You are on page 1of 93

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

MỤC LỤC
NỘI DUNG
● MỤC LỤC ............................................................................................................ i
● DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ............................................................................. iii
● DANH MỤC HÌNH ẢNH.................................................................................. vi
● LỜI MỞ ĐẦU .................................................................................................. viii
● CHƯƠNG 1 ..........................................................................................................1
TỔNG QUAN HỆ THỐNG THÔNG TIN DI ĐỘNG 5G ..................................1
1.1. Kiến trúc hệ thống thông tin di động 5G .......................................................1
1.1.1. Kiến trúc mạng 5G E2E ..........................................................................1
1.1.2. Kiến trúc cắt mạng..................................................................................2
1.1.3. Chức năng mạng vEPC...........................................................................4
1.1.4. NFV MANO (Quản lý và Điều phối) ......................................................6
1.1.5. Thiết kế kiến trúc mạng di động 5G........................................................8
1.1.6. Kiến trúc 5G dựa trên NGMN Envision .................................................9
1.2. Các thông số kỹ thuật yêu cầu đối với hệ thống 5G ....................................10
1.3. Bảo mật mạng 5G ........................................................................................13
1.4. Hiệu suất mạng 5G ......................................................................................14
1.5. Kỹ thuật điều chế trong 5G .........................................................................15
1.5.1. Điều chế khóa dịch pha (PSK)..............................................................15
1.5.2. Điều chế biên độ cầu phương (QAM) ...................................................15
1.6. Những thách thức trong quá trình phát triển hệ thống 5G ..........................15
● CHƯƠNG 2 ........................................................................................................18
TỔNG QUAN VỀ KỸ THUẬT NOMA TRONG 5G .......................................18
2.1. Đa truy cập phi trực giao (NOMA) .............................................................18
2.2. Nguyên lý hoạt động của NOMA ................................................................20
2.2.1. NOMA cho đường xuống ......................................................................21
2.2.2. NOMA cho đường lên ...........................................................................23
2.3. Đặc điểm của NOMA ..................................................................................24
2.3.1. Sự cần thiết của NOMA trong 5G.........................................................24
2.3.2. Những ưu điểm của NOMA so với OMA ..............................................26
2.4. Ghép nối người dùng trong NOMA ............................................................31

SVTH: Lê Văn Lĩnh GVHD: PGS.TS. Nguyễn Văn Cường


i
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

2.4.1. Mô hình toán học ..................................................................................32


2.4.2. So sánh SC-NOMA và TDMA ...............................................................34
2.5. So sánh công suất của NOMA với OMA ....................................................35
2.5.1. Mô hình hệ thống ..................................................................................35
2.5.2. Mô hình tín hiệu cho NOMA .................................................................35
2.5.3. Mô hình tín hiệu cho OMA ...................................................................38
● CHƯƠNG 3 ........................................................................................................41
ĐÁNH GIÁ TỶ LỆ LỖI BIT VÀ PHÂN BỔ CÔNG SUẤT TRONG KỸ
THUẬT ĐA TRUY CẬP PHI TRỰC GIAO ...........................................................41
3.1. Mã hóa chồng chất .......................................................................................41
3.2. Loại bỏ nhiễu liên tiếp (SIC) .......................................................................44
3.3. Mô phỏng BER của NOMA trong kênh AWGN (Nhiễu Gausse trắng cộng
sinh) 48
3.3.1. Giả định mô phỏng ...............................................................................48
3.3.2. Mô hình hệ thống ..................................................................................48
3.3.3. Mô phỏng trong matlab ........................................................................49
3.4. Mô phỏng BER của NOMA trong kênh mờ dần Rayleigh .........................51
3.4.1. Mô hình hệ thống ..................................................................................51
3.4.2. Mô hình tín hiệu ....................................................................................52
3.4.3. Mô phỏng Matlab..................................................................................54
3.5. Phân bổ công suất trong NOMA .................................................................58
3.5.1. BER của NOMA khi phân bổ công suất cố định...................................58
3.5.2. So sánh phân bổ công suất cố định và công bằng ................................60
● KẾT LUẬN VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN ĐỀ TÀI ...........................................64
● TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................65
● PHỤ LỤC ...........................................................................................................67

SVTH: Lê Văn Lĩnh GVHD: PGS.TS. Nguyễn Văn Cường


ii
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Từ viết
Tiếng Anh Tiếng Việt
tắt

3rd Generation Partnership


3GPP Dự án đối tác thế hệ thứ 3
Project

5G Fifth Generation Thế hệ di động thứ năm

Additive White Guassian


AWGN Tạp âm Guass trắng cộng
Noise

BS Base Station Trạm gốc

BTS Base Tranceiver Station Trạm thu phát gốc

Divice to Divice Truyền thông Thiết bị - Thiết


D2D
Communication bị

DL Downlink Đường xuống

Enhanced Data Rates for GSM Tốc độ số liệu tăng cường để


EDGE
Evolution phát triển GPRS

EE Efficient Energy Hiệu quả năng lượng

Băng thông rộng di động


eMBB enhanced Mobile Broadband
nâng cao

E2E End to End Quy trình đầu cuối

SVTH: Lê Văn Lĩnh GVHD: PGS.TS. Nguyễn Văn Cường


iii
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

GPRS General Packet Radio Service Dịch vụ vô tuyến gói chung

Global System for Mobile Hệ thống thông tin di động


GSM
Communication toàn cầu

LTE Long Term Evolution Phát triển dài hạn

Long Term Evolution -


LTE-A Phát triển dài hạn nâng cao
Advanced

Machine to Machine
M2M Truyển thông Máy - Máy
Communication

MIMO Multi-Input Multi-Output Nhiều đầu vào – Nhiều đầu ra

Massive Massive Multi-Input Multi- Nhiều đầu vào – Nhiều đầu ra


MIMO Output cỡ lớn

massive Machine Type Truyền thông hệ máy số


mMTC
Communications lượng lớn

Non-Orthogonal Multiple
NOMA Đa truy nhập phi trực giao
Access

OMA Orthogonal Multiple Access Đa truy nhập trực giao

QoS Quality of Service Chất lượng dịch vụ

RAN Radio Access Network Mạng truy nhập vô tuyến

SVTH: Lê Văn Lĩnh GVHD: PGS.TS. Nguyễn Văn Cường


iv
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

SC- Đa truy nhập phi trực giao


Single-carrier NOMA
NOMA sóng mang đơn

Successive Interference
SIC Kỹ thuật triệt nhiễu liên tiếp
Cancellation

Signal to Interference plus Tỷ số tín hiệu trên nhiễu cộng


SINR
Noise Ratio tạp âm

Time Division Multiple Đa truy nhập phân chia theo


TDMA
Access thời gian

UE User Equipment Thiết bị người sử dụng

SVTH: Lê Văn Lĩnh GVHD: PGS.TS. Nguyễn Văn Cường


v
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

DANH MỤC HÌNH ẢNH

Số hiệu Tên hình ảnh Trang

1.1 Lộ trình phát triển của hệ thống thông tin di động. 2

2.1 Mô hình trạm HAPS trong tương lai. 14

2.2 Mô hình dự kiến mạng 5G. 15

2.3 Các kịch bản ứng dụng của 5G. 18

2.4 So sánh tốc độ của các hệ thống di động. 19

2.5 Yêu cầu cơ bản đối với hệ thống 5G. 20

2.6 Các băng tần mạng phổ biến nhất trong dải tần 0-100 GHz. 23

2.7 Trạm thu phát sóng 5G đầu tiên của Việt Nam. 26

3.1 Hoạt động của máy thu NOMA 30

3.2 So sánh sự phân bổ tài nguyên giữa OMA và NOMA cho các UE 31

3.3 NOMA đường xuống cho K người sử dụng 33

3.4 NOMA đường lên cho K người sử dụng 35

So sánh dung lượng kênh của OMA và NOMA trong kênh


3.5 39
AWGN

Phân bổ công suất tối ưu và phân bổ công suất cố định của


3.6 42
NOMA và OMA trong giao tiếp mmWave

4.1 So sánh phổ tần sử dụng giữa NOMA và OMA tại đường xuống 51

So sánh thông lượng của NOMA và OMA trong kênh đối xứng
4.2 52
đường xuống

So sánh thông lượng của NOMA và OMA trong kênh bất đối
4.3 53
xứng đường xuống

4.4 So sánh OFDMA với NOMA 54

SVTH: Lê Văn Lĩnh GVHD: PGS.TS. Nguyễn Văn Cường


vi
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

4.5 Kịch bản mô phỏng 56

Tốc độ người dùng trong trường hợp kênh đối xứng NOMA &
4.6 60
OFDMA

Tốc độ người dùng trong trường hợp kênh đối xứng NOMA &
4.7 61
OFDMA

4.8 Hiệu suất năng lượng và hiệu suất phổ của NOMA & OFDMA 63

SVTH: Lê Văn Lĩnh GVHD: PGS.TS. Nguyễn Văn Cường


vii
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

LỜI MỞ ĐẦU
Ngày nay thông tin di động đóng một vai trò quan trọng đối với sự phát triển
kinh tế, xã hội của các nước trên thế giới. Nhu cầu người sử dụng mong muốn trải
nghiệm Internet bất cứ nơi nào và bất cứ khi nào họ muốn thông qua bất kỳ thiết bị
nào. Sự bùng nổ của thiết bị di động thông minh, ứng dụng di động và các tiện ích
khác đòi hỏi sự đáp ứng của mạng di động thế hệ mới. Gần đây, các nhà khai thác
mạng di động đã triển khai hệ thống LTE (Long Term Evolution) để cung cấp truy
cập nhanh hơn, độ trễ thấp và hiệu quả cao hơn so với các thế hệ mạng di động
trước đây. Mặc dù mạng di động 4G đã có bước phát triển vượt bậc nhưng với xu
hướng phát triển của xã hội hiện nay, các nhà phân tích cho rằng đến năm 2020, sẽ
liên tục xảy ra tình trạng quá tải thông tin. Do đó, sự ra đời của mạng di động 5G là
điều cần thiết.
Với tiềm năng to lớn cho cả người tiêu dùng và công nghiệp, hệ thống thông
tin di động 5G dự kiến sẽ triển khai vào năm 2020. Và các nghiên cứu về mạng di
động 5G đang là xu hướng nghiên cứu chung của các nhà khoa học, các kỹ sư đến
từ các hãng truyền thông cũng như các trường đại học trên thế giới cũng như ở Việt
Nam.
Hệ thống di động 5G đòi hỏi: hiệu suất phổ cao (gấp 2 đến 10 lần hiệu suất
phổ trong 4G), độ trễ cực thấp (cỡ 1ms - bằng một phần năm độ trễ trong 4G), tốc
độ dữ liệu người dùng cao (10 - 20 Gbps, tức là gấp 10 - 20 lần tốc độ dữ liệu đỉnh
trong 4G), mật độ kết nối dày đặc với khả năng kết nối cực cao… Do đó, cần phải
có những công nghệ mới để đáp ứng được những yêu cầu nêu trên. Và đa truy nhập
phi trực giao (NOMA) là một trong số những công nghệ mới đó.
Hiện tại, có rất nhiều hướng nghiên cứu trong mạng di động 5G như bảo mật
thông tin, an toàn thông tin, kiến trúc mạng, kỹ thuật điều chế… Tuy nhiên, trong
đồ án này em lựa chọn việc phân tích đánh giá hiệu năng của hệ thống bằng việc
ứng dụng kỹ thuật đa truy nhập phi trực giao NOMA để em có thể hiểu rõ hơn về hệ
thống mạng 5G cũng như kỹ thuật NOMA. Và đây cũng chính là lí do em lựa chọn
đề tài “Nghiên cứu Kỹ thuật đa truy cập phi trực giao cho mạng 5G” làm đồ án
tốt nghiệp.
Mục tiêu của đồ án: Tìm hiểu tổng quan về mạng di động 5G, kỹ thuật đa truy
nhập phi trực giao và cuối cùng là thực hiện đánh giá hiệu năng mạng đường xuống
NOMA qua giá trị tỉ lệ lỗi bit (Bit Error Rate – BER), tốc độ dữ liệu và xác suất
dừng (Outage Probability – OP)
Nội dung đồ án: gồm các chương
Chương 1: Tổng quan hệ thống thông tin di động 5G.
Chương 2: Tổng quan về kỹ thuật NOMA trong 5G.
Chương 3: Đánh giá tỷ lệ lỗi Bit và phân bổ công suất trong kỹ thuật NOMA.

SVTH: Lê Văn Lĩnh GVHD: PGS.TS. Nguyễn Văn Cường


viii
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

Trong thời gian làm đồ án tốt nghiệp, em đã nhận được nhiều sự giúp đỡ, đóng
góp ý kiến và chỉ bảo nhiệt tình của thầy cô, gia đình và bạn bè.
Em xin gửi lời cảm ơn đến các thầy cô trong khoa Điện tử - Viễn thông đã tạo
điều kiện, giúp đỡ và trang bị cho em những kiến thức quý báu. Em cũng xin chân
thành cảm ơn thầy giáo PGS.TS. Nguyễn Văn Cường đã hướng dẫn tận tình và giúp
đỡ em hoàn thành tốt đồ án đúng thời hạn.
Tuy nhiên, do hạn chế về mặt thời gian cũng như năng lực bản thân nên nội
dung của đồ án không tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong thấy cô giáo và các
bạn quan tâm và đóng góp ý kiến thêm để đồ án này được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!

Đà Nẵng, ngày 14 tháng 12 năm 2022


Sinh viên thực hiện

Lê Văn Lĩnh

SVTH: Lê Văn Lĩnh GVHD: PGS.TS. Nguyễn Văn Cường


ix
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN HỆ THỐNG THÔNG TIN DI ĐỘNG 5G
● Giới thiệu chương: 5G là thế hệ thứ năm của công nghệ di động không dây,
cung cấp tốc độ tải lên và tải xuống nhanh hơn, kết nối ổn định hơn và dung lượng
được cải thiện so với các mạng trước đây. 5G nhanh hơn và đáng tin cậy hơn nhiều
so với các mạng 4G phổ biến hiện nay và có tiềm năng thay đổi cách chúng ta sử
dụng internet để truy cập các ứng dụng, mạng xã hội và thông tin. Ví dụ: công nghệ
như xe ô tô tự lái, ứng dụng trò chơi tiên tiến và phương tiện truyền phát trực tiếp
yêu cầu kết nối dữ liệu tốc độ cao, đáng tin cậy sẽ được hưởng lợi rất nhiều từ kết
nối 5G.
1.1. Kiến trúc hệ thống thông tin di động 5G
1.1.1. Kiến trúc mạng 5G E2E
Hình dưới đây cho thấy kiến trúc mạng 5G E2E, trong đó phác thảo mạng 5G
E2E, các trạm gốc chủ yếu được tập trung cho quá trình chuyển đổi từ 3G sang 4G,
do giao tiếp không dây bị tắc nghẽn từ các trạm gốc. Tuy nhiên, trong khi giao dịch
từ 4G sang 5G, kiến trúc E2E của mạng 5G có ý nghĩa hơn nhiều vì trong mạng 5G,
trạm gốc không phải là nút cổ chai chính.
Hình 1.1 dưới đây mô tả kiến trúc của E2E do Huawei phát triển cho 5G.

Hình 1.1: Kiến trúc mạng 5G

SVTH: Lê Văn Lĩnh GVHD: PGS.TS. Nguyễn Văn Cường


1
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

Hình 1.1 Thực thể Quản lý Dịch vụ và Mạng tương tác với tất cả các cấp dọc.
Các lát mạng khác nhau được thể hiện ở Cấp độ Mạng với các bộ chức năng mạng
được kết nối với nhau (NF) khác nhau. Biểu diễn logic như vậy được ánh xạ thêm
tới các tài nguyên cơ sở hạ tầng dựa trên phần cứng/phần mềm cư trú trong cái gọi
là Cấp độ Tài nguyên & Chức năng (Resources & Functional Level).
Ở cấp độ dịch vụ (Service level): Nhà cung cấp lát cắt cung cấp giao diện
hướng bắc (NBI) cho người thuê nơi họ có thể yêu cầu/sửa đổi/giám sát/kiểm soát
lát cắt của mình theo thỏa thuận cấp độ dịch vụ (SLA) với nhà cung cấp lát cắt. Các
nhu cầu của các doanh nghiệp khác nhau được nắm bắt bởi SLA có thể yêu cầu các
phiên bản khác nhau của NF được liên kết với các phiên bản lát mạng.
Ở cấp độ mạng (Network level): Được thiết kế riêng cho các thiết bị khác nhau
dựa trên mức độ hỗ trợ cần thiết. Đặc biệt, thiết bị đầu cuối của người dùng như một
phần của chuỗi E2E này có thể đóng vai trò tiêu điểm hơn bằng cách cung cấp vị trí,
khả năng và số liệu thống kê để cho phép mạng tối ưu hóa các NF. Điều này cũng
phù hợp với quá trình chuyển đổi để tăng cường hơn nữa Giao tiếp giữa thiết bị với
thiết bị (D2D). Ví dụ trong Hình 2-2 mô tả hai trường hợp lát cắt mạng mẫu được
điều chỉnh cho các ngành dọc ô tô và Internet vạn vật (IoT), trong đó các NF do
3GPP xác định được sử dụng để minh họa. Để hỗ trợ các dịch vụ quan trọng và độ
trễ thấp trong lát ô tô, các NF được khởi tạo ở đám mây biên, trong khi các NF có
thể được khởi tạo trong đám mây trung tâm cho lát IoT cho phép triển khai hiệu quả
hơn về chi phí.
Hệ điều hành mạng (Network operating system) ánh xạ các lát mạng logic tới
cấp độ “tài nguyên và chức năng”, ví dụ: sử dụng các bộ điều khiển (có thể lập
trình) khác nhau, cũng như các kỹ thuật ảo hóa.

1.1.2. Kiến trúc cắt mạng


Một số thỏa thuận cấp độ dịch vụ tự trị đang được cung cấp bởi Kiến trúc cắt
mạng để đáp ứng nhu cầu cần thiết. Một lát cắt mạng có thể được phân loại thành hai
loại: một dành cho thể hiện mạng con của lát cắt mạng RAN (NSSI) và loại còn lại
dành cho CN NSSI.
Một mạng cắt mạng có thể cung cấp một số dịch vụ khác nhau cùng một lúc và
dịch vụ và mạng cắt mạng là độc lập. Hình dưới đây cho thấy sơ đồ 3GPP của mạng
cắt.

SVTH: Lê Văn Lĩnh GVHD: PGS.TS. Nguyễn Văn Cường


2
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

Hình 1.2: Kiến trúc cắt mạng


 Lớp cơ sở hạ tầng (Infrastructure Layer)
Lớp này bao gồm cơ sở hạ tầng vật lý, tài nguyên ảo hóa, NFV và SDN và nó
sẽ hỗ trợ kết nối như một dịch vụ. IL bao gồm việc triển khai, kiểm soát và quản lý
cơ sở hạ tầng. Sử dụng SDN, NFV và các công nghệ liên quan khác, tài nguyên mạng
vật lý, bao gồm điện toán, lưu trữ và mạng, được chuyển đổi thành tài nguyên mạng
ảo. Hơn nữa, các yếu tố cơ sở hạ tầng khác nhau có thể được sử dụng để đáp ứng nhu
cầu của nhiều lát cắt khác nhau. Với mạng lõi và mạng biên, có một thỏa thuận chung
để triển khai chức năng mạng ảo bằng cách sử dụng cơ sở hạ tầng phần cứng chung.
Tuy nhiên, do các ràng buộc khác nhau của các dịch vụ khác nhau được triển khai
trên mạng, cơ sở hạ tầng đám mây định vị tập trung đơn giản có thể không phù hợp
với tất cả các lát cắt. Lớp này cũng bao gồm cơ sở hạ tầng đám mây biên và đám mây
lõi, đồng thời các phương pháp kiểm soát SDN hiệu quả được sử dụng để thúc đẩy
tính linh hoạt của mạng
 Lớp chức năng mạng (Network Function Layer)
NFL bao gồm mặt phẳng người dùng và mặt phẳng điều khiển, có thể được cấu
hình thông qua trình quản lý hợp nhất. Lớp này có thể được điều chỉnh cho phù hợp
với các trường hợp sử dụng cụ thể, biến các lát mạng thành các gói vận hành dịch vụ
và tài nguyên. Tất cả các chức năng liên quan đến cắt được thực hiện trong lớp này.
Lớp này hỗ trợ quản lý vòng đời, bao gồm quản lý, kiểm soát, điều chỉnh và kết thúc
đối với từng lát mạng. Nó cũng cung cấp các giao diện trên các ứng dụng và chức

SVTH: Lê Văn Lĩnh GVHD: PGS.TS. Nguyễn Văn Cường


3
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

năng mạng. Các dịch vụ mạng chạy dưới sự kiểm soát và giám sát của trình quản lý
chức năng lát cắt mạng (NSFM).
 Lớp kinh doanh (Business Layer)
Mạng phải có khả năng đáp ứng nhiều yêu cầu, bao gồm phẫu thuật từ xa,
Internet xúc giác, lái xe tự động và lưới điện thông minh. Sách trắng 5GMF chia giao
tiếp của mạng di động 5G thành ba loại: băng thông rộng di động nâng cao (eMBB),
giao tiếp kiểu máy lớn (mMTC) và giao tiếp siêu tin cậy và độ trễ thấp (URLLC).
 Điều phối và quản lý (Orchestration and Management)
Các chức năng quản lý và điều phối hiệu quả là những thành phần thiết yếu của
mạng di động. Mỗi lát phải được quản lý độc lập và có khả năng bảo mật độc lập để
ngăn chặn các thực thể trái phép truy cập thông tin quản lý. Các chức năng SDN gần
đây đã được phát triển để thực hiện các hoạt động mạng. Các chức năng điều khiển
được tách biệt khỏi mặt phẳng dữ liệu thông qua giao diện có độ phức tạp thấp. Việc
tách rời này mang lại tính linh hoạt, khả năng mở rộng và tính khả dụng cao hơn đồng
thời giảm chi phí. Đối với các dịch vụ cụ thể, hành vi của các mạng có thể được thay
đổi bằng cách sửa đổi phần mềm điều khiển các chức năng. Việc kiểm soát kiến trúc
mạng di động 5G áp dụng khái niệm quản lý và kiểm soát mạng di động được xác
định bằng phần mềm (SDMNCM). Các chức năng được thực thi bởi bộ điều khiển,
bao gồm các chức năng của mặt phẳng điều khiển mạng di động. Chúng ta đề nghị
phát triển một cơ sở thông tin hợp lý có thể được sử dụng trong SDMNCM. Dữ liệu
có thể được đặt tùy ý trên đám mây cạnh. Sử dụng phương pháp do phần mềm xác
định, tất cả các chức năng này có thể được thực hiện bởi bộ điều khiển di động do
phần mềm xác định có thể lập trình, điều này sẽ có giá trị lớn trong hoạt động của
mạng di động.

