You are on page 1of 6

Câu 1. Bệnh nhân Nguyễn văn Nam, 52 tuổi. Nghề ngiệp: Công nhân xây dựng.

Anh Nam được chẩn đoán bệnh viêm loét dạ dày cách đây 3 năm. Gần đây, bệnh
nhân thấy thường xuyên đau bụng vùng thượng vị, ăn không tiêu. Anh Nam vào
viện khám và điều trị, hiện tại bệnh nhân vẫn đau vùng thượng vị, ăn không tiêu,
cảm giác chướng bụng, ăn kém, gầy sút cân, ngủ ít, người mệt mỏi. Từ khi phát
hiện ra bệnh, anh Nam vẫn uống rượu nhiều. Hãy đưa ra vấn đề chăm sóc? Lập và
thực hiện các vấn đề chăm sóc đó?
Đáp án (10 điểm)
1. Vấn đề chăm sóc: (2,5)
- Đau vùng thượng vị(0,5)
- Thiếu hụt dinh dưỡng(0,5)
- Ngủ kém, người mệt mỏi(0,5)
- Nguy cơ xảy ra biến chứng(0,5)
- Người bệnh chưa tuân thủ y lệnh điều trị(0,5)
2. Lập và thực hiện kế hoạch chăm sóc:
2.1. Giảm đau vùng thượng vị (2,0)
- Cho người bệnh nằm tư thế nghỉ ngơi thích hợp, nghỉ ngơi nhiều trong
giai đoạn đang đau.(0,5)
- Chườm ấm vùng thượng vị nếu không có xuất huyết.(0,5)
- Thực hiện y lệnh thuốc, thực hiện các xét nghiệm ( nếu có).(0,5)
- Theo dõi tình trạng của người bệnh.(0,5)
2.2. Xây dựng Chế độ ăn phù hợp với tình trạng bệnh(1,5)
- Phải ăn đúng thực đơn để tránh tăng tiết và tăng vận động trong ống tiêu
hoá.(0,25)
- Trong đợt đau: Nên ăn thức ăn mềm, nhừ lỏng, không nóng quá và cũng
không lạnh quá, hạn chế chất xơ sợi, dễ tiêu hoá và dễ hấp thu. Không ăn
thức ăn chua, cay, kích thích, thức ăn sinh hơi, đồ hộp....(0,25)
- Bữa ăn cần đúng giờ.(0,25)
- Nên ăn nhẹ, từng tí một và nhai kỹ, không nên ăn quá nhiều và quá nhanh.
(0,25)
- Có thể thực hiện một số chế độ ăn đặc biệt theo yêu cầu của bác sỹ để
trung hoà acid dạ dày.(0,25)
- Khuyên bệnh nhân uống nhiều nước .(0,25)
2.3. Xây dựng giấc ngủ sinh lý, giảm mệt mỏi cho người bệnh (1,75)
- Có chế độ nghỉ ngơi làm việc phù hợp.(0,25)
- Tránh làm việc gắng sức, làm việc căng thẳng, thức khuya ( ngày ngủ từ 7
- 8 tiếng).(0,25)
- Khi đau phải nghỉ ngơi cả thể chất lẫn tinh thần .(0,25)
- Giữ cho buồng bệnh được yên tĩnh, tránh thăm người bệnh quá khuya.
(0,25)
- Ăn những thức ăn an thần: chè sen,....(0,25)
- Thực hiện y lệnh thuốc an thần (nếu có).(0,25)
- Theo dõi tình trạng nghỉ ngơi của người bệnh.(0,25)
2.4. Theo dõi phát hiện biến chứng (1,0)
- Chảy máu đường tiêu hoá: Nôn ra máu, mạch nhanh nhỏ, huyết áp hạ ...( ít
gặp), Ỉa phân đen.(0,25)
- Thủng dạ dày: Bệnh nhân đau vùng thượng vị dữ dội như dao đâm, bụng
cứng như gỗ, các biến chứng sốc xuất hiện .(0,25)
- Hẹp môn vị: Ăn không tiêu, nôn ra thức ăn đã lên men.(0,25)
- Ung thư hoá: Gặp ở người loét dạ dày, tuổi trên 40, có những biểu hiện đau
khác thường, kém ăn, gầy sút cân, phải đi khám bác sỹ, soi dạ dày.(0,25)
2.5 Tư vấn, giáo dục sức khỏe (1,25)
- Cung cấp cho bệnh nhân một số kiến thức về bệnh giúp họ tránh được
những yếu tố làm bệnh nặng thêm.(0,25)
- Hướng dẫn chế độ ăn uống đúng với bệnh lý.(0,25)
- Khi dùng thuốc phải theo chỉ định của bác sỹ.(0,25)
- Có chế độ nghỉ ngơi làm việc phù hợp với bệnh tật, thay đổi lối sống để
hạn chế bệnh tái phát.(0,25)
- Đề phòng các biến chứng có thể xảy ra (thủng ổ loét do ăn uống không
kiêng...).(0,25)
Câu 2. Trình bày thực hiện chăm sóc người bệnh suy tim trái có các vấn đề
sau: Mệt mỏi; Khó thở; Chế độ dinh dưỡng chưa phù hợp với tình trạng
bệnh; Người bệnh thiếu kiến thức về bệnh và cách chăm sóc?
Đáp án (10 điểm)
1. Giảm mệt mỏi và tăng cường hoạt động thể lực cho người bệnh(2,0)
- Để người bệnh nằm nghỉ ngơi, tránh các hoạt động gắng sức để giảm gánh
nặng cho tim..(0,5)
- Tuy nhiên cũng khuyên bệnh nhân vận động nhẹ nhàng để tránh biến chứng
tắc mạch(0,5)
- Thực hiện y lệnh thuốc trợ tim nhăm tăng cường sức co bóp của cơ tim
nhưng phải chú ý đến tần số mạch và tác dụng phụ của thuốc(0,5)
- Thực hiện y lệnh thuốc giãn mạch nhưng phải theo dõi đề phòng tụt huyết áp
và các dụng phụ của thuốc(0,5)
2. Giảm và hết khó thở cho người bệnh (2,5)
- Cho bệnh nhân nằm ở tư thế Fowler(0,5)
- Nếu bệnh nhân có cơn khó thở kịch phát về đêm thì khuyên bệnh nhân ngủ ở
tư thế ngồi.(0,5)
- Làm thông thoáng đường thở cho bệnh nhân thở oxy theo y lệnh(0,5)
- Thực hiện y lệnh thuốc ( nếu có)(0,5)
- Theo dõi dấu hiệu sinh tồn, da niêm mạc, tinh thần của người bệnh(0,5)
3. Xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp(2,5)
- Cung cấp cho người bệnh chế độ ăn hợp lý, nương nhẹ bộ máy tiêu hóa để
giảm gánh nặng cho tim(0,5)
- Năng lượng khoản 1500kclo/ngày, tùy theo mức độ suy tim(0,5)
- Năng lượng lấy chủ yếu từ Glucid thức ăn dễ hấp thu như; đường mía, sữa,
trái cây, lượng pr khoảng 0,8gr/kg cân nặng(0,5)
- Không nên ăn những thức ăn tươi sống(0,5)
- Hạn chế rượu bia,các chất kích thích(0,5)
4. Tư vấn giáo dục sức khỏe:(3,0)
- Tư vấn cho bệnh nhân hiểu về suy tim bao gồm: nguyên nhân gây suy tim,
các biểu hiện của suy tim, các yếu tố làm bệnh suy tim nặng lên, và nguyên
tắc điều trị suy tim.(0,5)
- Loại bỏ tất cả các yếu tố gắng sức, nếu là phụ nữ thì không nên sinh đẻ.(0,5)
- Thuyết phục người bệnh điều trị suy tim suốt đời(0,5)
- Tư vấn chế độ dinh dưỡng(0,5)
- Tư vấn chế độ nghỉ ngơi,…(0,5)
- Cần đến thầy thuốc khám khi có các dấu hiệu: khó thở nhiều, tăng cân đột
ngột, ho kéo dài, đau ngực,….(0,5)
Câu 3. Trình bày thực hiện chăm sóc người bệnh tai biến mạch máu não có
các vấn đề sau:
- Giảm dòng máu nuôi dưỡng não.
- Giảm khả năng hoạt động thể lực và khả năng tự chăm sóc.
- Giảm trao đổi thông tin bằng lời nói.
- Chế độ dinh dưỡng chưa đảm bảo.
- Rối loạn đại tiểu tiện.
Đáp án: ( 10 điểm)

