You are on page 1of 11

Khi nói đến hành động của lòng thương xót, ta không thể không nói đến hành

động tha thứ. Vì thương xót con người tội lỗi mà Thiên Chúa tha thứ cho họ
những lỗi tội mà họ đã phạm đến Ngài. Ngài tha thứ không phải là để bao che cho
tội lỗi của họ, nhưng là để cho họ có cơ hội sống. Chính vì thế, khởi đầu cho sứ
mạng cứu độ con người, Chúa Giêsu đã rao giảng sự sám hối, để những ai tin theo
Ngài, sám hối những lỗi tội của mình thì sẽ được cứu. "Sau khi ông Gioan bị nộp,
Đức Giêsu đến miền Galilê rao giảng Tin Mừng của Thiên Chúa. Người nói: 'Thời
kỳ đã mãn, và Triều Đại Thiên Chúa đã đến gần. Anh em hãy sám hối và tin vào
Tin Mừng'" (Mc 1,14-15). Và Gioan tẩy Giả, Vị Tiền Hô dọn đường cho Đấng
Cứu Thế đã nói rất rõ. Tin Mừng ghi lại: "Ông Gioan Tẩy Giả đã xuất hiện trong
hoang địa, rao giảng kêu gọi người ta chịu phép rửa tỏ lòng sám hối để được ơn
tha tội" Mc 1,4).
  Thiên Chúa thương xót chúng ta và đã tha thứ cho chúng ta những lỗi
tội, đến lượt mình, chúng ta cũng cần phải sống lòng thương xót đó đối với những
anh chị em của mình, hầu có thể tha thứ cho họ những lỗi phạm mà họ gây ra.
Thực vậy, việc chúng ta biết tha thứ cho người khác chính là điều kiện cần và đủ
để Thiên Chúa tha thứ cho chúng ta. Trong kinh Lạy Cha, Chúa Giêsu dạy chúng
ta phải biết tha thứ như Thiên Chúa đã tha thứ cho chúng ta: "Xin tha nợ chúng
con như chúng con cũng tha kẻ có nợ chúng con", và Ngài nói rất rõ: "Thật vậy,
nếu anh em tha lỗi cho người ta, thì Cha anh em trên trời cũng sẽ tha thứ cho anh
em. Nhưng nếu anh em không tha thứ cho người ta, thì Cha anh em cũng sẽ không
tha lỗi cho anh em" Mt 6,14-15).
 Khi ta không biết xót thương và tha thứ cho người khác, chúng ta sẽ phải lãnh
hậu quả như tên đầy tớ trong dụ ngôn "Tên Mắc Nợ Không Biết Thương Xót",
trong Matthêu chương 18 câu 23-35. Hậu quả đó là: "'Tên đầy tớ độc ác kia, ta đã
tha hết số nợ ấy cho ngươi, vì ngươi đã van xin ta, thì đến lượt ngươi, ngươi
không phải thương xót đồng bạn, như chính ta đã thương xót ngươi sao?' Rồi tôn
chủ nổi cơn thịnh nộ, trao y cho lính hành hạ, cho đến ngày y trả hết nợ cho ông.
Ấy vậy, Cha của Thầy ở trên trời cũng sẽ đối xử với anh em như thế, nếu mỗi
người trong anh em không hết lòng tha thứ cho anh em mình" (c. 32-35).
 Thực vậy, tha thứ là hành động của lòng thương xót, và là một trong những bài
học trọng tâm của đời sống và những giáo huấn của Chúa Giêsu. Tha thứ đóng
một vai trò quan trọng cho sức khỏe tinh thần của mỗi người, vì nó chính là liều
thuốc bổ để nuôi dưỡng, đồng thời cũng là bài thuốc chữa lành mỗi một mối
tương quan của con người - tương quan với Thiên Chúa, với tha nhân và với chính
mình. Chính vì thế, tha thứ cũng là yếu tố cần thiết cho đời sống của bất cứ cộng
đoàn lành mạnh nào, cho dù đó là một cộng đoàn nhỏ bé như gia đình, hay một
cộng đoàn rộng lớn như là một quốc gia, nhất là trong một cộng đoàn giáo xứ và
Giáo Hội.
 Khi chúng ta tha thứ, chúng ta chia sẻ tình yêu của Thiên Chúa với những người
khác, và giải thoát chính mình khỏi những độc hại làm ngăn cản chúng ta trưởng
thành về đời sống thiêng liêng. Nhưng tha thứ không phải là việc dễ làm. Khó
nhưng với ơn trợ giúp của Chúa, chúng ta vẫn có thể thực hiện, và đây là một đòi
hỏi triệt để mà Chúa Giêsu muốn nơi mỗi người chúng ta. Tha thứ là một đòi hỏi
triệt để là vì, nếu người khác xúc phạm đến chúng ta bao nhiêu lần và xin sự tha
thứ, thì chúng ta phải tha thứ bấy nhiêu lần; cũng như bao nhiêu lần chúng ta
phạm tội và biết ăn năn sám hối thì Thiên Chúa cũng vẫn tha thứ cho chúng ta.
