You are on page 1of 22

TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOA KINH TẾ VẬN TẢI

TIỂU LUẬN
LUẬT KINH TẾ

ĐỀ TÀI: “Vướng mắc trong việc đặt tên doanh nghiệp”

Mã học phần: 411


Giảng viên hướng dẫn: Kiều Anh Pháp
Sinh viên thực hiện: Lê Thị Thuỳ Trênh
Mã số sinh viên: 2254060530

TP. Hồ Chí Minh, Ngày 9 tháng 6 năm 2023


MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1: NHỮNG ĐIỀU LUẬT VỀ ĐẶT TÊN DOANH NGHIỆP............. 2
1.1 Tên doanh nghiệp.................................................................................................. 2
1.2 Những điều cấm trong đặt tên doanh nghiệp ........................................................ 2
1.3 Tên doanh nghiệp bằng tiếng nước ngoài và tên viết tắt của doanh nghiệp ......... 2
1.4 Tên chi nhánh, văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh ................................ 3
1.5 Tên trùng và tên gây nhầm lẫn.............................................................................. 3
1.6 Nghị định bổ sung ................................................................................................. 4
1.6.1 Đăng ký tên doanh nghiệp ................................................................................. 4
1.6.2 Xử lý đối với trường hợp tên doanh nghiệp xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp
.................................................................................................................................... 5
1.6.3 Đăng ký tên chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh .................... 6
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG ĐẶT TÊN DOANH NGHIỆP .............................. 8
2.1 Tình hình đăng ký tên doanh nghiệp trong những tháng gần đây ........................ 8
2.2 Ưu điểm về mặt pháp lý trong đăng ký tên doanh nghiệp .................................... 8
2.3 Hạn chế trong thực tiễn áp dụng luật đặt tên doanh nghiệp ................................. 9
2.3.1 Mất thời gian, bỏ lỡ cơ hội kinh doanh ............................................................. 9
2.3.2 Đặt tên doanh nghiệp có vi phạm đến việc sử dụng các từ ngữ, kí hiệu vi phạm
truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc ............. 9
2.3.3 Tên chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh ............................... 11
2.3.4 Không được sử dụng tên thương mại, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý của tổ chức, các
nhân đã được bảo hộ để cấu thành tên riêng của doanh nghiệp .............................. 11
CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN ........................................ 13
3.1 Hoàn thiện quy định của pháp luật về đăng ký, sử dụng tên doanh nghiệp ....... 13
3.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về đăng ký, sử dụng tên doanh
nghiệp ....................................................................................................................... 13
3.2.1 Cơ sở dữ liệu liên thông giữa Cơ quan quản lý đăng ký kinh doanh và quản lý
nhà nước về sở hữu trí tuệ ........................................................................................ 14
3.2.2. Nâng cao nhận thức về pháp luật đăng ký, sử dụng tên doanh nghiệp .......... 14
3.2.3 Nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ đăng ký kinh doanh, lực lượng
(cán bộ) thực thi quyền sở hữu công nghiệp; tăng cường hướng dẫn, trao đổi thông
tin, nghiệp vụ ............................................................................................................ 15
3.2.4 Cải thiện việc hướng dẫn và tư vấn về đặt tên doanh nghiệp.......................... 16
KẾT LUẬN.............................................................................................................. 17
MỞ ĐẦU

Lý do chọn đề tài

Trong bối cảnh kinh tế đa dạng và phát triển của Việt Nam, việc thành lập và
phát triển một doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế và xã
hội của đất nước. Một yếu tố không thể thiếu trong quá trình này là việc đặt tên doanh
nghiệp. Việc đặt tên doanh nghiệp là một trong những việc đầu tiên và quan trọng
nhất mà chủ sở hữu phải làm trước khi nộp hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp.
Tên gắn liền với doanh nghiệp xuyên suốt quá trình hoạt động kinh doanh và là nền
móng quan trọng cho việc xây dựng thương hiệu lâu dài cho doanh nghiệp.

Tuy nhiên đặt tên doanh nghiệp không chỉ đơn thuần là việc chọn một cái tên
phù hợp, thu hút khách hàng, mà còn phải tuân thủ các quy định và quy tắc được đặt
ra bởi pháp luật. Quy trình này nhằm đảm bảo tính pháp lý, tránh xung đột về quyền
sở hữu tên thương hiệu và đảm bảo tuân thủ các nguyên tắc của sự minh bạch và công
bằng.

Việc nắm vững pháp luật Việt Nam liên quan đến đặt tên doanh nghiệp là rất
quan trọng đối với người làm kinh doanh, luật sư và cả các cơ quan quản lý nhà nước.
Sự hiểu biết sâu sắc về các quy định này sẽ giúp tạo ra môi trường kinh doanh cạnh
tranh và công bằng hơn, đồng thời đảm bảo quyền lợi của các doanh nghiệp và người
tiêu dùng.

Vì vậy, em đã chọn đề tài "Vướng mắc trong việc đặt tên doanh nghiệp" nhằm
tìm hiểu rõ hơn về các vấn đề liên quan đến việc đặt tên doanh nghiệp và các rào cản,
thách thức mà doanh nghiệp gặp phải phạm vi pháp luật Việt Nam.