* Duy trì dòng máu não thỏa đáng bằng các biện pháp:(Đặc biệt là trong giai
đoạn cấp)(1,5)

- ít nhất cứ 4 giờ điều dưỡng phải nhận định về ý thức của người bệnh theo thang
điểm Glasgow (tối ưu là 15, càng thấp thì sự tưới máu não càng kém).(0,25)

- Trong trường hợp có phù não, tăng áp lực nội sọ thì để người bệnh nằm đầu cao
300 nhằm làm tăng dẫn lưu tĩnh mạch não, giảm bớt áp lực nội sọ tạo điều kiện tốt
cho tưới máu não.(0,25)

- Trong khi chăm sóc, tránh tất cả các hoạt động có thể gây tăng áp lực nội sọ cho
người bệnh như:(0,5)

+ Tránh để người bệnh bị cong gập nhất là đoạn hông, cổ.

+ Hạn chế ho của người bệnh.

+ Giữ bệnh phòng tuyệt đối im lặng.            

- Theo dõi sát các dấu hiệu sinh tồn ít nhất là 4 giờ/1 lần.(0,25)

(Cho phép giữ huyết áp ở mức 150/100 mmHg để duy trì áp lực tưới máu não)

- Thực hiện một số thuốc nhằm cải thiện tưới máu não:(0,25)

+ Thuốc chống đông: Heparin, Wafarin, Aspirin.