"Bấy giờ, ông Phêrô đến gần Đức Giêsu mà hỏi rằng: 'Thưa Thầy, nếu anh em con
cứ xúc phạm đến con, thì con phải tha đến mấy lần? Có phải bảy lần không?' Đức
Giêsu đáp: 'Thầy không bảo là đến bảy lần, nhưng là đến bảy mươi lần bảy'" (Mt
18,21-22).
 Không tha thứ, chúng ta để cho tâm hồn mình đầy những sự giận dữ, oán hận,
thất vọng, và băn khoăn lo lắng. Chọn lựa không tha thứ cho một ai đó giống như
chúng ta chọn uống thuốc độc và mong muốn người đó phải chết. Khi chúng ta
chọn không tha thứ, chúng ta quay lưng lại với Thiên Chúa.
Nếu nói tha thứ cho người khác là hành động của lòng thương xót, nhưng đó mới
chỉ là mặt tiêu cực. Mặt tích cực đó là phải yêu thương họ khi chúng ta tha thứ cho
họ những lỗi phạm. Trong giáo huấn của Chúa Giêsu về tha thứ, Ngài mời gọi
chúng ta phải vượt lên trên sự tha thứ. Tính triệt để của lòng thương xót là: "Hãy
yêu kẻ thù và cầu nguyện cho những kẻ ngược đãi anh em" (Mt 5, 44). Tha thứ
cho ai những lỗi phạm, nhưng rất có thể ta không yêu thương họ, và như thế sự
tha thứ đó chưa phải là do lòng thương xót. Sự tha thứ phát xuất từ lòng thương
xót, đó phải là vì yêu thương.
 
Yêu thương, tha thứ cho những người lỗi phạm đến mình, và cầu nguyện cho họ là
một thách đố quyết liệt mà Chúa Giêsu đặt ra cho chúng ta. Đây là một thực hành
tâm linh, và có thể nói là đặc tính của người Kitô hữu, những người môn đệ của
Ngài. Vậy chúng ta đã, đang và sẽ thực hành và sống đặc tính của mình như thế
nào trong Năm Thánh Lòng Thương Xót này, và trong suốt hành trình đời sống
của chúng ta trong tương quan với những người sống chung quanh mình?
Hương Quê
Là một Ki-tô hữu, chắc hẳn không ai trong chúng ta lại không biết đến lời cầu
nguyện do chính Đức Giê-su, đã dạy.
Vâng, Đức Giê-su đã dạy rằng: “Xin tha tội cho chúng con như chúng con cũng
tha cho những người có lỗi với chúng con”.
Thế nhưng, như lời Tổng Giám Mục José H. Gomez, trong một bài giảng, ngài nói
rằng: “Nền văn hóa của chúng ta ngày nay đã trở nên một nền văn hóa càu nhàu
và nóng giận, người ta mau chóng kết án và mau chóng chỉ trích. Chúng ta đang
sống trong nền văn hóa thiếu vắng sự tha thứ.
Hằng ngày, chúng ta vẫn cầu xin Thiên Chúa ban cho chúng ta ơn biết tha thứ khi
chúng ta đọc lời kinh mà chính Chúa Giêsu đã dạy chúng ta – ‘Xin tha nợ chúng
con, như chúng con cũng tha kẻ có nợ chúng con.’ Nhưng thật khó biết dường nào
để chúng ta sống với những lời nguyện ấy! Ngược lại, chúng ta thấy dễ dàng biết
bao khi chúng ta đi vào những phê bình chỉ trích tha nhân.”
Thì đây, hãy nhìn ở Việt Nam hôm nay. Chỉ cần một va quẹt nhẹ trong lúc lưu
thông trên đường phố, thay vì xin lỗi và tha thứ, người ta lại xử sự với nhau bằng
tiếng “Đan Mạch”, bằng cơ bắp, có khi lại bằng gươm giáo nữa.
Sống không có sự tha thứ, cuộc sống đó luôn chất chứa sự oán trách, tệ hơn nữa,
đó là hận thù. Và, nếu điều này ngự trị trong gia đình, thì gia đình đó có còn là tổ
ấm, hay sẽ trở thành ngục tù! Thưa, chắc chắn là ngục tù.
