You are on page 1of 1

* Khái niệm phủ định

- Khái niệm phủ định:


+ Quan điểm siêu hình: do dựa trên quan điểm không thừa nhận sự vật tồn tại
trong mối liên hệ phổ biến, không thừa nhận nguồn gốc sự phát triển bên trong của sự vật
và hiện tượng. Cho nên, khi nhìn nhận sự phát triển không có gì mới, không thay đổi về
chất, chỉ lặp lại hình thức cũ, hoặc phủ định sạch trơn: như diệt một con sâu, nghiền một
cái hạt…vv
+ Quan điểm của chủ nghĩa duy tâm và tôn giáo: thế giới khách quan là do sự sáng
tạo của Thượng Đế, không có sự phát triển, nếu có sự phát triển thì theo kiểu luân hồi
nghiệp báo, không có gì mới.
+ Quan điểm triết học Mác: Phủ định là sự thay thế sự vật này bằng sự vật khác
trong quá trình vận động phát triển.
-Khái niệm phủ định biện chứng dùng để chỉ những sự phủ định tạo ra điều kiện,
tiền đề cho quá trình phát triển của sự vật.
+ Phủ định biện chứng có tính khách quan và tính kế thừa
Tính khách quan:
+ Phủ định biện chứng là là phủ định tự thân của sự vật, là giải quyết mâu thuẫn
bên trong sự vật, chứ không phải do tác động bên ngoài.
+ Phủ định biện chứng là một tất yếu khách quan của quá trình vận động và phát
triển của sự vật.
Tính kế thừa:
+ Phủ định biện chứng không phải là sự xoá bỏ hoàn toàn cái cũ mà chỉ lọc bỏ
những yếu tố không còn phù hợp của cái cũ, kế thừa cái hợp lý và bảo tồn nó trong giai
đoạn mới.
+ Thể hiện mối liên hệ tất yếu giữa các giai đoạn phát triển của sự vật, là mắt khâu
tất yếu trong sự phát triển.
Như vậy :Không phải sự phủ định sạch trơn, không phải là sự phủ định không suy nghĩ,
không phải là sự phủ định hoài nghi, không phải sự do dự, cũng không phải sự nghi ngờ
là cái đặc trưng và cái bản chất trong phép biện chứng, - dĩ nhiên, phép biện chứng bao
hàm trong nó nhân tố phủ định, thậm chí là nhân tố quan trọng nhất của nó, - không, mà
là sự phủ định coi như vòng khâu của liên hệ, vòng khâu của sự phát triển, với sự duy trì
cái khẳng định, tức không có sự do dự nào, không có một sự chiết trung nào. (VI.Lênin,
Toàn tập, t29, tr245).

You might also like