+ Thuốc giãn cơ trơn thành mạch não: Nimodipin ...

+ Thuốc dinh dưỡng và bảo vệ tế bào não: Cerebrolysin ...

* Cải thiện khả năng hoạt động thể lực (1,5)


- Tập vận động với các nguyên tắc sau(0,5)

+ Luyện tập thụ động nếu mất hoàn toàn vận động.

+ Luyện tập chủ động khi đã hồi phục một phần.

+ Luyện tập tất cả các cơ và các khớp bên liệt tuần tự từ gốc đến ngọn (kể cả
ngón tay ngón chân) và làm tất cả các động tác mà khớp đó có (co, duỗi,
dạng, khép và quay). Luyện tập ngày 3 lần, mỗi động tác của khớp làm 5
lần.

- Cung cấp cho người bệnh phương tiện hỗ trợ như ghế ngồi, xe đẩy, gậy chống …
(0,25)

- Chú ý cách vận chuyển người bệnh để hạn chế tiêu hao năng lượng cho điều
dưỡng và tránh biến chứng (ngã, gẫy xương ...) cho người bệnh.(0,5)

   Các can thiệp chăm sóc trên nếu được thực hiện triệt để người bệnh sẽ phục hồi
khả năng vận động, tránh được các biến chứng do bất động (thoái khớp, cứng
khớp, loét ép, viêm phổi …)(0,25)

* Cải thiện khả năng tự chăm sóc(1,25)

  -  Các hoạt động tự chăm sóc bao gồm: Vệ sinh răng miệng, mặc quần áo, trang
điểm...(0,25)

- Muốn phục hồi khả năng tự chăm sóc nên khuyến khích người bệnh tự làm càng
nhiều càng tốt. Chỉ trợ giúp khi người bệnh không tự làm được.(0,25)

- Chỉ cho người bệnh cách hợp lý để tự chăm sóc mình (cách mặc quần áo, vệ sinh
cá nhân ...)(0,25)

- Cung cấp cho người bệnh các phương tiện trợ giúp: Ghế ngồi đại tiện, gậy chống,
xe lăn…(0,25)                              

- Cung cấp một chế độ ăn đủ năng lượng để người bệnh có thể tập luyện.(0,25)

* Cải thiện khả năng giao tiếp(1,5)

- Trước hết cần thay đổi cách thông tin với người bệnh bằng các phương pháp
thông tin không lời qua dùng hình ảnh, chữ viết, ra hiệu (nếu không liệt tay).(0,5)
- Sau đó là luyện tập phát âm: Nguyên tắc là luyện từng từ, cụm từ, câu ngắn, câu
dài hơn bằng cách(0,5)

Điều dưỡng ngồi đối diện với người bệnh, phát âm chậm rãi, rõ ràng từng từ rồi
dần dần là cụm từ, câu và để người bệnh nhắc lại. Luyện tập nhiều lần trong ngày.
(0,5)

* Giúp cho người bệnh nuốt dễ dàng, đảm bảo đủ dinh dưỡng (2,25)

Trừ trường hợp phải ăn qua sonde dạ dày khi bệnh nhân hôn mê hoặc không thể
nuốt được.(0,5)

- Nên cho người bệnh ăn ở tư thế ngồi trên giường hoặc trên ghế tựa cho khỏi ngã.
Trong tư thế ngồi thức ăn dễ xuống dạ dày hơn.(0,25)

- Chọn thức ăn: Lựa chọn thức ăn mềm và đặc (cháo, súp đặc). Không ăn thức ăn
dạng lỏng khi bệnh nhân có biểu hiện sặc. Thức ăn phải đủ chất dinh dưỡng, cân
đối về thành phần, đủ năng lượng (2000 – 2400 Kcalo), ăn làm nhiều bữa.(0,5)

- Cách cho ăn: Đưa thức ăn vào sâu trong khoang miệng lệch về bên không liệt.
(0,5)

- Hàng ngày luyện tập, xoa các cơ ở mặt (cơ cắn, cơ nhai, cơ cổ) giúp cho sự phục
hồi các cơ tham gia động tác nhai nuốt.(0,5)

* Giúp người bệnh đại tiện, tiểu tiện bình thường (2,0)

   - Trước hết cần lập lại phản xạ đại, tiểu tiện cho người bệnh bằng cách: Cứ 4
giờ / lần cho ngồi bô tiểu tiện và ngày / 1lần ngồi bô đại tiện vào đúng giờ đại tiện
đã hình thành từ trước khi bị tai biến.(0,5)

- Khuyến khích người bệnh ăn các thức ăn có nhiều chất xơ và uống đủ nước để
gây cảm giác đầy trực tràng và bàng quang.(0,5)

- Luyện tập ngày nhiều lần bài tập cơ thắt bàng quang và trực tràng.(0,25)

- Kích thích bàng quang và hậu môn bằng tay (có đeo găng) hoặc bằng nhiệt, bằng
thuốc đặt hậu môn.(0,25)

- Thông đái và thụt tháo nếu cần thiết.(0,5)

You might also like