THỊ TRUNG QUỐC

Cải cách kinh tế được tăng tốc sau các sự kiện Thiên An Môn năm 1989
và tăng trưởng kinh tế đầy ấn tượng theo sau là các nhân tố đóng góp rõ rệt
cho việc ĐCSTQ duy trì quyền lực ở Trung Quốc. Chủ nghĩa dân tộc Trung
Hoa được phát hiện lại cũng có cái gì đó liên quan đến tính chính đáng của
ĐCSTQ ở Trung Quốc.5 Những cải cách và đổi mới thể chế thích nghi cũng
đã có thể là các lý do để giải thích sự sống sót của ĐCSTQ.6 Thí dụ, hệ thống
về hưu bắt buộc của các quan chức Trung Quốc do Đặng Tiểu Bình đưa ra đã
có thể cứu ĐCSTQ khỏi số phận của các chế độ bị lật đổ gần đây ở Trung
Đông. Thuyết “Ba Đại diện” của Giang Trạch Dân kết nạp thành công giai
cấp kinh doanh ngày càng có ảnh hưởng vào ĐCS, mặc dù sự thực hành cho
phép các nhà tư bản tham gia ĐCS là trái với học thuyết Marxist chính thống.7
Những đổi mới trong hệ thống quản lý cán bộ của ĐCSTQ và sự thích nghi thể
chế địa phương cũng là các nhân tố quan trọng trong việc kéo dài sự cai trị của
ĐCSTQ ở Trung Quốc.8
Không chế độ chính trị nào có thể sống sót dài mà không có mức độ nào
đó của sự ủng hộ, hặc sự chấp nhận của dân chúng. Nhìn chung, các mức ủng
hộ và tính chính đáng chính trị được bày tỏ và đo dễ dàng hơn ở các nền dân
chủ so với ở các hệ thống chính trị khác. Nền dân chủ bầu cử cũng được tin là
một hệ thống chính trị bền hơn dưới sự căng thẳng xã hội kinh tế.9 Các mức
ủng hộ chính trị và tính chính đáng rõ ràng liên kết với sự ổn định chế độ.
Trong các nền dân chủ, sự ủng hộ chính trị tàn yếu cho đảng hay các lãnh tụ
cầm quyền thường dẫn đến sự thay đổi chế độ qua một cuộc bầu cử công
khai. Ngay cả dưới các hệ thống độc đoán, sự ủng hộ đủ của dân chúng cũng
có thể là một nhân tố quan trọng tác động đến sự ổn định xã hội-chính trị. Sự
xói mòn nghiêm trọng của sự ủng hộ chính trị và tính chính đáng ở các nước
độc đoán có thể dẫn đến sự thay đổi chế độ hoặc thậm chí đến cách mạng bạo
lực. Chúng tôi tin điều này cũng đúng với ĐCSTQ ở Trung Quốc cải cách.
Dùng dữ liệu điều tra quy mô lớn từ Các Giá trị Xã hội và Chính trị của Cư
dân Đô thị Trung Quốc, 2013, chương này tập trung vào sự ủng hộ theo kinh
nghiệm cho chế độ cộng sản Trung Quốc ở mức số đông tại Trung Quốc đô thị.
Điều tra đã được tiến hành giữa tháng Mười và Mười Hai 2013, phủ 34 thành
phố lớn khắp Trung Quốc, mà đa số chúng là các thành phố thủ phủ tỉnh.10
Các thành phố đại diện các khu vực khác nhau và các mức phát triển kinh tế
khác nhau. Kích thước mẫu cho mỗi thành phố là khoảng 100 người tính
trung bình. Kích thước mẫu tương đối nhỏ này gây ra một lỗi đại diện cho
mỗi thành phố. Tuy vậy, nếu chúng ta coi mẫu như một toàn thể, những phát
hiện có thể được coi như đại diện của dân cư trong 34 thành phố. Ở mức mô
tả, câu hỏi then chốt cần được trả lời trong nghiên cứu là: Ở mức độ nào chế
độ hiện thời tại Trung Quốc có được sự ủng hộ dân chúng phổ biến từ người
SỰ ỦNG HỘ CHÍNH TRỊ PHỔ BIẾN Ở TRUNG QUỐC ĐÔ THỊ 13

dân đô thị Trung Quốc? Ở mức giải tích, tôi muốn tìm ra các nhân tố nào tác
động đến mức ủng hộ của dân cư đô thị Trung Quốc cho hệ thống chính trị
hiện hành ở Trung Quốc. Ngoài các nhân tố xã hội-kinh tế và nhân khẩu học
thông thường như tuổi, giới, thu nhập, giáo dục và tư cách đảng viên ĐCS ra,
nghiên cứu đặc biệt quan tâm đến việc khai thác mối quan hệ giữa một mặt sự
tin cậy của chính phủ trung ương, sự đánh giá thành tích chính quyền, thiên
hướng bầu cử dân chủ, chủ nghĩa dân tộc, và sự thoả mãn cuộc sống và mặt
khác sự ủng hộ của dân chúng cho chế độ. Mặc dù nghiên cứu này không phủ
toàn bộ nước, những phát hiện từ nghiên cứu này có rọi ánh sáng lên tuổi thọ
của ĐCSTQ và sự phát triển chính trị tương lai của Trung Quốc.

SỰ ỦNG HỘ CHÍNH TRỊ PHỔ BIẾN Ở TRUNG QUỐC ĐÔ THỊ


Sự ủng hộ dân chúng cho một chế độ chính trị có thể được chia thành hai kiểu
ủng hộ: sự ủng hộ công cụ và sự ủng hộ phổ biến (hay có ảnh hưởng). Sự ủng hộ
công cụ nói đến sự ủng hộ và đánh giá của công chúng về thành tích chính quyền
và các chính sách cụ thể. Loại này của sự ủng hộ thường được hình thành trên
một giai đoạn tương đối ngắn và dễ bị thay đổi nhanh. Sự ủng hộ phổ biến
nói tới những sự gắn bó xúc cảm được khái quát hoá và sự ủng hộ cơ bản mà
các thành viên của một xã hội có cho hệ thống chính quyền và chính trị nói
chung. Sự ủng hộ phổ biến, mà cần hàng năm để hình thành và bị ảnh hưởng
bởi các lực lượng hoà nhập xã hội, là thâm căn cố đế hơn và tạo nền tảng vững
chắc cho sự ổn định và khả năng tồn tại của một hệ thống chính trị và chế độ
cho trước.11 Sự ủng hộ phổ biến giữa dân cư đô thị Trung Quốc là một biến phụ
thuộc trong nghiên cứu này.
Các học giả đã đề xuất những cách khác nhau để cụ thể hoá khái niệm về
“sự ủng hộ chính trị phổ biến” hay tính chính đáng chính trị. Đối với
Seymour Martin Lipset, tính chính đáng chính trị được gắn với tác động cho
các định chế chính trị thịnh hành trong một xã hội.12 David Easton, ngược lại,
nhìn sự ủng hộ chính trị phổ biến như tác động cho các nhà chức trách, các
giá trị và các chuẩn mực của chế độ, và cho cộng đồng chính trị.13 Kết hợp hai
cách tiếp cận, Muller và Jukam nhận diện ba thành phần hoạt động chính cho
khái niệm về sự ủng hộ chính trị hay tính chính đáng chính trị: (1) “tác động
gắn với sự đánh giá các định chế chính trị xác nhận tốt thế nào với ý thức của
một người về cái gì là đúng;” (2) “tác động gắn với sự đánh giá về hệ thống
chính quyền bảo vệ tốt thế nào các giá trị chính trị cơ bản mà một người tin
vào;” và (3) “tác động gắn với sự đánh giá về các nhà chức trách xác nhận tốt
thế nào với ý thức của một người về hành vi nào là đúng và thích hợp.”14
14 2 SỰ ỦNG HỘ CHÍNH TRỊ Ở CÁC ĐÔ THỊ TRUNG QUỐC

Không làm cho các thứ phức tạp, tôi đã đo sự ủng hộ dân chúng cho chế
độ chính trị Trung Quốc giữa các cư dân đô thị bằng việc hỏi những người
tham gia một câu hỏi tương đối thẳng thắn về thái độ của họ đối với sự thay
đổi hệ thống. Những người tham gia điều tra của chúng tôi đã được cung cấp
ba lời phát biểu chung và đã được yêu cầu để chọn một trong số đó để mô tả
thái độ của họ đối với hệ thống hiện tồn. Ba lời phát biểu này là:

1. Chúng ta có nhiều vấn đề nghiêm trọng trong nước chúng ta và chúng ta


phải cải cách cơ bản hệ thống hiện hành.
2. Chúng ta quả thực có một số vấn đề trong nước chúng ta và chúng ta phải
chấp nhận các biện pháp cải cách từ từ để cải thiện hệ thống hiện thời.
3. Nước chúng ta về cơ bản là tốt và chúng ta phải duy trì hiện trạng sao
cho các lực lượng phá hoại không thể làm hại hệ thống hiện hành.

Tôi tin ba lời phát biểu được thiết kế khéo léo này có thể phát hiện ra các
thái độ và cảm nhận đúng của cư dân đô thị Trung Quốc đối với hệ thống
chính trị hiện hành ở Trung Quốc. Lời phát biểu đầu tiên ngụ ý một sự bất
mãn nghiêm trọng với hệ thống hiện hành ở Trung Quốc và một thiên hướng
để tiến hành những thay đổi cơ bản đối với hệ thống. Những người trả lời
chọn lời phát biểu này có khuynh hướng ít ủng hộ chế độ chính trị hiện hành ở
Cộng Hoà Nhân Dân Trung Hoa (CHNDTH). Những người chọn lời phát biểu
thứ hai là những người ôn hoà ủng hộ những thay đổi từ từ và không-cách
mạng đối với hệ thống, còn những người chọn lời phát biểu thứ ba ủng hộ
nhất cho hệ thống chính trị ở Trung Quốc. Những người tham gia có lựa chọn để
từ chối trả lời câu hỏi. Kinh nghiệm điều tra ở Trung Quốc bảo chúng ta rằng
nếu các câu hỏi là quá nhạy cảm trong khung cảnh Trung Quốc, là khó để
đánh giá liệu những người trả lời Trung Quốc có thực sự đưa ra các câu trả
lời chân thật không. Nói cách khác, bất kể câu hỏi điều tra nào được tiến hành
ở Trung Quốc không thể là quá nhạy cảm chính trị. Tôi đã không sử dụng các
câu hỏi trực tiếp như liệu họ có ủng hộ hay không ủng hộ ĐCSTQ hay chính
phủ hiện hành ở Trung Quốc, liệu Trung Quốc phải chấp nhận dân chủ đa
đảng kiểu Tây phương, hoặc liệu bất kể lãnh tụ Trung Quốc cá biệt nào phải
từ chức, vì những câu hỏi đó, theo quan điểm của chúng tôi, sẽ là quá nhạy
cảm chính trị đối với những người trả lời Trung Quốc để cho các câu trả lời
chân thật. Tôi tin rằng những câu hỏi [của chúng tôi] là thích hợp cho khung
cảnh Trung Quốc và đủ thích hợp để phát hiện ra sự ủng hộ công chúng cho
hệ thống chính trị hiện hành ở Trung Quốc. Ngoài ra, điều tra đã được tiến
hành qua điện thoại (thay cho mặt-đối-mặt) theo cách nặc danh để bảo đảm
người tham gia cho các trả lời chân thật.
SỰ ỦNG HỘ CHÍNH TRỊ PHỔ BIẾN Ở TRUNG QUỐC ĐÔ THỊ 15

Bảng 2.1 Sự ủng hộ chính trị phổ biến giữa dân cư đô thị Trung Quốc (%)

Chúng ta có nhiều vấn đề nghiêm trọng trong nước chúng ta và chúng ta phải
cải cách cơ bản hệ thống hiện hành. 24,0

Chúng ta quả thực có một số vấn đề trong nước chúng ta và chúng ta phải chấp
51,9
nhận các biện pháp cải cách từ từ để cải thiện hệ thống hiện thời.
Nước chúng ta về cơ bản là tốt và chúng ta phải duy trì hiện trạng sao cho
1,2
các lực lượng phá hoại không thể làm hại hệ thống hiện hành.
Từ chối trả lời 23,0
N = 3491
Nguồn: Social and Political Values of Chinese Urban Residents, 2013

Bảng 2.1 cho thấy rằng khoảng một phần tư những người trả lời của chúng
tôi đã chọn lời phát biểu thứ nhất, cho biết rằng họ ủng hộ sự thay đổi triệt để
của hệ thống chính trị hiện thời ở Trung Quốc. Tuy vậy, hơn 50 phần trăm
một chút dân cư đô thị tin rằng cải cách từ từ là sự lựa chọn đúng cho Trung
Quốc. Rất ít người đã chọn lời phát biểu thứ ba. Các phát hiện này cho thấy
rằng đa số người ở Trung Quốc đô thị có khuynh hướng là những người ôn
hoà không muốn gây ra sự thay đổi chế độ căn bản. Phải lưu ý rằng tỷ lệ phần
trăm của những người trả lời của chúng tôi chọn sự thay đổi triệt để chế độ là
một tỷ lệ đáng kể. Tôi nghi là một số người từ chối chọn bất kể cái nào trong
3 lời phát biểu này có thể ủng hộ sự thay đổi triệt để chế độ do sự nhạy cảm
của câu hỏi này.
Những phát hiện này cho biết rằng đa số người trong điều tra của chúng
tôi có vẻ ủng hộ cải cách từ từ hệ thống hơn là sự thay đổi cách mạng của nó.
Người dân có thể lo rằng những sự thay đổi triệt để hệ thống chắc có thể dẫn
đến những sự bất trắc—hoặc thậm chí rối loạn—cho đời sống của họ. Kể từ
1989, chính phủ Trung Quốc đã không ngừng nhấn mạnh tầm quan trọng của sự ổn
định xã hội và chính trị trong việc phát triển kinh tế của đất nước. Trong đầu các năm
1990, báo chí Trung Quốc đã tích cực nêu và tường thuật các tin xấu từ nước
Nga và các nước Đông Âu mà đã vừa trải qua sự thay đổi xã hội và chính trị
căn bản, ngụ ý rằng giả như Trung Quốc đã theo đường của Liên Xô trước
kia thì Trung Quốc đã trải qua sự bất ổn chính trị, sự suy thoái kinh tế, sự tan
rã dân tộc, hoặc thậm chí nội chiến.15 Sự nhấn mạnh được lặp đi lặp lại của
chính phủ Trung Quốc về sự ổn định đã gây ấn tượng trong tâm thần của
nhiều người Trung Quốc những người bị dán nhãn loạn do hàng thế kỷ chấn
động, nổi loạn, nội chiến và cách mạng trong lịch sử đương đại Trung Quốc.
Mười năm rối loạn của Cách mạng Văn hoá vẫn còn tươi trong đầu óc người
dân ở Trung Quốc. Sự nhận thức rằng các quyền tự do dân sự và nền dân chủ
16 2 SỰ ỦNG HỘ CHÍNH TRỊ Ở CÁC ĐÔ THỊ TRUNG QUỐC

kiểu Tây phương gây rối loạn và bất ổn thường được củng cố bởi những kinh
nghiệm của các nền dân chủ mới trong thế giới đang phát triển trong hai thập
niên qua.

GIẢI THÍCH SỰ ỦNG HỘ CHÍNH TRỊ Ở TRUNG QUỐC ĐÔ THỊ


Có lẽ không ngạc nhiên để thấy một mức vừa phải của sự ủng hộ chính trị
giữa dân cư đô thị trong các thành phố Trung Quốc, căn cứ vào những phát
triển kinh tế-xã hội ấn tượng của Trung Quốc trong suốt bốn thập niên qua.
Có lý để giả thiết rằng đa số người dân không muốn gây xáo trộn khi các thứ
vận hành tương đối tốt. Một phân tích đa biến sẽ cung cấp một bức tranh tốt
hơn về các nhân tố mà có thể đã ảnh hưởng đến các mức ủng hộ chính trị giữa
dân cư đô thị. Đặc biệt, tôi sẽ nhìn vào các nhân tố sau đây: sự tin cậy vào
chính phủ trung ương; dân chủ; các cảm giác dân tộc chủ nghĩa; và sự thoả
mãn đời sống. Ngoài ra, một số biến số nhân khẩu học, như tuổi, giới, mức
giáo dục, thu nhập và tư cách đảng viên ĐCSTQ, sẽ cũng được bao gồm trong
phân tích đa biến.

Sự tin cậy của Chính phủ Trung ương


Có nhiều nguồn cho sự ủng hộ chế độ chính trị phổ biến. Sự tin cậy của chính
phủ là một trong số đó. Là logic để giả thiết rằng sự tin cậy chính phủ góp
phần cho sự ủng hộ chế độ chính trị phổ biến. Tôi giả thuyết rằng các cư dân
đô thị Trung Quốc những người tin cậy chính phủ trung ương có khuynh
hướng ủng hộ hệ thống chính trị hiện hành ở Trung Quốc hơn. Một số điều tra
quốc gia và khu vực được tiến hành trong ba thập niên qua ở Trung Quốc đã
cho thấy lặp đi lặp lại rằng giữa 70 và 90 phần trăm của công dân Trung Quốc
có khuynh hướng có các mức cao của sự tin cậy và sự tin tưởng vào chính
phủ trung ương Trung Quốc, mặc dù các câu hỏi được hỏi trong các điều tra
liên quan đến sự tin cậy chính trị được diễn đạt khác nhau.16 Một điều tra sớm
từ 1993 cho thấy 70 phần trăm công dân Trung Quốc đã tin cậy các quyết
định của chính phủ trung ương của họ.18 Thực ra, các phát hiện của World
Values Survey cho biết rằng sự tin cậy vào các định chế chính trị giữa các
công dân Trung Quốc là cao hơn trung bình thế giới.19
Điều tra các Giá trị Xã hội và Chính trị của Dân cư Đô thị Trung Quốc, 2013
đo sự tin cậy của chính phủ trung ương giữa các cư dân đô thị Trung Quốc
bằng việc hỏi họ đồng ý hay không đồng ý với lời bày tỏ sau đây: “Chính phủ
trung ương luôn thử làm những điều đúng cho nhân dân”. Được tin rằng sự bày
tỏ này được hỏi trong những Nghiên cứu Bầu cử Quốc gia Hoa Kỳ (US National
GIẢI THÍCH SỰ ỦNG HỘ CHÍNH TRỊ Ở TRUNG QUỐC ĐÔ THỊ 17

Bảng 2.2 Sự tin cậy của chính phủ trung ương giữa cư dân đô thị Trung Quốc (%)

Rất Đồng ý Không Rất Khó để N


đồng ý đồng ý không nói
đồng ý
Chính phủ trung ương luôn thử
29,4 36,5 19,5 7,5 7,1 3.400
làm những việc đúng cho nhân
dân

Nguồn: Social and Political Values of Chinese Urban Residents, 2013

Election Studies [NES]),20 là đủ để thâu tóm thực chất của sự tin cậy chính trị
của chính phủ trung ương giữa dân cư đô thị Trung Quốc. Như cho thấy trong
Bảng 2.2, ít hơn một phần ba (29,4 phần trăm) của những người trả lời đã rất
đồng ý với tuyên bố và 36, 5 phần trăm khác của họ đã đồng ý với lời bày tỏ,
cho biết đa số dân cư đô thị Trung Quốc tin cậy chính phủ trung ương, mặc
dù mức tin cậy được tìm thấy ở đây là thấp hơn của hầu hết các điều tra khác
được tiến hành ở Trung Quốc.

Đánh giá Thành tích Chính quyền


Tôi tin rằng có một mối quan hệ tích cực giữa sự đánh giá chính quyền và sự
ủng hộ chế độ trong số dân cư đô thị Trung Quốc. Đánh giá thành tích chính
quyền có thể được coi như phần của khái niệm “sự ủng hộ công cụ”. Theo
David Easton, sự ủng hộ công cụ (hay sự ủng hộ cụ thể, như David Easton gọi
nó) “nảy sinh từ sự thoả mãn mà các thành viên của một hệ thống cảm thấy họ
nhận được từ các đầu ra được nhận thấy và thành tích của các nhà chức trách
chính trị”.21 Như được nhắc tới ở trước, sự ủng hộ công cụ, không giống sự ủng
hộ phổ biến hay xúc động, được hình thành trong một thời kỳ tương đối ngắn
và chịu sự xói mòn nhanh với tác động khả dĩ lên tính ổn định chính trị chung
và khả năng sống sót của một chế độ. Một số học giả đã nghiên cứu về mặt
kinh nghiệm các mối quan hệ giữa sự ủng hộ phổ biến và sự ủng hộ công cụ
và tác động của chúng lên sự ổn định chính trị.22 Sự ủng hộ phổ biến và sự
ủng hộ công cụ rõ ràng có liên quan với nhau. Được thấy rằng sự đánh giá thành
tích chính quyền và sự ủng hộ chế độ chính trị có tương quan với nhau. Những
nghiên cứu đã gợi ý rằng sự đánh giá thành tích chính quyền tích cực được duy trì
làm tăng mức ủng hộ xúc cảm hay tính chính đáng chế độ.23 Đó là vì sao, theo
Macridis và Burg, nhiều chế độ phi-dân chủ sống sót.24 Theo một cách tương
tự, một mức thấp kéo dài của sự thoả mãn dân chúng với thành tích chính
quyền cũng có thể làm giảm sự ủng hộ phổ biến của công chúng với chế độ.
18 2 SỰ ỦNG HỘ CHÍNH TRỊ Ở CÁC ĐÔ THỊ TRUNG QUỐC

Ở đây được cho rằng một mối quan hệ tương quan giữa những đánh giá
thành tích chính quyền và sự ủng hộ chế độ cũng tồn tại ở Trung Quốc. Như
đã nhắc tới trước, cơ sở tính chính đáng của ĐCSTQ đã chuyển từ ý thức hệ
và sức thu hút cá nhân của Mao sang thành tích kinh tế trong thời đại cải
cách. Một nghiên cứu kinh nghiệm về cư dân Bắc Kinh trong giữa các năm
1990 đã tìm thấy một quan hệ tích cực giữa các đánh giá của công dân về
thành tích chính sách chính quyền và tính chính đáng chế độ.25 Một cách cụ
thể, được giả thuyết rằng những người đánh giá tốt hơn về thành tích chính
quyền có khuynh hướng ủng hộ hệ thống chính trị hiện hành ở Trung Quốc
hơn.
Tôi đã đo các đánh giá thành tích chính quyền trong lĩnh vực cả chính trị
lẫn kinh tế. Câu hỏi sau đây đã được dùng để xâm nhập vào đánh giá chính
trị của cư dân đô thị Trung Quốc về chính quyền Trung Quốc. Những người
tham gia điều tra của chúng tôi đã được hỏi liệu họ đồng ý hay không đồng
ý với lời phát biểu “Các khiếu nại và gợi ý của nhân dân đối với các cơ
quan chính quyền thường bị bỏ qua và không được trả lời”. Như được thấy
trong Bảng 2.3, gần 60 phần trăm dân cư đô thị được điều tra đồng ý hay rất
đồng ý với lời phát biểu này, cho biết một mức tương đối cao của sự bất
mãn với phản ứng chính quyền đối với những lo ngại của nhân dân. Tôi đo
sự đánh giá về thành tích kinh tế của chính phủ bằng việc hỏi những người
tham gia điều tra loại thành tựu nào được chính phủ Trung Quốc đạt được
trong thời đại cải cách. Bảng 2.4 cho biết khoảng 50 phần trăm dân cư đô thị
Trung Quốc tin rằng đã có thành tựu đáng kể và 35 phần trăm khác nghĩ rằng đã
có thành tựu nào đó. Nhìn tổng thể, cư dân đô thị Trung Quốc có đánh giá
tương đối tích cực về thành tích kinh tế của chính phủ Trung Quốc.

Bảng 2.3 Sự thoả mãn chính trị (%)

Rất Đồng ý Không Rất Khó để N


đồng ý đồng ý không nói
đồng ý
Các khiếu nại và gợi ý của
nhân dân đối với các cơ quan 26,4 33,8 20,1 11,8 8,2 3.491
chính quyền thường bị bỏ qua
và không được trả lời

Nguồn: Social and Political Values of Chinese Urban Residents, 2013


GIẢI THÍCH SỰ ỦNG HỘ CHÍNH TRỊ Ở TRUNG QUỐC ĐÔ THỊ 19

Bảng 2.4 Đánh giá cải cách kinh tế của chính phủ (%)

Thành Thành Ít thành Không Không N


tựu tựu nào tựu có chắc
đáng kể đó thành
tựu
Loại thành tựu kinh tế nào
chính phủ Trung Quốc đạt được 49,5 35,4 5,4 1,7 8,0 3.491
trong thời đại cải cách

Nguồn: Social and Political Values of Chinese Urban Residents, 2013

Bảng 2.5 Sự ưa thích việc bầu trực tiếp các lãnh đạo chính phủ trung ương T.Q (%)

Rất Đồng ý Không Rất Khó để N


đồng ý đồng ý không nói
đồng ý
Tốt nhất là các quan chức
chính phủ trung ương được 33,1 26,7 18,3 10,9 11,0 3.491
nhân dân bầu trực tiếp

Nguồn: Social and Political Values of Chinese Urban Residents, 2013

Thiên hướng cho Bầu cử Dân chủ


Đã được tranh luận dài giữa các trí thức Trung Quốc liệu văn hoá Trung Hoa
có thích hợp với dân chủ, căn cứ vào lịch sử dài của Trung Quốc về truyền
thống độc đoán. Những người Trung Quốc thực sự có các giá trị dân chủ?
Một số nghiên cứu kinh nghiệm đã cho thấy rằng nhân dân Trung Quốc cả ở
đô thị lẫn nông thôn có ủng hộ các giá trị dân chủ cốt lõi và họ không chống-
tự do.26 Tôi tin rằng việc bầu cử dân chủ của các lãnh đạo chính phủ trung
ương liên hệ trực tiếp với sự ủng hộ hay không ủng hộ hệ thống chính trị hiện
hành ở Trung Quốc. Nếu những người thích bầu trực tiếp các lãnh đạo chóp
bu Trung Quốc có khuynh hướng ít ủng hộ hệ thống chính trị hiện hành hơn,
thì chúng ta có thể suy ra rằng bản chất độc đoán của hệ thống chính trị Trung
Quốc rất có thể là một trong những nguyên nhân cho sự thiếu ủng hộ hệ
thống chính trị hiện hành ở Trung Quốc. Như được thấy trong Bảng 2.5, đa
số dân cư đô thị Trung Quốc có ủng hộ việc dân bầu các lãnh đạo chính phủ
trung ương ở Trung Quốc.
20 2 SỰ ỦNG HỘ CHÍNH TRỊ Ở CÁC ĐÔ THỊ TRUNG QUỐC

Cảm nghĩ Dân tộc chủ nghĩa


Khi Trung Quốc lớn lên thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, chủ nghĩa dân
tộc Trung Hoa cũng lên. Trung Quốc đương thời đã chứng kiến sự mở mang
các thái độ dân tộc chủ nghĩa mạnh. Đảng Cộng sản Trung quốc (ĐCSTQ) đã
cưỡi trên chủ nghĩa dân tộc lên nắm quyền. Trong thời đại cải cách, khi
ĐCSTQ giải-ý thức hệ xã hội Trung Quốc, chủ nghĩa dân tộc đã trở thành
một trụ cột chính cung cấp tính chính đáng chính trị cho ĐCSTQ.27 Kể từ khi
trở thành Tổng bí thư của ĐCSTQ, Tập Cận Bình rõ ràng đã từ bỏ chính sách
đối ngoại “ẩn mình” của Đặng Tiểu Bình bằng việc đề xuất giấc mơ “cường
quốc lớn” cho Trung Quốc, mà đã kích chủ nghĩa dân tộc ở mức quần chúng.
Những đụng độ về tranh chấp lãnh thổ với Nhật Bản và các nước Đông Nam
Á như Philippines và Việt Nam đã tạo sự thúc đẩy thêm cho chủ nghĩa dân tộc
Trung Hoa. Chủ nghĩa dân tộc đã giúp Chủ tịch Tập Cận Bình củng cố lập trường
chính trị của ông ở Trung Quốc và xây dựng hình ảnh người mạnh mẽ của ông ở
nước ngoài. Vì thế, tôi giả thuyết rằng cư dân đô thị Trung Quốc những
người có cảm xúc dân tộc chủ nghĩa mạnh có khuynh hướng ủng hộ hệ thống
hiện hành ở Trung Quốc hơn vì họ thích sự thực rằng Tập Cận Bình đang xây
dựng Trung Quốc như một đại cường thế giới.
Dù sự lên nhanh của chủ nghĩa dân tộc ở Trung Quốc, tuy vậy đã có ít
nghiên cứu kinh nghiệm được tiến hành về chủ đề này. Trong điều tra các
Giá trị Xã hội và Chính trị của Dân cư Đô thị Trung Quốc, vài câu hỏi đã
được dùng để phát hiện các xúc cảm dân tộc chủ nghĩa giữa dân cư đô thị
Trung Quốc. Như cho thấy trong các Bảng 2.6 và 2.7, dân cư đô thị Trung
Quốc bày tỏ những xúc cảm dân tộc chủ nghĩa tương đối mạnh. Khoảng 55
phần trăm người trả lời ủng hộ lập trường rằng Trung Quốc phải đóng một
vai trò chính trong công việc thế giới, trong khi gần 70 phần trăm nghĩ
Trung Quốc phải đóng một vai trò chính trong công việc Á châu.

Bảng 2.6 Vai trò của Trung Quốc trong quan hệ quốc tế (%)

Rất đồng Đồng ý Không Rất Khó để


ý đồng ý không nói
đồng ý
Trung Quốc phải đóng một vai
trò chính trong công việc thế giới 23,2 32,7 18,0 7,7 18,4

Trung Quốc phải đóng một vai


trò chính trong công việc Á châu 33,5 33,2 12,3 4,9 16,1

N = 3491

Nguồn: Social and Political Values of Chinese Urban Residents, 2013


GIẢI THÍCH SỰ ỦNG HỘ CHÍNH TRỊ Ở TRUNG QUỐC ĐÔ THỊ 21

Bảng 2.7 Ủng hộ Trung Quốc đòi lại quần đảo Diếu Ngư bằng vũ lực (%)

Ủng hộ Không Khó để


ủng hộ nói
Chính phủ Trung Quốc phải lấy lại các đảo Điếu Ngư bằng
lực lượng quân sự mặc dù một hành động như vậy có thể 54,6 29,4 16,0
phải chịu rủi ro của một cuộc chiến tranh với Nhật Bản
N = 3491
Nguồn: Social and Political Values of Chinese Urban Residents, 2013

Trong những năm gần đây Trung Quốc đã tăng cường các tranh chấp lãnh thổ
của nó với Nhật Bản về các đảo Điếu Ngư. Trung Quốc, trong nhiều dịp, đã
điều các tàu tuần tra vào trong vùng 12 hải lý của các đảo này để thách thức
các yêu sách lãnh thổ của Nhật Bản về cái những người Nhật gọi là các đảo
Senkuku và chúng đã chạm trán với các tàu tuần duyên Nhật Bản. Các cuộc
chạm trán quân sự đã có thể xảy ra nếu các tranh chấp không được xử lý
một cách thích hợp. Khi được hỏi liệu chính phủ Trung Quốc phải lấy lại các
đảo Điếu Ngư bằng lực lượng quân sự, mặc dù một hành động như vậy có thể gây
ra một cuộc chiến tranh với Nhật Bản, 54 phần trăm dân cư đô thị của chúng
tôi ủng hộ một hành động diều hâu như vậy, còn gần một phần ba chống lại
nó. Rất có thể rằng các xúc cảm dân tộc chủ nghĩa Trung Hoa còn mạnh hơn
nếu chúng tôi đưa cả dân cư nông thôn vào điều tra của mình. Mối quan hệ
giữa các xúc cảm dân tộc chủ nghĩa và sự quan tâm đến chính trị đã có thể có
các hệ luỵ quan trọng cho sự ổn định chính trị ở Trung Quốc.

Thoả mãn Cuộc sống


Được thừa nhận nói chung là, hầu hết người dân có khuynh hướng bảo thủ
hay có bản chất né rủi ro. Đặc biệt khi người dân hài lòng hoặc tương đối hài
lòng với cuộc sống của họ, họ không ủng hộ những thay đổi căn bản mà có khả
năng làm xáo trộn các thứ. Tăng trưởng kinh tế nhanh ở Trung Quốc đã mang
lại cuộc sống được cải thiện cho hầu hết nhân dân Trung Quốc, đặc biệt
những người ở thành thị. Trong điều tra đã thấy rằng gần 60 phần trăm dân cư
đô thị nói rằng họ hoặc rất hài lòng hay hài lòng với cuộc sống của họ (xem Bảng
2.8). Một chiến lược chính trị chủ chốt của Đảng Cộng sản Trung quốc là để
tăng cường và duy trì tính chính đáng chính trị của nó bằng việc cải thiện tiêu
chuẩn sống của nhân dân và làm cho họ hài lòng.28 Vì thế, tôi giả thuyết rằng
những người hài lòng với cuộc sống của họ cho thấy sự ủng hộ hệ thống chính
trị hiện hành ở Trung Quốc nhiều hơn.
22 2 SỰ ỦNG HỘ CHÍNH TRỊ Ở CÁC ĐÔ THỊ TRUNG QUỐC

Bảng 2.8 Sự thoả mãn cuộc sống (%)

Rất hài Hài Tàm Không Rất bất Khó


lòng lòng tạm hài lòng hạnh để nói
Nhìn chung bạn có hài lòng với
cuộc sống của mình 12,1 46,8 33,5 5,6 0,8 1,2

N = 3491

Nguồn: Social and Political Values of Chinese Urban Residents, 2013

Các biến số Nhân khẩu học Chủ chốt


Cuối cùng tôi xem xét liệu các biến điều khiển nhân khẩu học như tuổi,
giới, giáo dục và thu nhập trong phân tích đa biến có ảnh hưởng và ảnh
hưởng thế nào đến thái độ của những người trả lời điều tra của tôi đối với
hệ thống chính trị ở Trung Quốc. Các nghiên cứu về các nước dân chủ đã
được củng cố, các nước phi-dân chủ và quá độ gợi ý rằng các nhân tố nhân
khẩu học chủ chốt này có ảnh hưởng đến thái độ của nhân dân đối với chế
độ chính trị và/hoặc sự thay đổi chính trị.29 Ngoài ra, các nhân tố nhân khẩu
học này cần được điều khiển cho việc thâu tóm tác động của các biến số độc
lập khác trong nghiên cứu này.

Tuổi
Về mặt tuổi, một số nghiên cứu về Liên Xô trước đây và Trung Quốc đã lưu
ý rằng trong khi những người già hơn ở các nước đó có khuynh hướng ủng hộ
hệ thống chính trị hiện tồn hơn, những người trẻ hơn chắc có khả năng để
thách thức chế độ độc đoán và có thiên hướng thay đổi hơn. Trong nghiên cứu
của họ về Liên Xô trước đây, Ada Finifter và Ellen Mickiewicz đã quan sát
thấy rằng thanh niên ở Liên Xô trước đây đã thường ở trong ‘khu vực hiện
đại’ và đã thường là những người tham gia tích cực của các phong trào xã hội
và chính trị đòi sự thay đổi còn thế hệ già hơn đã kháng cự sự thay đổi hơn.30
Cùng hiện tượng đã cũng được qua sát ở Trung Quốc. Thí dụ, Alfred Chan và
Paul Nesbitt-Larking đã thấy rằng những người trả lời trẻ hơn trong nghiên
cứu của họ đã thường phê phán hơn đối với chính phủ Trung Quốc.31 Vì thế,
tôi kỳ vọng những người trả lời trẻ trong điều tra năm-thành phố của chúng
tôi sẽ ít ủng hộ hệ thống hiện thời ở Trung Quốc hơn.
GIẢI THÍCH SỰ ỦNG HỘ CHÍNH TRỊ Ở TRUNG QUỐC ĐÔ THỊ 23

Giới
Là khó để dự đoán giới tác động thế nào đến thái độ của những người trả lời
đối với hệ thống chính trị Trung Quốc. Một mặt, bất chấp các cố gắng và lời
khoa trương của Chủ tịch Mao về việc tạo ra sự bình đẳng giới ở Trung Quốc
mới, những bất bình đẳng giữa các giới đã chẳng bao giờ được loại bỏ, ngay
cả dưới thời Mao.32 Trên thực tế, những bất bình đẳng giới đã mở rộng trong
thời đại cải cách thị trường trong các lĩnh vực như công ăn việc làm, đối xử ở
nơi làm việc, vai trò gia đình, và địa vị xã hội-chính trị, vì vai trò của chính
quyền đã giảm trong các lĩnh vực đó. Mặc khác, tuy vậy, chính quyền Trung
Quốc ở tất cả các mức vẫn là phương sách cuối cùng mà phụ nữ Trung Quốc
phụ thuộc vào để bảo vệ mình khỏi sự phân biệt và sự đối xử không bình
đẳng. Ngoài ra phụ nữ Trung Quốc thường tuân thủ hơn đối với các nhà chức
trách độc đoán so với đàn ông.33 Vì thế, vẫn còn phải xem liệu giới có là một
nhân tố trong sự ủng hộ hệ thống giữa dân cư đô thị.

Giáo dục
Giáo dục từ lâu đã được trích dẫn như một bộ tiên đoán thái độ và hành vi chính
trị. Trong nghiên cứu của họ, Gabriel Almond và Sidney Verba đã thấy rằng
mức giáo dục có tác động quan trọng nhất đến mức văn hoá công dân của một
người.34 Giáo dục cũng được thấy có quan hệ với sự ủng hộ chế độ ở Liên Xô
trước đây. Một cách cụ thể, những người có giáo dục tốt hơn đã thường phê
phán hơn đối với chế độ cộng sản, bất chấp sự nhồi sọ chính thức ở trường học.35
Như Brian Silver đã lưu ý, “Giáo dục tiên tiến chắc có thể mang tính giải phóng
trí tuệ và gây ra một thái độ phê phán hơn đối với giáo điều chính thống.”36
Nhiều học giả về Trung Quốc đã cho rằng các trí thức Trung Quốc có khuynh
hướng là những người thách thức chế độ và đã dẫn đầu nhiều phong trào xã
hội và chính trị trong thế kỷ thứ hai mươi, nhất là Phong trào Ngũ Tứ.37 Dựa
vào những quan sát và lý lẽ này, chúng tôi giả thuyết rằng cư dân càng được giáo
dục tốt hơn trong các thành phố được điều tra của chúng tôi thì họ càng ít ủng hộ
hệ thống chính trị ở Trung Quốc.

Thu nhập
Liên quan đến thu nhập, được cho rằng các điều kiện xã hội-kinh tế tốt của
các cá nhân đóng góp cho sự ổn định dân chủ ở các nền dân chủ đã được
củng cố.38 Tương tự, những nghiên cứu chính trị Trung Quốc trong các năm gần
đây thấy tính chính đáng chế độ được cải thiện của ĐCSTQ giữa nhân dân do
sự cải thiện đáng kể về tiêu chuẩn sống và các điều kiện xã hội-kinh tế trong thời đại
24 2 SỰ ỦNG HỘ CHÍNH TRỊ Ở CÁC ĐÔ THỊ TRUNG QUỐC

cải cách. Chúng tôi tin rằng người dân với một nhóm thu nhập cao hơn có khuynh
hướng bảo thủ hơn về định hướng chính trị của họ. Vì thế, được giả thuyết rằng
những người có thu nhập cao hơn có khuynh hướng ủng hộ hệ thống chính trị
hiện hành ở Trung Quốc hơn.

Tư cách đảng viên ĐCSTQ


Đảng Cộng sản Trung Quốc ngày nay nói là có hơn 80 triệu đảng viên. Mặc dù
tỷ lệ phần trăm của họ trong dân cư vẫn là nhỏ, các đảng viên ĐCSTQ thường là
những người sáng dạ nhất và có năng lực nhất trong xã hội Trung Quốc. Một
lý do chính cho nhiều đảng viên ĐCSTQ để gia nhập Đảng là sự cân năhcs sự
nghiệp hơn là cam kết ý thức hệ. Dù sao, vai trò của các đảng viên ĐCSTQ
trong duy trì hệ thống chính trị hiện hành là lớn lao vì hầu hết, nếu không phải
tất cả, trong số họ có được lợi từ hệ thống. Với tư cách như vậy, là logic để
nghi rằng tư cách đảng viên ĐCSTQ có quan hệ tích cực với sự ủng hộ chế
độ ở Trung Quốc.

PHÂN TÍCH ĐA BIẾN


Bảng 2.9 báo cáo các kết quả của phân tích nhiều biến cho sự ủng hộ hệ
thống giữa cư dân đô thị Trung Quốc. Hầu hết các biến độc lập là có ý nghĩa
trong việc giải thích mức ủng hộ xúc cảm (phổ biến) cho hệ thống chính trị
Trung Quốc ở Trung Quốc đô thị. Đã thấy rằng sự tin cậy vào chính quyền
đóng góp cho sự ủng hộ chế độ chính trị. Những phát hiện trong nghiên cứu
cũng ủng hộ tính chính đáng dựa vào hành tích cho ĐCSTQ. Đánh giá tích cực
về thành tích chính quyền trong các lĩnh vực cả chính trị lẫn kinh tế và sự thoả mãn
cuộc sống là các bộ tiên đoán mạnh của sự ủng hộ xúc cảm cho chế độ chính
trị hiện hành ở Trung Quốc. Những phát hiện này xác nhận mối quan hệ mật
thiết giữa sự ủng hộ công cụ và sự ủng hộ xúc cảm. Sự ủng hộ công cụ tích cực
tăng cường sự mến mộ của nhân dân cho hệ thống chính trị.
Cũng đã thấy, không ngạc nhiên, rằng ý thích cho dân chủ bầu cử làm yếu
sự ủng hộ của nhân dân cho hệ thống chính trị hiện hành ở Trung Quốc. Điều
này cho biết hướng thay đổi hệ thống được ưa thích bởi dân cư đô thị Trung
Quốc có định hướng dân chủ. Lý thú là, phân tích nhiều biến cho thấy rằng
dân cư đô thị Trung Quốc với các xúc cảm dân tộc chủ nghĩa mạnh có
khuynh hướng ít ủng hộ hệ thống chính trị Trung Quốc hiện hành. Là có thể
rằng trong đầu của các nhà dân tộc chủ nghĩa mạnh, thì chính phủ Trung
Quốc không đủ hung hăng để bảo vệ các lợi ích quốc gia Trung Quốc và
phóng chiếu sức mạnh Trung Hoa ra hải ngoại. Bởi vì điều đó họ có thể
không hài lòng với hệ thống chính trị hiện hành ở Trung Quốc. Các phát hiện
KẾT LUẬN 25

Bảng 2.9 Mô hình nhiều biến của sự ủng hộ chế độ ở Trung Quốc đô thị

Các biến độc lập Hệ số chưa Hệ số đã Sai số đã


chuẩn hoá chuẩn hoá chuẩn hoá
Sự tin cậy vào chính phủ trung ương 0.025* 0.044 (0.010)
Đánh giá thành tích chính quyền 0.026*** 0.049 (0.009)
Sở thích bầu dân chủ các lãnh đạo −0.024*** −0.047 (0.009)
Các xúc cảm dân tộc chủ nghĩa −0.011* −0.038 (0.005)
Sự thoả mãn cuộc sống 0.028 0.031 (0.015)
Các biến số nhân khẩu học
Tuổi 0.004 0.006 (0.011)
Giới (nữ=0, nam =1) 0.037 0.025 (0.026)
Giáo dục −0.119*** −0.156 (0.014)
Thu nhập −0.022*** −0.080 (0.005)
Tư cách đảng viên ĐCSTQ (ngoài 0.073* 0.038 (0.033)
đảng =0, đảng viên = 1)
Hằng số 3.368*** (0.013)
Multiple R 0.225
2
R 0.050
2
R được hiệu chỉnh 0.048
*p < 0.05; **p < 0.01; ***p < 0.000
như vậy cho biết rằng chủ nghĩa dân tộc quả thực là con dao hai lưỡi. Chính
phủ Trung Quốc phải thận trọng trong việc chơi con bài dân tộc chủ nghĩa
trong việc tăng cường tính chính đáng chính trị của nó.
Giữa các nhân tố nhân khẩu học, cả tuổi lẫn giới đều có vẻ không liên
quan đến các mức ủng hộ chế độ giữa dân cư đô thị Trung Quốc. Đã thấy, tuy
vậy, rằng giáo dục và thu nhập tương quan âm với sự ủng hộ chế độ ở Trung
Quốc đô thị. Dân cư đô thị càng có học và với thu nhập càng cao thì có
khuynh hướng càng ít ủng hộ hệ thống hiện hành ở Trung Quốc. Cuối cùng,
các đảng viên ĐCSTQ được thấy có mức ủng hộ chế độ cao hơn ở Trung
Quốc đô thị.