1.1.3. Chức năng mạng vEPC


vEPC là một mạng và là viết tắt của lõi gói phát triển ảo. Virtual Evolve Packet
Core (vEPC) là một phác thảo để chuyển đổi và xử lý dữ liệu cho các mạng di động.
Nhiều chức năng mạng ảo (VNF) ảo hóa các chức năng của lõi gói phát triển LTE
(EPC). Việc giảm chi phí xây dựng và khả năng triển khai nhanh các môi trường dịch
vụ được cung cấp bởi ảo hóa. Các chức năng của lõi gói nâng cao (EPC) LTE được
so sánh với các thành phần của vEPC lõi gói nâng cao trong Hình 1.3.

SVTH: Lê Văn Lĩnh GVHD: PGS.TS. Nguyễn Văn Cường


4
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

Hình 1.3: Sơ đồ mạng vEPC


 Chức năng quản lý truy cập và di động (AMF)
AMF có một số chức năng của 4G EPC MME; nó quản lý đăng ký, kết nối,
tính di động, bối cảnh, xác thực truy cập và ủy quyền.
 Chức năng quản lý phiên (SMF)
SMF có một số chức năng của chức năng 4G EPC MME/PGW; nó quản lý
phiên, phân bổ địa chỉ IP (tĩnh hoặc DHCP), điều khiển lưu lượng và thực thi chính
sách.
 Chức năng mặt phẳng người dùng (UPF)
UPF có một số chức năng của 4G EPC SGW/PGW; nó quản lý định tuyến gói
và chuyển tiếp gói. UPF cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc kết nối với
DN và RAN.
 Chức năng kiểm soát chính sách (PCF)
PCF có một số chức năng của 4G EPC PCRF. Nó cung cấp các quy tắc chính
sách để kiểm soát mặt phẳng và thống nhất khung chính sách.

SVTH: Lê Văn Lĩnh GVHD: PGS.TS. Nguyễn Văn Cường


5
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

 Chức năng máy chủ xác thực (AUSF)


AUSF có một số chức năng của 4G HSS; nó hoạt động như một máy chủ xác thực.
 Quản lý dữ liệu hợp nhất (UDM)
UDM có một số chức năng 4G EPC HSS; nó quản lý nhận dạng người dùng,
dữ liệu người đăng ký và thông tin xác thực.
 Chức năng Network Exposure (NEF)
NEF mới và không xuất hiện trong 4G EPC. Nó cung cấp một giao diện tiếp
xúc để trao đổi thông tin giữa các mạng bên trong và bên ngoài.
 Chức năng Ứng dụng (AF)
AF có khả năng tương tự như chức năng 4G AF; nó truy cập NEF và tương tác
với PCF.
 Chức năng lựa chọn lát cắt mạng (NSSF)
NSSF là một chức năng mới không xuất hiện trong 4G EPC. Nó chọn các
phiên bản lát mạng và AMF thích hợp cho người dùng.
1.1.4. NFV MANO (Quản lý và Điều phối)
Quản lý và Điều phối (MANO) là một thành phần quan trọng của kiến trúc ảo
hóa các chức năng mạng (NFV) của Viện Tiêu chuẩn Viễn thông Châu Âu và họ đã
xuất bản khung kiến trúc hệ thống NFV.
Quản lý và điều phối (MANO) điều phối các tài nguyên mạng, quản lý vòng đời
của các chức năng mạng ảo (VNF) và cho các ứng dụng và dịch vụ mạng dựa trên
đám mây và nó là một khung kiến trúc, nhiều tổ chức nguồn mở đã phát triển các
khung NFV MANO của riêng họ

SVTH: Lê Văn Lĩnh GVHD: PGS.TS. Nguyễn Văn Cường


6
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

Hình 1.4: NFV MANO


 Cơ sở hạ tầng FV (NFVI)
Cơ sở hạ tầng cho công nghệ NFV cung cấp khả năng tính toán, lưu trữ và
mạng ảo hóa.
 Chức năng mạng ảo (VNF)
Các chức năng mạng ảo chạy trên NFVI, chẳng hạn như tường lửa, NAT và
CDN.
 Hệ thống hỗ trợ hoạt động/Hệ thống hỗ trợ kinh doanh (OSS/BSS)
Chịu trách nhiệm về các dịch vụ viễn thông như thanh toán và bảo trì dữ liệu
người dùng.
 Trình quản lý cơ sở hạ tầng ảo (VIM)
Chịu trách nhiệm quản lý NFVI và phân bổ tài nguyên ảo. OpenStack thường
được sử dụng để triển khai VIM.
 VNF Manager(VNFM)
Chịu trách nhiệm quản lý VNF, các nhiệm vụ của nó bao gồm khởi động và
dừng VNF, giám sát trạng thái và cài đặt cấu hình.

SVTH: Lê Văn Lĩnh GVHD: PGS.TS. Nguyễn Văn Cường


7
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

 Network Function Virtualization Orchestrator (NFVO)


Chịu trách nhiệm điều phối VNFM và VIM theo yêu cầu của OSS/BSS để
điều phối một dịch vụ cụ thể như tường lửa hoặc phát hiện xâm nhập. Chúng ta đã
giới thiệu kiến trúc của khung hệ thống ETSI NFV ở trên và sự kết hợp của VIM,
VNFM, NFVO được gọi là NFV MANO.
1.1.5. Thiết kế kiến trúc mạng di động 5G
Hình 1.5 bên dưới minh họa mô hình hệ thống kết hợp thiết kế cơ sở hạ tầng
mạng cho mạng di động 5G, mô hình toàn IP cho khả năng tương tác của mạng không
dây và mạng di động. Kiến trúc chứa một thiết bị đầu cuối máy tính (đóng vai trò
quan trọng trong cấu trúc hiện tại) và một số công nghệ hệ thống vô tuyến độc lập, tự
chủ. Bất kỳ công nghệ tiếp cận vô tuyến nào đều đáng chú ý trong mỗi thiết bị đầu
cuối do siêu liên kết IP với môi trường bên ngoài của internet. Tuy nhiên, thông qua
Công nghệ truy cập vô tuyến (RAT) bên trong thiết bị đầu cuối di động phải có giao
diện mạng riêng. Ví dụ: nếu có nhu cầu tiếp cận bốn RAT riêng biệt, chúng ta cần
cung cấp bốn cách tiếp cận khác nhau cho các giao diện tương tự bên trong thiết bị
đầu cuối di động và làm cho tất cả các giao diện này hoạt động cùng một lúc để kiến
trúc có thể hoạt động bình thường.

Hình 1.5: Thiết kế kiến trúc mạng di động 5G

SVTH: Lê Văn Lĩnh GVHD: PGS.TS. Nguyễn Văn Cường


8
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

1.1.6. Kiến trúc 5G dựa trên NGMN Envision


Dựa trên những hình dung về NGMN, kiến trúc của 5G được trình bày trong
hình dưới đây, thúc đẩy sự tách biệt về mặt cấu trúc giữa phần mềm và phần cứng.
API được cung cấp để hỗ trợ kịch bản đa dụng và mô hình kinh doanh. Kiến trúc
được thể hiện trong hình bên dưới.

Hình 1.6: Kiến trúc 5G dựa trên NGMN Envision


+ Lớp tài nguyên hạ tầng (Infrastructure resource layer) bao gồm các tài nguyên vật
lý của mạng hội tụ di động cố định, bao gồm các nút truy cập, nút đám mây (có thể
là tài nguyên xử lý hoặc lưu trữ), thiết bị 5G (dạng điện thoại (thông minh), thiết bị
đeo được, Cơ sở khách hàng Thiết bị (CPE), mô-đun loại máy và các loại khác), các
nút mạng và các liên kết liên quan.
+ Tầng hỗ trợ kinh doanh (Business enablement layer) là một thư viện chứa tất cả
các chức năng cần thiết trong một mạng hội tụ dưới dạng các khối xây dựng kiến
trúc mô-đun, bao gồm các chức năng được thực hiện bởi các mô-đun phần mềm có
thể được truy xuất từ kho lưu trữ đến vị trí mong muốn và một bộ tham số cấu hình
cho một số phần của mạng, ví dụ: truy cập vô tuyến.
+ Lớp ứng dụng doanh nghiệp (business application layer) chứa các ứng dụng và
dịch vụ cụ thể của nhà điều hành, doanh nghiệp, ngành dọc hoặc bên thứ ba sử dụng
hệ thống 5G. Thực thể quản lý và điều phối đầu cuối (E2E) bao gồm tập hợp các
chức năng vận hành và duy trì ba lớp, bao gồm các công nghệ và giao diện lập trình
ứng dụng (API) kết nối chúng với nhau, ví dụ: API để dịch các trường hợp sử dụng
và nghiệp vụ các mô hình thành các chức năng và lát mạng thực tế.

SVTH: Lê Văn Lĩnh GVHD: PGS.TS. Nguyễn Văn Cường


9
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

1.2. Các thông số kỹ thuật yêu cầu đối với hệ thống 5G


Hiện nay, các băng tần dành cho thông tin di động 2G/3G/4G như băng tần
900MHz, 1800MHz, 2100MHz… sẽ không đáp ứng được dung lượng băng thông
liên tục cần thiết cho triển khai các dịch vụ di động tốc độ cao hàng Gbps. Do vậy,
mạng 5G bắt buộc phải sử dụng băng tần mới trong dãy 24,25GHz đến 86GHz kết
hợp với các kỹ thuật mới để tăng tốc độ dữ liệu, có thể lên đến 20 Gbps - gấp hàng
chục lần tốc độ mạng 4G hiện tại.

Hình 1.7: So sánh tốc độ của các thế hệ di động


Yêu cầu đặt ra là truyền thông có độ trễ cực thấp, tức là không chỉ đảm bảo kết
nối liên tục mà còn phải kết nối đáp ứng thời gian thực với độ tin cậy cực cao trong
môi trường có nhiều vật cản. Trong mạng 5G, mọi thứ đều được kết nối thông qua vô
tuyến, vì vậy đòi hỏi khả năng xử lí và dung lượng hệ thống phải cực lớn với yêu cầu
bảo mật cao. Để giải quyết các yêu cầu đó, IMT-2020 (5G) của ITU-R định nghĩa
một bộ tám tham số cơ bản đối với hệ thống 5G như sau.

SVTH: Lê Văn Lĩnh GVHD: PGS.TS. Nguyễn Văn Cường


10
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

Hình 1.8: Yêu cầu cơ bản đối với hệ thống 5G

 Tốc độ dữ liệu đỉnh:

Tốc độ dữ liệu đỉnh là tốc độ dữ liệu tối đa có thể đạt được ở điều kiện lý tưởng
(tính bằng bps) cho mỗi người dùng/ thiết bị, tức là các bit dữ liệu nhận được không
bị lỗi của một trạm di động đơn lẻ khi sử dụng toàn bộ tài nguyên vô tuyến được ấn
định.

Tốc độ dữ liệu đỉnh yêu cầu đối với đường xuống là 20 Gb/s và tốc độ dữ liệu
đỉnh đường lên là 10 Gbps.

 Tốc độ dữ liệu người dùng trải nghiệm:

Tốc độ dữ liệu người dùng trải nghiệm được định nghĩa là số bit thu được không
lỗi trong các đơn vị dữ liệu dịch vụ (SDUs: Service Data Units) được truyền tải tới
lớp 3 ở khoảng thời gian xác định.

Tốc độ dữ liệu người dùng trải nghiệm trong môi trường đô thị đối với đường
xuống là 100Mbps và đường lên là 50Mbps.

SVTH: Lê Văn Lĩnh GVHD: PGS.TS. Nguyễn Văn Cường


11
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

 Độ trễ:

Độ trễ là thời gian thực thi của mạng vô tuyến từ khi các nguồn gửi một gói tin
đến khi nhận nó tại đích, gồm có hai dạng là độ trễ mặt phẳng người dùng và độ trễ
mặt phẳng điều khiển. Trong đó:

- Độ trễ mặt phẳng người dùng: là độ trễ của mạng vô tuyến, tính từ khi điểm
nguồn gửi gói dữ liệu cho đến khi điểm đích nhận được gói dữ liệu.

Yêu cầu tối thiểu đối với độ trễ mặt phẳng người dùng là 4ms đối với ứng dụng
băng thông rộng di động nâng cao và 1ms đối với ứng dụng truyền thông độ trễ thấp,
độ tin cậy cực cao ở điều kiện hệ thống có 1 người dùng và gói bản tin có kích thước
nhỏ.

- Độ trễ mặt phẳng điều khiển: là khoảng thời gian chuyển tiếp từ trạng thái chờ
tới trạng thái bắt đầu truyền dữ liệu liên tục. Yêu cầu tối thiểu đối với trễ mặt phẳng
điều khiển là 20ms.

 Tính di động hệ thống:

Tính di động hệ thống là tốc độ chuyển động của trạm di động (km/h) mà vẫn
đạt được chất lượng dịch vụ (QoS) theo yêu cầu.

5G sẽ hỗ trợ tốc độ tối đa của trạm di động lên tới 500 km/h. Với yêu cầu này,
người dùng thiết bị di động trên các tàu cao tốc vẫn đảm bảo kết nối

 Mật độ kết nối:

Mật độ kết nối là tổng số thiết bị thực hiện chất lượng dịch vụ (QoS) cụ thể trên
mỗi đơn vị diện tích. Yêu cầu tối thiểu đối với mật độ kết nối trong 5G là 10 6 thiết
bị trên 1km2, cao hơn 10 lần so với tiêu chuẩn 4G.

 Hiệu quả năng lượng:

Hiệu quả năng lượng bao gồm hai chỉ tiêu là hiệu quả năng lượng mạng và hiệu
quả năng lượng thiết bị. Hiệu quả năng lượng mạng là khả năng giảm năng lượng tiêu
thụ của mạng truy cập vô tuyến đến mức nhỏ nhất có thể. Trong khi đó hiệu quả năng
lượng thiết bị là khả năng giảm năng lượng tiêu thụ của thiết bị đến mức thấp nhất có
thể.

SVTH: Lê Văn Lĩnh GVHD: PGS.TS. Nguyễn Văn Cường


12
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

Hiệu quả năng lượng trong mạng 5G được kỳ vọng sẽ cao hơn 100 lần so với
tiêu chuẩn mạng 4G.

 Hiệu suất phổ tần:

Hiệu suất phổ tần là thông lượng trung bình trên một đơn vị tài nguyên phổ tần
và trên mỗi cell (tính bằng b/s/Hz). Hiệu suất phổ trong 5G cao gấp 3 đến 5 lần so
với 4G. Yêu cầu đối với hiệu suất phổ đường lên là 30b/s/Hz và đường lên là
15b/s/Hz.

 Dung lượng lưu lượng khu vực:

Dung lượng lưu lượng khu vực là tổng lưu lượng phục vụ cho mỗi khu vực địa
lý (tính bằng Mb/s/m2). Yêu cầu tối thiểu đối với dung lượng lưu lượng trong mạng
5G là 10Mb/s/m2.
1.3. Bảo mật mạng 5G
5G có mặt ở khắp mọi nơi trên các phương tiện truyền thông và nó đang đóng
một vai trò quan trọng trong quá trình số hóa xã hội và công nghiệp đang diễn ra.
Theo Hiệp hội GSM (hiệp hội quốc tế đại diện cho lợi ích của ngành truyền thông di
động), 5G sẽ đóng góp to lớn cho nền kinh tế toàn cầu trong tương lai và thúc đẩy
chuyển đổi kỹ thuật số. Tuy nhiên, điều này sẽ chỉ thành công nếu các công ty có thể
chắc chắn rằng các mạng và dịch vụ 5G được bảo mật bởi vì mọi sự phát triển công
nghệ mới cũng kéo theo triển vọng về các cuộc tấn công mới của tội phạm mạng.
 Bảo mật truy cập mạng
Bao gồm một loạt các tham số bảo vệ cho phép thiết bị người dùng xác thực và
truy cập tài nguyên mạng một cách an toàn. Bảo mật dịch vụ yêu cầu giám sát các hệ
thống truyền thông 3GPP và non-3GPP
 An ninh miền mạng
Chứa một loạt các tính năng bảo mật cho phép các nút mạng chia sẻ tín hiệu và
dữ liệu của người dùng một cách an toàn.
 Bảo mật miền người dùng
Kết hợp các biện pháp bảo vệ cho phép người dùng truy cập thiết bị người dùng
một cách an toàn.
 Bảo mật miền ứng dụng
Chứa các công cụ bảo mật để cho phép các ứng dụng (miền người dùng và nhà
cung cấp) chia sẻ tin nhắn một cách an toàn.

SVTH: Lê Văn Lĩnh GVHD: PGS.TS. Nguyễn Văn Cường


13
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

 Bảo mật tên miền Kiến trúc dựa trên dịch vụ (SBA)
Bao gồm các chức năng bảo mật để đăng ký, phát hiện và ủy quyền phần tử
mạng cũng như bảo mật các giao diện dựa trên dịch vụ.
 Khả năng hiển thị và cấu hình bảo mật
Điều này bao gồm việc thông báo cho người dùng xem chức năng an toàn có
đang chạy hay không.
1.4. Hiệu suất mạng 5G
Tiêu thụ năng lượng là một phần quan trọng của chi phí hoạt động (OPEX) và
mức độ liên quan của nó trong các hệ thống mới sẽ tỷ lệ thuận với tốc độ phát triển
của mạng. Trên thực tế, mức tiêu thụ năng lượng phụ thuộc phần lớn vào số lượng
trạm thu phát vô tuyến được lắp đặt. Ngoài mật độ thiết yếu của các nút mạng này,
việc tích hợp các hệ thống mới trên các nút hiện có sẽ làm tăng mức tiêu thụ năng
lượng, ngay cả khi các hệ thống mới hiệu quả hơn các hệ thống cũ (điều này xảy ra
bằng cách thêm LTE lên trên 2G/3G).
Mức tiêu thụ năng lượng tăng đồng nghĩa với chi phí cao hơn và lượng khí thải
carbon lớn hơn, vì ngày nay các hệ thống di động có mặt ở mọi nơi trên thế giới. Do
đó, Hiệu suất năng lượng (EE) và tính bền vững của mạng 5G gần đây đã nhận
được sự quan tâm đáng kể từ các nhà khai thác di động. Hình bên dưới cho thấy sự
phát triển EE trong các mạng di động hướng tới 5G bền vững, trong đó lưu lượng di
động tăng trưởng theo cấp số nhân vào năm 2020 (đường cong màu xanh lam) đi
cùng với mức tiêu thụ năng lượng mạng ổn định (đường cong màu đỏ), dẫn đến EE
của hệ thống ngày càng tăng qua các năm (đường cong màu xanh lục).

Hình 1.9: Sự phát triển của hiệu suất năng lượng

SVTH: Lê Văn Lĩnh GVHD: PGS.TS. Nguyễn Văn Cường


14
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

1.5. Kỹ thuật điều chế trong 5G


1.5.1. Điều chế khóa dịch pha (PSK)
PSK có thể được phân thành hai loại bao gồm các loại sau.
 BPSK (Khóa dịch chuyển pha nhị phân)
Thuật ngữ BPSK là viết tắt của Binary Phase-Shift Keying. Đôi khi, nó còn được
gọi là 2PSK. Loại khóa lệch pha này sử dụng 2 pha được phân tách 180 độ. Vì vậy,
đây là lý do để gọi là 2-PSK.
Trong phương pháp này, việc sắp xếp các điểm chòm sao không phải là vấn đề
chúng được đặt chính xác ở đâu. Loại điều chế này mạnh đối với tất cả các PSK vì
nó lấy mức nhiễu tối đa nếu không sẽ làm biến dạng để khiến bộ giải điều chế đưa ra
quyết định không chính xác. Tuy nhiên, nó chỉ có thể điều chế ở mức 1 bit trên mỗi
biểu tượng và không thích hợp cho các ứng dụng như tốc độ dữ liệu cao.
 QPSK (Điều chế pha vuong góc)
Tốc độ bit có thể được nâng cao bằng cách thêm nhiều bit hơn trên một đoạn
đơn. Trong loại PSK này, dòng bit có thể được song song hóa để mỗi hai bit đến có
thể được tách ra & dịch pha khóa một tần số sóng mang. Một tần số sóng mang có
thể bị lệch pha 90 độ so với tần số khác trong phương vuông góc. Sau đó, 2 tín hiệu
khóa lệch pha được thêm vào để tạo ra một trong bốn phần tử tín hiệu.

