You are on page 1of 18

ĐỀ 1

I. Đọc hiểu (5 điểm)

Dòng sông mới điệu làm sao


Nắng lên mặc áo lụa đào thướt tha
Trưa về trời rộng bao la
Áo xanh sông mặc khác nào mới may
Chiều chiều thơ thẩn áng mây
Cài lên màu áo hây hây ráng vàng
Đêm thêu trước ngực vầng trăng
Trên nền nhung tím trăm ngàn sao lên ...
(Trích "Dòng sông mặc áo" - Nguyễn Trọng Tạo)
Câu 1. (0.5 điểm). Bài thơ trên được viết theo thể thơ nào?
Câu 2. (1.0 điểm). Xác định phương thức biểu đạt của bài thơ.
Câu 3. (1.5 điểm). Bài thơ miêu tả vẻ đẹp của dòng sông qua các thời điểm nào?
Tác dụng?
Câu 4. (2.0 điểm). Bài thơ sử dụng chủ yếu biện pháp nghệ thuật nào? Hãy chỉ rõ
các từ ngữ thể hiện biện pháp nghệ thuật đó.
II. Tự luận (5.0 điểm).
Kể lại một kỉ niệm sâu sắc mà em đã trải qua.
ĐỀ 2

I. Đọc hiểu (5 điểm)

Đọc bài thơ sau và thực hiện các yêu cầu:

Con yêu mẹ

- Con yêu mẹ bằng ông trời


Rộng lắm không bao giờ hết

- Thế thì làm sao con biết - Nhưng tối con về nhà ngủ
Là trời ở những đâu đâu Thế là con lại xa trường
Trời rất rộng lại rất cao Còn mẹ ở lại một mình
Mẹ mong, bao giờ con tới! Thì mẹ nhớ con lắm đấy

- Con yêu mẹ bằng Hà Nội Tính mẹ cứ là hay nhớ


Để nhớ mẹ con tìm đi Lúc nào cũng muốn bên con
Từ phố này đến phố kia Nếu có cái gì gần hơn
Con sẽ gặp ngay được mẹ Con yêu mẹ bằng cái đó

- Hà Nội còn là rộng quá - À mẹ ơi có con dế


Các đường như nhện giăng tơ Luôn trong bao diêm con đây
Nào những phố này phố kia Mở ra là con thấy ngay
Gặp mẹ làm sao gặp hết! Con yêu mẹ bằng con dế

- Con yêu mẹ bằng trường học (Xuân Quỳnh, Lời ru trên mặt đất)
Suốt ngày con ở đấy thôi
Lúc con học, lúc con chơi
Là con cũng đều có mẹ
Câu 1 (1 điểm): Bài thơ trên viết theo thể thơ nào? Xác định phương thức biểu đạt
chính của bài thơ.
Câu 2 (1 điểm): Chỉ ra một biện pháp tu từ đặc sắc được sử dụng trong bài thơ và
cho biết tác dụng?
Câu 3 (1 điểm): Từ “đường” trong câu thơ: “Các đường như nhện giăng tơ” được
dùng với nghĩa gốc hay nghĩa chuyển? Em hãy giải thích nghĩa của nó?
Câu 4 (1 điểm): Em thấy người con trong bài thơ là người như thế nào?
Câu 5 (1 điểm): Em biết những bài thơ nào cũng viết về chủ đề như bài thơ trên?
II. Tự luận (5 điểm)

Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) ghi lại cảm xúc của em về bài thơ trên.
ĐỀ 3

Phần 1: Đọc hiểu (5 điểm)

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

Tôi kể với các bạn

Một màu trời đã lâu

Đó là một màu nâu

Bầu trời trong quả trứng

Không có gió có nắng

Không có lắm sắc màu

Một vòm trời như nhau:

Bầu trời trong quả trứng.

Tôi chưa kêu "chiếp chiếp"

Chẳng biết tìm giun, sâu

Đói no chẳng biết đâu

Cứ việc mà yên ngủ.

Tôi cũng không hiểu rõ

Tôi sinh ra vì sao


Tôi đạp vỡ màu nâu

Bầu trời trong quả trứng.