KẾT LUẬN
Sự ủng hộ chính trị của dân chúng và tính chính đáng của chính phủ Trung
Quốc luôn luôn là một vấn đề hấp dẫn. Chương này thử thăm dò về mặt kinh
nghiệm mức ủng hộ chế độ chính trị hiện hành giữa cư dân đô thị Trung Quốc.
26 2 SỰ ỦNG HỘ CHÍNH TRỊ Ở CÁC ĐÔ THỊ TRUNG QUỐC

Về mặt mô tả, mức ủng hộ cho chế độ chính trị Trung Quốc hiện thời là
tương đối cao trong các thành phố lớn được điều tra ở Trung Quốc. Hầu hết
người trả lời trong điều tra thừa nhận rằng có những vấn đề nào đó trong hệ
thống Trung Quốc hiện thời, nhưng họ thích một chính sách cải cách từ từ để
cải thiện hệ thống. Phát hiện này về kinh nghiệm chứng tỏ rằng chế độ chính
trị hiện hành ở Trung Quốc có được một mức nhất định của tính chính đáng
chính trị giữa dân cư đô thị Trung Quốc. Trong điều tra cũng được thấy rằng đa
số dân cư đô thị không hài lòng với sự chú ý của chính quyền đối với dư luận
và gợi ý của công chúng, nhưng họ cho sự đánh giá tốt hơn về thành tích
chính quyền trong lĩnh vực kinh tế. Ngoài ra, điều tra tiết lộ hơn nửa dân cư
đô thị Trung Quốc có các xúc cảm dân tộc chủ nghĩa mạnh, kể cả việc ủng hộ
chính phủ Trung Quốc sử dụng vũ lực để lấy lại các đảo Điếu Ngư tranh chấp
từ Nhật Bản.
Về mặt giải tích, một mặt đã thấy rằng sự tin cậy vào chính quyền và một
đánh giá tốt về thành tích chính quyền có đóng góp cho tính chính đáng của
ĐCSTQ và sự ủng hộ dân chúng giữa cư dân đô thị Trung Quốc. Cũng được
tìm thấy rằng tình trạng hạnh phúc chủ quan liên hệ đáng kể với sự ủng hộ của
cư dân đô thị cho chế độ chính trị Trung Quốc. Các phát hiện gợi ý chiến lược
của ĐCSTQ để cải thiện tính chính đáng chính trị của nó bằng sự cai quản tốt
và sự cải thiện mức sống của nhân dân đã có kết quả. Mặt khác, sự ưa thích
dân chủ bầu cử và chủ nghĩa dân tộc làm giảm sự ủng hộ dân chúng cho hệ
thống chính trị hiện hành ở Trung Quốc đô thị.
Các phát hiện cả mô tả lẫn giải tích cung cấp bằng chứng kinh nghiệm cập
nhật (không chỉ lý lẽ ấn tượng chủ nghĩa) cho tính tính chính đáng chính trị
dựa vào thành tích của ĐCSTQ và giải thích, một phần, tuổi thọ của ĐCSTQ
đối diện với trào lưu dân chủ hoá khắp thế giới. Tin tốt cho chính phủ Trung
Quốc là, nó có được một mức độ ủng hộ nhất định từ dân cư đô thị Trung
Quốc do sự tin cậy dân chúng vào chính phủ trung ương và thành tích chính
quyền. Tin xấu là, sự ủng hộ dân chúng này có thể dễ thay đổi và không bền
vững. Vì tính chính đáng của ĐCSTQ phần lớn dựa vào thành tích chính
quyền, các điều kiện kinh tế tồi không nghi ngờ gì sẽ làm xói mòn nghiêm
trọng tính chính đáng của chính phủ Trung Quốc. Hơn nữa, khi ngày càng
nhiều người chấp nhận các giá trị dân chủ, sự bất mãn dân chúng với hệ thống
chính trị hiện hành ở Trung Quốc chắc có nhiều khả năng tăng lên. Ngoài ra,
khi Trung Quốc trở thành một cường quốc thế giới, chủ nghĩa dân tộc chắc
chắn sẽ tăng lên ở Trung Quốc. Nếu chính phủ Trung Quốc không thể thoả
mãn hoặc thích nghi các xúc cảm dân tộc chủ nghĩa, sự ủng hộ chế độ sẽ bị
tổn thất, như các phát hiện về kinh nghiệm của chúng tôi gợi ý.
GHI CHÚ 27

GHI CHÚ
1. Một đại diện của trường phái tư duy này là Gordon Chang người, một cách nổi
tiếng hay khét tiếng, đã tiên đoán trong cuốn sách của mình The Coming
Collapse of China (New York: Random House, 2001), rằng Đảng Cộng sản
Trung quốc sẽ sụp đổ trong vòng một thập kỷ.
2. Xem Susan Shirk, China: Fragile Superpower: How China’s Internal Politics
Could Derail its Peaceful Rise (New York: Oxford University Press, 2007).
3. Xem Andrew Nathan, “Authoritarian Resilience,” Journal of Democracy, Vol.
14, No. 1 (2003), pp. 6–17.
4. Về những nghiên cứu tính chính đáng chính trị bên trong Trung Quốc, xem
Bruce Gilley and Heike Holbig, “The Debate on Party Legitimacy in China: A
Mixed Quantitative and Qualitative Analysis,” Journal of Contemporary China,
Vol. 18, No. 59 (2009), pp. 338–358. Văn liệu Tây phương về chủ đề này gồm:
Xueliang Ding, The Decline of Communism in China: Legitimacy Crisis, 1977–
1989 (New York: Cambridge University Press, 1994); Gungwu Wang and
Yongnian Zheng, eds., Reform, Legitimacy and Dilemmas: China’s Politics and
Society (Singapore: World Scientific Press, 2000); Bruce Gilley, The Right to
Rule—How States Win and Lose Legitimacy (New York: Columbia University
Press, 2009); Thomas Heberer and Gunter Schubert, eds., Regime Legitimacy
in Contemporary China (London: Routledge Press, 2009); Jie Chen, Popular
Political Support in Urban China (Stanford, CA: Stanford University Press,
2004); Vivienne Shue, “Legitimacy Crisis in China?”, in Peter Hays Gries and
Stanley Rosen, eds., State and Society in 21st-century China (New York:
Routledge Press, 2004), pp. 41–68; Yang Zhong, “Legitimacy Crisis and
Legitimization in China,” Journal of Contemporary Asia, Vol. 26, No. 2
(1996), pp. 201–220; và Andre Laliberte and Marc Lanteigne, eds., The
Chinese Party-state in the 21st Century: Adaptation and the Reinvention of
Legitimacy (London, Routledge Press, 2008).
5. Yongnian Zheng, Discovering Chinese Nationalism in China (New York:
Cambridge University Press, 1999).
6. Xem, thí dụ, David Shambaugh, China’s Communist Party: Atrophy and
Adaptation (Washington, DC: Woodrow Wilson Center Press, 2008); Bruce
Dickson, Democratization in China and Taiwan: The Adaptability of Leninist
Parties (Oxford: Oxford University Press, 1998), và “Dilemmas of Party
Adaptation: The CCP’s Strategies for Survival,” trong Peter Hays Gries and
Stanley Rosen, eds., State and Society in 21st-century China; và Andrew Nathan,
“Authoritarian Resilience”.
7. Về những cố gắng của ĐCSTQ trong chiêu mộ các nhà kinh doanh tư nhân
vào đảng, xem Bruce Dickson, Red Capitalists in China: The Party, Private
Entrepreneurs, and Prospects for Political Change (Cambridge: Cambridge
University Press,
28 2 SỰ ỦNG HỘ CHÍNH TRỊ Ở CÁC ĐÔ THỊ TRUNG QUỐC

2003); và “Integrating Wealth and Power in China: The Communist Party’s


Embrace of the Private Sector,” China Quarterly, No. 192 (December 2007),
pp. 827–854.
8. Xem Pierre F. Landry, Decentralized Authoritarianism in China: The
Communist Party’s Control of Local Elites in the Post-Mao Era (Cambridge:
Cambridge University Press, 2008).
9. Samuel Huntington, The Third Wave: Democratization in the Late Twentieth
Century (Norman, OK: University of Oklahoma Press, 1992), pp. 27–28.
10. Danh sách các thành phố được điều tra là: Beijing, Shanghai, Tianjin,
Chongqing, Changchun, Changsha, Chengdu, Dalian, Fuzhou, Guangzhou,
Guizhou, Harbin, Haikou, Hangzhou, Hefei, Huhhot, Jinan, Kunming,
Lanzhou, Nanchang, Nanjing, Nanning, Ningbo, Qingdao, Shenyang,
Shenzhen, Shijiazhuang, Taiyuan, Wuhan, Xian, Xining, Xiamen, Yinchuan,
và Zhengzhou.
11. Xem Roy C. Macridis and Steven L. Burg, Introduction to Comparative
Politics: Regimes and Changes (New York: Harper Collins Publishers, 1991),
pp. 9–10.
12. Seymour Martin Lipset, Political Man: The Social Bases of Politics (Garden City,
NY: Anchor, 1963).
13. David Easton, A Systems Analysis of Political Life; and “A Reassessment of the
Concept of Political Support,” British Journal of Political Science, Vol. 5
(1975), pp. 435–457.
14. Edward N. Muller and Thomas O. Jukam, “On the Meaning of Political
Support,” American Political Science Review, Vol. 71, No. 1 (1977), p.
1566.
15. Yang Zhong, “Legitimacy Crisis and Legitimization in China,” p. 214.
16. Xem, thí dụ, World Values Survey (2000), Variable 153, http://www.
worldvaluessurvey.org;
Tianjian Shi, “Cultural Values and Political Trust: A Comparison of the
People’s Republic of China and Taiwan,” Comparative Politics, Vol. 33, No. 4
(2001), p. 406; Lianjiang Li, “Political Trust in Rural China,” Modern China,
Vol. 30, No. 2 (2004), pp. 228–258; và Asian Barometer Survey (2006),
Question 29a, www.asianbarometer.org; và Lianjiang Li, “The Object and
Substance of Trust in Central Leaders: Preliminary Evidence from a Pilot
Survey” (paper presented at the Annual Meeting of the American Political Science
Association, Seattle, Washington (September 1–4, 2011).
17. Tianjian Shi, “Cultural Values and Political Trust: A Comparison of the
People’s Republic of China and Taiwan,” Comparative Politics, Vol. 33, No.
3, (2001), pp. 401–419.
GHI CHÚ 29

18. Yang Qing and Wenfang Tang, “Exploring the Sources of Institutional Trust
in China: Culture, Mobilization, or Performance?,” Asian Politics and Policy,
Vol. 2, No. 3, (2010), pp. 415–436.
19. Câu hỏi được hỏi trong National Election Studies là: “Bạn có nghĩ bạn có thể
tin cậy chính quyền ở Washington làm cái là đúng bao nhiêu thời gian?” Xem
Gabriela Catterberg and Alejandro Moreno, “The Individual Bases of Political
Trust: Trends in New and Established Democracies,” International Journal of
Public Opinion Research, vol. 18, no. 1, (2005), pp. 31–48.
20. David Easton, “A Reassessment of the Concept of Political Support,” p. 437.
21. Xem, thí dụ, Seymour Martin Lipset, “Some Social Requisites of Democracy:
Economic Development and Political Legitimacy,” American Political Science
Review, Vol. 53, No. 1 (1959), pp. 69–105; Edward N. Muller and Thomas O.
Jukam, “On the Meaning of Political Support;” Edward N. Muller and Carol J.
Williams, “Dynamics of Political Support- Alienation,” Comparative Political
Studies, Vol. 13, No. 1 (1980), pp. 33–59; Edward N. Muller, Thomas O.
Jukam and Mitchell A. Seligson, “Defuse Political Support and Antisystem
Political Behavior: A Comparative Analysis,” American Journal of Political
Science, Vol. 26, No. 2 (1982), pp. 240–264; và Steven L. Burg and Michael L.
Berbaum, “Community, Integration, and Stability in Multinational Yugoslavia,”
American Political Science Review, Vol. 83, No. 1 (1989), pp. 535–554.
22. Xem Roy C. Macridis and Steven L. Burg, Introduction to Comparative
Politics: Regimes and Changes; and Steven E. Finkel, Edward N. Muller and
Mitchell Seligson, “Economic Crisis, Incumbent Performance and Regime
Support: A Comparison of Longitudinal Data from West Germany and Costa
Rica,” British Journal of Political Science, Vol. 19 (1989), pp. 329–351.
23. Roy C. Macridis and Steven L. Burg, Introduction to Comparative Politics:
Regimes and Changes, p. 9.
24. Jie Chen, Yang Zhong and Jan William Hillard, “The Level and Sources of
Popular Support for China’s Current Political Regime,” Communist and Post-
Communist Studies, Vol. 30, No. 1 (1997), p. 59.
25. Jie Chen and Yang Zhong, “Defining the Political System of Post-Deng
China: Emerging Public Support for a Democratic Political System,”
Problems of Post-Communism, Vol. 45, No. 1 (1998), pp. 30–42; và Yang
Zhong, “Democratic Values among Chinese Peasantry: An Empirical Study,”
China: An International Journal, Vol. 3, No. 2 (2005), pp. 189–211.
26. Xem Yang Zhong, “Legitimacy Crisis and Legitimization in China,” Journal of
Contemporary Asia, Vol. 26, No. 2 (1996), pp. 201–220.
30 2 SỰ ỦNG HỘ CHÍNH TRỊ Ở CÁC ĐÔ THỊ TRUNG QUỐC

27. Ibid.
28. Xem, thí dụ, Gabriel Almond and Sidney Verba, The Civic Culture: Political
Attitudes and Democracy in Five Nations (Princeton, NJ: Princeton University
Press, 1963); Robert Dahl, Polyarchy (New Haven: Yale University Press,
1971); Ronald Inglehart, “Value Priorities and Socioeconomic Change,” in S.
H. Barnes and M. Kaase, eds., Political Action: Mass Participation in Five
Western Democracies, pp. 305–342; Donna Bahry, “Politics, Generations, and
Change in the USSR,” in James Miller, ed., Politics, Work, and Daily Life in the
USSR: A Survey of Former Soviet Citizens (Cambridge: Cambridge
University Press, 1987), pp. 61–99; Brian Silver, “Political Beliefs of the
Soviet Citizens: Sources of Support to Regime Norms”; Ada Finifter and Ellen
Mickiewicz, “Redefining the Political System of the USSR: Mass Support for
Political Change”; James Gibson, Raymond Duch and Kent Tedin,
“Democratic Values and the Transformation of the Soviet Union,” The
Journal of Politics, Vol. 54, No. 2 (1992), pp. 329–371; Richard Rose and
William Mishler, “Mass Reaction to Regime Change in Eastern Europe:
Polarization or Leaders and Laggards,” British Journal of Political Science,
Vol. 24 (1994), pp. 159–181; và Ada Finifter, “Attitudes toward Individual
Responsibility and Political Reform in the Former Soviet Union,” American
Political Science Review, Vol. 90, No. 1 (1996), pp. 138–161.
29. Ada Finifter and Ellen Mickiewicz, “Redefining the Political System of the
USSR: Mass Support for Political Change,” p. 864.
30. Alfred Chan and Paul Nesbitt-Larking, “Critical Citizenship and Civil Society
in Contemporary China,” p. 308.
31. Jean Lock, “The Effect of Ideology in Gender Role Definition: China as a Case
Study,” Journal of Asian and African Studies, Vol. 24, Nos 3–4 (1989), pp.
228–238; and Wen-Lang Li, “Changing Status of Women in the PRC,” in
Shao-chuan Leng, ed., Changes in China: Party, State and Society (New York:
University Press of America, 1989), pp. 201–224.
32. Xem J C. Robinson and K. Parris, “The Chinese Special Economic Zones,
Labor and Women”.
33. Gabriel Almond and Sidney Verba, The Civic Culture, pp. 380–384.
34. James Gibson, Raymond Duch and Kent Tedin, “Democratic Values and the
Transformation of the Soviet Union”; và Arthur Miller, “In Search of Regime
Legitimacy”.
35. Brian Silver, “Political Belief of the Soviet Citizen: Source of Support for
Regime Norms,” in James Miller, ed., Politics, Work and Daily Life in the
USSR: A Survey of Former Soviet Citizens, p. 1010.
36. Xem Carol Hamrin, “Conclusion: New Trends under Deng Xiaoping and His
Successors,” in Merle Goldman, Timothy Cheek and Carol Hamrin, eds.,
China’s Intellectuals and the State: In Search of a New Relationship
GHI CHÚ 31

(Cambridge, MA: Council of East Asian Studies, 1987), pp. 275–311; Merle
Goldman, Sowing the Seeds of Democracy in China (Cambridge, MA: Harvard
University Press, 1994).
37. Ronald Inglehart, “Values, Objective Needs and Subjective Satisfaction
among Western Publics,” Comparative Political Studies, Vol. 9 (1977), pp.
429–458; S. H. Barnes, B.G. Farah and F. Heunks, “Personal Satisfaction,”
trong S. H. Barnes and M. Kasse eds., Political Action: Mass Participation in
Five Western Democracies (Beverly Hill, CA: Sage Publications, 1979); và J.J.
Thomassen, “Economic Crisis, Dissatisfaction and Protest,” trong Kent Jennings,
et al. eds., Continuities in Political Action: A Longitudinal Study of Political
Orientation in Three Western Democracies (New York: Walter de Gruyter,
1989), pp. 103–134.
CHƯƠNG 3

Các Mức Quan tâm Chính trị

DẪN NHẬP
Sự quan tâm đến chính trị phải là một chủ đề quan trọng trong khoa học
chính trị vì nó là một trong những bộ tiên đoán tin cậy nhất cho sự tham gia
chính trị ở các nền dân chủ.1 Sự quan tâm đến chính trị có thể được xem như
một khía cạnh của sự dính líu tâm lý học đến chính trị và sự dính líu tâm lý học
đến chính trị và công việc chung thường được tin là điều kiện cần, nếu không đủ,
cho sự tham gia chính trị tích cực.2 Bằng chứng kinh nghiệm cho thấy những
người quan tâm đến chính trị hơn tham gia nhiều hơn những người thờ ơ với
chính trị.3 Điều này không chỉ đúng ở các nền dân chủ mà cũng có vẻ đúng ở
các nước độc đoán như Liên Xô trước đây, nơi các phát hiện tương tự cũng
đã được báo cáo.4 Trong một nghiên cứu kinh nghiệm về sự tham gia chính trị
quần chúng ở Liên Xô trước đây do Donna Bahry và Brian Silver tiến hành, đã
tìm thấy rằng những người quan tâm hơn đến chính trị đã có khả năng hơn để
can dự vào các hoạt động chính trị quy ước cũng như không quy ước.5
Thế nhưng mức đại chúng của sự quan tâm chính trị như một biến phụ thuộc
đã không là chủ đề nghiên cứu thích đáng của các nhà khoa học chính trị. Nó đã
được đối xử như một hành động của sự tham gia chính trị6 hoặc như một biến
độc lập.7 Thí dụ, chúng ta vẫn chưa rõ vì sao một số người quan tâm đến
chính trị hơn những người khác và trước hết cái gì gây ra sự quan tâm của
người dân đến chính trị.8 Trong công trình của mình Matthew Holleque đã tóm
tắt ba kiểu giải thích khả dĩ cho sự quan tâm chính trị của người dân: những
sự giải thích nhân khẩu học; những sự giải thích hoà nhập xã hội; và những

© The Author(s) 2018 33


Y. Zhong, Political Culture and Participation in Urban China,
New Perspectives on Chinese Politics and Society,
DOI 10.1007/978-981-10-6268-1_3
34 3 CÁC MỨC QUAN TÂM CHÍNH TRỊ

sự giải thích khung cảnh xã hội.9 Bao gồm trong những sự giải thích nhân
khẩu học là giới, tuổi và giáo dục. Một cách cụ thể, phụ nữ, những người trẻ và
những người ít giáo dục có khuynh hướng ít quan tâm đến chính trị. Sự quan tâm
chính trị của người dân cũng có thể do sự hoà nhập chính trị mang lại. Mức
quan tâm chính trị của cha mẹ, thí dụ, có thể có ảnh hưởng trực tiếp đến sự
quan tâm chính trị và công việc chung của con cái họ qua việc thảo luận
chính trị ở nhà. Ảnh hưởng của bạn bè ở trường học cũng có thể có một hiệu
ứng hoà nhập xã hội về sự quan tâm chính trị giữa trẻ em và những người trẻ.
Khung cảnh hay môi trường xã hội cũng có thể khiến cho người ta quan tâm
đến chính trị nhiều hơn hoặc ít hơn. Thí dụ, làm việc trong chính quyền hay
một phòng tin tức có lẽ có khả năng hơn để làm tăng sự quan tâm của ta đến
chính trị và công việc chung. Tôi cũng phải nói thêm rằng kinh nghiệm cá
nhân của một người cũng có thể góp phần cho sự chú ý của người đó đến
chính trị. Thí dụ, nếu ai đó bị một cơ quan chính phủ hay một công chức
ngược đãi hoặc phân biệt đối xử, thì người đó chắc có khả năng trở thành
người chú ý đến chính trị.
Chương này không quan tâm đến việc giải thích vì sao dân cư đô thị
Trung Quốc hoặc quan tâm đến hay không quan tâm đến chính trị hay công
việc chung nhà nước. Đúng hơn, nghiên cứu thử tìm ra các mức quan tâm
chính trị giữa cư dân đô thị Trung Quốc và ai chắc có khả năng hơn để quan
tâm đến chính trị và công việc nhà nước. Phải lưu ý rằng sự quan tâm chính trị
trong nghiên cứu này được định nghĩa như sự chú ý đến chính trị hay công
việc chung nhà nước và không phải là một hành động tham gia chính trị. Dân
cư đô thị Trung Quốc có vẫn còn quan tâm đến công việc chính trị hay công việc
chung nhà nước sau ba thập kỷ cải cách kinh tế? Các cải cách kinh tế mà đã bắt
đầu vào cuối các năm 1970 và đầu các năm 1980 đã tiếp sau Cách mạng Văn
hoá náo động. Trong mười năm Cách mạng Văn hoá báo chí Trung Quốc
chính thống đã đầy rẫy lời khoa trương chính trị và dân cư đã bị chính trị hoá
cao độ. Với cải cách kinh tế, sự quá thiên về vật chất đã thịnh hành trong xã
hội Trung Quốc. Khẩu hiệu “trở nên giàu là vinh quang” của Đặng Tiểu Bình
đang thắng thế. Thế dân cư đô thị Trung Quốc có vẫn còn chú ý đến công việc
chính trị quan trọng? Các mức quan tâm chính trị ở Trung Quốc đô thị có các
hệ luỵ cho sự tham gia và dính líu chính trị. Việc tìm ra ai quan tâm hơn đến
chính trị có thể cho những sự chỉ dẫn về hướng tham gia hay không tham gia
chính trị giữa dân cư đô thị Trung Quốc. Thí dụ, nếu những người quan tâm
đến chính trị tình cờ là những người không tin cậy chính quyền và bất mãn
với chế độ chính trị hiện hành ở Trung Quốc, thì nó có thể báo hiệu sự rắc rối
cho chính quyền bởi vì họ có thể trở thành những người tham gia các hoạt
động chính trị chống-chế độ.
CÁC MỨC QUAN TÂM CHÍNH TRỊ GIỮA CƯ DÂN ĐÔ THỊ TRUNG QUỐC 35

Căn cứ vào tầm quan trọng của chủ đề, đáng ngạc nhiên là ít nghiên cứu
đã được tiến hành về mức độ và các nguồn của sự quan tâm chính trị ở Trung
Quốc. Một trong những nghiên cứu kinh nghiệm sớm nhất thấy rằng, ngược
với nhận thức phổ biến rằng hầu hết người dân Trung Quốc chỉ quan tâm đến
vật chất, một mức quan tâm chính trị tương đối cao đã vẫn tồn tại giữa cư dân
Bắc Kinh trong giữa các năm 1990.10 Nghiên cứu tiết lộ thêm rằng tuổi, giới,
thu nhập, địa vị chính trị, tính hiệu quả chính trị, và sự thoả mãn cuộc sống đã
có một tác động đáng kể lên các mức quan tâm chính trị giữa những người
Bắc Kinh. Một nghiên cứu khác được tiến hành ở nông thôn miền nam tỉnh
Giang Tô đã thấy những kết quả tương tự.11 Một nghiên cứu gần đây dựa trên
một điều tra về dân cư đô thị trong mười thành phố Trung Quốc cho thấy
rằng gần 60 phần trăm người được điều tra đã quan tâm một chút hoặc rất
quan tâm đến chính trị.12 Những phát hiện quan trọng hơn bao gồm phát hiện
rằng những người ủng hộ các giá trị dân chủ và cải cách chính trị thường chú
ý hơn đến chính trị. Những nghiên cứu đó đặt cơ sở cho nghiên cứu này.
Nghiên cứu này khác những nghiên cứu trước theo hai cách. Thứ nhất,
không giống các nghiên cứu trước, nghiên cứu này dựa vào một điều tra quy
mô lớn hơn nhiều (Social and Political Values of Chinese Urban Residents,
2013) phủ 34 thành phố Trung Quốc. Nói cách khác, mẫu điều tra này có tính đại
diện hơn của dân cư đô thị Trung Quốc. Thứ hai, nghiên cứu này áp dụng các
biến độc lập như sự ủng hộ chế độ mà tiếp cận trực tiếp đến mối quan hệ giữa
mức quan tâm chính trị và thái độ đối với chế độ chính trị hiện hành và chính phủ
ở Trung Quốc giữa dân cư đô thị Trung Quốc.

MỨC QUAN TÂM CHÍNH TRỊ GIỮA DÂN CƯ ĐÔ THỊ TRUNG QUỐC
Trung Quốc đã trải nghiệm một lịch sử chính trị náo loạn kể từ cuối thế kỷ
thứ mười chín. Người dân đã liên tục bị lôi kéo vào và bị đẩy ra khỏi chính trị. Nói
chung, sự quan tâm chính trị đại chúng có thể được chia thành ba thời kỳ rời
rạc. Thời kỳ thứ nhất đã trước sự thành lập Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa
khi hầu hết người Trung Quốc đã có vẻ là thờ ơ và ngu dốt về chính trị.13 Thời
kỳ này đã cũng được mô tả đặc trưng như một thời kỳ “nhân dân cô lập khỏi
chính trị”.14 Tình hình liên quan đến sự quan tâm chính trị đại chúng đã thay
đổi một cách đáng kể từ việc thành lập Cộng hoà Nhân dân trong 1949. Thời
kỳ thứ hai giữa các năm 1950 và 1970 đã được đánh dấu bởi một sự “bùng nổ
tham gia” do kết quả từ các chiến dịch chính trị liên miên của Chủ tịch Mao
và những cố gắng huy động mà đã dẫn đến các mức quan tâm chính trị quần
36 3 CÁC MỨC QUAN TÂM CHÍNH TRỊ

chúng cao chưa từng có đến các sự kiện chính trị và công việc chung mà đã
lên đỉnh điểm trong mười năm Cách mạng Văn hoá khi toàn bộ sự chú ý của
quốc gia đã tập trung quanh chính trị.15 Giữa 1966 và 1976, xã hội Trung Quốc
đã bị chính trị hoá cao độ và chính trị đã thấm vào mọi khía cạnh đời sống
của nhân dân.
Thời kỳ thứ ba phủ hầu hết giai đoạn cải cách sau-Mao và tiếp tục cho đến
nay. Một nhận thức phổ biến giữa các nhà quan sát Trung Quốc là, nhân dân
Trung Quốc nhìn chung đã tiêu thụ hàng hoá vật chất và kiếm tiền và đã trở
nên thờ ơ về chính trị.16 Khẩu hiệu “làm giàu là vinh quang” của Đặng Tiểu
Bình thắng thế ở Trung Quốc hiện đại. Một hậu quả chính của các cải cách là
sự phi chính trị hoá đáng kể của xã hội Trung Quốc. Một học giả Trung Quốc
đã cho rằng có một xu hướng phản chính trị trong xã hội Trung Quốc mà được
chính phủ Trung Quốc ngấm ngầm tán thành.17 Nhân dân Trung Quốc có trở
nên thờ ơ với chính trị và công việc nhà nước? Bằng chứng giai thoại cho thấy
rằng nhân dân Trung Quốc vẫn chú ý đến chính trị và công việc chung quốc gia.
Không hiếm rằng người dân nói về chính trị và các sự kiện quốc gia/quốc tế
trong các nơi công cộng như quán ăn, công viên, và nhà ga xe lửa. Các bài
đăng và bình luận chính trị tăng nhanh trên các website và truyền thông xã hội
Trung Quốc. Các phát hiện điều tra khu vực được nhắc tới ở trên có cho thấy rằng
người dân ở Trung Quốc vẫn quan tâm đến chính trị và công việc nhà nước.
Không giống các nghiên cứu trước của tôi mà dựa vào hoặc một thành phố
duy nhất hay vài thành phố hoặc khu vực, nghiên cứu hiện thời này điều tra
34 thành phố Trung Quốc. Những phát hiện mang tính mô tả về các mức
quan tâm chính trị từ nghiên cứu này có tính đại diện hơn nhiều của dân cư đô
thị Trung Quốc.
Sự quan tâm chính trị trong chương này được định nghĩa như một mức độ
quan tâm và lo âu đến chính trị của một cá nhân. Được định nghĩa như vậy,
sự quan tâm chính trị như thế là khác với sự tham gia chính trị, mặc dù hai
khái niệm có liên hệ một chút. Sự quan tâm chính trị là sự dính líu tâm lý học
cho công việc chính trị và công cộng, trong khi sự tham gia chính trị là về
hình mẫu của sự hoạt động hay không hoạt động trong chính trị và công việc
chung.18 Các nghiên cứu có thấy rằng những người quan tâm đến chính trị
nhiều hơn chắc có khả năng tham gia chính trị. Tuy vậy, sự lo lắng cho công
việc chính trị không luôn luôn biến thành sự tham gia chính trị thực sự do các lý do
đa dạng khác nhau kể cả các rằng buộc thể chế và sự thiếu các nguồn lực. Ngay
cả trong một nền dân chủ, như Robert Dahl đã lưu ý, là dễ hơn đáng kể để chỉ
quan tâm đến chính trị hơn là thực sự tích cực trong chính trị; sự quan tâm
tốn ít năng lượng và thời gian; và hoạt động đòi hỏi nhiều hơn nhiều.19
CÁC MỨC QUAN TÂM CHÍNH TRỊ GIỮA CƯ DÂN ĐÔ THỊ TRUNG QUỐC 37

Tôi đã sử dụng một câu hỏi thẳng thắn để đo mức quan tâm chính trị giữa
dân cư đô thị của chúng tôi: “Bạn có quan tâm đến chính trị?” Sự triển khai
và đo lường của tôi về sự quan tâm chính trị được dẫn xuất từ nghiên cứu có
ảnh hưởng sâu rộng về văn hoá chính trị công dân của Gabriel Almond và
Sidney Verba. Theo Almond và Verba, sự quan tâm chính trị có nghĩa là “theo
dõi công việc chính quyền và chính trị và để ý đến chính trị”, mà “trình bày
thành tố nhận thức của sự định hướng công dân.”20 Trong nghiên cứu của họ
Almond và Verba đã sử dụng hai chỉ báo dễ hiểu để đo nhận thức công dân: (1)
sự chú ý đến công việc chính trị và chính quyền nói chung 21; và (2) sự chú ý
đến các sự kiện/hoạt động chính trị lớn như một cuộc vận động trong một hệ
thống dân chủ.22
Các phát hiện điều tra cho thấy rằng đa số dân cư đô thị trong 34 thành
phố Trung Quốc vẫn quan tâm đến chính trị. Một cách cụ thể, như Bảng 3.1
cho thấy, khoảng 10 phần trăm của những người trả lời của chúng tôi đã rất
quan tâm và 52 phần trăm số họ đã quan tâm đến chính trị. Tổng cộng, hơn
60 phần trăm dân cư đô thị Trung Quốc trong các thành phố được điều tra đã
bày tỏ sự quan tâm đến chính trị. Con số này là rất sát với các kết quả của
điều tra mười hành phố được tiến hành trong 2012 và thấp hơn một chút so
với kết quả tìm thấy ở Bắc Kinh đô thị trong các năm 1990. Phát hiện này có
lẽ không đáng ngạc nhiên vì Bấc Kinh là trung tâm chính trị của đất nước và
dân cư thành phố này về mặt lịch sử quan tâm đến chính trị hơn phần còn lại
của đất nước.23 Cũng đã thấy rằng 35 phần trăm những người trả lời đã không
quan tâm đến chính trị. Thực ra, mức quan tâm chính trị giữa dân cư đô thị
Trung Quốc được điều tra là có thể so sánh được hoặc cao hơn mức đã tìm
thấy ở một số nước khác (xem Bảng 3.2). Thí dụ, những người trả lời của
chúng tôi đã cho thấy một mức cao hơn về sự quan tâm chính trị so với mức
đã thấy ở Hàn Quốc, Đài Loan, Mexico và Nam Phi và ngang hàng với Hoa
Kỳ, Đức và Nhật Bản. Không ngạc nhiên rằng hầu hết cư dân đô thị Trung
Quốc vẫn quan tâm đến chính trị vì nhiều vấn đề họ đối mặt: giá nhà ở cao, ô

Bảng 3.1 Mức quan tâm chính trị giữa dân cư đô thị Trung Quốc (%)

Không Không Quan Rất quan Khó để


hề quan quan tâm tâm nói
tâm tâm
Bạn có quan tâm đến chính trị?
16,6 29,2 52,6 9,9 1,8
N = 3491
Nguồn: Social and Political Values of Chinese Urban Residents, 2013
38 3 CÁC MỨC QUAN TÂM CHÍNH TRỊ

Bảng 3.2 Các mức quan tâm chính trị ở Mỹ, Anh, Hong Kong, Đài Loan, Hàn Quốc,
Nhật Bản Mexico và Nam Phi (%)

Mỹ Anh Hong Đài Hàn Nhật Mexico Nam


Kong Loan Quốc Bản Phi
Những người trả
lời nói quan tâm 59 44 14 28 41 64 34 44
đến chính trị “một
chút” hay “rất quan
tâm”
Nguồn: World Value Survey (5th Wave), U.S.A. (2006), UK (2006), Hong Kong (2005), Taiwan (2006), South
Korea (2005), Japan (2005), Mexico (2005), South Africa (2007). Câu hỏi thực sự trong điều tra là: “Bạn sẽ
nói bạn quan tâm đến chính trị thế nào?” Xem http://www.wvsevsdb.com/wvs/ WVSAnalizeStudy.jsp

Bảng 3.3 Thảo luận về chính trị với những người khác (%)

Khi chúng Thông Không Chẳng Khó để


tôi gặp thường thông bao giờ nói
nhau thường
Bạn thảo luận chính trị với
người khác thường xuyên 0,7 21,0 63,4 14,0 0,9
thế nào?
N = 3491

Nguồn: Social and Political Values of Chinese Urban Residents, 2013

nhiễm, tham nhũng chính thức và khoảng cách rộng ra giữa người giàu và
người nghèo. Sự tiếp cận rộng rãi đến Internet đã tạo thuận lợi và kích thích sự
quan tâm đến và sự thảo luận về các vấn đề chính trị quốc gia và địa phương.
Mặc dù đa số người được điều tra bày tỏ sự quan tâm đến chính trị, ít
người trong số họ thích nói về chính trị. Khi được hỏi họ thảo luận hay nói về
chính trị với những người khác thường xuyên ra sao, chỉ khoảng 20 phần trăm đã
nói họ thường làm thế, hơn 60 phần trăm số họ không thường nói về chính trị và
14 phần trăm dân cư đô thị Trung Quốc chẳng bao giờ nói về chính trị với
những người khác (xem Bảng 3.3). Điều này có lẽ là do sự thực rằng Trung
Quốc vẫn chưa là một xã hội tự do và mở nơi nhiều người có thể cảm thấy
thoải mái trong việc thảo luận các vấn đề chính trị với những người khác.
Motan guoshi (Mạc đàm quốc sự hay “không nói về công việc nhà nước”) đã là
một truyền thống lâu đời ở Trung Quốc. Sự miễn cưỡng trong chia sẻ các suy nghĩ,
đặc biệt suy nghĩ chính trị, với những người khác có thể cũng là một nhân tố
cản trở người Trung Quốc nói về chính trị với những người khác.
AI THƯỜNG QUAN TÂM ĐẾN CHÍNH TRỊ HƠN? 39

AI THƯỜNG QUAN TÂM ĐẾN CHÍNH TRỊ HƠN?


Được chỉ ra trong đoạn trước rằng dân cư đô thị Trung Quốc vẫn bày tỏ các
mức quan tâm chính trị tương đối cao. Tuy vậy, câu hỏi lý thú và quan trọng
hơn là ai là những người quan tâm hơn đến chính trị vì các hệ luỵ chính trị
của nó nếu chúng ta giả thiết rằng có một mối quan hệ giữa mức quan tâm
chính trị và tiềm năng cho hành động chính trị. Mối quan hệ giữa các nhân tố
xã hội-kinh tế và chính trị và các mức quan tâm chính trị được xác lập kỹ trong
văn liệu khoa học chính trị Tây phương.24 Một số nghiên cứu đã cho biết rằng các
nhân tố chính trị đóng góp cho sự quan tâm của người dân đến công việc
chính trị và nhà nước.25 Thí dụ, các phát hiện nghiên cứu tiết lộ rằng cả mong
muốn cho dân chủ và sự thay đổi chính trị lẫn sự đánh giá kém về thành tích
chính quyền giữa cả dân cư đô thị lẫn nông dân nông thôn có liên hệ dương
với sự quan tâm đến chính trị. Dựa vào các nghiên cứu trước về chủ đề này
được tiến hành ở Trung Quốc và các nước khác, chương này tập trung vào
vài nhân tố mới thêm vào các nhân tố đã được nhắc tới ở trên. Một cách cụ
thể, các nhân tố xã hội-kinh tế sau đây sẽ được xem xét như có sự liên kết khả
dĩ với một mức cá nhân của sự quan tâm chính trị giữa dân cư đô thị ở Trung
Quốc: niềm tin tôn giáo, sự ủng hộ chính trị (kể cả sự ủng hộ chế độ phổ biến
lẫn đặc thù), niềm tin vào các giá trị dân chủ, các xúc cảm dân tộc chủ nghĩa,
niềm tin vào chủ nghĩa Marx (ý thức hệ chính thống) và sự thoả mãn cuộc
sống. Tất cả các nhân tố này mang các hệ luỵ chính trị tiềm tàng cho một người
quan tâm đến chính trị và công việc chung. Ngoài ra, tôi cũng đưa vào một số
biến điều khiển nhân khẩu học thông thường như tuổi, giói, địa vị chính trị và
giáo dục trong phân tích nhiều biến.

Niềm tin Tôn giáo và sự Quan tâm Chính trị


Tôn giáo và chính trị đã liên hệ mật thiết với nhau từ thời xa xưa. Tôn giáo,
thí dụ, đóng một vai trò lâu bền trong chính trị đối nội ở Hoa Kỳ, nền dân chủ
già giặn nhất trong thời hiện đại trên thế giới.26 Những sự can thiệp chính trị
bởi các lực lượng tôn giáo, đặc biệt Đạo Kitô phái Phúc âm, đã được lập tư liệu
kỹ ở châu Á, châu Phi và Mỹ Latin.27 Đạo Kitô đã đóng một vai trò nổi bật
trong Làn sóng dân chủ hoá Thứ ba khắp thế giới.28 Ba nhân tố đã được dẫn ra
để giải thích mối quan hệ rắc rối giữa tôn giáo và chính trị: tín điều tôn giáo,
tôn giáo với tư cách một định chế, và nhóm xã hội/văn hoá của các tín đồ.29 Tín
điều tôn giáo ở đây nhắc đến các niềm tin tôn giáo căn bản, các giá trị và các
tiêu chuẩn đạo đức mà chắc chắn ảnh hưởng đến các hệ thống giá trị và hành vi
40 3 CÁC MỨC QUAN TÂM CHÍNH TRỊ

của các tín đồ trong các lĩnh vực không-tôn giáo như chính trị. Tôn giáo với tư
cách một định chế, cũng có các lợi ích thể chế riêng của nó mà có thể đụng độ với
các chính sách chính phủ. Các lực lượng tôn giáo thường phải hành động để bảo
vệ các lợi ích tôn giáo của chúng chống lại nhà nước. Các tôn giáo cũng là các
nhóm xã hội. Thành viên của các nhóm tôn giáo tương tác với nhau và có khuynh
hướng để hình thành một định hướng và thái độ “nhóm” đối với chính trị và
công việc chung. Do mối quan hệ mật thiết giữa tôn giáo và chính trị, là tự nhiên
để giả thiết rằng những người có tín ngưỡng có chú ý đến chính trị vì các lãnh tụ
chính trị và chính quyền có thể đưa ra các quyết định có thể tác động đến đời
sống và công việc tôn giáo.
Tuy vậy, các tín đồ tôn giáo Trung Quốc có quan tâm đến chính trị không
vì chính phủ Trung Quốc thực thi nghiêm ngặt sự tách biệt giáo hội và nhà
nước? Liệu các tín đồ tôn giáo ở Trung Quốc chú ý nhiều hay ít đến chính trị
mang các ngụ ý chính trị quan trọng. Điều tra của chúng tôi đã thấy rằng chỉ khoảng
16 phần trăm dân cư đô thị ở 34 thành phố có các niềm tin tôn giáo trong khi
tuyệt đại đa số dân cư đô thị Trung Quốc vẫn là những người vô thần. Điều
tra của chúng tôi đã thấy thêm rằng trong số các tín đồ tôn giáo 66 phần trăm
theo đạo Phật, 5 phần trăm theo đạo Giáo (Taoist), gần 20 phần trăm là các
Kitô hữu (17 phần trăm Tin lành và 2 phần trăm Catholic), và khoảng 7 phần
trăm là Muslim (xem Bảng 3.4).
Bảng 3.5 tiết lộ rằng có ít sự khác biệt giữa các tín đồ tôn giáo và những
người không tôn giáo về các mức quan tâm chính trị. Thực ra, số tín đồ tôn
giáo nói họ hoặc quan tâm hay rất quan tâm đến công việc chính trị là nhiều
hơn một chút. Không có vẻ rằng niềm tin tôn giáo là một nhân tố tác động
đến sự chú ý của người dân đến chính trị. Tuy vậy, vẫn có ích để đặt niềm tin tôn
giáo như một biến độc lập trong phân tích đa biến để xem xét ảnh hưởng tương đối của
nó lên mức cá nhân của sự quan tâm chính trị.

Bảng 3.4 Các niềm tin tôn


Đạo Phật 66,2
giáo chính giữa cư dân đô
Đạo Lão
thị Trung Quốc (%) Đạo Tin Lành
Đạo Công giáo
Islam 6,9
Khác 2,6
N = 3491

Nguồn: Social and Political Values of Chinese Urban


Residents, 2013
AI THƯỜNG QUAN TÂM ĐẾN CHÍNH TRỊ HƠN? 41

Bảng 3.5 Tín đồ/không tín đồ vs. sự quan tâm chính trị (%)

Không hề Không Quan tâm Rất quan Khó để


quan tâm quan tâm tâm nói
Các tín đồ tôn giáo 5,5 24,7 54,6 14,1 1,0
Không tín đồ tôn giáo 6,8 30,0 52,2 9,1 1,9

Nguồn: Social and Political Values of Chinese Urban Residents, 2013

Sự ủng hộ chính trị


Sự ủng hộ chính trị liên hệ như thế nào với với các mức quan tâm chính trị?
Những người ủng hộ chế độ chính trị hiện hành quan tâm nhiều hay ít hơn đến
công việc chính trị? Mối quan hệ liên kết giữa hai thứ, dù theo cách nào, mang
các ngụ ý chính trị. Nếu những người ủng hộ chế độ có khuynh hướng quan
tâm hơn đến chính trị và công việc nhà nước, thì chính phủ Trung Quốc có
thể không có quá nhiều điều phải lo. Nó có nghĩa rằng sự quan tâm chính trị
nhiều hơn có thể không dẫn đến các hành động chính trị chống lại chính phủ.
Nếu điều ngược lại đúng, tuy vậy, nó có thể không là tin tốt cho chính phủ vì
nó có thể có nghĩa rằng những người bất mãn với chế độ với các mức quan
tâm chính trị cao có tiềm năng chuyển sự quan tâm của họ thành các hoạt
động chính trị. Biến số của sự ủng hộ chế độ chính trị và nó được đo như thế
nào đã được giải thích trong Chương 2 (xem Bảng 2.1).

Niềm tin vào các Giá trị Dân chủ


Một đặc trưng chính của cải cách Trung Quốc kể từ cuối các năm 1970 đã là
sự chấp nhận cơ chế thị trường trong khi duy trì cái lõi của hệ thống chính trị
độc đoán. Đã có vài cải cách chính trị trong thời kỳ này nhưng hầu hết chúng thuộc
về loại cải cách hành chính và quan liêu. Mặc dù hầu hết các học giả về Trung
Quốc đã thừa nhận rằng Trung Quốc trong thời đại cải cách đã biến đổi từ
một hệ thống toàn trị kiểu Maoist sang một hệ thống độc đoán được nới lỏng
hơn,30 một số nền tảng cơ bản của hệ thống chính trị cộng sản được duy trì:
(1) sự cai trị độc quyền của một đảng; (2) quyền lực chính trị tuyệt đối của
ĐCSTQ trong công việc chính quyền; (3) sự kiểm soát nghiêm ngặt của nhân
sự đảng và chính quyền bởi ĐCSTQ; và (4) sự kiểm soát chính thức hoàn
toàn hoặc gần như hoàn toàn của phương tiện truyền thông.
Hai câu hỏi đã được dùng trong điều tra của chúng tôi để phát hiện niềm tin
vào các giá trị dân chủ của những người trả lời của chúng tôi. Câu hỏi thứ nhất
42 3 CÁC MỨC QUAN TÂM CHÍNH TRỊ

đã yêu cầu họ hoặc đồng ý hoặc không đồng ý với tuyên bố liệu các lãnh đạo
nhà nước Trung Quốc phải được nhân dân trực tiếp bầu. Câu hỏi thứ hai đã
hỏi liệu nhân dân cần tham gia vào quá trình ra quyết định cho dù các lãnh
đạo là có năng lực và có được sự tin cậy của nhân dân. Các câu trả lời cho hai
câu hỏi này có thể nói liệu một người trả lời có ủng hộ dân chủ hay không.
Như cho thấy trong Bảng 2.5 trong chương trước, đã tìm thấy rằng gần 60
phần trăm những người trả lời của chúng tôi rất đồng ý hay đồng ý rằng các
lãnh đạo nhà nước Trung Quốc nên được nhân dân bầu trực tiếp một cách dân
chủ. Còn nhiều người hơn (hơn hai phần ba) nhất quyết đòi tham gia vào quá
trình ra quyết định dù là họ nghĩ các lãnh đạo của họ là các nhà lãnh đạo có
năng lực mà họ tin cậy. Nói cách khác, hầu hết cư dân đô thị Trung Quốc
muốn có dân chủ. Là đáng để tìm ra liệu những người này quan tâm nhiều
hơn hay ít hơn đến chính trị.

Các xúc cảm Dân tộc chủ nghĩa


Như đã nhắc tới trong Chương 2, chủ nghĩa dân tộc Trung Hoa đã tăng lên
bởi vì Trung Quốc đã trở thành một cường quốc lớn trên thế giới về mặt kinh
tế, quân sự và ngoại giao. Các cảm xúc dân tộc chủ nghĩa mạnh đã được phát
hiện trong điều tra Các Giá trị Xã hội và Chính trị của Dân cư Đô thị Trung
Quốc giữa những người dân đô thị của chúng tôi. Như được báo cáo ở Chương
2, đa số dân cư đô thị trong điều tra của chúng tôi tin rằng Trung Quốc phải
đóng một vai trò chính trong công việc thế giới cũng như trong công việc Á
châu. Hơn một nửa của những người được điều tra thậm chí ủng hộ chính phủ
Trung Quốc sử dụng vũ lực để lấy lại các đảo Điếu ngư tranh chấp từ Nhật
Bản mặc dù một hành động như vậy có thể kích một cuộc chiến tranh với
Nhật bản và thậm chí Hoa Kỳ (xem các Bảng 2.6 và 2.7). Mối quan hệ giữa
các xúc cảm dân tộc chủ nghĩa và sự quan tâm đến chính trị có thể có những
ngụ ý chính trị quan trọng cho sự ổn định chính trị ở Trung Quốc.

Niềm tin vào chủ nghĩa Marx


Chủ nghĩa Marx vẫn là ý thức hệ chính thống ở Trung Quốc, mặc dù đất nước
đã tiến hành cải cách do thị trường dẫn dắt trong hơn ba thập kỷ và nhiều biện
pháp cải cách là không tương thích với học thuyết Marxist chính thống. Chủ
nghĩa Marx (cùng với chủ nghĩa Lenin và Tư tưởng Mao Trạch Đông) được
dạy như môn học bắt buộc từ trung học đến đại học ở Trung Quốc. Các sinh
viên phải thi về chủ đề chủ nghĩa Marx-chủ nghĩa Lenin-Tư tưởng Mao Trạch
đông nếu họ quyết định vào đại học như một sinh viên hay một sinh viên cao
học. Những người xin việc dân chính cũng phải trải qua cuộc thi cử tương tự.
AI THƯỜNG QUAN TÂM ĐẾN CHÍNH TRỊ HƠN? 43

Chủ nghĩa Marx vẫn hiện diện mạnh trong báo chí Trung Quốc chính thống.
Phải chỉ ra rằng chủ nghĩa Marx với tư cách một ý thức hệ đã được nhấn
mạnh lại kể từ chính quyền Hồ Cẩm Đào. Một biểu tượng của xu hướng này
là sự thành lập Trường chủ nghĩa Marx trên các khuôn viên đại học Trung
Quốc, theo yêu cầu của Bộ Giáo dục Trung Quốc. Chủ nghĩa Marx hiện thời
được coi như một trong các lĩnh vực chủ đề quan trọng nhất trong tài trợ nhà
nước cho khoa học xã hội và nhân văn. Tuy vậy, là lý thú để tìm ra bao nhiêu
người ở Trung Quốc thực sự tin vào chủ nghĩa Marx. Còn lý thú hơn để biết
niềm tin vào chủ nghĩa Marx liên hệ thế nào với sự quan tâm của nhân dân đến
chính trị và công việc nhà nước. Trong điều tra chúng tôi đã hỏi những người
tham gia của chúng tôi để trả lời câu hỏi sau đây: “Có nhiều chủ nghĩa trên
thế giới và chủ nghĩa Marx là một trong số đó. Bạn có tin vào chủ nghĩa
Marx?” Khoảng một phần ba (30 phần trăm) những người trả lời đã nói rằng
họ tin vào chủ nghĩa Marx; 40 phần trăm không tin vào chủ nghĩa Marx và 30
phần trăm không chắc chắn. Là logic để giả thuyết rằng niềm tin vào chủ
nghĩa Marx có liên hệ dương với sự quan tâm và sự chú ý đến chính trị vì
chính trị ở Trung Quốc bị chi phối bởi công việc nhà nước chính thống.

Sự thoả mãn Cuộc sống


Đi theo lý thuyết Maslow về hệ thứ bậc của nhu cầu con người, chúng ta phải
giả thiết rằng sự quan tâm của người ta đến chính trị và công việc chung có
liên hệ dương với điều kiện kinh tế của người đó. Được gợi ý trong những
nghiên cứu bỏ phiếu rằng những người có địa vị kinh tế cao hơn có khuynh
hướng tích cực hơn trong tham gia bầu cử. Verba và các cộng sự của ông đã
ám chỉ đến một lý do khác nữa vì sao những người khá giả hơn về kinh tế lại chắc
có khả năng dính líu đến chính trị và công việc chung: họ có tiền cược lớn hơn, tức
là đặc lợi kinh tế, trong chính trị.31 Tuy vậy, có một lý lẽ khác gợi ý rằng
những người với thu nhập cao hơn ít quan tâm hơn đến chính trị do sự thực
rằng họ quá bận để kiếm tiền.32 Điều này có lẽ đặc biệt đúng trong trường hợp
Trung Quốc. Nhiều nhà quan sát Trung Quốc nhận thấy rằng người dân
Trung Quốc với thu nhập cao hơn bận rộn với việc chộp lấy các cơ hội tài
chính và kinh doanh và họ ít quan tâm hơn đến chính trị và công việc
chung.33 Một lý do khả dĩ khác vì sao những người với một thu nhập thấp hơn
có thể quan tâm hơn đến chính trị và công việc chung là, họ có nhiều vấn đề và
khiếu nại hơn về các điều kiện kinh tế tồi của họ và hy vọng rằng chính phủ sẽ
giải quyết các nỗi lo của họ.
Trong nghiên cứu của họ về dân cư Bắc Kinh, Chen và Zhong đã thấy
rằng mức quan tâm chính trị của một người đã có liên hệ dương với các điều
kiện tài chính của người đó.34 Vì thế, tôi giả thuyết rằng dân cư đô thị Trung
44 3 CÁC MỨC QUAN TÂM CHÍNH TRỊ

Quốc với thu nhập và mức thoả mãn cuộc sống cao hơn có xu hướng chú ý
hơn đến chính trị và công việc nhà nước. Các phát hiện mô tả về sự thoả mãn
cuộc sống giữa dân cư đô thị Trung Quốc đã được báo cáo trong Bảng 2.8.

Các biến Xã hội-Nhân khẩu học


Mức quan tâm chính trị thường được liên kết với các đặc trưng nhân khẩu
học và kinh tế-xã hội nhất định của một dân cư. Thí dụ, Chen và Zhong trong
nghiên cứu của họ về sự quan tâm chính trị đại chúng ở Bắc Kinh đã thấy
rằng những người đàn ông trung niên và các đảng viên đảng cộng sản đã có
khuynh hướng chú ý nhiều hơn đến chính trị.35 Tôi cũng tính đến một số nhân
tố nhân khẩu học và kinh tế-xã hội như tuổi, giới, mức giáo dục và tư cách
đảng viên đảng cộng sản như các biến điều khiển trong phân tích đa biến.

Tuổi
Trong văn liệu khoa học chính trị Tây phương, một lý lẽ thịnh hành về mối
quan hệ giữa tuổi và sự quan tâm chính trị là những người trẻ có khuynh
hướng cho thấy ít sự quan tâm chính trị hơn những người già vì sự bận bịu
của họ với những thứ khác trong đời, như xác lập sự nghiệp của họ và hình
thành một gia đình.36 Vì thế tôi giả thuyết rằng tuổi ảnh hưởng đến các mức
quan tâm chính trị giữa dân cư đô thị Trung Quốc theo chiều dương, tức là,
những người già hơn chú ý nhiều hơn đến chính trị và công việc nhà nước.

Giới
Cũng được làm tư liệu kỹ trong văn liệu khoa học chính trị Tây phương rằng
có một khoảng cách giới liên quan đến sự quan tâm và sự tham gia chính trị.
Kent Jennings đã từng lưu ý, “một số lượng lớn nghiên cứu quanh thế giới đã
chứng tỏ rằng, theo hầu hết các tiêu chuẩn, đàn ông là tích cực về chính trị
hơn đàn bà,” và một khoảng cách như vậy là hẹp hơn trong các xã hội tiên
tiến hơn và giữa những người thuộc các tầng lớp xã hội-kinh tế cao hơn.37
Khoảng cách này một phần là do giá trị truyền thống về vai trò của phụ nữ
trong xã hội và nhận thức rằng chính trị là “công việc của đàn ông”.38 Như đã
nhắc tới ở Chương 2, việc thúc đẩy bình đẳng giới đã là một chính sách chính
thống trong CHNDTH kể từ các năm 1950. Chủ tịch Mao đã lớn tiếng nhất
trong việc tạo ra sự bình đẳng giữa đàn ông và phụ nữ. Trong thời đại Mao, cả
đàn ông và phụ nữ đã được huy động ngang nhau để tham gia vào các cuộc
vận động và các hoạt động chính trị khác nhau. Tuy vậy, bình đẳng giới đã
chẳng bao giờ đạt được đầy đủ trong các năm của Mao một phần do các giá
trị truyền thống bén sâu, thiên vị đàn ông hơn phụ nữ và cổ vũ phụ nữ trở nên
CÁC PHÁT HIỆN GIẢI TÍCH VÀ KẾT LUẬN 45

thụ động về mặt xã hội. Tình hình này đã không thay đổi trong thời đại sau-
Mao. Vai trò của phụ nữ trong xã hội Trung Hoa vẫn được nhận thức như
chăm sóc trẻ em và gia đình. Điều tra của Chen và Zhong đã thấy rằng phụ nữ
đã ít chú ý đến chính trị hơn đàn ông ở Bắc Kinh.39 Tôi giả thuyết, vì thế, rằng
giữa dân cư đô thị Trung Quốc đàn ông quan tâm đến chính trị và công việc
nhà nước nhiều hơn phụ nữ.

Giáo dục
Giống tuổi và giới, giáo dục thường được coi là một nhân tố chính trong việc
tác động đến mức quan tâm và tham gia chính trị của một người.40 Những
người với một mức giáo dục cao hơn có khuynh hướng cho thấy các mức
quan tâm chính trị cao hơn. Có một số lý do cho mối quan hệ dương này. Thứ
nhất, giáo dục trang bị cho một người năng lực nhận thức để nhận và tiêu hoá
thông tin chính trị. Giáo dục cũng làm tăng năng lực của người ta để hiểu các
hệ luỵ cá nhân của các sự kiện và công việc chính trị và sự tự tin của người
đó vào khả năng của mình để ảnh hưởng đến chính trị nếu có cơ hội. Những
nghiên cứu kinh nghiệm được tiến hành ở Trung Quốc cho thấy rằng giáo dục
quả thực có một tác động đến các mức quan tâm chính trị của các cá nhân.41
Vì thế được giả thuyết trong nghiên cứu này rằng các mức giáo dục đóng góp
tích cực cho mức quan tâm chính trị của người ta giữa dân cư đô thị Trung
Quốc.