1.5.2. Điều chế biên độ cầu phương (QAM)


Điều chế biên độ cầu phương cho phép tăng thông lượng dữ liệu. Các định dạng
được sử dụng trong hệ thống thông tin di động 5G bao gồm 16QAM, 64QAM và
256QAM. Bậc điều chế càng cao, thông lượng càng lớn, mặc dù điểm trừ là khả năng
phục hồi nhiễu. Do đó, 256AM chỉ được sử dụng khi chất lượng đường dẫn tốt. Nên
sử dụng 64QAM, 16QAM, v.v. khi đường dẫn kém. Đó là sự cân bằng giữa thông
lượng dữ liệu và khả năng phục hồi.
1.6. Những thách thức trong quá trình phát triển hệ thống 5G
Mặc dù đã có một số cải tiến mới ở công nghệ không dây 5G nhưng vẫn có
những thách thức cho sự phát triển

Những lợi ích do mạng 5G mang lại là rất lớn, tuy nhiên vẫn còn một số vấn đề
cần phải được giải quyết trước khi công nghệ 5G trở thành hiện thực. Đó là sự sẵn
sàng về mặt công nghệ, ứng dụng, chẳng hạn như làm thế nào để tạo ra các kiến trúc
mạng có thể nâng cao được lượng dữ liệu truyền tải để có thể có nhiều hơn lượng
người sử dụng trên hệ thống mạng. Cụ thể những thách thức như sau:

SVTH: Lê Văn Lĩnh GVHD: PGS.TS. Nguyễn Văn Cường


15
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

- Tính ưu việt vượt trội của 5G so với các thế hệ trước: 5G sẽ có các tiêu chuẩn
truyền thông không dây không giống với các thế hệ trước đây nên 5G buộc phải giải
quyết các vấn đề thách thức liên quan đến công nghệ nhiều hơn.

- Tối ưu hóa phép đo hiệu suất: Việc đánh giá các mạng thông tin liên lạc không
dây thường đặc trưng bằng cách tính toán một hoặc hai phép đo hiệu suất do độ phức
tạp cao. Hệ thống không dây 5G cần được đánh giá trên các phương diện: hiệu quả
quang phổ, hiệu quả năng lượng, độ trễ, độ tin cậy, tính công bằng của người dùng,
QoS… Vì vậy cần phải có một khuôn khổ chung để đánh giá hiệu suất của hệ thống
không dây 5G.

- Tích hợp các tiêu chuẩn khác nhau, do đó đòi hỏi phải có cách tiếp cận có hệ
thống và cần nhiều thời gian.

- Hỗ trợ nhiều dịch vụ đa dạng, phong phú: Không giống như các hệ thống vô
tuyến trước đó, các hệ thống 5G cần có khả năng kiểm soát và quản lý một số lượng
ngày càng tăng của các thiết bị mạng không đồng nhất mà vẫn đảm bảo chất lượng
dịch vụ. Việc chuẩn hóa đối mặt với nhu cầu bùng nổ về các ứng dụng vô tuyến phong
phú, truy cập mọi lúc mọi nơi, đòi hỏi băng thông lớn và lấy người sử dụng làm trung
tâm.

- Một thách thức không thể thiếu trong hệ thống thông tin di động là tính an toàn
thông tin. Mỗi lớp mạng trong kiến trúc mạng 5G phải đối mặt với các nguy cơ về an
toàn thông tin khác nhau. Việc phân tích các rủi ro về an toàn thông tin của từng lớp
mạng sẽ là cơ sở để xây dựng các giải pháp phù hợp.

SVTH: Lê Văn Lĩnh GVHD: PGS.TS. Nguyễn Văn Cường


16
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

● Kết luận chương 1:

Chương này đã trình bày mô hình mạng dự kiến và những kỹ thuật tiêu biểu có
thể sẽ được ứng dụng vào hệ thống 5G. Những kỹ thuật này đều cung cấp những khả
năng vượt trội so với các kỹ thuật hiện tại. Song song với đó là những tiêu chuẩn cần
đạt được và những thách thức trong việc triển khai hệ thống 5G cần được giải quyết
trước khi 5G được phổ biến rộng rãi trên toàn thế giới.

Việc nắm bắt các kỹ thuật, công nghệ tiên tiến này giúp chúng ta có cái nhìn
tổng quan hơn về hệ thống thông tin di động 5G. Điều này giúp cho việc tiếp cận các
thế hệ di động tiếp theo ở Việt Nam trở nên dễ dàng hơn.

SVTH: Lê Văn Lĩnh GVHD: PGS.TS. Nguyễn Văn Cường


17
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN VỀ KỸ THUẬT NOMA TRONG 5G
● Giới thiệu chương: Ngày nay, nhu cầu kết nối thông tin mọi lúc mọi nơi, đặc
biệt là nhu cầu Internet di động và Internet kết nối vạn vật (IoT), đã đặt ra ba yêu
cầu quan trọng: giải quyết được số lượng kết nối, tăng tốc độ truy cập vào mạng và
bảo mật cao hơn hẳn các mạng di động hiện tại. NOMA là tên gọi của công nghệ đa
truy nhập phi trực giao được đề xuất cho mạng di động 5G nhằm đáp ứng một trong
ba yêu cầu đặt ra của mạng viễn thông, đó là khả năng kết lưu lượng lớn. Khác với
công nghệ đa truy nhập trực giao, NOMA phục vụ cho số lượng người dùng cực lớn
nhờ sự phân bổ tài nguyên trực giao.
Chương này sẽ trình bày kỹ thuật NOMA, nguyên lý truyền nhận tín hiệu của
NOMA. Đồng thời, chương này cũng sẽ trình bày khả năng ứng dụng của NOMA
trong hệ thống di động 5G.

2.1. Đa truy cập phi trực giao (NOMA)


NOMA (Non-Orthogonal Multiple Access) là kỹ thuật đa truy nhập phi trực
giao với nguyên lý cơ bản phục vụ đồng thời nhiều người sử dụng trên cùng một tài
nguyên tần số (chẳng hạn thời gian, tần số, mã hoặc không gian) nhưng với những
mức công suất khác nhau ở can nhiễu liên ô tối tối thiểu. Trái với đa truy nhập trực
giao OMA, trong đó mỗi người sử dụng được phục vụ trên nguồn phổ tần được cấp
phát riêng độc quyền, NOMA chồng các tín hiệu bản tin của nhiều người sử dụng
trong miền công suất ở máy phát bằng cách khai thác độ lợi kênh tương ứng. Ở máy
thu áp dụng phương pháp loại bỏ can nhiễu liên tiếp (SIC- Successive Interference
Cancellation) để phát hiện và giải mã cho nhiều người sử dụng.

SVTH: Lê Văn Lĩnh GVHD: PGS.TS. Nguyễn Văn Cường


18
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

Hình 2.1. Hoạt động của máy thu NOMA

Hình 2.1 minh họa ba tín hiệu thông tin với các màu khác nhau được chồng lấp
ở máy phát. Tín hiệu nhận được ở máy thu SIC bao gồm cả ba tín hiệu, tín hiệu đầu
tiên SIC giải mã là tín hiệu có công suất mạnh nhất, trong khi các tín hiệu khác được
xem là nhiễu. Tín hiệu được giải mã đầu tiên này sau đó sẽ được trừ khỏi tín hiệu
nhận được. Quá trình sẽ tiếp tục lặp lại cho đến khi nhận được tín hiệu mong muốn.

Hình 2.2. So sánh sự phân bổ tài nguyên giữa OMA và NOMA cho các UE

Cụ thể hơn, NOMA sử dụng miền công suất cho đa truy nhập trong khi các thế hệ di
động trước đây dựa vào miền thời gian, tần số hoặc mã. Chẳng hạn, xem xét đa truy
nhập phân chia theo tần số trực giao OFDMA theo 3GPP – LTE. Vấn đề chính của

SVTH: Lê Văn Lĩnh GVHD: PGS.TS. Nguyễn Văn Cường


19
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

các kỹ thuật đa truy nhập trực giao OMA là hiệu quả sử dụng phổ tần thấp khi tài
nguyên độ rộng băng tần (kênh sóng mang con) được phân bổ cho người sử dụng
trong tình trạng chất lượng kênh không đảm bảo. Ngược lại, sử dụng NOMA cho
phép mỗi người sử dụng truy nhập vào tất cả các kênh sóng mang con. Do đó, tài
nguyên độ rộng băng tần được cấp phát cho người sử dụng trong tình trạng chất lượng
kém, không đảm bảo vẫn có thể được truy nhập bởi những người sử dụng khác trong
tình trạng kênh có chất lượng tốt. Vì vậy tăng đáng kể hiệu quả sử dụng phổ tần.
NOMA được xem xét là một phương pháp truy nhập mới làm tăng dung lượng bằng
cách cho phép đa thiết bị người dùng (UE) chia sẻ cùng một nguồn tài nguyên mà
không có sự phân chia không gian.

Khái niệm đa truy nhập dựa trên việc chia sẻ các nguồn tài nguyên có sẵn ở trạm
gốc cho nhiều UE khác nhau. Điều này cho phép tăng dung lượng mạng bằng cách
sử dụng hiệu quả tài nguyên hơn ở truyền dẫn đơn người sử dụng.
2.2. Nguyên lý hoạt động của NOMA
Nguyên lý của NOMA là lựa chọn các UE với độ lợi kênh phi đối xứng và ghép
chúng vào cùng một nguồn tài nguyên tần số/thời gian, bằng cách thực thi các sơ đồ
truyền dẫn xếp chồng (Superposition transmission) và phân bổ công suất thích nghi
ở máy phát. Tỷ lệ công suất phân bổ cho một UE sẽ phụ thuộc vào tình trạng kênh
của nó: kênh nào có tình trạng chất lượng không đảm bảo thì tỷ lệ công suất của nó
sẽ cao hơn. Hình 2.2 chỉ ra sự so sánh về phân bổ tài nguyên giữa OMA và NOMA
cho hai UE.

Truyền dẫn xếp chồng là một kỹ thuật ở lớp vật lý cho phép máy phát đồng thời
gởi độc lập các tín hiệu đến các UE khác nhau. Số lượng UE được chọn phân bổ trong
cùng một tài nguyên thời gian/tần số có thể thay đổi tùy thuộc vào cấu hình hệ thống.
Tuy nhiên, càng nhiều người dùng được ghép nối với nhau thì sẽ có nhiễu nhiều hơn
ở tín hiệu nhận được, dẫn đến BLER cao hơn và do đó sẽ tăng số lần truyền lại. Sau
khi thực hiện truyền dẫn chồng chất, tín hiệu truyền đi như sau:

x = √p1 x1 + √p2 x2 (2.1)

PTXmax = p1 + p2 (2.2)

SVTH: Lê Văn Lĩnh GVHD: PGS.TS. Nguyễn Văn Cường


20
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

trong đó x1, x2 và P1, P2 lần lượt là tín hiệu từ UE1, UE2 và tỉ lệ công suất của nó tương
ứng, PTXmax là công suất truyền tối đa. Nếu không đủ công suất thích ứng được thực
hiện trong máy phát, Pi = PTXmax.
2.2.1. NOMA cho đường xuống
Trong NOMA đường xuống. trạm cơ sở chồng chất các dạng sóng thông tin cho
người dùng được phục vụ. Mỗi thiết bị người dùng (UE) sử dụng SIC để phát hiện
tín hiệu của riêng họ. Hình 2.3 cho thấy một trạm cơ sở với K số người dùng UE với
máy thu SIC. Trong mạng, UE1 gần trạm gốc nhất và UEk là xa nhất.

Hình 2.3. NOMA đường xuống cho K người sử dụng

Thách thức đối với BS là quyết định cách phân bổ công suất gữa các dạng sóng
thông tin riêng lẻ, điều này rất quan trọng đối với SIC. Trong đường xuống NOMA,
UE nằm xa BS hơn sẽ được phân bổ năng lượng nhiều hơn và phân bổ ít năng lượng
nhất đến UE gần BS nhất. Trong mạng, tất cả các UE đều nhận được cùng một tín
hiệu chứa thông tin cho tất cả người dùng. Mỗi UE giải mã tín hiệu mạnh nhất trước,
sau đó trừ tín hiệu được giải mã khỏi tín hiệu nhận được. Bộ thu SIC lặp lại phép trừ
này cho đến khi tìm thấy được tín hiệu của chính nó. UE nằm gần BS có thể hủy tín
hiệu của các UE xa hơn. Do tín hiệu của UE xa nhất đóng góp nhiều nhất sẽ đóng
góp nhiều nhất vào tín hiệu thu được nên nó sẽ giải mã tín hiệu của chính nó trước.

SVTH: Lê Văn Lĩnh GVHD: PGS.TS. Nguyễn Văn Cường


21
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

Tín hiệu được truyền bởi trạm cơ sở BS có thể được viết:

x(t) = ∑𝐾
𝑘=1 √𝛼𝑘 𝑃𝑇 𝑥𝑘 (𝑡) (2.3)

trong đó xk(t) là thông tin riêng lẻ truyền tải trong dạng sóng OFDM, αk là hệ số phân
bổ công suất cho UEk và PT là tổng công suất khả dụng tại BS. Công suất được phân
bổ cho mỗi UEk sau đó trở thành Pk = αkPT. Công suất được phân bổ theo khoảng
cách của UE đến BS: UE1 gần BS nhất, do đó được phân bổ ít công suất nhất, trong
khi UEk là xa nhất nên sẽ được phân bổ nhiều công suất nhất.x

Tín hiệu nhận được tại UEk là

yk(t) = x(t)gk + wk(t) (2.4)

trong đó gk là hệ số suy hao kênh cho liên kết giữa BS và UEk. Và wk(t) là nhiễu
Gauus trắng tại UEk với giá trị trung bình bằng 0 và mật độ N0 (W/Hz).

Xét tín hiệu người dùng xa nhất đầu tiên. Tín hiệu mà nó giải mã trước tiên sẽ
là tín hiệu của chính nó vì nó được phân bổ công suất lớn nhất so với các tín hiệu
khác. Các tín hiệu cho người dùng khác sẽ được coi là nhiễu. Do đó, tỷ lệ tín hiệu
trên nhiễu (SNR) choo UEk có thể được viết là
2
𝑃𝑘 𝑔𝐾
SNRK = (2.5)
𝑁0 𝑊 + ∑𝐾−1 2
𝑖=1 𝑃𝑖 𝑔𝐾

trong đó W là băng thông truyền.

Đối với UE1 gần BS nhất, tín hiệu cuối cùng nó giải mã sẽ là tín hiệu của nó.
SNR cho UE1 trở thành

𝑃1 𝑔12
SNR1 = (2.6)
𝑁0 𝑊

Đối với UEk, SNR sẽ được tính theo công thức

𝑃𝑘 𝑔𝑘2
SNRk = (2.7)
𝑁0 𝑊 + ∑𝑘−1 2
𝑖=1 𝑃𝑖 𝑔𝑘

Khi sử dụng NOMA, thông lượng cho mỗi UE có thể được viết dưới dạng

SVTH: Lê Văn Lĩnh GVHD: PGS.TS. Nguyễn Văn Cường


22
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

𝑃𝑘 𝑔𝑘2
𝑅𝑘 = 𝑊 (1 + 𝑘−1 ) (2.8)
𝑁 + 𝛴𝑖=1 𝑃𝑖 𝑔𝑘2

Mặt khác, trong OFDMA, các UE được gán cho một nhóm các sóng mang con
để nhận thông tin của chúng. Khi tổng băng thông và công suất được chia sẻ giữa các
UE bằng nhau, thông lượng cho mỗi UE trong OFDMA sẽ trở thành

𝑃𝑘 𝑔𝑘2
𝑅𝑘 = 𝑊𝑘 log 2 (1 + ) (2.9)
𝑁𝑘

𝑊
trong đó Wk = và Nk = NoWk
𝐾

Tổng dung lượng cho cả OFDMA và NOMA có thể được viết

𝑅𝑇 = ∑𝐾
𝑘=1 𝑅𝑘 (2.10)
2.2.2. NOMA cho đường lên
Việc triển khai đường lên của NOMA hơi khác so với triển khai đường xuống.
Hình 3.4 mô tả mạng với việc ghép K người dùng trong đường lên bằng NOMA. Tại
đây, BS sử dụng SIC để phân biệt tín hiệu người dùng.

Hình 2.4. NOMA đường lên cho K người sử dụng

Trong đường lên, tín hiệu nhận được của BS bao gồm tất cả các tín hiệu
người dùng được biểu diễn dưới dạng

𝑦(𝑇) = ∑𝑘𝑘=1 𝑥𝑘 (𝑡)𝑔𝑘 + 𝑤(𝑡) (2.11)

SVTH: Lê Văn Lĩnh GVHD: PGS.TS. Nguyễn Văn Cường


23
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

trong đó gk là mức tăng suy hao kênh cho liên kết giữa BS và UEk, xk(t) là thông tin
dạng sóng cho UE thứ k và là nhiễu Guass trắng cộng tại BS với giá trị trung bình
bằng 0 và mật độ N0 (W/Hz). Trong đường lên, các UE có thể tối ưu hóa khả năng
truyền theo vị trí của chúng như ở đường xuống. Ở đây, giả định rằng người dùng
được phân phối tốt trong vùng phủ sóng và mức năng lượng nhận được từ những
người dùng khác nhau đã được phân tách rõ ràng.

Tại máy thu, BS thực hiện SIC. Tín hiệu đầu tiên nó giải mã sẽ là tín hiệu từ
người dùng gần nhất. SNR cho tín hiệu UE1, bao gồm cả nhiễu, có thể được viết dưới
dạng

𝑃𝑔12
𝑅1 = (2.12)
𝑁 + ∑𝐾 2
𝑖=2 𝑃𝑔𝑖

trong đó P là công suất truyền của các UE và N = NoW. Tín hiệu cuối cùng mà BS
giải mã là tín hiệu cho người dùng xa UEK. SNR cho UEK có thể được viết dưới dạng
2
𝑃𝑔𝐾
𝑆𝑁𝑅𝐾 = (2.13)
𝑁

Đối với UE thứ k, SNR trở thành

𝑃𝑔𝑘2
𝑆𝑁𝑅𝐾 = 1 + 𝐾 (2.14)
𝑁 + 𝛴𝑖=𝑘+1 𝑃𝑔𝑖2

Thông lượng cho mỗi UE sẽ là

𝑃𝑔𝑘2
𝑅𝐾 = 𝑊 (1 + 𝐾 2 ) (2.15)
𝑁 + 𝛴𝑖=𝑘+ 1 𝑃𝑔𝑖

2.3. Đặc điểm của NOMA


2.3.1. Sự cần thiết của NOMA trong 5G
Hiện nay, công nghệ truyền thông di động đang phải đối mặt với một thách thức
mới, đó là tạo ra một xã hội siêu kết nối thông qua sự xuất hiện của các dịch vụ thế
hệ thứ năm (5G). Nhu cầu sử dụng các thiết bị đầu cuối ngày càng tăng cao và đa
dạng. Sự tăng trưởng nhanh chóng của Internet di động được dự báo là sẽ đẩy lưu

SVTH: Lê Văn Lĩnh GVHD: PGS.TS. Nguyễn Văn Cường


24
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

lượng số liệu tăng lên gấp 1000 lần vào năm 2020. Mạng di động 5G đưa ra các tiêu
chí về hiệu suất phổ, tốc độ dữ liệu người dùng, độ trễ, mật độ kết nối đòi hỏi số
lượng kết nối, khả năng kết nối cao mà các kỹ thuật truy nhập trực giao dùng trong
các mạng 2G/3G/4G chưa thể đáp ứng được. Đó là:

- Hỗ trợ nhu cầu kết nối lớn và có mặt khắp nơi bằng cách cung cấp ít nhất 106
kết nối/km2, cao hơn mười lăm lần so với mật độ kết nối của các hệ thống 4G
hiện tại.

- Đáp ứng các yêu cầu về độ trễ cực thấp (≤ 1 ms).

- Nâng cao hiệu suất phổ gấp từ 10 đến 15 lần so với các hệ thống 4G hiện tại.

Hai thập kỷ qua đã chứng kiến một sự thay đổi mô hình trong việc phát triển và
sử dụng các hệ thống, công nghệ không dây. Từ góc độ thực hiện, sự phát triển của
các hệ thống truyền thông không dây khác nhau trải rộng bằng cách sử dụng các kỹ
thuật đa truy nhập khác nhau. Ưu điểm chính của các sơ đồ truy nhập trực giao ở các
thế hệ trước là độ phức tạp thấp và sử dụng hiệu quả chi phí – máy thu để giải mã
thuận tiện các tín hiệu của người dùng. Tuy nhiên, nhược điểm chính của việc sử
dụng OMA là OMA bị hạn chế nghiêm trọng trong việc hỗ trợ một lượng lớn số
lượng người sử dụng hoặc kết nối. Do đó, điều này sẽ dẫn đến không hiệu quả quang
phổ và là không khả thi để hỗ trợ kết nối lớn và Internet kết nối vạn vật (IoT). Hơn
nữa, tính chất ngẫu nhiên cảu kênh truyền không dây gây ra sự suy yếu và phá hủy
tính trực giao giữa những người dùng trong các hệ thống OMA. Do đó, các máy thu
có độ phức tạp cao cần cải thiện tính trực giao giữa những người dùng.