1
CHƯƠNG 1:
NHỮNG ĐIỀU LUẬT VỀ ĐẶT TÊN DOANH NGHIỆP
1.1 Tên doanh nghiệp
Tên tiếng Việt của doanh nghiệp bao gồm hai thành tố theo thứ tự sau đây:
a) Loại hình doanh nghiệp;
b) Tên riêng.
Loại hình doanh nghiệp được viết là “công ty trách nhiệm hữu hạn” hoặc “công
ty TNHH” đối với công ty trách nhiệm hữu hạn; được viết là “công ty cổ phần” hoặc
“công ty CP” đối với công ty cổ phần; được viết là “công ty hợp danh” hoặc “công
ty HD” đối với công ty hợp danh; được viết là “doanh nghiệp tư nhân”, “DNTN”
hoặc “doanh nghiệp TN” đối với doanh nghiệp tư nhân.
Tên riêng được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ F,
J, Z, W, chữ số và ký hiệu.
Tên doanh nghiệp phải được gắn tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện,
địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp. Tên doanh nghiệp phải được in hoặc viết trên
các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do doanh nghiệp phát hành.
Căn cứ vào quy định tại Điều này và các điều 38, 39 và 41 của Luật này, Cơ
quan đăng ký kinh doanh có quyền từ chối chấp thuận tên dự kiến đăng ký của doanh
nghiệp.
1.2 Những điều cấm trong đặt tên doanh nghiệp
Đặt tên trùng hoặc tên gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp đã đăng ký được
quy định tại Điều 41 của Luật này.
Sử dụng tên cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân, tên của tổ
chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ
chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp để làm toàn bộ hoặc một phần tên riêng của
doanh nghiệp, trừ trường hợp có sự chấp thuận của cơ quan, đơn vị hoặc tổ chức đó.
Sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần
phong mỹ tục của dân tộc.
1.3 Tên doanh nghiệp bằng tiếng nước ngoài và tên viết tắt của doanh
nghiệp
Tên doanh nghiệp bằng tiếng nước ngoài là tên được dịch từ tên tiếng Việt sang
một trong những tiếng nước ngoài hệ chữ La-tinh. Khi dịch sang tiếng nước ngoài,
tên riêng của doanh nghiệp có thể giữ nguyên hoặc dịch theo nghĩa tương ứng sang
tiếng nước ngoài.

2
Trường hợp doanh nghiệp có tên bằng tiếng nước ngoài, tên bằng tiếng nước
ngoài của doanh nghiệp được in hoặc viết với khổ chữ nhỏ hơn tên tiếng Việt của
doanh nghiệp tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh
của doanh nghiệp hoặc trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do doanh
nghiệp phát hành.
Tên viết tắt của doanh nghiệp được viết tắt từ tên tiếng Việt hoặc tên bằng tiếng
nước ngoài.
1.4 Tên chi nhánh, văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh
Tên chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh phải được viết bằng
các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ cái F, J, Z, W, chữ số và các ký
hiệu.
Tên chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh phải bao gồm tên doanh
nghiệp kèm theo cụm từ “Chi nhánh” đối với chi nhánh, cụm từ “Văn phòng đại diện”
đối với văn phòng đại diện, cụm từ “Địa điểm kinh doanh” đối với địa điểm kinh
doanh.
Tên chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh phải được viết hoặc
gắn tại trụ sở chi nhánh, văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh. Tên chi nhánh,
văn phòng đại diện được in hoặc viết với khổ chữ nhỏ hơn tên tiếng Việt của doanh
nghiệp trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do chi nhánh, văn phòng
đại diện phát hành.
1.5 Tên trùng và tên gây nhầm lẫn
Tên trùng là tên tiếng Việt của doanh nghiệp đề nghị đăng ký được viết hoàn
toàn giống với tên tiếng Việt của doanh nghiệp đã đăng ký.
Các trường hợp được coi là tên gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp đã đăng
ký bao gồm:
a) Tên tiếng Việt của doanh nghiệp đề nghị đăng ký được đọc giống tên doanh
nghiệp đã đăng ký;
b) Tên viết tắt của doanh nghiệp đề nghị đăng ký trùng với tên viết tắt của doanh
nghiệp đã đăng ký;
c) Tên bằng tiếng nước ngoài của doanh nghiệp đề nghị đăng ký trùng với tên
bằng tiếng nước ngoài của doanh nghiệp đã đăng ký;
d) Tên riêng của doanh nghiệp đề nghị đăng ký chỉ khác với tên riêng của doanh
nghiệp cùng loại đã đăng ký bởi một số tự nhiên, một số thứ tự hoặc một chữ cái
trong bảng chữ cái tiếng Việt, chữ F, J, Z, W được viết liền hoặc cách ngay sau tên
riêng của doanh nghiệp đó;

3
đ) Tên riêng của doanh nghiệp đề nghị đăng ký chỉ khác với tên riêng của doanh
nghiệp cùng loại đã đăng ký bởi một ký hiệu “&” hoặc “và”, “.”, “,”, “+”, “-”, “_”;
e) Tên riêng của doanh nghiệp đề nghị đăng ký chỉ khác với tên riêng của doanh
nghiệp cùng loại đã đăng ký bởi từ “tân” ngay trước hoặc từ “mới” được viết liền
hoặc cách ngay sau hoặc trước tên riêng của doanh nghiệp đã đăng ký;
g) Tên riêng của doanh nghiệp đề nghị đăng ký chỉ khác với tên riêng của doanh
nghiệp cùng loại đã đăng ký bởi một cụm từ “miền Bắc”, “miền Nam”, “miền Trung”,
“miền Tây”, “miền Đông”;
h) Tên riêng của doanh nghiệp trùng với tên riêng của doanh nghiệp đã đăng ký.
Các trường hợp quy định tại các điểm d, đ, e, g và h khoản 2 Điều này không áp
dụng đối với công ty con của công ty đã đăng ký. (Quốc hội, Luật số: 59/2020/QH14
- Luật Doanh Nghiệp ngày 17/6/2020, 2020)

1.6 Nghị định bổ sung

1.6.1 Đăng ký tên doanh nghiệp

Người thành lập doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp không được đăng ký tên
doanh nghiệp trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp khác đã đăng ký
trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp trên phạm vi toàn quốc, trừ
những doanh nghiệp đã giải thể hoặc đã có quyết định có hiệu lực của Tòa án tuyên
bố doanh nghiệp bị phá sản.