Địa vị Chính trị


Cho là có trên 80 triệu đảng viên, Đảng Cộng sản Trung quốc không nghi ngờ
gì là đảng chính trị lớn nhất trên thế giới. Một trong những đòi hỏi cho việc gia
nhập ĐCSTQ là, sự giác ngộ chính trị hay mức chú ý đến công việc chính trị
hiện thời. Các đảng viên ĐCSTQ được tổ chức định kỳ trong các cuộc
meeting và được thông báo về các chính sách đảng và chính phủ và trong
việc thảo luận các vấn đề chính trị. Ngoài ra, các đảng viên ĐCSTQ hầu hết
là các elite với sự giáo dục tốt hơn trong xã hội Trung Quốc. Như thế, tôi kỳ
vọng các đảng viên ĐCSTQ quan tâm hơn đến chính trị và công việc nhà
nước giữa dân cư đô thị Trung Quốc.

CÁC PHÁT HIỆN GIẢI TÍCH VÀ KẾT LUẬN


Bảng 3.6 trình bày các kết quả tương quan đa biến về sự quan tâm chính trị ở
Trung Quốc đô thị. Trước hết, niềm tin tôn giáo có liên hệ dương với các mức
quan tâm chính trị ở Trung Quốc đô thị. Nói cách khác, cư dân đô thị có niềm
tin tôn giáo quan tâm hơn đến chính trị và công việc nhà nước, cho dù số của
46 3 CÁC MỨC QUAN TÂM CHÍNH TRỊ

Bảng 3.6 Mô hình đa biến của sự quan tâm chính trị ở Trung Quốc đô thị

Các biến độc lập Hệ số chưa Hệ số đã Sai số đã


chuẩn hoá chuẩn hoá chuẩn hoá
Niềm tin tôn giáo (0=không, 1=có) 0.159** 0.050 (0.051)
Sự ủng hộ chính trị −0.175*** −0.107 (0.027)
Các giá trị dân chủ 0.017* 0.038 (0.007)
Các xúc cảm dân tộc chủ nghĩa 0.044*** 0.091 (0.008)
Niềm tin vào chủ nghĩa Marx (0=không, 0.251*** 0.179 (0.024)
1=có)
Hạnh phúc chủ quan 0.052* 0.035 (0.024)
Các biến số nhân khẩu học
Tuổi 0.051*** 0.049 (0.018)
Giới (nữ=0, nam =1) 0.277*** 0.115 (0.040)
Giáo dục 0.091*** 0.073 (0.022)
Thu nhập −0.013 0.030 (0.008)
Tư cách đảng viên ĐCSTQ (ngoài đảng 0.308*** 0.099 (0.053)
=0, đảng viên = 1)
Hằng số 0.888*** (0.215)
Multiple R 0.348
R2 0.121
R2 được hiệu chỉnh 0.118
*p < 0.05; **p < 0.01; ***p < 0.000

họ là nhỏ. Thứ hai, cũng đã cho thấy rằng các dân cư đô thị mà muốn thay đổi
hệ thống triệt để ở Trung Quốc có khuynh hướng hoà hợp hơn với chính trị.
Thứ ba, đã thấy rằng những người có nhiều giá trị dân chủ hơn chú ý hơn đến
chính trị và công việc quốc gia. Thứ tư, như phân tích cho thấy, những người
với các xúc cảm dân tộc chủ nghĩa chú ý hơn đến chính trị và công việc nhà
nước. Ngoài ra, những dân cư đô thị tin vào học thuyết chính thống của chủ
nghĩa Marx chú ý nhiều hơn đến chính trị. Cuối cùng sự hạnh phúc cá nhân
có liên hệ dương với các mức quan tâm chính trị.
Hầu hết các nhân tố xã hội-nhân khẩu học là quan trọng trong các mức
quan tâm chính trị của cư dân đô thị ở Trung Quốc. Cụ thể, những người già
hơn quan tâm đến chính trị nhiều hơn những người trẻ; đàn ông chú ý đến
chính trị hơn đàn bà; và những người có giáo dục hơn cho thấy sự quan tâm
đến chính trị nhiều hơn những người ít học. Các phát hiện này là nhất quán với
bằng chứng liên quan đến sự quan tâm và tham gia chính trị được thấy trong
những nghiên cứu khác ở Trung Quốc và các nước khác.42 Như được kỳ vọng,
các đảng viên đảng cộng sản chú ý nhiều hơn đến chính trị và công việc nhà
nước. Như đã nói tới ở trước, các đảng viên ĐCSTQ được yêu cầu chú ý đến
CÁC PHÁT HIỆN GIẢI TÍCH VÀ KẾT LUẬN 47

các sự kiện chính trị và công việc nhà nước, không nhắc đến rằng nhiều đảng
viên ĐCSTQ là các quan chức đảng và chính quyền mà việc làm của họ là
làm chính trị và họ cũng có tiền đặt cược lớn hơn vào chính trị và công việc
nhà nước. Lý thú là, thu nhập không xuất hiện như một nhân tố đáng kể trong
tác động đến các mức quan tâm chính trị ở nghiên cứu này. Cùng nhau, các
biến độc lập giải thích khoảng 11 phần trăm phương sai trong mô hình tương
quan.
Những phát hiện này có ý nghĩa gì về mặt chính trị? Ngược với nhận thức
phổ biến rằng nhân dân Trung Quốc bây giờ quá bận rộn với việc cải thiện
điều kiện kinh tế của họ và quá thiên về vật chất đến nỗi họ thờ ơ với các vấn
đề chính trị và công việc nhà nước, các phát hiện mang tính mô tả của chúng
tôi cho thấy rằng hơn 60 phần trăm cư dân đô thị tham gia điều tra của chúng
tôi vẫn hoặc quan tâm hay rất quan tâm đến chính trị và công việc nhà nước.
Con số này là so sánh được với các con số tìm thấy ở các nước khác. Là rõ
ràng rằng tăng trưởng kinh tế và sự theo đuổi vật chất trong thời đại cải cách
đã không hoàn toàn hướng sự chú ý của hầu hết dân cư đô thị Trung Quốc
khỏi chính trị. Nếu mức quan tâm chính trị là một chỉ báo cho tiềm năng hoạt
động chính trị của nhân dân, thì việc tìm thấy các mức quan tâm chính trị tương
đối cao từ nghiên cứu này có thể ngụ ý một tiềm năng lớn cho sự tham gia và
các hoạt động chính trị đại chúng ở Trung Quốc đô thị.
Lý thú hơn để tìm ra ai có khuynh hướng quan tâm hơn đến chính trị và
công việc nhà nước giữa dân cư đô thị Trung Quốc vì những phát hiện này có
thể mang những hệ luỵ quan trọng cho sự phát triển chính trị của Trung
Quốc. Trước hết, đáng lưu ý rằng các phát hiện giải tích từ nghiên cứu này
cho thấy rằng dân cư đô thị Trung Quốc không khác với người dân ở các
phần khác của thế giới trong chừng mực liên quan đến mối quan hệ giữa mức
quan tâm chính trị và một số nhân tố nhân khẩu học như tuổi, giới và giáo
dục. Thứ hai và quan trọng hơn, đã thấy rằng những người bày tỏ nhiều sự
quan tâm hơn đến chính trị ở Trung Quốc đô thị thường là những người ít ủng
hộ hệ thống chính trị hiện hành và có định hướng dân chủ hơn. Nói cách
khác, các cư dân đô thị Trung Quốc mà quan tâm hơn đến chính trị thường là
những người có thể thách thức hệ thống chính trị hiện hành ở Trung Quốc.
Ngụ ý là, nếu có cơ hội, những người chống-chế độ chắc có khả năng để tham
gia vào các hoạt động chính trị quy ước và không quy ước. Thứ ba, các nhà
hoạt động chính trị tiềm tàng cũng bao gồm những người có niềm tin tôn giáo vì
họ cũng bày tỏ sự quan tâm hơn đến chính trị. Cuối cùng, phải là đáng lo cho
các nhà chức tách Trung Quốc rằng những người với các xúc cảm dân tộc
chủ nghĩa là những người nhạy bén với chính trị và công việc quốc gia vì
những người này đã tham gia vào các cuộc phản đối chống-Nhật và chống-
Mỹ ở Trung Quốc đô thị trong quá khứ và ít khoan dung hơn với lập trường
chính sách đối ngoại yếu có thể của Trung Quốc trong tương lai.
48 3 CÁC MỨC QUAN TÂM CHÍNH TRỊ

GHI CHÚ
1. Sidney Verba, Kay Lehman Schlozman, and Henry E. Brady, Voice and
Equality: Civic Voluntarism in American Politics (Cambridge, MA: Harvard
University Press, 1995).
2. Xem, thí dụ, Sidney Verba, Norman Nie and Jae-on Kim, The Modes of
Democratic Participation: A Cross-national Study (Beverly Hills, CA:
Cambridge University Press, 1971); Samuel Huntington and Joan Nelson, No
Easy Choice: Political Participation in Developing Countries (Cambridge, MA:
Harvard University Press, 1976); Curtis Gans, “The Empty Ballot Box:
Reflections on Nonvoters in America,” Public Opinion, Vol. 1 (1978), pp. 54–
57; Arthur Hadley, The Empty Polling Booth (Englewood Cliffs, NJ: Prentice-
Hall, 1978); Sidney Verba, Norman Nie and Jae-on Kim, Participation and
Political Equality (Cambridge: Cambridge University Press, 1978); Stephen
Bennett, Apathy in America, 1960–1984: Causes and Consequences of Citizen
Political Indifference (Dobbs Ferry, NY: Transnational Publishers, 1986); Tom
DeLuca, The Two Faces of Political Apathy (Philadelphia, PA: Temple
University Press, 1995).
3. Verba, Nie and Kim, Participation and Political Equality, p. 71.
4. Donna Bahry, “Politics, Generations, and Change in the USSR,” trong James
Miller, ed., Politics, Works, and Daily Life in the USSR: A Survey of Former Soviet
Citizens (Cambridge: Cambridge University Press, 1987); Donna Bahry and
Brian Silver, “Soviet Citizens Participation on the Eve of Democratization,”
American Political Science Review, Vol. 84, No. 3 (1990), pp. 821–847; và
Cynthia Kaplan, “New Forms of Political Participation,” trong Arthur Miller,
William Riesinger and Vicki Hesli, eds., Public Opinion and Regime Change:
New Politics of Post-Soviet Societies (Boulder, CO: Westview Press, 1993), pp.
153–167.
5. Donna Bahry and Brian Silver, “Soviet Citizens Participation on the Eve of
Democratization.”
6. Xem Jianhua Zhu, Xinshu Zhao and Hairong Li, “Public Political
Consciousness in China,” Asian Survey, Vol. 30, No. 10 (1990), pp.
992–1006.
7. Tianjian Shi, Political Participation in Beijing (Cambridge, MA: Harvard
University Press, 1997).
8. Markus Prior, “Either You’ve Got It or You Don’t: The Stability of Political
Interest over the Life Cycle,” The Journal of Politics, Vol. 72, No. 3 (2010), p.
747.
9. Matthew Holleque, “Rethinking the Stability of Political Interest,”
http://users.polisci.wisc.edu/behavior/papers/holleque_stabil-
ity_04_08_11.pdf (accessed on August 27, 2015).
GHI CHÚ 49

10. Jie Chen and Yang Zhong, “Mass Political Interest: Apathy in Urban China,”
Communist and Post-Communist Studies, Vol. 32 (1999), pp. 281–303.
11. Yang Zhong and Junghyoun Kim, “Political Interest in Rural Southern
Jiangsu Province in China,” Journal of Chinese Political Science, Vol. 10, No.
2 (2005), pp. 1–20.
12. Yang Zhong and Wei Hu, “Mass Political Interest in Urban China: An
Empirical Study,” China: An International Journal, Vol. 11, No. 3 (2013), p. 93.
13. Xem Jianhua Zhu, Xinshu Zhao and Hairong Li, “Public Political
Consciousness in China,” Asian Survey, Vol. 30, No. 10 (1990), p. 992.
14. James Townsend, Political Participation in Communist China (Berkeley, CA:
University of California Press, 1967), pp. 10–20.
15. Ibid.
16. Đối với nhận thức này, xem Nicholas Kristof and Sheryl WuDunn, China
Wakes: The Struggle for the Soul of a Rising Power (New York, NY: Time
Books, 1994); và Arthur Rosenbaum, State and Society in China: The
Consequences of Reform (Boulder, CO: Westview Press, 1992), p. 19.
17. Peter Moody, “The Antipolitical Tendency in Contemporary Chinese Political
Thinking,” trong Shiping Hua, ed., Chinese Political Culture: 1989–2000
(Armonk, NY: M. E. Sharpe, 2001), p. 162.
18. Stephen Bennett, Apathy in America, 1960–1984: Causes and Consequences of
Citizen Political Indifference (Dobbs Ferry, NY: Transnational Publishers,
1986), p. 33.
19. Robert Dahl, Who Governs? Democracy and Power in an American City
(New Haven, CONN: Yale University Press, 1961), p. 281.
20. Gabriel Almond and Sidney Verba, Civic Culture: Political Attitudes in Five
Nations (Princeton, NJ: Princeton University Press, 1963), p. 88.
21. Câu hỏi thực sự cho chỉ báo này là: “Bạn có theo dõi các báo cáo về công việc
chính trị và chính quyền? Bạn nói bạn theo dõi chúng thường xuyên, đôi khi, hay
chẳng bao giờ?” Xem ibid., p. 89.
22. Câu hỏi thực sự cho chỉ báo này là: “Còn việc vận động diễn ra vào thời gian
một cuộc bầu cử quốc gia thì sao—bạn có chú ý nhiều đến những gì diễn ra,
chỉ một chút, hay chẳng hề chút nào?” Ibid.
23. Về điều tra mười thành phố Trung Quốc, xem Yang Zhong and Wei Hu,
“Mass Political Interest in Urban China: An Empirical Study,” p. 93. Về hai điều
tra ở Bắc Kinh, xem Yang Zhong, Jie Chen and John Scheb, “Mass Political
Culture in Beijing: Findings from Two Public Opinion Surveys,” Asian
Survey, Vol. 38, No. 8 (1998), pp. 763–783.
24. Almond and Verba, Civic Culture: Political Attitudes in Five Nations;
Norman Nie and Jae-on Kim, The Modes of Democratic Participation: A
Cross-national Study; Sidney Verba, Norman Nie and Jae-on Kim,
50 3 CÁC MỨC QUAN TÂM CHÍNH TRỊ

Participation and Political Equality; Stephen Bennett, Apathy in America, 1960–


1984: Causes and Consequences of Citizen Political Indifference; và Tom DeLuca,
The Two Faces of Political Apathy.
25. Xem Jie Chen and Yang Zhong, “Mass Political Interest: Apathy in Urban
China”; và Yang Zhong and Junghyoun Kim, “Political Interest in Rural
Southern Jiangsu Province in China”.
26. Kenneth D. Wald, Religion and Politics in the United States (Washington, DC:
CQ Press, 1992).
27. Robert D. Woodberry and Timothy S. Shah, “The Pioneering Protestants.”
Journal of Democracy, Vol. 15, No. 2 (2004), pp. 47–61.
28. David Lumsaine, Evangelical Christianity and Democracy in Asia (Oxford,
England: Oxford University Press, 2009).
29. Kenneth D. Wald, Religion and Politics in the United States.
30. Xem Yang Zhong, Local Government and Politics in China: Challenges from
Below (Armonk, NY: M. E. Sharpe, 2003), pp. 4–7.
31. Verba, Nie and Kim, The Modes of Democratic Participation, p. 126.
32. Walter Lippmann, Men of Destiny (New York: NY: The Macmillan Co.,
1927).
33. Kristof and WuDunn, China Wakes: The Struggle for the Soul of a Rising
Power.
34. Chen and Zhong, “Mass Political I interest: Apathy in Urban China.”
35. Ibid.
36. Xem, thí dụ, Kent Jennings and Richard Niemi, Generations and Politics: A
Panel Study of Young Adults and Their Parents (Princeton, NJ: Princeton
University Press, 1981); và Bennett, Apathy in America, 1960–1984.
37. Kent Jennings, “Political Participation in the Chinese Countryside,”
American Political Science Review, Vol. 91, No. 2 (1997), p. 367.
38. Robert Lane, Political Life: Why and How People Get Involved in Politics (New
York, NY: Times Books, 1965), pp. 210–214; và Bennett, Apathy in America,
1960–1984, pp. 69–70.
39. Jie Chen and Yang Zhong, “Mass Political Interest: Apathy in Urban China.”
40. Almond and Verba, Civic Culture, p. 381; Hans Kingemann, “The
Background of Ideological Conceptualization,” trong Samuel Barnes, ed.,
Political Action: Mass Participation in Five Western Democracies (Beverly Hills,
CA: Sage Publications, 1979), pp. 255–277; và Ronald Inglehart,
Modernization and Postmodernization, p. 307.
41. Jianhua Zhu, Xinshu Zhao and Hairong Li, “Public Political Consciousness in
China”; Andrew Nathan and Tianjian Shi, “Cultural Requisites for Democracy
in China: Findings from a Survey,” Daedalus, Vol. 139 (1994), pp. 95–123; và
Jennings, “Political Participation in the Chinese
GHI CHÚ 51

Countryside”; và Jie Chen and Yang Zhong, “Mass Political Interest: Apathy in
Urban China.”
42. Robert Lane, Political Life: Why and How People Get Involved in Politics;
Jennings and Niemi, Generations and Politics: A Panel Study of Young Adults
and Their Parents; Bennett, Apathy in America, 1960–1984; và Jennings,
“Political Participation in the Chinese Countryside.”
CHƯƠNG 4

Các Giá trị Dân chủ

DẪN NHẬP
Sau ba làn sóng dân chủ hoá, cuộc tranh luận liệu một nước có nên là dân chủ
hay không đã ngừng lại trong nhiều phần của thế giới. Hầu hết các nước trên
thế giới, theo Freedom House, là các nền dân chủ bầu cử, mặc dù dân chủ
đang dưới sự căng thẳng trong một số nơi trên thế giới.1 Cuộc tranh luận về
liệu Trung Quốc nên trở thành một nền dân chủ đại nghị đa đảng kiểu Tây
phương chưa chấm dứt. Đảng Cộng sản Trung quốc đã chính thức bác bỏ mô
hình dân chủ đại nghị và đa đảng và, thay vào đó, đang thúc đẩy “dân chủ xã
hội chủ nghĩa”. Sự giải thích chính thống là, dân chủ đại nghị đa đảng kiểu
Tây phương đã được thử trong lịch sử Trung Quốc và nó đã không hoạt động.
Quan trọng hơn, chính phủ Trung Quốc cho rằng mô hình này sẽ không hoạt
động ở Trung Quốc trong tương lai. Chứng kiến các vấn đề trong các nền dân
chủ mới và sợ sự rối loạn và sự tan rã quốc gia mà một hệ thống dân chủ có thể
gây ra cho Trung Quốc, số ngày càng tăng của các học giả Trung Quốc không
ủng hộ hay chủ trương dân chủ bầu cử ở Trung Quốc, chí ít cho hiện nay.
Bất chấp sự thực rằng dân chủ có vẻ là một khả năng xa vời ở Trung
Quốc trong tương lai có thể thấy trước, vẫn quan trọng để nghiên cứu văn hoá
chính trị dân chủ ở Trung Quốc đô thị vì hai lý do chính. Thứ nhất, đáng để
tìm ra các dân cư đô thị Trung Quốc cảm thấy thế nào về dân chủ và họ giữ
các giá trị dân chủ nào. Một quan điểm phổ biến giữa những người nghi ngờ
dân chủ ở Trung Quốc là, Trung Quốc không sẵn sàng cho dân chủ bởi vì dân

© The Author(s) 2018 53


Y. Zhong, Political Culture and Participation in Urban China,
New Perspectives on Chinese Politics and Society,
DOI 10.1007/978-981-10-6268-1_4
54 4 CÁC GIÁ TRỊ DÂN CHỦ

Trung Quốc không có một văn hoá dân chủ sau hàng thế kỷ của sự cai trị và
truyền thống độc đoán. Nhưng nhận thức đó có đúng không? Thứ hai, mặc dù
Trung Quốc có thể không trở thành một nền dân chủ khai phóng kiểu Tây
phương trong thời gian gần, loại nào đó của cải cách dân chủ không hoàn
toàn bị loại trừ. Khi điều đó xảy ra, nhân dân Trung Quốc sẽ có sẵn sàng sống
trong một hệ thống dân chủ như vậy và làm cho nó hoạt động? Nhìn chung,
được giả thiết rằng “sự phát triển của một chính quyền dân chủ ổn định và
hữu hiệu phụ thuộc vào các định hướng mà nhân dân có đối với quá trình
chính trị, vào văn hoá chính trị.”2 Như Gibson và Duch chỉ ra, “Dân chủ hoá
là nhiều hơn sự đơn thuần áp đặt các định chế dân chủ hình thức lên một
chính thể”; và các niềm tin của nhân dân có thể hoặc hạn chế hay thúc đẩy
một “quá trình kết cấu của dân chủ hoá.”3
Chương này sẽ cho một mô tả về văn hoá chính trị Trung Hoa đô thị liên quan
đến dân chủ và các giá trị dân chủ. Quan trọng hơn, tôi cũng sẽ tập trung vào
các nhân tố mà có lẽ tác động đến sự ủng hộ hay không ủng hộ các giá trị dân
chủ cốt lõi giữa dân cư đô thị ở Trung Quốc, như niềm tin tôn giáo, sự ủng hộ
cải cách thị trường, sự thoả mãn chính trị, sự tin cậy xã hội, sự hạnh phúc cá
nhân, các xúc cảm dân tộc chủ nghĩa, và một số nhân tố xã hội-nhân khẩu học
chủ chốt.

CÁC GIÁ TRỊ DÂN CHỦ CỦA CÔNG DÂN ĐÔ THỊ TRUNG QUỐC
Trong cuộc tranh luận về dân chủ ở Trung Quốc là quan trọng để biết liệu
nhân dân Trung Quốc có muốn dân chủ trước nhất không. Ngoài ra, như được
nhắc tới ở trên, được giả thiết rằng sự phát triển của các định chế dân chủ ổn
định và hiệu quả phụ thuộc nhiều vào sự ủng hộ của nhân dân đối với các giá
trị dân chủ cốt lõi. Là khó để tưởng tượng các định chế dân chủ sẽ sống sót ra
sao trong một văn hoá chính trị nơi thiếu nghiêm trọng sự ủng hộ một số giá
trị dân chủ then chốt. Qua nhiều năm, các học giả khoa học chính trị đã nhận
diện các giá trị dân chủ cốt lõi sau đây: sự khoan dung chính trị, sự đánh giá cao
tự do và các quyền tự do, ý thức về các quyền dân sự/chính trị, và sự ủng hộ
chính trị bầu cử cạnh tranh.4
Bảng 4.1 tóm tắt những phát hiện liên quan đến các giá trị dân chủ của dân
cư đô thị Trung Quốc. Được cho thấy rằng tuyệt đại đa số dân cư đô thị trong
nghiên cứu này tán thành quyền tự do biểu đạt hoặc sự khoan dung cho tự do
ngôn luận, một yếu tố căn bản của các giá trị dân chủ. Gần 90 phần trăm
những người trả lời của chúng tôi rất đồng ý hay đồng ý rằng người dân phải
có khả năng bày tỏ quan điểm của mình một cách tự do bất chấp các niềm tin
chính trị của họ. Một tỷ lệ phần trăm nhỏ hơn của công dân đô thị ở Trung
Quốc bày tỏ sự khoan dung đối với các cuộc hội họp và biểu tình. Khi được hỏi liệu
các cuộc hội họp và biểu tình phải bị cấm nếu chúng có thể gây ra hỗn loạn,
CÁC GIÁ TRỊ DÂN CHỦ CỦA CÔNG DÂN ĐÔ THỊ TRUNG QUỐC 55

Bảng 4.1 Các giá trị dân chủ then chốt (%)

Rất Đồng Không Rất Khó N


đồng ý ý đồng ý không để nói
đồng ý
Bất chấp niềm tin chính trị của một
người, người đó được quyền tự do 59,2 29,0 6,9 2,4 2,4 3491
bày tỏ quan điểm của mình

Các cuộc hội họp và biểu tình có


thể gây hỗn loạn, vì thế chúng phải 18,0 24,4 34.4 16.7 6.4 3491
bị cấm
Tốt nhất là các quan chức chính
phủ trung ương được nhân dân bầu 33,1 26,7 18,3 10,9 11,0 3491
trực tiếp
Nhân dân không cần dính líu đến
quá trình ra quyết định nếu các 6,6 16,0 34,1 38,3 5,0 3491
lãnh đạo có năng lực và được nhân
dân tin cậy

Nguồn: Social and Political Values of Chinese Urban Residents, 2013

một đa số nhỏ (51,1 phần trăm) dân cư đô thị của chúng tôi không đồng ý với
tuyên bố này còn khoảng 44,4 đồng ý. Có lẽ bởi vì nhiều người Trung Quốc
lo về sự ổn định xã hội hay loạn do hàng thế kỷ của các cuộc cách mạng và
các cuộc nổi loạn trong lịch sử đương đại Trung Quốc và những sự bất ổn
trong một số nước dân chủ (kể cả vài láng giềng của Trung Quốc). Tuy vậy,
vẫn hơn 50 phần trăm của những người trả lời của chúng tôi muốn duy trì
quyền hội họp và biểu tình. Trên thực tế, mặc dù có những hạn chế về biểu tình ở
Trung Quốc, các hoạt động phản kháng (quần thể tính sự kiện-quntixing
shijian) xảy ra hàng ngày trong nước. Con số chính thức được trích dẫn nhiều
nhất của các cuộc phản kháng xã hội ở Trung Quốc đã là 87.000 trong năm
2005.5 Theo một tường thuật của Wall Street Journal, con số đã lên 180.000
trong 2010.6 Bởi vì sự xuất hiện thường xuyên của các cuộc biểu tình đường
phố, chính phủ Trung Quốc đã đặt sự duy trì ổn định (weiwen) thành một ưu tiên
hàng đầu cho tất cả các mức chính quyền ở Trung Quốc.
Các phát hiện điều tra của chúng tôi cũng tiết lộ rằng gần 70 phần trăm dân
cư đô thị Trung Quốc ủng hộ việc nhân dân bầu trực tiếp các quan chức chính
phủ trung ương, mặc dù các quan chức trung ương Trung Quốc chủ yếu được
chỉ định vào các chức vụ của họ. Nói cách khác, có vẻ rằng dân cư đô thị
Trung Quốc ủng hộ dân chủ bầu cử, một yếu tố then chốt trong bất kể hệ
thống dân chủ nào. Khái niệm hay ý nghĩa của dân chủ thường là chủ đề
tranh luận nóng bỏng trong giới trí thức Trung Quốc. Một lý lẽ là, khái niệm
56 4 CÁC GIÁ TRỊ DÂN CHỦ

dân chủ của người Trung Quốc bình thường là khác với khái niệm của nhân
dân các nước Tây phương. Người Trung Quốc thường đánh đồng dân chủ với
sự hiệu quả chính quyền, bình đẳng và sự thoả mãn các nhu cầu dân chúng,
hơn là các thủ tục dân chủ. Dù sao đi nữa, đã tỏ ra trong điều tra này rằng dân
cư đô thị Trung Quốc có quý trọng và ủng hộ dân chủ bầu cử thủ tục.
Hơn nữa, cũng có một ý thức mạnh mẽ về sự tham gia dân chúng giữa dân
cư đô thị Trung Quốc. Hơn 70 phần trăm những người trả lời không tin rằng
nhân dân phải tách mình khỏi quá trình ra quyết định nếu các lãnh đạo có khả
năng và được nhân dân tin cậy. Những phát hiện mô tả này cho thấy rằng
công dân đô thị Trung Quốc có các giá trị dân chủ then chốt, thách đố sự hiểu
biết thường rằng nhân dân Trung Quốc là bảo thủ liên quan đến văn hoá
chính trị dân chủ hoặc thậm chí phản-dân chủ. Các câu trả lời cho các câu hỏi
trên đã được kết hợp và được kiểm để tạo thành một chỉ số cộng để thâu tóm
chân dung tập thể của mức ủng hộ của những người trả lời đối với các giá trị
dân chủ cốt lõi. Chỉ số này được dùng như biến phụ thuộc trong phân tích đa
biến dưới đây.

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI CÁC GIÁ TRỊ DÂN CHỦ
Nhiều nhân tố tác động đến niềm tin của người ta vào các giá trị dân chủ cốt
lõi. Tôi đã chọn các nhân tố sau đây trong phân tích về niềm tin hoặc sự
không tin của dân cư đô thị Trung Quốc vào các giá trị dân chủ cốt lõi: niềm
tin tôn giáo, sự ủng hộ cải cách thị trường, sự thoả mãn cuộc sống, sự thoả
mãn chính trị, sự tin cậy xã hội, các xúc cảm dân tộc chủ nghĩa, niềm tin vào
chủ nghĩa Marx, và một số nhân tố xã hội-nhân khẩu học chủ chốt. Tôi tin
các nhân tố này là quan trọng hơn trong khung cảnh Trung Quốc.

Niềm tin Tôn giáo và các Giá trị dân chủ Cốt lõi
Đơn giản nhìn quanh thế giới, chúng ta biết rằng tôn giáo và chính trị thường
đi cùng nhau. Nhiều xung đột trên thế giới và chính trị đối nội có các thành tố
tôn giáo trong chúng. Tuy vậy, mối quan hệ giữa tôn giáo và dân chủ hay các
giá trị tôn giáo và các giá trị dân chủ vẫn mơ hồ. Một vấn đề lớn trong nghiên
cứu mối quan hệ giữa lòng mộ đạo và các giá trị dân chủ là, không phải mọi
tôn giáo đều như nhau. Nhiều người đã cho rằng Islam là không hoàn toàn
tương thích với các giá trị dân chủ và hiện đại, vì thế, là một trở ngại lớn cho
các nước Muslim để thiết lập các nền dân chủ hoạt động.7 Là hiển nhiên để
nhận xét rằng một số yếu tố chung cho tất cả hoặc hầu hết tôn giáo có thể
hiểu được là không tương thích với những giá trị dân chủ khai phóng. Thí dụ,
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI CÁC GIÁ TRỊ DÂN CHỦ 57

trong hầu như mọi tôn giáo có một siêu nhân mà các tín đồ tôn giáo phải
xứng với. Nói cách khác, quyền tối cao trong tôn giáo thuộc về các nhân vật
“chúa” như vậy. Trong nền dân chủ, tuy vậy, quyền tối cao thuộc về nhân
dân. Là khó để hình dung rằng một nền dân chủ hoạt động có thể được thiết
lập trong một chế độ thần quyền đầy đủ. Sự khoan dung có thể là một vấn đề
không tương thích khác giữa tôn giáo và các giá trị dân chủ vì các tín đồ tôn
giáo cứng rắn không được biết cho sự khoan dung với các niềm tin tôn giáo
khác.
Niềm tin tôn giáo đã không được sử dụng nhiều trong nghiên cứu văn hoá
chính trị Trung Hoa, nhất là văn hoá dân chủ. Trong khung cảnh Trung Quốc,
tôi giả thuyết rằng tôn giáo có thể là một nhân tố tích cực trong việc ảnh
hưởng đến niềm tin vào các giá trị dân chủ cốt lõi của các cá nhân. Nói cách
khác, chắc có khả năng rằng các tín đồ tôn giáo Trung Quốc có khuynh
hướng có giá trị dân chủ mạnh hơn những người không phải là tín đồ tôn
giáo. Lý do chính của tôi cho giả thuyết này là các tín đồ tôn giáo Trung
Quốc hơi bị ức hiếp, cả về chính trị lẫn xã hội. Trên hết, ý thức hệ chính
thống của Trung Quốc là chủ nghĩa Marx mà làm nản lòng các niềm tin tôn
giáo. Vì các lý do chính trị và ý thức hệ, chính phủ Trung Quốc vẫn đề phòng
các thực hành tôn giáo và đặt một số hạn chế đặc biệt lên Islam và Đạo Kitô.
Thứ hai, Trung Quốc trước hết là một nước vô thần (với chỉ 16 phần trăm dân
cư đô thị trong điều tra của chúng tôi nhận có các niềm tin tôn giáo). Vì thế,
các tín đồ tôn giáo Trung Quốc phải thực hành tôn giáo của họ trong một môi
trường không thoải mái. Như một kết quả, tôi nghi rằng họ ủng hộ hơn một
môi trường dân chủ và khoan dung.

Sự Ủng hộ Cải cách Thị trường


Nhiều học giả từ lâu đã cho rằng hệ thống thị trường tự do đi cùng với dân
chủ.8 Điều này phát sinh từ sự thực rằng hầu như tất cả các nền dân chủ trên
thế giới, nhìn chung, có một hệ thống kinh tế thị trường tự do (mặc dù không
phải mọi nền kinh tế thị trường là dân chủ). Hai hệ thống này có chí ít một thứ
chung: sự lựa chọn tự do. Các nền dân chủ đi theo cùng logic mà tồn tại trong
một nền kinh tế thị trường. Các đảng chính trị hay các ứng viên giống các nhà sản
xuất trong một thị trường tự do. Cương lĩnh đảng hay các chính sách được đề
xuất của chúng giống các sản phẩm trong một thị trường tự do. Các công dân
hay các cử tri giống những người tiêu dùng. Sau khi so sánh các chính sách
khác nhau các công dân lựa chọn, một cách tự do, các chính sách họ thích
trong một môi trường bầu cử. Vì thế, các giá trị thị trường tự do là giống với
các giá trị dân chủ và chúng được liên kết tại mức cá nhân.9 Vì thế tôi giả thuyết
rằng sự ủng hộ nền kinh tế thị trường có liên hệ dương với sự ủng hộ các giá
trị dân chủ cốt lõi giữa dân cư đô thị Trung Quốc.
58 4 CÁC GIÁ TRỊ DÂN CHỦ

Có ít nghi ngờ rằng các cải cách kinh tế Trung Quốc được thị trường thúc
đẩy đã cải thiện đáng kể vị thế kinh tế của đất nước trên thế giới. Trung Quốc
đã là một trong những nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất trên thế giới với
một tỷ lệ tăng trưởng kinh tế hàng năm 10 phần trăm giữa 1979 (năm Trung
Quốc chính thức khởi động cải cách kinh tế của nó) và 2014.10 Cải cách kinh
tế của Trung Quốc đã cải thiện rất nhiều tiêu chuẩn sống của nhân dân Trung
Quốc kể từ cuối các năm 1970. GDP trên đầu người của Trung Quốc đã chỉ là
$154 trong 1978, và nó đã đạt $6807 trong 2013, một sự tăng gần bốn mươi
lần.11 Tuy vậy, cải cách do thị trường thúc đẩy cũng đã gây ra một số khó
khăn và hậu quả tiêu cực cho dân cư như lạm phát, sự bấp bênh kinh tế, tham
nhũng, và một khoảng cách ngày càng rộng giữa người giàu và người nghèo.
Các phát hiện từ hai cuộc điều tra được tiến hành ở Bắc Kinh trong các năm 1990
cho thấy rằng đã có một sự ủng hộ hững hờ cho việc chấp nhận một nền kinh
tế thị trường hoàn toàn hay phần lớn và thậm chí sự ủng hộ còn ít hơn cho
một nền kinh tế phần lớn sở hữu tư nhân.12 Chỉ 38 phần trăm dân cư đô thị
Bắc Kinh đã ủng hộ một nền kinh phần lớn tế thị trường tự do và chỉ khoảng
20 phần trăm đã ủng hộ một hệ thống sở hữu kinh tế hỗn hợp.13 Mức có vẻ
thấp của sự ủng hộ nền kinh tế thị trường tự do và hệ thống sở hữu kinh tế tư
nhân đã có thể là do sự thực rằng nhân dân đã không được hưởng đầy đủ các
thành quả của cải cách kinh tế.
Các thứ đã có thay đổi sau hai mươi năm? Tôi đã không hỏi cùng các câu
hỏi được đưa ra cho dân cư Bắc Kinh trong giữa các năm 1990. Tuy vậy, từ
các trả lời cho các câu hỏi trong điều tra này, cho thấy rằng sự ủng hộ cho
một nền kinh tế thị trường tự do là mạnh giữa dân cư đô thị ở Trung Quốc.
Hơn 80 phần trăm những người trả lời của chúng tôi đã rất đồng ý hay đồng ý
rằng Trung Quốc phải có nhiều doanh nghiệp tư nhân hơn (xem Bảng 4.2).
Các câu trả lời cho câu hỏi này được dùng như sự ủng hộ cho nền kinh tế thị
trường tư nhân trong phân tích nhiều biến muộn hơn. Các doanh nghiệp tư nhân

Bảng 4.2 Ủng hộ nền kinh tế thị trường (%)

Rất Đồng Không Rất Khó N


đồng ý ý đồng ý không để nói
đồng ý
Trung Quốc phải có nhiều doanh
nghiệp tư nhân hơn 49,5 35,4 5,4 1,7 8,0 3491

Chính phủ Trung Quốc phải định


một trần thu nhập để ngăn cản sự bất 9,2 11,8 29,1 43,8 6,1 3491
bình đẳng thêm về thu nhập

Nguồn: Social and Political Values of Chinese Urban Residents, 2013


CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI CÁC GIÁ TRỊ DÂN CHỦ 59

đã phát đạt trong thời đại này. Theo một nghiên cứu gần đây của Nicolas
Lardy, một nhà kinh tế học nổi tiếng chuyên về nền kinh tế Trung Quốc, 75 phần
trăm sản lượng công nghiệp của Trung Quốc do khu vực tư nhân sản xuất
trong 2013, mặc dù khu vực nhà nước vẫn đóng một vai trò chi phối trong
một số ngành như dầu, khí, ngân hàng và viễn thông.14 Ngành dịch vụ và nền
kinh tế Internet mới chủ yếu được vận hành bởi khu vực tư nhân.
Giống với nhiều nền kinh tế khác, bất bình đẳng thu nhập đã trở thành một
vấn đề nghiêm trọng ở Trung Quốc. Trên thực tế, theo một nghiên cứu của
Viện Nghiên cứu Xã hội, bất bình đẳng thu nhập ở Trung Quốc đã vượt mức
của Hoa Kỳ với hệ số Gini quanh 0,55 (so với 0,45 ở Hoa Kỳ).15 Một điều tra
toàn quốc 2012 đã thấy rằng sự bất bình đẳng kinh tế được đánh giá là vấn đề
nghiêm trọng nhất, vượt tham nhũng và thất nghiệp.16 Tuy vậy, hơn 70 phần
trăm những người trả lời đô thị trong điều tra của chúng tôi không ủng hộ
chính phủ trong việc chấp nhận biện pháp cực đoan đặt một mức thu nhập
trần để cải thiện sự bất bình đẳng thu nhập ở Trung Quốc (xem Bảng 4.2).
Ngoài ra, hơn 80 phần trăm dân cư đô thị được điều tra tin rằng Trung Quốc đã
đạt được hoặc thành tựu nào đó hay thành tựu đáng kể trong thời đại cải cách
(xem Bảng 2.4). Về nhịp độ cải cách kinh tế, những người trả lời của chúng
tôi đã chia rẽ trong trả lời của họ. Khoảng 40 phần trăm cảm thấy cải cách
kinh tế đã nhanh hoặc quá nhanh (xem Bảng 4.3). Một phần ba số họ có vẻ
thoả mãn với nhịp độ hiện thời của cải cách. Gần 20 phần trăm tin rằng cải
cách kinh tế đã chậm hay quá chậm.

Sự Thoả mãn Cuộc sống


Các nghiên cứu đã cho thấy rằng sự thoả mãn cuộc sống cá nhân liên kết dương
với sự duy trì hệ thống dân chủ.17 Cũng đã thấy rằng những người thoả mãn
hơn với điều kiện xã hội-kinh tế của họ ở Liên Xô trước đây, một nước độc
đoán, đã không ủng hộ sự thay đổi dân chủ.18 Logic có lẽ cũng thế. Nếu công

Bảng 4.3 Thoả mãn với tốc độ cải cách kinh tế (%)

Quá Nhanh Phù Chậm Quá Không N


nhanh hợp chậm chắc
Bạn cảm thấy nhịp độ cải
cách kinh tế thế nào? 9,6 31,0 30,0 14,8 2,5 12,1 3491

Nguồn: Social and Political Values of Chinese Urban Residents, 2013


60 4 CÁC GIÁ TRỊ DÂN CHỦ

việc chạy suôn sẻ cho bạn, vì sao bạn muốn gây xáo trộn? Nói cách khác, có
khả năng thích hiện trạng hơn là sự thay đổi. Trên thực tế, cải thiện điều kiện
sống của nhân dân và làm cho nhân dân hạnh phúc đã chính xác là chiến lược
của chính quyền Trung Quốc để hợp pháp hoá sự cai trị của Đảng Cộng sản
Trung quốc ở Trung Quốc trong ba mươi năm qua.19 Đặng Tiểu Bình đã cho
rằng sự phát triển là “chân lý khắc nghiệt”, và rằng chẳng gì khác quan trọng
bằng. Vì thế, tôi nghi rằng sự thoả mãn cuộc sống liên hệ âm với các giá trị
dân chủ cốt lõi trên cơ sở cá nhân ở Trung Quốc đô thị. Vì thế, tôi giả thuyết
rằng dân cư đô thị Trung Quốc những người cảm thấy hài lòng với cuộc sống
của họ (xem Bảng 2.8) ít ủng hộ các giá trị dân chủ cốt lõi mà có thể dẫn đến
một sự thay đổi chính trị tiềm tàng đột ngột, tức là, dân chủ hoá.

Sự Thoả mãn Chính trị


Sự thoả mãn chính trị có thể được dùng như một biến độc lập nữa để giải
thích sự ủng hộ hay không ủng hộ các giá trị dân chủ cốt lõi. Sự thoả mãn
chính trị ở đây nhắc tới sự thoả mãn của người ta với thành tích chính quyền.
Logic giải thích mối quan hệ giữa sự thoả mãn cuộc sống và sự ủng hộ các
giá trị dân chủ cốt lõi có thể được áp dụng trong mối quan hệ giữa sự thoả
mãn chính trị và sự ủng hộ các giá trị dân chủ cốt lõi giữa dân cư đô thị
Trung Quốc. Nếu người dân thoả mãn với thành tích chính quyền, họ chắc ít
có khả năng ủng hộ các giá trị dân chủ cốt lõi mà thách thức hiện trạng.
Trong lúc ấy, những người không thoả mãn với thành tích chính quyền ở
Trung Quốc đô thị chắc có khả năng hơn để ủng hộ các giá trị dân chủ làm
thay đổi chế độ. Như đã tường thuật trong Chương 2 (xem Bảng 2.4), dân cư đô
thị Trung Quốc biểu lộ mức bất mãn cao với sự phản ứng nhanh của chính quyền
đối với những lo ngại của nhân dân.

Sự Tin cậy Xã hội


Mặc dù sự tin cậy là một đặc điểm cá nhân được đánh giá cao, là khó để đạt
trong đời sống thực. Sự tin cậy xã hội suy rộng (phần của cái Robert Putnam
gọi là “vốn xã hội”) là một điều kiện cần mà tạo thuận lợi cho dân chủ.20 Được
cho rằng sự tin cậy suy rộng đóng góp cho sự can dự vào chính trị dân chủ
hay sự tham gia chính trị.21 Đối với hầu hết công dân trong một xã hội, các
chính trị gia và các quan chức chính phủ hầu hết là những người lạ. Nếu có
một sự thiếu căn bản của sự tin cậy vào các quan chức chính phủ và các định
chế, thì là khó để hình dung một hệ thống dân chủ có thể hoạt động thế nào.
Eric Uslaner đã đưa ra một sự phân biệt đặc biệt giữa sự tin cậy suy rộng và
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI CÁC GIÁ TRỊ DÂN CHỦ 61

sự tin cậy cá biệt (sự tin cậy thuộc loại riêng của bạn) và sự tin cậy cá biệt
thực sự làm hại đời sống công dân ra sao bởi thí dụ về Ku Klux Klan và vài
nhóm xã hội khác dựa trên sự tin cậy cá biệt mà không tạo ra vốn xã hội.22
Mặc dù mối quan hệ giữa vốn xã hội/sự tin cậy suy rộng và các giá trị dân
chủ đã được nghiên cứu dư dả trong các nước dân chủ, một mối quan hệ như
vậy vẫn chưa được nghiên cứu đủ trong các nước độc đoán. Một trường phái
tư duy cho rằng có một mối quan hệ dương cố hữu giữa sự tin cậy suy rộng
và sự ủng hộ dân chủ và mối quan hệ tồn tại phổ biến trong mọi kiểu hệ
thống chính trị.23 Lý do chính cho mối quan hệ này là, sự tin cậy tạo ra sự hợp
tác mà liên kết các sự chia cắt và thúc đẩy sự cam kết với cộng đồng. Tuy
vậy, một nghiên cứu của Amaney Jamal và Irfan Nooruddin đã thấy rằng các
định chế có ý nghĩa hơn trong việc giải thích tính hữu dụng của sự tin cậy.24
Sự tin cậy tăng cường sự cai quản dân chủ trong các nền dân chủ đã được
củng cố bởi vì các công dân trong các nền dân chủ được các định chế dân chủ
bảo vệ và họ đặt sự tin cậy cao hơn vào các định chế này. Theo một lối tương
tự, người dân trong các môi trường không-dân chủ những người được các
định chế độc đoán bảo vệ có khuynh hướng tin cậy những người khác và các
định chế độc đoán nhiều hơn. Vì thế, bản thân các mức tin cậy là không liên
quan một cách cố hữu đến sự ủng hộ dân chủ. Quan hệ dương giữa sự tin cậy
xã hội suy rộng và các giá trị dân chủ hay sự ủng hộ dân chủ không tồn tại
ngang địa cầu. Trong các nước độc đoán, sự tin cậy xã hội cuối cùng có thể
thực sự ủng hộ hệ thống và các giá trị độc đoán.
Tôi có ý muốn tìm ra quan hệ giữa sự tin cậy xã hội suy rộng và các giá trị
dân chủ là gì giữa dân cư đô thị Trung Quốc. Vì Jamal và Nooruddin đã thấy
rằng việc tin cậy các định chế chính phủ là một trung gian then chốt giữa sự
tin cậy xã hội suy rộng và các giá trị dân chủ, giả thuyết trong trường hợp
Trung Quốc phải là, sự tin cậy suy rộng và các giá trị dân chủ không liên kết
dương với nhau bởi vì Trung Quốc không là một nền dân chủ. Tuy vậy, mối
quan hệ phụ thuộc vào sự tin cậy của các định chế chính phủ. Trong điều tra
những người tham gia của chúng tôi đã được hỏi liệu họ có tin cậy chính phủ
trung ương Trung Quốc luôn làm các thứ đúng cho nhân dân. Hoá ra là hầu
hết người dân (gần 70 phần trăm) trong điều tra có tin cậy chính phủ Trung
Quốc để làm những điều đúng cho nhân dân (xem Bảng 2.2). Tuy vậy, tương
quan hai biến giữa sự tin cậy của chính phủ trung ương và các giá trị dân chủ
cho thấy một mối quan hệ âm giữa hai biến (−0.45). Nói cách khác, người
dân với định hướng dân chủ có khuynh hướng tin cậy chính phủ ít hơn. Dưới
ánh sáng của phát hiện này, tôi giả thuyết một mối quan hệ dương giữa sự tin
62 4 CÁC GIÁ TRỊ DÂN CHỦ

cậy xã hội suy rộng và sự ủng hộ dân chủ giữa dân cư đô thị Trung Quốc.
Tôi dùng một câu hỏi thẳng thắn để có được sự tiếp cận đến các mức tin
cậy xã hội suy rộng giữa cư dân đô thị Trung Quốc: “Bạn đồng ý hay không
đồng ý với tuyên bố rằng nhìn chung có thể tin cậy người dân trong xã hội
của chúng ta?” Khoảng 15 phần trăm những người trả lời rất đồng ý và 50
phần trăm đồng ý với tuyên bố này (xem Bảng 4.4). Khoảng một phần ba dân
cư đô thị hoặc không đồng ý hay rất không đồng ý với tuyên bố này. Các phát hiện
này đặt dấu hỏi lên một sự hiểu biết thường rằng hầu hết người dân ở Trung
Quốc không tin cậy lẫn nhau. Các phát hiện từ hai câu hỏi khác trong điều tra
cũng phản ánh các mức tin cậy xã hội Trung Quốc đô thị. Gần 80 phần trăm
những người trả lời sẵn sàng giúp những người họ không biết (xem Bảng 4.4).
Ngoài ra, khoảng 50 phần trăm những người được điều tra cho rằng họ thi thoảng
nói chuyện với những người lạ trên Internet (xem Bảng 4.5).

Các Xúc cảm Dân tộc chủ nghĩa


Khi Trung Quốc lên như cả cường quốc kinh tế thế giới lẫn cường quốc quân
sự, chủ nghĩa dân tộc Trung Hoa cũng thế, như đã được mô tả và giải thích
trong Chương 2 (xem cả các Bảng 2.8 và 2.9). Quan hệ giữa chủ nghĩa dân tộc
và dân chủ là gì? Một số người cho rằng có một mối quan hệ dương cố hữu giữa

Bảng 4.4 Sự tin cậy xã hội (%)

Rất Đồng Không Rất Khó N


đồng ý ý đồng ý không để nói
đồng ý
Nhìn chung người dân có thể tin
nhau trong xã hội chúng ta 14,8 50,0 24,2 7,6 3,5 3491

Tôi chỉ muốn giúp những người tôi


biết 5,2 13,8 38,1 40,2 2,6 3491

Nguồn: Social and Political Values of Chinese Urban Residents, 2013

Bảng 4.5 Nói chuyện với người lạ trên (%)

Chẳng bao Thi thoảng Rất thường N


giờ xuyên
Bạn nói chuyện với người lạ
trên Internet thường xuyên thế 37,0 52,5 10,5 3491
nào?