Bỗng thấy nhiều gió lộng

Bỗng thấy nhiều nắng reo

Bỗng tôi thấy thương yêu

Tôi biết là có mẹ.

Đói, tôi tìm giun dế

Ăn no xoải cánh phơi

Bầu trời ở bên ngoài

Sao mà xanh đến thế! [...]

(Trích Bầu trời trong quả trứng – Xuân Quỳnh)

Câu 1 (1.0 điểm). Em hãy xác định thể thơ của đoạn trích. Theo em, nhân vật "tôi"
trong đoạn trích có thể là con vật nào?

Câu 2 (1.0 điểm). Nhân vật tôi đã chia sẻ về hai bầu trời, đó là những bầu trời ở
đâu? Tìm những từ ngữ miêu tả mỗi bầu trời đó.

Câu 3 (1.0 điểm). Nhận xét về sự khác biệt giữa hai bầu trời. Qua cách nhân vật
"tôi" cảm nhận, miêu tả về bầu trời thứ hai, em nhận thấy tình cảm mà nhân vật
dành cho bầu trời này như thế nào?
Câu 4 (1.0 điểm). Qua cụm từ "tôi kể" em hãy xác định biện pháp tu từ chủ đạo
trong đoạn trích là gì? Nêu tác dụng.

Câu 5 (1.0 điểm). Em hãy viết đoạn văn 5 – 7 dòng nêu cảm nhận về đoạn thơ
trên.

PHẦN II. Tự luận (5.0 điểm)

Em hãy viết bài văn kể lại chuyến đi đáng nhớ của em.
ĐỀ 4

I. Đọc hiểu (5 điểm)

Đọc đoạn văn sau:

Giặc đã đến chân núi Trâu Sơn. Thế rất nguy, ai nấy đều hoảng hốt. Vừa lúc đó
thì sứ giả đem ngựa sắt, áo giáp sắt, roi sắt đến. Chú bé vùng dậy, vươn vai một
cái, bỗng biến thành một tráng sĩ oai phong lẫm liệt. Tráng sĩ bước lại, vỗ vào
mông ngựa. Ngựa hí vang lên mấy tiếng. Tráng sĩ mặc áo giáp vào, cầm roi, nhảy
lên mình ngựa. Ngựa phun lửa, phi thẳng đến nơi có giặc đóng. Tráng sĩ xông vào
trận đánh giết, giặc chết như rạ. Bỗng roi sắt gãy. Tráng sĩ bèn nhổ những cụm tre
cạnh đường quật vào giặc. Giặc tan vỡ. Đám tàn quân giẫm đạp nhau mà trốn
thoát. Tráng sĩ đuổi đến núi Ninh Sóc. Nhưng đến đấy, không biết vì sao, Người
một mình cưỡi ngựa lên đỉnh núi, cởi giáp sắt bỏ lại, rồi cả người lẫn ngựa từ từ
bay lên trời, biến mất.

(Ngữ văn 6 - Tập 2, Kết nối tri thức với cuộc sống)

Câu 1 (1.0 điểm). Đoạn trích trên được trích trong văn bản nào, văn bản đó thuộc
thể loại gì? Em hãy xác định vị trí của đoạn trích trong tác phẩm.
Câu 2 (1.0 điểm). Những từ "chú bé", "tráng sĩ", "Người" trong đoạn trích dành để
nói về ai? Đây là những từ loại gì? Việc sử dụng những từ đó thể hiện sự chuyển
biến của nhân vật như thế nào?
Câu 3 (1.0 điểm). Chi tiết Chú bé vươn vai trở thành một tráng sĩ oai phong, lẫm
liệt thể hiện suy nghĩ và ước mơ gì của nhân dân về người anh hùng cứu nước?
Câu 4 (1.0 điểm). Chỉ ra ý nghĩa của chi tiết sau: Tráng sĩ đánh giặc xong, cởi giáp
sắt bỏ lại và bay thẳng lên trời.
Câu 5 (1.0 điểm). Nếu trong truyện trên, Thánh Gióng thắng trận bay về trời thì
trong truyền thuyết "An Dương Vương và Mị Châu, trọng Thủy", vua An Dương
Vương thua trận, phải bỏ chạy thoát thân. Nhà vua chạy đến bờ biển thì cùng
đường, bèn cầu cứu Rùa Vàng. Rùa Vàng hiện lên rẽ nước đưa nhà vua xuống
biển.
Em hãy chỉ ra điểm giống và khác nhau trong ý nghĩa của hai chi tiết này.
II. Tự luận (5.0 điểm)
Viết bài văn thuyết minh thuật lại một sự kiện (hoặc một sinh hoạt văn hóa)
ĐỀ 5