Mặc dù thực tế là các hệ thống 4G đang phát triển nhanh chóng và được sử dụng
rộng rãi. Tuy nhiên, do sự khan hiếm về tài nguyên phổ tần có sẵn, công nghệ và các
dịch vụ 4G vẫn chưa thể đáp ứng được các yêu cầu của các hệ thống 5G sắp tới. Để
đáp ứng các nhu cầu khắt khe của hệ thống 5G, đa truy nhập phi trực giao NOMA đã
được đề xuất. Ngoài việc cải thiện hiệu suất phổ và tính công bằng giữa những người
sử dụng so với OMA thông thường, NOMA còn có tiềm năng mạnh mẽ để cải thiện
thông lượng tế bào, khả năng phản hồi kênh thoải mái và giảm đáng kể độ trễ. Các

SVTH: Lê Văn Lĩnh GVHD: PGS.TS. Nguyễn Văn Cường


25
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

đặc tính này làm cho NOMA trở thành một ứng cử viên đa truy nhập phù hợp và đầy
hứa hẹn để hỗ trợ các yêu cầu kết nối lớn trong các hệ thống 5G.
2.3.2. Những ưu điểm của NOMA so với OMA
 Cải thiện hiệu quả sử dụng phổ tần:

Hình 2.5 chỉ ra sự so sánh dung lượng kênh của OMA và NOMA. Giả sử có hai
người sử dụng trong kênh tạp âm Gaussian trắng cộng (AWGN), trong đó tốc độ của
mỗi người sử dụng nằm trên mỗi trục tọa độ. Xét một điểm bất kì trên đường biên,
khi gióng xuống trục hoành sẽ cho tốc độ của người dùng 1 tại một thời điểm bất kì
và khi gióng sang trục tung sẽ cho tốc độ của người sử dụng thứ 2 tương ứng tại thời
điểm đó. Khi đó, mỗi điểm sẽ cho thấy tính cân bằng dung lượng của 2 người dùng
tại mỗi thời điểm và tổng hai tọa độ sẽ cho thấy dung lượng tổng của hệ thống.

Hình 2.5a chỉ ra ở đường lên, các sơ đồ NOMA có thể đạt đến các điểm giới
hạn dung lượng A, B, C trong khi đường biên dung lượng của OMA đều ở dưới đường
biên dung lượng của NOMA ngoại trừ điểm C. Tuy nhiên, ở điểm tối ưu này, sự cân
bằng thông lượng người sử dụng khá kém khi sự khác nhau về công suất thu của hai
người sử dụng là đáng kể bởi vì tốc độ của người sử dụng có công suất yếu hơn thì
thấp hơn nhiều so với của người sử dụng có công suất mạnh hơn. Ở đường xuống,
hình 2.5b chỉ ra đường biên của của cặp tốc độ NOMA nằm ngoài và cách xa đường
biên của cặp tốc độ OMA cho thấy ở đường xuống, dung lượng kênh của NOMA lớn
hơn so với của OMA.

Hình 2.5. So sánh dung lượng kênh của OMA và NOMA trong kênh AWGN.

SVTH: Lê Văn Lĩnh GVHD: PGS.TS. Nguyễn Văn Cường


26
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

 Khả năng kết nối dung lượng cực lớn:

Sự phân bổ tài nguyên phi trực giao ở NOMA cho thấy số lượng người dùng
hoặc thiêt bị được cấp không hoàn toàn bị giới hạn bởi số lượng tài nguyên khả dụng
và sự phân bổ tài nguyên trực giao. Vì vậy, NOMA có thể cung cấp cho nhiều người
sử dụng hơn một cách đáng kể bằng cách sử dụng phân bổ tài nguyên phi trực giao.

 Trễ truyền dẫn và chi phí báo hiệu thấp:

Ở OMA thông thường dựa vào các yêu cầu cấp quyền truy cập, đầu tiên người
sử dụng phải gửi yêu cầu lập lịch đến trạm gốc (BS). Sau đó, dựa trên yêu cầu thu
được, BS thực hiện lập lịch cho truyền dẫn đường lên của người dùng bằng cách phản
hồi với tín hiệu trong kênh đường xuống. Điều này khiến cho độ trễ và chi phí báo
hiệu lớn, sẽ trở nên tồi tệ hơn và không thể chấp nhận được trong viễn cảnh khả năng
kết nối dung lượng cực lớn ở 5G. Ngược lại, sự lập lịch này lại không yêu cầu ở một
số sơ đồ truyền lên ở NOMA và sự truyền dẫn đường lên vẫn có thể giảm mạnh trễ
truyền dẫn và mào đầu báo hiệu.

Với những ưu điểm nổi bật hơn so với đa truy nhập trực giao NOMA ở các thế
hệ trước, đa truy nhập phi trực giao NOMA là một giải pháp đầy hứa hẹn và cần thiết
để triển khai trong các hệ thống 5G.
2.3.3. Thực tế triển khai việc ứng dụng NOMA
Mục tiêu cuối cùng của việc sử dụng NOMA là đạt được hiệu suất phổ tần cao
hơn với tính công bằng giữa những người sử dụng. Và một trong những thách thức
chính của NOMA chính là sự tương thích tốt như thế nào đối với các kỹ thuật mới
khác để đáp ứng được các yêu cầu của mạng di động 5G trong tương lai.

 NOMA trong mạng không đồng nhất HetNets (Heterogeneous Network)

Trong bối cảnh yêu cầu của mạng di động 5G, mạng không đồng nhất HetNets
là một giải pháp hiệu quả để đạt được sự tăng cường dung lượng cao, sử dụng thông
minh các nguồn lực hạn chế và là mạng có chi phí thấp. Trong HetNets, ngoài BS
chính (được gọi là macro – BS), còn có các loại BS nhỏ khác như micro – BS và pico
– BS trong mỗi ô cell, trái ngược với mạng đồng nhất – chỉ có một BS trong mỗi ô
cell. Các BS nhỏ hơn này có công suất truyền thấp hơn và độ phủ nhỏ hơn đã được

SVTH: Lê Văn Lĩnh GVHD: PGS.TS. Nguyễn Văn Cường


27
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

thiết lập trong phạm vi phủ sóng của microcell để tăng hiệu quả phổ và số lượng
người dùng phục vụ.

Tuy nhiên, một trong những thách thức chính của HetNets là duy trì sự công bằng
giữa những người sử dụng. Để cung cấp cho người dùng một trải nghiệm tốt hơn, ứng
dụng NOMA trong HetNets mang lại lợi ích. Nghiên cứu sử dụng massive MIMO
trong các macrocell và NOMA trong các ô nhỏ (small cells) đã cho thấy HetNets dựa
trên NOMA vượt trội hoàn toàn so với NOMA truyền thống. NOMA trong HetNets
cũng đồng thời cải thiện đáng kể hiệu suất phủ sóng đường xuống trong các kịch bản
truyền thông hợp tác. NOMA dựa trên hai tầng HetNets với việc triển khai ô nhỏ
không đồng nhất cũng cho kết quả hiệu suất năng lượng cao hơn so với HetNets trong
OMA. Trong các mạng đa tế bào dựa trên NOMA, điều khiển công suất là vấn đề
thiết yếu cần tập trung vào, bởi vì cả nhiễu nội cell và nhiễu liên cell cần được phối
hợp. Mặt khác, hiệu suất của người dùng di động ở biên ô có thể bị suy giảm nghiêm
trọng. Vì vậy, việc phân bổ tài nguyên NOMA trong HetNets vẫn còn phải tiếp tục
nghiên cứu.

 NOMA và mạng vô tuyến nhận thức

Sự phát triển mạnh mẽ trong truyền thông không dây đã tạo ra một nhu cầu to
lớn đối với việc sử dụng các dịch vụ vô tuyến mới ở cả phổ băng tần được cấp phép
và không được cấp phép. Tuy nhiên, những nghiên cứu gần đây cho thấy chính sách
gán phổ cố định đã dẫn đến hiện tượng việc tận dụng nguồn phổ kém hiệu quả. Nhằm
giải quyết vấn đề này, khái niệm vô tuyến nhận thức (CR – Cognitive Radio) đã ra
đời và trở thành một công nghệ đầy hứa hẹn cho phép truy cập vào các dải tần trống,
được gọi là không gian trắng hay các hố phổ, và do đó làm tăng hiệu suất sử dụng
phổ. Khái niệm cơ bản của CR là vào một thời điểm nhất định hoặc trong một khu
vực địa lý, người dùng thứ cấp không được cấp phép (SU – Secondary Users) được
phép truy cập vào phổ tần được cấp phép của người dùng chính (PU – Primary Users).
Các kỹ thuật CR này có thể được phân loại thành các mô hình đan xen, lớp phủ và
dạng nền:

SVTH: Lê Văn Lĩnh GVHD: PGS.TS. Nguyễn Văn Cường


28
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

- Đan xen (Interweave): CR đan xen có thể được xem là mô hình tránh can
nhiễu, trong đó các SU được yêu cầu cảm nhận các phần tạm thời của miền
khongi gian – tần số trước khi truy nhập vào các kênh. Không được phép truyền
đồng thời SU và PU theo mô hình đan xen.

- Lớp phủ (Overlay): Mô hình lớp phủ về cơ bản cấu thành một kỹ thuật giảm
thiểu nhiễu. Lớp phủ CR có thể đảm bảo rằng người dùng có khả năng truyền
đồng thời với PU.

- Lớp nền (Underlay): CR lớp nền hoạt động giống như mô hình kiểm soát
nhiễu thông minh, trong đó SU được truy cập phổ phân bổ cho PU, miễn là hạn
chế công suất nhiễu tại PU được thỏa mãn.

Nói cách khác, vô tuyến nhận thức là một dạng của truyền thông vô tuyến, trong
đó bộ thu phát có thể phát hiện trạng thái của các kênh truyền thông có đang bị chiếm
dụng hay không, để từ đó lựa chọn sử dụng các kênh rỗi và tránh các kênh đang bị
chiếm dụng. Điều này làm tối ưu hóa việc sử dụng phổ tần sẵn có trong khi tối thiểu
hóa gây ra cho người dùng khác. Tuy nhiên, một trong những thách thức cốt lõi của
cả mạng CR và NOMA là quản lý nhiễu, đồng thời cải thiện hiệu quả băng thông. Do
đó, việc liên kết CR và NOMA để cải thiện được hiệu quả băng thông là điều thiết
yếu cần được nghiên cứu. Yuanwei Liu đã nghiên cứu ứng dụng NOMA trong các
mạng CR lớp nền quy mô lớn bằng cách dựa vào mô hình hình học ngẫu nhiên [7].
Thứ tự đa dạng của người dùng NOMA được phân tích cụ thể theo hai kịch bản. CR
lớp nền dựa trên OMA thông thường cũng được sử dụng làm chuẩn để làm nổi bật
các lợi ích của sơ đồ CR – NOMA.
Hiện nay, các nghiên cứu của CR – NOMA chỉ thực hiện trong bối cảnh mô
hình của CR lớp nền. Do đó, cả hai mô hình CR đan xen và CR lớp phủ cần được
nghiên cứu trong các mạng NOMA. Thách thức quan trọng của NOMA là trước tiên
phải phân cụm/ ghép cặp người dùng NOMA một cách linh hoạt, sau đó phân bổ
động các cụm/ cặp cho các kênh con trực giao khác nhau. Trong bối cảnh của mô
hình đan xen, cảm biến thông minh phải được áp dụng trước tiên, sau đó sử dụng các
cụm/ ghép cặp của người sử dụng NOMA, tùy thuộc vào các điều kiện kênh cụ thể
cảm nhận được.

SVTH: Lê Văn Lĩnh GVHD: PGS.TS. Nguyễn Văn Cường


29
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

 NOMA dựa trên Truyền thông D2D (Device to Device)

Do sự gia tăng nhanh chóng các nhu cầu về các dịch vụ mạng, dẫn đến một kỹ
thuật mới đã nổi lên, đó là truyền thông từ thiết bị đến thiết bị (D2D). Đây là một
công nghệ đầy hứa hẹn để có thể làm giảm lưu lượng trong các mạng lõi cũng như
tăng tính di động mà không cần định tuyến lại dữ liệu thông qua nodeB. Hoạt động ở
khoảng cách truyền ngắn với công suất truyền thấp giữa các cặp D2D nên hiệu suất
phổ và hiệu suất năng lượng được cải thiện đáng kể bằng cách chia sẻ phổ với người
dùng di động (CU – cellular user). Ưu điểm chính của việc tích hợp truyền thông
D2D vào các mạng di động là:

- Hỗ trợ công suất thấp cho các dịch vụ lân cận để cải thiện hiệu quả năng
lượng.

- Tái sử dụng tần số của các mạng di động trong nỗ lực tăng hiệu quả băng
thông.

- Có tiềm năng tạo điều kiện cho các dịch vụ ngang hàng mới (P2P – peer to
peer).

Một trong những tính năng phổ biến của cả D2D và NOMA là tăng cường hiệu
quả băng thông bằng cách quản lý nhiễu giữa các người dùng trong mỗi khối tài
nguyên. Được thúc đẩy bởi điều này, đó là mong muốn đưa ra các phương pháp quản
lý nhiễu thông minh để khai thác triệt để lợi ích tiềm năng của cả D2D và NOMA.
Một khái niệm mới mang tên “Nhóm D2D” được đề xuất, trong đó một máy phát
D2D có thể giao tiếp với một số máy thu D2D thông qua giao thức NOMA, về cơ
bản khác với khái niệm được sử dụng phổ biến trước đây của cặp D2D. Một số nhóm
D2D được phép sử dụng lại cùng một kênh con do người dùng di động chiếm để cải
thiện việc sử dụng phổ. Nó đã chứng minh được rằng sơ đồ D2D dựa trên NOMA
được đề xuất có khả năng cung cấp thông lượng cao hơn so với giao tiếp D2D thông
thường. Tuy nhiên, một trong những vấn đề phổ biến đối với cả D2D và NOMA là
sự tồn tại liên nhiễu giữa những người dùng trong một kênh con. Như vậy, việc xem
xét vấn đề quản lý nhiễu thông qua việc điều tra các chiến lược phân bổ nguồn lực
hiệu quả là cần thiết hơn cả.

SVTH: Lê Văn Lĩnh GVHD: PGS.TS. Nguyễn Văn Cường


30
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

❖ Tóm lại, là một kỹ thuật 5G đầy hứa hẹn, NOMA đã chứng minh được sự
tương thích với các kỹ thuật quan trọng khác trong 5G. Ngoài các ứng dụng đã được
nêu ở trên, các ứng dụng của NOMA cho truyền thông M2M (machine-to-machine),
mạng cực kỳ dày đặc (UDN – Ultra-dense networks) và truyền thông máy số lượng
cực lớn (mMTC) đã được nghiên cứu, trong đó việc sử dụng NOMA có thể hỗ trợ
hiệu quả khả năng kết nối lớn và các chức năng IoT của 5G.
Tuy nhiên, ứng dụng của NOMA không chỉ giới hạn ở các mạng di động, nguyên
lý NOMA còn được sử dụng để phát sóng truyền hình và đã được đưa vào tiêu chuẩn
truyền hình thế hệ tiếp theo. Đồng thời, khái niệm NOMA còn thu hút sự chú ý từ
cộng đồng nghiên cứu truyền thông ánh sáng nhìn thấy (VLC). Ứng dụng NOMA
trong các hệ thống VLC là có lợi để hỗ trợ nhiều người dùng hơn và thực tế là VLC
cung cấp SNR cao có lợi cho ứng dụng của NOMA và sự chênh lệch giữa NOMA và
OMA rất lớn trong SNR. Đồng thời các nghiên cứu còn chỉ ra rằng NOMA – VLC
vượt trội hơn so với OMA – VLC. Ngoải ra, còn có các ứng dụng quan trọng khác
của NOMA được ứng dụng ngoài 5G bao gồm các mạng vệ tinh mặt đất và các mạng
truy nhập ngẫu nhiên ALOHA.

2.4. Ghép nối người dùng trong NOMA

Hình 2.6: Sơ đồ ghép nối người dùng với BS


Xem xét một kịch bản giao tiếp đường xuống với 4 người dùng. Gọi d1, d2, d3,
d4 lần lượt là khoảng cách của U1, U2, U3, U4 tính từ trạm gốc. U1 là người dùng gần
nhất và U4 là người dùng xa nhất.
Do đó, các điều kiện kênh của họ được sắp xếp là

H12 < H22 < H32 < H42

SVTH: Lê Văn Lĩnh GVHD: PGS.TS. Nguyễn Văn Cường


31
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

2.4.1. Mô hình toán học


Chúng ta có hai khối tài nguyên trực giao (thời gian/tần suất/sóng mang con) và
phải chỉ định hai người dùng cho mỗi khối. Chúng ta sẽ ghép nối người dùng dựa trên
khoảng cách. Có hai cách đơn giản để làm điều này:

(i) Ghép nối gần xa (N-F)

(ii) Ghép nối gần-gần, xa-xa (N-N, F-F)

(i) Ghép nối gần xa (N-F)


Trong phương pháp này, người dùng gần trạm gốc nhất được ghép nối với người
dùng ở xa trạm gốc nhất. Người dùng gần nhất tiếp theo được ghép nối với người
dùng xa nhất tiếp theo, v.v. Trong ví dụ, U1 là người dùng gần nhất và U4 là người
dùng xa nhất. Vì vậy, ghép nối NF sẽ ghép nối U1 với U4 trong một khối. U2 sẽ được
ghép nối với U3 trong khối tiếp theo.
Trong cặp người dùng đầu tiên, U1 là người dùng ở gần và U4 là người dùng ở
xa. Do đó ta phải chọn các hệ số phân bổ công suất là α1 < α4.
Vì vậy, U1 phải thực hiện khử nhiễu liên tiếp (SIC), trong khi U4 sẽ thực hiện
giải mã trực tiếp. Tương tự, trong cặp người dùng thứ hai, U2 là người dùng ở gần và
U3 là người dùng ở xa. Do đó ta phải chọn α2 < α3. Ở đây, U2 sẽ thực hiện SIC trong
khi U3 sẽ thực hiện giải mã trực tiếp.

Tốc độ có thể đạt được cho người dùng trong cặp đầu tiên là:
1 𝑃𝑎1 |ℎ1 |2
𝑅1,𝑛𝑓 = 𝑙𝑜𝑔2 (1 + ) (𝑎𝑓𝑡𝑒𝑟 𝑆𝐼𝐶) (2.16)
2 𝜎2

1 𝑃𝑎4 |ℎ4 |2
𝑅4,𝑛𝑓 = 𝑙𝑜𝑔2 (1 + ) (2.17)
2 𝑃𝑎1 |ℎ4 |2 + 𝜎 2

Tương tự, đối với cặp thứ hai


1 𝑃𝑎2 |ℎ2 |2
𝑅2,𝑛𝑓 = 𝑙𝑜𝑔2 (1 + ) (𝑎𝑓𝑡𝑒𝑟 𝑆𝐼𝐶) (2.18)
2 𝜎2

1 𝑃𝑎3 |ℎ3 |2
𝑅3,𝑛𝑓 = 𝑙𝑜𝑔2 (1 + ) (2.19)
2 𝑃𝑎3 |ℎ3 |2 + 𝜎 2

Tốc độ tổng của sơ đồ NF sẽ là:

SVTH: Lê Văn Lĩnh GVHD: PGS.TS. Nguyễn Văn Cường


32
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

𝑅𝑛𝑓 = 𝑅1,𝑛𝑓 + 𝑅2,𝑛𝑓 + 𝑅3,𝑛𝑓 + 𝑅4,𝑛𝑓 (2.20)

(ii) Ghép nối gần-gần, xa-xa (N-N, F-F)

Một cách khác để thực hiện ghép nối người dùng là nhóm người dùng gần nhất
với người dùng gần nhất tiếp theo. Người dùng xa nhất được nhóm với người dùng
xa nhất tiếp theo. Nếu làm theo chiến lược này, U1 sẽ được ghép nối với U2 trong một
khối. U3 sẽ được ghép nối với U4 trong khối tiếp theo.
Bây giờ, trong cặp người dùng đầu tiên, U1 gần trạm gốc nhất so với U2. Vì vậy,
chúng ta phải lựa chọn α1 < α2. U1 sẽ thực hiện SIC, U2 sẽ thực hiện giải mã trực tiếp.
Tương tự, U3 gần trạm gốc hơn U4. Vì vậy, chúng ta phải lựa chọn α3 < α4. U3 sẽ thực
hiện SIC, trong khi U4 sẽ thực hiện giải mã trực tiếp.