Nguồn: Social and Political Values of Chinese Urban Residents, 2013


CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI CÁC GIÁ TRỊ DÂN CHỦ 63

hai thứ nếu chúng ta lần vết nguồn gốc của chủ nghĩa dân tộc như một khát
vọng cho quyền tự do và sự bình đẳng, cả hai thứ đó là bổ sung cho sự cai trị
dân chủ.25 Cũng được cho rằng một nền dân chủ không thể hoạt động hay
thậm chí tồn tại trong một nước nơi không có bản sắc dân tộc chung và sự
thuần nhất văn hoá.26 Những người khác đã cho rằng chủ nghĩa dân tộc và dân
chủ là mâu thuẫn với nhau một cách cố hữu vì chủ nghĩa dân tộc ngụ ý sự loại
trừ còn dân chủ dựa trên tính bao hàm.27 Trong thực tế, chủ nghĩa dân tộc và dân
chủ có lẽ cả có tính bổ sung lẫn mâu thuẫn với nhau. Nó phụ thuộc vào kiểu
nào của chủ nghĩa dân tộc: chủ nghĩa dân tộc công dân nhân từ hay chủ nghĩa
dân tộc sắc tộc hung hăng.
Các lý lẽ tương tự về mối quan hệ giữa chủ nghĩa dân tộc và dân chủ cũng
được tìm thấy trong trường hợp Trung Quốc. Dù mối quan hệ giữa hai thứ có
tương thích hay không phụ thuộc vào chúng ta hiểu chủ nghĩa dân tộc (hay
chủ nghĩa yêu nước, như một số người ở Trung Quốc thích gọi nó) như thế nào
ở Trung Quốc ngày nay. Một số học giả cho là chủ nghĩa dân tộc Trung Hoa,
được chính phủ Trung Quốc thúc đẩy để kiếm tính chính đáng chính trị cho sự
cai trị của ĐCSTQ, là hung hăng và mang tính sô vanh, vì thế là mối đe doạ
đối với sự phát triển dân chủ cả trong nước lẫn ở thế giới bên ngoài.28 Trường
phái tư duy đối lập xem chủ nghĩa dân tộc Trung Hoa dưới một ánh sáng tích
cực hơn, tin rằng, nhìn chung, nó là nhân từ, không-hung hăng và phòng thủ.29
Là lý thú để tìm ra mối quan hệ giữa các xúc cảm dân tộc chủ nghĩa và các giá
trị dân chủ giữa dân cư đô thị Trung Quốc hoá ra là gì trong phân tích đa biến.

Niềm tin vào chủ nghĩa Marx


Chủ nghĩa Marx có thể được hiểu từ chí ít ba mức hay viễn cảnh: viễn cảnh
học thuật, viễn cảnh ý thức hệ và viễn cảnh thực tiễn. Chủ nghĩa Marx như một
trường phái tư duy hay một triết lý và như một ý thức hệ không loại bỏ dân
chủ thẳng thừng. Thực ra, dân chủ là một đặc điểm trung tâm trong học
thuyết Marxist, trừ việc chủ nghĩa Marx phân biệt dân chủ thành các kiểu
khác nhau dựa trên khái niệm về giai cấp. Theo chủ nghĩa Marx, cơ sở kinh tế
quyết định thượng tầng kiến trúc (kể cả hệ thống chính trị). Các hệ thống kinh
tế từ chế độ nô lệ đến chủ nghĩa tư bản bị chi phối bởi sở hữu tư nhân về tư
liệu sản xuất. Đó là vì sao tất cả các hệ thống kinh tế và xã hội trước chủ
nghĩa xã hội không tạo ra dân chủ thật. Theo chủ nghĩa Marx, các hệ thống
đại nghị và bầu cử được thấy ở các nước Tây phương là các nền dân chủ giả
mạo chỉ phục vụ lợi ích của giai cấp tư sản cai trị. Chủ nghĩa Marx tin rằng
dân chủ có ý nghĩa có thể là khả dĩ chỉ trong các hệ thống xã hội chủ nghĩa và
64 4 CÁC GIÁ TRỊ DÂN CHỦ

cộng sản chủ nghĩa nơi tồn tại sở hữu công về tư liệu sản xuất. Là hiếu kỳ để
tìm ra liệu dân cư đô thị Trung Quốc những người là các tín đồ của chủ nghĩa
Marx có là những người ủng hộ các giá trị dân chủ hay không. Như đã tường
thuật ở Chương 3, khoảng một phần ba (30 phần trăm) của dân cư đô thị được
điều tra cho rằng họ tin vào chủ nghĩa Marx, 40 phần trăm không tin vào chủ
nghĩa Marx và 30 phần trăm nữa không chắc.

Các Nhân tố xã hội-Nhân khẩu học


Có một văn liệu phong phú để kết nối các nhân tố xã hội-nhân khẩu học
chính với sự ủng hộ các giá trị dân chủ. Dựa vào các nghiên cứu trước, tôi
nghi rằng các nhân tố xã hội-nhân khẩu học sau đây ảnh hưởng đến các giá trị
dân chủ cốt lõi của dân cư đô thị Trung Quốc: tuổi, giới, giáo dục, thu nhập và
tư cách đảng viên.

Tuổi
Trong nghiên cứu của họ về Liên Xô trước đây, Finifter và Mickiewicz đã
thấy sự ủng hộ dân chủ hoá mạnh hơn giữa thanh niên trong nước đó.30 Họ tin
một mối quan hệ như vậy là do sự thực rằng những người trẻ trong nước cộng
sản trước kia đã chắc có khả năng hơn để liên kết với các ý tưởng “hiện đại”
và đã có đầu óc cởi mở hơn những người già. Những phát hiện tương tự cũng
được tìm thấy ở Trung Quốc.31 Thí dụ, Chan và Nesbitt-Larking đã cho rằng
thanh niên Trung Quốc đã có khuynh hướng phê phán hơn đối với chính phủ
và bảo vệ các quyền cá nhân của họ hơn.32 Dựa vào những quan sát này tôi
giả thuyết rằng những người trẻ hơn ở các thành phố Trung Quốc ủng hộ
nhiều hơn các giá trị dân chủ cốt lõi và và các chuẩn mực dân chủ.

Giới
Bằng chứng từ Liên Xô trước đây gợi ý rằng có một liên hệ giữa giới và thái
độ đối với các giá trị dân chủ và dân chủ hoá. 33 Một cách cụ thể, phụ nữ được
thấy là ít ủng hộ các giá trị dân chủ hơn do các vai trò phụ nữ truyền thống
của họ trong xã hội.34 Mặc dù bình đẳng giới đã là chính sách chính thống ở
CHNDTH, phụ nữ ở Trung Quốc vẫn phải đạt địa vị ngang bằng với đàn ông.
Thực ra, như đã được nhắc tới ở trước, người ta có thể cho rằng địa vị xã hội
của phụ nữ đã giảm trong thời đại cải cách do các cải cách định hướng thị
trường. Phụ nữ Trung Quốc vẫn thường đươc giao các việc làm như thư ký,
hầu bàn, giáo viên và y tá. Là hợp lý để giả thiết rằng phụ nữ Trung Quốc thường
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI CÁC GIÁ TRỊ DÂN CHỦ 65

là truyền thống hơn trong các giá trị và văn hoá và ngoan ngoãn hơn đối với
các nhà chức trách. Vì thế, tôi đã giả thuyết rằng các phụ nữ trong điều tra
của chúng tôi ít ủng hộ các giá trị dân chủ cốt lõi hơn đàn ông.

Giáo dục
Giáo dục từ lâu đã được coi như một bộ tiên đoán về các thái độ chính trị của
người dân. Các phát hiện lớn của Almond và Verba trong công trình có ảnh
hưởng sâu rộng của họ The Civic Culture rằng “sự đạt được giáo dục có vẻ có
tác động nhân khẩu học quan trọng nhất đến các thái độ chính trị” và rằng
người ta càng có giáo dục, thì người ta càng thiên về để có “văn hoá công
dân”.35 Gibson và Duch giải thích mối quan hệ dương giữa giáo dục và sự ủng
hộ các giá trị dân chủ bằng lập luận rằng “giáo dục mở mang các viễn cảnh,
làm tăng kho thông tin, và … góp phần để tôn trọng sự đa dạng và sự khác
biệt”,36 một cấu thành then chốt của các giá trị dân chủ. Dễ quan sát thấy rằng các
trí thức và các sinh viên luôn luôn đứng ở hàng đầu của các phong trào tự do và
dân chủ ở Trung Quốc thế kỷ thứ hai mươi. Một điều tra được tiến hành trong
1990 ở Trung Quốc cũng cho thấy rằng giáo dục đã có một tác động tích cực
lên sự khoan dung chính trị.37 Như thế, tôi kỳ vọng rằng những người có giáo
dục tốt hơn ở Trung Quốc đô thị có khuynh hướng ủng hộ hơn cho các giá trị
dân chủ cốt lõi.

Thu nhập
Thu nhập liên hệ mật thiết với biến sự thoả mãn cuộc sống. Thu nhập đã được
nghiên cứu từ lâu ở các nền dân chủ như một nhân tố tác động trong dự đoán
hành vi chính trị (đặc biệt hành vi bỏ phiếu) và định hướng văn hoá chính trị,
Thường được cho rằng những người ở nhóm thu nhập cao hơn có khuynh
hướng bảo thủ trong định hướng chính trị và thích hiện trạng do có đặc lợi
trong hệ thống hiện hành. Đi theo cùng logic về mối quan hệ giữa sự thoả
mãn cuộc sống và sự ủng hộ các giá trị dân chủ, tôi giả thuyết rằng dân cư đô
thị Trung Quốc với thu nhập cao hơn ít ủng hộ hơn các giá trị dân chủ cốt lõi
mà có thể dẫn đến các thay đổi xã hội và chính trị mạnh mẽ ở Trung Quốc.

Tư cách Đảng viên


Không phải tất cả các đảng viên Đảng Cộng sản Trung quốc nghĩ giống nhau.
Có sự đa dạng lớn bên trong ĐCSTQ, ngay cả về ý thức hệ và các giá trị
chính trị của họ. Hầu như tất cả các chức vụ chính quyền được lấp đầy bằng
66 4 CÁC GIÁ TRỊ DÂN CHỦ

các đảng viên của ĐCSTQ. Vì thế, về tập thể tư cách đảng viên ĐCSTQ chắc
là một bộ tiên đoán tốt hơn cho việc duy trì hiện trạng. Như một kết quả, tôi
giả thuyết rằng các đảng viên ĐCSTQ trong điều tra có khuynh hướng ít ủng
hộ các giá trị dân chủ cốt lõi hơn.

PHÂN TÍCH ĐA BIẾN VÀ KẾT LUẬN


Bảng 4.6 trình bày các kết quả của phân tích đa biến về các giá trị dân chủ và
các nhân tố liên kết giữa dân cư đô thị Trung Quốc. Vài giả thuyết được đưa
ra ở trên được xác nhận và vài giả thuyết khác thì không. Trước hết, tôi đã giả
thuyết rằng niềm tin tôn giáo được liên kết dương với các giá trị dân chủ. Các
kết quả cho thấy một mối quan hệ dương giữa hai thứ, nhưng mối quan hệ
không có ý nghĩa thống kê. Một sự giải thích khả dĩ có thể là không phải các
tôn giáo đều như nhau. Hầu hết những người có tín ngưỡng ở Trung Quốc là các
Phật tử và người theo đạo Lão những người thường được các nhà chức trách
Trung Quốc khoan dung hơn nhiều những ngày này. Đối với những Kitô hữu

Bảng 4.6 Mô hình đa biến về các giá trị dân chủ ở Trung Quốc đô thị
Các biến độc lập Hệ số chưa Hệ số đã Sai số đã
chuẩn hoá chuẩn hoá chuẩn hoá
Niềm tin tôn giáo (0=không, 1=có) 0.178 0.024 (0.121)
Sự ủng nền kinh tế thị trường 0.321*** 0.111 (0.050)
Sự thoả mãn cuộc sống −0.223*** −0.065 (0.058)
Sự thoả mãn chính trị −0.144*** −0.037 (033)
Sự tin cậy xã hội 0.020 0.009 (037)
Các xúc cảm dân tộc chủ nghĩa 0.030 0.027 (0.019)
Niềm tin vào chủ nghĩa Marx (0=không, 0.037 0.011 (0.057)
1=có)
Các biến số nhân khẩu học
Tuổi −0.270*** −0.111 (0.044)
Giới (nữ=0, nam =1) −0.202* −0.036 (0.097)
Giáo dục 0.277*** 0.094 (0.053)
Thu nhập −0.003 −0.003 (0.018)
Tư cách đảng viên ĐCSTQ (ngoài đảng −0.402** −0.056 (0.125)
=0, đảng viên = 1)
Hằng số 8.173*** (0.447)
Multiple R 0.241
R2 0.058
R2 được hiệu chỉnh 0.055
*p < 0.05; **p < 0.01; ***p < 0.000
PHÂN TÍCH ĐA BIẾN VÀ KẾT LUẬN 67

Trung Quốc lại là một câu chuyện khác. Thứ hai, giả thuyết của tôi về mối
quan hệ dương giữa sự ưa thích một nền kinh tế do thị trường thúc đẩy và sự
ủng hộ các giá trị dân chủ cốt lõi được xác nhận bởi các phát hiện đa biến.
Nói cách khác, Trung Quốc không khác các nước khác về mặt này.38 Phát
hiện này cũng có nghĩa rằng cải cách kinh tế thị trường được tiếp tục của
Trung Quốc chắc có khả năng hơn để làm tăng dân chủ hoá chính trị ở Trung
Quốc trong tương lai.
Thứ ba, như đã được giả thuyết, tình trạng hạnh phúc cá nhân hay sự thoả
mãn cuộc sống có liên kết âm với việc giữ các giá trị dân chủ. Dân cư đô thị
Trung Quốc càng cảm thấy hài lòng với cuộc sống của họ, họ càng ít ủng hộ
các giá trị dân chủ. Phát hiện này phù hợp với những gì được tìm thấy ở Liên
Xô trước đây, tức là những người thoả mãn với cuộc sống cá nhân của họ
không thích ủng hộ các giá trị mà có thể dẫn đến sự thay đổi mạnh mẽ của hệ
thống chính trị. Dân cư đô thị Trung Quốc những người hài lòng với cuộc
sống cá nhân của họ có lẽ sợ quá trình thay đổi hệ thống chính trị hiện hành
sang một nền dân chủ có thể gây ra sự bất ổn và bất trắc xã hội và chính trị.
Phát hiện này một phần cho biết rằng chiến lược của ĐCSTQ để hợp pháp hoá
sự cai trị của nó bằng việc làm cho nhân dân hạnh phúc có lẽ có hiệu lực.
Tương tự, phân tích đa biến cho thấy rằng dân cư đô thị Trung Quốc những người
thoả mãn về chính trị với chính quyền cũng ít ủng hộ các giá trị dân chủ cốt lõi
ủng hộ việc nhân dân bầu trực tiếp các lãnh đạo chính phủ trung ương. Thứ
tư, nhân tố sự tin cậy xã hội, như được biểu lộ trong Bảng 4.6, là không có ý
nghĩa thống kê liên quan đến niềm tin vào các giá trị dân chủ cốt lõi mặc dù
hướng của sự liên kết là như được dự đoán. Tiếp theo, cả các xúc cảm dân tộc
chủ nghĩa lẫn niềm tin vào chủ nghĩa Marx đều không có ý nghĩa liên hệ với
các giá trị dân chủ cốt lõi.
Cuối cùng, hầu hết các nhân tố xã hội-nhân khẩu học là thích đáng trong việc
ảnh hưởng đến niềm tin của dân cư đô thị Trung Quốc vào các giá trị dân chủ
cốt lõi. Như được dự đoán, các cư dân đô thị Trung Quốc trẻ và được giáo
dục tốt hơn có khuynh hướng ủng hộ hơn các giá trị dân chủ. Ngoài ra, như
được giả thuyết, các đảng viên ĐCS trong các thành phố Trung Quốc có vẻ ít
ủng hộ các giá trị dân chủ. Tuy vậy, ngược với điều được giả thuyết, phụ nữ
là những người tin mạnh vào các giá trị dân chủ hơn đàn ông ở Trung Quốc
đô thị. Thu nhập không có vẻ là nhân tố trong phân tích.
Để kết luận, về mặt mô tả, qua các phát hiện điều tra của chúng tôi, chúng
tôi đã thấy rằng đa số dân cư đô thị ở Trung Quốc quả thực có ủng hộ các giá
trị dân chủ cốt lõi về quyền tự do biểu đạt, quyền để biểu tình và bầu trực tiếp
các lãnh đạo chính phủ trung ương. Những phát hiện này là ngược với nhận
thức rằng nhân dân Trung Quốc có văn hoá chính trị phần lớn độc đoán và
không khao khát dân chủ. Cũng đã tìm thấy rằng hầu hết cư dân đô thị Trung
68 4 CÁC GIÁ TRỊ DÂN CHỦ

Quốc cũng ủng hộ nhiều doanh nghiệp tư nhân hơn ở Trung Quốc và không
ủng hộ việc định trần thu nhập của người dân, ngay cả khi đối mặt với các bất
bình đẳng thu nhập tăng lên trong nước xã hội chủ nghĩa này. Ngoài ra, mặc
dù đa số người dân hài lòng với cuộc sống của họ, họ cũng tin rằng chính
quyền không đáp ứng nhanh với các mối lo của họ, cho thấy sự thiếu thoả
mãn chính trị. Hơn nữa, nói chung, hầu hết dân cư đô thị Trung Quốc có các
mức cao hơn về sự tin cậy xã hội và sự tin cậy chính quyền.
Các phân tích giải tích chỉ ra các khía cạnh cả tích cực lẫn tiêu cực của sự
dân chủ hoá tương lai ở Trung Quốc. Sự thực rằng các cư dân đô thị trẻ và
được giáo dục tốt hơn ở Trung Quốc ủng hộ nhiều hơn các giá trị dân chủ là
tin tốt cho tương lai dân chủ sáng sủa hơn ở Trung Quốc vì thanh niên là
tương lai của đất nước và chắc rất có khả năng rằng nhiều người hơn sẽ nhận
được sự giáo dục cao hơn ở Trung Quốc trong tương lai. Một trong những
phát hiện của chúng tôi cũng gieo nghi ngờ về dân chủ hoá ở Trung Quốc.
Chiến lược của chính phủ Trung Quốc về chủ nghĩa hạnh phúc, về cải thiện
tính chính đáng chính trị bằng việc tăng tiêu chuẩn sống của nhân dân và làm
cho nhân dân hài lòng với cuộc sống của họ, có thể có hiệu lực. Dân cư đô thị
Trung Quốc khá giả sẽ không thích ủng hộ sự thay đổi dân chủ lâu đến thế
nào là việc còn phải xem.

GHI CHÚ
1. Xem https://freedomhouse.org/report/freedom-world-2015/discarding-
democracy-return-iron-fist (accessed on January 20, 2016).
2. Gabriel A. Almond and Sidney Verba, The Civic Culture: Political Attitudes and
Democracy in Five Nations (Princeton: Princeton University Press, 1963), p.
498.
3. James L. Gibson and Raymond M. Duch, “Emerging Democratic Values in
Soviet Political Culture,” trong Arthur H. Miller, William M. Reisinger, and
Vicki L. Hesli, eds., Public Opinion and Regime Change: The New Politics of
Post-Soviet Societies (Boulder, CO: Westview Press, 1993), p. 72.
4. Xem Robert Dahl, Polyarchy (New Haven: Yale University Press, 1971); và
James Gibson, Raymond M. Duch, and Kent L. Tedin, “Democratic Values
and the Transformation of the Soviet Union,” The Journal of Politics, Vol. 54,
No. 2 (1992), pp. 329–371.
5. Xem Zhao Peng, et al. “The Warning Signal of ‘Typical Social Protests’”,
Outlook Weekly, No. 36, September 8, 2008, p. 1. Chính phủ Trung Quốc đã
ngừng công bố thống kê liên quan đến biểu tình đường phố sau 2006.
6. Tom Orlik, ‘Unrest Grows as Economy Booms’, Wall Street Journal, (26
September 2011), available at: http://online.wsj. com/news/articles/
SB10001424053111903703604576587070600504108?mg=reno64wsj
GHI CHÚ 69

&url=http%3A%2F%2Fonline. wsj.com%2Farticle%2FSB100014240531
11903703604576587070600504108.html (accessed 26 September 2011). Ben
Blanchard and John Ruwitch, ‘China Hikes Defense Budget, to Spend More on
Internal Security’, Reuters, (5 March 2013), available at:
http://www.reuters.com/article/2013/03/05/us-china-parliament- defence-
idUSBRE92403620130305 (accessed 11 January 2014).
7. Alon Ben-Meir, “Is Islam Compatible with Democracy”, http://www.
huffingtonpost.com/alon-benmeir/is-islam-compatible-with_b_3562579. html
(accessed on January 24, 2016).
8. Xem Gabriel Almond, “Capitalism and Democracy,” PS: Political Science
and Politics, Vol. 24, No. 3 (1991), pp. 467–474; Charles Lindblom, Politics
and Markets (New York: Basic Books, 1977); Josheph Schumpeter, Capitalism,
Socialism, and Democracy (New York: Harper & Brothers, 1942); và
Barrington Moore, The Social Origins of Dictatorship and Democracy (New
York: Beacon, 1966).
9. James L. Gibson and Raymond Duch, “Emerging Democratic Values in Soviet
Political Culture,” trong Arthur H. Miller, William M. Reisinger and Vicki L.
Hesli, eds., Public Opinion and Regime Change: The New Politics of Post-Soviet
Societies (Boulder, CO: Westview Press, 1993), pp. 69–94.
10. Xem một báo cáo Congressional Research Service bởi Wayne M. Morrison,
“China Economic Rise: History, Trends, Challenges, and Implications for the
United States,” https://www.fas.org/sgp/crs/row/RL33534.pdf (accessed on
January 25, 2016).
11. http://data.worldbank.org/country/china.
12. Yang Zhong, Jie Chen, and John Scheb, “Mass Political Culture in Beijing:
Findings from Two Public Opinion Surveys,” Asian Survey, Vol. 38, No. 8
(1998), pp. 763–783.
13. Ibid., p. 733.
14. Nicholas Lardy, Markets over Mao: The Rise of Private Business in China
(Washington, DC: Peterson Institute for International Economics, 2014).
15. http://ns.umich.edu/new/releases/22156-income-inequality-now- greater-in-
china-than-in-us (accessed on January 26, 2016).
16. Ibid.
17. Xem Ronald Inglehart, “Values, Objective Needs and Subjective Satisfaction
Among Western Publics,” Comparative Political Studies, Vol. 9, No. 4
(1977), pp. 429–458; và Samuel H. Barnes, Barbara G. Farah, and Felix
Heunks, “Personal Dissatisfaction” và “Political Dissatisfaction,” trong
Samuel H. Barnes and Kaase, eds., Political Action: Mass Participation in Five
Western Democracies (Beverly Hills, CA: Sage Publications, 1979), pp. 384–
407 và pp. 409–430.
70 4 DEMOCRATIC VALUES

18. Ada Finifter and Ellen Mickiewicz, “Redefining the Political System of the
USSR: Mass Support for Political Change,” American Political Science
Review, Vol. 86, No. 4 (1992), pp. 857–874.
19. Yang Zhong, “Legitimacy Crisis and Legitimation in China,” Journal of
Contemporary Asia, Vol. 26, No. 2 (1996), pp. 201–220.
20. Robert D. Putnam, Robert, Bowling Alone: The Collapse and Revival of
American Community (New York: Simon & Schuster, 2000).
21. Robert D. Putnam, Making Democracy Work (Princeton: Princeton University
Press, 1993).
22. Eric M. Uslaner, “Democracy and Social Capital,” trong Mark E. Warren, ed.,
Democracy and Trust (New York: Cambridge University Press, 1999), pp.
121–150.
23. Mitchell A. Seligson, “The Renaissance of Political Culture or the
Renaissance of the Ecological Fallacy,” Comparative Politics, Vol. 34, No. 3
(2002), pp. 273–292.
24. Amaney Jamal and Irfan Nooruddin, “The Democratic Utility of Trust: A
Cross-National Analysis,” The Journal of Politics, Vol. 72, No. 1 (2010), pp.
45–59.
25. Cách mạng Pháp thường được trích dẫn như một thí dụ trong lý lẽ này. Xem
Rogers Brubaker, Citizenship and Nationhood in France and Germany
(Cambridge: Harvard University Press, 1992), pp. 39–49.
26. Xem Marc Helbling, “Democracy and Nationalism: Competing or
Complimentary Logics?”, http://www.cis.ethz.ch/content/dam/ethz/ special-
interest/gess/cis/cis-dam/CIS_DAM_2015/WorkingPapers/
Living_Reviews_Democracy/Helbling.pdf (accessed on February 2, 2016), p.
1; và Ghia Nodia, Ghia, “Nationalism and Democracy,” trong Larry Diamond
and Marc F. Plattner, eds., Nationalism, Ethnic Conflict, and Democracy
(Baltimore: Johns Hopkins University Press, 1994), pp. 3–22.
27. David Beetham and Kevin Boyle, Introducing Democracy: 80 Questions and
Answers (London: Polity, 1995).
28. Edward Friedman, “Chinese Nationalism, Taiwan Autonomy and the
Prospects of a Larger War,” Journal of Contemporary China, Vol. 6, No. 14
(1997), pp. 5–33; và Barry Sautman, “Racial Nationalism and China’s External
Behavior,” World Affairs, Vol. 160, No. 2 (1997), pp. 78–96.
29. Wang Shaoguang, “Nationalism and Democracy: Second Thoughts,”
China Public Administration Review, Vol. 1 (2004), pp. 83–99.
30. Xem Ada Finifter and Ellen Mickiewicz, “Redefining the Political System of the
USSR: Mass Support for Political Change,” American Political Science Review,
Vol. 86, No. 4 (1992), pp. 857–874.
31. Yongnian Zheng, “Development and Democracy: Are They Compatible in
China,” Political Science Quarterly, Vol. 109 (1994), pp. 235–259.
GHI CHÚ 71

32. Alfred Chan and Paul Nesbitt-Larking, “Critical Citizenship and Civil Society
in Contemporary China,” Canadian Journal of Political Science, Vol. 28, No.
2 (1995), pp. 293–309.
33. Xem Donna Bahry, “Politics, Generations, and Change in the USSR,” trong
James R. Miller, ed., Politics, Work, and Daily Life in the USSR: A Survey of
Former Soviet Citizens (Cambridge: Cambridge University Press, 1987), pp. 61–
99; và Ellen Carnaghan and Donna Bahry, “Political Attitudes and the Gender
Gap in the USSR,” Comparative Politics, Vol. 22, No. 4 (1990), pp. 379–399.
34. Xem cả James Gibson, Raymond M. Duch, and Kent L. Tedin, “Democratic
Values and the Transformation of the Soviet Union,” The Journal of Politics,
Vol. 54, No. 2 (1992), pp. 329–371.
35. Gabriel A. Almond and Sidney Verba, The Civic Culture: Political Attitudes and
Democracy in Five Nations (Princeton: Princeton University Press, 1963), pp.
379 and 380–384.
36. James L. Gibson and Raymond M. Duch, “Emerging Democratic Values in
Soviet Political Culture,” trong Arthur H. Miller, William M. Reisinger, and
Vicki L. Hesli, eds., Public Opinion and Regime Change: The New Politics of
Post-Soviet Societies (Boulder: Westview Press, 1993) p. 355.
37. Andrew Nathan and Tianjian Shi, “Cultural Requisites for Democracy in
China: Findings from a Survey,” Daeldalus, Vol. 122, No. 2 (1993), pp.
112–114.
38. Joseph Schumpeter, Capitalism, Socialism, and Democracy (New York: Harper
& Brothers, 1942); và Robert Dahl, Democracy and Its Critics New Haven:
Yale University Press, 1989).
CHƯƠNG 5

Sự Tin cậy Chính trị ở Trung Quốc đô thị

DẪN NHẬP
Những nghiên cứu về sự tin cậy chính trị đã tăng nhanh kể từ các năm
1960. Hầu hết nghiên cứu, tuy vậy, đã tập trung vào các nước dân chủ. Đã
thiếu các nghiên cứu như vậy trong các nước độc đoán vì hai lý do chính.
Thứ nhất, không dễ để có được một số đo chính xác về mức tin cậy chính
trị trong môi trường độc đoán nơi người dân sợ bày tỏ các xúc cảm thật của
họ về các nhà chức trách. Thứ hai, không có các cuộc bầu cử dân chủ định
kỳ mà có thể cho một sự phản ánh chính xác về mức tin cậy công chúng
vào chính phủ và những người giữ chức. Những khó khăn trong đo lường
mức tin cậy chính trị trong môi trường độc đoán, tuy vậy, không có nghĩa
rằng mức tin cậy chính trị là không thể đo được hoặc rằng nó không phải là
vấn đề quan trọng trong các nước độc đoán. Nếu sự tin cậy chính trị được
định nghĩa như một định hướng đánh giá cơ bản đối với chính quyền1 và
định hướng đánh giá như phần của văn hoá chính trị tồn tại ở tất cả các
chính thể,2 thì có logic rằng chúng ta giả thiết rằng các mức tin cậy chính trị
khác nhau cũng có thể được tìm thấy trong các nước độc đoán, mặc dù có thể
không dễ đo được chúng.
Tin cậy chính trị thường được nói là liên hệ trực tiếp đến sự ủng hộ thể
chế chính trị và tính chính đáng.3 Ngay cả trong các hệ thống dân chủ không
theo kiểu Tây phương, sự tin cậy chính trị đủ có thể là một nhân tố quan
trọng ảnh hưởng đến sự ổn định xã hội-chính trị. Một mức tin cậy chính trị
lành mạnh cung cấp cho các chế độ trong các nước dân chủ không theo kiểu
Tây phương không gian thở trong những thời kỳ khó khăn kinh tế. Sự ăn mòn

© The Author(s) 2018 73


Y. Zhong, Political Culture and Participation in Urban China,
New Perspectives on Chinese Politics and Society,
DOI 10.1007/978-981-10-6268-1_5
74 5 TIN CẬY CHÍNH TRỊ Ở TRUNG QUỐC ĐÔ THỊ

nghiêm trọng của sự tin cậy chính trị ở các nước này, mặt khác, có thể dẫn đến sự
thay đổi chế độ hoặc thậm chí cách mạng bạo lực. Đây cũng là trường hợp với
Trung Quốc được cải cách. Mặc dù Trung Quốc không là một nền dân chủ
theo kiểu Tây phương, có vẻ rằng các lãnh đạo Trung Quốc có lo về và có
nhạy cảm với sự tin cậy công chúng vào Đảng Cộng sản Trung quốc và chính
phủ Trung Quốc.4 Uy tín của ĐCSTQ đã bị tổn hại nghiêm trọng bởi, giữa các
thứ khác, các mức tràn lan của sự tham nhũng chính thức, đặc biệt các trường
hợp tham nhũng nổi bật như trường hợp của Bạc Hy Lai trong 2012. Không
khó để hình dung rằng sự xói mòn nghiêm trọng như vậy của sự tin cậy chính
trị ảnh hưởng đến tính chính đáng chính trị của ĐCSTQ và vì thế đến sự ổn
định chế độ ở Trung Quốc.
Tiêu điểm của chương này là về sự tin cậy chính trị vào chính phủ trung
ương Trung Quốc giữa cư dân đô thị Trung Quốc. Ghi nhớ điều này, chương
này sẽ tập trung vào hai câu hỏi then chốt: Dân cư đô thị Trung Quốc tin cậy
chính phủ trung ương của họ về mặt chính trị ở mức độ nào? Và những nhân
tố nào tác động đến mức tin cậy chính trị của dân cư đô thị Trung Quốc?
Ngoài các nhân tố xã hội-kinh tế và nhân khẩu học thông thường như tuổi,
giới, thu nhập, giáo dục và tư cách đảng viên ĐCS của dân cư đô thị Trung
Quốc ra, chương này đặc biệt quan tâm đến việc thăm dò mối quan hệ giữa
một mặt là sự tin cậy chính trị và mặt khác là sự tin cậy xã hội, niềm tin tôn
giáo, các giá trị dân chủ, chủ nghĩa dân tộc, các mức quan tâm chính trị, nhận
thức về thành tích chính quyền và sự thoả mãn cuộc sống.
Đã vó dăm ba nghiên cứu kinh nghiệm trước về vấn đề tin cậy chính trị ở
Trung Quốc. Sử dụng dữ liệu điều tra được thu thập ở cả Trung Quốc lẫn Đài
Loan trong đầu các năm 1990, Tianjian Shi đã tiến hành một trong những
nghiên cứu đầu tiên về sự tin cậy chính trị công chúng ở Trung Quốc. Bằng so
sánh Trung Quốc và Đài Loan, cả hai là các xã hội Trung Hoa tuy với các hệ
thống chính trị rất khác nhau, Shi đã chứng tỏ rằng các nguồn tin cậy chính trị
trong việc dân chủ hoá Đài Loan đến nhiều hơn từ thành tích chính phủ trong khi
sự tin cậy chính trị ở Trung Quốc độc đoán đã được định hình nhiều hơn bởi
các giá trị truyền thống (mặc dù văn hoá chính trị cũng đã đóng một vai trò
trong tác động đến các mức tin cậy chính trị ở Đài Loan).5 Shi đã cho rằng
những khác biệt về sự định hướng giá trị cá nhân khiến cho người dân phản
ứng với những kích thích thể chế theo những cách khác nhau. Ngược với các
phát hiện của Shi, một nghiên cứu điều tra khác về sự tin cậy chính trị, được
Yang Qing và Wenfang Tang tiến hành, đã thấy rằng mức tin cậy chính trị thể
chế giữa các công dân Trung Quốc tuỳ thuộc nhiều vào thành tích thể chế hơn
là vào các giá trị truyền thống (các thái độ đối với hệ thứ bậc và sự tin cậy cá
nhân).6 Còn một nghiên cứu khác của Zhengxu Wang đã thấy một mối quan hệ
dương mạnh giữa những điều kiện kinh tế cá nhân được cảm thấy và các mức tin
LEVELS OF GOVERNMENT TRUST Ở TRUNG QUỐC ĐÔ THỊ 75

cậy chính trị ở Trung Quốc.7 Ngoài ra, Lianjiang Li đã tiến hành công việc
rộng rãi về tin cậy chính trị ở nông thôn Trung Quốc. Ngay cả có những
nghiên cứu này, vẫn có một sự thiếu các nghiên cứu có hệ thống vào vấn đề
tin cậy chính trị và dựa trên những điều tra dư luận quy mô lớn.8 Chương này
đưa ra một đóng góp khác cho văn liệu. Nghiên cứu thấy các mức cao về sự
tin cậy chính trị công chúng của chính phủ trung ương Trung Quốc. Về mặt giải
tích, đã tìm thấy rằng sự tin cậy xã hội chung, chủ nghĩa dân tộc hung hăng,
thành tích kinh tế được nhận thấy của chính quyền, và các mức quan tâm chính
trị đóng các vai trò mạnh trong việc đóng góp cho sự tin cậy chính trị của dân cư
đô thị Trung Quốc vào chính phủ trung ương Trung Quốc. Ngoài ra, những
người già hơn, những người được giáo dục hơn và những người có thu nhập
cao hơn có ít sự tin cậy vào chính phủ Trung Quốc.

CÁC MỨC TIN CẬY CHÍNH PHỦ Ở TRUNG QUỐC ĐÔ THỊ


Một số điều tra đã được tiến hành ở Trung Quốc trong hai thập niên qua đã
cho thấy các mức tin cậy chính trị giữa các công dân Trung Quốc đối với
chính phủ và các định chế Trung Quốc là tương đối cao, ngay cả tính đến
việc rằng các điều tra đã hành văn các câu hỏi rất khác nhau.9 Một điều tra
được tiến hành lùi lại xa trong 1993, thí dụ, cho thấy rằng 70 phần trăm công
dân Trung Quốc đã tin cậy các quyết định do chính phủ trung ương của họ
đưa ra.10 Vài điều tra khác (như World Values Survey và Asian Barometer
Survey) đã cho thấy các mức tin cậy thậm chí còn cao hơn đối với chính phủ
trung ương được bày tỏ bởi dân cư Trung Quốc nói chung.11 Thực ra, World
Values Survey cho thấy rằng sự tin cậy vào các định chế chính trị giữa công
dân Trung Quốc là cao hơn mức trung bình thế giới.12 Các mức tin cậy chính
trị cao giữa các công dân Trung Quốc đã dẫn đến sự nghi ngờ của một học
giả rằng các số đo toàn cầu và chung về sự tin cậy chính trị được dùng ở các
nước khác có thể không tỏ ra hợp lệ hay chính xác trong việc thâu tóm các
mức thật của sự tin cậy chính trị ở Trung Quốc.13
Trong điều tra về Các Giá trị Xã hội và Chính trị của Dân cư Đô thị Trung
Quốc, 2013 những người tham gia được hỏi để đồng ý hay không đồng ý với
một tuyên bố tương đối dễ hiểu về sự tin cậy chính trị: “Chính phủ trung ương
Trung Quốc luôn luôn thử làm các thứ đúng cho nhân dân.” Tác giả tin tuyên
bố này là đủ để thâu tóm bản chất của sự tin cậy chính trị của chính phủ trung
ương giữa dân cư đô thị Trung Quốc.14 Như được trình bày trong Bảng 2.2,
gần 30 phần trăm người trả lời rất đồng ý và 36,5 phần trăm đồng ý rằng họ đã
tin cậy chính phủ trung ương làm những việc đúng cho nhân dân. Hơn một
phần ba dân cư đô thị (kể cả những người đã không chắc chắn) không có vẻ
76 5 TIN CẬY CHÍNH TRỊ Ở TRUNG QUỐC ĐÔ THỊ

tin cậy chính phủ trung ương. Phải chỉ ra rằng các mức tin cậy chính trị được
phát hiện trong điều tra của chúng tôi là thấp hơn đáng kể so với các mức
được tìm thấy trong một số điều tra khác ở Trung Quốc. Hail ý do khả dĩ có
thể được đưa ra để giải thích sự khác biệt này. Có thể rằng các mức tin cậy
chính trị ở Trung Quốc đã sụt giảm theo các năm vì dữ liệu của chúng tôi là
mới hơn. Cũng có thể rằng điều tra của chúng tôi được tiến hành giữa dân cư
đô thị ở các thành phố lớn Trung Quốc mà có khuynh hướng có các mức giáo
dục và hiệu quả chính trị cao hơn. Ngay cả mức tin cậy chính trị đã bị giảm
giữa dân cư đô thị Trung Quốc của chúng tôi, các con số được báo cáo vẫn
cao hơn các mức tin cậy chính trị được thấy ở nhiều nước khác. Tin cậy chính
trị thường được kết nối với tính chính đáng chính trị và sự ủng hộ chính trị
(hoặc đặc thù hay phổ biến).15 Các mức tin cậy chính trị cao hơn củng cố sự
ủng hộ chính trị.

GIẢI THÍCH SỰ TIN CẬY CHÍNH TRỊ Ở TRUNG QUỐC ĐÔ THỊ


Chúng ta giải thích thế nào các mức tin cậy chính trị cao đáng ngạc nhiên
được thấy ở Trung Quốc đô thị? Đã luôn có một sự tranh luận về các nguồn
của sự tin cậy chính trị. Có hai trường phái tư duy chính về cái gì đóng góp
cho việc xây dựng sự tin cậy chính trị. Trường phái tư duy thể chế, hay cái
Mishler và Rose đã gọi là cách tiếp cận “nội sinh”, cho rằng thành tích thể chế
là then chốt cho việc tạo ra sự tin cậy chính trị.16 Nói cách khác, tin cậy chính
trị của nhân dân phụ thuộc vào cảm nhận của họ về hành vi của các định chế
chính phủ và các lãnh đạo. Sự tin cậy chính trị của nhân dân vào các định chế
chính phủ và các lãnh đạo sẽ đươc tăng cường hết sức nếu chúng có thể mang lại
những kết cục mong muốn cho nhân dân, đặc biệt trong lĩnh vực thành tích
chính sách. Trường phái tư duy (hay cái Mishler và Rose gán nhãn cách tiếp cận
“ngoại sinh [sic nội sinh?]) tin rằng sự tin cậy chính trị của nhân dân xuất xứ
nhiều từ các chuẩn mực văn hoá mà nằm ngoài lĩnh vực thể chế. Nói cách khác,
theo cách tiếp cận này dù nhân dân có tin cậy chính phủ của họ hay không liên
quan nhiều đến khí chất văn hoá của nhân dân và ít liên quan đến thành tích chính
quyền.17 Thí dụ, sự tin cậy chính trị của một người đối với các định chế chính phủ
và các lãnh đạo có thể là một sự mở rộng của sự tin cậy chung hay phổ biến giữa
cá nhân hoặc kết quả của sự hoà nhập đời sống xã hội sớm của họ. Mức tin cậy
chung của một người càng cao, thì người đó càng chắc có khả năng đạt sự tin cậy
chính trị lớn hơn lên các định chế chính phủ và các lãnh đạo.
Nghiên cứu này tập trung vào các nhân tố văn hoá được định nghĩa rộng.
Một đặc tính độc nhất của nghiên cứu này là, nó bao gồm các biến độc lập mà
đã không được sử dụng trong nghiên cứu về sự tin cậy chính trị hay sự tin cậy
GIẢI THÍCH SỰ TIN CẬY CHÍNH TRỊ Ở TRUNG QUỐC ĐÔ THỊ 77

chính quyền ở Trung Quốc, như sự tin cậy xã hội chung, niềm tin tôn giáo, và
chủ nghĩa dân tộc, ngoài định hướng dân chủ, mức quan tâm chính trị và sự
thoả mãn cuộc sống. Vài trong số nhân tố và biến này đã được sử dụng, theo
cách này hay cách khác, trong các nghiên cứu về tin cậy chính trị ở các nước
khác.

Sự Tin cậy Xã hội Chung


Một trong những nhân tố quan trọng nhất được các học giả trích dẫn trong
việc ảnh hưởng đến sự tin cậy chính phủ hay sự tin cậy chính trị là vốn xã
hội. Một trong hai thành tố then chốt của vốn xã hội, sự tin cậy xã hội chung
hay sự tin cậy giữa cá nhân có vẻ có một tác động trực tiếp đến tin cậy chính
trị trong khi tác động của sự tham gia vào các tổ chức tự nguyện là đáng
nghi.18 Mối quan hệ giữa sự tin cậy xã hội chung và tin cậy chính trị xoay
quanh khái niệm về sự tin cậy.19 Cách nhìn tâm lý học về mối quan hệ này là,
những người mà có một mức tin cậy xã hội chung cao hơn về những người lạ
cũng có khuynh hướng là đáng tin cậy hơn về các thứ và những người khác
trong xã hội, kể cả các định chế chính quyền và các lãnh đạo chính trị. Nói
cách khác, những người mà lạc quan bởi bản chất chắc có khả năng nhất để
có một thế giới quan tích cực, mà đóng góp cho mức tin cậy chính trị cao hơn
của họ.20 Tuy vậy, cũng được cho rằng sự tin cậy xã hội chung hoặc sự tin cậy
giữa cá nhân không có một vai trò tất định trong tác động đến sự tin cậy
chính trị. Sự tin cậy chính trị không nghi ngờ gì bị tác động đáng kể bởi thành
tích chính phủ hay thể chế.21 Thí dụ, một người tin cậy nói chung với một thế
giới quan lạc quan có thể không có một mức tin cậy chính trị cao nếu người
đó bị các nhà chức trách chính quyền ngược đãi hoặc rất bất mãn với thành
tích chính quyền.
Chúng tôi đo sự tin cậy xã hội chung của dân cư đô thị Trung Quốc bằng
việc hỏi họ đồng ý hay không đồng ý với các tuyên bố sau đây trong điều tra
của chúng tôi: “Có một sự tin cậy cơ bản giữa người dân trong xã hội chúng
ta” và “Tôi chỉ muốn giúp những người mà tôi biết”. Bảng 5.1 trình bày các
kết quả mô tả liên quan đến các câu hỏi này. Các câu trả lời cho hai câu hỏi
này được kết hợp để tạo thành biến cho sự tin cậy xã hội.

Niềm tin tôn giáo


Mặc dù có nhiều nghiên cứu về mối quan hệ giữa niềm tin tôn giáo của một
người và định hướng chính trị của người đó, đã có sự chú ý học giả không đầy đủ
đối với mối quan hệ giữa tôn giáo và sự tin cậy chính trị. Khó khăn trong
nghiên cứu mối quan hệ giữa các niềm tin tôn giáo và sự tin cậy chính trị hay
78 5 TIN CẬY CHÍNH TRỊ Ở TRUNG QUỐC ĐÔ THỊ

Bảng 5.1 Mức tin cậy xã hội chung giữa dân cư đô thị Trung Quốc (%)

Rất Đồng Không Rất Khó N


đồng ý ý đồng ý không để nói
đồng ý
Có một mức cơ bản của sự tin cậy
giữa người dân trong xã hội chúng 29,4 36,5 19,5 7,5 37,1 3491
ta

Tôi chỉ muốn giúp những người tôi


biết 5,2 13,8 38,1 40,2 2,6 3491

Nguồn: Social and Political Values of Chinese Urban Residents, 2013

sự tin cậy nói chung nằm trong những sự khác biệt học thuyết và các thực
hành cả bên trong một tôn giáo cá biệt riêng lẫn ngang các tôn giáo khác
nhau. Thí dụ, các thành viên của một giáo phái đóng kín có thể tin cậy các
thành viên đồng đạo của họ nhiều hơn người ngoài nhóm rất nhiều. Đã thấy
rằng các thành viên của các nhóm tôn giáo chính thống có các xu hướng ly
khai và, vì thế, ít tin cậy hơn đối với những người ngoài, và mặt khác rằng,
các nhóm tin lành ôn hoà và khai phóng có khuynh hướng bao gồm và tin lẫn
nhau hơn.22 Robert Putnam đã luôn luôn cho rằng Giáo hội Công giáo La Mã
có khung hướng làm nản lòng sự hợp tác và sự tin cậy.23 Tuy vậy, những
người khác đã cho rằng điều này là không đúng giữa những người Công giáo
ở Hoa Kỳ và Canada, những người có khuynh hướng tin cậy hơn các nhóm
khác, như những người Tin lành phái Phúc âm.24 Cũng có thể rằng các tín đồ
tôn giáo có khuynh hướng đặt một mức tin cậy cao hơn lên các lãnh tụ chính
trị và các chế độ chính trị mà chia sẻ các giá trị và ý thức hệ của họ.
Niềm tin tôn giáo có là một nhân tố trong việc ảnh hưởng đến sự tin cậy
chính trị dân cư đô thị Trung Quốc? Xa đến vậy, đã không có nghiên cứu nào
về mối quan hệ này ở Trung Quốc. Tuy vậy, nếu chúng ta đi theo logic của lý
lẽ “hiệp hội tự nguyện” của Putnam, cụ thể là sự tham gia vào các hiệp hội tự
nguyện làm tăng mức tin cậy của người dân, thì chúng ta phải kỳ vọng các tín
đồ tôn giáo Trung Quốc, đặc biệt các Kitô hữu Trung Quốc, có các mức tin
cậy chính trị cao hơn do các mức tin cậy xã hội chung cao hơn của họ. Mặt
khác, tuy vậy, chắc có khả năng rằng các tín đồ tôn giáo đô thị có xu hướng
tin cậy chính phủ Trung Quốc ít hơn bởi vì có sự thiếu quyền tự do tín
ngưỡng ở Trung Quốc. Một khả năng thứ ba là tôn giáo không là một nhân tố
trong việc ảnh hưởng đến sự tin cậy chính trị giữa dân cư đô thị Trung Quốc.
GIẢI THÍC SỰ TIN CẬY CHÍNH TRỊ Ở TRUNG QUỐC ĐÔ THỊ 79

Chủ nghĩa dân tộc


Văn liệu Tây phương cho thấy rằng chủ nghĩa dân tộc là một nhân tố tác động
đến sự tin cậy chính trị theo cách của bản sắc quốc gia, một hình thức của chủ
nghĩa dân tộc.25 Bản sắc quốc gia ở đây ám chỉ sự đồng nhất với một nhà
nước chủ quyền, chứ không phải bản sắc dưới quốc gia. Trong cả các lý thuyết
xây dựng nhà nước lẫn các lý thuyết ổn định dân chủ, một bản sắc quốc gia
chung là cốt yếu cho một nhà nước hiện đại hay nền dân chủ để hoạt động. Bản
sắc quốc gia mạnh hơn có nghĩa rằng một cá nhân sẽ làm cho sắc tộc, bản sắc
dưới quốc gia hay sự đồng nhất giai cấp của mình bị bản sắc quốc gia khuất
phục. Đối với đa số dân cư trong một nhà nước hiện đại hay một nền dân chủ
hữu hiệu, bản sắc quốc gia đồng nhất phải cao hơn các bản sắc dưới quốc gia.
Một mức bản sắc quốc gia cao hơn tăng cường sự tin cậy chính trị vào hệ
thống hay các định chế chính trị quốc gia. Trong một trong vài nghiên cứu
kinh nghiệm về mối quan hệ giữa bản sắc quốc gia và sự tin cậy chính trị,
Berg và Hjerm đã thấy rằng bản sắc quốc gia công dân đóng góp cho các mức
tin cậy chính trị cao hơn còn bản sắc quốc gia sắc tộc làm yếu sự tin cậy
chính trị.26
Các câu hỏi về các xúc cảm dân tộc chủ nghĩa trong điều tra của tôi về
dân cư đô thị Trung Quốc đã không xoay quanh bản sắc quốc gia, mà đúng
hơn về các xúc cảm đối với thế giới bên ngoài hay chủ nghĩa dân tộc hướng
ngoại: vai trò mà Trung Quốc phải đóng ở châu Á và trên thế giới và liệu
Trung Quốc có nên dùng vũ lực để lấy lại các đảo Điếu Ngư từ Nhật Bản,
mặc dù một hành động như vậy có thể kích một cuộc chiến tranh với Nhật
Bản. Như được nhắc tới ở trước, chủ nghĩa dân tộc Trung Hoa đang lên với
sự tăng trưởng kinh tế nhanh và sự gia tăng tính quyết đoán Trung Quốc trong
công việc quốc tế. Ở Trung Quốc như trong các nước khác, chính sách đối
ngoại vẫn là trách nhiệm bao quát của chính phủ trung ương. Những người mà
có các xúc cảm dân tộc chủ nghĩa hướng ngoại mạnh phải đặt các mức tin cậy
chính trị cao hơn vào chính phủ trung ương để thực thi chính sách đối ngoại
hữu hiệu và hung hăng. Vì thế, tôi giả thuyết rằng các xúc cảm dân tộc chủ
nghĩa mạnh củng cố sự tin cậy chính trị giữa dân cư đô thị Trung Quốc.

Định hướng Dân chủ


Văn hoá chính trị như định hướng dân chủ đóng một vai trò như thế nào trong
việc định hình sự tin cậy chính trị? Một nghiên cứu của Gabriela Catterberg
và Alejandro Moreno đã thấy rằng các thái độ dân chủ (việc thích dân chủ
hơn chủ nghĩa độc đoán) thường có các mức tin cậy chính trị cao hơn về các
định chế dân chủ ở các nền dân chủ cả đã được củng cố lẫn mới.27 Sự tương
đẳng này giữa các giá trị dân chủ và sự tin cậy vào các định chế dân chủ là có lý
80 5 TIN CẬY CHÍNH TRỊ Ở TRUNG QUỐC ĐÔ THỊ

trong các nền dân chủ. Tuy vậy, Trung Quốc không phải là một nền dân chủ
đại nghị đa đảng, tôi có thể cho rằng có mối quan hệ ngược giữa định hướng
dân chủ và sự tin cậy chính trị ở Trung Quốc. Cụ thể là, tôi giả thuyết rằng
các dân cư đô thị Trung Quốc mà thích dân chủ thường có một mức độ tin
cậy thấp hơn vào chính phủ Trung Quốc mà có thể không được dân cư đô thị
có định hướng dân chủ ở Trung Quốc cảm nhận là đáng tin cậy. Biến định
hướng dân chủ là cùng biến được dùng trong các chương trước.