I. Đọc hiểu (5 điểm)

Cho đoạn văn:


“Sau trận bão, chân trời, ngấn bể sạch như tấm kính lau hết mây hết bụi. Mặt trời
nhú lên dần dần, rồi lên cho kì hết. Tròn trĩnh phúc hậu như lòng đỏ một quả
trứng thiên nhiên đầy đặn. Quả trứng hồng hào thăm thẳm và đường bệ đặt lên
một mâm bạc đường kính mâm rộng bằng cả một cái chân trời màu ngọc trai nước
biển hửng hồng. Y như một mâm lễ phẩm tiến ra từ trong bình minh…”
Câu 1. Đoạn văn trên trích ở tác phẩm nào? Của ai? Nêu hiểu biết của em về tác
giả? (1.5 điểm)
Câu 2. Đoạn trên tả cảnh gì? Cho biết tác giả đã chọn điểm nhìn ở đâu để miêu tả
cảnh ấy. (1.0 điểm)
Câu 3. Chỉ ra biện pháp tu từ nổi bật được sử dụng trong đoạn. (0,5 điểm)
Câu 4. Câu văn: “Tròn trĩnh phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy
đặn.” vắng thành phần chính nào? Việc vắng thành phần chính ấy thể hiện dụng ý
nghệ thuật gì của tác giả? (2.0 điểm)
Phần II. Tự luận (5.0 điểm)
Viết đoạn văn (7-9 câu) với câu chủ đề: “Cảnh mặt trời mọc trên biển Cô Tô thật
rực rỡ và tráng lệ.” Chỉ ra một từ láy và một cụm danh từ.
ĐỀ 6

I. Đọc – hiểu (5.0 điểm)

Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi từ câu 1 tới câu 4:

MẦM NON

Dưới vỏ một cành bàng


Còn một vài lá đỏ
Một mầm non nho nhỏ
Còn nằm nép lặng im

Chợt một tiếng chim kêu:


- Chíp chiu chiu! Xuân đến!
Tức thì trăm ngọn suối
Nối róc rách reo mừng
Tức thì ngàn chim muông
Nổi hát ca vang dậy

Mầm non vừa nghe thấy


Vội bật chiếc vỏ rơi
Nó đứng dậy giữa trời
Khoác áo màu xanh biếc…

(Võ Quảng)
Câu 1 (0.5 điểm): Bài thơ trên được viết theo thể thơ nào?
Câu 2 (0.5 điểm): Liệt kê bốn từ láy được sử dụng trong bài thơ.
Câu 3 (2.0 điểm): Viết một câu văn nêu nội dung chính của đoạn thơ trên (trong đó
có sử dụng chủ ngữ là một cụm danh từ, gạch chân dưới chủ ngữ đó).
Câu 4 (2.0 điểm): Viết đoạn văn (khoảng 6 – 8 câu) nêu cảm nhận của em về bốn
câu thơ cuối của bài thơ:

Mầm non vừa nghe thấy


Vội bật chiếc vỏ rơi
Nó đứng dậy giữa trời
Khoác áo màu xanh biếc…

II. Tự luận (5.0 điểm)


Hãy kể lại một chuyến đi đáng nhớ của em.
ĐỀ 7

I: Đọc hiểu (5 điểm)

Đọc ngữ liệu sau và trả lời câu hỏi:

CÂU CHUYỆN VỀ CHIM ÉN VÀ DẾ MÈN

Mùa xuân đất trời đẹp. Dế Mèn thơ thẩn ở cửa hang, hai con Chim Én thấy tôi
nghiệp bèn rủ Dế Mèn dạo chơi trên trời. Mèn hốt hoảng. Nhưng sáng kiến của
Chim Én rất giản dị: hai Chim Én ngậm hai đầu của một cọng cỏ khô. Mèn ngậm
vào giữa. Thế là cả ba cùng bay lên. Mây nồng nàn, đất trời gợi cảm, cỏ hoa vui
tươi.