Tốc độ có thể đạt được cho người dùng trong cặp đầu tiên là:
1 𝑃𝑎1 |ℎ1 |2
𝑅1,𝑛𝑛 = 𝑙𝑜𝑔2 (1 + ) (𝑎𝑓𝑡𝑒𝑟 𝑆𝐼𝐶) (2.16)
2 𝜎2

1 𝑃𝑎2 |ℎ2 |2
𝑅2,𝑛𝑛 = 𝑙𝑜𝑔2 (1 + ) (2.17)
2 𝑃𝑎1 |ℎ2 |2 + 𝜎 2

Tương tự, đối với cặp thứ hai


1 𝑃𝑎3 |ℎ3 |2
𝑅3,𝑓𝑓 = 𝑙𝑜𝑔2 (1 + ) (𝑎𝑓𝑡𝑒𝑟 𝑆𝐼𝐶) (2.18)
2 𝜎2

1 𝑃𝑎4 |ℎ4 |2
𝑅4,𝑓𝑓 = 𝑙𝑜𝑔2 (1 + ) (2.19)
2 𝑃𝑎3 |ℎ4 |2 + 𝜎 2

Tốc độ tổng của sơ đồ NF sẽ là:


𝑅𝑛𝑛 = 𝑅1,𝑛𝑛 + 𝑅2,𝑛𝑛 + 𝑅3,𝑓𝑓 + 𝑅4,𝑓𝑓 (2.20)

SVTH: Lê Văn Lĩnh GVHD: PGS.TS. Nguyễn Văn Cường


33
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

2.4.2. So sánh SC-NOMA và TDMA


Trong mô phỏng này, chúng ta xem xét 4 người dùng. Chúng ta sẽ vẽ biểu đồ
tốc độ tổng của mạng khi sử dụng từng lược đồ ghép nối người dùng. Ngoài ra, chúng
ta sẽ so sánh hiệu suất tốc độ tổng của mạng chỉ với SC-NOMA và TDMA.

Hình 2.7: Hiệu suất tốc độ tổng của SC-NOMA và TDMA


- Khi người dùng ở gần được ghép nối với người dùng ở xa, thì sẽ đạt được tốc
độ tổng lớn hơn. Điều này xác nhận rằng NOMA hoạt động tốt hơn khi các điều kiện
kênh giữa hai người dùng là khác biệt.
- Khi sử dụng ghép nối gần-gần, xa-xa, NOMA vẫn đạt được tốc độ tổng cao
hơn TDMA, nhưng sự cải thiện không đáng kể.
- Hiệu suất của SC-NOMA kém hơn so với TDMA. Bởi vì, việc quá nhiều
người dùng vào cùng một nhà mạng sẽ tạo ra các vấn đề về nhiễu sóng. Tăng số
lượng người dùng trong sẽ làm giảm hiệu suất.

SVTH: Lê Văn Lĩnh GVHD: PGS.TS. Nguyễn Văn Cường


34
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

2.5. So sánh công suất của NOMA với OMA


Là một công nghệ đa truy cập ứng cử viên cho 5G, đa truy cập không trực giao
(NOMA) cung cấp khả năng truyền dẫn lớn hơn các kỹ thuật đa truy cập trực giao
(OMA) hiện tại. Sự gia tăng tốc độ có thể đạt được này là có thể bởi vì NOMA cho
phép truyền đồng thời nhiều dữ liệu người dùng trong cùng một sóng mang tần số.

Ở đầu phát, người dùng được ghép kênh trong miền công suất bằng cách sử
dụng mã hóa chồng chất . Tại đầu thu, quá trình khử nhiễu liên tiếp (SIC) được thực
hiện để loại bỏ nhiễu và tách riêng các thông báo của người dùng.

2.5.1. Mô hình hệ thống


Hãy xem xét mô hình giao tiếp đường xuống với một trạm cơ sở (BS) và N
người dùng. Đặt Hi, biểu thị kênh từ BS đến người dùng thứ i. Có N kênh như vậy,
h1, h2 ,... hN.
Giả sử rằng người dùng 1, với kênh H1 ở xa BS nhất và do đó là người dùng yếu
nhất. Người dùng 2 là người tiếp theo, v.v. Người dùng N là người dùng gần
nhất/mạnh nhất. Điều này có nghĩa là các điều kiện kênh của người dùng được sắp
xếp như sau: |h1|2 < |h2|2 < ...|hN|2
2.5.2. Mô hình tín hiệu cho NOMA
Cho x1 , x2 , ... xN biểu thị các bản tin sẽ được truyền đến người dùng. BS thực
hiện mã hóa chồng chất với các bản tin này và truyền tín hiệu NOMA sau vào kênh:

𝑥𝑁𝑂𝑀𝐴 = √𝑃(√𝑎1 𝑥1 + √𝑎2 𝑥2 + ⋯ + √𝑎𝑁 𝑥𝑁 ) (2.21)

Trong đó P là tổng công suất phát. α1,..., αN đại diện cho các hệ số phân bổ công
suất. Vì các kênh được sắp xếp theo thứ tự |h1|2 < |h2|2 <...|hN|2 , hệ số phân bổ công
suất phải được sắp xếp theo thứ tự α1 > α2 > ... > αN

Ta có thể biểu diễn xi,NOMA ngắn gọn như sau:


𝑁
𝑥𝑖,𝑁𝑂𝑀𝐴 = √𝑃 ∑ √𝑎𝑖 𝑥𝑖 (2.22)
𝑖=1

Tín hiệu nhận được tại người dùng i:

SVTH: Lê Văn Lĩnh GVHD: PGS.TS. Nguyễn Văn Cường


35
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

𝑦𝑖,𝑁𝑂𝑀𝐴 = 𝑥𝑁𝑂𝑀𝐴 ℎ𝑖 + 𝑤𝑖 (2.23)


AWGN với giá trị trung bình bằng 0 và phương sai  2

Thay xi,NOMA từ (2.22), ta được:

𝑦𝑖,𝑁𝑂𝑀𝐴 = √𝑃(√𝑎1 𝑥1 + √𝑎2 𝑥2 + ⋯ + √𝑎𝑁 𝑥𝑁 )ℎ𝑖 + 𝑤𝑖 (2.24)

Tín hiệu nhận được của người dùng 1(người dùng xa nhất):
𝑦1 = √𝑃(√𝑎1 𝑥1 + √𝑎2 𝑥2 + ⋯ + √𝑎𝑁 𝑥𝑁 )ℎ1 + 𝑤1 (2.25)
- √𝑎1 𝑥1 : Là thành phần mong muốn và chiếm ưu thế

- √𝑎2 𝑥2 + ⋯ + √𝑎𝑁 𝑥𝑁 : Là thành phần không mong muốn (nhiễu)

Giải mã cho người dùng 1:


Vì người dùng 1 được phân bổ lượng điện năng cao nhất nên bản tin của người
dùng 1 sẽ chiếm ưu thế trong tín hiệu nhận được. Vì vậy, anh ta chỉ thực hiện giải mã
trực tiếp, coi các thông báo dành cho tất cả những người dùng khác là nhiễu. Do đó,
SNR giải mã tín hiệu của người dùng 1 là:

𝑎1 𝑃|ℎ1 |2
𝛾1,2 = (2.26)
𝑎2 𝑃|ℎ2 |2 +𝑎3 𝑃|ℎ3 |2 +⋯+𝑎𝑁 𝑃|ℎ𝑁 |2 + 𝜎 2

Tiếp theo, tín hiệu nhận được của người dùng 2:


𝑦2 = √𝑃(√𝑎1 𝑥1 + √𝑎2 𝑥2 + ⋯ + √𝑎𝑁 𝑥𝑁 )ℎ2 + 𝑤2 (2.27)
- √𝑎1 𝑥1 : Là thành phần không mong muốn và chiếm ưu thế

- √𝑎2 𝑥2 : Là thành phần mong muốn

- … + √𝑎𝑁 𝑥𝑁 : Là thành phần không mong muốn (nhiễu)

Giải mã cho người dùng 2:

SVTH: Lê Văn Lĩnh GVHD: PGS.TS. Nguyễn Văn Cường


36
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

Vì người dùng 1 được phân bổ công suất cao nhất nên tín hiệu của người dùng
1 sẽ lấn át tín hiệu nhận được của tất cả những người dùng khác. Vì vậy, trước tiên
người dùng 2 nên giải mã trực tiếp tín hiệu của người dùng 1, sau đó thực hiện SIC
để xóa tín hiệu đó khỏi y2. Nếu hoạt động của SIC hoàn hảo, tín hiệu thu được sẽ là,

𝑦2 , = √𝑃(√𝑎2 𝑥2 + ⋯ + √𝑎𝑁 𝑥𝑁 )ℎ2 + 𝑤2 (2.28)

Sau SIC, người dùng 2 được phân bổ công suất cao nhất. Vì vậy, bây giờ người
dùng 2 có thể giải mã trực tiếp tín hiệu của mình từ 𝑦2 , bằng cách coi tín hiệu của tất
cả người dùng còn lại là nhiễu, Do đó, SNR của người dùng 2 để giải mã tín hiệu của
chính mình là

𝑎2 𝑃|ℎ2 |2
𝛾2 = (2.29)
𝑎3 𝑃|ℎ3 |2 +⋯+𝑎𝑁 𝑃|ℎ𝑁 |2 + 𝜎 2

Chúng ta có thể thực hiện tương tự cho người dùng 3, 4,.. Ví dụ: người dùng 3
trước tiên phải giải mã tín hiệu của người dùng 1, thực hiện SIC để loại bỏ nó, sau đó
giải mã tín hiệu của người dùng 2, thực hiện lại SIC và sau đó giải mã tín hiệu của
chính mình.

Nói chung SNR để người dùng giải mã tín hiệu của chính mình là
𝑎𝑖 𝑃|ℎ𝑖 |2
𝛾𝑖 = (2.30)
𝑎𝑖+1 𝑃|ℎ𝑖+1 |2 +⋯+𝑎𝑁 𝑃|ℎ𝑁 |2 + 𝜎 2

Biểu thức này có thể được viết ngắn gọn là


𝑎𝑖 𝑃|ℎ𝑖 |2
𝛾𝑖 = 𝑁 2
(2.31)
∑ 𝑎𝑗 𝑃|ℎ𝑗 | +𝜎 2
𝑗=𝑖+1

Tốc độ đạt được cho người dùng bất kỳ


𝑅𝑖 = 𝑙𝑜𝑔2 (1 + 𝛾𝑖 ) (2.32)
Cuối cùng, tốc độ tổng của tất cả người dùng NOMA là

𝑅𝑁𝑂𝑀𝐴 = ∑𝑁
𝑖=1 𝑅𝑖 (2.33)

SVTH: Lê Văn Lĩnh GVHD: PGS.TS. Nguyễn Văn Cường


37
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

2.5.3. Mô hình tín hiệu cho OMA


Tiếp theo, chúng ta hãy xem truyền dẫn OMA bình thường, ví dụ, chúng ta hãy
xem xét TDMA. Phục vụ N người dùng, TDMA yêu cầu N khe thời gian. Trong khe
thời gian đầu tiên, tín hiệu của người dùng 1 được truyền đi, trong khe thời gian thứ
hai, tín hiệu của người dùng 2 được truyền đi, v.v. Ngoài ra, giả sử rằng tất cả các
khe thời gian đều có thời lượng như nhau. Tín hiệu truyền đi là

𝑥𝑖,𝑂𝑀𝐴 = √𝑃𝑥𝑖 (2.34)


So sánh các phương trình (2.21) và (2.33), chúng ta thấy rằng NOMA có lợi thế
là truyền đồng thời với nhiễu có thể kiểm soát được, trong khi người dùng OMA được
hưởng khả năng thu sóng không bị nhiễu. Tín hiệu nhận được tại người dùng bất kỳ
sẽ là

𝑦𝑖,𝑂𝑀𝐴 = √𝑃𝑥𝑖 ℎ𝑖 + 𝑤𝑖 (2.35)

SNR của người dùng OMA thứ i

𝑃|ℎ𝑖 |2
𝛾𝑖,𝑂𝑀𝐴 = (2.36)
𝜎2

Tốc độ đạt được cho người dùng bất kỳ


1
𝑅𝑖,𝑂𝑀𝐴 = 𝑙𝑜𝑔2 (1 + 𝛾𝑖,𝑂𝑀𝐴 ) (2.37)
𝑁

Cuối cùng, tốc độ tổng của tất cả người dùng OMA là


𝑁
𝑅𝑂𝑀𝐴 = ∑𝑖=1 𝑅𝑖,𝑂𝑀𝐴 (2.38)

Bây giờ chúng ta đã có các biểu thức toán học, hãy vẽ biểu đồ để so sánh dung
lượng của OMA và NOMA. Chúng ta hãy xem xét một mạng có N=3 người dùng và
so sánh hiệu suất của nó. Sơ đồ dung lượng như dưới đây

SVTH: Lê Văn Lĩnh GVHD: PGS.TS. Nguyễn Văn Cường


38
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

Hình 2.8: So sánh công suất của OMA và NOMA

Chúng ta có thể quan sát thấy rằng ở SNR thấp, OMA hoạt động tốt hơn một
chút so với NOMA. Điều này là do, người dùng NOMA bị nhiễu (do truyền đồng
thời), trong khi người dùng OMA không gặp bất kỳ sự can thiệp nào như vậy. Tuy
nhiên, ở SNR cao, NOMA vượt trội hơn OMA bằng cách cung cấp dung lượng cao.
Ngoài ra, NOMA thực hiện điều này trong khi sử dụng tài nguyên tối thiểu.
Trong ví dụ này, TDMA yêu cầu 3 khe thời gian để hoàn thành toàn bộ quá trình
truyền. Nếu thời lượng của 1 khe thời gian là 1 ms thì TDMA cần 3 ms để hoàn thành
quá trình truyền. Mặt khác, NOMA hoàn thành quá trình truyền trong một khe thời
gian duy nhất (tức là trong 1 ms). Điều này làm giảm đáng kể độ trễ. Điều này chứng
tỏ tính hữu ích của NOMA trong các công nghệ truyền thông trong tương lai.

SVTH: Lê Văn Lĩnh GVHD: PGS.TS. Nguyễn Văn Cường


39
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

● Kết luận chương 2: Chương này đã trình bày những khái niệm cơ bản nhất
về kỹ thuật đa truy nhập phi trực giao NOMA. Nội dung chương giúp chúng ta hiểu
được nguyên lý hoạt động của NOMA, cho thấy sự vượt trội của NOMA so với các
kỹ thuật OMA ở các thế hệ trước. Đồng thời, chương này đã trình bày các ứng dụng
của NOMA trong hệ thống di động 5G. Từ đó cho thấy, NOMA là một công nghệ đầy
tiềm năng và hứa hẹn sẽ là công nghệ đáp ứng được hầu hết các yêu cầu của mạng
5G.

SVTH: Lê Văn Lĩnh GVHD: PGS.TS. Nguyễn Văn Cường


40
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

CHƯƠNG 3
ĐÁNH GIÁ TỶ LỆ LỖI BIT VÀ PHÂN BỔ CÔNG SUẤT
TRONG KỸ THUẬT ĐA TRUY CẬP PHI TRỰC GIAO
● Giới thiệu chương: Trong mạng viễn thông, đánh giá hiệu năng của một hệ
thống thông tin di động là việc hết sức cần thiết và quan trọng. Hiệu năng của một
hệ thống cho thấy được hệ thống đó có hoạt động tốt hay không, bởi vì hiệu năng
càng cao thì hệ thống hoạt động càng hiệu quả. Chương này sẽ trình bày cơ sở lý
thuyết và mô phỏng để đánh giá hiệu năng của đa truy nhập phi trực giao NOMA.
3.1. Mã hóa chồng chất
Hai hoạt động chính giúp NOMA có thể thực hiện được là mã hóa chồng chất
phải được thực hiện ở phía máy phát và loại bỏ nhiễu liên tiếp (còn được gọi là SIC)
ở phía máy thu.

Giả sử hai người dùng User 1 và User 2 sẽ liên lạc đồng thời bằng cùng một tần
số. Đặt x1 biểu thị dữ liệu của User 1 và x2 biểu thị dữ liệu của User 2. Để đơn giản,
giả sử rằng mỗi người dùng chỉ có 4 bit dữ liệu để gửi.

Cho x1 = 1010 và x2 = 0110. Hình minh họa của x1 và x2 được hiển thị bên dưới.

SVTH: Lê Văn Lĩnh GVHD: PGS.TS. Nguyễn Văn Cường


41
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

x1 và x2 phải trải qua điều chế kỹ thuật số trước khi truyền. Điều chế BPSK được sử
dụng trong trường hợp này. BPSK ánh xạ 0 đến -1 và 1 đến +1. Sau khi điều chế
BPSK, x1 được ánh xạ tới +1 -1 +1 -1 và x2 được ánh xạ tới -1 +1 +1 -1 như hình bên
dưới.

Hình 3.1: Tín hiệu x1 và x2 sau khi điều chế BPSK

NOMA yêu cầu mã hóa chồng chất ở phía máy phát. Về cơ bản, chúng ta sẽ cộng x1
và x2 với nhau. Nhưng trước khi làm điều đó, chúng ta sẽ nhân chúng với các hệ số
công suất khác nhau. Sau đó, chúng ta sẽ cộng chúng lại với nhau.

Giả sử chúng ta đặt trọng số công suất cố định là a1 = 0,75 cho User 1 và a2 = 0,25
cho User 2. Một quy tắc cần tuân theo là tổng a1 và a2 phải bằng 1.

Đầu tiên, hãy lấy x1 và x2 nhân tương ứng với √a1 và √a2 tương ứng. Tại sao căn
bậc hai? Bởi vì a1 và a2 đại diện cho các hệ số tỷ lệ công suất. Để làm cho chúng đại

SVTH: Lê Văn Lĩnh GVHD: PGS.TS. Nguyễn Văn Cường


42
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

diện cho biên độ, chúng ta cần lấy căn bậc hai. Sau khi nhân tương ứng, các tín hiệu
trông như hình 3.2. Lưu ý rằng biên độ của x1 nhân với √a1 = √0,75 = 0,866 và biên
độ của x2 nhân với √a2 = √0,25 = 0,5. Vì vậy, dữ liệu sau khi được nhân tương ứng
là, x1 √a1 = 0,866 -0,866 0,866 -0,866 và x2 √a2 = -0,5 0,5 0,5 -0,5.

Hình 3.2: Tín hiệu x1 và x2 sau khí nhân tương ứng √𝒂𝟏 và √𝒂𝟐

Sau đó cộng cả hai lại với nhau. Tín hiệu kết quả được gọi là tín hiệu mã chồng chất
và được ký hiệu là x = x1 √a1 + x2 √a2 . Cộng cả hai lại với nhau ta được x = 0,366 -
0,366 1,366 -1,366. Ta được đồ thị của x như hình 3.3

SVTH: Lê Văn Lĩnh GVHD: PGS.TS. Nguyễn Văn Cường


43
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

Hình 3.3: Tín hiệu mã hóa chồng chất x

Tín hiệu x này là tín hiệu NOMA được mã hóa chồng chất thực sự được truyền vào
kênh. Vì vậy, đó là cách mã hóa chồng chất được thực hiện.
3.2. Loại bỏ nhiễu liên tiếp (SIC)
Trước khi giải mã, chúng ta hãy xem thuật toán SIC. SIC là một thuật toán lặp
trong đó dữ liệu được giải mã theo thứ tự giảm dần mức công suất. Tức là, dữ liệu
tương ứng với người dùng có công suất cao nhất được giải mã trước, sau đó dữ liệu
của người dùng có công suất cao nhất tiếp theo được giải mã. Quá trình này lặp lại
cho đến khi chúng ta giải mã được tất cả dữ liệu của người dùng. Đối với trường hợp
đơn giản của hệ thống NOMA hai người dùng, các bước liên quan đến SIC được mô
tả bên dưới:

Bước 1: Giải mã trực tiếp x để lấy tín hiệu được có công suất lớn nhất

Ví dụ: x1 có trọng số lớn hơn (nghĩa là a1 > a2), giải mã trực tiếp x sẽ cho x1.

SVTH: Lê Văn Lĩnh GVHD: PGS.TS. Nguyễn Văn Cường


44
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

Bước 2: Nhân tín hiệu được giải mã ở bước 1 với trọng số tương ứng của nó và lấy
x trừ đi tín hiệu thu được sau khi nhân.

Ví dụ: nếu x1 được giải mã ở bước trước, hãy trừ x1√a1 khỏi x. Điều này sẽ cho chúng
ta tín hiệu x - x1√a1

Bước 3: Giải mã tín hiệu thu được ở bước 2 để lấy tín hiệu khác đã được ghép với
công suất thấp.

Ví dụ: giải mã x - x1√a1 thu được từ bước trước sẽ thu được x2

Bây giờ, hãy từng bước áp dụng SIC vào ví dụ của chúng ta. Như đã giả sử ở trên,
chúng ta đã chọn các giá trị hệ số phân bổ công suất là a1 = 0,75 và a2 = 0,25. Trong
trường hợp này, chúng ta sẽ thực hiệu giải điều chế BPSK trên x. Ở điều chế BPSK,
hãy đặt ngưỡng là 0, nếu biên độ vượt quá 0, chúng ta sẽ giải mã nó thành 1 và 0 nếu
ngược lại.

SVTH: Lê Văn Lĩnh GVHD: PGS.TS. Nguyễn Văn Cường


45
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

Đây là đồ thị của tín hiệu x và ngưỡng được biểu thị bằng một đường kẻ ngang
màu đen. Chúng ta quan sát thấy rằng các biểu tượng thứ nhất và thứ ba nằm trên
ngưỡng bằng 0. Vì vậy, bit được truyền đầu tiên và thứ ba là bit 1. Các biểu tượng
thứ hai và thứ tư nằm dưới ngưỡng. Vì vậy, bit được truyền thứ hai và thứ tư là bit
0. Như vậy, dãy được giải mã theo thứ tự là 1010. Bằng với x1!

Nói cách khác, chúng ta đã đạt được x1 bằng cách trực tiếp thực hiện giải điều
chế BPSK trên x, hoàn toàn bỏ qua thực tế là x cũng có một thành phần của x2. Điều
này là bởi vì, chúng ta đã phân bổ trọng lượng công suất cao hơn cho x1 trong thành
phần của x. Do đó, sự hiện diện của thành phần x2 trong x có thể được bỏ qua một
cách an toàn. Nói cách khác, chúng ta coi x2 là nhiễu và bỏ qua nó.