Phòng Đăng ký kinh doanh có quyền chấp thuận hoặc từ chối tên dự kiến đăng
ký của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật. Để tránh tên doanh nghiệp bị trùng,
nhầm và vi phạm quy định về đặt tên doanh nghiệp, ý kiến Phòng Đăng ký kinh doanh
là quyết định cuối cùng. Trường hợp không đồng ý với quyết định của Phòng Đăng
ký kinh doanh, doanh nghiệp có thể khởi kiện theo quy định của pháp luật về tố tụng
hành chính.

Doanh nghiệp hoạt động theo Giấy phép đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đầu tư
(đồng thời là Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh) hoặc giấy tờ có giá trị pháp lý
tương đương được cấp trước ngày 01 tháng 7 năm 2015 được tiếp tục sử dụng tên
doanh nghiệp đã đăng ký và không bắt buộc phải đăng ký đổi tên doanh nghiệp trong

4
trường hợp có tên trùng, tên gây nhầm lẫn với tên doanh nghiệp đã đăng ký trong Cơ
sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

Khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp có tên trùng và
tên gây nhầm lẫn tự thương lượng với nhau để đăng ký đổi tên doanh nghiệp.

1.6.2 Xử lý đối với trường hợp tên doanh nghiệp xâm phạm quyền sở hữu
công nghiệp

Không được sử dụng tên thương mại, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý của tổ chức, cá
nhân đã được bảo hộ để cấu thành tên riêng của doanh nghiệp, trừ trường hợp được
sự chấp thuận của chủ sở hữu tên thương mại, nhãn hiệu đó. Trước khi đăng ký đặt
tên doanh nghiệp, người thành lập doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp tham khảo các
nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý đã đăng ký và được lưu giữ tại Cơ sở dữ liệu về nhãn hiệu
và chỉ dẫn địa lý của cơ quan quản lý nhà nước về sở hữu công nghiệp.

Căn cứ để xác định tên doanh nghiệp xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp được
thực hiện theo các quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ.

Doanh nghiệp phải tự chịu trách nhiệm trước pháp luật nếu đặt tên doanh nghiệp
xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp. Trường hợp tên doanh nghiệp xâm phạm quyền
sở hữu công nghiệp thì doanh nghiệp có tên vi phạm phải đăng ký thay đổi tên doanh
nghiệp.

Chủ thể quyền sở hữu công nghiệp có quyền gửi văn bản đề nghị đến Phòng
Đăng ký kinh doanh để yêu cầu doanh nghiệp có tên xâm phạm quyền sở hữu công
nghiệp phải thay đổi tên doanh nghiệp cho phù hợp. Kèm theo văn bản đề nghị của
chủ thể quyền sở hữu công nghiệp phải có bản sao các giấy tờ sau đây:

a) Văn bản kết luận của cơ quan có thẩm quyền về việc sử dụng tên doanh nghiệp
là xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp;

b) Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu, Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa
lý; bản trích lục Sổ đăng ký quốc gia về nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý được bảo hộ do cơ
quan quản lý nhà nước về sở hữu công nghiệp cấp; Giấy chứng nhận nhãn hiệu đăng
ký quốc tế được bảo hộ tại Việt Nam do cơ quan quản lý nhà nước về sở hữu công
5
nghiệp cấp; hợp đồng sử dụng đối tượng quyền sở hữu công nghiệp trong trường hợp
người yêu cầu là người được chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp
đó.

Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ giấy tờ theo quy
định tại khoản 3 Điều này, Phòng Đăng ký kinh doanh ra thông báo yêu cầu doanh
nghiệp có tên xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp phải thay đổi tên doanh nghiệp
và tiến hành thủ tục đăng ký thay đổi tên doanh nghiệp trong thời hạn 02 tháng kể từ
ngày ra thông báo. Kèm theo thông báo phải có các giấy tờ quy định tại khoản 3 Điều
này. Sau thời hạn trên, nếu doanh nghiệp không đăng ký thay đổi tên doanh nghiệp
theo yêu cầu, Phòng Đăng ký kinh doanh thông báo cho cơ quan nhà nước có thẩm
quyền để xử lý theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ.

Trường hợp cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm ra quyết định xử phạt vi phạm
hành chính, theo đó áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là buộc thay đổi tên doanh
nghiệp hoặc buộc loại bỏ yếu tố vi phạm trong tên doanh nghiệp nhưng tổ chức, cá
nhân vi phạm không thực hiện trong thời hạn do pháp luật quy định thì cơ quan có
thẩm quyền xử lý vi phạm thông báo cho Phòng Đăng ký kinh doanh để yêu cầu
doanh nghiệp báo cáo theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 216 Luật Doanh nghiệp.
Đối với doanh nghiệp không báo cáo, Phòng Đăng ký kinh doanh thực hiện thu hồi
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 212
Luật Doanh nghiệp.

