You are on page 1of 4

LUẬT THƯƠNG MẠI

Câu 1. Quy định của pháp luật hiện hành về vấn đề đặt tên doanh nghiệp
Điều 37 Luật Doanh nghiệp năm 2020 quy định về đặt tên doanh nghiệp như
sau:
1. Tên tiếng Việt của doanh nghiệp bao gồm hai thành tố theo thứ tự sau đây
a) Loại hình doanh nghiệp. Tên loại hình doanh nghiệp được viết là “công ty
trách nhiệm hữu hạn” hoặc “công ty TNHH” đối với công ty trách nhiệm hữu
hạn; được viết là “công ty cổ phần” hoặc “công ty CP” đối với công ty cổ phần;
được viết là “công ty hợp danh” hoặc “công ty HD” đối với công ty hợp danh;
được viết là “doanh nghiệp tư nhân”, “DNTN” hoặc “doanh nghiệp TN” đối với
doanh nghiệp tư nhân;
b) Tên riêng. Tên riêng được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng
Việt, các chữ F, J, Z, W, chữ số và ký hiệu.
2. Tên doanh nghiệp phải được gắn tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại
diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp. Tên doanh nghiệp phải được in
hoặc viết trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do doanh nghiệp
phát hành.
3. Căn cứ vào quy định tại Điều này và các điều 39, 40 và 42 của Luật này, Cơ
quan đăng ký kinh doanh có quyền từ chối chấp thuận tên dự kiến đăng ký của
doanh nghiệp.
Điều 38 Luật doanh nghiệp quy định 3 điều cấm khi đặt tên doanh nghiệp như
sau:
1. Đặt tên trùng hoặc tên gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp đã đăng ký
được.
2. Sử dụng tên cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân, tên của
tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề
nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp để làm toàn bộ hoặc một
phần tên riêng của doanh nghiệp, trừ trường hợp có sự chấp thuận của cơ quan,
đơn vị hoặc tổ chức đó.
3. Sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và
thuần phong mỹ tục của dân tộc.
Câu 2. Câu so sánh này a lên gg search “ so sánh luật doanh nghiệp 2014
và 2020”
Câu 3.
Dựa trên những thông tin cung cấp ở trên và căn cứ vào quy định tại Điều 18
Luật quảng cáo năm 2018:
Điều 18. Tiếng nói, chữ viết trong quảng cáo
1. Trong các sản phẩm quảng cáo phải có nội dung thể hiện bằng tiếng Việt, trừ
những trường hợp sau:
a) Nhãn hiệu hàng hóa, khẩu hiệu, thương hiệu, tên riêng bằng tiếng nước ngoài
hoặc các từ ngữ đã được quốc tế hoá không thể thay thế bằng tiếng Việt;
b) Sách, báo, trang thông tin điện tử và các ấn phẩm được phép xuất bản bằng
tiếng dân tộc thiểu số Việt Nam, tiếng nước ngoài; chương trình phát thanh,
truyền hình bằng tiếng dân tộc thiểu số Việt Nam, tiếng nước ngoài.
2. Trong trường hợp sử dụng cả tiếng Việt, tiếng nước ngoài trên cùng một sản
phẩm quảng cáo thì khổ chữ nước ngoài không được quá ba phần tư khổ chữ
tiếng Việt và phải đặt bên dưới chữ tiếng Việt; khi phát trên đài phát thanh,
truyền hình hoặc trên các phương tiện nghe nhìn, phải đọc tiếng Việt trước
tiếng nước ngoài.
Vì vậy biên bản xử phạt đối với ông H là có căn cứ nếu bên lập biên bản
chứng minh được tên quán ăn là “Mi tau” có ý nghĩa xác định khi dịch ra tiếng
nước ngoài đồng thời phải chỉ rõ là tiếng nước nào.
Nếu không thể chứng minh được vấn đề trên thì quyết định xử phạt của cơ quan
chức năng là không có căn cứ, đồng thời ông H có lý lẽ cho rằng hai từ Mi tau
được đặt tách rời nhau, đọc được như tiếng Việt, ai cũng có thể hiểu đó là
“mày-tao” theo tiếng Huế, và bản chất loại hình kinh doanh mà ông H hướng
tới cũng là quán ăn món Huế. Vì vậy trong trường hợp này ông H có thể gửi
khiếu nại và tiếp tục sử dụng tên quán ăn đó nếu nó không vi phạm vào những
trường hợp tên bị cấm theo pháp luật hiện hành.
Câu 4. Suy nghĩ về vấn đề đặt tên doanh nghiệp trong pháp luật hiện hành