Trong chuyên mục “Quà tặng cuộc sống”, có một câu chuyện được kể, rằng:
“Thầy giáo yêu cầu mỗi chúng tôi mang một túi nilông sạch và một bao tải khoai
tây đến lớp. Sau đó, thầy bảo cứ hễ chúng tôi không tha thứ lỗi lầm cho người nào
đó thì hãy chọn ra một củ khoai tây viết tên người đó và ngày tháng lên, rồi bỏ nó
vào túi nilông. Sau vài ngày, có nhiều túi trở nên vô cùng nặng.
Sau đó, thầy lại yêu cầu chúng tôi phải luôn mang cái túi theo bên mình dù đi bất
cứ đâu, tối ngủ phải để túi bên cạnh, làm việc thì đặt trên bàn. Sự phiền phức khi
phải mang vác cái túi khiến chúng tôi cảm nhận rõ ràng gánh nặng tinh thần mà
mình đang chịu đựng.
Không những thế, chúng tôi còn phải luôn để tâm đến nó, nhớ đến nó và nhiều khi
đặt nó ở những chỗ chẳng tế nhị chút nào. Qua thời gian, khoai tây bắt đầu phân
huỷ thành một thứ chất lỏng nhầy nhụa và chúng tôi không muốn mang nó trong
người nữa.
Các bạn thấy không? sự bực tức giận dữ một ai đó chỉ là gánh nặng thêm cho bản
thân mình, nó làm cho chúng ta mất thời gian suy nghĩ, để tâm, nhiều khi lại làm
cho người khác bực dọc nữa… Khi chúng ta lấy câu chuyện trên để nói về nó,
chúng ta mới thấy được sự vướng víu khó chịu.
Các bạn hãy như những người bạn trong câu chuyện, vứt bỏ đi những sự khó chịu,
sự bực tức vì chính nó làm kiềm hãm sự suy nghĩ và sự thăng tiến của mỗi chúng
ta.
Trong thâm tâm chúng ta thường cho rằng tha thứ là một món quà đối với người
được tha thứ, nhưng bạn thấy đấy, đây rõ ràng là món quà cho chính chúng ta.”
(nguồn: internet)
William Arthur Ward có nói: “Sự tha thứ là chìa khóa mở cánh cửa oán trách và
chiếc còng tay của hận thù. Nó là thứ sức mạnh có thể phá vỡ xiềng xích của cay
đắng và gông cùm của lòng ích kỷ”.
Làm sao để có “chìa khóa mở cánh cửa oán trách và chiếc còng tay hận thù”?
Tạ ơn Chúa, thánh Phaolô, ngài đã chỉ dẫn cho ta một phương thế, đó là, hãy
“cùng chịu đóng đinh với Đức Kitô vào thập giá”, dĩ nhiên thánh nhân không “xúi
dại” chúng ta đóng đinh thân xác mình, nhưng là “đóng đinh tội lỗi cùng bản ngã”
của mình, bởi có như thế, chúng ta mới có thể trở thành một con-người-mới, một
con người “sống, nhưng không còn phải là tôi, mà là Đức Kitô sống trong tôi” (Gl
2, 20).
“Đức Kitô sống trong tôi”, hãy tin, với ơn Chúa Thánh Thần, chúng ta đủ sức
“phá vỡ xiềng xích của cay đắng và gông cùm của lòng ích kỷ”.
Một khi lòng ích kỷ không ngự trị trong tâm hồn ta, điều gì sẽ xảy ra? Thưa,
không cần đợi đến thánh Phan-xi-cô thành Assisi kêu gọi, mà tự chính chúng ta
cũng ý thức đến việc phải nối dài cánh tay ngài: “Đem yêu thương vào nơi oán
thù, đem thứ tha vào nơi lăng nhục. Đem an hòa vào nơi tranh chấp. Đem chân lý
vào chốn lỗi lầm”.
Nói tắt một lời, đó là chúng ta đem hạnh phúc và bình an đến cho mọi người.
Nói cách khác, làm được như thế, chúng ta không chỉ tiếp tục thực hiện “lòng lân
tuất và ơn tha thứ” của Thiên Chúa, đối với tha nhân, mà còn làm tròn mệnh lệnh
của Chúa.
Vì, tha thứ chính là “mệnh lệnh của Chúa”.
Nếu để ý một chút, bạn sẽ luôn thấy, khi có dịp chúc tụng nhau, người ta đều nghĩ
đến những khái niệm như may mắn, vui vẻ, khỏe mạnh,... và hạnh phúc là một
trong số đó.
Chúng ta chúc nhau hạnh phúc, mong cầu hạnh phúc, nhưng thực ra, làm thế nào
để hạnh phúc thật sự thì cũng chẳng ai có thể biết rõ ràng được. Chúng ta đặt ra
mục tiêu, tin rằng những điều này sẽ khiến mình hạnh phúc: có nhiều tiền hơn, xe
xịn hơn, địa vị cao hơn, hay thậm chí chỉ đơn giản là những bộ quần áo, đôi giày
hợp mốt... Sau đó, khi lần lượt đạt được mục đích, chúng ta vẫn cảm thấy trống
rỗng và lại đặt ra những điều khác, rồi nghĩ rằng chắc mình sẽ hạnh phúc hơn.