Phòng Đăng ký kinh doanh thông báo kết quả xử lý đối với trường hợp tên doanh
nghiệp xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp cho chủ thể quyền sở hữu công nghiệp
quy định tại khoản 3 Điều này.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn chi
tiết Điều này.

1.6.3 Đăng ký tên chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh

Tên chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh thực hiện theo quy định
tại Điều 40 Luật Doanh nghiệp.

6
Ngoài tên bằng tiếng Việt, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh
của doanh nghiệp có thể đăng ký tên bằng tiếng nước ngoài và tên viết tắt. Tên bằng
tiếng nước ngoài là tên được dịch từ tên tiếng Việt sang một trong những tiếng nước
ngoài hệ chữ La-tinh. Tên viết tắt được viết tắt từ tên tiếng Việt hoặc tên bằng tiếng
nước ngoài.

Phần tên riêng trong tên chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của
doanh nghiệp không được sử dụng cụm từ “công ty”, “doanh nghiệp”.

Đối với những doanh nghiệp 100% vốn nhà nước khi chuyển thành đơn vị hạch
toán phụ thuộc do yêu cầu tổ chức lại thì được phép giữ nguyên tên doanh nghiệp nhà
nước trước khi tổ chức lại. (Chính phủ, 2021)

7
CHƯƠNG 2:

THỰC TRẠNG ĐẶT TÊN DOANH NGHIỆP

2.1 Tình hình đăng ký tên doanh nghiệp trong những tháng gần đây

Số doanh nghiệp thành lập mới trong Quý I/2023 là 33.905 doanh nghiệp, gấp
1,1 lần mức bình quân giai đoạn 2018-2022 (29.767 doanh nghiệp) nhưng giảm 2%
so với cùng kỳ năm 2022. Số vốn đăng ký thành lập trong Quý I/2023 đạt 310.331 tỷ
đồng, giảm 34,1% so với cùng kỳ năm 2022.

Tháng 4/2023 trở thành tháng có số lượng doanh nghiệp gia nhập thị trường cao
nhất từ trước đến nay với 15.967 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới cùng số vốn
đăng ký là 154.639 tỷ đồng, tăng 6,4% về số doanh nghiệp và giảm 5,7% về vốn đăng
ký so với cùng kỳ năm 2022.

Tháng 5/2023 có 12.098 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với số vốn đăng
ký là 103.741 tỷ đồng, giảm 9,5% về số doanh nghiệp và giảm 17,5% về vốn đăng
ký so với cùng kỳ năm 2022. (Cục Quản lý đăng ký kinh doanh, 2023)

2.2 Ưu điểm về mặt pháp lý trong đăng ký tên doanh nghiệp

Bảo vệ quyền sở hữu tên doanh nghiệp: Luật doanh nghiệp 2020 đảm bảo quyền
sở hữu tên doanh nghiệp của người đăng ký. Doanh nghiệp có quyền yêu cầu bảo vệ
tên doanh nghiệp và đòi lại quyền sở hữu tên doanh nghiệp đã bị lạm dụng hoặc sao
chép trái phép.

Giảm thiểu tình trạng trùng tên: Luật doanh nghiệp 2020 đặt nhiều quy định và
yêu cầu để giảm thiểu tình trạng trùng tên doanh nghiệp. Quy định cụ thể về việc
kiểm tra và xác minh tên doanh nghiệp đã đăng ký trước đó giúp đảm bảo tính duy
nhất và độc nhất của tên doanh nghiệp và cũng giúp người tiêu dùng có thể nhận diện
và lựa chọn sản phẩm/dịch vụ một cách chính xác.

Đáp ứng yêu cầu quốc tế: Luật doanh nghiệp 2020 điều chỉnh các quy định và
tiêu chuẩn đặt tên doanh nghiệp phù hợp với các yêu cầu quốc tế. Điều này đảm bảo
rằng các doanh nghiệp tại Việt Nam có thể hoạt động và cạnh tranh trên cùng một
sân chơi quốc tế và thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư và đối tác quốc tế.
8
Thúc đẩy phát triển văn hóa doanh nghiệp: Luật doanh nghiệp 2020 khuyến
khích sự phát triển văn hóa doanh nghiệp thông qua việc đặt tên mang tính nhân cách
và ý nghĩa. Tên doanh nghiệp có thể phản ánh giá trị, tầm nhìn và sứ mệnh của doanh
nghiệp, góp phần xây dựng một văn hóa doanh nghiệp mạnh mẽ và độc đáo.

2.3 Hạn chế trong thực tiễn áp dụng luật đặt tên doanh nghiệp

Tên doanh nghiệp là một trong những yếu tố quan trọng góp phần tạo dựng hình
ảnh của doanh nghiệp trên thị trường. Vì thế cho nên, để có thể mang đến hiệu quả
tốt nhất cho việc đặt tên này thì các doanh nghiệp cần phải đảm bảo lựa chọn được
tên hay và ấn tượng để lưu giữ lại trong lòng khách hàng hình ảnh đẹp nhất. Thế
nhưng, thực tế hiện nay thì những bất cập trong đặt tên doanh nghiệp đang trở thành
một trong những vấn đề khó khan gây cản trở đến việc thành lập doanh nghiệp của
nhiều người. Nó đang bộc lộ sự thiếu thực tế khi mà các quy định về đặt tên này đã
mang đến những khó khăn không nhỏ cho các doanh nghiệp.

