You are on page 1of 6

Chương 3: SẢN LƯỢNG CÂN BẰNG QUỐC GIA

Bài 1:

Giả sử 1 nền kinh tế có GDP = 2.400, C= 1.900, G= 100, NX= 20 (đơn vị tính là tỷ
đồng).

Hãy cho biết:

1. Đầu tư là bao nhiêu?


Ta có : Y = AD = GDP = C + I + G + X – M
 I = GDP – C – G – X + M = 2400 – (1900 + 100 + 20 ) = 380
2. Giả sử xuất khẩu là 380 thì nhập khẩu là bao nhiêu?
Ta có: NX = X – M
 M = X – NX = 380 – 20 = 360

Bài 2:

Giả sử hàm tiêu dùng C = 0,7Yd và đầu tư dự kiến là 45 (Nền kinh tế đóng, không
có sự can thiệp của chính phủ)

1. Nếu SL thực tế là 100 thì chuyện gì sẽ xảy ra?


Ta có:
Y = C + I = 0,7Yd + 45 = 0,7 (Y – T) + 45 = 0,7Y + 45
 0,3Y = 45
 Y = 150
 Nếu Yt= 100 <Yp => tỷ lệ thất nghiệp thực tế > tỷ lệ thất nghiệp tư nhiên
2. Tính sản lượng cân bằng => Y = 150

Bài 3:

Một nền KT đóng, không có sự can thiệp của chính phủ:

1. Hãy cho biết sản lượng cân bằng là bao nhiêu khi nhu cầu đầu tư là 400 và hàm tiêu
dùng C= 0,8Yd?
Ta có:
Y = C + I = 0,8Yd + 400 = 0,8Y + 400
 0,2Y = 400
 Y = 2.000
2. Do chi phí SX tăng thêm nên hàm đầu tư thay đổi thêm 10, do lãi suất giảm nên đầu
tư thay đổi 20. Tìm sản lượng cân bằng mới?
Ta có: ∆ AD=∆ I =∆ I 1+∆ I 2
∆ AD=¿ -10 + 20 = 10
Y =0,8Y + 400+10
¿> 0,2Y =410
¿>Y =2050

Bài 4:

Cho các hàm số C = 200 + 0,75Yd, I = 700 + 0,16Y, G = 260, X = 350, M = 78 +


0,18Y, Tm = 0,2.  T = 0,2Y

Yêu cầu:

1. Xác định hàm tiết kiệm S và tính sản lượng cân bằng theo phương trình bơm vào và
rút ra.
S = S0 + Sm. Yd
Ta có:
S0 = - C0 = -200
Sm + Cm = 1 => Sm = 1 – Cm = 1 – 0,75 = 0,25
Vậy S = -200 + 0,25.Yd
Tính sản lượng cân bằng bằng phương trình bơm vào và rút ra:
I+G+X=S+T+M
700 + 0,16Y + 260 + 350 = - 200 + 0,25Yd + 0,2Y + 78 + 0,18Y
 1310 + 0,16Y = -122 + 0,38Y + 0,25 (Y – T)
 1310 + 0,16Y = -122 + 0,38Y + 0,25 (Y – 0,2Y)
 1310 + 0,16Y = -122 + 0,38Y + 0,2Y
 0,42Y = 1432
 Y = 3409,52
2. Vì lượng tiền mặt đưa vào lưu thông tăng nên tiêu dùng thay đổi 80, đầu tư thay đổi
100. Xác định điểm cân bằng sản lượng mới?y = 3838,09
1 1
K = 1(Cm ( 1−Tm )+ ℑ−Mm) = 1−(0,75 ( 1−0,2 ) +0,16−0,18) = 2,38
Với ∆ ADo = ∆Co + ∆Io = 80 + 100 = 180
∆Y
K = ∆ ADo => ∆ Y =k x ∆ ADo = 2,38 x 180 = 428,4
 Y2 = Y1 + ∆ Y = 3409,52 + 428,4 = 3838,
Bài 5:

Cho C0 = 40, Cm = 0,75, Im = 0,2, G = 337, Tm = 0,2, X= 60, Mm = 0,03 (Các đại
lượng khác = 0).