Một vòng tròn luẩn quẩn.
Một số nghiên cứu cho thấy, thứ "hạnh phúc" mà ta luôn theo đuổi, hoàn toàn trái
ngược với những điều bản thân hiện có. Rõ ràng, không có công thức hợp lí cho
hạnh phúc, cũng không có quyển cẩm nang nào có thể hướng dẫn chúng ta cách
hạnh phúc từ A tới Z cả.
Vậy, trước khi mong mình thực sự hạnh phúc, hoặc hiểu được thế nào là hạnh
phúc, có một việc đơn giản hơn mà tất cả mọi người đều có thể làm: Học cách
chấp nhận!
Và tất nhiên, cuộc sống luôn có sẵn ít nhất 10 điều cần bạn chấp nhận đây:
1. Bạn không thể kiểm soát hết mọi thứ đâu, tập quen với điều đó thôi!
Ngay cả là siêu nhân thì cũng không ai có thể kiểm soát mọi điều trong cuộc sống,
huống hồ gì bạn còn chẳng phải là siêu nhân.

Trong khi để bị ám ảnh bởi những thứ không thể thay đổi, tốt hơn, bạn nên tập
trung vào những điều mình có thể làm được. Muốn một điều gì đó thay đổi, trước
hết hãy tự làm cái gì đó đổi thay đi đã.
2. Đời không như là mơ, tất nhiên, đời càng không giống những điều mộng

Chúng ta thường vẽ ra dự định 10 năm, 20 năm cho tương lai, rồi lại sống trong
cái bóng của sự kì vọng và những kế hoạch vẫn chưa được thực hiện. Bất chợt
một ngày, ta lại thấy bản thân đang lẩm bẩm rằng: "lẽ ra mình đã thế này, thế
kia...". Thay vì thường xuyên thất vọng vì mọi thứ xảy ra không đúng với mong
đợi, ngay lúc này, hãy tập quen dần với việc chấp nhận đi!
3. Ai cũng vậy, chúng ta sẽ luôn luôn gặp đủ mọi thứ vớ vẩn trên đời
Chúng ta dành khá nhiều thời gian vào việc phàn nàn "lẽ ra mọi thứ sẽ tốt hơn nếu
như..." mà quên rằng cuộc sống chẳng bao giờ hoàn hảo. Nếu mọi thứ đang hoàn
hảo, thì chỉ là những điều vớ vẩn đến tệ hại chưa thật sự diễn ra thôi. Mà sự thật là
bạn sẽ không bao giờ vui vẻ được nếu chỉ mãi tập trung vào những thiếu sót cả,
nên thôi thì cứ nhẹ nhàng mà chấp nhận trước đi rồi tính tiếp nhé.
4. Ngoài kia luôn có rất nhiều người sở hữu một cuộc sống tốt đẹp hơn bạn.
Không phải một đâu, mà rất rất nhiều đó.
Và việc luôn luôn nhìn vào cuộc đời của người khác rồi tự so sánh chỉ khiến
bạn mệt mỏi hơn thôi. Điều này cũng chẳng khiến cuộc sống của bạn tốt đẹp
hơn, mà còn dễ sinh tánh ghen ăn tức ở nữa thì lại càng chẳng ai ưa. Thật ra,
thua kém người khác về nhiều điều không có nghĩa là bạn sẽ không đạt được
mục tiêu cuối cùng của mình, mà là bản thân bạn đã cố gắng được bao nhiêu!
5. Mọi sự trên đời này, cái quái gì xảy ra cũng đều có lí do của nó
Hầu hết chúng ta đều (phải) tin vào chân lí "mọi sự trên đời xảy ra đều có lí do
của nó", mà không thực sự cảm nhận được điều này.
Nhiều người vẫn luôn muốn mọi thứ phải xảy ra đúng hoạch định, để rồi khi
không đạt được, họ chán chường, mệt mỏi. Một số khác lại cảm thấy cách nghĩ
"mỗi hành động nhỏ là lí do cho những sự việc nào đó" là không thực tế, hay cả
việc cho rằng "một quyết định nhỏ cũng có thể thay đổi cả một kết quả to đùng
phía sau" cũng là khó-mà-chấp-nhận được. Đừng gồng mình lên như thế! Đã bảo
là bạn không thể kiểm soát được mọi thứ mà.
Thay vì mong chờ những thứ bạn nghĩ là nên xảy ra, hãy đơn giản hơn là chấp
nhận với những điều đang diễn ra trong cuộc sống thôi nào.
6. Hãy nhớ rằng, bạn chỉ có thể làm được một vài điều nhất định thôi.
Còn lại là công việc của thần may mắn và thời gian.