2.3.1 Mất thời gian, bỏ lỡ cơ hội kinh doanh

Nhiều doanh nghiệp đã rất mệt mỏi chỉ với việc lựa chọn tên doanh nghiệp sao
cho đúng quy định. Đặt tên theo tên riêng của mình thì trùng với doanh nghiệp khác.
Lựa chọn tên theo ý nghĩa cá nhân muốn thì bị xem là vi phạm thuần phong mỹ tục.

Đôi khi chỉ vì những bất cập trong đặt tên doanh nghiệp mà khiến cho các doanh
nghiệp bỏ lỡ nhiều cơ hội kinh doanh hiếm hoi. Ngay cả khi doanh nghiệp chuẩn bị
các giấy tờ và thủ tục đầy đủ mà tên doanh nghiệp đặt không hợp lệ thì chắc chắn là
hồ sơ sẽ không được xét duyệt. Vì thế cho nên là khi lựa chọn đăng ký kinh doanh thì
việc đặt tên doanh nghiệp nếu không cẩn thận sẽ khiến doanh nghiệp vuột mất những
cơ hội kinh doanh chỉ vì lý do là tiến trình thành lập doanh nghiệp bị chậm trễ vì quy
định đặt tên doanh nghiệp.

2.3.2 Đặt tên doanh nghiệp có vi phạm đến việc sử dụng các từ ngữ, kí hiệu
vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tực của dân
tộc

9
Ngày 1-10-2014, Bộ Văn hóa - thể thao và du lịch đã ban hành Thông tư số
10/2014/TT-BVHTTDL (Bộ văn hoá - thể thao và du lịch, 2014) hướng dẫn đặt tên
doanh nghiệp phù hợp với truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức, thuần phong mỹ
tục của dân tộc. Thông tư này áp dụng với các tổ chức, cá nhân đăng ký doanh nghiệp
và hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam và hiệu
lực thi hành kể từ 25-11-2014.

Bất cập: Thông tư số 10/2014/TT-BVHTTDL lại không hề đưa ra khái niệm hay
quy định rằng những ai và như thế nào thì được gọi là danh nhân, là nhân vật lịch sử?
Hay những địa danh nào là địa danh trong các thời kỳ bị xâm lược? Hoặc những từ
ngữ, ký hiệu nào mang ý nghĩa dung tục hoặc thể hiện hoặc ám chỉ sự đe dọa... Trong
khi đó, nội dung của thông tư này chỉ liệt kê những trường hợp đặt tên doanh nghiệp
vi phạm truyền thống lịch sử và văn hóa, đạo đức, thuần phong mỹ tục của dân tộc...
nên rất khó áp dụng và xác định trên thực tế. Cụ thể, tại khoản 1 và 2 trong Điều 2
của Thông tư số 10/2014/TT-BVHTTDL có quy định rằng những trường hợp đặt tên
doanh nghiệp sau đây vi phạm truyền thống lịch sử của dân tộc: Sử dụng tên trùng
tên danh nhân (Khoản 1); ... sử dụng tên đất nước, địa danh trong các thời kỳ bị xâm
lược và tên những nhân vật trong lịch sử bị coi là phản chính nghĩa, kìm hãm sự tiến
bộ (Khoản 2).

Và nội dung của Điều 3 trong Thông tư số 10/2014/TT-BVHTTDL


cũng là những liệt kê các quy định về đặt tên doanh nghiệp vi phạm văn hóa, đạo đức,
thuần phong mỹ tục của dân tộc: Sử dụng từ ngữ, ký hiệu mang ý nghĩa dung tục,
khiêu dâm, bạo lực, tội ác, tệ nạn xã hội; Sử dụng từ ngữ, ký hiệu thể hiện hoặc ám
chỉ sự đe dọa, xúc phạm, phỉ báng, lăng mạ, bôi nhọ, khiếm nhã đối với tổ chức, cá
nhân khác; Sử dụng từ ngữ, ký hiệu thể hiện hoặc ám chỉ sự phân biệt, kỳ thị vùng
miền, dân tộc, tôn giáo, chủng tộc, giới; Các trường hợp khác về sử dụng từ ngữ vi
phạm văn hóa, đạo đức, thuần phong mỹ tục của dân tộc theo quy định của pháp luật.
Như vậy, ở Điều 3 của thông tư này cũng không đưa ra được danh sách danh nhân,
nhân vật lịch sử hay địa danh hoặc từ ngữ, ký hiệu như thế nào được coi là vi phạm
để chủ doanh nghiệp và Cơ quan quản lý đăng ký kinh doanh có cơ sở đối chiếu và
tuân thủ. Do đó, quy định này dễ gây ra sự lúng túng cho doanh nghiệp lẫn cơ quan
10
quản lý. Cụ thể, cơ quan quản lý đăng ký kinh doanh có thể bị từ chối tùy tiện vì lý
do sử dụng tên danh nhân trong khi chưa có bất kỳ danh sách danh nhân nào để xác
định. (Thanh Hải, 2015)

2.3.3 Tên chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh

Khoản 2 điều 40 Luật doanh nghiệp 2020 quy định: Tên chi nhánh, văn phòng
đại diện, địa điểm kinh doanh phải bao gồm tên doanh nghiệp kèm theo cụm từ “Chi
nhánh” đối với chi nhánh, cụm từ “Văn phòng đại diện” đối với văn phòng đại diện,
cụm từ “Địa điểm kinh doanh” đối với địa điểm kinh doanh.