Chúng ta đã hoàn thành bước 1 của quy trình SIC và thu được tín hiệu x1. Hướng làm
của 2 bước kế tiếp được mô tả như sau:

Ta biết x = x1 √a1 + x2 √a2 . Chúng ta đã thu được x1 sau khi thực hiện bước
1. Vì vậy, nếu chúng ta trừ x1 √a1 khỏi x, chúng ta sẽ còn lại x2 √a2 . Từ x2 √a2 , khá
dễ dàng để có được x2 .

Cụ thể bước 2, chúng ta phải nhân thành phần x1 với √a1 và lấy x trừ đi. Bây
giờ chúng ta phải cẩn thận. Chúng ta đã thu được x1 là 1010. Nhưng x1 có mặt trong
x ở dạng điều chế BPSK của nó. Nói cách khác, x không chứa x1 là 1010. x chứa x1 là
1 -1 1 -1, là phiên bản điều chế BPSK của 1010. Vì vậy, chúng ta phải trừ phiên bản
điều chế BPSK này của thành phần x1 khỏi x. Sau khi trừ, đồ thị sẽ có dạng như hình
3.4

SVTH: Lê Văn Lĩnh GVHD: PGS.TS. Nguyễn Văn Cường


46
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

Hình 3.4: Đồ thị tín hiệu 𝒙 − 𝒙𝟏 √𝒂𝟏

Ta nhận thấy rằng, đồ thi nhìn tưng tự như đồ thị của tín hiệu x2.

Chúng ta đã hoàn thành bước 2, chuyển sang bước 3. Sau khi trừ, chúng ta chỉ
cần giải điều chế tín hiệu thu được bằng cách sử dụng điều chế BPSK như trước đây.
Chúng ta thấy rằng ký hiệu thứ nhất và thứ tư sẽ được giải điều chế thành bit 0 và các
ký hiệu khác sẽ được giải điều chế thành bit 1. Do đó, tín hiệu giải điều chế, đặt theo
thứ tự là 0110, giống như x2.

Mục 3.1 và 3.2 được viết để chứng minh rằng NOMA thực sự hoạt động như
dự định. Chúng ta đã ghép thành công hai dữ liệu riêng biệt trong miền phông suất
và khôi phục dữ liệu đó. Chúng ta đã xem xét một trường hợp hoàn toàn lý tưởng
bằng cách không bao gồm các hiệu ứng nhiễu kênh, v.v. Mục tiêu ở đây chỉ là hiểu
cách NOMA hoạt động.

SVTH: Lê Văn Lĩnh GVHD: PGS.TS. Nguyễn Văn Cường


47
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

3.3. Mô phỏng BER của NOMA trong kênh AWGN (Nhiễu Gausse trắng cộng
sinh)
3.3.1. Giả định mô phỏng
Dưới đây là các giả định đưa ra:
* Đường xuống truyền từ trạm gốc (BS) đến hai người dùng.
* Không sử dụng bất kỳ mô hình mất đường nào và giả định rằng cả hai người dùng
đều ở khoảng cách bằng nhau từ BS.
* Giả sử một kênh AWGN.
* Điều chế BPSK sẽ được sử dụng cho cả hai người dùng
Trong thực tế, NOMA hoạt động tốt hơn khi người dùng ở gần BS hơn và hoạt động
kém hơn khi người dùng kia ở xa BS. Nhưng trong trường hợp của chúng ta, để đơn
giản, hãy giả sử rằng khoảng cách giữa hai người dùng là cách đều nhau.
Bảng (3.1): Các thông số cho BER của NOMA trong kênh AWGN:
Dữ liệu được gửi đến User 1 x1
Dữ liệu được gửi đến User 2 x2
Khoảng cách D1=D2
Hệ số phân bổ công suất a1 = 0.75
a2 = 0.25
Điều chế Điều chế BPSK
Mã hóa Mã hóa chồng chất
3.3.2. Mô hình hệ thống

Mô hình thực tế sẽ như thế này:

SVTH: Lê Văn Lĩnh GVHD: PGS.TS. Nguyễn Văn Cường


48
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

Hình 3.5: Mô hình mô phỏng của NOMA trong kênh AWGN

Chúng ta có một trạm cơ sở (BS) ở trung tâm. Nó đang truyền đồng thời tới hai
người dùng, User 1 và User 2, sử dụng sóng mang cùng tần số bằng cách áp dụng
NOMA.

3.3.3. Mô phỏng trong matlab

Chúng ta sẽ đi trực tiếp vào các bước thực hiện dưới đây

1. Tạo dữ liệu nhị phân ngẫu nhiên cho User 1 và User 2. Để tạo dữ liệu nhị
phân ngẫu nhiên, chúng ta có thể sử dụng hàm MATLAB có sẵn được gọi là
Randi (). Randi ([0 1],1, N) sẽ tạo ra một chuỗi nhị phân có độ dài N.

2. Thực hiện điều chế BPSK đối với dữ liệu được tạo ở trên. 2*k-1 sẽ cung cấp
ký hiệu điều chế BSPK cho bit dữ liệu k.

3. Thực hiện mã hóa chồng chất. Nghĩa là, tính x = x1 √a1 + x2 √a2 .

Lặp lại các bước từ 4 đến 7 cho mỗi SNR

4. Thêm AWGN. Có thể sử dụng hàm awgn (x, SNR_dB,'measured'). Sau khi
thêm awgn, chúng ta có tín hiệu nhận được, y1 = x + n1 đối với User 1 và
y2 = x + n2 đối với User 2.

5. Đối với User 1, thực hiện giải điều chế BPSK trực tiếp của y1 để nhận x1.

6. Đối với người dùng 2, trước tiên hãy thực hiện giải điều chế BPSK trực tiếp
của y2 để nhận được x1 .

7. Điều chỉnh lại x1 thành tín hiệu bpsk dưới dạng x'1 = 2*x1 – 1

8. Nhân ước tính thu được ở bước trước với √a1 và lấy y trừ đi. Ta sẽ thu được
tín hiệu x - x1 √a1

9. Thực hiện giải điều chế BPSK trực tiếp của tín hiệu trên để thu được x2

10. So sánh các bit đã giải mã với các bit đã truyền để ước tính BER bằng hàm
biterr () có trong MATLAB

SVTH: Lê Văn Lĩnh GVHD: PGS.TS. Nguyễn Văn Cường


49
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

Hình 3.6: Đồ thi BER của NOMA trong kênh AWGN

 Nhận xét:

Chúng ta quan sát thấy rằng User 2 có BER cao hơn một chút so với User 1, đặc biệt
là khi SNR thấp. Điều này là do User 2 phải thực hiện SIC. User 2 phải giải mã chính
xác cả dữ liệu của User 1 và dữ liệu của chính nó. Bất kỳ lỗi nào trong việc giải mã
dữ liệu của User 1 hoặc dữ liệu của chính nó sẽ ảnh hưởng đến BER của nó. Đó là lý
do tại sao User 2 có BER cao hơn User 1.

SVTH: Lê Văn Lĩnh GVHD: PGS.TS. Nguyễn Văn Cường


50
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

3.4. Mô phỏng BER của NOMA trong kênh mờ dần Rayleigh

Kênh không dây có xu hướng lan truyền đa đường và giảm dần. Một số
mô hình kênh có sẵn để nắm bắt các hiệu ứng mờ dần. Một mô hình như vậy là
mô hình mờ dần Rayleigh. Mô hình mờ dần Rayleigh có thể được sử dụng khi
không có đường truyền thẳng (LOS) giữa máy phát và máy thu. Nói cách khác,
tất cả các thành phần đa đường đã trải qua các hiệu ứng mờ dần quy mô nhỏ
như phản xạ, tán xạ, nhiễu xạ, v.v.

Chúng ta sẽ xem xét một trường hợp của pha đinh Rayleigh trong đó mỗi
bit được truyền trải qua một sự suy giảm và lệch pha khác nhau do truyền đa
đường. Nói cách khác, kênh thay đổi theo từng bit. Đầu tiên chúng ta sẽ xem
xét mô hình hệ thống và mô hình tín hiệu của NOMA, sau đó dùng MATLAB
để mô phỏng tỷ lệ lỗi bit (BER), dung lượng và thời gian ngừng hoạt động của
NOMA

3.4.1. Mô hình hệ thống

Chúng ta xem xét việc truyền đường xuống từ trạm cơ sở (BS) tới hai người dùng
Mạng của chúng ta sẽ trông như thế này:

Hình 3.7: Mô hình hệ thống NOMA trong kênh Rayleigh


Người dùng 1 ở xa/yếu vì anh ta ở xa BS phát. Người dùng 2 là người dùng gần/mạnh.
d1 và d2 biểu thị khoảng cách của họ từ BS.

SVTH: Lê Văn Lĩnh GVHD: PGS.TS. Nguyễn Văn Cường


51
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

3.4.2. Mô hình tín hiệu

BS có hai tín hiệu riêng biệt x1 cho người dùng 1 (người dùng ở xa) và x2 cho
người dùng 2 (người dùng gần). a1 và a2 lần lượt là các hệ số phân bổ công suất cho
người dùng ở xa và ở gần (a1 + a2 = 1). Gọi h1 và h2 lần lượt là kênh truyền từ BS đến
người dùng ở xa và ở gần

 Mã hóa chồng chất được truyền bởi BS

𝑥 = √𝑃(√𝑎1 𝑥1 + √𝑎2 𝑥2 )

Ở đây P là công suất phát

Tín hiệu nhận được ở User 1 sau khi truyền qua kênh h1 là

𝑦1 = ℎ1 𝑥 + 𝑤1

Tín hiệu nhận được ở User 1 sau khi truyền qua kênh h1 là

𝑦2 = ℎ2 𝑥 + 𝑤2

Giải mã NOMA ở User 1 (người dùng xa)

𝑦1 = ℎ1 𝑥 + 𝑤1

= ℎ1 √𝑃(√𝑎1 𝑥1 + √𝑎2 𝑥2 ) + 𝑤1

= ℎ1 √𝑃√𝑎1 𝑥1 + ℎ1 √𝑃√𝑎2 𝑥2 + 𝑤1

Từ 1 > 2 giải mã trực tiếp của y1 sẽ mang lại x1. Thành phần chứa x2 sẽ được coi là
nhiễu. Tỷ lệ nhiễu tín hiệu trên nhiễu cho User 1 là:

|ℎ1 |2 𝑃𝑎1
𝛾1 =
|ℎ1 |2 𝑃𝑎2 + 𝜎 2

Tốc độ dữ liệu có thể đạt được của User 1:

|ℎ1 |2 𝑃𝑎1
𝑅1 = 𝑙𝑜𝑔2 (1 + 𝛾1 ) = 𝑙𝑜𝑔2 (1 + )
|ℎ1 |2 𝑃𝑎2 + 𝜎 2

SVTH: Lê Văn Lĩnh GVHD: PGS.TS. Nguyễn Văn Cường


52
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

Giải mã NOMA ở User 2 (người dùng gần):

𝑦2 = ℎ2 𝑥 + 𝑤2

= ℎ2 √𝑃(√𝑎1 𝑥1 + √𝑎2 𝑥2 ) + 𝑤2

= ℎ2 √𝑃√𝑎1 𝑥1 + ℎ2 √𝑃√𝑎2 𝑥2 + 𝑤2

Người dùng 2 trước tiên phải thực hiện khử nhiễu liên tiếp (SIC) trước khi giải mã
tín hiệu của chính mình. SIC được thực hiện như sau:

1. y2 được giải mã trực tiếp để có được x1 hay đúng hơn, một ước tính của x1,
đó là 𝑥̃1

2. Tính toán 𝑦2′ = 𝑦2 − √𝑎1 𝑥̃1

3. 𝑦2′ được giãi mã để có được 𝑥2

Tỷ lệ tín hiệu trên nhiễu tại User 2 để giải mã tín hiệu User 1 (trước SIC) là:

|ℎ2 |2 𝑃𝑎1
𝛾1,2 =
|ℎ2 |2 𝑃𝑎2 + 𝜎 2

Tốc độ dữ liệu có thể đạt được tương ứng là:

|ℎ2 |2 𝑃𝑎1
𝑅1,2 = 𝑙𝑜𝑔2 (1 + 𝛾1,2 ) = 𝑙𝑜𝑔2 (1 + )
|ℎ2 |2 𝑃𝑎2 + 𝜎 2

Sau khi hủy tín hiệu của người dùng 1 bằng SIC, tỷ lệ tín hiệu trên nhiễu ở User 2 để
giải mã tín hiệu của chính nó là:

|ℎ2 |2 𝑃𝑎2
𝛾2 =
𝜎2
Tốc độ dữ liệu có thể đạt được tương ứng là:

|ℎ2 |2 𝑃𝑎2
𝑅2 = 𝑙𝑜𝑔2 (1 + 𝛾2 ) = 𝑙𝑜𝑔2 (1 + )
𝜎2

SVTH: Lê Văn Lĩnh GVHD: PGS.TS. Nguyễn Văn Cường


53
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

3.4.3. Mô phỏng Matlab


 Dung lượng và xác suất ngừng hoạt động
1. Khai báo giá trị của một số tham số. Giả sử khoảng cách là, d1= 1000 m và d2=
500 m. Đặt các hệ số phân bổ công suất là a1= 0,75 và a2= 0,25. Có thể đặt bất kỳ
giá trị nào cho các tham số này nhưng đảm bảo rằng người dùng ở xa được cung
cấp phần công suất cao hơn.
2. Khởi tạo một dải công suất phát từ 0 dBm đến 40 dBm.
3. Hãy đặt băng thông hệ thống của chúng ta là B = 1 MHz. Hãy tính công suất nhiễu
nhiệt như No = k .T.B , ở đây k = 1,38 ×10− 23 , T = 300 K .
4. Tiếp theo, chúng ta phải tạo hệ số giảm dần Rayleigh h1 và h2 để mô phỏng kênh
giữa hai người dùng. Điều này có thể được thực hiện bằng lệnh MATLAB sau

ℎ𝑖 = √ⅆ𝑖 −𝜂 (𝑟𝑎𝑛ⅆ𝑛(1, 𝑁) + 1𝑖 ∗ 𝑟𝑎𝑛ⅆ𝑛 (1, 𝑁))/√2

𝜂 : Số mũ mất đường, đặt 𝜂 = 4


Khoảng cách d1 = 100 m ; d2 = 500 m

Phân bổ công suất a1 = 0.75 ; a2 = 0.25

Phạm vi công suất 0 dBm đến 40 dBm

Băng thông B = 1 MHz

Nhiễu Công suất nhiễu nhiệt

Hệ số giảm dần Rayleigh h1 , h2

Bảng 3.2: Các thông số về dung lượng và xác suất ngừng hoạt động của NOMA
5. Tính

|ℎ1 |2 𝑃𝑎1
𝑅1 = 𝑙𝑜𝑔2 (1 + )
|ℎ1 |2 𝑃𝑎2 + 𝜎 2

|ℎ2 |2 𝑃𝑎1
𝑅1,2 = 𝑙𝑜𝑔2 (1 + )
|ℎ2 |2 𝑃𝑎2 + 𝜎 2

SVTH: Lê Văn Lĩnh GVHD: PGS.TS. Nguyễn Văn Cường


54
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

|ℎ2 |2 𝑃𝑎2
𝑅2 = 𝑙𝑜𝑔2 (1 + )
𝜎2

6. Tìm giá trị trung bình của mỗi đại lượng trên với mọi công suất phát
7. Tính toán các đại lượng trên cho các mức công suất khác nhau (ví dụ: từ 0 đến 40
dBm), chúng ta có biểu đồ dung lượng đạt được như hình bên dưới:

Hình 3.8: Đồ thị dung lượng đạt được theo công suất phát
 Nhận xét:
Ta thấy R2 cao hơn hẳn so với R1,2 và R1, Vì R2 là dung lượng đạt được của User
2 sau đã khi loại bỏ hoàn toàn tín hiệu của User 1. Trong khi đó R1,2 dung lượng
của User 2 khi chưa loại bỏ tín hiệu của của User 1, tương tự R1 thấp do chưa loại
bỏ tín hiệu của của User 2
8. Tiếp theo, mô phỏng xác suất ngừng hoạt động. Đặt tỷ lệ mục tiêu cho mỗi người
dùng. Ví dụ: đối với người dùng 1, chúng ta đặt tốc độ mục tiêu là 1 bps/Hz và
đối với người dùng 2, chúng ta đặt tốc độ mục tiêu là 2 bps/Hz.
9. Đếm số lần các giá trị được tính ở bước 5 thấp hơn tỷ lệ mục tiêu và lấy giá trị
trung bình. Nói cách khác, đặt bộ đếm cho người dùng 1, bộ đếm này được tăng

SVTH: Lê Văn Lĩnh GVHD: PGS.TS. Nguyễn Văn Cường


55
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

lên mỗi lần R1 < 1 bps/Hz và một bộ đếm khác cho người dùng 2 sẽ tăng lên mỗi
lần R1,2 < 1 bps/Hz hoặc R2 < 2 bps/Hz
10. Xác suất ngừng hoạt động theo công suất truyền tải có đồ thị sẽ như sau:

Hình 3.9: Đồ thị xác suất ngừng hoạt động theo công suất phát
 Nhận xét:

Dựa vào mô phỏng ở hình 3.8, ta nhận thấy rằng, vì dung lượng đạt được của User
2 cao hơn dung lượng đạt được của User 1. Do vậy xác suất dừng hoạt động của
User 2 sẽ thấp hơn User 1, đúng với kết quả mô phỏng

 Mô phỏng BER của NOMA trong kênh Rayleigh


1. Thực hiện theo các bước từ 1 đến 4 của mô phỏng dung lượng và xác suất mất
điện được giải thích ở trên
2. Tiếp theo, hãy tạo các mẫu tiếng ồn cho cả hai người dùng. Công thức là:
𝑤𝑖 = √𝑛𝑜𝑖𝑠𝑒𝑝𝑜𝑤𝑒𝑟(𝑟𝑎𝑛ⅆ𝑛 (1, 𝑁) + 1𝑖 ∗ 𝑟𝑎𝑛ⅆ𝑛(1, 𝑁))/√2
3. Tạo dữ liệu nhị phân ngẫu nhiên cho cả người dùng

SVTH: Lê Văn Lĩnh GVHD: PGS.TS. Nguyễn Văn Cường


56
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

4. Điều chỉnh dữ liệu bằng cách sử dụng bất kỳ sơ đồ điều chế kỹ thuật số nào. Chọn
điều chế BPSK cả hai người dùng.
5. Tính toán tín hiệu mã hóa chồng chất x
6. Tính toán y1 và y2
7. Cân bằng y1 và y2 bằng cách chia h1 và h2 tương ứng
8. Từ phiên bản cân bằng của y1 thực hiện giải điều chế BPSK trực tiếp để có được
𝑥̃1 .
9. So sánh 𝑥̃1 với dữ liệu gốc của người dùng 1 và ước tính BER bằng hàm biterr
10. Giải mã trực tiếp phiên bản cân bằng của y2, ta có x1
11. Điều chỉnh lại x1 và lấy phiên bản cân bằng của y2 trừ điều chế x1. Giải mã tín
hiệu này để có được 𝑥̃2 .
12. So sánh 𝑥̃2 với dữ liệu gốc của người dùng 2 và ước tính BER bằng hàm biterr.
13. Vẽ BER theo công suất phát, đồ thị sẽ như sau:

Hình 3.10: Đồ thị BER của NOMA

SVTH: Lê Văn Lĩnh GVHD: PGS.TS. Nguyễn Văn Cường


57
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

Chúng ta thấy rằng User 1 có BER cao hơn so với User 2, điều này là do khoảng
cách từ User 1 đến BS xa hơn gấp đôi so với khoảng cách từ User 2 đến BS, làm
cho tín hiệu từ User 2 suy giảm làm tăng khả năng xảy ra lỗi dẫn đến BER cao.

3.5. Phân bổ công suất trong NOMA


3.5.1. BER của NOMA khi phân bổ công suất cố định

Cho đến bây giờ, chúng ta đã mô phỏng các tham số hiệu suất khác nhau như tỷ lệ lỗi
bit (BER), dung lượng và xác suất ngừng hoạt động của NOMA bằng cách sử dụng
phương pháp phân bổ nguồn cố định. Bằng cách phân bổ công suất cố định, chúng ta
luôn đặt α1= 0,75 (đối với người dùng ở xa, User 1) và α2= 0,25 (dành cho người dùng
gần User 2). Đây là một cách để phân bổ quyền lực. Và ưu điểm của phương pháp
phân bổ nguồn điện cố định này là:

 Không cần tính toán


 Không cần kiến thức về thông tin trạng thái kênh (CSI)

Nhưng đây không phải là cách tối ưu để phân bổ quyền lực. Nếu chúng ta viết một
mã MATLAB đơn giản để vẽ biểu đồ BER như một hàm của các hệ số phân bổ công
suất, chúng ta sẽ nhận được một biểu đồ như sau

SVTH: Lê Văn Lĩnh GVHD: PGS.TS. Nguyễn Văn Cường


58
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

Hình 3.11: Đồ thị BER theo hệ số phân bổ công suất

 Một số lưu ý về đồ thị này:


- Trong biểu đồ này, chúng ta coi người dùng 1 là người dùng ở xa và người
dùng 2 là người dùng ở gần.
- Các đường liền nét dành cho công suất phát 40 dBm và các đường gạch chấm
dành cho 20 dBm.
- Cốt truyện trên có thể được giải thích theo nghĩa α2 bằng cách thực hiện chuyển
đổi α2 = 1 − α1. (vì, chúng ta biết rằng, α1 > α2 và, α1 + α2= 1)

 Nhận xét hình:


- Đầu tiên, chúng ta thấy rằng khi giá trị của hệ số phân bổ công suất tăng,
BER không tăng theo mà thay đổi tăng giảm khác nhau
- Người dùng ở gần (User 2) có BER thấp (< 10- 4) tại hai biên của đồ thị
này. Tức là xung quanh α1 < 0,1 (nói cách khác, α2 > 0,9) và xung quanh α1 ≈
0,8 (nói cách khác, α2 ≈ 0,2).