Từ khi chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, pháp
luật Doanh nghiệp đã có quy định về tên doanh nghiệp và lần đầu được xuất
hiện trong Luật Công ty và Luật Doanh nghiệp tư nhân. Các quy định về tên
doanh nghiệp qua các luật nàyđã có sự phát triển và dần đáp ứng các yêu cầu về
tự do kinh doanh, tạo điều kiện thuận lợicho người thành lập doanh nghiệp
trong việc lựa chọn tên doanh nghiệp
Hiện nay Pháp luật doanh nghiệp vẫn còn một số điểm thiếu sót, chưa thống
nhất trongviệc đăng ký, sử dụng tên doanh nghiệp cùng với đó là các hình thức
xử lý hành chính liênquan đến vấn đề pháp lý về tên doanh nghiệp lại bị cho
rằng là xâm phạm quyền sở hữu cánhân. Tuy nhiên, Việt Nam ta đang từng
bước nâng cao cũng như hoàn thiện các giải phápvề khung pháp lý của đăng ký,
sử dụng tên doanh nghiệp theo một cách hiệu quả, minh bạchvà hợp lý nhất.
Bên đó việc khắc phục, giải quyết những vấn đề nhức nhối vẫn còn đang tồntại
trong các quy định pháp luật về tên doanh nghiệp thì sau đây là một số biện
pháp để hoànthiện quy định nói trên:
- Thứ nhất, Bộ Văn hoá hướng dẫn về việc đặt tên tiếng Việt của doanh nghiệp
phù hợpvới truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của
dân tộc, theo đó bổsung danh sách tên danh nhân, nhân vật lịch sử, tên đất nước
trong các thời kỳ bị xâm lược,tên những nhân vật trong thời kỳ lịch sử bị coi là
phản chính nghĩa, kìm hãm sự tiến bộ, têncủa những nhân vật lịch sử là giặc
ngoại xâm hoặc những người có tội với đất nước, với dântộc không được sử
dụng để đặt tên doanh nghiệp; quy định cụ thể về cơ chế phối hợp giữacơ quan
đăng ký kinh doanh và cơ quan văn hoá, thể thao và du lịch địa phương trong
việcxem xét tên doanh nghiệp có phù hợp với truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo
đức và thuầnphong mỹ tục của dân tộc hay không.
- Thứ hai, để đảm bảo tên doanh nghiệp không bị gây nhầm lẫn theo quy định
của Luậtdoanh nghiệp, đảm bảo hài hòa với quy định về tên, tác giả đề nghị sửa
đổi Luật doanhnghiệp theo hướng quy định rõ coi ngành nghề kinh doanh
không phải là tên riêng củadoanh nghiệp vì ngành nghề kinh doanh không có
khả năng phân biệt, ai cũng có thể đượcsử dụng khi kinh doanh ngành nghề đó.
Thành phần tên riêng là thành phần tên gọi để phânbiệt giữa chủ thể kinh doanh
này với chủ thể kinh doanh khác, có thể trong cùng lĩnh vựckinh doanh.
- Thứ ba, bổ sung Luật doanh nghiệp theo hướng quy định về việc không được
sử dụngtên thương mại, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý để cấu thành tên riêng của
doanh nghiệp vào điềuquy định những điều cấm trong việc đặt tên doanh
nghiệp, để các cơ quan thực thi cũng nhưdoanh nghiệp thống nhất áp dụng
trong thực tiễn.
- Thứ tư, sửa đổi theo hướng quy định bắt buộc trong hồ sơ đăng ký thành lập
doanhnghiệp phải có kết quả tra cứu nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ
liên quan đếnthành phần phân biệt trong tên riêng của doanh nghiệp. Nếu chỉ
quy định doanh nghiệp cóthể tham khảo các nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý đã được
đăng ký và lưu giữ tại Cơ sở dữ liệu vềnhān hiệu, chỉ dẫn địa lý của cơ quan
quản lý nhà nước về sở hữu công nghiệp như quy địnhtại Khoản 1 Điều 19 hiện
nay thì các doanh nghiệp không coi đó là trách nhiệm phải thựchiện nên hầu
như doanh nghiệp không quan tâm và cũng không tra cứu trước.- Thứ năm, sửa
đổi theo hướng đảm bảo quyền lợi hợp pháp của doanh nghiệp, tác giảcho rằng
cũng nên quy định trách nhiệm của cơ quan đăng ký doanh nghiệp trong quá
trìnhcấp giấy cấp đăng ký kinh doanh liên quan đến tên doanh nghiệp để giảm
thiểu tối đa thiệt hại cho doanh nghiệp trong quá trình hoạt động kinh doanh.

You might also like