Yêu cầu:

1. Tính sản lượng cân bằng

C = 40 + 0,75 Yd,

I = 0+ 0,2.Y

G = G0 = 337

X= 60

M = 0 + 0,03.Y

T = T0 + TmY = 0,2Y

 Sản lượng cân bằng:

Y=C+I+G+X–M

 Y = 40 + 0,75 Yd + 0,2Y + 337 + 60 – 0,03Y

 Y = 437 + 0,75 (Y – T) + 0,17Y

 Y = 437 + 0,75 (Y – 0,2Y) + 0,17Y

 Y = 437 + 0,6Y + 0,17Y = 437 + 0,77Y


 Y = 1900

2. Nếu CP tăng xuất khẩu thêm 50 tỷ đồng, cán cân ngoại thương thay đổi như thế
nào?
Khi ∆ X = 50 => ∆ AD = 50
 Y = 437 + 0,77Y + 50 = 487 + 0,77Y
 Y = 2117,39
X = 60 + 50 = 110
M = 0,03Y = 0.03 x 2117,39 = 63,52
X > M => nền kinh tế xuất siêu
Ta có NX1 = X – M = 60 – 0,03x 1900 = 3
Vậy cán cân thương mại tăng 46, 48 – 3 = 43,48

Bài 6:
Trong nền kinh tế mở, có hàm C = 100 + 0,8Yd, I = 150 + 0,2Y, G = 400, T = 0,2Y,
X = 500, M= 200 + 0,25Y.
1. Xác định sản lượng cân bằng quốc gia và cho biết tình hình cán cân thương mại
khi đó. (2317, nhập siêu 279)
Ta có:
Y = C + I + G + X -M
 Y = 100 + 0,8 (Y – T) + 150 + 0,2Y + 400 + 500 – 200 – 0,25Y
 Y = 950 – 0,05Y + 0,8 (Y – 0,2Y)
 Y = 950 – 0,05Y + 0,64Y
 Y = 950 + 0,59Y
 Y = 2317
Ta có :
X = 500
M = 200 + 0,25 Y = 200 + 0,25x 2317 = 779,25
X<M => nhập siêu 279,25
2. Nếu chính phủ tăng chi tiêu thêm 70, sản lượng cân bằng thay đổi như thế nào?
Khi chi tiêu tăng 70, ta có:
Y = 950 + 0,59Y + 70 = 1020 + 0,59Y
 Y = 2487,8
Sản lượng cân bằng thay đổi 1 lượng là:’
2487,8 – 2317 = 170,8

Bài 7:

Nếu tỷ lệ thất nghiệp năm 2005 là 20%, tốc độ tăng của sản lượng tiềm năng trong
năm tài khóa 2005 – 2006 là 5%. Muốn năm 2006 tỷ lệ thất nghiệp chỉ còn 16% thì sản
lượng thực tế sẽ phải tăng trưởng bao nhiêu?

Tóm tắt:

Ut05= 20%

P = 5%

Ut06 = 16%

 y?

Ta có: U T(t) = U T(t-1) + 0,4 (p-y)


Ut(06) = Ut(05) + 0,4 (p – y)
 16% = 20% + 0,4 (5% - y)

 - 4% = 2% - 0,4y

0,4y = 6%

y = 15%

Bài 8:

Giả sử Un = 4%, Yp = 10.000 tỷ USD, Yt = 9.500 tỷ USD trong năm 2006. Hỏi:

1. Tỷ lệ thất nghiệp thực tế của năm 2006 là bao nhiêu?


Yp−Yt
Ut=Un+ .50 %
Yp
10.000−9.500
Ut=4 % + x 50 %=6.5 %
10.000

2. Nếu muốn tỷ lệ thất nghiệp thực tế của năm 2007 là 5% thì SL thực tế phải tăng
bao nhiêu? Biết rằng Yp năm 2007 theo dự báo là 11.000 tỷ USD.
Ta có:
11.000−10.000
p= 10.000
x 100 %=10 %

Áp dụng công thức:


U T(t) = U T(t-1) + 0,4 (p-y)
 5% = 6,5% + 0,4 (10% - y)
 y = 13,75%

Bài 9:

Biết rằng SL tiềm năng là 100 tỷ USD, tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên là 5%, sản lượng
thực tế đang thấp hơn SL tiềm năng là 12%.

1. Hãy xác định sản lượng thực tế?


Yt = 88%.Yp = 0,88x 100 = 88 tỷ
2. Tỷ lệ thất nghiệp thực tế là bao nhiêu?

Yp−Yt
Ut=Un+ .50 %
Yp

100−88
Ut = 5% + 100
x 50% = 11%

You might also like