Dế Mèn say sưa. Sau một hồi lâu miên man Mèn ta chợt nghĩ bụng: “Ơ hay,
việc gì ta phải gánh hai con én này trên vai cho mệt nhỉ. Sao ta không quăng gánh
nợ này đi để dạo chơi một mình có sướng hơn không?”. Nghĩ là làm. Nó bèn há
mồm ra và nó rơi vèo xuống đất như một chiếc lá lìa cành.

(Theo Đoàn Công Huy trong mục “Trò chuyện đầu tuần” của báo Hoa học trò)

Câu 1 (1 điểm) Trong câu chuyện trên có những nhân vật nào? Được kể theo ngôi
thứ mấy? Người kể có trong câu chuyện không?

Câu 2 (0,5 điểm) Tìm 2 từ láy trong câu chuyện trên?

Câu 3 (0,5 điểm) Chim én giúp Mèn đi chơi bằng cách nào?

Câu 4 (0,5 điểm) Nêu tên biện pháp tu từ sử dụng trong câu sau: Nó bèn há mồm
ra và nó rơi vèo xuống đất như một chiếc lá lìa cành.

Câu 5 (1,0 điểm) Câu chuyện trên sử dụng biện pháp nghệ thuật nào là chủ yếu?
Tác dụng của biện pháp tu từ đó?
Câu 6 (1,0 điểm) Xác định chủ ngữ và vị ngữ của câu sau và cho biết VN Và CN
đó có được mở rộng không? Chim Én ngậm hai đầu của một cọng cỏ khô

Câu 7 (1,0 điểm) Cử chỉ hành động của hai con chim Én thể hiện phẩm chất tốt đẹp
nào? Em suy nghĩ gì về hành động của Dế Mèn?

Phần 2. Tự luận (5 điểm)

Viết đoạn văn cảm nghĩ về hình ảnh Lượm trong đoạn thơ sau:

Chú bé loắt choắt,


Cái xắc xinh xinh,
Cái chân thoăn thoắt,
Cái đầu nghênh nghênh,

Ca-lô đội lệch,


Mồm huýt sáo vang,
Như con chim chích,
Nhảy trên đường vàng…

- Cháu đi liên lạc,


Vui lắm chú à.
Ở đồn Mang Cá,
Thích hơn ở nhà!

Cháu cười híp mí,


Má đỏ bồ quân:
- Thôi, chào đồng chí!
Cháu đi xa dần…
ĐỀ 8

Phần 1: Đọc hiểu (5.0 điểm)


       Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
“Bởi tôi ăn uống điều độ và làm việc có chừng mực nên tôi chóng lớn lắm.
Chẳng bao lâu, tôi đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng. Đôi càng tôi
mẫm bóng. Những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt. Thỉnh
thoảng, muốn thử sự lợi hại của những chiếc vuốt, tôi co cẳng lên, đạp phanh
phách vào các ngọn cỏ. Những ngọn cỏ gãy rạp, y như có nhát dao vừa lia qua. Đôi
cánh tôi, trước kia ngắn hủn hoẳn, bây giờ thành cái áo dài kín xuống tận đuôi.
Mỗi khi tôi vũ lên, đã nghe tiếng phành phạch giòn giã. Lúc tôi đi bách bộ thì cả
người tôi rung rinh một màu nâu bóng mỡ và rất ưa nhìn. Đầu tôi to ra và nổi từng
tảng, rất bướng. Hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp như hai
lưỡi liềm máy làm việc. Tôi lấy làm hãnh diện với bà con về cặp râu ấy lắm. Cứ
chốc chốc tôi lại trịnh trọng và khoan thai đưa cả hai chân lên vuốt râu.”
(Ngữ Văn, tập 2, Cánh Diều)
        Câu 1 (0.5 điểm): Đoạn văn trên thuộc văn bản nào, của tác giả nào?
        Câu 2 (0.5 điểm): Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích?
        Câu 3 (1.0 điểm): Nêu nội dung đoạn văn trên? Ai là người kể chuyện?
        Câu 4 (1.5 điểm): Chỉ ra và phân tích tác dụng của từ láy được sử dụng trong các
câu sau:
- Thỉnh thoảng, muốn thử sự lợi hại của những chiếc vuốt, tôi co cẳng lên, đạp
phanh phách vào các ngọn cỏ.
- Đôi cánh tôi, trước kia ngắn hủn hoẳn, bây giờ thành cái áo dài kín xuống tận
chấm đuôi.
- Mỗi khi tôi vũ lên, đã nghe tiếng phành phạch giòn giã.
Câu 5 (1.5 điểm): Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 5 – 7 dòng) kể lại một chuyến
đi đáng nhớ của em.
Phần 2: Tự luận ((5.0)
Em hãy tưởng tượng mình là nhân vật que diêm trong Cô bé bán diêm của An-đéc-
xen để kể lại câu chuyện này theo một cách kết thúc khác.
ĐỀ 9