Dù mỗi ngày trôi qua có bao nhiêu thứ bể nát đổ ập vào cuộc đời bạn, tìm mọi
cách nhấn chìm bạn, và thậm chí là ngay bây giờ, bạn không có một lí do gì để
cảm thấy vui vẻ, hãy kiên nhẫn. "30 chưa phải Tết", và ở tập cuối mỗi phim, đều
luôn có những điều bất ngờ xảy ra. Hãy nhớ, đừng bao giờ từ bỏ việc tin vào bản
thân mình. Bạn còn không tin được bạn, thì còn ai có thể làm được điều này, phải
không nào?
7. Hôm nay bạn phạm phải sai lầm. Đừng lo! Ngày mai nhất định bạn sẽ lại
sai lầm!
Và tất cả vẫn chưa là tận thế!

Thay vì cứ lo nghĩ về từng điều hối tiếc vụn vặt, hãy hỏi bản thân, liệu bạn lo nghĩ
như vậy được bao lâu, cả năm chứ? Nếu câu trả lời là không, thì đừng phí quá
nhiều thời gian để nhai đi nhai lại một câu chuyện cũ. Việc cũng đã xảy ra, sai thì
cũng không thể làm lại. Thôi thì, chấp nhận mình sai, cho mình một kinh nghiệm
cuộc đời, rồi lại đi tiếp thôi.
8. Làm tất cả mọi người vui lòng là một nhiệm vụ HOÀN TOÀN BẤT KHẢ
THI.
Nếu bạn dành tất cả thời gian chỉ để cố gắng làm vừa lòng người khác, mọi người
tất nhiên sẽ vui lòng, trừ bạn. Và người mệt mỏi, nặng nề, sẽ là bạn.
Làm điều gì, cũng phải từ bản thân mình mà ra. Vậy nên, đừng ngại việc nói
"không". Đôi lúc, điều quan trọng nhất để bạn tập trung vào chính là bản thân bạn
đó!
9. Khi mọi thứ ngày càng nằm ngoài kiểm soát của bạn, rồi, đứng yên đó và
để nó xảy ra đi!
Cứ cố gắng chiến đấu với những điều không thể kiểm soát thì lại càng phí thời
gian thôi.
Bạn không thể đập vỡ một cái đĩa mà mong rằng có thể kiểm soát được nơi các
mảnh vỡ sẽ rơi xuống. Cũng như càng cố hàn gắn những vết nứt trên tấm kiếng
lớn cũng không thể ngăn được việc nó sẽ rơi xuống và vỡ ra. Công việc hay bất kì
thứ gì cũng vậy, một khi đã ngoài tầm kiểm soát và mọi thứ rối tung lên, đôi lúc,
bạn nên để cho mọi thứ diễn ra và chấp nhận như vậy thôi.
10. Đặt cho mình một vài mục tiêu thật tốt đẹp, rồi... bỏ quên nó đi!
Cuộc sống luôn thú vị hơn khi được lấy đầy bởi những cơ hội tốt đẹp. Đặt ra
những mục tiêu, và bắt tay làm việc để hướng tới điều mình mong muốn. Và trong
khi bạn đang cố gắng đó, hãy nhớ rằng, hạnh phúc không phải là việc có thể hoàn
thành tất cả mọi thứ, mà là làm thế nào để có được nhiều niềm vui nhất khi bạn
đang cố gắng từng bước chinh phục mục tiêu của đời mình.
Cuộc sống vốn dĩ không hoàn hảo, chúng ta cần phải biết chấp nhận những thứ
vốn có, đừng quá “ảo tưởng” tìm kiếm những thứ xa vời. Từ việc “chấp nhận
người khác và chấp nhận bản thân như vốn có”, con người có thể hòa nhập vào
cuộc sống, hạn chế bớt “cái tôi” của bản thân để trưởng thành và chín chắn hơn.
“Chấp nhận mình” để không quá nghiêm khắc với bản thân, “chấp nhận người”
để không quá hà khắc với mọi người. Bên cạnh đó, nếu không biết “chấp nhận”,
con người rất dễ rơi vào trạng thái tuyệt vọng, bế tắc trong cuộc sống
Lạy Chúa, Chúa không chỉ muốn chúng con nên tốt, mà còn muốn chúng con nên
giống Chúa. Xin cho chúng con biết việc phải làm, và xin ban ơn nâng đỡ, để mỗi
công việc của chúng con đều phản ánh lòng nhân từ của Chúa, hầu giúp mọi
người nhận biết Chúa là Cha.