Mức Quan tâm Chính trị


Trong công trình The Civic Culture có ảnh hưởng sâu rộng của họ, Gabriel
Almond và Sidney Verba phân loại ba chiều của văn hoá chính trị: nhận thức,
gây tác động và đánh giá, và việc chú ý đến chính trị hay sự quan tâm chính trị là
một khía cạnh quan trọng của sự định hướng nhận thức.28 Tầm quan trọng của sự
quan tâm chính trị như sự dính líu tâm lý học vào chính trị và công việc
chung đã được quan sát rộng rãi và được làm tư liệu bởi sự uyên bác Tây
phương.29 Sự dính líu vào chính trị và công việc chung thường được tin là một
điều kiện cần, nếu không đủ, cho sự tham gia chính trị tích cực. Hai giả thuyết đã
được đề xuất về mối quan hệ giữa mức quan tâm chính trị và sự tin cậy chính
trị.30 Một quan điểm tin rằng người dân học và biết càng nhiều về chính trị, họ
càng hay nhạo báng và chán ghét chính trị và, vì thế, họ trở nên ít tin cậy vào
chính phủ và chính trị. Quan điểm ngược lại cho rằng “sự quan tâm của các
cá nhân có tính chọn lọc, và họ thường có những quan điểm thuận lợi về các
lĩnh vực họ quan tâm”.31 Một nghiên cứu về các nước dân chủ chỉ ra một mối
quan hệ dương giữa sự quan tâm chính trị và sự tin cậy chính trị của các cá
nhân.32 Xét rằng báo chí và thông tin vẫn bị chính phủ Trung Quốc kiểm soát
một cách đáng kể, nó có nghĩa rằng một mức quan tâm chính trị cao hơn có
nghĩa là sự phơi ra nhiều hơn với thông tin hầu hết tích cực về chính quyền
được truyền thông chính thống phổ biến. Vì thế tôi giả thuyết rằng một mức
quan tâm chính trị cao hơn của dân cư đô thị Trung Quốc dẫn đến một mức
tin cậy chính trị cao hơn vào chính phủ trung ương Trung Quốc. Tôi dùng
cùng biến cho mức quan tâm chính trị đã được dùng ở các chương trước.

Thành tích Chính quyền


Thành tích chính quyền, đặc biệt trong lĩnh vực kinh tế, đã được trích dẫn
rộng rãi như một nhân tố chính đóng góp cho sự tăng hay giảm về sự tin cậy
chính trị.33 Là logic để giả thiết rằng thành tích chính quyền tốt liên hệ dương
GIẢI THÍC SỰ TIN CẬY CHÍNH TRỊ Ở TRUNG QUỐC ĐÔ THỊ 81

với sự in cậy của nhân dân vào chính quyền và các định chế chính trị. Điều
này phải đặc biệt đúng ở Trung Quốc nơi không có các cuộc bầu cử dân chủ
toàn quốc nào và tính chính đáng chính trị chính quyền dựa chủ yếu vào
thành tích kinh tế của nó. Câu hỏi là thành tích chính quyền tác động mạnh ra
sao đến sự tin cậy chính quyền của dân cư đô thị Trung Quốc trong một phân
tích đa biến khi các nhân tố khác được xem xét. Sự đánh giá về thành tích chính
quyền đã được đo trong điều tra bằng việc hỏi những người tham gia về loại
thành tựu kinh tế nào chính phủ Trung Quốc đã đạt được trong thời đại cải
cách. Bảng 2.4 trong Chương 2 cho thấy rằng khoảng nửa dân cư đô thị
Trung Quốc tin rằng đã đạt được các thành tựu đáng kể và 35 phần trăm nữa
nghĩ rằng đã đạt được thành tựu nào đó. Nhìn chung, dân cư đô thị Trung
Quốc có đánh giá tương đối tích cực về thành tích kinh tế của chính phủ
Trung Quốc.
Tình trạng Hạnh phúc Chủ quan
Tình trạng hạnh phúc chủ quan, thường được nhắc tới như hạnh phúc hay sự
thoả mãn cuộc sống, được định nghĩa như những sự đánh giá nhận thức và
xúc cảm của một người về đời sống của mình.34 Tôi sử dụng cùng biến cho tình
trạng hạnh phúc chủ quan mà đã được sử dụng ở các chương trước. Trong những
nghiên cứu trước, sự thoả mãn cuộc sống được đo trong sự liên kết với sự tin cậy.
Các nghiên cứu đã chứng tỏ rằng sự tin cậy vào những người khác dẫn tới các
mức thoả mãn cuộc sống cao hơn.35 Nói cách khác, người dân sống trong một
môi trường tin cậy thường sống một cuộc sống hạnh phúc hơn và chắc ít có
khả năng hơn để trải nghiệm sự buồn rầu hay sự cô đơn. Tất nhiên, chắc chắn
có thể cho rằng mối quan hệ nhân quả giữa tình trạng hạnh phúc chủ quan và
sự tin cậy có thể được đảo ngược. Tức là, các mức thoả mãn cuộc sống cao hơn
cũng có thể tăng cường tính tin cậy. Vì tiêu điểm chính của tôi trong chương này
là về sự tin cậy chính trị hay sự tin cậy chính quyền, tôi có thể cho rằng sự
thoả mãn cuộc sống là nhân tố nhân quả tác động đến các mức tin cậy chính trị
giữa dân cư đô thị Trung Quốc. Lý do chính là những người mà cảm thấy hạnh
phúc hơn với cuộc sống của họ ở Trung Quốc chắc có khả năng hơn để cho
chính quyền một điểm trúng tuyển hoặc họ thoả mãn hơn với thành tích chính
quyền và, vì thế, họ chắc có nhiều khả năng hơn để đặt sự tin cậy nhiều hơn vào
chính quyền.

Các Nhân tố Xã hội-Nhân khẩu học


Như thường lệ, nghiên cứu này cũng bao gồm các biến điều khiển xã hội-
nhân khẩu học như giới, tuổi, giáo dục và thu nhập trong nghiên cứu về sự tin
cậy chính trị ở Trung Quốc đô thị. Văn liệu về mối quan hệ giữa giới và sự tin
cậy bị chia rẽ. Theo Croson và Gneezy, trong số 17 nghiên cứu về mối quan
82 5 TIN CẬY CHÍNH TRỊ Ở TRUNG QUỐC ĐÔ THỊ

hệ, chín đã thấy rằng đàn ông là tin cậy hơn phụ nữ, hai cho thấy các kết quả
ngược lại và sáu trong số đó chẳng thấy chút quan hệ nào.36 Về mối quan hệ
giữa giới và sự tin cậy chính trị, một nghiên cứu cho thấy rằng giới liên hệ
đáng kể với các mức tin cậy chính trị và rằng phụ nữ có các mức tin cậy
chính trị cao hơn đàn ông.37 Các phát hiện mô tả từ điều tra của chúng tôi, tuy
nhiên, cho thấy đàn ông và đàn bà về cơ bản tin cậy ngang nhau về những
người lạ và chính phủ trung ương. Tuổi đã được trích dẫn như một nhân tố
tích cực đóng góp cho cả sự tin cậy suy rộng và sự tin cậy giữa cá nhân.38 Một
nghiên cứu so sánh về sự tin cậy chính trị ở Ukraine và Ba Lan, hai xã hội biến
đổi, cho biết rằng những người già hơn thường đặt nhiều sự tin cậy hơn vào
các định chế chính trị.39 Dựa vào văn liệu trước được kỳ vọng rằng dân cư đô
thị Trung Quốc già hơn chắc có khả năng để tin cậy cho trung ương Trung
Quốc hơn dân cư đô thị trẻ. Trong khi một mức giáo dục tăng lên có thể làm
tăng sự tin cậy xã hội của người ta,40 nó cũng có thể làm giảm sự tin cậy
chính trị của người dân.41 Một sự giải thích là, người dân với sự giáo dục cao
hơn chắc có khả năng hơn để có được nhiều kỹ năng giải tích hơn và có các
quan điểm tinh tế hơn về chính trị và các định chế chính trị. Điều này có lẽ
đặc biệt đúng về dân cư đô thị Trung Quốc có giáo dục hơn vì Trung Quốc
không phải là một nền dân chủ khai phóng kiểu Tây phương và các trí thức
Trung Quốc có thể có các mức tin cậy thấp hơn về hệ thống chính trị ở Trung
Quốc. Có một văn liệu tăng lên về mối quan hệ âm giữa một mặt là sự bất
bình đẳng thu nhập và mặt khác là sự tin cậy suy rộng và sự tin cậy chính
trị.42 Người dân với ít nguồn lực chắc ít có khả năng hơn để tham gia vào quá
trình chính trị và có thể kỳ vọng ít hơn từ hệ thống chính trị, một phần do thiếu sự
tin cậy trong hệ thống. Cũng lý thú để tìm ra liệu điều này cũng có đúng ở các
thành phố Trung Quốc.

CÁC KẾT QUẢ GIẢI TÍCH


Như được trình bày trong Bảng 5.2, sự tin cậy xã hội chung có liên hệ dương
với sự tin cậy chính quyền. Dân cư đô thị Trung Quốc những người có các mức
tin cậy xã hội chung cao hơn thường tin cậy hơn vào chính phủ Trung Quốc.
Phát hiện này phù hợp với các phát hiện từ các nghiên cứu được tiến hành ở
các nước khác. Cũng đã thấy rằng dân cư đô thị Trung Quốc với các xúc cảm
dân tộc chủ nghĩa nhiều hơn chắc có khả năng tin cậy chính phủ Trung Quốc
hơn. Phát hiện này xác nhận giả thuyết trước của tôi. Có lẽ bởi vì các nhà dân
tộc chủ nghĩa Trung Quốc hung hăng phải dựa vào chính phủ trung ương để
thúc đẩy các mục tiêu xác quyết dân tộc chủ nghĩa hướng ngoại. Nó cũng xác
nhận rằng dân cư đô thị Trung Quốc mà chú ý nhiều hơn đến chính trị hay
công việc nhà nước có các mức tin cậy chính trị cao hơn vào chính phủ trung
NHỮNG KẾT QUẢ GIẢI TÍCH 83

Bảng 5.2 Mô hình đa biến về sự tin cậy chính phủ ở Trung Quốc đô thị

Các biến độc lập Hệ số chưa Hệ số đã Sai số đã


chuẩn hoá chuẩn hoá chuẩn hoá
Sự tin cậy xã hội chung 0,120*** 0,113 (0,017)
Niềm tin tôn giáo (0=không, 1=có) −0,084 −0,024 (0,056)
Chủ nghĩa dân tộc 0,059*** 0,111 (0,009)
Định hướng dân chủ −0,007 −0,014 (0,008)
Các mức quan tâm chính trị 0,063** 0,057 (0,018)
Sự cảm nhận về thành tích chính quyền 0,216*** 0,168 (0,021)
Trạng thái hạnh phúc chủ quan 0,128*** 0,079 (0,027)
Các biến số nhân khẩu học
Tuổi −0,104*** 0,090 (0,020)
Giới (nữ=0, nam =1) 0,017 0,006 (0,045)
Giáo dục −0,167** −0,118 (0,024)
Thu nhập −0,022*** −0,080 (0,005)
Tư cách đảng viên ĐCSTQ (ngoài đảng 0,076 0,022 (0,057)
=0, đảng viên = 1)
Hằng số 1,178*** (0,213)
Multiple R 0,336
R2 0,113
R2 được hiệu chỉnh 0,110
*p < 0,05; **p < 0,01; ***p < 0,000

ương Trung Quốc, bởi vì các phương tiện truyền thông vẫn bị chính phủ kiểm
soát và kiểm duyệt phần lớn. Ngoài ra, là không đáng ngạc nhiên rằng sự
nhận thức về thành tích kinh tế của chính quyền liên kết mật thiết với các
mức tin cậy chính quyền cao hơn. Cũng thế, như được dự đoán, dân cư đô thị
Trung Quốc những người cảm thấy thoả mãn hơn với đời sống của mình
thường tin cậy chính quyền nhiều hơn. Tuy vậy, hai giả thuyết đã không được
xác nhận trong các kết quả đa biến. Niềm tin tôn giáo không có mối quan hệ
có ý nghĩa với các mức tin cậy chính trị. Hơn nữa, định hướng dân chủ có vẻ
không là một nhân tố trong việc ảnh hưởng đến sự tin cậy của dân cư đô thị
Trung Quốc đối với chính phủ Trung Quốc.
Vài nhân tố xã hội-nhân khẩu học có liên hệ đáng kể với các mức tin cậy
chính trị (xem Bảng 5.2). Đã thấy trong nghiên cứu rằng, ngược với những gì
được tìm thấy trong một số nước khác, những người già hơn ở các thành phố
Trung Quốc ít tin cậy chính phủ Trung Quốc hơn những người trẻ. Điều này
có lẽ bởi vì những người già hơn đã có nhiều thời gian hơn trải nghiệm những
84 5 TIN CẬY CHÍNH TRỊ Ở TRUNG QUỐC ĐÔ THỊ

sự thay đổi quyết liệt của các chính sách chính phủ Trung Quốc trong ba
mươi năm qua. Mức giáo dục có vẻ là một bộ tiên đoán mạnh của sự tin cậy
chính trị giữa dân cư đô thị của chúng tôi. Những người với nhiều giáo dục
chính thức hơn không tin cậy chính phủ trung ương Trung Quốc. Thu nhập cá
nhân không phải là một nhân tố trong việc giải thích sự tin cậy chính trị ở
Trung Quốc đô thị. Những người giàu có hơn thực sự có ít sự tin cậy chính trị
vào hính phủ Trung Quốc. Cuối cùng, giới và tư cách đảng viên ĐCS hoá ra
là các nhân tố không có ý nghĩa trong việc tác động đến các mức tin cậy
chính trị trong dân cư đô thị Trung Quốc.

KẾT LUẬN
Sự tin cậy chính trị liên quan đến sự ổn định không chỉ trong các nền dân chủ
mà cả trong các nước không khai phóng Tây phương như Trung Quốc nữa.
Trong chương này, đầu tiên tôi có ý định để tìm ra, về mặt mô tả, là các mức
tin cậy chính trị dân chúng của chính quyền Trung Quốc giữa dân cư đô thị
Trung Quốc. Nghiên cứu này thấy rằng dân cư đô thị Trung Quốc bày tỏ một
mức độ tin cậy chính trị tương đối cao, so với một số nước khác (kể cả các
nền dân chủ Tây phương). Gần 70 phần trăm những người đô thị trả lời hoặc đồng
ý hoặc rất đồng ý với tuyên bố rằng chính phủ trung ương Trung Quốc luôn luôn thử
làm các thứ đúng cho nhân dân. Các mức tin cậy chính trị cao một phần có
thể giải thích sự ổn định chính trị tương đối ở Trung Quốc trong ba thập niên
qua. Tuy vậy, phải chỉ ra rằng mức tin cậy được phát hiện trong điều tra này
là thấp hơn mức được tìm thấy trong một số điều tra khác được tiến hành ở
Trung Quốc trong hai thập niên qua.
Tiếp theo, tôi khảo sát các nguồn của sự tin cậy chính quyền giữa dân cư
đô thị Trung Quốc. Các nhân tố được nghiên cứu bao gồm: sự tin cậy xã hội
chung, niềm tin tôn giáo, các giá trị dân chủ, chủ nghĩa dân tộc, các mức quan
tâm chính trị, nhận thức về thành tích chính quyền và sự thoả mãn cuộc sống,
ngoài ra các nhân tố xã hội-nhân khẩu học như tuổi, giới, giáo dục, thu nhập
và tư cách đảng viên ĐCS. Như được kỳ vọng, sự tin cậy xã hội chung, các
xúc cảm dân tộc chủ nghĩa, các mức quan tâm chính trị và nhận thức về thành
tích kinh tế của chính quyền có liên hệ dương với sự tin cậy chính quyền.
Ngoài ra, cũng đã thấy rằng những người già hơn và dân cư đô thị với giáo
dục và thu nhập cao hơn có khuynh hướng có ít sự tin cậy vào chính quyền.
Chúng ta có để suy ra vài ngụ ý từ những phát hiện này. Trên hết, các mức tin cậy
chính trị ở các thành phố Trung Quốc là tương đối cao, giải thích, một phần,
mức ổn định chính trị ở Trung Quốc. Căn cứ vào các mức tin cậy chính
quyền, chúng ta có thể kỳ vọng rằng sự ổn định chính trị và xã hội sẽ tiếp tục
trong tương lai gần. Thứ hai, việc phát hiện rằng thành tích kinh tế của chính
GHI CHÚ 85

quyền nâng cao sự tin cậy chính trị giữa dân cư đô thị Trung Quốc có nghĩa
rằng chiến lược của chính phủ Trung Quốc về tính chính đáng chính trị dựa
trên thành tích có hiệu lực. Chính phủ Trung Quốc chắc có khả năng tiếp tục
nuôi dưỡng sự tin cậy chính trị bằng việc cải thiện các tiêu chuẩn sống của
nhân dân và duy trì sự tăng trưởng kinh tế. Tuy vậy, mối nguy của một chiến
lược như vậy là, chẳng nước nào có thể duy trì sự tăng trưởng kinh tế mãi
mãi. Nếu sự tăng trưởng kinh tế chậm lại, như nó đã trong vài năm qua, hoặc
nếu có một sự sụp đổ kinh tế, rủi ro về bất ổn chính trị là cao và chắc là mang
đến sự không thể tránh khỏi. Chủ nghĩa dân tộc là một con dao hai lưỡi khác.
Chủ nghĩa dân tộc Trung Hoa quyết đoán mới được thấy chắc có khả năng tiếp
tục vì có một sự tăng lên về sức mạnh kinh tế và quân sự Trung Quốc trên thế
giới. Chính phủ Trung Quốc sẽ đối mặt với áp lực dân chúng để là hung hăng
đối với Hoa Kỳ và cũng đối với các láng giềng của Trung Quốc, những nước
có tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc (như Nhật Bản, Việt Nam và
Philippines). Nếu các nhà dân tộc chủ nghĩa cảm thấy chính phủ Trung Quốc là yếu
về mặt quốc tế, điều này sẽ tỏ ra có hại cho sự tin cậy chính trị vào chính phủ
Trung Quốc giữa các nhà dân tộc chủ nghĩa.
Ngoài ra, các phát hiện cũng cho thấy rằng những người với giáo dục và
thu nhập cao hơn thường tin cậy chính phủ ít hơn. Đấy có thể không là các tin
tốt cho chính phủ Trung Quốc. Có thể được kỳ vọng rằng nhiều người Trung
Quốc hơn sẽ có giáo dục cao hơn trong tương lai và thu nhập của người dân sẽ
tiếp tục tăng lên. Cả hai xu hướng sẽ chắc làm giảm các mức tin cậy chính trị
giữa dân cư đô thị Trung Quốc.

GHI CHÚ
1. Xem Donald E. Stokes, “Popular Evaluations of Government: An Empirical
Assessment,” trong Harlan Cleveland and Harold D. Lasswell, eds., Ethics and
Bigness: Scientific, Academic, Religious, Political, and Military (New York:
Harper and Brothers, 1962), pp. 61–72.
2. Gabriel Almond and Sidney Verba, The Civic Culture: Political Attitudes and
Democracy in Five Nations (Newbury Park, CA: Sage Publications, 1989).
3. David Easton, “A Re-Assessment of the Concept of Political Support,”
British Journal of Political Science, Vol. 5, No. 4 (1975), pp. 435–457.
4. Trong một bài phát biểu được trình bày tại một cuộc họp của Uỷ ban Kỷ luật
Trung ương, Tổng Bí thư Đảng Tập Cận Bình đã lại lần nữa nhấn mạnh đến tầm
quan trọng của việc nhận được sự tin cậy của nhân dân và đã nhấn mạnh rằng sự
ủng hộ dân chúng là then chốt để quyết định số phận của Đảng Cộng sản Trung
quốc và chính phủ Trung Quốc. Xem
http://news.163.com/13/0201/10/8MKEV4PD0001124J.html (accessed on
February 1, 2013).
86 5 TIN CẬY CHÍNH TRỊ Ở TRUNG QUỐC ĐÔ THỊ

5. Tianjian Shi, “Cultural Values and Political Trust: A Comparison of the


People’s Republic China and Taiwan,” Comparative Politics, Vol. 33, No. 4
(2001), pp. 401–419.
6. Yang Qing and Wenfang Tang, “Exploring the Sources of Institutional Trust
in China: Culture, Mobilization, or Performance?” Asian Politics and Policy,
Vol. 2, No. 3 (2010), pp. 415–436.
7. Zhenxu Wang, “Before the Emergence of Critical Citizens: Economic
Development and Political Trust in China.” International Review of
Sociology, Vol. 15, No. 1 (2005), pp. 155–171.
8. Lianjiang Li, “Political Trust in Rural China.” Modern China, Vol. 30, No. 2
(2004), pp. 228–258; và “Political Trust and Petitioning in the Chinese
Countryside,” Comparative Politics, Vol. 40, No. 2 (2008), pp. 209–226.
9. Lianjiang Li, “The Object and Substance of Trust in Central Leaders:
Preliminary Evidence from a Pilot Survey,” bài bó được trình bày tại the
Annual Meeting of the American Political Science Association, Seattle,
Washington, USA, September 1–4, 2011.
10. Xem Tianjian Shi, “Cultural Values and Political Trust: A Comparison of the
People’s Republic China and Taiwan”.
11. World Value Survey 2000, http://www.worldvaluessurvey.org; và Asian
Barometer Survey 2002, www.asianbarometer.org.
12. Yang Qing and Wenfang Tang, “Exploring the Sources of Institutional Trust
in China: Culture, Mobilization, or Performance?”
13. Lianjiang Li, “The Object and Substance of Trust in Central Leaders:
Preliminary Evidence from a Pilot Survey.”
14. Luôn luôn là một câu hỏi thẳng thắn để hỏi rằng những người trả lời điều tra
trong các nước độc đoán có cho các câu trả lời chân thật không. Kinh nghiệm
điều tra ở Trung Quốc bảo chúng ta rằng nếu các câu hỏi là quá nhạy cảm
trong khung cảnh Trung Quốc, thì là khó để đánh giá liệu những người trả lời
Trung Quốc quả thực có cho các câu trả lời chân thật không. Nói cách khác,
các câu hỏi trong các điều tra ở Trung Quốc không thể là quá nhạy cảm. Tuy
vậy, chúng tôi không tin rằng hai tuyên bố của chúng tôi là quá nhạy cảm để
được hỏi trong bầu không khí chính trị được nới lỏng hiện thời ở Trung Quốc.
Chúng tôi đã không hỏi, thí dụ, liệu họ có tin cậy hay không tin cậy các lãnh
tụ quốc gia hay các quan chức chính quyền địa phương cá biệt, mỗi trong số
chúng có thể được cho là câu hỏi nhạy cảm. Vài nghiên cứu về sự tin cậy
chính trị ở Trung Quốc đã loại trừ nhân tố sợ hãi. Ngoài ra, điều tra được tiến
hành qua điện thoại (thay cho mặt-đối-mặt) theo một cách nặc danh nhằm để
bảo đảm rằng những người trả lời có thể cho các câu trả lời chân thật. Hơn
nữa, những người trả lời được cho các lựa chọn giữ sự trung lập hoặc từ chối
trả lời các câu hỏi nếu họ miễn cưỡng để đồng ý hay không đồng ý với các
tuyên bố vì bất cứ lý do gì.
15. Xem Jack Citrin, “Comment: The Political Relevance of Trust in
Government,” The American Political Science Review, Vol. 68, No. 3
GHI CHÚ 87

(1974), pp. 973–998; và Arthur Miller, “Political Issues and Trust in


Government: 1964–1970,” The American Political Science Review, Vol. 68,
No. 3 (1974), pp. 951–972.
16. William Mishler and Richard Rose, “What Are the Origins of Political Trust?
Testing Institutional and Cultural Theories in Post-Communist Societies,”
Comparative Political Studies, Vol. 34, No. 1 (2001), pp. 30–62.
17. Ibid.
18. M. Hooghe and D. Stolle, Generating Social Capital: Civil Society and
Institutions in a Comparative Perspective (New York: Palgrave Macmillan,
2003), pp. 49–56.
19. Maria Bäck and Elina Kestilä, “Social Capital and Political Trust in Finland: An
Individual-Level Assessment,” Scandinavian Political Studies, Vol. 32, No. 2
(2009), p. 179.
20. Xem E. M. Uslaner, The Moral Foundations of Trust (Cambridge: Cambridge
University Press, 2002).
21. Ibid.
22. Thaddeus Coreno, “Fundamentalism as a Class Culture,” Sociology of
Religion, Vol. 63, No. 3 (2002), p. 335.
23. Robert Putnam, Making Democracy Work: Civic Traditions in Modern Italy
(Princeton, NJ: Princeton University Press, 1993).
24. Corwin Smidt, “Religion and Civic Engagement: A Comparative Analysis,”
Annals of the American Academy of Political and Social Science, Vol. 565, No. 1
(1999), pp. 176–192.
25. L. Berg and M. Hjerm, “National Identity and Political Trust,” Perspectives on
European Politics and Society, Vol. 11, No. 4 (2010), p. 390.
26. Ibid., pp. 390–407.
27. Gabriela Catterberg and Alejandro Moreno, “The Individual Bases of Political
Trust: Trends in New and Established Democracies,” International Journal of
Public Opinion Research, Vol. 18, No. 1 (2005), pp. 31–48.
28. Gabriel Almond and Sidney Verba, The Civic Culture: Political Attitudes and
Democracy in Five Nations (Newbury Park, CA: Sage Publications, 1989).
29. Xem, thí dụ, Verba, Sidney, Norman Nie and Jae-on Kim, The Modes of
Democratic Participation: A Cross-national Study (Beverly Hills, CA:
Cambridge University Press, 1971); Samuel Huntington and Joan Nelson, No
Easy Choice: Political Participation in Developing Countries (Cambridge, MA:
Harvard University Press, 1976); Arthur Hadley, The Empty Polling Booth
(Englewood Cliffs, NJ: Prentice-Hall, 1978); Stephen Bennett, Apathy in
America, 1960–1984: Causes and Consequences of Citizen Political
Indifference (Dobbs Ferry, NY: Transnational Publishers, 1986); và Tom
DeLuca, The Two Faces of Political Apathy (Philadelphia, PA: Temple
University Press, 1995).
88 5 TIN CẬY CHÍNH TRỊ Ở TRUNG QUỐC ĐÔ THỊ

30. Xem Catterberg and Moreno, 2005.


31. Ibid.
32. Ibid.
33. Morris P. Fiorina, “Economic Retrospective Voting in American National
Elections: A Micro-Analysis,” American Journal of Political Science, Vol. 22,
No. 2 (1978), pp. 426–443; Seymour Martin Lipset and William Schneider,
The Confidence Gap: Business, Labor, and Government in the Public Mind.
Revised edition (Baltimore: Johns Hopkins University Press, 1987); Michael B.
MacKuen, Robert S. Erikson and James A. Stimson, “Peasants or Bankers?
The American Electorate and the US Economy,” American Political Science
Review, Vol. 86, No. 3 (1992), pp. 597–611; và William Mishler and Richard
Rose, “What are the Origins of Political Trust: Testing Institutional and
Cultural Theories in Post-Communist Societies,” Comparative Political
Studies, Vol. 34, No. 1 (2001), pp. 30–62.
34. Xem Edward Diener, Shigeshiro Oishi and Richard E. Lucas, “Subjective
Well-Being: The Science of Happiness and Life Satisfaction,” trong C. R.
Snyder and Shane J. Lopez, eds., Handbook of Positive Psychology (Oxford and
New York: Oxford University Press, 2002), pp. 187–194.
35. John F. Helliwell and Shun Wang, “Trust and Well-Being”, Working Paper No.
15911 (April, 2010), National Bureau of Economic Research (http://
www.nber.org/papers/w15911); Wen Chun Chang, “Social Capital and
Subjective Happiness in Taiwan,” International Journal of Social Economics, Vol.
36, No. 8 (2009), pp. 844–868; và John F. Helliwell and Robert
D. Putnam, “The Social Context of Well-Being,” Philosophical Transactions:
Biological Sciences, Vol. 359, No. 1449 (2004).
36. Rachel Croson and Uri Gneezy, “Gender Differences in Preferences,”
Journal of Economic Literature, Vol. 47, No. 2 (2009), pp. 1–27.
37. Ingrid Schoon and Helen Cheng, “Determinants of Political Trust: A Life Time
Learning Model,” Developmental Psychology, Vol. 47, No. 3 (2011), pp. 619–
631.
38. Tianyuan Li and Helene H. Fung, “Age Differences in Trust: An Investigation
Across 38 Countries,” Journals of Gerontology Series B: Psychological
Sciences and Social Sciences (published online http://psych-
socgerontology.oxfordjournals.org/content/early/2012/08/08/
geronb.gbs072.full, accessed on August 9, 2016).
39. Iryna Johnson, “Political Trust in Societies Under Transformation: A
Comparative Analysis of Poland and Ukraine,” International Journal of
Sociology, Vol. 35, No. 2 (2005), pp. 63–68.
40. Jian Huang, Henriëtte Maassen van den Brink and Wim Groot, “College
Education and Social Trust: An Evidence-Based Study on the Causal
Mechanisms,” Social Indicators Research, Vol. 104, No. 2 (2001), pp. 287–
310.
GHI CHÚ 89

41. Xem Iryna Johnson, “Political Trust in Societies Under Transformation: A


Comparative Analysis of Poland and Ukraine.”
42. Eric Uslaner and Mitchell Brown, “Inequality, Trust, and Civic Engagement,”
American Politics Research, Vol. 33, No. 6 (2005), pp. 868–894; Bo
Rothstein and Eric Uslaner, “All for All: Equality, Corruption, and Social
Trust,” World Politics, Vol. 58, No. 1 (2005), pp. 41–72; Andrew Leigh,
“Trust, Inequality and Ethnic Heterogeneity,” The Economic Record, Vol. 82,
No. 258 (2006), pp. 268–280; và John Brehm and Wendy M. Rahn,
“Individual-Level Evidence for the Causes and Consequences of Social
Capital,” American Journal of Political Science, Vol. 41, No. 3 (1997), pp. 999–
1023.
CHƯƠNG 6

Quan điểm Môi trường của Dân cư


Đô thị Trung Quốc

DẪN NHẬP
Trong bốn thập kỷ qua, sự công nghiệp hoá, hiện đại hoá và đô thị hoá nhanh
đã gây ra sự thoái hoá môi trường đáng kể và thậm chí khủng hoảng môi
trường ở Trung Quốc. Trung Quốc hiện nay là nước thải khí nhà kính lớn
nhất thế giới, đã vượt Hoa Kỳ trong 2007.1 Theo một báo cáo chính thức của
Bộ Bảo vệ Mô trường Trung Quốc, 57,3 phần trăm nước ngầm trong 198
thành phố Trung Quốc đã được mô tả như hoặc ‘tồi’ hay ‘cực kỳ tồi’, 30 phần
trăm các sông lớn của đất nước đã bị ô nhiễm hay ô nhiễm trầm trọng, và hơn
85 phần trăm các thành phố Trung Quốc chủ chốt đã không thoả mãn các tiêu
chuẩn chất lượng không khí trong 2012.2 Các vấn đề ô nhiễm đã gây ra
những vấn đề sức khoẻ nghiêm trọng trực tiếp cho nhân dân Trung Quốc. Thí
dụ, được báo cáo rằng người dân sống ở miền bắc Trung Quốc nơi ô nhiễm
không khí là đặc biệt xấu, có tuổi thọ trung bình ngắn hơn của những người
sống ở miền nam 5,5 năm.3
Như một kết quả của các tác động gây thiệt hại đến sức khoẻ của nhân
dân, các vấn đề môi trường ở Trung Quốc bây giờ trở thành một vấn đề chính
trị. Thí dụ, các cuộc biểu tình liên quan đến môi trường đã trải qua một sự
tăng hàng năm gần 30 phần trăm kể từ giữa các năm 1990 ở Trung Quốc,4 Sự
biểu tình phản kháng này là đáng sự chú ý của chúng ta vì các lý do sau đây.
Thứ nhất, không giống các vấn đề tranh chấp đất hay lao động, mà là mối lo
chỉ đối với một nhóm người nhỏ và cụ thể, các vấn đề môi trường đến nay đã

© The Author(s) 2018 91


Y. Zhong, Political Culture and Participation in Urban China,
New Perspectives on Chinese Politics and Society,
DOI 10.1007/978-981-10-6268-1_6
92 6 QUAN ĐIỂM MÔI TRƯỜNG CỦA DÂN CƯ ĐÔ THỊ TRUNG QUỐC

lôi kéo các đám đông lớn nhất của những người biểu tình ở Trung Quốc trong
những năm gần đây bởi vì sự ô nhiễm và xuống cấp môi trường là mối lo
rộng hơn đối với dân cư nói chung và có thể khuấy động phản ứng xã hội lan
rộng. Thí dụ, kế hoạch xây dựng các nhà máy hoá chất và điện gây ô nhiễm ở
Hạ Môn trog 2007, Đại Liên trong 2011 và Côn Minh trong 2013 đã kéo
hàng chục ngàn người đô thị xuống đường biểu tình. Thứ hai, không giống
các xung đột đất đai vùng nông thôn và các tranh chấp lao động đô thị, các
cuộc biểu tình môi trường thường thu hút những người tham gia tầng lớp
trung lưu đô thị.5 Phong trào môi trường đô thị có lẽ là lực lượng xã hội dân
sự mãnh liệt nhất ở Trung Quốc.6 Một học giả cho rằng phong trào môi
trường đô thị là kiểu chủ nghĩa tích cực công dân mới ở Trung Quốc.7 Thứ ba,
các cuộc biểu tình môi trường có vẻ thành công hơn về mặt đạt được các mục
tiêu của chúng do số lượng lớn những người tham gia (kết quả một phần từ
việc sử dụng các công nghệ truyền thông xã hội mới để huy động những
người biểu tình) và sức lôi cuốn rộng hơn đối với dân cư nói chung. Một số
các cuộc biểu tình môi trường nổi bật đã dẫn đến hoặc sự đóng cửa các nhà
máy hiện tồn đang gây ô nhiễm hoặc sự huỷ bỏ các phương tiện nguy hiểm
về môi trường được đề xuất.8
Căn cứ vào tính nghiêm trọng của các vấn đề môi trường và sự bất ổn
định xã hội tiềm tàng chúng có thể gây ra cho Trung Quốc, là quan trọng để
hiểu về các thái độ của công dân Trung Quốc, đặc biệt dân cư đô thị Trung
Quốc, đối với các vấn đề môi trường. Dữ liệu cho nghiên cứu này đã được
thu thập trong một điều tra ngẫu nhiên qua điện thoại phủ 34 thành phố lớn
khắp Trung Quốc, đa số chúng là các thủ phủ tỉnh.9 Các thành phố đại diện
các vùng khác nhau và các mức phát triển kinh tế khác nhau. Điều tra được
tiến hành giữa tháng Tư và tháng Năm 2013 bởi Trung tâm Nghiên cứu Dư
luận của Đại học Giao Thông Thượng Hải. Kích thước mẫu cho mỗi thành
phố là khoảng 100 người. Kích thước mẫu tương đối nhỏ này tạo ra một lỗi
đại diện cho mỗi thành phố. Tuy vậy, nếu chúng ta coi mẫu như một tổng
thể, các phát hiện có thính đại diện của dân cư trong 34 thành phố trong
điều tra của chúng tôi. Khung lấy mẫu gồm các số điện cả cố định lẫn di
động trong các thành phố này. Một hệ thống Phỏng vấn Điện thoại được
Máy tính Trợ giúp (CATI) đã tạo ra các số điện thoại ngẫu nhiên và các sinh
viên thường và cao học được huấn luyện tại Đại học Giao Thông Thượng
Hải và vài đại học xung quanh khác ở Thượng Hải đã tiến hành việc điều
tra nặc danh. Phải được chỉ ra rằng một điều tra như vậy về các thái độ môi
trường của các công dân Trung Quốc hiếm khi được tiến hành ở Trung
Quốc.
NHẬN THỨC, HIỂU BIẾT VÀ ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG 93

NHẬN THỨC, HIỂU BIẾT VÀ ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG


Các vấn đề môi trường là các vấn đề toàn cầu mà bây giờ đặt ra một sự đe
doạ đáng kể cho sự sống sót con người. Bước then chốt đầu tiên trong việc
giải quyết các vấn đề môi trường là thừa nhận các vấn đề này và hiểu rõ các
mối nguy hiểm của chúng. Các mức nhận thức và hiểu biết chung về các vấn
đề môi trường giữa dân cư đô thị Trung Quốc là thế nào? Bảng 6.1 trình bày
các câu trả lời cho ba câu hỏi đầu tiên liên quan đến hiểu biết của họ về các
vấn đề môi trường. Có vẻ rằng hầu hết người dân cho là biết cái gì đó về
những nguyên nhân ô nhiễm môi trường và ít người hơn nói họ biết cái gì đó về sự
nóng lên toàn cầu. Vấn đề bụi siêu mịn hay PM 2.5, một chất gây ô nhiễm đủ
nhỏ để thấm vào tế bào máu người, là một nguyên nhân chính cho ô nhiễm
không khí trong hầu hết thành phố Trung Quốc và một mối lo lớn cho sức khoẻ
của nhân dân Trung Quốc. Tuy vậy, hầu hết người dân trong điều tra của
chúng tôi có ít hiểu biết về các chất gây ô nhiễm (xem Bảng 6.1). Dân cư đô
thị Trung Quốc so sánh với người dân ở các nước khác như thế nào về hiểu
biết của họ về các vấn đề môi trường? Một nghiên cứu được Bộ các Vấn đề
Môi trường, Thực phẩm và Nông thôn tiến hành trong 2011 đã thấy 44 phần
trăm dân Anh có nhiều hiểu biết về sự thay đổi khí hậu và 44 phần trăm nữa
cho rằng họ có hiểu biết nào đó về thay đổi khí hậu.10 Một nghiên cứu khác
được tiến hành ở Hoa Kỳ đã tiết lộ rằng 26 phần trăm người Mỹ biết rất kỹ về
sự nóng lên toàn cầu và 32 phần trăm biết rất kỹ về ô nhiễm không khí.11 Mặc
dù hai trường hợp này không phải là những so sánh hoàn hảo với trường hợp
dân cư đô thị Trung Quốc, có vẻ rằng nhiều người ở phương Tây biết về các
vấn đề môi trường hơn cư dân đô thị Trung Quốc.

Bảng 6.1 Hiểu biết môi trường I (%)

Nhiều Một ít Không Rất ít Khó để


mấy nói
Bạn biết bao nhiêu về các nguyên 5,5 78,1 12,9 1,0 2,6
nhân của ô nhiễm môi trường?
Bạn biết bao nhiêu về sự nóng lên 3,6 71,7 20,0 1,5 3,2
toàn cầu?
Bạn biết bao nhiêu về bụi PM 2.5 2,2 42,9 45,1 4,2 5,5
N = 3400
Nguồn: Survey of Chinese Urban Residents’ Environmental Attitudes and Behavior, 2013
94 6 QUAN ĐIỂM MÔI TRƯỜNG CỦA DÂN CƯ ĐÔ THỊ TRUNG QUỐC

Tiếp theo chúng tôi đã hỏi những người trả lời của chúng tôi về sự hiểu
biết cụ thể hơn của họ về năng lượng sạch và liệu hành vi hàng ngày của họ có tác
động đến môi trường của chúng ta không. Khoảng hai-phần-ba đã có thể nhận diện
năng lượng mặt trời như nguồn năng lượng thân thiện môi trường nhất và là
năng lượng tái tạo duy nhất (xem Bảng 6.2). Tuy vậy, một tỷ lệ phần trăm
thấp hơn của những người trả lời của chúng tôi đã không thể nhận ra hành vi
cá nhân của họ đóng góp ra sao cho sự nóng lên toàn cầu. Nói cách khác, họ
đã không thể đưa ra mối quan hệ giữa các hoạt động hành ngày của họ và tác
động của chúng lên môi trường xung quanh. Trên thực tế, tuy nhiên, hành vi
hàng ngày của chúng ta nhất định có một tác động đến môi trường. Chúng ta
có thể, thí dụ, chọn để đi lại bằng các phương tiện giao thông công cộng hoặc
sử dụng ít điện hơn ở nhà, mà giúp cải thiện môi trường đang xuống cấp của
chúng ta.
Chúng tôi cũng muốn biết đánh giá của dân cư đô thị Trung Quốc về độ nghiêm
trọng của các vấn đề môi trường trên thế giới. Hầu hết các nhà khoa học đồng
ý rằng sự nóng lên toàn cầu là thực và khí hậu bất thường trong các thập niên
vừa qua. Dân cư đô thị Trung Quốc của chúng tôi có vẻ bị chia rẽ về liệu
không khí trong thành phố của họ có đã bình thường hay không trong năm
năm qua. Khoảng 50 phần trăm tin nó đã là bất thường, còn 40 phần trăm nghĩ
nó đã bình thường (xem Bảng 6.3). Câu hỏi tiếp theo của chúng tôi liên quan
đến tác động của các vấn đề môi trường trong thành phố của họ đến sức khoẻ
riêng của họ. Điều tra cho thấy rằng đa số người dân (68 phần trăm) đã cảm
thấy ô nhiễm trong thành phố của họ đã gây hại cho sức khoẻ riêng của họ và

Bảng 6.2 Hiểu biết môi trường II (%)

Mặt trời Than Hạt Thuỷ Không


nhân điện biết
Nguồn thân thiện nhất để phát điện là 69,6 0,8 5,2 16,6 7,8
nguồn nào?
Dầu Khí tự Than mặt không
nhiên trời biết
Loại nào là năng lượng tái tạo? 2,7 7,5 3,8 70,1 15,6
Nhiều một ít không không
chút chút biết
nào
Các hoạt động hàng ngày của bạn 3,6 55,5 34,0 3,4 3,4
đóng góp bao nhiêu cho sự nóng lên
toàn cầu?
N=3400
Nguồn: Survey of Chinese Urban Residents’ Environmental Attitudes and Behavior, 2013
NHẬN THỨC, HIỂU BIẾT VÀ ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG 95

ít hơn 30 phần trăm đã nghĩ khác (xem Bảng 6.3). Dân cư đô thị Trung Quốc
lo về triển vọng thiệt hại môi trường như thế nào đối với thế giới? Với sự
công nghiệp hoá và phát triển nhanh ở các cường quốc kinh tế đang nổi lên
như Trung Quốc, Ấn Độ và Brazil, có một quan điểm phổ biến rằng các
nguồn lực hạn chế trên hành tinh này không còn có thể ủng hộ sự phát triển
bền vững của thế giới nữa. Chúng tôi đã thấy rằng khoảng một phần ba dân
cư đô thị Trung Quốc của chúng tôi giữ quan điểm này, 43 phần trăm bác bỏ
quan điểm này và phần còn lại trung lập (xem Bảng 6.4). Một quan điểm phổ
biến khác là, chúng ta đang đối mặt với thảm hoạ môi trường gây ra bởi sự
xuống cấp môi trường và rằng đáng nghi liệu loài người có sẽ sống qua được

Bảng 6.3 Đánh giá môi trường I (%)

Hại Hại một Không Không Khó để


đáng kể ít hại mấy hại nói
Ô nhiễm trong thành phố của bạn gây 16,6 51,4 23,3 4,8 4,1
hại bao nhiêu cho sức khoẻ riêng của
bạn?
Rất Bình Bất Rất bất Khó để
bình thường bình bình nói
thường thường thường
Bạn nghĩ thế nào về thời tiết trong 1,3 40,3 45,0 4,9 8,5
thành phố của bạn trong năm năm
qua?
N=3400
Nguồn: Survey of Chinese Urban Residents’ Environmental Attitudes và Behavior, 2013

Bảng 6.4 Đánh giá môi trường II (%)

Rất Đồng ý Trung Không Rất


đồng ý lập đồng ý không
đồng ý
Bạn có đồng ý rằng các nguồn lực
trên hành tinh này không còn ủng hộ 1,9 31,5 23,4 42,3 1,0
sự phát triển bền vững trên thế giới
nữa?
Bạn có đồng ý với quan điểm rằng
bất cứ lời nói nào về thảm hoạ môi 1,5 32,4 28,7 36,6 0,8
trường đều là một sự phóng đại
N = 3400
Nguồn: Survey of Chinese Urban Residents’ Environmental Attitudes and Behavior, 2013
96 6 QUAN ĐIỂM MÔI TRƯỜNG CỦA DÂN CƯ ĐÔ THỊ TRUNG QUỐC

thảm hoạ này. Còn những người khác lại tin bất cứ lời nói nào về thảm hoạ
môi trường toàn cầu là một sự phóng đại. Dân cư đô thị Trung Quốc của
chúng tôi có vẻ chia rẽ về đánh giá của họ về các vấn đề môi trường. Hơn
một phần ba một chút của những người trả lời đã không tin lời nói thảm hoạ
môi trường là một sự phóng đại trong khi một phần ba khác đã có quan điểm
ngược lại (xem Bảng 6.4).

ĐÁNH GIÁ CÁC ĐIỀU KIỆN MÔI TRƯỜNG ĐỊA PHƯƠNG


VÀ THÀNH TÍCH CHÍNH QUYỀN
Như đã nhắc tới ở trước, ô nhiễm trong tất cả các khu vực, như không khí,
nước và đất, đã tồi đi ở Trung Quốc trong vài thập niên qua. Dân cư đô thị
Trung Quốc đánh giá các điều kiện và các vấn đề môi trường địa phương của
họ ra sao?
Một tỷ lệ phần trăm hơi thấp của họ sẵn sàng mang túi đựng hàng riêng
của họ cho việc mua hàng tạp hoá nhằm bảo vệ môi trường. Gần 80 phần
trăm sẵn sàng làm tình nguyện cho các sự nghiệp môi trường. Một tỷ lệ phần trăm
thấp hơn (63,5 phần trăm) dân cư đô thị Trung Quốc sẵn sàng đóng góp tài
chính cho các sự nghiệp môi trường và ít hơn một nửa (47,6 phần trăm) người
được điều tra sẵn sàng tham gia vào các hoạt động phản đối liên quan đến
môi trường. Các câu hỏi này được hỏi theo thứ tự đi lên của cường độ hoạt
động với việc phân loại rác như hành động dễ nhất và tham gia vào các cuộc
biểu tình môi trường như hành động khó nhất và có rủi ro. Các kết quả điều
tra cho thấy rằng khi có một sự tăng về các chi phí hoạt động khả dĩ, thì sự
sẵn sàng của người dân để giúp các sự nghiệp môi trường bắt đầu sụt giảm
(Bảng 6.5).

Bảng 6.5 Sự sẵn sàng để giúp đỡ các sự nghiệp môi trường (%)

Rất sẵn Sẵn Không Rất Khó để


sàng sàng sẵn sàng không nói
sẵn sàng
Phân loại rác 15,5 76,9 3,7 0,3 3,6
Mang túi đựng hàng của riêng mình 16,1 71,0 8,6 0,3 4,0
khi mua
Làm tình nguyện cho sự nghiệp môi 4,5 72,6 13,3 0,4 9,2
trường
Quyên tặng cho sự nghiệp môi 2,7 60,8 18,2 1,3 17,0
trường
N = 3400
Nguồn: Survey of Chinese Urban Residents’ Environmental Attitudes and Behavior, 2013
ĐÁNH GIÁ CÁC ĐIỀU KIỆN MÔI TRƯỜNG ĐỊA PHƯƠNG... 97

Quả thực, chấp nhận những hy sinh cá nhân có thể tạo ra một đóng góp đáng
kể cho việc bảo vệ môi trường. Nhưng cũng là khó cho người dân để làm, vì
các lý do bất tiện. Việc sử dụng điện và gas là một nhân tố đóng góp chính
cho sự xuống cấp môi trường và sự nóng lên toàn cầu. Chúng tôi đã hỏi dân
cư đô thị của chúng tôi liệu họ có khả năng giảm việc sử dụng điện và gas mà
là các nguồn năng lượng chính cho các hộ gia đình đô thị để bảo vệ môi
trường hay không. Các kết quả điều tra cho thấy rằng đa số những người trả
lời đã cho rằng họ có thể hay rất có thể hạ thấp các hoá đơn điện và gas của
họ trong năm tới (xem Bảng 6.6). Tiếp theo chúng tôi đã đề xuất một kịch bản
trong đó chúng tôi hỏi những người trả lời của chúng tôi liệu họ sẽ có sẵn
sàng hay không để chi trả từ túi của họ cho việc cải thiện cất lượng nước của
thành phố họ nếu cần và họ sẵn sàng trả bao nhiêu. Như hoá ra, hai phần ba số
họ đã sẵn sàng chi và một phần ba không sẵn sàng chi cho xử lý nước (xem Bảng
6.7). Bảng 6.8 tiết lộ thêm người dân sẵn sàng chi bao nhiêu để cải thiện điều
kiện nước trong thành phố của họ. Như cho thấy, giữa những người nói sẽ sẵn
sàng chi, một đa số thường (32,4 phần trăm) của họ đã chọn giữa 50 và 100 yuan,
mà là một con số có ý nghĩa căn cứ vào lương trung bình của những người
Trung Quốc hưởng lương (xem Bảng 6.8). Hơn 10 phần trăm một chút đã

Bảng 6.6 Khả năng có thể chịu những sự hy sinh cá nhân để cứu môi trường (%)

Rất có Có thể Không Rất Khó để


thể chắc không nói
chắc
Chắc có thể bạn sẽ giảm việc sử
dụng điện và gas trong hộ gia đình
bạn trong năm tới để giúp bảo vệ 16,5 69,9 9,5 1,0 3,1
nghiệp môi trường
N = 3400

Nguồn: Survey of Chinese Urban Residents’ Environmental Attitudes và Behavior, 2013

Bảng 6.7 Sự sẵn sàng để chi trả cho sự cải thiện nước (%)

Sẵn sàng Không sẵn sàng


Nếu chính quyền đô thị của bạn có kế hoạch chi
tiền cho xử lý nước và tiền phải được thu từ dân cư, 67 33
bạn sẽ trả tiền chi phí?
N = 3400
Nguồn: Survey of Chinese Urban Residents’ Environmental Attitudes and Behavior, 2013
98 6 QUAN ĐIỂM MÔI TRƯỜNG CỦA DÂN CƯ ĐÔ THỊ TRUNG QUỐC

Bảng 6.8 Số tiền để chi cho xử lý nước

Số tiền (Yuan Trung Quốc) Tỷ lệ phần trăm


10 9,0
15 0,8
20 4,9
25 0,8
30 3,3
35 0,3
40 0,7
50 10,4
70 0,1
100 21,9
150 0,5
200 3,6
300 1,6
500 2,9
1000 2,6
Trên 1000 1,4
Không biết 34,3
N = 2279
Nguồn: Survey of Chinese Urban Residents’ Environmental Attitudes and Behavior, 2013

sẵn sàng trả hơn 100 yuan để cải thiện chất lượng nước trong các thành phố
của họ. Phải chỉ ra rằng hơn một phần ba (34,3 phần trăm) đã không biết số
lượng tiền nào họ sẽ sẵn sàng trả, mặc dù họ đã bày tỏ sự sẵn sàng của họ để
chi trả trong câu hỏi trước. Điều đó dường như ám chỉ rằng họ sẽ không
muốn trả khi bị ép một khoản chi trả khả dĩ cụ thể. Liên quan đến cách theo
đó họ muốn chi tiền, 50 phần trăm thích hiến tặng; 31,5 phần trăm muốn trả
qua một loại thuế mới; và 18,5 phần trăm thích tăng phí nước.
Sự tăng trưởng kinh tế nhanh chúng ta đã chứng kiến ở Trung Quốc trong
bốn thập niên qua, phần lớn, là do chính sách của chính phủ Trung Quốc về
đặt sự phát triển kinh tế lên trên mọi thứ khác để cải thiện tính chính đáng
chính trị của Đảng Cộng sản Trung quốc. Trong thời đại cải cách, châm ngôn
nổi tiếng của Đặng Tiểu Bình rằng “sự phát triển [kinh tế] là chân lý không
thể chối cãi được” đã là nguyên lý chỉ đạo cho công việc của toàn Đảng và sự
phát triển kinh tế, đặc biệt được đo bằng tốc độ tăng trưởng GDP, và đã được
dùng như tiêu chuẩn vàng cho việc đánh giá thành tích của các quan chức
chính quyền ở mọi mức. Một nhược điểm chính của chiến lược phát triển như
vậy, tất nhiên, là sự xuống cấp môi trường nghiêm trọng tại Trung Quốc. Có
ĐÁNH GIÁ CÁC ĐIỀU KIỆN MÔI TRƯỜNG ĐỊA PHƯƠNG... 99

bằng chứng, tuy vậy, rằng trong những năm gần đây chính phủ Trung Quốc
nghiêm túc xem xét chiến lược phát triển quốc gia của nó và thử để cân bằng
giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường. Bảo vệ môi trường đã được thêm
vào như tiêu chuẩn thêm cho việc đánh giá thành tích của các quan chức chính
quyền. Công chúng đã có thay đổi sự ưu tiên của nó trong sự phát triển quốc
gia? Khi được hỏi cái nào là quan trọng hơn, tăng trưởng kinh tế hay bảo vệ
môi trường, 77,2 phần trăm dân cư đô thị Trung Quốc đã đặt bảo vệ môi trường
lên trước tăng trưởng kinh tế và chỉ 11,2 phần trăm đã bày tỏ quan điểm ngược lại
(xem Bảng 6.9). Hỏi ba thập niên trước, có thể các câu trả lời là hoàn toàn
ngược lại.
Bằng chứng thêm rằng ý kiến của công chúng Trung Quốc đối với môi
trường đã thay đổi được thấy trong các Bảng 6.10 và 6.11. Hiện tại, có nhu
cầu kinh khủng cho nhà ở công cộng, chăm sóc y tế và nhiều lĩnh vực khác
cho sự tài trợ chính quyền ở Trung Quốc (như ở nhiều nước khác). Dân cư đô
thị Trung Quốc muốn chi tiêu gì nếu chính quyền có một thặng dư ngân sách?