Bất cập: Trong thực tiễn hiện nay, có địa phương bắt buộc quy định tên địa
phương đặt ở trước tên công ty, nhưng lại có địa phương quy định tên địa phương đặt
sau tên công ty. Ví dụ, Chi nhánh tại Đà Nẵng Công ty XYZ hay Chi nhánh công ty
XYZ tại Đà Nẵng. Chỉ một sự khác biệt này nhưng doanh nghiệp cũng phải tốn công
đi lại, sửa đổi công văn xin cấp chứng nhận đăng ký doanh nghiệp với cơ quan quản
lý.

2.3.4 Không được sử dụng tên thương mại, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý của tổ
chức, các nhân đã được bảo hộ để cấu thành tên riêng của doanh nghiệp

Bất cập: Các doanh nghiệp khi lựa chọn tên doanh nghiệp, đăng ký tên doanh
nghiệp đều không biết các vấn đề sở hữu trí tuệ có liên quan đã được quy định tại
Nghị định 01/2021/NĐ-CP. Trường hợp nếu doanh nghiệp có quan tâm thì có thể
cũng chưa đủ kiến thức, kỹ năng để tra cứu đối với các nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý đang
được bảo hộ theo đăng bạ quốc gia hoặc đăng ký quốc tế. Do quy định này không
nằm trong tổng thể quy định về việc cấm đặt tên doanh nghiệp tại Điều 38 Luật doanh
nghiệp mà quy định tại một điều riêng lẻ tại nghị định 01/2021/NĐ-CP (Chính phủ,
2021)

Cơ quan đăng ký kinh doanh khi xem xét tên doanh nghiệp, thông
thường chỉ đánh giá, xem xét trên cơ sở quy định của Luật doanh nghiệp, chưa xem
xét đến vấn đề liên quan đến sở hữu trí tuệ. Chưa có sự phối hợp giữa Cơ quan đăng
ký kinh doanh và Cơ quan quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ khi xem xét, chấp thuận
đối với tên doanh nghiệp đăng ký.
11
Việc chỉ quy trách nhiệm cho người thành lập doanh nghiệp trong quá
trình đăng ký mà không xem xét đến trách nhiệm của cơ quan đăng ký kinh doanh
khi thẩm định tên doanh nghiệp là không thoả đáng. Doanh nghiệp khi được cấp Giấy
chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thì họ tin rằng tên doanh nghiệp được cấp là hợp
pháp.

12
CHƯƠNG 3:

ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN

3.1 Hoàn thiện quy định của pháp luật về đăng ký, sử dụng tên doanh
nghiệp

Thứ nhất: Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch ban hành Thông tư thay thế Thông
tư 10/2014/TTLT-BVHTTDL hướng dẫn về việc đặt tên tiếng Việt của DN phù hợp
với truyền thống lịch sử văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc, theo
đó bổ sung danh sách tên danh nhân, nhân vật lịch sử, tên đất nước trong các thời kỳ
bị xâm lược, tên những nhân vật trong thời kỳ lịch sử bị coi là phản chính nghĩa, kìm
hãm sự tiến bộ, tên của những nhân vật lịch sử là giặc ngoại xâm hoặc những người
có tội với đất nước, với dân tộc không được sử dụng để đặt tên doanh nghiệp; quy
định cụ thể về cơ chế phối hợp giữa cơ quan đăng ký kinh doanh và cơ quan văn hoá,
thể thao và du lịch địa phương trong việc xem xét tên doanh nghiệp có phù hợp với
truyền thống lịch sử, văn hoá, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc hay không.

Quy định cụ thể như vậy sẽ giúp các cơ quan đăng ký kinh doanh
có cơ sở để xem xét chấp thuận hay không chấp thuận tên doanh nghiệp dự định đăng
ký, giúp cho doanh nghiệp có đầy đủ thông tin khi tiến hành đặt tên doanh nghiệp.

Thứ hai: Cơ quan quản lý có thể xem xét điều chỉnh quy định về việc đặt tên
cho chi nhánh, văn phòng đại diện, và địa điểm kinh doanh. Cơ quan quản lý nên đảm
bảo sự thống nhất trong quy định đặt tên địa phương cho các địa phương khác nhau.
Điều này giúp giảm sự rối loạn và mâu thuẫn khi doanh nghiệp hoạt động ở nhiều địa
phương khác nhau.

Thứ ba: Sửa đổi Nghị định 01/2021/NĐ-CP theo hướng đảm bảo quyền lợi hợp
pháp của doanh nghiệp, quy định trách nhiệm của Cơ quan đăng ký kinh doanh trong
quá trình cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp liên quan đến tên doanh nghiệp
để giảm thiểu tối đa thiệt hại cho doanh nghiệp trong quá trình hoạt động kinh doanh

3.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về đăng ký, sử dụng tên
doanh nghiệp

13
3.2.1 Xây dựng cơ sở dữ liệu liên thông giữa cơ quan quản lý đăng ký kinh
doanh và cơ quan quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ

Để giảm thiểu tranh chấp giữa tên doanh nghiệp với nhãn hiệu và tên thương
mại, chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ, Bộ Khoa học và Công nghệ và Bộ Kế hoạch
và Đầu tư thiết lập hệ thống cơ sở dữ liệu liên thông, theo đó hệ thống này cần cập
nhật thông tin của doanh nghiệp trong cả nước hoạt động theo Luật doanh nghiệp và
các luật chuyên ngành khác. Doanh nghiệp được cấp tên theo nguyên tác cụ thể, thống
nhất, theo một quy chuẩn chỉ gồm ba tiêu chỉ: loại hình, ngành nghề kinh doanh (nếu
có) và tên riêng (thành phần phân biệt). Khi tra cứu doanh nghiệp thì cũng có đầy đủ
các thông tin về ngành nghề kinh doanh mà doanh nghiệp đã đăng ký. Hiện nay, cổng
thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia cũng đã tích hợp đầy đủ các thông tin nêu
trên liên quan đến doanh nghiệp. Hệ thống này cũng phải xác định được các điểm
giao thoa đồng nhất với hệ thống tiêu chí của Cục sở hữu trí tuệ khi xem xét cấp Giấy
chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hóa, chỉ dẫn địa lý và điều kiện bảo hộ “tên
thương mại”.

Khi hệ thống cơ sở dữ liệu này được thiết lập, Cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ
dễ dàng tiếp cận và tra cứu các nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ tại Việt
Nam, giảm thiểu bớt các trường hợp cấp tên doanh nghiệp trùng hoặc tương tự gây
nhầm lẫn với các nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ.

3.2.2. Nâng cao nhận thức về pháp luật đăng ký, sử dụng tên doanh nghiệp

Các cơ quan truyền thông, báo chí tích cực tuyên truyền, phổ biến pháp luật qua
các phóng sự, chuyên đề, bài viết; các cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức, hiệp
hội tổ chức các cuộc hội thảo, chuyên để cho các doanh nghiệp với nội dung sau:

Thứ nhất, phổ biển, tuyên truyền cho doanh nghiệp chủ động tra cứu cơ sở dữ
liệu của Cục sở hữu trí tuệ liên quan đến các nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý đang được bảo
hộ; tra cứu cơ sở dữ liệu của WIPO về đăng ký nhãn hiệu quốc tế để tránh sử dụng
nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý được bảo hộ do cấu thành tên riêng của doanh nghiệp; trách
nhiệm của doanh nghiệp khi đặt tên doanh nghiệp xâm phạm quyền sở hữu công
nghiệp.
14
Thứ hai, phổ biến doanh nghiệp chủ động tránh sử dụng thành phần phân biệt
(tên riêng của doanh nghiệp) đã được đăng ký và sử dụng trong lĩnh vực kinh doanh
trùng hoặc tương tự với lĩnh vực kinh doanh mà mình đăng ký. Do tên thương mại tự
động được xác lập qua quá trình sử dụng nên người thành lập doanh nghiệp không
có cơ sở dữ liệu để tra cứu mà phải tự tìm hiểu thông qua hoạt động kinh doanh.

Thứ ba, phổ biến quy định của pháp luật doanh nghiệp do các cá nhân, tổ chức
hiểu được trách nhiệm của người thành lập doanh nghiệp khi đăng ký thành lập doanh
nghiệp. Doanh nghiệp phải tự chịu trách nhiệm trước pháp luật nếu đặt tên doanh
nghiệp xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp. Trong quá trình hoạt động kinh doanh,
nếu cơ quan có thẩm quyền kết luận tên doanh nghiệp xâm phạm quyền sở hữu công
nghiệp thì doanh nghiệp có tên vi phạm phải tiến hành đổi tên doanh nghiệp, không
phụ thuộc vào việc Cơ quan đăng ký kinh doanh đã cấp Giấy chứng nhận đăng ký
doanh nghiệp.

Thứ tư, khuyến khích các doanh nghiệp tư bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp
của mình, đặc biệt là đối với tên thương mại; cung cấp các thông tin, bằng chứng
chứng minh tên thương mại mà doanh nghiệp đang sử dụng dễ xưng danh trong hoạt
động kinh doanh đáp ứng các điều kiện bảo hộ theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ
(Quốc hội, Số: 50/2005/QH11 Luật sở hữu trí tuệ, 2005) (quá trình sử dụng. thời điểm
bắt đầu sử dụng, khu vực có khách hàng, bạn hàng, lĩnh vực kinh doanh...) cho Cục
sở hữu trí tuệ đã đăng tải lên cơ sở dữ liệu của Cục sở hữu trí tuệ hoặc công bố công
khai trên các phương tiện thông tin đại chúng.

3.2.3 Nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ đăng ký kinh doanh,
lực lượng (cán bộ) thực thi quyền sở hữu công nghiệp; tăng cường hướng dẫn,
trao đổi thông tin, nghiệp vụ

Bộ Khoa học và Công nghệ phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư tô chúc các
lớp đào tạo, tập huấn:

- Thứ nhất, đào tạo, tập huấn cho cán bộ Phòng Đăng ký kinh doanh liên quan
đến pháp luật về sở hữu công nghiệp (quyền đối với nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, tên
thương mại) trong quá trình xem xét cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
15
(trong đó có tên doanh nghiệp). Khi xem xét cấp tên doanh nghiệp, Phòng Đăng ký
kinh doanh không chỉ xem xét đến tên doanh nghiệp có trùng hoặc gây nhầm lần hoặc
thuộc vào các quy định cảm theo quy định của Luật doanh nghiệp và Nghị định
01/2021/NĐ-CP, mà cần phải xem xét thêm các nội dung sau dây:

Thành phần tên riêng của doanh nghiệp có trùng với nhãn hiệu, tên thương mại
hay chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ hay không để khuyến cáo doanh nghiệp, tránh
những tranh chấp xảy ra sau khi doanh nghiệp đi vào hoạt động.