Sự tha thứ và biết ơn luôn được xem là những cách giúp chúng ta luôn trân quý
cuộc sống hiện tại, tránh được muộn phiền và cảm thấy được yêu thương nhiều
hơn. Bài học từ câu chuyện của cát và đá sau đây sẽ mang đến cho chúng ta những
điều kì diệu.
http://cafef.vn/cat-da-va-nhung-bai-hoc-ve-su-tha-thu-tai-sao-ban-phai-mang-
theo-ganh-nang-trong-suot-chang-duong-dai-20171004104838729.chn
Chuyện kể rằng, có hai người bạn đang thực hiện chuyến hành trình trên sa mạc.
Trong chuyến đi dài, hai người nói chuyện với nhau và đã có một cuộc tranh cãi
gay gắt. Không giữ được bình tĩnh, một người đã tát người bạn của mình.
Người kia rất đau nhưng không nói gì. Anh chỉ lặng lẽ viết lên cát rằng: "Hôm
nay, bạn tốt nhất của tôi đã tát vào mặt tôi".

Họ tiếp tục bước đi cho tới khi nhìn thấy một ốc đảo, nơi họ quyết định sẽ dừng
chân và tắm mát. Người bạn vừa bị tát do sơ ý bị trượt chân xuống một bãi lầy và
ngày càng lún sâu xuống. Nhưng người bạn kia đã kịp thời cứu anh.
Ngay sau khi hồi phục, người bạn suýt chết khắc lên tảng đá dòng chữ: "Hôm
nay, bạn tốt nhất của tôi đã cứu sống tôi".
Người bạn kia hết sức ngạc nhiên bèn hỏi: "Tại sao khi tớ làm cậu đau, cậu lại viết
lên cát còn bây giờ lại là một tảng đá?"
Và câu trả lời anh nhận được là: "Khi ai đó làm chúng ta đau đớn, chúng ta nên
viết điều đó lên cát, nơi những cơn gió của sự thứ tha sẽ xóa tan những nỗi
trách hờn. Nhưng khi chúng ta nhận được điều tốt đẹp từ người khác, chúng ta
phải ghi khắc chuyện ấy lên đá nơi không cơn gió nào có thể cuốn bay đi."
Trong cuộc sống, hãy học cách viết những nỗi đau lên cát để gió cuốn đi và khắc
những niềm vui, hạnh phúc lên tảng đá để mãi không phai!
Chúng ta thường cho rằng tha thứ là một món quà đối với người được tha
thứ, nhưng bạn thấy đấy, đây rõ ràng là món quà cho chính chúng ta. Do vậy,
tha thứ, buông bỏ không những tốt cho người phạm lỗi, mà còn giúp chính chúng
ta bớt đi được những gánh nặng, được những ưu phiền trong lòng.
Trong cuộc sống, lúc này hay lúc khác, sẽ có những người làm tổn thương bạn tới
mức sâu sắc, làm bạn cảm thấy rất đau khổ, khó có thể bỏ qua cho họ được, tha
thứ thực sự là rất khó khăn. Nhưng nếu bạn nghĩ rằng tha thứ không phải là để cho
họ có được sự vui vẻ, hạnh phúc mà tha thứ vì chính bản thân bạn.
Thực tế tại sao bạn phải mang theo gánh nặng và những bất tiện từ những củ
khoai tây trong suốt chặng đường dài mà không thử đặt nó xuống? Hãy quên đi và
tiếp tục bước.
Lạy Chúa Giêsu, Chúa đã tha thứ cho người đàn bà ngoại tình, cho thánh Phêrô,
và Chúa cũng đã từng tha thứ cho bao kẻ xúc phạm đến Chúa. Trên cây thập giá,
Chúa đã cầu nguyện cho họ: "Xin tha cho chúng vì chúng không biết việc chúng
làm". Chúa cũng đã từng tha thứ cho chúng con. Thế nhưng, Chúa ơi! Sao chúng
con lại quá khó khăn khi phải tha thứ. Chúng con dễ kết án nhưng lại rất khó bao
dung. Chúng con dễ gây thù hận nhưng lại khó khi làm hoà. Xin tha thứ vì những
lần chúng con đã có thái độ bất khoan dung với anh em. Xin cho chúng con cảm
nghiệm được tình yêu Chúa dành cho mình, để chúng con luôn biết cư xử khoan
dung với người khác.
Thiên Chúa hằng thương xót và tha thứ mọi tội lỗi chúng ta. Không có tội nào
không được tha miễn là tội nhân thật lòng thống hối. Vua Đavít đã tỏ lòng thống
hốivà đã được tha cho dù tội của ông rất nặng: giết người và cướp vợ; Phaolô đã
được tha cho dù đã chống lại Đức Kitô và bắt bớ các kitô hữu; người phụ nữ tội
lỗi chồng chất đã được tha vì bằng chứng là chị đã yêu mến nhiều... Mỗi anh chị
em hẳn cũng có những kinh nghiệm về lòng thương xót tha thứ của Thiên Chúa.