Bảng 6.9 Phát triển kinh tế vs. bảo vệ môi trường (%)

Phát triển Bảo vệ môi Không biết


kinh tế trường
Cái nào là quan trọng cho đất nước chúng ta: phát
triển kinh tế hay bảo vệ môi trường?
11,2 77,2 11,6
N = 3400
Nguồn: Survey of Chinese Urban Residents’ Environmental Attitudes và Behavior, 2013

Bảng 6.10 Sự ưu tiên cho bảo vệ môi trường (%)

Nếu chính phủ có một khoản tiền dôi ra: bạn muốn chính phủ tiêu vào đâu?
Xây nhiều nhà ở thu hập thấp 9,0
Cải thiện hệ thống chăm sóc y tế 28,0
Gia tăng sự phát triển kinh tế 4,9
Cải thiện cho môi trường tốt hơn 48,3
Khó để nói 9,8
N = 3400

Nguồn: Survey of Chinese Urban Residents’ Environmental Attitudes và Behavior, 2013


100 6 QUAN ĐIỂM MÔI TRƯỜNG CỦA DÂN CƯ ĐÔ THỊ TRUNG QUỐC

Đáng ngạc nhiên, gần 50 phần trăm dân cư đô thị Trung Quốc của chúng tôi
đã ưu tiên tiền được chi cho cải thiện môi trường (xem Bảng 6.10). Đốt pháo
trong Tết Nguyên đán là một truyền thống Trung Quốc lâu đời. Tiếng pháo
nổ là để đuổi ma quỷ. Đốt pháo, tuy vậy, gây ra ô nhiễm không khí trong
những ngày Tết. Như một kết quả, một số thành phố Trung Quốc, như Bắc
Kinh và Thượng Hải, hoặc đưa ra những hạn chế việc đốt và bắn pháo hay
cấm hoàn toàn việc này trong dịp Tết. Dân cư đô thị Trung Quốc cảm thấy
thế nào về việc này? Bảng 6.11 cho thấy 60 phần trăm những người trả lời của
chúng tôi hoặc đồng ý hay rất đồng ý rằng chính quyền Trung Quốc phải cấm
pháo trong dịp Tết để ngăn cản ô nhiễm không khí và chỉ khoảng 10 phần
trăm đã không đồng ý việc cấm này. Hơn nữa, một tỷ lệ phần trăm còn cao hơn
(72,3 phần trăm) dân cư đô thị Trung Quốc đã hứa rằng họ sẽ không đốt pháo
trong dịp Tết (xem Bảng 6.11) và, lại lần nữa, chỉ khoảng 10 phần trăm đã từ
chối đưa ra lời hứa như vậy.

CẢM NGHĨ (NIMBY) KHÔNG Ở SÂN SAU NHÀ TÔI


Một nguồn chính cho các cuộc biểu tình liên quan đến môi trường ở Trung
Quốc là do cảm nghĩ “không ở sân sau nhà tôi-NIMBY: Not In My
BackYard” chống lại việc xây dựng các cơ sở có khả năng gây hại cho sức
khoẻ như các nhà máy hoá chất, các nhà máy pin, các cơ sở hạt nhân và các

Bảng 6.11 Các thái độ đối với đốt/bắn pháo trong dịp Tết (%)

Rất Đồng ý Trung Không Rất


đồng ý lập đồng ý không
đồng ý
Chính phủ Trung Quốc phải cấm đốt 14,2 51 22,5 11,5 0,9
pháo trong dịp Tết để ngăn cản ô nhiễm
không khí
Rất Muốn Trung Không Rất
muốn lập muốn không
muốn
Bạn muốn từ bỏ pháo trong dịp Tết 16,3 55,9 16 11,1 0,6
trong năm tới?
N=3400
Nguồn: Survey of Chinese Urban Residents’ Environmental Attitudes and Behavior, 2013
CẢM NGHĨ (NIMBY) KHÔNG Ở SÂN SAU NHÀ TÔI 101

cơ sở đốt rác. Các phong trào Linbi (nghe như NIMBY), như các kiểu biểu tình
môi trường này thường được gọi ở Trung Quốc, đã chỉ tăng lên trong thập niên
qua. Các lý do đã được dẫn ra để giải thích cơn bột phát của các cuộc biểu
tình NIMBY trong các năm gần đây gồm sự nhận thức môi trường và sự nhận
thức các quyền dân sự được nâng cao giữa công chúng, sự thiếu tin cậy đối với
chính quyền Trung Quốc, đặc biệt chính quyền địa phương và các căng thẳng
xã hội gia tăng.12 Cũng được nói rằng các cuộc biểu tình NIMBY Trung
Quốc có xu hướng đối đầu hơn hoặc thậm chí quá khích hơn các cuộc biểu
tình thấy ở một số nước khác.13
Thái độ của dân cư đô thị Trung Quốc là thế nào trong các vùng được điều
tra của chúng tôi đối với các vấn đề NIMBY? Khi được hỏi liệu họ sẽ có tham
gia vào bất kể kiến nghị hay các hoạt động phản đối hay không nếu một cơ sở
hoá học có rủi ro môi trường tiềm tàng được xây dựng gần vùng lân cận của
họ, gần 80 phần trăm dân cư đô thị của chúng tôi đã cho rằng họ sẽ, chắc
chắn, tham gia vào kiến nghị hay các hoạt động phản đối để dừng dự án và
chỉ ít hơn 10 phần trăm đã nói họ sẽ không có hành động nào (xem Bảng
6.12). Khi được thăm dò thêm về các hành động cụ thể nào họ sẽ xem xét làm
đầu tiên nếu một sự cố ô nhiễm xảy ra gần khu lân cận cận của họ, gần một
nửa đã nói họ sẽ thử huy động hàng xóm của họ để liên hệ với các quan chức
chính quyền địa phương trong khi khoảng 20 phần trăm đã muốn xuống
đường biểu tình phản đối ngay lập tức, điều gây ngạc nhiên, chí ít phải nói vậy
(xem Bảng 6.13).
Hiển nhiên, điều này không có nghĩa rằng những người nói sẽ tham gia
biểu tình đường phố sẽ thực sự làm vậy trong thực tế. Tuy vậy, là logic để
cho rằng những người nói họ sẽ tham gia biểu tình đường phố chắc có khả
năng hơn để làm vậy trong thực tế so với những người không chọn biểu tình
đường phố như lựa chọn đầu tiên của họ. Tuy đa số người trong điều tra của

Bảng 6.12 Khả năng để tham gia kiến nghị hay các hoạt động phản đối chống lại một
cơ sở hoá học có tiềm năng gây hại (%)

Chắc Sẽ Có thể Sẽ Chắc


chắn sẽ không chắn sẽ
không
Nếu một nhà máy hoá chất có khả
năng nguy hiểm cho môi trường
được xây dựng gần khu bạn, bạn sẽ 40,1 38,0 14,8 6,3 0,8
tham gia ký kiến nghị hay các hoạt
động phản đối?
N = 3400
Nguồn: Survey of Chinese Urban Residents’ Environmental Attitudes and Behavior, 2013
102 6 QUAN ĐIỂM MÔI TRƯỜNG CỦA DÂN CƯ ĐÔ THỊ TRUNG QUỐC

Bảng 6.13 Các hoạt động để làm trong trường hợp có sự cố ô nhiễm (%)

Không Tiếp xúc Tiếp xúc Huy động Tham gia Các
làm gì với uỷ với các hàng xóm để biểu tình lựa
cả viên Hội quan tiếp xúc với đường chọn
đồng chức các quan phố khác
nhân chính chức chính
dân quyền quyền địa
địa phương
phương
Nếu một sự cố gây ô
nhiễm xảy ra gần khu 4,1 4,9 16,3 48,3 19,8 6,6
lân cận của bạn, lựa
chọn hành động đầu tiên
của bạn là gì?
N = 3400
Nguồn: Survey of Chinese Urban Residents’ Environmental Attitudes and Behavior, 2013

chúng tôi đã không chọn biểu tình đường phố như lựa chọn đầu tiên của họ
để giải quyết một vấn đề ô nhiễm, vẫn là quan trọng rằng một phần năm của
dân cư đô thị được điều tra đã chọn. Đối với một siêu thành phố như Thượng
Hải, mà có hơn 23 triệu dân cư, điều này có nghĩa rằng hơn bốn triệu người
muốn, hay có thiên hướng, tham gia biểu tình đường phố. Dẫu một phần nhỏ
của những người đó thực sự tham gia trong các cuộc biểu tình đường phố vì
các vấn đề môi trường, thì tác động hay hậu quả có thể là đáng kể. Phải lưu ý
rằng, mặc dù hầu hết các cuộc biểu tình đường phố được các nhà chức trách
Trung Quốc chịu đựng,14 hình thức này của hoạt động chính trị lôi thôi vẫn
được xem là khác thường và có rủi ro chính trị nào đó ở Trung Quốc. Thí dụ,
những người tham gia biểu tình đường phố có thể bị xếp vào danh sách đen như
‘những kẻ gây rối’, mà sẽ ảnh hưởng đến sự nghiệp của họ, nhất là đối với
những người làm việc trong khu vực nhà nước (chính quyền, các đại học, các
bệnh viện, các doanh nghiệp nhà nước, vân vân). Ngoài ra, vẫn có thể rằng
những người tham gia biểu tình đường phố có thể bị câu lưu hoặc bắt giữ nếu các
nhà chức trách quyết định đàn áp biểu tình, đặc biệt khi biểu tình trở nên ít lịch
sự hay thậm chí hung bạo. Chính quyền địa phương, mà chịu trách nhiệm
chính về xử lý hầu hết các cuộc biểu tình đường phố, ít khoan dung hơn chính
quyền trung ương ở Trung Quốc.15 Hơn nữa, là khó hơn nhiều cho người dân
ở các nước độc đoán để tổ chức các hoạt động phản đối.16 Tỷ lệ phần trăm dốc
đứng của những người bày tỏ sự sẵn sàng của họ để phản đối trên đường phố
cho biết rằng có một sự bất mãn sâu sắc với các kênh chính thức của việc bày
tỏ lợi ích giữa dân cư đô thị Trung Quốc.
PHÂN TÍCH CHỦ NGHĨA MÔI TRƯỜNG GIỮA DÂN CƯ ĐÔ THỊ TRUNG QUỐC 103

PHÂN TÍCH CHỦ NGHĨA MÔI TRƯỜNG GIỮA DÂN


CƯ ĐÔ THỊ TRUNG QUỐC
Ai, trong số dân cư đô thị Trung Quốc của chúng tôi, có nhiều khả năng là
các nhà hoạt động môi trường sẵn sàng dành thời gian, nguồn lực và năng lực
để bảo vệ môi trường? Các cuộc điều tra và nghiên cứu đã nhất quán cho thấy
rằng phụ nữ, những người trẻ và những người có mức giáo dục cao hơn có
khuynh hướng lo lắng hơn về các vấn đề môi trường và sẵn sàng hơn để giúp
các sự nghiệp môi trường.17 Điều này cũng có đúng không với dân cư đô thị
Trung Quốc? Trong phân tích thống kê sau đây, tôi sẽ thử nhận diện ai trong
số dân cư đô thị Trung Quốc của chúng tôi sẵn sàng hơn để đóng góp cho môi
trường tốt hơn. Một cách cụ thể, biến phụ thuộc là một chỉ số cộng của các
câu trả lời cho bốn câu hỏi được thấy trong Bảng 6.5, tức là, sự sẵn sàng để
phân loại rác, mang túi đựng hàng của riêng mình khi mua tạp hoá, và làm
công việc tình nguyện và quyên tặng tiền cho các sự nghiệp môi trường.
Ngoài các nhân tố nhân khẩu học thông thường ra, trong phân tích đa biến tôi
cũng tính đến các nhân tố như sự hiểu biết môi trường, sự đánh giá các điều
kiện môi trường địa phương, tác hại môi trường đối với sức khoẻ cá nhân, và
tình trạng hạnh phúc chủ quan.
Những kết quả thống kê trong Bảng 6.14 cho thấy rằng giới và giáo dục
là các nhân tố có ảnh hưởng đến vì sao một số người lo hơn cho môi trường,

Bảng 6.14 Mô hình đa biến về sự sẵn sàng đóng góp cho môi trường

Các biến độc lập Hệ số chưa Hệ số đã Sai số đã


chuẩn hoá chuẩn hoá chuẩn hoá
Tuổi 0.002 0.003 (0.015)
Giới (nữ=0, nam =1) −0.263*** −0.006 (0.033)
Giáo dục 0.049* 0.034 (0.028)
Thu nhập −0.022*** −0.080 (0.005)
Tư cách đảng viên ĐCSTQ (ngoài đảng 0.076** 0.030 (0.045)
=0, đảng viên = 1)
Đánh giá ô nhiễm địa phương 0.011* 0.030 (0.006)
Ô nhiễm gây thiệt hại cá nhân 0.023 0.020 (0.026)
Hiểu biết về PM 2,5 0.104*** 0.075 (0.025)
Hiểu biết môi trường 0.195*** 0.114 (0.031)
Tình trạng hạnh phúc chủ quan 0.096*** 0.080 (0.020)
Hằng số 1.965*** (0.144)
Multiple R 0.336
R2 0.065
R2 được hiệu chỉnh 0.062
*p < 0.05; **p < 0.01; ***p < 0.001
104 6 QUAN ĐIỂM MÔI TRƯỜNG CỦA DÂN CƯ ĐÔ THỊ TRUNG QUỐC

mặc dù tuổi không tỏ ra là một nhân tố. Phụ nữ và những người với giáo dục
cao hơn sẵn sàng hơn để giúp các sự nghiệp môi trường. Cũng đã thấy rằng
những người có một đánh giá tồi hơn về tình hình ô nhiễm của thành phố của
họ và tin rằng ô nhiễm môi trường đã gây hại cho sức khoẻ cá nhân của họ
sẵn sàng hơn để hành động để bảo vệ môi trường. Ngoài ra sự hiểu biết về
các nguyên nhân ô nhiễm môi trường và các chất gây ô nhiễm PM 2.5 cũng liên
kết với sự sẵn sàng của dân cư đô thị Trung Quốc để cải thiện môi trường.
Cuối cùng, những người cảm thấy hạnh phúc trong đời họ có khuynh hướng lo
nhiều hơn về môi trường so với những người khác cảm thấy. Những phát hiện
này cho thấy một bức tranh hy vọng về bảo vệ môi trường ở Trung Quốc
trong tương lai. Khi ngày càng nhiều người được giáo dục tốt hơn, hiểu biết
nhiều hơn về ô nhiễm môi trường và cảm thấy nhiều rủi ro hơn từ các tác
động ô nhiễm, thì càng nhiều người hơn chắc có khả năng hành động để bảo
vệ môi trường.

KẾT LUẬN
Sau các thập kỷ chính phủ và công chúng Trung Quốc sao nhãng môi trường,
các số liệu thống kê cho thấy rằng Trung Quốc đang đối mặt với các điều
kiện môi trường ngày càng xấu đi và các thách thức. Nhận ra rằng các vấn đề
môi trường không chỉ đe doạ sự phát triển bền vững của Trung Quốc, mà
cũng trở thành các vấn đề chính trị có thể gây bất ổn hệ thống chính trị ở
Trung Quốc, chính phủ Trung Quốc đã nâng cao sự chú ý của nó đến các vấn
đề môi trường và đã tiến hành các bước nghiêm túc để cải thiện và bảo vệ
môi trường. Các công dân và cách sống của họ đóng một vai trò cốt yếu trong
cuộc chiến đấu chống ô nhiễm trở nên tồi hơn khắp thế giới. Điều tra của
chúng tôi cho thấy rằng một tỷ lệ phần trăm lớn của dân cư đô thị Trung
Quốc khá hiểu biết về các nguyên nhân của sự ô nhiễm và sự nóng lên toàn
cầu, mặc dù một tỷ lệ phần trăm thấp hơn trong số họ biết nhiều về bụi PM
2.5, một nguồn chính của ô nhiễm không khí ở các thành phố Trung Quốc, về
cách thân thiện môi trường nhất của việc tạo và tái tạo năng lượng. Hầu hết
người dân có một đánh giá tiêu cực về các điều kiện môi trường địa phương của
họ và tin rằng các vấn đề môi trường địa phương của họ gây tác hại cho sức
khoẻ cá nhân của họ. Thế nhưng đa số người dân không có cái nhìn bi quan
về toàn bộ sự phát triển bền vững trên thế giới và không nghĩ thế giới đang
đối mặt với một thảm hoạ môi trường.
Quan trọng hơn, đã thấy rằng một đa số dân cư đô thị Trung Quốc cho
rằng họ sẵn sàng hành động để cải thiện môi trường như phân loại rác, mang
túi đựng riêng của họ khi mua đồ tạp phẩm, và làm tình nguyện cho công việc
GHI CHÚ 105

môi trường. Đa số họ cũng sẵn sàng chịu hy sinh cá nhân như giảm sử dụng
điện, bỏ việc đốt pháo trong dịp Tết, và đóng góp tài chính để làm cho môi
trường tốt hơn (thí dụ, bằng việc đóng góp tiền và trả thêm tiền cho việc làm
sạch môi trường). Giống thái độ của chính phủ Trung Quốc, có vẻ là thái độ
của dân cư đô thị Trung Quốc đối với môi trường cũng đã thay đổi. Khi đối
diện với hai lựa chọn đa số dân cư đô thị trong điều tra của chúng tôi chọn
bảo vệ môi trường trên sự phát triển kinh tế. Các phát hiện điều tra cho thấy
rằng tâm tính “không ở vườn sau nhà tôi” (NIMBY) cũng gia tăng giữa dân
cư đô thị Trung Quốc. Đa số họ đã nói họ sẽ hành động nếu một cơ sở có rủi
ro về môi trường được xây dựng gần khu lân cận của họ. Khoảng một phần
năm những người trả lời của chúng tôi thậm chí chọn biểu tình đường phố
như lựa chọn thứ nhất của họ khi phản ứng với một sự cố ô nhiễm môi trường
gần khu lân cận của họ. Đây là tin xấu cho chính phủ Trung Quốc và cho thấy
bản chất bùng nổ của các cuộc biểu tình môi trường ở Trung Quốc.
Cái gì thúc đẩy dân cư đô thị Trung Quốc hành động để bảo vệ môi
trường hay trở thành các nhà hoạt động môi trường? Chính các điều kiện môi
trường xấu đi ở Trung Quốc hay các giá trị hậu-hiện đại (để dùng thuật ngữ
của Ronald Inglehart) giữa dân cư đô thị Trung Quốc? Phân tích đa biến của
chúng tôi có vẻ cho biết rằng cả hai nhân tố đã có thể tác động đến các hoạt
động môi trường của dân cư đô thị Trung Quốc. Đánh giá tình hình ô nhiễm địa
phương và sự hiểu biết về ô nhiễm liên hệ mạnh với sự sẵn sàng hành động để
bảo vệ môi trường giữa dân cư đô thị Trung Quốc. Những người có giáo dục
hơn chắc có khả năng hơn để giữa các giá trị hậu-hiện đại và để trở thành các
nhà hoạt động môi trường. Tất cả các phát hiện trên có vẻ chỉ ra một tương lai
tươi sáng hơn cho sự cải thiện môi trường của Trung Quốc vì dân Trung
Quốc đã trở nên tận tâm và tích cực hơn về bảo vệ môi trường.

GHI CHÚ
1. Xem Eleanor Albert and Beina Xu, “China’s Environmental Crisis,” CFR
Backgrounders, http://www.cfr.org/china/chinas-environmental-crisis/ p12608
(accessed on August 16, 2016).
2. “China’s Environmental Problems Are Grim, Admits Ministry Report,”
http://www.theguardian.com/environment/chinas-choice/2013/
jun/07/chinas-environmental-problems-grim-ministry-report (accessed on January
25, 2014).
106 6 QUAN ĐIỂM MÔI TRƯỜNG CỦA DÂN CƯ ĐÔ THỊ TRUNG QUỐC

3. Xem Eleanor Albert and Beina Xu, “China’s Environmental Crisis”.


4. Xem “China Experiences 23% Annual Increase in Environment-Related Protests
and the Chinese Court Refuses to Litigate These Cases Due to Their Sensitivity,”
http://news.163.com/12/1028/02/8ESBJE2B00014AED. html (accessed on 27
October 2012).
5. Kevin O’Brien, ‘Introduction: Studying Contentious Politics in Contemporary
China,’ trong Kevin J. O’Brien, ed., Popular Protest in China (Cambridge,
MA: Harvard University Press, 2008), pp. 11–25.
6. Yanfei Sun and Dingxin Zhao, “Environmental Campaigns”, trong Kevin
J. O’Brien, ed., Popular Protest in China (Cambridge, MA: Harvard University
Press, 2008), pp. 144–162.
7. Yang, Guobin Yang, The Power of the Internet in China: Citizen Activism
Online (New York: Columbia University Press, 2009).
8. Các trường hợp nổi tiếng nhất đã là việc huỷ bỏ nhà máy hoá chất PX
(paraxylene) được dự kiến ở Hạ Môn trong 2007 và sự đóng cửa nhà máy hoá
chất PX ở Đại liên trong 2011 do biểu tình đường phố quy mô lớn của dân
chúng.
9. Dưới đây là danh sách các thành phố được điều tra: Beijing, Shanghai, Tianjin,
Chongqing, Changchun, Changsha, Chengdu, Dalian, Fuzhou, Guangzhou,
Guizhou, Harbin, Haikou, Hangzhou, Hefei, Huhhot, Jinan, Kunming,
Lanzhou, Nanchang, Nanjing, Nanning, Ningbo, Qingdao, Shenyang,
Shenzhen, Shijiazhuang, Taiyuan, Wuhan, Xian, Xining, Xiamen, Yinchuan,
and Zhengzhou.
10. “Attitudes and Knowledge Relating to Biodiversity and the Natural
Environment, 2007–2011,” Department for Environment, Food and Rural
Affairs, British Government (accessed at http://webarchive.nation-
alarchives.gov.uk/20130123162956/http://www.defra.gov.uk/statis-
tics/files/Statistical-Release-13-April-2011-biodiversity1.pdf on August 18,
2016).
11. Richard J. Bord, Ann Fisher, Robert E. O’Connor, “Public Perceptions of
Global Warming: United States and International Perspectives,” Climate
Research, Vol. 11, No. 1 (1998), p. 79.
12. Xem “Internal Causes and Solutions to Environment “NIMBY Movement” in
China,” by Yu Hai and Zhang Yongliang at http://www.prcee.org/
upload/Attach/mrbj/2529916207.pdf (accessed on August 24, 2016).
13. Xem Lang Youxing, “Private-Citizens in “Private-Society” and “Not-In- My-
Back-Yard” With Chinese Style: A Case Study of Zhongtai’s Event in
Hangzhou,” Paper Submitted to the 11th Conference of Mainland China,
Taiwan, Hong Kong and Macau on Public Administration, held at University
of Macau, May 15–16, 2015. (http://www.umac.mo/fss/
ssrc/ssrc/conf_11th_cross-strait/papers/c5_lang_youxing.pdf, accessed on August
24, 2016.)
GHI CHÚ 107

14. Shaohua Lei, “Contentious Politics and Political Stability in China: An


Institutional Explanation” (PhD diss., The University of Utah, 2013), p. 155.
15. Yongshun Cai, Collective Resistance in China: Why Popular Protests Succeed or
Fail (Stanford, CA: Stanford University Press, 2010), p. 32.
16. Kricheli, Ruth, Yair Livne and Beatriz Magaloni, “Taking to the Streets:
Theory and Evidence on Protests Under Authoritarianism,” Paper Presented at
the Annual Meeting for American Political Science Association, September 2–5,
2010, (http://ssrn.com/abstract=1642040, accessed July 12, 2015).
17. Xem Gary Polakovic, “Are Women Greener than Men?,” Los Angeles Times,
June 13, 2012 (accessed at http://articles.latimes.com/2012/
j u n / 1 3 / o p i n i o n / l a - o e - p o l a k o v i c - g e n d e r - a n d - t h e - e n v i r on- ment-
20120613 on August 26, 2016); Aarthi Rayapura, “Millennials Most
Sustainability-Conscious Generation Yet, But Don’t Call Them
‘Environmentalists’”, Sustainable Brands (accessed at http://www.sus-
tainablebrands.com/news_and_views/stakeholder_trends_insights/
aarthi_rayapura/millennials_most_sustainability_conscious on August 26, 2016);
“Education Increases Awareness and Concern for the Environment” (accessed at
https://gemreportunesco.wordpress.com/2015/12/08/ education-increases-
awareness-and-concern-for-the-environment/ on August 26, 2016).
CHƯƠNG 7

Nghiên cứu Kinh nghiệm về các Giá


trị Tôn giáo, Xã hội và Chính trị của
các Kitô hữu Đô thị Trung Quốc

DẪN NHẬP
Nói rằng tôn giáo đang quay lại Trung Quốc sau Cách mạng Văn hoá là một sự
nói bớt đi. Trên thực tế, tôn giáo đang quay lại Trung Quốc với một sự báo
thù. Một điều tra của Pew Global Attitudes Project đã thấy rằng gần 60 phần
trăm công chúng Trung Quốc coi tôn giáo là rất hoặc hơi quan trọng trong đời
họ.1 Đạo Kitô là một trong những tôn giáo tăng nhanh nhất ở Trung Quốc.
Một nghiên cứu điều tra rộng được tiến hành bởi Viện Tôn giáo Thế giới (IWR)
của Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Trung Quốc ước lượng dân cư Kitô Tin
lành Trung Quốc là 23 triệu, hay 1,8 phần trăm toàn bộ dân cư ở Trung Quốc
(ngoài 5,7 triệu Công giáo [Catholic]).2 Một nghiên cứu kinh nghiệm khác từ
Đại học Sư phạm Đông Trung Quốc ở Thượng Hải đã ước lượng rằng dân cư
Kitô Trung Quốc đã đạt 40 triệu.3 Tuy nhiên ước lượng khác cho rằng dân cư
Kitô Trung Quốc đã đạt 130 triệu, vượt xa số đảng viên của ĐCSTQ.4 Ngay
cả nếu chúng ta lấy các ước lượng thấp hơn, Trung Quốc đã trở thành một
nước Kitô lớn khi chúng ta xem xét số tuyệt đối của các Kitô hữu ở Trung
Quốc. Bao nhiêu nước do Kitô-chi phối trên thế giới có hơn 30 hoặc 40 triệu

Chương này đầu tiên được công bố trong Problems of Post-Communism (Vol. 60, No. 3,
2013) với tiêu đề “Between God and Caesar: Religious, Social and Political Values of
Chinese Christians.” Được phép để tái xuất bản trong cuốn sách này.

© The Author(s) 2018 109


Y. Zhong, Political Culture and Participation in Urban China,
New Perspectives on Chinese Politics and Society,
DOI 10.1007/978-981-10-6268-1_7
110 7 NGHIÊN CỨU KINH NGHIỆM VỀ CÁC GIÁ TRỊ TÔN GIÁO, VĂN HOÁ VÀ CHÍNH TRỊ...

người? Mặc dù các con số này không thể được xác nhận một cách độc lập,
bằng chứng có cho biết rằng dân cư Kitô Trung Quốc đã đang tăng theo hàm
số mũ.
Căn cứ vào sự tăng nhanh của dân cư Kitô Trung Quốc, đáng ngạc nhiên
rằng các Kitô hữu Trung Quốc đương thời được nghiên cứu không đủ nghiêm
túc, vì họ vẫn bị giấu trong sự bí ẩn và các niềm tin tôn giáo và các giá trị xã
hội-chính trị của họ ít được biết đến cho người Trung Quốc không-Kitô và
thế giới bên ngoài. Sự tăng nhanh của các Kitô hữu ở Trung Quốc hiển nhiên
có thể có các hệ luỵ sâu rộng cho sự phát triển xã hội và chính trị tương lai
của Trung Quốc. Những nghiên cứu hạn chế về các Kitô hữu Trung Quốc đã
tập trung vào lịch sử của Đạo Kitô ở Trung Quốc,5 cấu trúc tổ chức của Đạo
Kitô Trung Quốc,6 và các xung đột văn hoá giữa bản sắc Kitô và các giá trị
Trung Hoa truyền thống giữa các Kitô hữu Trung Quốc.7 Ít nghiên cứu kinh
nghiệm được tiến hành, hoặc ở bên trong hay bên ngoài Trung Quốc, về các giá
trị xã hội và các giá trị chính trị của các Kitô hữu Trung Quốc. Hai lý do chính
có thể được đưa ra cho sự thiếu những nghiên cứu như vậy. Thứ nhất có lẽ là
do độ nhạy cảm của vấn đề này. Lý do khác liên quan đến tính khả thi
phương pháp luận của việc nghiên cứu kinh nghiệm các giá trị và văn hoá
chính trị của các Kitô hữu Trung Quốc. Tuy vậy, một đề tài như vậy là quá
quan trọng để bị sao nhãng. Nghiên cứu này là một nghiên cứu kinh nghiệm
về các giá trị tôn giáo, xã hội và chính trị của các Kitô hữu Trung Quốc những
người sống ở Trung Quốc đô thị và lòng mộ đạo của những người này tác động thế
nào đến các giá trị xã hội và chính trị của họ bằng sử dụng dữ liệu từ các bản câu hỏi
và các phỏng vấn. Một cách cụ thể, nghiên cứu này khai thác lòng mộ đạo
(những cách tin và ứng xử), các giá trị xã hội liên quan đến các vấn đề như phá
thai, đồng tính, ly hôn, và sự chết tự nguyện; và các giá trị chính trị và các thái
độ về dân chủ, các quyền tự do dân sự, tính hiệu quả chính trị, sự quan tâm chính
trị, sự tham gia chính trị của các Kitô hữu Trung Quốc. Các phát hiện từ
nghiên cứu này cũng được so sánh với các phát hiện từ Hoa Kỳ và người
Trung Quốc không-Kitô.
Có một số lý do quan trọng vì sao chúng ta phải quan tâm đến các giá trị
tín ngưỡng, xã hội và chính trị của các Kitô hữu Trung Quốc. Thứ nhất, là lý
thú để tìm ra về mặt kinh nghiệm các giá trị tôn giáo của các Kitô hữu Trung
Quốc (khía cạnh niềm tin của lòng mộ đạo của các Kitô hữu Trung Quốc) và
các Kitô hữu Trung Quốc thực hành tín ngưỡng của họ thế nào (khía cạnh
ứng xử của lòng mộ đạo của các Kitô hữu Trung Quốc). Thứ hai, là quan
trọng về lý thuyết để áp dụng các lý thuyết khoa học xã hội nhằm đưa ra một
sự giải thích khả dĩ về các thái độ và ứng xử của các Kitô hữu Trung Quốc,
đặc biệt liên quan đến tác động của lòng mộ đạo đến các giá trị xã hội và
chính trị của họ. Thứ ba, là cốt yếu để tìm ra liệu các Kitô hữu Trung Quốc đã
có phát triển một tập hợp riêng rẽ của các giá trị văn hoá mà khác với các giá trị
ĐẠO KITÔ Ở TRUNG QUỐC 111

văn hoá của dân cư Trung Quốc không-Kitô và liệu những sự khác biệt giá trị
có sẽ dẫn đến một “chiến tranh văn hoá” giữa các Kitô hữu Trung Quốc và
người Trung Quốc không-Kitô hay không. Cuối cùng, các Kitô hữu Trung
Quốc, đặc biệt những người là thành viên của “các giáo phái tại gia” không
được chính thức thừa nhận, tạo thành một mảng quan trọng của khu vực phi-
nhà nước. Các phát hiện từ nghiên cứu này sẽ rọi ánh sáng nào đó lên việc
liệu các Kitô hữu Trung Quốc có thể trở thành một lực lượng có ảnh hưởng
tiềm tàng trong sự phát triển xã hội dân sự ở Trung Quốc.

ĐẠO KITÔ Ở TRUNG QUỐC


Bằng chứng lịch sử cho biết rằng Đạo Kitô đầu tiên đã được đưa vào Trung
Quốc trong thế kỷ thứ bảy. Tuy vậy, chỉ gần một ngàn năm sau (vào cuối thế
kỷ thứ mười sáu) Đạo Kitô, chủ yếu Công giáo (Catholicism) thuộc các dòng
khác nhau, mới trở nên phổ biến ở các vùng duyên hải nào đó của Trung Quốc.
Việc đưa Đạo Kitô vào Trung Quốc đã đối mặt nhiều trở ngại từ cả các nhà
chức trách lẫn dân cư Trung Quốc. Về mặt lịch sử, các hoàng đế Trung Hoa
đã luôn luôn lo rằng họ sẽ mất sự kiểm soát đối với dân cư Kitô Trung Quốc
cho các nhà chức trách nước ngoài, đặc biệt là Vatican. Tại mức cơ sở, nhiều
người Trung Quốc đã cảm thấy rằng Đạo Kitô đưa ra sự đe doạ đối với văn hoá
Trung Hoa truyền thống và bản sắc văn hoá Trung Hoa vì sự Kitô hoá Trung
Quốc đã có nghĩa là việc thay các tôn giáo Trung Quốc bằng tôn giáo Tây
phương.8 Việc đưa Đạo Kitô vào Trung Quốc đã bị phức tạp thêm bởi sự thực
rằng nó đã đi cùng với việc đưa các lực lượng thực dân Tây phương vào
Trung Quốc. Sự căm ghét Đạo Kitô và ảnh hưởng nước ngoài đã lên đỉnh
điểm trong Nổi loạn Nghĩa Hoà Đoàn (Boxers’ Rebellion) ở Trung Quốc vào
cuối thế kỷ thứ mười chín và đầu thế kỷ thứ hai mươi, mà đã giết hàng ngàn
Kitô hữu Trung Quốc cũng như các nhà truyền đạo quốc tế.
Tuy vậy, sự truy tố đã không làm ngừng sự truyền bá của Đạo Kitô ở
Trung Quốc trong nửa đầu của thế kỷ thứ hai mươi cho đến 1949 khi những
người Cộng sản nắm quyền kiểm soát Trung Quốc. Vào cuối các năm 1940,
đã có khoảng ba triệu tín đồ Catholic và 700,000 Kitô hữu Tin lành Trung
Quốc.9 Mặc dù chính phủ Cộng sản Trung Quốc mới đã không cấm Đạo Kitô
ở Trung Quốc sau 1949, các Kitô hữu Tin lành Trung Quốc được tổ chức để
tham gia Phong trào Yêu nước Ba Tự (tự-quản, tự-hỗ trợ và tự-truyền bá, hay
TSPM) được chính quyền cho phép và tự do về tôn giáo và những người
Công giáo Trung Quốc đã phải cắt đứt các quan hệ của họ với Vatican và
tham gia các giáo hội Phong trào Công giáo Yêu nước Trung Quốc. Các Kitô
hữu Trung Quốc từ chối gia nhập các giáo phận được phép chính thức đã phải
112 7 NGHIÊN CỨU KINH NGHIỆM VỀ CÁC GIÁ TRỊ TÔN GIÁO, VĂN HOÁ VÀ CHÍNH TRỊ...

thành lập “các giáo phái tại gia” của riêng họ, mà đã hoạt động bất hợp pháp
dưới các quy định chính thức. Tất cả các tôn giáo đã bị cấm trong Cách mạng
Văn hoá giữa 1966 và 1976. Ngay cả các giáo phái TSPM được chính quyền
cho phép cũng đã bị đóng. Tuy vậy, đã được phát hiện muộn hơn rằng nhiều
Kitô hữu Trung Quốc đã có các cuộc tụ họp tôn giáo bí mật tại các nhà riêng
ngay cả trong cao điểm của Cách mạng Văn hoá.10
Cái chết của Chủ tịch Mao trong 1976 đã dẫn đến sự sống lại từ từ của
Đạo Kitô ở Trung Quốc cuối các năm 1970 và sự tăng nhanh của dân cư Kitô
Trung Quốc kể từ các năm 1980. Thực ra, cả dân cư Kitô cũng như các giáo
phái Kitô ở Trung Quốc đã bùng nổ. Như đã nhắc tới sớm hơn, dân cư Kitô
của Trung Quốc được ước lượng ở mức giữa 28 và 130 triệu. Thường được
nói rằng có bốn cái hầu hết (si duo [tư đạc-linh mục]) giữa các Kitô hữu
Trung Quốc: hầu hết Kitô hữu Trung Quốc là phụ nữ (khoảng 70 phần trăm
theo nghiên cứu IWR), hầu hết Kitô hữu Trung Quốc là nông dân, hầu hết Kitô
hữu Trung Quốc được giáo dục ít, và hầu hết Kitô hữu Trung Quốc là những người
già. Tuy vậy, tình hình đang thay đổi. Các dấu hiệu có cho thấy rằng nhiều
người lao động đô thị, được giáo dục tốt hơn, trẻ và cổ trắng làm việc văn
phòng được lôi cuốn theo đạo Đạo Kitô hơn. Bất kể ai người đã thăm các
giáo đoàn Kitô ở các thành phố Trung Quốc phải để ý rằng cả các giáo phái
TSPM lẫn các giáo phái tại gia không được đăng ký đưa ra nhiều buổi lễ vào
những ngày Chủ nhật, với mỗi buổi lễ chật ních giáo dân. Ngoài các con số
ra, cũng được lưu ý rằng các Kitô hữu Trung Quốc đang trở thành một nhóm
xã hội và dân sự tích cực hơn trong xã hội Trung Quốc.11 Các Kitô hữu Trung
Quốc, đặc biệt thành viên của các giáo phái tại gia, đã đóng một vai trò nổi bật
trong các cố gắng cứu và xây dựng lại trong hậu quả của động đất Tứ Xuyên
năm 2008.
Phải lưu ý rằng trước tiên là không dễ cho một người Trung Quốc để tin
vào Đạo Kitô. Trước hết, chủ nghĩa Marx, ý thức hệ chính thống ở Trung
Quốc, thúc đẩy các niềm tin và các giá trị thế tục và vô thần mà được dạy
trong suốt hệ thống giáo dục Trung Quốc và thấm sâu vào các phương tiện
truyền thông chính thống áp đảo ở Trung Quốc. Thứ hai, một Kitô hữu Trung
Quốc thường phải hoà giải niềm tin Kitô của mình với bản sắc văn hoá Trung
Hoa của mình. Đạo Kitô vẫn được coi một cách phổ biến là một tôn giáo nước
ngoài giữa hầu hết những người Trung Quốc. Người Trung Quốc có thể thấy
các tín ngưỡng bản địa như Đạo Giáo, sự thờ cúng tổ tiên hoặc thậm chí Phật
Giáo (mà có gốc từ Ấn Độ và đã được bản địa hoá đáng kể) là có thể chấp
nhận được hơn nhiều về văn hoá. Đối với một người Trung Quốc để trở thành
một Kitô hữu, có nghĩa là một mức độ nào đó của sự biến đổi văn hoá. Thí
dụ, người đó phải từ bỏ thực hành thờ phượng thần tượng như thờ phượng
các nhân vật lịch sử Trung Quốc và sự thờ phượng tổ tiên phổ biến giữa
những người Trung Quốc. Một tục ngữ ở Trung Quốc là “thêm một Kitô hữu,
DỮ LIỆU 113
12
bớt một người Trung Quốc”. Các phát hiện điều tra của tôi xác nhận rằng
đối với một người Trung Quốc trở thành một Kitô hữu có nghĩa là mất một
phần bản sắc văn hoá Trung Hoa của mình. Hơn hai phần ba của những Kitô
hữu Trung Quốc trong điều tra của tôi cho rằng họ không tin vào sự thờ
phượng tổ tiên Trung Quốc. Điều có lẽ thậm chí gây sốc hơn đối với nhiều
người Trung Quốc có đầu óc dân tộc chủ nghĩa là, gần 80 phần trăm Kitô hữu
Trung Quốc trong điều tra của tôi trước tiên và trên hết đồng nhất mình như
các Kitô hữu hơn là người Trung Quốc. Điều này chắc chắn không có nghĩa
rằng họ từ bỏ căn cước Trung Hoa của họ. Tuy vậy, nó có cho thấy rằng căn
cước đầu tiên của họ thuộc về niềm tin Kitô của họ. Phát hiện này không báo
trước điều hay cho những người Trung Quốc dân tộc chủ nghĩa hoặc chính
phủ Trung Quốc. Các Kitô hữu Trung Quốc thường vật lộn với những cách
kỷ niệm các ngày lễ Trung Quốc truyền thống (như tết Qing Ming [Thanh
Minh]) liên quan đến các chuyện dân gian hay cổ tích Trung Quốc mà có thể
được diễn giải như sự thờ thần tượng.13 Không giống các tín đồ Kitô Tây
phương, một người Trung Quốc sống ở Trung Quốc phải vượt qua nhiều
chướng ngại, kể cả các môi trường văn hoá và chính trị không thân thiện, để
tin vào Đạo Kitô. Quả thực, họ phải chọn để tin chống lại nhiều sự bất hoà.
Điều này có lẽ giải thích sự cam kết tôn giáo mạnh giữa các Kitô hữu Trung
Quốc mà được biểu lộ ra muộn hơn.

DỮ LIỆU
Kiểu phương pháp luận lý tưởng cho nghiên cứu này là điều tra ngẫu nhiên
quy mô lớn đối với tất cả các công dân Trung Quốc, kể cả các Kitô hữu, ở
Trung Quốc sao cho các tín đồ Kitô và những người không-Kitô có thể được
so sánh. Tuy vậy, hầu như là không thể cho một phương pháp luận như vậy được
áp dụng trong nghiên cứu này vì các lý do chính trị, kỹ thuật và tài chính. Cũng là
không thể để tiến hành một điều tra ngẫu nhiên tất cả các Kitô hữu Trung
Quốc vì dân cư Kitô không thể được nhận diện một cách chính xác. Phương
pháp khả thi duy nhất tôi phải chọn cho nghiên cứu này là kỹ thuật giới thiệu
(referral technique) để nhận diện các Kitô hữu Trung Quốc cho nghiên cứu của
tôi.14 Với sự giúp đỡ của các Kitô hữu Trung Quốc tôi đã có thể tiếp cận một
số giáo phái Kitô và các thành viên của chúng cho các phỏng vấn sâu của các
Kitô hữu Trung Quốc được nhận diện dựa trên một bản câu hỏi đồng nhất. Về
chiến lược tôi chọn các địa điểm khác nhau và làm cho những người được
phỏng vấn càng đa dạng và các phát hiện nghiên cứu càng có tính đại diện
càng tốt. Dữ liệu phỏng vấn được thu thập từ các thành phố sau đây giữa
tháng Giêng và tháng Mười Hai năm 2011: Bắc Kinh và Cát Lâm ở miền bắc,
Thượng Hải, Sơn Đông và Giang Tô ở miền đông, Thẩm Khuyến và Quảng
Châu ở miền nam, và Thành Đô ở miền tây Trung Quốc. Cả các thành viên
của giáo phái tại gia không được đăng ký (44 phần trăm) lẫn các thành viên
114 7 NGHIÊN CỨU KINH NGHIỆM VỀ CÁC GIÁ TRỊ TÔN GIÁO, VĂN HOÁ VÀ CHÍNH TRỊ...

giáo phái Ba Tự được cấp phép chính thức (38 phần trăm) đã được bao gồm
trong các cuộc phỏng vấn.15 Một tổng số 544 bản câu hỏi hợp lệ đã được thu thập.
Do thiếu sự tiếp cận, những người Công giáo Trung Quốc (mà là một nhóm
thiểu số giữa các Kitô hữu Trung Quốc) đã không được bao gồm.
Tiếp sau là một chân dung của các Kitô hữu Trung Quốc trong nghiên cứu
của tôi. Như cho thấy trong Bảng 7.1, gần 50 phần trăm các Kitô hữu trong
nghiên cứu của tôi đã chỉ là tín đồ Kitô trong vòng năm năm vừa qua. Nó là
một dấu hiệu rằng sự tăng nhanh của các tín đồ Kitô ở Trung Quốc là một
hiện tượng mới đây và đang lên. Gần hai phần ba các Kitô hữu trong nghiên
cứu của tôi là phụ nữ16; họ chủ yếu là người Hán Trung Quốc (94,5 phần
trăm); và đa số họ (66,5 phần trăm) có địa vị cư trú đô thị chính thức. Các
Kitô hữu Trung Quốc trong nghiên cứu của tôi cũng có khuynh hướng trẻ hơn
(với tuổi trung bình 33) và được giáo dục tốt hơn (khoảng 70 phần trăm với
bằng cấp sau trung học). Căn cứ vào sự thực rằng nghiên cứu không dựa trên
một mẫu ngẫu nhiên có tính khoa học, các phát hiện mô tả từ nghiên cứu này
không thể được khái quát hoá về mặt thống kê ra toàn bộ dân cư Kitô ở Trung
Quốc. Tuy vậy, các phát hiện giải tích từ nghiên cứu này có thể là heuristic và
có khả năng được áp dụng cho phần còn lại của dân cư Kitô ở Trung Quốc.
Nhìn tổng thể, các phát hiện của tôi đưa ra một cái nhìn thoáng qua về lòng
mộ đạo và các giá trị xã hội-chính trị của các Kitô hữu Trung Quốc, hai thứ này
liên hệ với nhau như thế nào.

LÒNG MỘ ĐẠO CỦA CÁC KITÔ HỮU TRUNG QUỐC


Lòng mộ đạo gồm các khía cạnh ứng xử và niềm tin của đời sống tín ngưỡng
của một người. Sự ứng xử nhắc đến cách người ta thực hành tín ngưỡng của
mình, như sự tham gia vào các hoạt động tôn giáo. Sự tin gồm các ưu tiên và
các giá trị tôn giáo. Hai thứ liên hệ mật thiết với nhau và tăng cường lẫn
nhau. Sự tham gia tín ngưỡng tăng cường các niềm tin tôn giáo của người ta

Bảng 7.1 Bạn đã là một Kitô hữu


1–3 năm
lâu thế nào (%) 4–5 năm
6–9 năm 22,5
10–15 năm
16–20 năm
21–25 năm
26–30 năm
Hơn 30 năm 2,6
LÒNG MỘ ĐẠO CỦA CÁC KITÔ HỮU TRUNG QUỐC 115

và ngược lại. Lòng mộ đạo, đến lượt, được kỳ vọng có một tác động đến các
giá trị xã hội và chính trị của người ta. Lòng mộ đạo của các Kitô hữu Trung
Quốc là gì? Dữ liệu phỏng vấn của tôi cho biết rằng các Kitô hữu đô thị
Trung Quốc có khuynh hướng rất cam kết và hiến dâng cho tôn giáo của họ
(khía cạnh ứng xử của lòng mộ đạo), có lẽ nhiều hơn các đối tác Tây phương
của họ. Hơn 90 phần trăm các Kitô hữu Trung Quốc trong nghiên cứu của tôi
dự lễ nhà thờ trên cơ sở thường xuyên. Trong nghiên cứu IWR 57,8 phần
trăm các Kitô hữu Trung Quốc đã được báo cáo rằng họ đã thường xuyên
tham gia các hoạt động tôn giáo.17
Hơn hai phần ba các Kitô hữu Trung Quốc trong nghiên cứu của tôi dự các
hoạt động nhà thờ hơn một lần mỗi tuần (xem Bảng 7.2). Ngoài lễ Chủ nhật,
hầu hết các Kitô hữu Trung Quốc trong nghiên cứu của tôi rõ ràng cũng dự
các buổi học Kinh trong tuần (thường vào thứ Tư hay thứ Sáu).
Hơn nữa, hơn hai phần ba trong số họ cầu nguyện hơn một lần mỗi ngày
(xem Bảng 7.3). Có vẻ rằng các Kitô hữu Trung Quốc cũng đọc Kinh thường
xuyên hơn các Kitô hữu Mỹ nhiều (xem Bảng 7.4). Khoảng 60 phần trăm các
Kitô hữu Trung Quốc trong nghiên cứu của tôi kể lại rằng họ đọc Kinh ít nhất
một lần mỗi ngày. Ngoài ra, hơn hai phần ba trong số họ coi Chúa là quan trọng
nhất trong đời họ, so với 56 phần trăm những người tin vậy ở Hoa Kỳ (xem
Bảng 7.5). Tuyệt đại đa số (93,5 phần trăm) các Kitô hữu Trung Quốc trong
nghiên cứu của tôi cho rằng họ đã truyền bá kinh phúc âm cho các thành viên

Bảng 7.2 Dự lễ nhà thờ (%)


Hơn một lần mỗi tuần
Một lần mỗi tuần 23,7
Một lần mỗi tháng
Chỉ vào các ngày lễ tôn giáo
Không thường xuyên
Hiếm khi đi

Bảng 7.3 Bạn cầu kinh


Nhiều lần mỗi ngày
thường xuyên ra sao? (%) Một lần mỗi ngày
Vài lần mỗi tuần
Một lần mỗi tuần 0,7
Một lần mỗi tháng
Hiếm khi cầu nguyện 3,5
538
116 7 NGHIÊN CỨU KINH NGHIỆM VỀ CÁC GIÁ TRỊ TÔN GIÁO, VĂN HOÁ VÀ CHÍNH TRỊ...