SVTH: Lê Văn Lĩnh GVHD: PGS.TS. Nguyễn Văn Cường


59
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

- Giá trị BER của User 2 ở vùng α1 < 0,1 (hay α2 > 0,9) thấp hơn ở vùng α1 ≈
0,8 (hay α2 ≈ 0,2). Tuy nhiên, ở vùng α1 < 0,1 thì giá trị BER của User 1 lại
rất lớn nên ta không thể chọn α1 < 0,1 (hay α2 > 0,9)

- Muốn cả hai người dùng đều được phân chia một cách công bằng thì vùng lý
tưởng là: α1  [0.5, 1], α2  [0, 0.5]

- Vùng phía cuối bên trái của đồ thị, α1 ≈ 0 và α2 ≈ 1. Điều này có nghĩa là một
công suất rất lớn được phân bổ cho User 2. Do đó, anh ta có BER rất thấp.

- Vì α1 ≈ 0 và α2 ≈ 1, dữ liệu của người dùng ở gần (User 2) đang chiếm ưu thế


và do đó, người dùng ở xa (User 1) sẽ không thể giải mã trực tiếp tín hiệu
của anh ta. Điều này giải thích BER của User 1 cao

- Về phía cuối bên phải đồ thị, α1 ≈ 1 và α2 ≈ 0. Điều này có nghĩa là một công
suất rất lớn được phân bổ cho người dùng ở xa (User 1). Do đó, BER của
User 1 có xu hướng giảm dần.

- Vì α1 ≈ 1, nhiễu từ dữ liệu của người dùng ở xa (User 1) có công suất lớn đến
mức người dùng ở gần (User 2) cũng phải chịu BER cao

3.5.2. So sánh phân bổ công suất cố định và công bằng

Trong các mô phỏng trước, chúng ta đã sử dụng phân bổ công suất cố định (fixed
PA). Chúng ta cố định các giá trị của α1 và α2 không phụ thuộc vào điều kiện kênh.
Nhưng có nhiều cách tốt hơn để tối ưu hóa α1 và α2 động dựa trên các giá trị của
thông tin trạng thái kênh (CSI).

Sơ đồ phân bổ năng lượng mà chúng ta nghiên cứu trong phần này là một sơ đồ
đơn giản với mục tiêu là mang lại sự công bằng cho người dùng. Gọi sơ đồ phân bổ
công suất công bằng (fair PA).

PA công bằng của ưu tiên cho người dùng yếu/ở xa. Nghĩa là, các hệ số phân bổ
công suất được tính toán sao cho đáp ứng được tốc độ mục tiêu của người dùng ở xa.
Sau đó năng lượng còn lại mới được phân bổ cho người dùng gần.

Phương trình dung lượng cho người dùng xa và người dùng gần của NOMA là:
2
|ℎ𝑓 | 𝑃𝑎𝑓
𝑅𝑓 = 𝑙𝑜𝑔2 (1 + 2 )
|ℎ𝑓 | 𝑃𝑎𝑛 + 𝜎 2

SVTH: Lê Văn Lĩnh GVHD: PGS.TS. Nguyễn Văn Cường


60
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

|ℎ𝑛 |2 𝑃𝑎𝑛
𝑅𝑛 = 𝑙𝑜𝑔2 (1 + )
𝜎2

αn, αf: hệ số phân bổ năng lượng cho người dùng gần, xa

hn, hf: Hệ số giảm dần Rayleigh cho người dùng gần, xa

P: Tổng công suất phát; σ2: Công suất nhiễu

Chọn R* biểu thị cho dung lượng mục tiêu của người dùng xa. Mục tiêu là chọn αf và
αn, sao cho Rf > R*. Hãy thiết lập Rf = R*


|ℎ𝑓 |2 𝑃𝑎𝑓
𝑅 = 𝑙𝑜𝑔2 (1 + )
|ℎ𝑓 |2 𝑃𝑎𝑛 + 𝜎 2

𝑅∗
|ℎ𝑓 |2 𝑃𝑎𝑓
<=> 2 =1+
|ℎ𝑓 |2 𝑃𝑎𝑛 + 𝜎 2

Đặt  = 2𝑅 − 1

|ℎ𝑓 |2 𝑃𝑎𝑓
=
|ℎ𝑓 |2 𝑃𝑎𝑛 + 𝜎 2

<=> |ℎ𝑓 |2 𝑃𝑎𝑓 = |ℎ𝑓 |2 𝑃𝑎𝑛 + 𝜎 2

Từ αn + αf = 1 αn = 1 - αf

|ℎ𝑓 |2 𝑃𝑎𝑓 = |ℎ𝑓 |2 𝑃(1 − 𝑎𝑓 ) + 𝜎 2

(|ℎ𝑓 |2 𝑃 + 𝜎 2 ) = 𝑎𝑓 |ℎ𝑓 |2 𝑃(1 + )

( |ℎ𝑓 |2 𝑃 + 𝜎 2 )
𝑎𝑓 =
|ℎ𝑓 |2 𝑃(1 + )

( |ℎ𝑓|2 𝑃 + 𝜎2 )
Vì 𝑎𝑓  1, 𝑎𝑓 = min( 1, 2 ) và 𝑎𝑛 = 1 − 𝑎𝑓
|ℎ𝑓 | 𝑃(1+)

So sánh xác suất ngừng hoạt động của PA cố định và công bằng.

Ở đây, chúng ta đã cố định tổng công suất phát là 30 dBm. Ngoài ra, để có được
xác suất ngừng hoạt động, chúng ta đã đặt tỷ lệ mục tiêu giống nhau cho cả người
dùng ở gần và ở xa.

SVTH: Lê Văn Lĩnh GVHD: PGS.TS. Nguyễn Văn Cường


61
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

Hình 3.12: Xác suất ngừng hoạt động theo tốc độ mục tiêu của người dùng xa

 Nhận xét:

- Chúng ta có thể thấy ngay rằng PA cố định đang hoạt động rất kém và xác suất
ngừng hoạt động của nó luôn bão hòa về 1 khi R∗ > 1,5 bps/Hz. Nói cách khác, máy
thu luôn ngưng hoạt động nếu chúng ta sử dụng PA cố định với R∗ > 1,5 bps/Hz. Điều
này là do, PA cố định không khai thác CSI tức thời cũng như không tính đến các yêu
cầu về tốc độ mục tiêu. Do đó, PA cố định, mặc dù đơn giản để thực hiện, nhưng xét
cho cùng thì không tốt lắm.

- PA công bằng có xác suất ngừng hoạt động thấp hơn PA cố định vì αn và αf được
điều chỉnh động dựa trên yêu cầu tốc độ mục tiêu và CSI.

- Trong PA công bằng, chúng ta có thể thấy rằng sự ngừng hoạt động của người dùng
ở xa tăng dần khi yêu cầu tốc độ mục tiêu của anh ta tăng lên. Vì khi tốc độ mục tiêu

SVTH: Lê Văn Lĩnh GVHD: PGS.TS. Nguyễn Văn Cường


62
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

ngày càng cao, cơ hội để người dùng ở xa đạt được tỷ lệ mục tiêu đó ngày càng thấp
hơn. Điều này sẽ dẫn đến tăng xác suất ngừng hoạt động của nó.

- Xác suất ngừng hoạt động của người dùng gần cho thấy sự chuyển đổi khá rõ nét
xung quanh giá trị R∗ từ 4 đến 7 bps/Hz. Và luôn ngừng hoạt động khi R∗ > 7 bps/Hz.
Điều này vẫn tốt hơn PA cố định

SVTH: Lê Văn Lĩnh GVHD: PGS.TS. Nguyễn Văn Cường


63
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

KẾT LUẬN VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN ĐỀ TÀI

❖ KẾT LUẬN:
Đồ án đã nghiên cứu ứng dụng của NOMA vào việc đánh giá hiệu năng mạng
đường xuống so với OFDMA đường xuống ở mạng 4G. Qua kết quả mô phỏng, đánh
giá hiệu suất của thuật toán và so sánh nó với cơ chế OFDMA đã cho thấy, NOMA
có kết quả vượt trội hơn OFDMA về hiệu năng công suất trên một đơn vị dữ liệu, đặc
biệt khi hầu hết người dùng nằm gần cạnh tế bào hay có sự đa dạng trong điều kiện
kênh thay đổi. Đồ án cũng đã trình bày các nguyên tắc cơ bản của NOMA và chỉ ra
ưu thế của NOMA so với OMA hay cụ thể hơn là OFDMA thông thường về hiệu suất
phổ và hiệu quả năng lượng.

Với các tính năng riêng biệt, NOMA vẫn là ứng cử viên mạnh nhất cho các
mạng 5G trong tương lai. Tuy nhiên, vẫn còn một số thách thức để thực hiện NOMA
thành công. Trước hết, nó đòi hỏi csac đầu cuối có sức tính toán cao để chạy các thuật
toán SIC, đặc biệt khi số lượng người dùng lớn với tốc độ dữ liệu cao. Thứ hai, phân
bổ công suất tối ưu vẫn là một vấn đề khó khăn, đặc biệt là khi các UE đang di chuyển
nhanh trong mạng. Cuối cùng, bộ thu SIC nhạy cảm với các lỗi hủy có thể dễ dàng
xảy ra trong các kênh fading. Nó có thể được thực hiện với một số kỹ thuật phân tập
khác như phân tập không gian với nhiều đầu vào - nhiều đầu ra (MIMO) hoặc các cơ
chế mã hóa để tăng độ tin cậy và do đó làm giảm các lỗi giải mã. Vì thế, gần đây
nhiều dự án triển khai MIMO cho NOMA, nghiên cứu tác động của thông tin trạng
thái kênh (CSI) và tối ưu hóa công suất đã được xem xét.

❖ HƯỚNG PHÁT TRIỂN:

Hiện tại, khả năng ứng dụng NOMA vào thực tế vẫn còn khoảng cách so với
tiềm năng của nó và cần thời gian để xem xét thêm. Tuy nhiên, mạng di động 5G và
kỹ thuật đa truy nhập phi trực giao là một đề tài nghiên cứu mới, có tiềm năng trong
tương lai. Với các kết quả đạt được từ đồ án này có thể làm cơ sở cho việc xây dựng
hệ thống mạng, phát triển để tối ưu hóa hiệu năng hệ thống, đề xuất mô hình hệ thống
lớn hơn dựa trên kỹ thuật đa truy nhập phi trực giao NOMA mới này.

SVTH: Lê Văn Lĩnh GVHD: PGS.TS. Nguyễn Văn Cường


64
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

TÀI LIỆU THAM KHẢO


❖ Tài liệu tiếng Việt
[1] “ĐÁNH GIÁ HIỆU NĂNG CỦA NOMA TRONG THÔNG TIN VÔ TUYẾN”, Tạp
Chí Khoa Học Giáo Dục Kỹ Thuật Số 65 (08/2021), Trường Đại Học Sư Phạm
Kỹ Thuật TP. Hồ Chí Minh

❖ Tài liệu tiếng Anh


[1] "AT&T commits to LTE-Advanced deployment in 2013, Hesse and Mead
unfazed". Engadget. 2011-11-08. Retrieved 2012-03-15.
[2] Xiang, Wei, Zheng, Kan, Shen, Xuemin Sherman “5G Mobile
Communications”
[3] Refik Caglar Kizilirmark “Non-Orthogonal Multiple Access (NOMA) for
5G Networkks”. Intech 2016
[4] Marcano, A.S. & Christiansen, H.L.(2017). “A Novel Method for
Improving the Capacity in 5G Mobile Networks Combining NOMA and
OMA”. In Vehicular Technology Conference (VTC Spring), 2017 IEEE
85th IEEE.
[5] K. Higuchi and A. Benjebbour, “Non-orthogonal multiple access (NOMA)
with successive interference cancellation for future radio access”, IEICE
Trans. Commun., vol. E98-B, no. 3, pp. 403–414, Mar. 2015.
[6] Hanzo et al, “Nonorthogonal Multiple Access for 5G and Beyond.” Vol.
105, No. 12, December 2017 | Proceedings of the IEEE.
[7] Y. Liu, Z. Ding, M. Elkashlan, and J. Yuan, “Non-orthogonal multiple
access in large-scale underlay cognitive radio networks,” IEEE Trans.
Veh. Technol., vol. 65, no. 12, pp. 10 152–10 157, Dec. 2016.
[8] Md Shipon Ali “Non-Orthogonal Multiple Access (NOMA) for Cellular
Wireless Communications” Department of Electrical and Computer
Engineering University of Manitoba Winnipeg.
[9] Shenhong Li, “Outage probability analysis and robust power allocation for
downlink Non-Orthogonal Multiple Access (NOMA) system”,
Loughborough University, Sep 2020.

SVTH: Lê Văn Lĩnh GVHD: PGS.TS. Nguyễn Văn Cường


65
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

[10] YLiu, Yuanwei and Liu, Xiao and Mu, Xidong and Hou, Tianwei and Xu,
Jiaqi and Di Renzo, Marco and Al-Dhahir, Naofal, “Reconfigurable
Intelligent Surfaces: Principles and Opportunities”, in IEEE
Communications Surveys & Tutorials, 2021.
❖ Tài liệu điện tử

[1] www.arxiv.org

[2] www.telecoms.com

[3] www.en.wikipedia.org

[4] www.ieeexplore.ieee.org

[5] www.itu.int

[6] www.qualcomm.com

[7] www.huawei.com

[8] www.vntelecom.org

SVTH: Lê Văn Lĩnh GVHD: PGS.TS. Nguyễn Văn Cường


66
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

PHỤ LỤC
Code matlab của các chương trình mô phỏng

So sánh SC-NOMA và TDMA

clc; clear variables;


close all;

d1 = 10; d2 = 9;
d3 = 4; d4 = 3;

eta = 4;

N = 10^4;

h1 = sqrt(d1^-eta)*(randn(1,N)+1i*randn(1,N))/sqrt(2);
h2 = sqrt(d2^-eta)*(randn(1,N)+1i*randn(1,N))/sqrt(2);
h3 = sqrt(d3^-eta)*(randn(1,N)+1i*randn(1,N))/sqrt(2);
h4 = sqrt(d4^-eta)*(randn(1,N)+1i*randn(1,N))/sqrt(2);

g1 = (abs(h1)).^2;
g2 = (abs(h2)).^2;
g3 = (abs(h3)).^2;
g4 = (abs(h4)).^2;

SNR = 20:2:40;
snr = db2pow(SNR);

a1 = 0.7; a2 = 1-a1;

b1 = 0.7; b2 = (3/4)*(1-b1); b3 = (3/4)*(1-(b1+b2)); b4


= 1 - (b1+b2+b3);
T = 1;
epsilon = (2^T)-1;

for u = 1:length(snr)
% a1 = min(1,epsilon*((1/snr(u)) +
g1)./(g1*(1+epsilon)));
% a2 = 1 - a1;
%
% a1 = min(1,epsilon*((1/snr(u)) +
g1)./(g1*(1+epsilon)));
% a2 = 1 - a1;

%1-2 3-4 (n-n, f-f)

SVTH: Lê Văn Lĩnh GVHD: PGS.TS. Nguyễn Văn Cường


67
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

C1(u) = mean(log2(1 +
a1.*g1*snr(u)./(a2.*g1*snr(u)+1)));
C2(u) = mean(log2(1 + a2.*g2*snr(u)));
C3(u) = mean(log2(1 +
a1.*g3*snr(u)./(a2.*g3*snr(u)+1)));
C4(u) = mean(log2(1 + a2.*g4*snr(u)));

%1-4 2-3 (n-f)


C11(u) = mean(log2(1 +
a1.*g1*snr(u)./(a2.*g1*snr(u)+1)));
C44(u) = mean(log2(1 + a2.*g4*snr(u)));
C22(u) = mean(log2(1 +
a1.*g2*snr(u)./(a2.*g2*snr(u)+1)));
C33(u) = mean(log2(1 + a2.*g3*snr(u)));

%TDMA
t1(u) = 0.25*mean(log2(1 + g1*snr(u)));
t2(u) = 0.25*mean(log2(1 + g2*snr(u)));
t3(u) = 0.25*mean(log2(1 + g3*snr(u)));
t4(u) = 0.25*mean(log2(1 + g4*snr(u)));

% %NOMA
n1(u) = mean(log2(1 +
b1.*g1*snr(u)./((b2+b3+b4).*g1*snr(u)+1)));
n2(u) = mean(log2(1 +
b2.*g2*snr(u)./((b3+b4).*g2*snr(u)+1)));
n3(u) = mean(log2(1 +
b3.*g3*snr(u)./(b4.*g3*snr(u)+1)));
n4(u) = mean(log2(1 + b4.*g4*snr(u)));
%
% %
end

R1 = 0.5*(C1+C2+C3+C4);
R11 = 0.5*(C11+C22+C33+C44);
t = (t1+t2+t3+t4);
n = n1+n2+n3+n4;
figure;
plot(SNR,R11,'o-b','linewidth',1.5);hold on; grid on;
plot(SNR,R1,'o-r','linewidth',1.5);
plot(SNR,n,'o-m','linewidth',1.5);
plot(SNR,t,'o-k','linewidth',1.5);
legend('Hybrid NOMA N-F pairing','Hybrid NOMA N-N,F-F
pairing','SC-NOMA','TDMA');
xlabel('SNR (dB)');

SVTH: Lê Văn Lĩnh GVHD: PGS.TS. Nguyễn Văn Cường


68
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

ylabel('Sum rate (bps/Hz)');

So sánh công suất của OMA và NOMA

clc; clear variables; close all;

%SNR range
Pt = -114:5:-54; %in dB
pt = db2pow(Pt); %in linear scale

N = 10^4;

d1 = 5; d2 = 3; d3 = 2; %Distance of users
eta = 4; %Path loss exponent

%Rayleigh fading coefficients of both users


h1 = (sqrt(d1^-eta))*(randn(N,1) +
1i*randn(N,1))/sqrt(2);
h2 = (sqrt(d2^-eta))*(randn(N,1) +
1i*randn(N,1))/sqrt(2);
h3 = (sqrt(d3^-eta))*(randn(N,1) +
1i*randn(N,1))/sqrt(2);

%Channel gains
g1 = (abs(h1)).^2;
g2 = (abs(h2)).^2;
g3 = (abs(h3)).^2;

BW = 10^9;
No = -174 + 10*log10(BW);
no = (10^-3)*db2pow(No);

%Power allocation coefficients


a1 = 0.75; a2 = 0.1825; a3 = 1-(a1+a2);

C_noma = zeros(1,length(pt));
C_oma = zeros(1,length(pt));
for u = 1:length(pt)

%NOMA capacity calculation


C_noma_1 = log2(1 + pt(u)*a1.*g1./(pt(u)*a2.*g1 +
pt(u)*a3.*g1 + no)); %User 1
C_noma_2 = log2(1 +
pt(u)*a2.*g2./(pt(u)*a3.*g1+no));
%User 2

SVTH: Lê Văn Lĩnh GVHD: PGS.TS. Nguyễn Văn Cường


69
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

C_noma_3 = log2(1 + pt(u)*a3.*g2/no);


%User 3
C_noma_sum(u) = mean(C_noma_1 + C_noma_2 +
C_noma_3); %Sum capacity of NOMA

%OMA capacity calculation


C_oma_1 = (1/3)*log2(1 + pt(u)*g1/no); %User 1
C_oma_2 = (1/3)*log2(1 + pt(u)*g2/no); %User 2
C_oma_3 = (1/3)*log2(1 + pt(u)*g3/no); %User 3

C_oma_sum(u) = mean(C_oma_1 + C_oma_2 + C_oma_3);


%Sum capacity of OMA

end
SNR = Pt - No;
figure;
plot(SNR,C_noma_sum,'linewidth',2); hold on; grid on;
plot(SNR,C_oma_sum,'linewidth',2)
xlabel('SNR (dB)');
ylabel('Achievable rate (bps/Hz)');
legend('NOMA','OMA');
title('Capacity of NOMA vs OMA');
ylim([0 max(C_noma_sum)+1]);

Mô phỏng BER của NOMA trong kênh AWGN (Nhiễu Gausse trắng cộng sinh)
clc; clear variables; close all;

SNR = 0:30; %SNR range in dB


snr = db2pow(SNR); %SNR range in linear scale

%Tao chuoi nhi phan co do dai N


N = 10^5;

x1 = randi([0 1],1,N); %Du lieu bit cua user 1


x2 = randi([0 1],1,N); %Du lieu bit cua user 2

%Dieu che BPSK(Pha nhi phan)cho du lieu dc tao o tren


xmod1 = 2*x1 - 1;
xmod2 = 2*x2 - 1;

%Thiet lap trong so cong suat cho cac user


a1 = 0.75;
a2 = 0.25;