Không ít lần chúng ta lỗi tội, Chúa đã thương xót tha thứ cho chúng ta qua bí tích
Hoà giải... Nguyện xin Chúa cho tất cả chúng ta cảm nghiệm được lòng thương
xót tha thứ của Thiên Chúa để luôn tin tưởng trở về với Ngài. Amen!
Ngay khi chúng ta được rửa tội Thiên Chúa đã tha thứ cho chúng ta, tha cho
chúng ta một món nợ không thể trả được là tội nguyên tổ. Nhưng đây là lần đầu
tiên. Rồi với một lòng thương xót vô bờ Ngài tha thứ cho chúng ta tất cả mọi lỗi
lầm, vừa khi chúng ta cho thấy một dấu chỉ nhỏ của sự hối hận. Thiên Chúa là như
thế: thương xót. Khi chúng ta bị cám dỗ khép kín con tim của mình với người đã
xúc phạm đến chúng ta và xin lỗi chúng ta, chúng ta hãy nhớ tới các lời Thiên
Chúa Cha trên trời nói với người đầy tớ không thương xót: “Ta đã tha tất cả món
nợ cho ngươi vì ngươi van xin Ta. Ngươi lại không phải thương xót anh bạn của
ngươi, như Ta đã thương xót ngươi hay sao?” (cc.32.33). Bất cứ ai đã sống kinh
nghiệm niềm vui, sự an bình và tự do nội tâm, đến từ việc được tha thứ, thì tới
lượt mình có thể rộng mở cho khả năng tha thứ.
THA THỨ KHÔNG GIỚI HẠN
 
Tin Mừng Mt 18: 21-35
Tin Mừng hôm nay thuật lại: “bấy giờ, ông Phêrô đến gần Đức
Giêsu mà hỏi rằng: “thưa Thầy, nếu anh em con cứ xúc phạm đến
con, thì con phải tha đến mấy lần? Có phải bảy lần không?” Đức
Giêsu đáp: “Thầy không bảo là đến bảy lần, nhưng là đến bảy mươi
lần bảy”. Điều đó có nghĩa là phải tha thứ hoài, tha thứ mãi, tha thứ
không giới hạn. Đó là nét mới trong dung mạo của Đức Giêsu.
Người đã chiếu tỏa nét cao quý ấy ngay trên Thập Giá, khi các
kẻ thù hành hạ, chế nhạo, và đóng đinh Người: “Lạy Cha, xin
tha cho họ, vì họ không biết việc họ làm”.

Nhưng tại sao phải tha thứ? Phải tha thứ cho anh em vì đó là
điều kiện để được Chúa thứ tha. Đức Giêsu đã nói: “nếu anh
em tha lỗi cho người ta, thì Cha trên trời cũng sẽ tha thứ cho
anh em”. Tha thứ là một lệnh truyền khó thực hiện nhưng lại là
nghĩa cử cao cả nhất. Chúng ta có thể cho đi tiền của, trao ban
thì giờ, hiến dâng mạng sống, nhưng các điều đó xem ra còn
dễ hơn là tha thứ cho kẻ thù, yêu thương kẻ ngược đãi mình,
và làm ơn cho kẻ oán ghét chúng ta. 

Tha thứ là một điều rất dễ nói nhưng lại rất khó thực hiện.

Khi nói về sự tha thứ, thường thì khuyên kẻ khác tha thứ rất
dễ, nhưng khi trực tiếp đối diện với kẻ xúc phạm đến mình,
phải thực hành một việc tha thứ cách cụ thể cho người đang
đứng trước mặt mình thì quả thật khó khăn vô cùng. 

Tha thứ là điều khó khăn nhất nhưng cũng là điều cao cả nhất
mà Kitô giáo đã cống hiến cho con người. Trao ban tiền của, trao
ban thì giờ, trao ban chính mạng sống mình là điều xem ra dễ làm
hơn trao ban lòng tha thứ. Nhưng tha thứ lại là của lễ đẹp lòng
Chúa nhất, bởi vì qua đó, con người được nên giống Thiên
Chúa hơn cả. Thiên Chúa mà Chúa Giêsu đã mạc khải cho
chúng ta là Thiên Chúa tha thứ và tha thứ không ngừng. Và chỉ
có một Thiên Chúa tha thứ không ngừng ấy mới có thể đòi hỏi
con người phải tha thứ không ngừng. Tha thứ là nét cao đẹp
nhất của con người, bởi vì càng tha thứ con người càng nên
giống Thiên Chúa. Amen.