Bảng 7.4 Bạn đọc Kinh thường


Nhiều lần mỗi ngày 34,1
xuyên ra sao? (%)a
(2,6)
Một lần mỗi ngày 27,4
(8,1)
Nhiều lần mỗi tuần 25,9
(10,0)
Một lần mỗi tuần 3,9
(9,2)
Một lần mỗi tháng 1,3
(28,3)
Hiếm khi đọc 7,3
(41,9)
N 536

Ghi chú: aPhân vị phần trăm trong ngoặc là dữ liệu kết


hợp từ US General Social Survey của 1988–91, 1993–96,
2006 và 2008

Bảng 7.5 Tầm quan trọng của Chúa trong đời bạn? (%)a

Ít quan trọng nhất Quan trọng nhất

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 N
3.7 0.6 0.4 1.1 3.4 3.4 6.4 6.5 74.6 535
(5.3) (1.5) (2.3) (2.4) (5.8) (5.6) (4.7) (6.9) (7.6) (57.8)

Ghi chú: aPhân vị phần trăm trong ngoặc là dữ liệu từ World Values Survey dữ liệu (Hoa Kỳ) 2006

gia đình, họ hàng, bạn bè và các đồng nghiệp của họ. Để so sánh, chỉ 44 phần
trăm các Kitô hữu Mỹ nói họ đã đã làm như vậy.18 Sự truyền đạo tích cực bởi
các Kitô hữu Trung Quốc là một nhân tố chính cho sự tăng nhanh của dân cư
Kitô ở Trung Quốc. Giữa các Kitô hữu Trung Quốc đã kết hôn trong nghiên
cứu của tôi, gần hai phần ba đã bảo rằng vợ hay chồng họ là một Kitô hữu và
một nửa số người được phỏng vấn cũng đã cho biết bố mẹ họ hoặc một trong hai người
đó cũng là các Kitô hữu, là kết quả, một phần, từ sự truyền giáo giữa các thành
viên gia đình. Theo nghiên cứu IWR, 44 phần trăm các Kitô hữu Trung Quốc
đã trở thành tín đồ Kitô như kết quả của sự truyền đạo bởi các thành viên khác
của gia đình.19 Trên thực tế, không phải bất thường rằng các giáo phái tại gia
Trung Quốc tổ chức các chuyến đi “phúc âm” để truyền đạo ở các vùng nông
thôn và thiểu số của Trung Quốc. Một số thậm chí dám ra ngoài Trung Quốc
để truyền đạo, đặc biệt ở các nước Đông Nam Á (như Thái Lan).20
LÒNG MỘ ĐẠO CỦA CÁC KITÔ HỮU TRUNG QUỐC 117

Bảng 7.6 trình bày các câu trả lời của các Kitô hữu Trung Quốc cho một
loạt câu hỏi tôn giáo và liên quan đến tôn giáo (khía cạnh niềm tin của lòng
mộ đạo). Gần 80 phần trăm của các Kitô hữu của tôi tin mạnh mẽ rằng các
Kitô hữu phải áp dụng các giá trị Kitô vào mọi khía cạnh của đời họ. Hơn một
nửa những người trả lời rất đồng ý với tuyên bố rằng không tuân lời Chúa sẽ
bị Chúa trừng phạt, so với chỉ 16 phần trăm Kitô hữu Mỹ tin vậy. Hơn 85 phần
trăm tin mạnh mẽ rằng Chúa quyết định mọi thứ trên thế giới này và những gì
được viết trong Kinh thánh là các lời thật từ Chúa. Gần 90 phần trăm những người
trả lời trong nghiên cứu của tôi tin mạnh mẽ rằng nghĩa vụ của họ với tư cách
một Kitô hữu để truyền bá phúc âm cho những người khác. Khoảng một nửa
những người trả lời có khuynh hướng không-thiên về vật chất. Điều thực sự
lý thú và kích thích tư duy là, hơn hai phần ba các Kitô hữu Trung Quốc trong
nghiên cứu của tôi không tin vào lý thuyết tiến hoá. Nhiều trong số các Kitô hữu

Bảng 7.6 Các giá trị tôn giáo của các Kitô hữu Trung Quốc (%)a

Rất đồng Đồng ý Không Rất Khó để


ý đồng ý không nói
đồng ý
Lan truyền phúc âm là nghĩa vụ của mỗi 86,8 10,7 1,3 1,2
Kitô hữu
Trung Quốc sẽ tốt hơn nếu có nhiều quan 76,0 17,5 2,9 0,4 3,3
chức Trung Quốc là các Kitô hữu
Một Kitô hữu phải áp dụng các giá trị Kitô 79,3 18,1 1,2 0,6 0,8
cho mọi khía cạnh đời sống của mình
Bạn bị trừng phạt nếu bạn không tuân lời 53,1 19,9 17,4 4,7 4,9
Chúa (16,4) (30,1) (27,9) (20,0) (5,6)
Đúng và sai không giống trắng và đen 28,7 27,3 19,4 16,6 8,1
vì thế giới là phức tạp (42,7) (38,6) (9,2) (7,0) (2,4)
Đạo Kitô là tôn giáo đúng duy nhất trên thế 33,1 17,5 30,9 11,0 7,4
giới và không cần các tôn giáo khác
Chúa quyết định mọi thứ trên thế giới 85,6 9,4 3,3 1,7
Những gì trong Kinh thánh là các lời thật 89,1 8,6 1,2 0,2 1,0
từ Chúa
Sự tiến hoá không có ý nghĩa gì 56,0 17,1 14,9 4,6 7,4
Kiếm tiền chỉ là phương tiện để sống và 27,6 24,2 31,5 11,0 5,7
kiếm quá nhiều tiền là hoàn toàn không cần
Chỉ tiền có thể phản ánh giá trị của người 3,5 4,3 29,7 55,3 7,2
ta trong đời
Ghi chú: aPhân vị phần trăm trong dấu ngoặc là dữ liệu kết hợp từ US General Social Survey của 1988–91, 1993–96,
2006 và 2008
118 7 NGHIÊN CỨU KINH NGHIỆM VỀ CÁC GIÁ TRỊ TÔN GIÁO, VĂN HOÁ VÀ CHÍNH TRỊ...

được phỏng vấn của tôi đã bảo tôi rằng họ đã dạy thuyết sáng thế và niềm tin
sáng thế cho con cái họ và ở trường Chủ nhật. Trong việc tranh luận thuyết
tiến hoá, nhiều Kitô hữu trong nghiên cứu của tôi đã lặp đi lặp lại bảo tôi rằng
bản thân Darwin đã trở thành một Kitô hữu vào cuối đời ông. Phải lưu ý rằng
thuyết tiến hoá được dạy suốt hệ thống giáo dục Trung Quốc và được coi như
lý thuyết khoa học chuẩn trong xã hội Trung Quốc nói chung. Điều này có
nghĩa các Kitô hữu Trung Quốc có thể thách thức mãnh liệt hơn chương trình
học về thuyết tiến hoá? Điều đáng lo là, nhiều Kitô hữu Trung Quốc (gần một
nửa) trong nghiên cứu của tôi tin rằng Đạo Kitô là niềm tin tôn giáo đúng duy
nhất và các tôn giáo khác là không cần thiết.21 Phát hiện này nêu câu hỏi về sự
khoan dung tôn giáo giữa nhiều Kitô hữu Trung Quốc. Sẽ có các xung đột tôn
giáo giữa các tín đồ Kitô Trung Quốc và các tín đồ của các tôn giáo khác như
Đạo Phật và Islam nếu Đạo Kitô trở thành một tôn giáo phổ biến hơn ở Trung
Quốc? Ngoài ra, tuyệt đại đa số các Kitô hữu Trung Quốc trong nghiên cứu
của tôi hoặc rất đồng ý hay đồng ý rằng Trung Quốc sẽ khấm khá hơn nếu giả như
nhiều quan chức Trung Quốc hơn là các Kitô hữu. Nhìn chung, các Kitô hữu
Trung Quốc có vẻ coi niềm tin của họ khá nghiêm túc và khuynh hướng có
mức mộ đạo cao hơn các Kitô hữu ở Hoa Kỳ. Lòng mộ đạo của họ có lẽ có thể
so sánh với lòng mộ đạo của những người Mỹ theo phái phúc âm hay các
Kitô hữu theo phái chính thống.

CÁC GIÁ TRỊ XÃ HỘI CỦA CÁC KITÔ HỮU TRUNG QUỐC
Nhiều học giả đã cho rằng có một “hiệu ứng lan toả” trong mối quan hệ giữa
các giáo lý và các vấn đề xã hội.22 Nhiều học thuyết tôn giáo và các niềm tin đạo
đức có tính xác đáng cho các vấn đề xã hội. Thí dụ, các Kitô hữu sùng đạo ở
Hoa Kỳ thường trích dẫn các câu trong Kinh thánh để phản đối sự phá thai và
ứng xử đồng tính dục. Thái độ của các Kitô hữu Trung Quốc như thế nào đối
với các vấn đề xã hội “nóng” mà thường được tranh luận ở phương Tây? Thái
độ của họ so sánh thế nào với những thái độ được bày tỏ giữa công chúng Trung
Quốc nói chung và nhất là công chúng Kitô ở Hoa Kỳ? Bảng 7.7 trình bày lập
trường của các Kitô hữu Trung Quốc trong điều tra của tôi về một số vấn đề
xã hội và những so sánh với các phát hiện điều tra từ dân cư Trung Quốc nói
chung và với công chúng ở Hoa Kỳ. Tất cả các vấn đề được nêu tường minh
hay được ám chỉ ngầm trong Kinh thánh và các giáo lý Kitô. Tất cả các câu hỏi
trong bản câu hỏi của tôi đã được hỏi công chúng Trung Quốc và công chúng
Hoa Kỳ trong World Values Surveys như thế chúng ta có thể đặt thái độ của
những Kitô hữu Trung Quốc của chúng tôi trong một môi trường so sánh một chút
CÁC GIÁ TRỊ XÃ HỘI CỦA CÁC KITÔ HỮU TRUNG QUỐC 119

Bảng 7.7 Các giá trị xã hội của các Kitô hữu Trung Quốc (%)a

Hoàn toàn không thể chấp nhận Hoàn toàn có thể chấp nhận

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

Đi xe bus mà 73,0 10,5 4,2 2,5 6,5 1,0 0,6 0,2 0.6 1.0
không mua vé (63,6) (17,7) (6,3) (2,9) (2,4) (1,9) (0,8) (1,3) (0.5) (2.8)
(50,0) (12,0) (8,9) (5,1) (14,9) (4,8) (1,8) (0,8) (0.2) (1.5)
Đồng tính 83,1 3,4 2,3 0,9 3,0 0,4 0,4 1,7 0.4 4.4
(78,1) (9,6) (3,7) (1,9) (2,4) (1,3) (0,6) (0,4) (0.4) (1.5)
(32,5) (4,0) (4,8) (3,5) (24,0) (4,6) (4,9) (3,7) (3.2) (14.8)
Hối lộ quan chức 82,7 5,5 4,8 1,7 2,9 0,4 0,6 0.2 1.3
(73,0) (13,8) (3,7) (1,9) (2,7) (1,7) (0,7) (0,6) (0.5) (1.5)
(77,0) (7,4) (3,7) (1,5) (6,4) (2,0) (0,5) (0,3) (0.2) (1.1)
Đĩ điếm 90,5 3,4 1,7 0,4 1,5 0,4 0,2 0,6 1.7
(83,8) (8,6) (2,1) (1,1) (1,1) (1,3) (0,3) (0,3) (0.1) (1.2)
(43,2) (7,6) (7,6) (6,3) (19,1) (5,0) (4,0) (2,8) (1.4) (3.0)
Phá thai 76,7 7,8 5,5 1,9 3,3 0,8 0,6 1,5 0.4 1.5
(68,0) (9,3) (5,1) (3,1) (4,7) (3,3) (1,7) (1,9) (0.9) (2.0)
(25,5) (7,4) (6,0) (4,3) (26,4) (6,8) (6,4) (7,0) (3.2) (7.1)
Tự tử 85,7 4,8 2,7 1,0 2,5 0,8 0,8 0,6 0.2 1.1
(69,4) (14,6) (4,2) (2,8) (3,0) (2,3) (0,9) (0,7) (0.5) (1.6)
(49,9) (12,0) (6,3) (3,6) (14,2) (4,7) (2,3) (2,5) (1.9) (2.4)
Đánh vợ 82,0 7,5 3,5 2,5 2,3 0.2 1.9
(75,2) (11,8) (4,0) (1,8) (2,1) (1,7) (1,1) (0,6) (0.3) (1.4)
(85,0) (5,2) (1,6) (1,0) (4,5) (1,3) (0,2) (0,1) (1.1)
Euthanasia 64,5 8,5 4,7 1,7 7,4 1,0 2,1 2,7 1.7 5.6
Chết tự nguyện (54,6) (9,5) (4,0) (1,7) (5,4) (5,1) (2,2) (4,3) (3.8) (9.4)
(22,3) (6,6) (6,1) (3,8) (21,6) (7,4) (9,4) (9,4) (5,8) (7,6)

Ly hôn 59,3 9,9 7,5 4,0 12,0 1,1 1,7 0,6 1,3 2,5
(56,6) (11,9) (4,5) (3,3) (6,1) (6,0) (3,0) (2,9) (1,8) (1,9)
(5,8) (3,8) (6,2) (5,7) (34,3) (8,5) (9,3) (9,9) (4,2) (12,4)
Ghi chú: aPhân vị phần trăm trong dòng dấu ngoặc đầu tiên là dữ liệu từ World Values Survey China 2007 và phân
vị phần trăm trong dòng dấu ngoặc thứ hai là dữ liệu từ World Values Survey (Hoa Kỳ) 2006

(mặc dù các so sánh có thể không hoàn toàn chính xác do sự thực rằng
nghiên cứu của tôi không dựa trên điều tra ngẫu nhiên khoa học của các Kitô
hữu Trung Quốc).
Có vẻ rằng các Kitô hữu Trung Quốc trong nghiên cứu của tôi có mức
khoan dung thấp cho mọi hành vi trong bảng. Những người trả lời trong hạng
“hoàn toàn không thể chấp nhận được” trải từ 59,3 phần trăm về ly hôn đến
90 phần trăm cho đĩ điếm. Về trung bình, các Kitô hữu Trung Quốc trong
hạng “hoàn toàn không thể chấp nhận được” là gần 10 phần trăm cao hơn con
120 7 NGHIÊN CỨU KINH NGHIỆM VỀ CÁC GIÁ TRỊ TÔN GIÁO, VĂN HOÁ VÀ CHÍNH TRỊ...

số thuộc cùng hạng trong điều tra công chúng Trung Quốc. Trong so sánh,
công chúng phần lớn là Kitô ở Hoa Kỳ có xu hướng khoan dung hơn nhiều về
hầu hết các vấn đề xã hội so với các Kitô hữu Trung Quốc trong nghiên cứu
của tôi.
Một cách cụ thể, những người Kitô trả lời trong nghiên cứu của tôi cảm
thấy đặc biệt mạnh chống lại hành vi đồng tính dục, hối lộ các quan chức,
việc đĩ điếm, tự tử và đánh vợ. Khoảng 83 phần trăm những người Kitô
Trung Quốc trả lời thấy hành vi đồng tính dục là hoàn toàn không thể chấp
nhận được, so với 78 phần trăm giữa công chúng Trung Quốc nói chung và 32
phần trăm của những người Mỹ. Lv Liping, một nữ diễn viên Trung Quốc nổi
tiếng và một nhân vật Kitô nổi danh ở Trung Quốc, đã gây ra một sự khuấy
động đáng kể trong mùa hè 2011 sau khi cô bình luận trong blog của mình
rằng đồng tính dục là một hành vi tội lỗi và rằng những người đồng tính phải
tự xấu hổ. Mặc dù Lv bị phê phán và thậm chí bị lên án vì sự bày tỏ sự bất
khoan dung đối với những người đồng tính trên báo chí (kể cả báo chí Trung
Quốc chính thống), cô đã nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ từ cộng đồng Kitô
Trung Quốc cho các lời bình luận của cô.
Những phát hiện về vấn đề phá thai là cũng lý thú. Mặc dù phá thai là hợp
pháp ở Hoa Kỳ, nhiều Kitô hữu Mỹ phản đối mạnh mẽ việc này. Theo World
Values Survey được tiến hành ở Hoa Kỳ trong 2006, khoảng một phần tư
những người Mỹ thấy phá thai là hoàn toàn không thể chấp nhận được. Tuy
vậy, ở Trung Quốc trái lại phá thai là hoàn toàn hợp pháp và được dùng
thường nhật như một biện pháp kiểm soát dân số bởi chính quyền, gần 80
phần trăm Kitô hữu trong điều tra của tôi thấy việc này hoàn toàn không thể
chấp nhận được. Vẫn chắc cần phải xem liệu các Kitô hữu Trung Quốc có thể
hành động theo niềm tin của bọ bằng thách thức thực hành phá thai ở Trung
Quốc trong tương lai. Phải chỉ ra rằng 68 phần trăm những người Trung Quốc
trả lời trong World Values Survey năm 2007 cũng thấy phá thai là hoàn toàn
không thể chấp nhận được. Mức khoan dung giữa các Kitô hữu Trung Quốc
của tôi là cao hơn một chút đối với chết tình nguyện và ly hôn. Lại lần nữa,
có vẻ rằng niềm tin tôn giáo và các giá trị xã hội của các Kitô hữu Trung Quốc
có thể giống với của những người theo phái phúc âm hay các Kitô hữu phái
chính thống ở phương Tây.
Một sự chia rẽ lớn trong cộng đồng Kitô Trung Quốc là giữa các thành viên
giáo phái Ba Tự và các thành viên của giáo phái tại gia không được đăng ký
(đôi khi được nhắc tới như giáo hội “ngầm”).23 Như được nhắc tới sớm hơn, các
giáo phái Ba Tự là các giáo phái được phép chính thức ở Trung Quốc và
chúng được hưởng một số đặc ân (kể cả sự tài trợ nào đó) từ chính quyền.
Các nhà thờ tại gia, đã nổ rộ trong thời đại cải cách (mặc dù chúng đã tồn tại
CÁC GIÁ TRỊ XÃ HỘI CỦA CÁC KITÔ HỮU TRUNG QUỐC 121

rồi ở Trung Quốc giữa các năm 1950 và các năm 1970) và mà hầu hết các
Kitô hữu Trung Quốc đi theo ngày nay, là các nhà thờ không được đăng ký
không có tư cách pháp lý và quan hệ với chính quyền. Các nhà thờ tại gia là
hấp dẫn cho các Kitô hữu Trung Quốc vì một số lý do. Thứ nhất, đơn giản không
có đủ nhà thờ Ba Tự chính thức để chứa được dân cư Kitô gia tăng ở Trung
Quốc. Ở Bắc Kinh, thí dụ, chỉ có một nhà thờ Ba Tự chính thức trong mỗi
quận đô thị (với hơn một triệu dân). Vì thế, các Kitô hữu phải dựng các nhà
thờ của riêng họ để thoả mãn nhu cầu tâm linh của họ. Thứ hai, các nhà thờ
tại gia cung cấp môi trường thân mật cho những người đi nhà thờ những
người có thể dễ dàng thiết lập mối quan hệ thân thiết với các tín đồ và các
mục sư. Các nhà thờ tại gia cũng tổ chức nhiều lớp học Kinh, các nhóm, và
các sự kiện xã hội hơn các nhà thờ Ba Tự. Thứ ba, có những khác biệt giáo lý
lớn giữa nhà thờ Ba Tự và các nhà thờ tại gia24 Cái trước theo truyền thống
Kitô tự do (kể cả một sự diễn giải tự do Kinh thánh), còn cái sau có khuynh
hướng bảo thủ và truyền thống trong diễn giải Kinh thánh. Thí dụ, nhà thờ Ba
Tự không nhấn mạnh một số khía cạnh của Đạo Kitô, như các phép màu
được Jesus thực hiện trong Tân Ước, sự Đến thứ Hai của Christ, và Ngày
Phán xử Cuối cùng. Bởi vì những sự thiếu vắng này, nhiều thành viên nhà thờ tại
gia nghi ngờ liệu các nhà thờ Ba Tự có là các nhà thờ Kitô đích thực và cả liệu các
thành viên nhà thờ Ba Tự có là các tín đồ Kitô thật. Ngoài ra, nhiều người đi
nhà thờ tại gia cảm thấy rằng các mục sư nhà thờ Ba Tự thường bị hạn chế
trong bài giảng đạo của họ về Phúc âm và thường phải thận trọng về những gì
họ nói cho các giáo dân của họ. Cuối cùng, các thành viên nhà thờ tại gia
không cảm thấy thoải mái về các mối quan hệ mà các nhà thờ Ba tự có với
chính quyền Trung Quốc giữ lập trường vô thần chính thức đối với tôn giáo.
Mặt khác, nhiều quan chức nhà thờ Ba Tự chính thống, nếu không phải là các
thành viên thường xuyên, có khuynh hướng nghĩ rằng nhiều nhà thờ tại gia là
các tổ chức mê tín và các thành viên của chúng không được dạy đúng các
giáo lý Kitô.25
Các thành viên của hai nhà thờ có các mức khác nhau của lòng mộ đạo và
có các giá trị tôn giáo và xã hội khác nhau? Tôi đã tiến hành các T-test để so
sánh hai nhóm các Kitô hữu về các mức cam kết tôn giáo của họ (tuần suất đi
nhà thờ, sự cầu nguyện và đọc Kinh và tầm quan trọng của Chúa trong đời
sống), các giá trị tôn giáo (xem Bảng 7.6), và các giá trị xã hội (xem Bảng 7.7).
Như các kết quả T-test được trình bày trong Bảng 7.8 cho thấy, có vài sự khác
biệt vừa phải giữa các thành viên nhà thờ Ba Tự và các thành viên nhà thờ tại
gia trong chừng mực liên quan đến sự cam kết tôn giáo và các giá trị tôn giáo
và xã hội của họ. Các thành viên nhà thờ tại gia có vẻ cho thấy các mức cao
122 7 NGHIÊN CỨU KINH NGHIỆM VỀ CÁC GIÁ TRỊ TÔN GIÁO, VĂN HOÁ VÀ CHÍNH TRỊ...

Bảng 7.8 Các sự khác biệt giá trị tôn giáo giữa các thành viên nhà thờ Ba Tự và các
thành viên nhà thờ tại gia

Cam kết tôn giáo Trung bình Độ lệch chuẩn Mức có ý nghĩa

Các thành viên nhà thờ Ba Tự 27,34 3,99 0,049


Các thành viên nhà thờ tại gia 28,10 3,93
Các giá trị tôn giáo
Các thành viên nhà thờ Ba Tự 36,61 4,18 0,037
Các thành viên nhà thờ tại gia 37,60 3,42
Các giá trị xã hội
Các thành viên nhà thờ Ba Tự 17,59 13,78 0,057
Các thành viên nhà thờ tại gia 14,43 8,75

hơn một chút về sự cam kết tôn giáo và các giá trị tôn giáo và có các lập
trường ít khoan dung hơn về các vấn đề xã hội và đạo đức trong điều tra. Nói
cách khác, có vẻ rằng các thành viên nhà thờ tại gia của Trung Quốc là bảo
thủ về mặt tôn giáo và xã hội hơn các thành viên nhà thờ Ba Tự.

CÁC GIÁ TRỊ CHÍNH TRỊ CỦA CÁC KITÔ HỮU TRUNG QUỐC
Các Kitô hữu Trung Quốc tin những gì về mặt chính trị? Văn hoá chính trị
của các Kitô hữu Trung Quốc có khác với văn hoá chính trị của dân cư nói
chung? Tôn giáo và chính trị liên hệ mật thiết với nhau từ thời xa xưa. Tôn
giáo, thí dụ, đóng một vai trò lâu bền trong chính trị đối nội ở Hoa Kỳ, nền
dân chủ lâu đời nhất trên thế giới.26 Văn liệu phong phú cho biết rằng tôn giáo
đóng vai trò ngày càng quan trọng trong đời sống chính trị của thế giới.27
Những sự can thiệp chính trị bởi các lực lượng tôn giáo, đặc biệt Đạo Kitô phái
phúc âm, đã được lập tư liệu tốt ở châu Á, châu Phi và Mỹ Latin.28 Đạo Kitô đã
đóng một vai trò nổi bật trong Làn song dân chủ hoá Thứ Ba khắp thế giới.29
Ba nhân tố được được trích dẫn để giải thích mối quan hệ rắm rối giữa tôn
giáo và chính trị: đức tin tôn giáo, tôn giáo như một định chế, và nhóm xã
hội/văn hoá của các tín đồ.30 Đức tin tôn giáo ở đây ý nói đến các niềm tin tôn
giáo cơ bản, các giá trị các quy tắc đạo đức mà không thể tránh khỏi ảnh
hưởng đến hệ thống giá trị và các hành vi của các tín đồ tôn giáo trong các
lĩnh vực phi tôn giáo như chính trị. Tôn giáo, như một định chế, cũng có các lợi
ích thể chế riêng của nó mà có thể xung đột với các chính sách của chính
quyền. Các lực lượng tôn giáo thường phải hành động để bảo vệ các lợi ích
tôn giáo của chúng đối lại nhà nước. Các tôn giáo cũng là các nhóm xã hội.
Các thành viên của các nhóm tôn giáo tương tác với nhau và có khuynh
hướng hình thành sự định hướng và thái độ “nhóm” đối với chính trị và công
CÁC GIÁ TRỊ CHÍNH TRỊ CỦA CÁC KITÔ HỮU TRUNG QUỐC 123

việc chung. Một mối quan hệ rầy rà giữa Đạo Kitô và chính trị cũng đã được
thấy trong lịch sử Trung Quốc. Các hoàng đế Trung Hoa đã luôn luôn ranh mãnh
về sự truyền bá của Đạo Kitô ở Trung Quốc vì lòng trung thành cạnh tranh của
nhà thờ Kitô giữa các tín đồ Trung Quốc.31 Cuộc Nổi dậy Thái Bình (Thiên
quốc) trong thế kỷ thứ mười chín đã được tiến hành nhân danh Đạo Kitô.
Cuộc Nổi dậy Nghĩa hoà Đoàn khét tiếng đã để lại nỗi kinh hoàng trong tâm
các Kitô hữu Trung Quốc.
Thứ nhất, tôi muốn nhìn vào mức quan tâm chính trị giữa các Kitô hữu
Trung Quốc. Như cho thấy trong Bảng 7.9, hơn 75 phần trăm các Kitô hữu
Trung Quốc trong điều tra của tôi cho biết rằng họ hoặc quan tâm hay rất
quan tâm đến cả chính trị quốc gia lẫn công việc chung địa phương. Con số
này là có thể so sánh được với dữ liệu điều tra ngẫu nhiên được thu thập từ
nông thôn miền nam tỉnh Giang Tô và đô thị Bắc Kinh.32 So với dân cư nông
thôn miền nam tỉnh Giang Tô và những người Bắc Kinh, số phần trăm cao hơn
một chút của của các Kitô hữu được điều tra của tôi (hơn 60 phần trăm), tuy
vậy, không muốn nói hoặc về chính trị quốc gia hay chính trị địa phương với
những người khác (xem Bảng 7.9). Do bản chất của hệ thống chính trị Trung
Quốc, công dân Trung Quốc không có nhiều lựa chọn cho sự tham gia chính

Bảng 7.9 Sự quan tâm chính trị của các Kitô hữu Trung Quốc (%)a

Rất quan Quan Không thật Không Khó để


tâm tâm quan tâm quan tâm nói
chút nào
Bạn có quan tâm đến 21,9 55,7 19,5 1,3 1,5
chính trị quốc gia? (12,6) (55,7) (22,3) (5,4)
(14,1) (60,0) (19,5) (1,4) (3,8)
Bạn có quan tâm đến 17,8 59,5 18,7 2,1 1,9
chính trị địa phương? (6,0) (56,7) (27,1) (4,3)
(22,1) (64,9) (14,9) (1,1) (5,8)

Mỗi khi tôi Rất Không Chẳng Khó để


gặp những thường thường bao giờ nói
người khác xuyên xuyên
Bạn có thường nói chuyện 3,4 37,3 54,5 4,2 0,6
về chính trị quốc gia với (2,5) (41,8) (47,8) (5,7) (2,8)
những người khác? (2,4) (42,9) (51,1) (2,9) (0,7)
Bạn có thường nói chuyện 4,8 32,5 57,0 4,6 1,1
về chính trị địa phương với (2,5) (38,2) (48,8) (7,1) (3,3)
những người khác?
Ghi chú: aPhân vị phần trăm trong dòng trong ngoặc đầu tiên là dữ liệu từ điều tra ngẫu nhiên của miền nam
nông thôn tỉnh Giang Tô trong 2000 và phân vị phần trăm trong dòng trong ngoặc thứ hai là dữ liệu kết hợp từ
điều tra ngẫu nhiên được tiến hành ở Bắc Kinh trong 1995 và 1997
124 7 NGHIÊN CỨU KINH NGHIỆM VỀ CÁC GIÁ TRỊ TÔN GIÁO, VĂN HOÁ VÀ CHÍNH TRỊ...

trị. Một trong những lựa chọn là tham gia bầu cử hội đồng địa phương, một
cơ quan lập pháp ở các mức huyện, quận và thành phố/thị trấn. Bầu cử, được
tổ chức mỗi ba năm, được mở cho tất cả công dân Trung Quốc trên 18 tuổi.
Tuy vậy, bởi vì sự bầu cử và các chức năng của hội đồng nhân dân địa
phương bị ràng buộc và hạn chế đáng kể, hầu hết người dân ở Trung Quốc
không có động cơ để tham gia bầu cử.33 Các cử tri ở Trung Quốc có sự lựa
chọn không tham gia bầu cử hội đồng nhân dân địa phương mà không bị
trừng phạt, mặc dù chính quyền địa phương ở Trung Quốc thường thực hiện
các biện pháp huy động để gây áp lực đối với nhân dân để bỏ phiếu trong
cuộc bầu cử danh nghĩa này. Bảng 7.10 cho thấy rằng chỉ 5 phần trăm các
Kitô hữu Trung Quốc trong nghiên cứu của tôi đã bỏ phiếu trong cuộc bầu cử
hội đồng nhân dân địa phương cuối cùng, một con số thấp hơn mức đã thấy ở
nông thôn miền nam tỉnh Giang Tô và ở Bắc Kinh. Khoảng 65 phần trăm số
họ cho biết rằng họ không quan tâm gì đến các cuộc bầu cử hội đồng nhân
dân địa phương. Có vẻ rằng các Kitô hữu Trung Quốc thậm chí tách rời hay
xa lánh khỏi hệ thống chính trị Trung Quốc hơn những người Trung Quốc
không-Kitô.
Nhiều học giả, đặc biệt các học giả Trung Quốc, thường đổ lỗi thiếu dân
chủ ở Trung Quốc cho sự thiếu văn hoá và truyền thống dân chủ trong nước
này. Các phát hiện điều tra kinh nghiệm, tuy vậy, gợi ý rằng văn hoá chính trị
ở mức dân chúng là không thù địch với các nguyên tắc và các giá trị dân chủ.
Thực ra, hầu hết công dân Trung Quốc ủng hộ các giá trị và các nguyên tắc
dân chủ khai phóng.34 Các phát hiện được trình bày trong Bảng 7.11 cho thấy

Bảng 7.10 Về hội đồng nhân dân địa phương (%)a

Có Không Tôi không đủ Không nhớ


tư cách để bầu
Bạn đã có tham gia bầu cử hội 4,9 85,5 2,4 7,3
đồng nhân dân địa phương gần (34,0) (55,4) (3,6) (6,6)
đây nhất?
(58,5) (40,1) (1,4)

Quan tâm Quan tâm Không Không Khó để nói


đáng kể nào đó quan tâm quan tâm
lắm chút nào
Bạn có quan tâm nhiều đến các 8,0 18,9 46,1 19,3 7,4
cuộc bầu cử hội đồng nhân dân
địa phương? (3,7) (29,0) (42,5) (15,0) (9,4)

Ghi chú: aPhân vị phần trăm trong dòng trong ngoặc thứ nhất là dữ liệu từ điều tra ngẫu nhiên của nông thôn
miền nam tỉnh Giang Tô trong 2000 và phân vị phần trăm trong dòng trong ngoặc thứ hai là dữ liệu kết hợp từ
các điều tra ngẫu nhiên được tiến hành ở Bắc Kinh trong 1995 và 1997
CÁC GIÁ TRỊ CHÍNH TRỊ CỦA CÁC KITÔ HỮU TRUNG QUỐC 125

Bảng 7.11 Các giá trị dân chủ khai phóng của các Kitô hữu Trung Quốc (%)a
Rất Đồng ý Không Rất Khó để nói
đồng ý đồng ý không
đồng ý
Bất chấp niềm tin chính trị của một 71,9 23,3 3,8 0,6 0,4
người, người đó được quyền bày tỏ (57,6) (32,0) (5,1) (0,4) (4,4)
tự do quan điểm của mình (40,8) (45,5) (11,9) (1,8)
Chúng ta không nên khoan dung 7,6 11,7 31,5 38,0 11,2
ý kiến thiểu số trong xã hội (15,3) (30,0) (31,7) (12,8) (10,1)
Media không chính thức phải được 62,1 27,6 3,1 0,8 6,4
cùng tồn tại với media nhà nước (32,1) (43,1) (7,0) (2,0) (14,3)
Báo chí phải được tự do hơn để phơi 64,7 27,5 4,5 0,2 3,1
bày các việc làm sai trái như quan (62,5) (28,4) (3,5) (0,3) (5,1)
chức tham nhũng (66,7) (26,5) (6,0) (0,7)
Hội họp và biểu tình thường gây ra 8,2 15,0 42,3 26,2 8,3
hỗn loạn, vì thế chúng phải bị cấm (14,8) (24,8) (35,0) (15,1) (9,9)
Dân thường không cần dính đến việc 4,7 9,4 37,9 41,8 6,1
ra quyết định nếu các quan chức có (17,9) (33,1) (30,6) (9,3) (8,5)
năng lực và được quần chúng tin cậy
Quan chức chính quyền địa phương 44,5 29,7 13,8 1,6 10,4
phải được nhân dân bầu trực tiếp (60,0) (33,2) (2,6) (1,4) (3,3)
Các cuộc bầu cử phải bị bỏ nếu 10,7 12,8 37,3 29,0 10,3
chúng tạo ra hỗn loạn và bất ổn định (9,9) (22,3) (36,9) (20,1) (10,4)

Ghi chú: aPhân vị phần trăm trong dòng trong dấu ngoặc đầu tiên là dữ liệu từ điều tra ngẫu nhiên của nông
thôn miền nam tỉnh Giang Tô trong 2000 và phân vị phần trăm trong dòng trong ngoặc thứ hai là dữ liệu kết
hợp của các điều tra ngẫu nhiên được tiến hành ở Bắc Kinh trong 1995 và 1997

các thái độ của các Kitô hữu đối với các nguyên tắc và giá trị tự do dân sự
then chốt. Như cho thấy trong bảng, các Kitô hữu Trung Quốc trong điều tra
của tôi cho thấy sự ủng hộ mạnh mẽ cho các quyền tự do dân sự và tôn trọng
ý kiến tối thiểu. 70 phần trăm những người trả lời của tôi rất đồng ý rằng bất
chấp các niềm tin chính trị của một người, người ta có quyền bày tỏ tự do
quan điểm của mình. Con số này là cao hơn nhiều so với các con số thấy ở
miền nam tỉnh Giang Tô và Bắc Kinh. Một 24 phần trăm khác đồng ý với
tuyên bố. Gần 70 phần trăm hoặc không đồng ý hay rất không đồng ý với
tuyên bố rằng chúng ta không nên khoan dung các ý kiến thiểu số trong xã
hội. Các cảm giác mạnh ủng hộ quyền tự do biểu đạt cá nhân và ý kiến thiểu số
giữa những người trả lời của tôi có lẽ là do bởi địa vị thiểu số của họ tại Trung
126 7 NGHIÊN CỨU KINH NGHIỆM VỀ CÁC GIÁ TRỊ TÔN GIÁO, VĂN HOÁ VÀ CHÍNH TRỊ...

Quốc. Hơn 40 phần trăm các Kitô hữu Trung Quốc trong nghiên cứu của tôi
dự chỉ các nhà thờ tại gia và 18 phần trăm khác dự cả nhà thờ Ba Tự chính
thống lẫn các nhà thờ tại gia. Vì các nhà thờ tại gia vẫn không có địa vị pháp lý
ở Trung Quốc, chúng luôn luôn dưới con mắt ngòm ngó của các nhà chức
trách Trung Quốc và thường bị cảnh sát sách nhiễu. Ngay cả các Kitô hữu
Trung Quốc mà chỉ dự các nhà thờ chính thống cũng liên tục được nhắc nhở
về địa vị thiểu số của họ bởi xung quanh và môi trường văn hoá không-Kitô ở
Trung Quốc.
Các phát hiện của tôi cho thấy rằng các Kitô hữu Trung Quốc cũng ủng hộ
quyền tự do ngôn luận như những người Trung Quốc không-Kitô ở miền nam
tỉnh Giang Tô và Bắc Kinh. Một đa số áp đảo (hơn 90 phần trăm) các Kitô
hữu trong điều tra của tôi ủng hộ nhiều quyền tự do ngôn luận hơn để phơi
bày các việc làm sai trái như sự tham nhũng của công chức (xem Bảng 7.11).
Trên thực tế, nhiều Kitô hữu Trung Quốc trong điều tra của tôi ủng hộ sự tồn
tại của media độc lập cùng với media chính thống. Hơn nữa, một tỷ lệ 70
phần trăm vang dội của các Kitô hữu Trung Quốc trong nghiên cứu của tôi
(vs. 50 phần trăm trong điều tra ở miền nam tỉnh Giang Tô) hoặc không đồng ý
hay rất không đồng ý với tuyên bố rằng các cuộc hội họp và biểu tình có khuynh hướng
gây hỗn loạn, vì thế chúng phải bị cấm (xem Bảng 7.11). Một số Kitô hữu Trung
Quốc đã tổ chức các cuộc phản kháng, thường dưới dạng cầu nguyện yên
lặng ở các nơi công cộng, chống lại việc chính quyền Trung Quốc đàn áp các
hoạt động của nhà thờ tại gia.
Bầu cử dân chủ của nhân dân để chọn các quan chức là một thương hiệu
chính của các nền dân chủ hiện đại. Trung Quốc đã không theo hệ thống bầu
cử bình dân. Công chức công duy nhất được nhân dân bầu ở Trung Quốc là
cán bộ làng những người tình cờ không là công chức chính quyền trên bảng
lương nhà nước vì chính quyền làng không phải là một mức chính thức của
chính quyền hành chính. Các Kitô hữu Trung Quốc được tôi phỏng vấn cũng
ủng hộ các cuộc bầu cử dân chủ. Hơn 70 phần trăm những người trả lời ủng
hộ ý tưởng về nhân dân bầu trực tiếp các quan chức chính quyền địa phương
những người hiện nay không được công chúng bầu (xem Bảng 7.11). Một tỷ
lệ 65 phần trăm khác hoặc không đồng ý hay rất không đồng ý rằng các cuộc
bầu cử phải bị bỏ nếu chúng gây ra hỗn loạn và sự bất ổn định. Đa số các
Kitô hữu trả lời của tôi cũng ủng hộ việc cho phép các công dân bình thường
dính líu đến quá trình ra quyết định. Gần 80 phần trăm các Kitô hữu trong
nghiên cứu của tôi không đồng ý hay rất không đồng ý với tuyên bố rằng dân
thường không cần dính líu đến quá trình ra quyết định nếu các quan chức có
năng lực và được quần chúng tin cậy. Các câu trả lời cho các câu hỏi này
được cộng để tạo thành một chỉ số cộng được dùng như biến số phụ thuộc
cho “các giá trị dân chủ khai phóng”.
CÁC PHÁT HIỆN GIẢI TÍCH VÀ KẾT LUẬN 127

CÁC PHÁT HIỆN GIẢI TÍCH VÀ KẾT LUẬN


Các nhân tố tôn giáo và xã hội-kinh tế có loại tác động nào đến các giá trị xã
hội và chính trị của các Kitô hữu Trung Quốc? Mặc dù nghiên cứu không dựa
trên điều tra ngẫu nhiên khoa học, tôi vẫn muốn tạo ra một số giả thuyết với
bộ dữ liệu hạn chế của tôi. Thứ nhất, tôi giả thuyết rằng các giá trị xã hội của
các Kitô hữu Trung Quốc liên hệ với sự cam kết tôn giáo và các giá trị tôn
giáo (hay lòng mộ đạo) của họ. Một cách cụ thể, các Kitô hữu Trung Quốc mộ
đạo hơn có khuynh hướng bảo thủ hơn với các giá trị xã hội của họ. Như được
trình bày trong Bảng 7.12, giả thuyết này có vẻ được xác nhận trong các phân
tích hồi quy về các giá trị xã hội của các Kitô hữu Trung Quốc. Các Kitô hữu
Trung Quốc cam kết hơn về tôn giáo với các giá trị tôn giáo bảo thủ hơn
thường giữa các giá trị xã hội bảo thủ hơn (vì dấu là âm). Có vẻ rằng các
thành viên nhà thờ tại gia có khuynh hướng bảo thủ về mặt xã hội hơn các
thành viên của các nhà thờ Ba Tự, mặc dù sự liên kết là không có ý nghĩa
thống kê. Chẳng biến điều khiển nào trong số các biến điều khiển nhân khẩu
học (giới, tuổi và giáo dục) có vẻ là các nhân tố ảnh hưởng.
Thứ hai, tôi giả thuyết rằng lòng mộ đạo (sự cam kết tôn giáo và các giá trị
tôn giáo) của các Kitô hữu Trung Quốc liên hệ dương với sự ủng hộ của họ cho
dân chủ và các quyền tự do dân sự ở Trung Quốc bởi vì sự thực rằng các Kitô
hữu Trung Quốc là một thiểu số sùng đạo và họ vẫn đối mặt các mức độ phân
biệt đối xử nào đó ở Trung Quốc. Các phát hiện hồi quy được trình bày trong

Bảng 7.12 Phân tích đa biến (OLS) về các giá trị xã hội của các Kitô hữu Trung Quốc

Các biến độc lập Hệ số chưa chuẩn hoá Sai số đã chuẩn hoá
Giới (nam = 1, nữa = 2) −0.933 1.656
Tuổi 0.019 0.082
Giáo dục (không trường = 1, trường cấp 1.682 1.201
một = 2, trường cấp hai = 3, trường cấp ba
= 4, đại học cao đẳng =5)
Thuộc giáo hội (Giáo hội Ba Tự = 0 Giáo −1.082 1.672
hội tại gia = 1)
Lòng mộ đạo −0.839* 0.133
Hằng số 65.858* 11.763
Multiple R 0.486
R2 0.236
R2 được hiệu chỉnh 0.216
*p < 0.001
128 7 NGHIÊN CỨU KINH NGHIỆM VỀ CÁC GIÁ TRỊ TÔN GIÁO, VĂN HOÁ VÀ ...

Bảng 7.13 có vẻ xác nhận giả thuyết này. Đã thấy rằng các Kitô hữu
Trung Quốc với các mức lòng mộ đạo cao hơn thường ủng hộ các
quyền tự do dân sự và các giá trị dân chủ. Cũng đã thấy rằng các Kitô
hữu Trung Quốc già hơn và các thành viên nhà thờ tại gia có khuynh
hướng có các giá trị dân sự và dân chủ mạnh hơn. Những phân tích
giải tích này có ý định là các bài tập tạo giả thuyết và không là các
khái quát hoá cuối cùng do những hạn chế của dữ liệu.
Sự bành trướng bùng nổ của dân cư Kitô ở Trung Quốc phải là
mối quan tâm bao la cho các nhà khoa học xã hội nghiên cứu Trung
Quốc vì mối quan hệ rắm rối giữa tôn giáo và chính trị. Dựa vào các
bản câu hỏi của một mẫu không hoàn hảo, nghiên cứu này thử soi
ánh sáng kinh nghiệm và so sánh nào đó lên lòng mộ đạo, các giá trị
xã hội và văn hoá chính trị của các Kitô hữu Trung Quốc những
người đã được nghiên cứu không đủ cho đến nay. Nghiên cứu của tôi
tiết lộ rằng các Kitô hữu Trung Quốc có một mức tương đối cao về lòng
mộ đạo trong các khía cạnh cả ứng xử lẫn niềm tin. Các Kitô hữu
Trung Quốc trong nghiên cứu của tôi là các Kitô hữu cam kết nghiêm
túc về mặt dự lễ nhà thờ, cầu nguyện và đọc Kinh. Họ đọc Kinh nhiều
hơn các Kitô hữu ở Hoa Kỳ. Cũng đã thấy rằng một đa số lớn của các
Kitô hữu trong nghiên cứu của tôi giữ các quan điểm tôn giáo khá
bảo thủ về truyền bá Đạo Kitô, về sống một cuộc sống Kitô, diễn giải

Bảng 7.13 Phân tích đa biến (OLS) về các giá trị dân chủ của các Kitô hữu
Trung Quốc,
Các biến độc lập Hệ số chưa chuẩn hoá Sai số đã chuẩn hoá
Giới (nam = 1, nữa = 2) −0.604 0.407
Tuổi 0.062* 0.020
Giáo dục (không trường = 1, trường cấp −0.127 0.317
một = 2, trường cấp hai = 3, trường cấp ba
= 4, đại học cao đẳng =5)
Thuộc giáo hội (Giáo hội Ba Tự = 0 Giáo
hội tại gia = 1) 1.794* 0.415
Lòng mộ đạo 0.121* 0.033
Hằng số 15.766* 3.104
Multiple R 0.619
R2 0.383
R2 được hiệu chỉnh 0.364
*p < 0.001
CÁC PHÁT HIỆN GIẢI TÍCH VÀ KẾT LUẬN
129

Kinh thánh, thuyết tiến hoá và các thái độ đối với các tôn giáo khác. Hơn 80 phần
trăm các Kitô hữu Trung Quốc trong nghiên cứu của tôi đồng nhất trên hết
như các Kitô hữu hơn là những người Trung Quốc và hơn hai phần ba số họ
cho rằng họ không tin vào thờ cúng tổ tiên, một hệ thống niềm tin và thực
hành văn hoá bản địa phổ biến giữa những người Trung Quốc.
Các Kitô hữu Trung Quốc trong nghiên cứu của tôi hoá ra là khá bảo thủ
trong các giá trị xã hội của họ liên quan đến đồng tính dục, sự phá thai, đưa
hối lộ, đĩ điếm, tự tử và chết tình nguyện, bảo thủ hơn dân cư nói chung ở Trung
Quốc và Hoa Kỳ. Có vẻ rằng các thành viên nhà thờ tại gia Trung Quốc là
bảo thủ về mặt xã hội hơn các thành viên của nhà thờ Ba Tự. Về mặt văn hoá
chính trị, các Kitô hữu Trung Quốc trong nghiên cứu của tôi cho thấy nhiều
sự quan tâm đến chính trị cả địa phương lẫn quốc gia, mặc dù họ không
thường nói về chính trị. Đa số áp đảo của họ không tham gia vào việc bầu cử
được cho phép chính thức của hội đồng nhân dân địa phương. Tuy vậy, đã số
các Kitô hữu Trung Quốc trong nghiên cứu của tôi là những người ủng hộ
mạnh mẽ các giá trị dân chủ và các quyền tự do dân sự. Họ cảm thấy đặc biệt
mạnh trong sự ủng hộ quyền tự do biểu đạt, quyền tự do hội họp, và sự cần
thiết cho cải cách chính trị nhiều hơn, tất cả liên quan đến việc thực hành tôn
giáo của họ. Không ngạc nhiên rằng các Kitô hữu Trung Quốc trong nghiên
cứu của tôi ủng hộ mạnh các giá trị dân chủ căn cứ vào sự thực tằng các tín đồ Kitô
đã đóng một vai trò quan trọng trong dân chủ hoá ở Mỹ Latin (thần học giải
phóng), Đông Âu (nhất là ở Ba Lan) và châu Á (như Philippines và Hàn
Quốc).35 Các phân tích đa biến cho thấy rằng lòng mộ đạo (sự cam kết tôn giáo
và các giá trị tôn giáo) là một nhân tố đóng góp cho các giá trị xã hội bảo thủ
của các Kitô hữu Trung Quốc cũng như sự ủng hộ của họ cho các quyền tự do
dân sự và các giá trị dân chủ.
Các phát hiện từ nghiên cứu là khá đáng chú ý và mang những ngụ ý cho
sự phát triển xã hội dân sự ở Trung Quốc. Nhà thờ Kitô ở Trung Quốc đang
trở thành cơ sở huấn luyện cho giáo dục công dân vì các thành viên nhà thờ
(kể cả các nhà thờ Ba Tự) vận hành công việc nhà thờ riêng của họ. Không có
nghi ngờ gì rằng dân cư Kitô Trung Quốc gia tăng nhanh với các giá trị tôn
giáo và xã hội-chính trị mạnh là một lực lượng xã hội tiềm tàng mà chính phủ
Trung Quốc phải tính đến. Chính phủ Trung Quốc đang đối mặt với một thế
lưỡng nan liên quan đến dân cư Kitô nở rộ ở Trung Quốc. Một mặt, nó chưa
sẵn sàng để công nhận quyền tự do tôn giáo đầy đủ cho các giáo phái Kitô
Trung Quốc do sợ rằng mảng dân cư này có thể vượt khỏi tầm với. Mặt khác,
là không thể cho chính phủ Trung Quốc để “điều tiết” hay kiểm soát hoàn
toàn các giáo phái Kitô tại điểm này do những chi phí xã hội và chính trị của
130 7 NGHIÊN CỨU KINH NGHIỆM VỀ CÁC GIÁ TRỊ TÔN GIÁO, VĂN HOÁ VÀ CHÍNH TRỊ...

biện pháp cực đoan. Cho đến nay, các Kitô hữu Trung Quốc không phải là các
nhà hoạt động chính trị chừng nào họ được trao quyền tự do hợp lý để thực
hành niềm tin tôn giáo của họ. Tuy vậy, họ có tiềm năng trở thành một lực
lượng chính trị quan trọng nếu niềm tin và các giá trị tôn giáo của họ bị tấn
công.