Thành phần tên riêng của doanh nghiệp trùng với nhãn hiệu nổi tiếng, nhãn hiệu
sử dụng rộng rãi thì phải xem xét để từ chối cấp tên doanh nghiệp.

Trường hợp có vướng mắc, Phòng Đăng ký kinh doanh liên hệ với Cục sở hữu
trí tuệ để được cung cấp thông tin đầy đủ.

Để xem xét nội dung này cần phải có thêm thời gian. Nếu quy định thời hạn cấp
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp 03 ngày như hiện nay thì không đảm bảo về
thời hạn theo quy định của pháp luật.

- Thứ hai, đào tạo tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ về sở hữu công nghiệp cũng
như quy định của pháp luật đăng ký kinh doanh cho các cán bộ làm công tác thực thi
quyền sở hữu công nghiệp ở Trung ương cũng như địa phương, đáp ứng được yêu
cầu thực tiễn giải quyết vụ việc.

3.2.4 Cải thiện việc hướng dẫn và tư vấn về đặt tên doanh nghiệp

Xây dựng một hệ thống hướng dẫn và tư vấn chuyên sâu về việc đặt tên doanh
nghiệp, bao gồm việc tạo ra các tài liệu, hướng dẫn và tư vấn trực tiếp từ các chuyên
gia trong lĩnh vực này.

Tổ chức các khóa đào tạo và hội thảo về việc đặt tên doanh nghiệp, nhằm nâng
cao nhận thức và kiến thức của các doanh nghiệp và chuyên gia trong việc lựa chọn
tên thương hiệu phù hợp và hiệu quả.

16
KẾT LUẬN

Được dẫn dắt bởi khảo sát thực tế về việc áp dụng pháp luật trong việc đăng ký
và sử dụng tên doanh nghiệp, nghiên cứu đã chỉ ra rằng vẫn tồn tại nhiều khó khăn
và vướng mắc do sự thiếu đồng bộ và thống nhất của pháp luật hiện hành. Do đó, cần
tìm hiểu và đề xuất các giải pháp hoàn thiện nhằm đáp ứng yêu cầu thực tế.

Phương hướng để hoàn thiện pháp luật liên quan đến việc đăng ký và sử dụng
tên doanh nghiệp tập trung vào việc cải tiến nội dung và hoàn thiện các quy định pháp
luật. Trong việc đăng ký và sử dụng tên doanh nghiệp, luật doanh nghiệp cần đóng
vai trò quan trọng trong việc ngăn chặn các hành vi vi phạm và tăng cường khả năng
thực thi pháp luật đối với việc đăng ký và sử dụng tên doanh nghiệp. Đồng thời, cần
xây dựng các cơ chế bổ sung để thực hiện pháp luật một cách hiệu quả trong việc
đăng ký và sử dụng tên doanh nghiệp.

Dựa trên việc nghiên cứu về những hạn chế hiện tại trong việc đặt tên doanh
nghiệp theo luật doanh nghiệp và kinh nghiệm áp dụng pháp luật về đăng ký và sử
dụng tên doanh nghiệp, tác giả đã đề xuất một số phương hướng và giải pháp nhằm
hoàn thiện pháp luật trong lĩnh vực này. Các đề xuất bao gồm việc xây dựng cơ sở
dữ liệu liên kết giữa cơ quan quản lý đăng ký kinh doanh và cơ quan quản lý nhà
nước về sở hữu trí tuệ, nâng cao nhận thức của công chúng về pháp luật đăng ký và
sử dụng tên doanh nghiệp, Cải thiện việc hướng dẫn và tư vấn về đặt tên doanh
nghiệp, tăng cường chất lượng đào tạo và bồi dưỡng cán bộ đăng ký kinh doanh và
lực lượng thực thi quyền sở hữu công nghiệp, cũng như nâng cao sự hướng dẫn và
trao đổi thông tin về nghiệp vụ.

17
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Văn bản quy phạm pháp luật
1. Quốc hội (2020). Luật số: 59/2020/QH14 - Luật Doanh Nghiệp ngày 17/6/2020. Hà
Nội.
2. Chính phủ (2021). Số: 01/2021/NĐ-CP Nghị định về đăng ký doanh nghiệp. Hà
Nội.
3. Quốc hội (2005). Số: 50/2005/QH11 Luật sở hữu trí tuệ. Hà Nội.
4. Bộ văn hoá - thể thao và du lịch. (2014). Thông tư số: 10/2014/TT-BVHTTDL về
hướng dẫn đặt tên doanh nghiệp phù hợp với truyền thống lịch sử, văn hoá, đạo đức.
Các website
5. Thanh Hải. (22/5/2015). Quy định về đặt tên doanh nghiệp và những bất cập. Trang
web Báo Bình Phước: https://baobinhphuoc.com.vn/news/9/54346/quy-dinh-ve-dat-ten-
doanh-nghiep-va-nhung-bat-cap
Ngày truy cập: 6/7/2023
6. Cục Quản lý đăng ký kinh doanh. (2023). Tình hình đăng ký doanh nghiệp. Trang
web Cổng thông tin Quốc gia về đăng ký doanh nghiệp:
https://dangkykinhdoanh.gov.vn/vn/chuyen-muc/598/tinh-hinh-dang-ky-doanh-
nghiep.aspx
Ngày truy cập: 6/7/2023

You might also like