 
Lm. Giuse Đỗ Văn Thụy
Tha thứ thì chúng ta không còn kẻ thù mà lại được bạn hữu. Có thể
nói, tha thứ lại là một cách trả thù ngọt ngào nhất mà đối phương
không ngờ, và làm cho chính đối phương dằn vặt vì nhận ra chính họ
sai khi xúc phạm đến một người tốt, cuối cùng làm cho đối phương
cảm kích và thay đổi thái độ.
Tên đầy tớ độc ác kia, ta đã tha hết số nợ ấy cho ngươi, vì ngươi đã
van xin ta, thì đến lượt ngươi, ngươi không phải thương xót đồng bạn,
như chính ta đã thương xót ngươi sao? 33
Lòng thương xót tha thứ của Thiên Chúa như dòng suối chảy vào đời tôi.
 Thương xót tha thứ chính là để cho dòng suối ấy chảy đi,
 chảy đến với người xúc phạm đến tôi nhiều lần trong ngày.
 Tôi tha bằng chính sự tha thứ mà tôi đã nhận được từ Thiên Chúa.
 Không tha là giữ dòng suối đó lại, và biến nó thành ao tù.
 Không tha là đánh mất cả những gì mình đã nhận được.
Chỉ tha thứ mới làm cho tôi đi vào được trái tim của Thiên Chúa nhân hậu.
 Chỉ tha thứ mới làm tôi được nhẹ lòng, và người kia được giải thoát.
Tha thứ như Phêrô trong bài tin mừng là tha đến bảy lần. Con số bảy
theo Phêrô là một con số mà ông tưởng là đã hoàn hảo, vì người ta
thường nói: “quá tam ba bận”, tha thứ cho người làm gây hại cho
mình quá lắm chỉ ba lần là cùng huống hồ đây là bảy lần. Tuy nhiên,
Chúa Giêsu đã mời gọi tôi đi xa hơn nữa, cấp độ của tha thứ là cấp
số nhân, tức là cứ phải tha cho người khác mỗi khi họ xúc phạm đến
mình, hay có thể nói rằng giới hạn của tha thứ là tha thứ không giới
hạn. Đó mới là tinh thần của tin mừng, đời sống mà người Kitô hữu
đang theo đuổi. Suy cho cùng, chẳng ai trong chúng ta tự hào là
mình không mắc nợ ai. Nợ cha mẹ, nợ người thân bằng quyến thuộc,
nợ ân tình, nợ một lời xin lỗi một ai đó… Xa hơn nữa, chúng ta đều
mắc nợ Thiên Chúa một món nợ không bao giờ trong thân phận con
người mà chúng ta có thể đáp trả được. Đó là hồng ân được làm
người và được chính máu Con Một là Đức Giê-su đã đổ ra để chuộc
lấy. Vậy làm sao mà đôi khi trong cuộc đời, chính tôi lại hành xử như
mình là một người chủ nợ mang trong mình vô số nợ không thể nào
trả được, lại đi đòi nợ người khác, trách móc họ về những món nợ
nhỏ nhặt trong đời được. Nếu như tôi vẫn hành xử như một con
người như thế, vẫn giữ sự tức giận trong mình, không chịu tha thứ
cho người khác thì chính mình đang đi ngược đường với Lời Chúa
dạy, lạc xa con đường Tin Mừng.
Cùng với tâm tình ấy, trong giờ suy niệm này chúng ta hãy nhìn nhận
về sự bao dung, lòng thương xót vô cùng của Thiên Chúa. Đồng thời
cũng đấm ngực xin lỗi Chúa vì chính mình là một kẻ mắc nợ rất nhiều
đã được Chúa xót thương, nhưng rất nhiều lần bản thân đã không tha
thứ cho lỗi lầm của người khác. Amen.
Các thầy đừng sợ va chạm với nhau, lúc đầu sẽ là gai sầu riêng, khó
ở gần nhau được; nhưng sau nhiều lần cọ sát như thế, chiếc gai ấy sẽ
bị mài mòn đi thành những gai của trái mít và các thầy sẽ càng ngày
càng gần nhau hơn”
Theo bản tính tự nhiên, mỗi người chúng ta thật khó thoát khỏi vòng lẩn
quẩn là sự tranh chấp và oán thù. Luật “mắt đền mắt, răng thế răng” tuy là
một luật giúp trả báo công minh, nhưng lại là nguyên nhân khiến cho thế
giới lâm vào tình trạng chiến tranh và hận thù liên miên. Chỉ khi con người
biết tha thứ cho nhau thì họ mới có thể sống an bình và hạnh phúc thực
sự. Khi tha thứ là ta sẵn sàng chịu thiệt thòi, là xác tín rằng cuối cùng Tình
Thương sẽ chiến thắng hận thù. Ngọn lửa tình thương chắc chắc sẽ đánh
tan băng giá. Nó sẽ làm cho quả tim chúng ta lại có thể rung động và xót
thương kẻ bất hạnh, giống như Thiên Chúa.

You might also like