GHI CHÚ
1. http://pewforum.org/Importance-of-Religion/Religion-in-China-on- the-Eve-
of-the-2008-Beijing-Olympics.aspx.
2. Xem “An In-House Questionnaire Survey on Christianity in China,” trong Jin
Ze and Qiu Yonghui, eds., Annual Report on China’s Religions (Beijing,
China: Social Sciences Academic Press, 2010), p. 191.
3. Cùng nghiên cứu cũng báo cáo rằng hơn ba trăm triệu công dân Trung Quốc
có một hệ thống niềm tin tôn giáo. http://www.sxytcz.com/html/?240. html
(accessed on March 14, 2012).
4. http://www.christiantoday.com/article/over.23.million.christians.in.
china.official.survey.shows/26488.htm (accessed on March 14, 2012).
5. Xem, thí dụ, Ryan Dunch, Fuzhou Protestants and the Making of a Modern
China (New Haven: Yale University Press, 2001); Pui-lan Kwok, Chinese
Women and Christianity, 1860–1927 (Atlanta, GA: Scholars Press, 1992); Lars
Peter Laamann, Christian Heretics in Late Imperial China: Christian
Inculturation and the State Control, 1720–1850 (New York: Routledge Press,
2006); Daniel H. Bays, Christianity in China: From the Eighteenth Century to
the Present (Stanford, CA: Stanford University Press, 1996); Jean Charbonnier,
Christians in China: A.D.600 to 2000 (San Francisco: Ignatius, 2007); và
Alan Richard Sweeten, Christianity in Rural China: Conflict and
Accommodation in Jiangxi Province, 1860–1900 (Ann Arbor, MI: Center for
Chinese Studies, University of Michigan, 2001).
6. Xem Thomas Brown, Christianity in the People’s Republic of China (Atlanta, GA:
John Knox Press, 1983).
7. Xem, thí dụ, Jacques Gernet, China and the Christian Impact: A Conflict of
Cultures (New York: Cambridge University Press, 1985); Yijie Tang,
Confucianism, Buddhism, Daoism, Christianity, and Chinese Culture (Peking:
Peking University Press, 1991); và Fenggang Yang, Chinese Christians in
America: Conversion, Assimilation, and Adhesive Identities (University Park,
PA: Penn State Press, 1999).
8. Xem Wayne Flynt and Gerald W. Berkley, Taking Christianity to China:
Alabama Missionaries in the Middle Kingdom 1850–1950 (Tuscaloosa, AL: The
University of Alabama Press, 1997), p. 3.
GHI CHÚ 131

9. Xem Michael Suman, The Church in China: One Lord Two Systems
(Bangalore, India: Saicas Press, 2006), p. 153.
10. Philip Wickeri, Reconstructing Christianity in China (Maryknoll, NY: Orbis
Books, 2007), p. 2.
11. Haibo Huang, “Toward Constructing a Civil Society: Reflections on the
Responsibilities of Chinese Christians in 2010,” trong Jin Ze and Qiu Yonghui,
eds., Annual Report on Religions in China (2011) (Beijing, China: Social
Sciences Academic Press, 2011).
12. Xem Suman, The Church in China: One Lord Two Systems, p. 134.
13. Xem một thảo luận về điều này trên một website Kitô Trung Quốc tại
http://christian- times.cn/?action=View&id=2354.
14. May mắn thay, tôi đã tìm thấy cánh tay giúp đỡ trong một mạng lưới website
Kitô Trung Quốc mà có mối quan hệ rộng với các giáo phái Kitô khác ở
Trung Quốc. Với sự giúp đỡ của chúng, tôi đã có khả năng thăm nhiều nhà
thờ và tiến hành các phỏng vấn của tôi với các Kitô hữu Trung Quốc.
15. Một tỷ lệ 18 phần trăm khác dự cả hai nhà thờ trên cơ sở thường xuyên.
16. Nghiên cứu IWR, mà được cho là toàn quốc (kể cả các phần nông thôn của
Trung Quốc), đã thấy rằng 69, 9 phần trăm các Kitô hữu Trung Quốc là phụ
nữ. Xem Jin and Qiu, p. 196.
17. Ibid., p. 202.
18. Con số này là một tỷ lệ phần trăm trung bình từ US General Social Survey của
1988–91, 1993–96, 2006 và 2008.
19. Xem Jin and Qiu, p. 200.
20. Dữ liệu phỏng vấn cá nhân của tác giả 20110703.
21. Theo nghiên cứu IWR, 47,5 phần trăm các Kitô hữu Trung Quốc không tin
rằng các tôn giáo khác là tốt như Đạo Kitô (Jin and Qiu 2010, p. 206).
22. Xem, thí dụ, Andrew Greeley, “Protestant and Catholics: Is the Analogical
Imagination Extinct?” American Sociological Review, Vol. 54, No. 4 (1989),
pp. 485–502; và David Gutterman and Andrew Murphy, Religion, Politics, and
American Identity: New Directions, New Controversies (Lanham, MD: Lexington
Books, 2006).
23. Nhiều hơn về mối quan hệ giữa hai nhà thờ, xem Suman, The Church in
China: One Lord Two Systems.
24. Xem một bài viết của Sun Yi tại http://www.xhjournal.cn.
25. Quan điểm này được Mục sư Pastor Hong của Nhà thờ Muyang ở Quận
Changping của Bắc Kinh bày tỏ trong cuộc phỏng vấn của tôi với ông vào 7-
7- 2011.
26. Kenneth D. Wald, Religion and Politics in the United States (Washington, DC:
CQ Press, 1992).
27. Xem, thí dụ, Jose Casanova, Public Religions in the Modern World (Chicago:
University of Chicago Press, 1994); Gilles Kepel, The Revenge of God: The
Resurgence of Islam, Christianity and Judaism in the Modern
132 7 EMPIRICAL STUDY OF RELIGIOUS, SOCIAL and POLITICAL VALUES...

World (University Park, PA: Pennsylvania State University Press, 1994);


Samuel Huntington, The Clash of Civilizations and the Remaking of World Order
(New York: Simon & Schuster, 1996); Peter L. Berger, The Desecularization
of the World (Washington, DC: Ethics and Public Policy Center, 1999); và
Philip Jenkins, The Next Christendom: The Coming of Global Christianity
(Oxford: Oxford University Press, 2002).
28. Robert D. Woodberry and Timothy S. Shah, “The Pioneering Protestants,”
Journal of Democracy, Vol. 15, No. 2 (2004), pp. 47–61.
29. David Lumsaine, Evangelical Christianity and Democracy in Asia (Oxford,
England: Oxford University Press, 2009).
30. Wald, Religion and Politics in the United States.
31. Jacques Gernet, China and the Christian Impact: A Conflict of Cultures
(New York: Cambridge University Press, 1985).
32. Về điều tra nông thôn nam tỉnh Giang Tô, xem Yang Zhong 2004; và về hai
điều tra Bắc Kinh, xem Yang Zhong, Jie Chen, and John Scheb 1998.
33. Jie Chen and Yang Zhong, “Why Do People Vote in Semicompetitive
Elections in China?,” The Journal of Politics, Vol. 64, No. 1 (2002), pp.
178–197.
34. Jie Chen and Yang Zhong, “Defining the Political System of Post-Deng China:
Emerging Public Support for a Democratic Political System,” Problems of Post-
Communism, Vol. 45, No. 1 (1998), pp. 3–42; và Yang Zhong “Democratic
Culture among Chinese Peasantry: An Empirical Study,” China: An International
Journal, Vol. 3, No. 2 (2005), pp. 189–211.
35. David Lumsaine, Evangelical Christianity and Democracy in Asia (Oxford:
Oxford University Press, 2009).
CHƯƠNG 8

Kết luận

Văn hoá chính trị có một ảnh hưởng quan trọng đến hành vi chính trị của người
dân. Điều này không chỉ đúng với các nền dân chủ Tây phương nơi hành vi bỏ phiếu
của người dân có thể được giải thích bằng các niềm tin chính trị của họ. Nhưng cũng
đúng với người dân sống trong các nước không dân chủ. Nghiên cứu văn hoá
chính trị ở các nước không-dân chủ giúp chúng ta hiểu và dự đoán, một phần,
các sự kiện chính trị và sự ổn định chế độ hay sự thay đổi chế độ ở các nước
đó. Nghiên cứu văn hoá chính trị giữa dân cư đô thị Trung Quốc còn quan
trọng hơn trong việc hiểu và dự đoán Trung Quốc sẽ đi đâu về mặt chính trị
vì đa số dân cư Trung Quốc, lần đầu tiên trong lịch sử, sống trong các thành
phố. Nếu kinh nghiệm về hiện đại hoá và đô thị hoá ở các nước khác là bất cứ
chỉ dẫn nào, chúng ta phải kỳ vọng rằng văn hoá chính trị của dân cư đô thị
Trung Quốc là khác với dân cư nông thôn của nó và rằng đã có một sự thay
đổi văn hoá chính trị chung ở Trung Quốc. Một điểm độc đáo của nghiên cứu
này là sự thực rằng nó nhờ đến hai điều tra ngẫu nhiên quy mô lớn và một
điều tra không ngẫu nhiên để tìm hiểu quan điểm chính trị và xã hội của dân
cư đô thị Trung Quốc. Dữ liệu là tương đối mới. Cuốn sách này dùng một cách
tiếp cận khoa học và kinh nghiệm, thay cho cách tiếp cận nomothetic (tạo quy
luật), trong nghiên cứu văn hoá chính trị Trung Hoa. Nghiên cứu bao phủ các
khía cạnh khác nhau của văn hoá chính trị như sự ủng hộ chế độ chính trị, sự
quan tâm chính trị, các giá trị dân chủ, sự tin cậy chính trị, và các thái độ môi
trường và văn hoá chính trị con của các Kitô hữu đô thị Trung Quốc.

© The Author(s) 2018 133


Y. Zhong, Political Culture and Participation in Urban China,
New Perspectives on Chinese Politics and Society,
DOI 10.1007/978-981-10-6268-1_8
134 8 CONCLUSIONS

Đã thấy rằng chế độ chính trị Trung Quốc nhận được mức ủng hộ tương
đối cao từ dân cư đô thị Trung Quốc. Hầu hết dân cư đô thị Trung Quốc
được điều tra không thích một sự thay đổi chế độ căn bản mà đúng hơn một
cải cách từ từ để giải quyết các vấn đề xã hội và chính trị ở Trung Quốc.
Được thấy thêm, mặt khác, rằng sự ủng hộ chế độ giữa dân cư đô thị Trung
Quốc gắn mạnh với sự đánh giá chủ quan của dân cư đô thị Trung Quốc về
thành tích chính quyền Trung Quốc và trạng thái hạnh phúc chủ quan, cho
biết rằng tính chính đáng chính trị của chính quyền Trung Quốc là dựa vào
thành tích. Điều cũng là tin tốt cho chính phủ Trung Quốc là, sự tin cậy
chính trị vào chính phủ trung ương giữa dân cư đô thị Trung Quốc là tương
đối cao. Hơn nữa, sự đánh giá thành tích kinh tế của chính quyền củng cố
sự tin cậy chính trị của chính phủ Trung Quốc chắc dựa vào thành tích. Mặt
khác, tuy vậy, cũng được tiết lộ rằng mức giáo dục tăng lên, một sự ưa thích
dân chủ bầu cử và chủ nghĩa dân tộc mạnh sẽ làm giảm mức ủng hộ chế độ
giữa dân cư đô thị Trung Quốc, ngụ ý rằng tính chính đáng chính trị của
chính phủ Trung Quốc có thể là lỏng và không dự đoán được trong tương lai.
Về các mức quan tâm chính trị, ngược với nhận thức phổ biến rằng nhân
dân Trung Quốc bận tâm với lợi lộc vật chất và ít quan tâm đến chính trị, các
phát hiện điều tra của chúng tôi cho thấy rằng đa số dân cư đô thị Trung Quốc
có chú ý đủ đến các vấn đề chính trị và công việc nhà nước. Điều có thể là
mối lo cho các nhà chức trách là, những người ít ủng hộ chế độ chính trị hiện
hành và ủng hộ hơn cho các giá trị dân chủ thường chú ý nhiều hơn đến chính
trị, cho biết một lực lượng tiềm tàng cho chủ nghĩa hoạt động chính trị nếu
chúng được trao các cơ hội. Các phát hiện về các giá trị dân chủ giữa dân cư
đô thị Trung Quốc cũng mang những ngụ ý cho tương lai của Trung Quốc.
Đa số dân cư đô thị Trung Quốc trong nghiên cứu của chúng tôi quả thực ủng
hộ các giá trị dân chủ cốt lõi. Quan trọng hơn, chung với người dân ở nhiều
nước khác, những người có giáo dục tốt hơn và những người trẻ hơn ở các
thành phố Trung Quốc có khuynh hướng ủng hộ các giá trị dân chủ. Tuy vậy,
cũng đã thấy rằng dân cư đô thị Trung Quốc những người có các mức thoả
mãn cuộc sống cao hơn ít ủng hộ các giá trị dân chủ cốt lõi hơn, cho biết rằng
chiến lược chủ nghĩa hạnh phúc để hợp pháp hoá của chính phủ Trung Quốc, ở
một mức độ nhất định, đã có kết quả giữa dân cư đô thị Trung Quốc.
Cuốn sách này cũng tìm hiểu các thái độ môi trường của dân cư đô thị
Trung Quốc, một lĩnh vực chưa nhận được nhiều sự chú ý và đã không được
nghiên cứu đủ theo kiểu kinh nghiệm. Vì sự xuống cấp của các điều kiện môi
trường ở Trung Quốc và sự lo ngại tăng lên của dân cư về những vấn đề môi
8 KẾT LUẬN 135

trường, là bõ công để tìm ra dân cư đô thị Trung Quốc nghĩ gì về các vấn đề
môi trường. Điều tra dân cư đô thị Trung Quốc của chúng tôi về thái độ và hành vi
của họ đối với môi trường cho thấy rằng hầu hết dân cư đô thị Trung Quốc có
hiểu biết về các vấn đề môi trường và các vấn đề và mối lo về tác hại của các vấn
đề môi trường đối với sức khoẻ của họ. Có lẽ bởi vì việc này, hầu hết dân cư
đô thị Trung Quốc khá sẵn sàng để đóng góp cho các sự nghiệp môi trường,
như phân loại rác của họ, mang túi xách đồ riêng của họ để mua tạp hoá, tình
nguyện làm công việc môi trường, và thậm chí chịu những hy sinh cá nhân để
cải thiện môi trường ở Trung Quốc. Điều tra của chúng tôi cũng cho thấy ằng
một tỷ lệ phần trăm lớn dân cư đô thị Trung Quốc có các thái độ NIMBY
mạnh và rằng họ sẵn sàng xuống đường để ngăn chặn các cơ sở rủi ro môi
trường khỏi được xây dựng gần vùng lân cận của họ. Phân tích đa biến cho
thấy rằng cả các mối lo môi trường lẫn các giá trị hậu hiện đại đóng góp cho
các hoạt động môi trường của họ.
Cuốn sách này cũng bao gồm một chương về văn hoá chính trị và các
định hướng giá trị của một nhóm thiểu số ở Trung Quốc những người trước
đây đã nhận được tương đối ít sự chú ý học thuật: các Kitô hữu đô thị Trung
Quốc. Đã thấy rằng tuyệt đại đa số các Kitô hữu đô thị Trung Quốc có mức
mộ đạo cao trong các khía cạnh cả niềm tin và hành vi, so với các đối tác của
họ ở Hoa Kỳ. Đã cũng thấy rằng đa số các Kitô hữu đô thị Trung Quốc là bảo
thủ về mặt xã hội hơn dân cư nói chung ở Trung Quốc như một toàn thể và
cũng thấy rằng các thành viên nhà thờ tại gia thường bảo thủ về mặt xã hội
hơn các thành viên nhà thờ Ba Tự. Điều lý thú hơn là văn hoá chính trị của
các Kitô hữu đô thị Trung Quốc. Họ ít tích cực hơn nhiều về mặt tham gia
vào các cuộc bầu cử hội đồng nhân dân địa phương được tổ chức một cách
chính thống, mặc dù đa số họ có chú ý đến chính trị quốc gia và công việc
nhà nước. Hơn nữa, đa số các Kitô hữu Trung Quốc có khuynh hướng là
những người ủng hộ mạnh cho các giá trị dân chủ và các quyền tự do dân sự.
Đặc biệt, họ có các cảm giác mạnh mẽ về quyền tự do biểu đạt, quyền tự do
hội họp, và sự cần thiết cho nhiều cải cách chính trị hơn, tất cả số đó liên hệ
với sự thực hành tôn giáo của họ. Liệu các Kitô hữu Trung Quốc có sẽ trở
thành một lực lượng xã hội tiềm tàng hay không cho sự thay đổi chính trị ở
Trung Quốc vẫn còn phải xem.
Văn hoá chính trị trong các thành phố lớn Trung Quốc khác thế nào với văn
hoá chính trị của dân cư nói chung? Các phát hiện từ một điều tra toàn quốc gần
đây (trừ các khu Tây Tạng và Tân Cương) cho các câu trả lời. Theo làn Sóng
thứ tư của Asian Barometer Survey (ABS) được tiến hành ở Trung Quốc trong
2015, một câu hỏi tương tự về sự ủng hộ chế độ trong điều tra 2015 ABS cho
136 8 KẾT LUẬN

thấy rằng chỉ 6,2 phần trăm nhân dân Trung Quốc muốn một sự thay đổi căn bản
trong hệ thống hiện hành ở Trung Quốc, 3,8 phần trăm đã muốn sự thay đổi
đáng kể trong hệ thống, còn 51, 5 phần trăm thích hoặc không sự thay đổi nào
hay sự hiệu chỉnh nhỏ của hệ thống chính trị hiện hành ở Trung Quốc (xem
Bảng 8.1). Khi trả lời một câu hỏi liên quan, gần 70 phần trăm dân cư Trung
Quốc nói chung tin rằng hệ thống chính trị hiện hành có khả năng giải quyết
các vấn đề lớn mà Trung Quốc đối mặt (xem Bảng 8.2). Trong điều tra về dân
cư đô thị Trung Quốc, 24 phần trăm những người trả lời thích sự thay đổi hệ thống
chính trị căn bản ở Trung Quốc, còn 51, 9 phần trăm thích sự thay đổi chính trị
vừa phải (xem Bảng 2.1). Nói cách khác, sự ủng hộ chế độ chính trị hiện
hành thậm chí còn cao hơn giữa dân cư Trung Quốc nói chung so với dân cư
đô thị ở Trung Quốc.
Về các mức quan tâm chính trị, điều tra của chúng tôi về các thành phố đô
thị cho thấy hơn 60 phần trăm dân cư đô thị bày tỏ sự quan tâm đến chính trị

Bảng 8.1 Hệ thống chính trị của chúng ta cần bất cứ sự điều chỉnh nào? (%)

Hệ thống chính trị của chúng ta hoạt động tốt và không cần bất cứ điều chỉnh nào 9,2
Hệ thống chính trị hiện thời của chúng ta chỉ cần sự điều chỉnh nhỏ 42,3
Hệ thống chính trị hiện thời của chúng ta cần sự điều chỉnh lớn 13,8
Hệ thống chính trị hiện thời của chúng ta cần sự điều chỉnh căn bản 6,2
Không hiểu câu hỏi 9,7
Không biết 17,1
Từ chối trả lời 1,7
N = 4068

Nguồn: Asian Barometer Survey, 2015

Bảng 8.2 Sự ủng hộ chính trị phổ biến cho hệ thống chính trị Trung Quốc giữa
nhân dân Trung Quốc (%)

Rất đồng ý Đồng ý Không Rất Không Không Từ chối


đồng ý không hiểu biết trả lời
đồng ý câu hỏi
Hệ thống chính
trị của chúng ta
có khả năng
giải quyết các
7,2 56,2 11,2 0,6 11,8 11,7 1,3
vấn đề của
Trung Quốc

N = 4068
Nguồn: Asian Barometer Survey 2015
8 KẾT LUẬN 137
(xem Bảng 3.1). Tuy vậy, điều tra toàn quốc cho biết rằng ít người Trung Quốc
hơn nhiều bày tỏ sự quan tâm đến chính trị. Chỉ 36,9 phần trăm của toàn bộ dân
cư Trung Quốc nói chung đã nói họ quan tâm đến chính trị và và 62,5 phần
trăm nhân dân Trung Quốc không có sự quan tâm chính trị nào (xem Bảng
8.3). Về thảo luận chính trị, có vẻ có các khác biệt đáng kể. Khoảng một phần
năm dân cư đô thị Trung Quốc thường thảo luận chính trị với những người
khác, trong khi hầu hết dân đô thị hiếm khi hay không bao giờ tham gia thảo
luận chính trị với những người khác (xem Bảng 3.3). Để so sánh, chỉ 6,6 phần
trăm dân cư Trung Quốc nói chung thường thảo luận chính trị với các thành
viên gia đình và bạn bè, 39,5 phần trăm chỉ thảo luận chính trị thi thoảng và
hơn một nửa (52,5 phần trăm) chẳng bao giờ thảo luận chính trị (xem Bảng
8.4).
Các dân cư đô thị của chúng tôi làm ăn ra sao khi so sánh với dân cư nói
chung về các giá trị dân chủ? Asian Barometer Survey hỏi các câu hỏi tương tự
mà được hỏi trong điều tra của chúng tôi về dân cư đô thị Trung Quốc về các sở
thích và giá trị dân chủ. Như các phát hiện cho biết đa số hay đa số thường
của các công dân Trung Quốc, giống cư dân đô thị, ủng hộ dân chủ và có các
giá trị dân chủ. Đa số người Trung Quốc (67 phần trăm) thích các lãnh đạo
của họ được nhân dân bầu trong các cuộc bầu cử cạnh tranh (xem Bảng 8.5),

Bảng 8.3 Các mức quan tâm chính trị giữa nhân dân Trung Quốc (%)

Không hề Không Quan tâm Rất quan Từ chối


quan tâm quan tâm tâm trả lời
Bạn có quan
tâm đến việc
biết các thứ về 24,4 38,1 28,3 6,6 2,7
chính trị?

N = 4068
Nguồn: Asian Barometer Survey, 2015

Bảng 8.4 Thảo luận chính trị với những người khác giữa nhân dân Trung Quốc (%)

Thường Thi thoảng Không bao Từ chối trả


giờ lời
Bạn thảo luận chính
trị với những người 6,6 39,5 52,5 1,5
khác thường ra sao?

N = 4068
Nguồn: Asian Barometer Survey, 2015
138 8 KẾT LUẬN

Bảng 8.5 Bạn đồng ý với các tuyên bố nào dưới đây? (%)

Các quan chức chính quyền phải được chỉ định dựa vào đặc tính 15,8
và khả năng của họ. Không cần các cuộc bầu cử
Các quan chức chính quyền phải được nhân dân bầu qua các 67,0
cuộc bầu cử cạnh tranh
Không biết 12,9
Từ chối trả lời 4,3
N = 4068
Nguồn: Asian Barometer Survey, 2015

Bảng 8.6 Bạn đồng ý Dân chủ có thể giải quyết các vấn đề xã hội của Trung 57,1
Quốc
với tuyên bố nào Dân chủ không thể giải quyết các vấn đề xã hội của 17,1
trong hai tuyên bố Trung Quốc
sau đây? (%) Không biết 24,1
Từ chối trả lời 1,6
N = 4068

Nguồn: Asian Barometer Survey, 2015

so với 59 phần trăm dân cư đô thị Trung Quốc thích các lãnh đạo chính phủ
trung ương Trung Quốc được nhân dân bầu trược tiếp (xem Bảng 4.1). Hơn
nữa, gần 60 phần trăm những người Trung Quốc trả lời trong điều tra ABS tin
rằng dân chủ có thể giải quyết các vấn đề của Trung Quốc (xem Bảng 8.6) và
một đa số thường (41 phần trăm) của người dân trong điều tra tin rằng dân
chủ là một hệ thống chính trị tốt hơn so với các hệ thống chính trị khác (xem
Bảng 8.7). Nhiều người hơn một chút (46,2 phần trăm vs. 41, 4 phần trăm)
trong Asian Barometer Survey, tuy vậy, giữ quan điểm rằng nhân dân phải để
các lãnh tụ có đạo đức quyết định mọi thứ (xem Bảng 8.8). Trong điều tra dân
cư đô thị Trung Quốc của chúng tôi, 72, 4 phần trăm không đồng ý với tuyên
bố rằng nhân dân không cần dính líu đến quá trình ra quyết định nếu các lãnh
đạo có năng lực và được nhân dân tin cậy (xem Bảng 4.1).
Dân cư Trung Quốc nói chung có tin cậy chính sách nhiều hơn dân cư đô
thị Trung Quốc? Nhiều dân cư đô thị Trung Quốc của chúng tôi có vẻ không
tin cậy chính phủ trung ương Trung Quốc hơn dân cư nói chung (mặc dù
hành văn của các câu hỏi trong hai điều tra đã không chính xác như nhau).
Cao đến mức 86,6 phần trăm người dân trong Asian Barometer Survey tin
cậy chính phủ trung ương Trung Quốc, trong khi có 65,9 phần trăm người
8 KẾT LUẬN 139

Bảng 8.7 Bạn đồng ý với tuyên bố nào trong số tuyên bố sau đây (%)

Bất kể, dân chủ luôn là hệ thống chính trị tốt nhất 41,3
Dưới hoàn cảnh nào đó, một hệ thống chính trị độc đoán là tốt hơn 10,0
Các hệ thống chính trị dân chủ và độc đoán là như nhau 19,8
Không biết 26,3
Từ chối trả lời 1,7
N = 4068
Nguồn: Asian Barometer Survey, 2015

Bảng 8.8 Hãy để các lãnh đạo quyết định mọi thứ (%)

Rất đồng Đồng ý Không Rất Không Không Từ chối


ý đồng ý không hiểu câu biết trả lời
đồng ý hỏi
Nếu các lãnh
đạo có đạo
đức, chúng 8,8 37,4 36,7 4,7 4,2 7,0 1,4
ta phải để họ
quyết định
mọi thứ

N = 4068
Nguồn: Asian Barometer Survey, 2015

dân Trung Quốc tin các lãnh đạo chính phủ trung ương của họ luôn thử làm
những việc đúng cho nhân dân (xem Bảng 8.9 và Bảng 2.2). Về các mức tin
cậy xã hội, có vẻ rằng dân cư đô thị Trung Quốc có các mức tin cậy những
người lạ cao hơn dân cư nói chung ở Trung Quốc. Chỉ 41,1 phần trăm dân cư
Trung Quốc nói chung nói rằng hầu hết người dân có thể tin cậy được (xem
Bảng 8.10), trong khi 65,9 phần trăm dân cư đô thị Trung Quốc hoặc đồng ý
hay rất đồng ý với tueyen bố rằng có một mức tin cậy cơ bản giữa người dân
trong xã hội (xem Bảng 5.1).
Nhìn tổng thể, như các so sánh tiết lộ, có những sự khác biệt giữa ý kiến
của dân cư đô thị Trung Quốc và dân cư Trung Quốc nói chung về sự ủng hộ
chế độ, các mức quan tâm chính trị và sự tin cậy chính phủ trung ương. Ngoài ra,
như tỏ ra trong các phát hiện chính của các chương trước, bức tranh văn hoá
chính trị Trung Hoa đô thị là ô hợp. Một mặt, văn hoá giữa dân cư đô thị Trung
Quốc có khuynh hướng là bảo thủ theo nghĩa rằng đa số nhân dân không ủng
hộ sự thay đổi chính trị căn bản và có các mức cao về tin cậy chính trị vào
chính phủ Trung Quốc. Mặt khác, tuy vậy, hầu hết dân đô thị Trung Quốc giữ
140 8 KẾT LUẬN

Bảng 8.9 Nhân dân Trung


Hoàn toàn không đáng tin 0,4
Quốc tin cậy chính phủ
Hầu hết không đáng tin 0,7
trung ương (%) Không đáng tin một chút 3,0
Đáng tin một chút 15,0
Hầu hết đáng tin 36,1
Hoàn toàn đáng tin 35,5
Không hiểu ý nghĩa câu hỏi 1,8
Không biết 6,7
Từ chối trả lời 0,7
N = 4068

Nguồn: Asian Barometer Survey, 2015

Bảng 8.10 Hầu hết người


Đa số người dân có thể tin cậy được 41,4
dân là có thể được tin cậy
Chúng ta phải cẩn thận khi quan hệ với 51,2
hay chúng ta phải cẩn thận những người khác
khi quan hệ với những Còn phụ thuộc vào tình hình 3,9
người khác (%) Không biết 3,1
Từ chối trả lời 0,4
N = 4068

Nguồn: Asian Barometer Survey, 2015

các giá trị dân chủ và ủng hộ việc bầu cử các quan chức chính quyền Trung
Quốc. Họ cũng ủng hộ các quyền tự do dân sự. Về tất cả các điểm này, văn
hoá chính trị của dân cư đô thị Trung Quốc là không khác lắm với văn hoá
chính trị của dân cư nói chung ở Trung Quốc. Mặc dù hầu hết dân cư đô thị
Trung Quốc giữ các giá trị dân chủ căn bản, đáng nghi là liệu họ sẽ là một lực
lượng để thúc đẩy cho sự thay đổi chính trị hay không ở Trung Quốc. Điều
này không phải là nói, tuy vậy, rằng họ sẽ chẳng bao giờ trở nên tích cực về
mặt chính trị. Tôi tin rằng dân cư đô thị Trung Quốc có thể trở nên tích cực
về mặt chính trị dưới ba kịch bản sau đây. Kịch bản thứ nhất là, tiêu chuẩn
sống của họ bị sụt giảm đáng kể do sự chậm lại kinh tế hay khủng hoảng kinh
tế ở Trung Quốc. Kịch bản thứ hai là, ô nhiễm môi trường trở nên không thể
chịu được và gây ra khủng hoảng sức khoẻ nghiêm trọng. Kịch bản thứ ba là,
dân cư đô thị Trung Quốc không cảm thấy an toàn về thân thể như kết quả
của hoặc sự hỗn loạn xã hội hay một sự tan vỡ về pháp trị. Quả thực, liệu và
khi nào dân cư đô thị Trung Quốc có sẽ trở thành một lực lượng có thể đứng vững
cho sự thay đổi chính trị ở Trung Quốc vẫn còn phải xem.
INDEX1

0-9, và CÁC KÝ HIỆU


\“thêm một Kitô hữu, bớt một người C
Trung Quốc \, 112
các thành viên nhà thờ tại gia không
A được đăng ký, 120
Cách mạng Bolshevik, 2
ABS. Xem Asian Barometer Survey cách mạng mầu, các cuộc (colored
(ABS) revolutions) 2
Almond, G., 3, 8n9, 23, 30n33, 37, Cách mạng Pháp, 2, 70n25
49n20 Cách mạng Văn hoá, 34, 36, 109,
Almond, G.A., 65, 68n2, 71n35 112
Asian Barometer Survey (ABS), 4, 5, cách tiếp cận nội sinh (endogenous
7, 75, 135, 137, 138 approach), 76
cải cách kinh tế, 4, 12, 34, 58, 59, 67
B cải cách thị trường (market reform); sự
ủng hộ các giá trị dân chủ và, 59
Bạc Hy Lai, 74 cải đạo tích cực xem truyền đạo tích
Bahry, D., 33 cực
bản sắc dân tộc (national identity), 79 căn cước dân tộc xem bản sắc dân tộc
bảo vệ môi trường, 7, 91, 97, 99, 104, CATI. Xem Computer Assisted
105 Telephone Interview (CATI)
bất ổn định xã hội (social instability), Catterberg, G., 79, 87n27
92 chăm sóc ý tế ở Trung Quốc, 5, 99
bầu cử dân chủ, thiên hướng cho Chan, A., 64, 71n32
(democratic election, inclination chất gây ô nhiễm (pollutant), 93
for), 19–20 Chen, J, 43–5
biểu tình đường phố (street protests), chết tự nguyện (euthanasia), 110
ở Trung Quốc, 102, 106n8 chiến tranh văn hoá (culture war);
biểu tình liên quan đến môi trường ở giữa các Kitô hữu và không-Kitô
Trung Quốc, 91 hữu Trung Quốc, 111
Bộ Bảo vệ môi trường Trung Quốc, 91 Chính phủ Trung Quốc (Chinese
Bộ Giáo dục Trung Quốc, 43 government), 2, 7, 9n17, 15, 18,
Bộ Môi trường, Thực phẩm và Công 21–6, 36, 40–2, 53, 57, 60, 61, 63,
việc Nông thôn Anh , 93 68, 74, 75, 79–85, 85n4, 98–101,
bụi siêu mịn (fine particulate matter 104, 105, 113, 121, 126, 134,
hay PM 2.5), 93 139, 140
Burg, S.L., 17, 29n21, 29n23 chính trị dân chủ (democratic
1. Ghi chú: số trang tiếp theo với chữ n chỉ ghi chú
© The Author(s) 2018
141
Y. Zhong, Political Culture and Participation in Urban China, New Perspectives
on Chinese Politics and Society,
DOI 10.1007/978-981-10-6268-1
142 INDEX

politics), 60 dân chủ khai phóng (liberal


chủ nghĩa dân tộc công dân nhân từ democracy), 16, 54, 82
(benign civic nationalism), 63 dân chủ xã hội chủ nghĩa, nền
chủ nghĩa dân tộc sắc tộc hung hăng (socialist democracy), 53
(aggressive ethnic nationalism), 63 Dân cư Kitô Trung Quốc (China’s
chủ nghĩa dân tộc, 12, 20, 25, 26, 42, Christian population), 112
62, 63; và sự tin cậy chính trị, 79; dân đô thị Trung Quốc (Chinese
~ công dân nhân từ (benign civic), urbanites), 5–7, 17–19, 24–6, 34,
63 47, 54, 55, 57, 62, 67, 68; ~ đánh
chủ nghĩa độc đoán giá các điều kiện môi trường và
(authoritarianism), 3, 4, 79 thành tích chính quyền, 96; các giá
Chủ nghĩa Lenin (Leninism), 42 trị dân chủ của ~, 56 nhận thức, sự
chủ nghĩa Marx, 57; niềm tin vào ~, và hiểu biết và đánh giá môi trường
các giá trị dân chủ, 39, 64; niềm tin của ~, 93; sự suy thoái môi, 103;
vào ~, và các mức quan tâm chính phân tích chủ nghĩa môi trường,
trị, 43; ~ ý thức hệ Trung Quốc 103; các mức quan tâm chính trị
chính thống, 112 giữa ~, 38 tâm tính NIMBY, 100;
chủ nghĩa yêu nước (patriotism), ở sự tin cậy chính trị giữa, 75, 79–
Trung Quốc, 63 85
chủ quyền tối cao (sovereignty), 57 Duch, R.M., 54, 65
Computer Assisted Telephone
Interview (CATI-Phỏng vấn Điện Đ
thoại với sự Trợ giúp của Máy
tính), 5, 92 Đại học Giao thông Thượng Hải, 92
Công dân Trung Quốc (Chinese Đại học Sư phạm Đông Trung Quốc, ở
citizens), 6, 16, 74, 75, 92, 113, Thượng Hải, 109
123, 124, 130n3, 137 Đài Loan, sự tin cậy chính trị ở, 74
Công giáo Trung Quốc, những Đảng Cộng sản Trung Quốc, 11–14,
người (Chinese Catholics), 16, 18, 20, 23-6, 41, 45–7, 53,
111, 114 60, 63, 65–7, 74, 98,109, 111;
công nghệ truyền thông xã hội, các, tư cách đảng viên (membership),
(social media technologies), 92 24, 66
công nghiệp hoá (industrialization), 3, Đặng Tiểu Bình, Chủ tịch Trung
91, 95 Quốc, 12, 20, 34, 36, 60, 98
Croson, R., 81, 88n36 đánh giá thành tích chính quyền, 13,
cư dân đô thị (urban residents), Trung 16–19, 24, 26, 39
Quốc, 92, 97 Đạo Công giáo (Catholicism), 111
Đạo giáo (Daoism), 112
D Đạo Kitô, ở Trung Quốc (Christianity
in China), 7, 39, 57, 109, 112,
Dahl, R., 36, 49n19, 71n38 114, 122; phái phúc âm
Dân chủ (democracy), 57, 110; ~ (evangelical), 39
bầu cử (electoral), 12; ~ khai Đạo Phật (Buddhism), 112, 118
phóng (liberal), 54; ~ xã hội chủ ĐCSTQ. Xem Đảng Cộng sản Trung
nghĩa (socialist), 53 Quốc
dân chủ bầu cử (electoral democracy), địa vị chính trị (political status); và
12 các mức quan tâm chính trị, 45
INDEX 143
điện và gas, các nhân tố đóng góp chính giá trị xã hội, các (social values); ~
cho sự xuống cấp môi trường, 97 của các Kitô hữu Trung Quốc,
định hướng dân chủ (democratic 118
orientation), 61, 77, 83 và sự tin Giang Trạch Dân, 12
cậy chính trị (and political trust), giáo dục; và các giá trị dân chủ, 65;
79–80 và các mức quan tâm chính trị, 45;
đô thị hoá, 1–3, 91, 133 và sự ủng hộ chế độ chính trị ở
động đất Tứ Xuyên, 112 Trung Quốc đô thị, 23 và sự tin
đồng tính dục, tính (homosexuality), cậy chính trị, 82
110, 120, 129 Gibson, J.L., 54, 65, 68n3, 69n9,
đốt pháo ở Trung Quốc (lightening 71n36
firecrackers in China), 100 giới (gender); và các giá trị dân chủ,
65; bình đẳng ~, 64; ~ và các mức
E quan tâm chính trị, 45; ~ và sự
ủng hộ chế độ chính trị ở Trung
Easton, D., 13, 17 Quốc đô thị, 23; và sự tin cậy
Environmental Attitudes Among chính trị, 81–2
Chinese Urban Residents, 5 Gneezy, U., 81, 88n36

F H

Finifter, A., 22, 30n29, 64, 70n18 hàn lâm hoá các nghiên cứu Trung
Freedom House, 53 Quốc (academicization of Chinese
studies), 4
G Hán, người, Trung Quốc, 114
hành vi bỏ phiếu, 65, 133
gây rối, những kẻ (trouble makers), hành vi chính trị (political behavior),
102 65
GDP. Xem gross domestic product hành vi đồng tính (homosexual
(GDP) behavior), 118, 120
giá trị dân chủ, các (democratic Harding, H., 4, 8n15
values), 6, 19, 26, 35, 39, 53–68, hệ thống chính trị (political system),
135; tuổi và, 64; niềm tin vào chủ 5–7, 12–16, 18, 19, 21–6, 47, 61,
nghĩa Marx và, 63–4; niềm tin 63, 67, 74, 79, 82; ~ độc đoán
vào, và các mức quan tâm chính (authoritarian), 41; ~ cộng sản
trị, 42; giáo dục và, 65; giới và, (communist), 41
64–5; thu nhập và, 65; sự thoả hệ thống đăng ký thường trú (residential
mãn cuộc sống và, 59–60; phân registration system-hukou), 1, 2
tích đa biến về, 66–8; các xúc hệ thống độc đoán (authoritarian
cảm dân tộc chủ nghĩa và, 62–3; system), 12
của các công dân đô thị Trung hiến tặng tài chính, các khoản
Quốc, 54–6; tư cách đảng viên và, (financial donations), 96
65–6; sự thoả mãn chính trị và, hiệu quả chính trị, tính (political
60; sự tin cậy chính trị và, 79; efficacy), ở Trung Quốc, 35, 76,
niềm tin tôn giáo và, 56–7; sự tin 110
cậy xã hội và, 60–2; sự ủng hộ cải Hồ Cẩm Đào, 43
cách thị trường và, 57–9 Hộ khẩu, xem hệ thống đăng ký
144 INDEX

thường trú Lipset, S.M., 2, 8n7, 13, 28n12,


Holleque, M., 33, 48n9 88n33
Hukou, xem Hộ khẩu lòng mộ đạo (religiosity), ở Trung
Huntington, S.P., 2, 8n6 Quốc, 7, 56, 114
ly hôn, 110, 119, 120
I
M
Islam, 56, 57, 118
IWR. Xem Institute of World Religions Macridis, R.C., 17, 29n23
(IWR) Mao Trạch Đông, 35, 42, 44
Maslow, lý thuyết của, về hệ thứ bậc
J nhu cầu con người, 43
Mickiewicz, E., 22, 30n29, 64, 70n18
Jamal, A., 61, 70n24 Mishler, W., 76, 87n16
Jennings, K., 31n37, 44, 50n37 Moreno, A., 29n19, 79, 87n27
Jukam, T.O., 13, 28n14 mức giáo dục, ở Trung Quốc, 103
mức quan tâm chính trị, 6, 7, 33–47,
K 75; giữa dân đô thị Trung Quốc,
35–9, 136; địa vị chính trị và, 45;
khí nhà kính (greenhouse gases), 91 giáo dục và, 45; giới và, 44–5;
khủng hoảng môi trường, 91 niềm tin vào các giá trị dân chủ và,
Kinh thánh (Bible), 117, 118, 121, 41–2; niềm tin vào chủ nghĩa Marx
128, 129 các kỳ học ~ (study và, 42–3; ; niềm tin tôn giáo và,
sessions), 115 39–41; các phát hiện giải tích về
Kitô hữu Tin lành (Protestant (analytical findings of), 45–7;sự
Christians), ở Trung Quốc, 111 thoả mãn cuộc sống và, 43–4; sự
Kitô hữu Tin lành Trung Quốc tin cậy và, 75, 77, 80; tuổi và, 44;
(Chinese Protestant Christian), sự ủng hộ chính trị và, 41; các xúc
109, 111 cảm dân tộc chủ nghĩa và, 42
Kitô hữu Trung Quốc đô thị; Đạo mục sư nhà thờ, các (church pastors),
Kitô ở, 111; dữ liệu điều tra, 121
113; văn hoá chính trị của, 122; Muller, E.N., 13, 28n14
lòng mộ đạo trong, 114; các giá
trị tôn giáo, xã hội và chính trị, N
122–6; các giá trị xã hội của, 118
Kitô hữu Trung Quốc, các (Chinese năng lượng mặt trời, 94
Christians), 5, 7, 66, 78 năng lượng tái tạo, 94, 104
Ku Klux Klan, 61 Nesbitt-Larking, P., 22, 30n30, 64,
71n32
L Ngày Phán xử Cuối cùng (Final
Judgment Day), 121
Làn sóng Dân chủ hoá Thứ Ba (Third Ngày Thanh Minh, 113
Wave of democratization), 122 Nghĩa hoà Đòn, nổi dậy (Boxers’
Lardy, N., 59, 69n14 Rebellion), 111, 123
Lễ Chủ nhật, các Kitô hữu Trung nghiên cứu kinh nghiệm (empirical
Quốc, 115 study), 4, 18, 19, 33, 35, 45, 74,
Li, L., 75 79
INDEX 145
người biểu tình đô thị, những (urban phân loại rác (garbage sorting), 135
protesters(, 92 phân loại rác (sorting out garbage), 96
nguyên tắc và giá trị khai phóng dân sự, phân tích đa biến (OLS) của các giá
các, ở Trung Quốc (civil liberal trị dân chủ, 68, 128; của các giá
principles and values in China), 125 trị xã hội của các Kitô hữu Trung
nhà máy hoá chất PX, xem PX nhà Quốc, 127
máy hoá chất phát triển chính trị, sự (political
nhà ở công cộng (public housing), ở development), ở Trung Quốc, 3,
Trung Quốc, 99 6, 7, 13, 47
Nhà thờ Ba Tự, các (Three Self Phong trào Công giáo Trung Quốc Yêu
churches), 121, 126 nước (Chinese Catholic Patriotic
Nhà thờ Ba Tự, các thành viên (Three Movement), 111
Self church members), 120, 135 phong trào môi trường đô thị, 92
nhà thờ tại gia, các (house Phong trào Ngũ Tứ (May 4th
churches), 111, 112, 116, 120, Movement), 2, 23
121, 126 Phong trào Yêu nước Ba Tự (Three-Self
nhận thức môi trường (environmental Patriotic Movement -TSPM),
awareness), 7, 93–6, 101 111, 112
niềm tin tôn giáo, 6, 7; và các giá trị PM 2.5 xem bụi siêu mịn
dân chủ, 57; và các mức quan tâm Putnam, R., 60, 78
chính trị, 40; và sự tin cậy chính PX nhà máy hoá chất; ở Đại Liên,
trị, 78 106n8; ở Hạ Môn, , 106n8
niềm tin vào chủ nghĩa Marx, 39 Q
niềm tin vô thần (atheistic beliefs),
112 Qing, Y., 74
NIMBY thái độ, 135 quyền tự do báo chí (freedom of the
Nổi đậy Thái Bình (Thiên Quốc ), 123 press), ở Trung Quốc, 126
nóng lên toàn cầu, sự (global quyền tự do biểu đạt (freedom of
warming) 93, 94, 97, 104 expression), 54, 67, 125, 129,
Nooruddin, I., 61, 70n24 135
quyền tự do dân sự, các (civil
Ô liberties), 110, 135

ô nhiễm không khí (air pollution), 91, R


93, 100, 104
ô nhiễm môi trường, 7, 93, 104, 105, Religious, Social and Political Values
140 of Chinese Christians, 5
ổn định chính trị (political stability), Rose, R., 76, 87n16, 88n33
11, 17, 21, 42, 84
S
P
sách phúc âm, các chuyến đi (gospel
Pew Global Attitudes Project, 109 trips), 116
phá thai (abortion), 110, 118, 129; Shi, T., 28n17, 48n7, 50n41, 71n37,
Trung Quốc vs. Hoa Kỳ, 120 74, 86n5
phản kháng, các cuộc, của các Kitô Silver, B., 23, 30n35, 33, 43n4
hữu Trung Quốc, 126 Social and Political Values of Chinese
146 INDEX

Urban Residents, 5, 12, 16, 20, 42, chính trị ở Trung Quốc đô thị, 24;
75 và sự tin cậy chính trị, 82
Sự Đến Thứ hai của Christ, 121 thuyết Sáng thế (Creationist theory),
sự hiểu biết môi trường, 7, 93, 94, 118
103 tin cậy, sự (trust); mở rộng vs cá biệt
(generalized versus particular),
T 61; ~ của chính quyền trung ương
(of central government), 16, 17,
Tang, W., 29n18, 74, 86n6, 86n12 24, 26, 35; ~ chính trị, 16, 17, 85
Tập Cận Bình, 20, 85n4 tin cậy chính quyền, các mức (levels
tế bào máu người, 93 of government trust), 76
thái độ môi trường (environmental tin cậy chính trị, sự (political trust) 6,
attitudes), 6; của dân cư đô thị 7, 16, 17, 73–85; các kết quả giải
Trung Quốc, 134 tích của ~, 82–4; và các giá trị dân
thái độ NIMBY xem NIMBY thái chủ, 79; được định nghĩa, 73; định
độ hướng dân chủ và, 79–80; sự tin
tham gia chính trị, sự (political cậy xã hội chung, 77; các mức của
participation), 33, 34, 36, 47, 60, sự tin cậy chính quyền, 75–6;
80 thành tích chính quyền và, 80–1;
thành tích chính quyền, và sự tin cậy mức sự quan tâm chính trị và, 80;
chính trị (governmental thoả mãn cuộc sống và, 77, 81;
performance, and political trust), 81 chủ nghĩa dân tộc và, 79; niềm tin
thành viên nhà thờ (Ba) Tự ((Three) tôn giáo và, 77–8; tác động của
Self church members), 114 các nhân tố xã hội dân chủ, 81–2;
thành viên nhà thờ tại gia, các tình trạng hạnh phúc chủ quan và,
(house church members) 7, 81
112, 113, 121, 122, 127–9, 135 tin cậy xã hội, sự (social trust); và các
(The) Power of the Internet in China giá trị dân chủ, 62; ~ chung
Citizen Activism Online, 106n7 (general,) 77; ~ suy rộng
thị trường tự do, 57, 58 (generalized), 60–2; ~ suy rộng,
Thiên An Môn, các sự kiện vốn xã hội và, 61
(Tiananmen events), 12 Tin lành phái Phúc âm, những người
thờ cúng tổ tiên (ancestral (Evangelical Protestants), 78
worshiping), 113 tính chính đáng (legitimacy); và sự tin
thờ thần tượng (idol worshiping), cậy chính trị, 73, 76, 81, 85
112, 113 tính chính đáng chính trị (political
thoả mãn chính trị, sự (political legitimacy), 4, 13
satisfaction), 18; và các giá trị dân tình trạng hạnh phúc chủ quan, và sự
chủ, 60 tin cậy chính trị, 81
thoả mãn cuộc sống, sự (life tổng sản phẩm quốc nội (gross
satisfaction), 6, 13, 16, 21, 22, 35, domestic product-GDP), 58
39; và các giá trị dân chủ, 60; và Trung tâm Nghiên cứu Dư luận
các mức quan tâm chính trị, 44; và (Center for Public Opinion
sự tin cậy chính trị, 77, 81; các Research), 92
giá trị dân chủ và ~, 65, 67 truyền đạo tích cực (active
thu nhập (income); và các giá trị dân proselytization), 116
chủ, 65; và sự ủng hộ chế độ TSPM. Xem Phong trào Yêu nước Ba
INDEX 147
Tự 67, 73, 74, 79, 80; vai trò trong
tư cách đảng viên (party việc định hình sự phát triển chính
membership); và các giá trị dân trị, 3
chủ, 66; văn hoá chính trị (political culture),
tự do hội họp, quyền (freedom of 3–5, 37, 53, 54, 56, 57, 67, 73,
assembly), 129, 135 74, 79, 80; trong dân thành thị
tuổi; ~ và các giá trị dân chủ, 64; ~ và Trung Quốc, 133; trong các Kitô
các mức quan tâm chính trị, 44 ; hữu đô thị Trung Quốc, 122
sự ủng hộ chế độ chính trị, ở văn hoá công dân (civic culture), 23,
Trung Quốc đô thị, 22; và tin cậy 65
chính trị, 82 văn hoá dân chủ (democratic culture),
54, 57, 124
U văn hoá độc đoán (authoritarian
culture), 4
ủng hộ chế độ chính trị ở Trung Quốc Vatican, 111
đô thị, 5, 16–24, 41; bình đẳng Verba, S., 3, 37, 43, 65
giới và, 23; đánh giá thành tích Viện Hàn Lâm Khoa học Xã hội
chính quyền, 18; giáo dục và, 23; Trung Quốc (Chinese Academy of
nghiêng về bầu cử dân chủ, 19; thu Social Sciences), 109
nhập và, 23–4; thoả mãn đời sống, Viện Nghiên cứu Xã hội (Institute for
21; tin cậy của chính quyền trung Social Research), 59
ương, 17; tuổi và, 22; tư cách Viện Tôn giáo Thế giới (Institute of
đảng viên ĐCSTQ và, 24; xúc World Religions - IWR), 109
cảm dân tộc chủ nghĩa, 21 vốn xã hội (social capital), 60; và sự
ủng hộ chính trị (political support), tin cậy xã hội suy rộng, 61
sự, ở các thành phố Trung Quốc,
11–26; ~ phổ biến (diffuse), 13– W
16; ~ và các mức quan tâm chính
trị, 41; phân tích đa biến của ~, Wang, Z., 74, 86n7
24–25; sự tin cậy chính trị và ~, World Values Survey, 4, 16, 75, 118,
73; chế độ (xem ủng hộ chế độ 120
chính trị ở Trung Quốc đô thị)
ủng hộ chính trị phổ biến, sự (diffuse X
political support), 15, 16 xúc cảm dân tộc chủ nghĩa (nationalist
ủng hộ chính trị thể chế, sự feelings); và các giá trị dân chủ,
(institutional political support); sự 63; và các mức quan tâm chính
tin cậy chính trị và, 73 trị, 42; về sự ủng hộ chế độ chính
Uslaner, E., 60, 89n42 trị, 20–1
xuống cấp môi trường, sự
V (environmental degradation), 7,
91, 95
vấn đề sức khoẻ ở Trung Quốc, 91 ý kiến NIMBY (sentiment), ở Trung
văn hoá (culture), 3, 4, 6, 19, 65; độc Quốc, 100
đoán (authoritarian), 3, 4; công Z
dân (civic), 23, 65; dân chủ Zhong, Y., 27n4, 28n15, 29n24, 43–5,
(democratic), 54, 57; chính trị 49n10, 49n11, 69n12, 70n19,
(political), 3–5, 37, 53, 54, 56, 57, 132n34
148 INDEX

You might also like