SVTH: Lê Văn Lĩnh GVHD: PGS.TS. Nguyễn Văn Cường


70
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

%Thuc hien ma hoa chong chat


x = sqrt(a1)*xmod1 + sqrt(a2)*xmod2; %sqrt là Ham khai
can

%Them AWGN vào x(Truyen x qua kenh AWGN)


for u = 1:length(snr)
y1 = awgn(x,SNR(u),'measured'); %T/h cua user 1 bi
tac dong boi AWGN
y2 = awgn(x,SNR(u),'measured'); %T/h cua user 2 bi
tac dong boi AWGN

%AT USER 1
%Direct decoding of x from y1
x1_hat = ones(1,N); %just a buffer
x1_hat(y1 < 0) = 0;

%AT USER 2
%Direct decoding of x from y2
x11_est = ones(1,N); %just a buffer
x11_est(y2 < 0) = 0; %Estimate user 1's signal first
x11_est(x11_est == 0) = -1; %Remodulate user 1's
signal
%Subtract remodulated x11_est component from y2
rem = y2 - sqrt(a1)*x11_est; % T/h dang o dang d/che
BPSK

%Decode x2 from rem


x2_hat = zeros(1,N);
x2_hat(rem>0) = 1;

%Estimate BER
ber1(u) = biterr(x1,x1_hat)/N;% = so bit loi/ tong
so bit
ber2(u) = biterr(x2,x2_hat)/N;
end

%plot BER curves


semilogy(SNR, ber1, 'linewidth', 1.5); hold on;
semilogy(SNR, ber2, 'linewidth', 1.5); grid on;
legend('User 1 \alpha_1 = 0.75','User 2 \alpha_2 =
0.25');
xlabel('SNR (dB)');
ylabel('BER');
title('BER graph for NOMA in AWGN channel');

SVTH: Lê Văn Lĩnh GVHD: PGS.TS. Nguyễn Văn Cường


71
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

Dung lượng và xác suất ngừng hoạt động


clc; clear variables; close all;

N = 10^5;

d1 = 1000; d2 = 500; %Distances of users from base


station (BS)
a1 = 0.75; a2 = 0.25; %Power allocation factors
eta = 4; %Path loss exponent

%Generate rayleigh fading coefficient for both users


h1 = sqrt(d1^-eta)*(randn(1,N)+1i*randn(1,N))/sqrt(2);
h2 = sqrt(d2^-eta)*(randn(1,N)+1i*randn(1,N))/sqrt(2);

g1 = (abs(h1)).^2;
g2 = (abs(h2)).^2;

Pt = 0:2:40; %Transmit power in dBm


pt = (10^-3)*10.^(Pt/10); %Transmit power in linear
scale
BW = 10^6; %System bandwidth
No = -174 + 10*log10(BW); %Noise power (dBm)
no = (10^-3)*10.^(No/10); %Noise power (linear scale)

p = length(Pt);
p1 = zeros(1,length(Pt));
p2 = zeros(1,length(Pt));

rate1 = 1; rate2 = 2; %Target rate of users in


bps/Hz
for u = 1:p
%Calculate SNRs
gamma_1 = a1*pt(u)*g1./(a2*pt(u)*g1+no);
gamma_12 = a1*pt(u)*g2./(a2*pt(u)*g2+no);
gamma_2 = a2*pt(u)*g2/no;

%Calculate achievable rates


R1 = log2(1+gamma_1);
R12 = log2(1+gamma_12);
R2 = log2(1+gamma_2);

%Find average of achievable rates


R1_av(u) = mean(R1);
R12_av(u) = mean(R12);
R2_av(u) = mean(R2);

SVTH: Lê Văn Lĩnh GVHD: PGS.TS. Nguyễn Văn Cường


72
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

%Check for outage


for k = 1:N
if R1(k) < rate1
p1(u) = p1(u)+1;
end
if (R12(k) < rate1)||(R2(k) < rate2)
p2(u) = p2(u)+1;
end
end
end

pout1 = p1/N;
pout2 = p2/N;

figure;
semilogy(Pt, pout1, 'linewidth', 1.5); hold on; grid on;
semilogy(Pt, pout2, 'linewidth', 1.5);
xlabel('Transmit power (dBm)');
ylabel('Outage probability');
legend('User 1 (far user)','User 2 (near user)');

figure;
plot(Pt, R1_av, 'linewidth', 1.5); hold on; grid on;
plot(Pt, R12_av, 'linewidth', 1.5);
plot(Pt, R2_av, 'linewidth', 1.5);
xlabel('Transmit power (dBm)');
ylabel('Achievable capacity (bps/Hz)');
legend('R_1','R_{12}','R_2')

Mô phỏng BER của NOMA trong kênh Rayleigh


clc; clear variables; close all;

N = 10^6;

d1 = 1000; d2 = 500; %Distances of users from base


station (BS)
a1 = 0.75; a2 = 0.25; %Power allocation factors
eta = 4; %Path loss exponent

%Generate rayleigh fading coefficient for both users


h1 = sqrt(d1^-eta)*(randn(1,N)+1i*randn(1,N))/sqrt(2);
h2 = sqrt(d2^-eta)*(randn(1,N)+1i*randn(1,N))/sqrt(2);

g1 = (abs(h1)).^2;
g2 = (abs(h2)).^2;

SVTH: Lê Văn Lĩnh GVHD: PGS.TS. Nguyễn Văn Cường


73
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

Pt = 0:2:40; %Transmit power in dBm


pt = (10^-3)*10.^(Pt/10); %Transmit power in linear
scale
BW = 10^6; %System bandwidth
No = -174 + 10*log10(BW); %Noise power (dBm)
no = (10^-3)*10.^(No/10); %Noise power (linear scale)

%Generate noise samples for both users


w1 = sqrt(no)*(randn(1,N)+1i*randn(1,N))/sqrt(2);
w2 = sqrt(no)*(randn(1,N)+1i*randn(1,N))/sqrt(2);

%Generate random binary data for two users


data1 = randi([0 1],1,N); %Data bits of user 1
data2 = randi([0 1],1,N); %Data bits of user 2

%Do BPSK modulation of data


x1 = 2*data1 - 1;
x2 = 2*data2 - 1;

p = length(Pt);
for u = 1:p
%Do superposition coding
x = sqrt(pt(u))*(sqrt(a1)*x1 + sqrt(a2)*x2);
%Received signals
y1 = h1.*x + w1; %So phuc h1 * x + w1
y2 = h2.*x + w2;

%Equalize
eq1 = y1./h1; %So phuc y1 * x + w1
eq2 = y2./h2;

%AT USER 1--------------------


%Direct decoding of x1 from y1
x1_hat = zeros(1,N);
x1_hat(eq1>0) = 1;

%Compare decoded x1_hat with data1 to estimate BER


ber1(u) = biterr(data1,x1_hat)/N;

%----------------------------------

%AT USER 2-------------------------


%Direct decoding of x1 from y2
x12_hat = ones(1,N);
x12_hat(eq2<0) = -1;

y2_dash = eq2 - sqrt(a1*pt(u))*x12_hat;

SVTH: Lê Văn Lĩnh GVHD: PGS.TS. Nguyễn Văn Cường


74
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

x2_hat = zeros(1,N);
x2_hat(real(y2_dash)>0) = 1;

ber2(u) = biterr(x2_hat, data2)/N;


%-----------------------------------

gam_a = 2*((sqrt(a1*pt(u))-
sqrt(a2*pt(u)))^2)*mean(g1)/no;
gam_b =
2*((sqrt(a1*pt(u))+sqrt(a2*pt(u)))^2)*mean(g1)/no;
ber_th1(u) = 0.25*(2 - sqrt(gam_a/(2+gam_a)) -
sqrt(gam_b/(2+gam_b)));

gam_c = 2*a2*pt(u)*mean(g2)/no;
gam_d = 2*((sqrt(a2) +
sqrt(a1))^2)*pt(u)*mean(g2)/no;
gam_e = 2*((sqrt(a2) +
2*sqrt(a1))^2)*pt(u)*mean(g2)/no;
gam_f = 2*((-sqrt(a2) +
sqrt(a1))^2)*pt(u)*mean(g2)/no;
gam_g = 2*((-sqrt(a2) +
2*sqrt(a1))^2)*pt(u)*mean(g2)/no;

gc = (1 - sqrt(gam_c/(2+gam_c)));
gd = (1-sqrt(gam_d/(2+gam_d)));
ge = (1-sqrt(gam_e/(2+gam_e)));
gf = (1-sqrt(gam_f/(2+gam_f)));
gg = (1-sqrt(gam_g/(2+gam_g)));

ber_th2(u) = 0.5*gc - 0.25*gd + 0.25*(ge+gf-gg);

gamma1(u) = a1*pt(u)*mean(g1)/(a2*pt(u)*mean(g1) +
no); %gamma = SNR
gamma2(u) = a2*pt(u)*mean(g2)/no;
end

semilogy(Pt, ber1,'r', 'linewidth',1.5); hold on; grid


on;
semilogy(Pt, ber2,'b', 'linewidth',1.5);
semilogy(Pt, ber_th1, '*r','linewidth',1.5);
semilogy(Pt, ber_th2, '*b','linewidth',1.5);
xlabel('Transmit power (P in dBm)');
ylabel('BER');
legend('Sim. User 1/Far user','Sim. User 2/Near
user','Theo. User 1/Far user','Theo. User 2/Near user');

SVTH: Lê Văn Lĩnh GVHD: PGS.TS. Nguyễn Văn Cường


75
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

BER của NOMA khi phân bổ công suất cố định


clc; clear variables;

N = 5*10^5;
Pt = [40 20];
No = -114;

pt = (10^-3)*db2pow(Pt);
no = (10^-3)*db2pow(No);

a1 = 0:0.01:1;
a2 = 1 - a1;

d1 = 1000; d2 = 500;

eta = 4;
h1 = sqrt(d1^-eta)*(randn(1,N) + 1i*randn(1,N))/sqrt(2);
h2 = sqrt(d2^-eta)*(randn(1,N) + 1i*randn(1,N))/sqrt(2);

g1 = (abs(h1)).^2;
g2 = (abs(h2)).^2;

%Generate noise samples for both users


w1 = sqrt(no)*(randn(1,N)+1i*randn(1,N))/sqrt(2);
w2 = sqrt(no)*(randn(1,N)+1i*randn(1,N))/sqrt(2);

data1 = randi([0 1],1,N);


data2 = randi([0 1],1,N);

x1 = 2*data1 - 1;
x2 = 2*data2 - 1;
for v=1:2
for u = 1:length(a1)
x = sqrt(pt(v))*(sqrt(a1(u))*x1 + sqrt(a2(u))*x2);
y1 = x.*h1 + w1;
y2 = x.*h2 + w2;

%Equalize
eq1 = y1./h1;
eq2 = y2./h2;

%AT USER 1--------------------


%Direct decoding of x1 from y1
x1_hat = zeros(1,N);
x1_hat(eq1>0) = 1;

%Compare decoded x1_hat with data1 to estimate BER

SVTH: Lê Văn Lĩnh GVHD: PGS.TS. Nguyễn Văn Cường


76
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

ber1(u) = biterr(data1,x1_hat)/N;

%----------------------------------

%AT USER 2-------------------------


%Direct decoding of x1 from y2
x12_hat = ones(1,N);
x12_hat(eq2<0) = -1;

y2_dash = eq2 - sqrt(a1(u)*pt(v))*x12_hat;


x2_hat = zeros(1,N);
x2_hat(real(y2_dash)>0) = 1;

ber2(u) = biterr(x2_hat, data2)/N;


%-----------------------------------
end
if v==1
semilogy(a1, ber1,'-r', 'linewidth',1.5); hold on;
grid on;
semilogy(a1, ber2,'-b', 'linewidth',1.5);
xlabel('\alpha_1');
ylabel('BER');

end
if v==2
semilogy(a1, ber1,'--r', 'linewidth',1.5); hold on;
grid on;
semilogy(a1, ber2,'--b', 'linewidth',1.5);
xlabel('\alpha_1');
ylabel('BER');

end

end
legend('Far user p = 40','Near user p = 40','Far user p
= 20','Near user p = 20');

So sánh phân bổ công suất cố định và công bằng


clc; clear variables; close all;

N = 10^5;
Pt = 30; %Max BS Tx power (dBm)

SVTH: Lê Văn Lĩnh GVHD: PGS.TS. Nguyễn Văn Cường


77
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

pt = (10^-3)*db2pow(Pt); %Max BS Tx power (Linear


scale)
No = -114; %Noise power (dBm)
no = (10^-3)*db2pow(No); %Noise power (Linear
scale)

r = 0.5:0.5:10; %Far user target rate


range (R*)

df = 1000; dn = 500; %Distances

eta = 4; %Path loss exponent

p1 = zeros(1,length(r));
p2 = zeros(1,length(r));
pa1 = zeros(1,length(r));
pa2 = zeros(1,length(r));

af = 0.75; an = 0.25; %Fixed PA (for comparison)

hf = sqrt(df^-eta)*(randn(1,N) + 1i*randn(1,N))/sqrt(2);
hn = sqrt(dn^-eta)*(randn(1,N) + 1i*randn(1,N))/sqrt(2);

g1 = (abs(hf)).^2;
g2 = (abs(hn)).^2;

for u = 1:length(r)
epsilon = (2^(r(u)))-1; %Target SINR for far
user

%BASIC FAIR PA%


aaf = min(1,epsilon*(no +
pt*g1)./(pt*g1*(1+epsilon)));
aan = 1 - aaf;

% %IMPROVED FAIR PA%


% aaf = epsilon*(no + pt*g1)./(pt*g1*(1+epsilon));
% aaf(aaf>1) = 0;
% aan = 1 - aaf;

gamma_f = pt*af*g1./(pt*g1*an + no);


gamma_nf = pt*af*g2./(pt*g2*an + no);

SVTH: Lê Văn Lĩnh GVHD: PGS.TS. Nguyễn Văn Cường


78
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

gamma_n = pt*g2*an/no;

gamm_f = pt*aaf.*g1./(pt*g1.*aan + no);


gamm_nf = pt*aaf.*g2./(pt*g2.*aan + no);
gamm_n = pt*g2.*aan/no;

Cf = log2(1 + gamma_f);
Cnf = log2(1 + gamma_nf);
Cn = log2(1 + gamma_n);

Ca_f = log2(1 + gamm_f);


Ca_nf = log2(1 + gamm_nf);
Ca_n = log2(1 + gamm_n);

for k = 1:N
if Cf(k) < r(u)
p1(u) = p1(u) + 1;
end
if (Cnf(k)<r(u))||(Cn(k) < r(u))
p2(u) = p2(u) + 1;
end

if Ca_f(k) < r(u)


pa1(u) = pa1(u) + 1;
end
if aaf(k) ~= 0
if (Ca_n(k) < r(u)) || (Ca_nf(k) < r(u))
pa2(u) = pa2(u) + 1;
end
else
if Ca_n(k) < r(u)
pa2(u) = pa2(u) + 1;
end
end
end
end
pout1 = p1/N;
pout2 = p2/N;
pouta1 = pa1/N;
pouta2 = pa2/N;

figure;
plot(r,pout1,'--+r','linewidth',2); hold on; grid on;
plot(r,pout2,'--ob','linewidth',2);
plot(r,pouta1,'r','linewidth',2);

SVTH: Lê Văn Lĩnh GVHD: PGS.TS. Nguyễn Văn Cường


79
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

plot(r,pouta2,'b','linewidth',2);
xlabel('Target rate of far user (R*) bps/Hz');
ylabel('Outage probability');
xlim([r(1) r(end)]);
legend('Far user (fixed PA)','Near user (fixed PA)','Far
user (fair PA)','Near user (fair PA)');

Mã hóa chồng chất

clc; clear all; close all;

x1 = [1 0 1 0];
x2 = [0 1 1 0];

xmod1 = 2*x1-1;
xmod2 = 2*x2-1;

a1 = 0.75; a2 = 0.25;
x = sqrt(a1)*xmod1 + sqrt(a2)*xmod2;

%Plot figures

ay = -2:0.2:2;
ax = ones(1,length(ay));

figure;
subplot(2,1,1)
stairs([x1,x1(end)],'linewidth',2);
ylim([-2 2])
grid on; hold on;
title('Data of user 1 (x_1)')
for u = 1:3
plot(ax*(u+1),ay,':k','linewidth',2);
end
subplot(2,1,2)
stairs([x2,x2(end)],'m','linewidth',2);
ylim([-2 2])
grid on; hold on;
for u = 1:3
plot(ax*(u+1),ay,':k','linewidth',2);
end
title('Data of user 2 (x_2)')

figure;

SVTH: Lê Văn Lĩnh GVHD: PGS.TS. Nguyễn Văn Cường


80
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

subplot(2,1,1)
stairs([xmod1,xmod1(end)],'linewidth',2);
ylim([-2 2])
grid on; hold on;
title('Data of user 1 (x_1)')
for u = 1:3
plot(ax*(u+1),ay,':k','linewidth',2);
end
subplot(2,1,2)
stairs([xmod2,xmod2(end)],'m','linewidth',2);
ylim([-2 2])
grid on; hold on;
for u = 1:3
plot(ax*(u+1),ay,':k','linewidth',2);
end
title('Data of user 2 (x_2)');

t1 = sqrt(a1)*xmod1;
t2 = sqrt(a2)*xmod2;
figure;
subplot(2,1,1)
stairs([t1,t1(end)],'linewidth',2);
ylim([-2 2])
grid on; hold on;
title('Scaled data of user 1
($$\sqrt{a_1}x_1$$)','Interpreter','latex','FontSize',13
)
for u = 1:3
plot(ax*(u+1),ay,':k','linewidth',2);
end
subplot(2,1,2)
stairs([t2,t2(end)],'m','linewidth',2);
ylim([-2 2])
title('Scaled data of user 2
($$\sqrt{a_2}x_2$$)','Interpreter','latex','FontSize',13
)
grid on; hold on;

for u = 1:3
plot(ax*(u+1),ay,':k','linewidth',2);
end

figure;
stairs([x,x(end)],'r','linewidth',2);
grid on; hold on;
for u = 1:3

SVTH: Lê Văn Lĩnh GVHD: PGS.TS. Nguyễn Văn Cường


81
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

plot(ax*(u+1),ay,':k','linewidth',2);
end
title('Superposition coded signal')

Loại bỏ nhiễu liên tiếp (SIC)

clc; clear all; close all;

x1 = [1 0 1 0];
x2 = [0 1 1 0];

xmod1 = 2*x1-1;
xmod2 = 2*x2-1;

a1 = 0.75; a2 = 0.25;
x = sqrt(a1)*xmod1 + sqrt(a2)*xmod2;

xdec1 = ones(1,length(x1));
xdec1(x<0)=-1;

xrem = x - sqrt(a1)*xdec1;
xdec2 = zeros(1,length(x1));
xdec1(x<0)=0;
xdec2(xrem>0)=1;

%Plot figures

ay = -2:0.2:2;
ax = ones(1,length(ay));

figure;
subplot(2,1,1)
stairs([x1,x1(end)],'linewidth',2);
ylim([-2 2])
grid on; hold on;
title('Data of user 1 (x_1)')
for u = 1:3
plot(ax*(u+1),ay,':k','linewidth',2);
end
subplot(2,1,2)
stairs([x2,x2(end)],'m','linewidth',2);
ylim([-2 2])
grid on; hold on;
for u = 1:3
plot(ax*(u+1),ay,':k','linewidth',2);

SVTH: Lê Văn Lĩnh GVHD: PGS.TS. Nguyễn Văn Cường


82
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

end
title('Data of user 2 (x_2)')

figure;
subplot(2,1,1)
stairs([xmod1,xmod1(end)],'linewidth',2);
ylim([-2 2])
grid on; hold on;
title('Data of user 1 (x_1)')
for u = 1:3
plot(ax*(u+1),ay,':k','linewidth',2);
end
subplot(2,1,2)
stairs([xmod2,xmod2(end)],'m','linewidth',2);
ylim([-2 2])
grid on; hold on;
for u = 1:3
plot(ax*(u+1),ay,':k','linewidth',2);
end
title('Data of user 2 (x_2)');

t1 = sqrt(a1)*xmod1;
t2 = sqrt(a2)*xmod2;
figure;
subplot(2,1,1)
stairs([t1,t1(end)],'linewidth',2);
ylim([-2 2])
grid on; hold on;
title('Scaled data of user 1
($$\sqrt{a_1}x_1$$)','Interpreter','latex','FontSize',13
)
for u = 1:3
plot(ax*(u+1),ay,':k','linewidth',2);
end
subplot(2,1,2)
stairs([t2,t2(end)],'m','linewidth',2);
ylim([-2 2])
title('Scaled data of user 2
($$\sqrt{a_2}x_2$$)','Interpreter','latex','FontSize',13
)
grid on; hold on;

for u = 1:3
plot(ax*(u+1),ay,':k','linewidth',2);
end

SVTH: Lê Văn Lĩnh GVHD: PGS.TS. Nguyễn Văn Cường


83
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

figure;
stairs([x,x(end)],'r','linewidth',2);
grid on; hold on;
for u = 1:3
plot(ax*(u+1),ay,':k','linewidth',2);
end
title('Superposition coded signal')
plot(1:5,zeros(1,5),'k','linewidth',1.5)

figure;
stairs([xrem,xrem(end)],'r','linewidth',2);
grid on; hold on;
for u = 1:3
plot(ax*(u+1),ay,':k','linewidth',2);
end
title('Superposition coded signal')
plot(1:5,zeros(1,5),'k','linewidth',1.5)

SVTH: Lê Văn Lĩnh GVHD: PGS.TS. Nguyễn Văn Cường


84

You might also like