Phần 1: Đọc hiểu (5.0 điểm)

 Đọc khổ thơ sau và trả lời câu hỏi:


Ngày Huế đổ máu
Chú Hà Nội về
Tình cờ chú, cháu
Gặp nhau Hàng Bè

Chú bé loắt choắt


Cái sắc xinh xinh
Cái chân thoăn thoắt
Cái đầu nghênh nghênh

Ca lô đội lệch
Mồm huýt sáo vang
Như con chim chích
Nhảy trên đường vàng.
(Ngữ Văn, tập 2, Cánh diều)
        Câu 1 (0.5 điểm): Khổ thơ trên thuộc bài thơ nào, của tác giả nào?
        Câu 2 (0.5 điểm): Xác định phương thức biểu đạt chính của khổ thơ?
        Câu 3 (1 điểm): Qua ba khổ thơ trên, hình ảnh chú Lượm hiện lên như thế nào?
        Câu 4 (1.0 điểm): Khổ thơ trên có sử dụng biện pháp tu từ nào? Chỉ ra và nêu tác
dụng của biện pháp tu từ đó?        
        Câu 5 (2.0 điểm):  Tự lập là một đức tính tốt. Em đã làm gì để thể hiện mình là
người tự lập trong học tập và trong sinh hoạt hàng ngày. Viết đoạn văn ngắn 5-7
câu trình bày suy nghĩ của em về vấn đề trên.
Phần 2: Tự luận (5.0 điểm)
Khi Thánh Gióng ra trận, mẹ đã đến bên ngựa sắt để tiễn đưa chàng. Hãy viết bài
văn kể lại cuộc chia tay xúc động ấy.
ĐỀ 10

I. Đọc hiểu (5.0 điểm)


Căn cứ vào nội dung bài Cô bé bán diêm em (Ngữ văn 6, tập hai, Cánh diều) em đã
học, hãy trả lời các câu hỏi sau:
        Câu 1 (0.5 điểm): Truyện Cô bé bán diêm thuộc thể loại gì? Tác giả của truyện là ai?
        Câu 2 (1.0 điểm): Truyện Cô bé bán diêm được kể bằng lời của người kể chuyện
ngôi thứ mấy? Nêu tác dụng của ngôi kể đó.
        Câu 3 (1.0 điểm): Nêu ý nghĩa của truyện Cô bé bán diêm.
        Câu 4 (0.5 điểm): Tìm chủ ngữ là cụm danh từ trong các câu sau:
- Tất cả những ngọn nến bay lên, bay lên mãi rồi biến thành những ngôi sao trên
trời.
- Một ánh sáng xanh tỏa ra xung quanh và em bé nhìn thấy rõ ràng là bà em đang
mỉm cười với em.        
        Câu 5 (2 điểm): Trong cuộc sống hằng ngày có nhiều trải nghiệm vui hoặc buồn,
em hãy viết một đoạn văn ngắn (5 -7 dòng) kể lại một trải nghiệm đó.
II. Tự luận (5.0 điểm)
Em hãy kể lại câu chuyện Đêm nay bác không ngủ bằng lời của anh đội viên.

You might also like