You are on page 1of 59

BS.

NGUYỄN THÀNH NAM


BM. SINH LÝ BỆNH – MIỄN DỊCH – DI TRUYỀN
1. Trình bày được cấu trúc cơ bản của phân tử
globulin miễn dịch.
2. Giải thích 2 vấn đề: đặc hiệu kháng nguyên và
hoạt tính sinh học kháng thể.
3. Phân biệt isotype, allotype và idiotype.
4. Trình bày đặc điểm của các globulin miễn
dịch
 Kháng thể (KT) là thành phần dịch thể duy
nhất và quan trọng nhất của đáp ứng đặc
hiệu.
 KT có bản chất là một globulin có đặc điểm
cấu trúc riêng để thực hiện chức năng trong
đáp ứng miễn dịch nên được gọi là globulin
miễn dịch.
 Căn cứ trên sự di chuyển của các globulin
trên điện trường, có tên gọi tương ứng:
 Gama (γ) Globulin.
 Alpha (α) Globulin.
 Beta (ß) Globulin.
 Đặc hiệu phân tử này được tạo ra ngẫu
nhiên, độc lập với Kháng nguyên (KN).
Thành phần Protein trong huyết tương
Nguồn: Color atlas of physiology 5th
 Đầu thập kỷ 50, Poter
và Edelman đã dùng các
chất khác nhau để cắt
phân tử IgG thành các
mãnh, các chuỗi, từ đó
mô tả cấu trúc globulin
miễn dịch.
 Đơn vị Daltons: 1Da = 1.6605 x 10−24 g

(John Dalton).
 IgG có trọng lượng phân tử 150.000 Da.
 Xử lý bằng các chất gồm:
 Papain.
 Pepsin.
 Mercapto ethanol (cắt liên kết disunfua).
 Khi dùng Papain, 3 mãnh tương đương
50.000Da, trong đó:
2 mãnh Fab (Fragment angtigen binding):
 Giống nhau về cấu trúc và chức năng
 Có khả năng kết hợp kháng nguyên.
1 mãnh Fc (Fragment crystallizable):
 có khả năng kết tinh trong dung dịch.
 Không kết hợp KN.
 Mang thuộc tính của Globulin MD
 Khi dùng pepsin: cắt
thành 2 mãnh
 Mãnh lớn F(ab’)2:
100.000Da, có 2 hóa trị.
 Mãnh nhỏ Fc’: nhanh
chóng bị phá hủy.
 Mercapto ethanol: 4
chuỗi giống nhau từng đôi
một.
 2 chuỗi nặng H (heavy):
53.000 Da.
 2 chuỗi nhẹ L (Light):
22.000 Da.
 Chuỗi L có 2 loại Ƙ (kapa) hoặc λ (lamda).
 Chuỗi H có 5 lớp: cơ sở để phân chia globulin
miễn dịch thành 5 lớp (isoptyp).
 2 chuỗi H hoàn toàn giống nhau và 2 chuỗi L
hoàn toàn giống nhau, không có sự lai tạp.
 Ví dụ: IgG chỉ có ɣ2Ƙ2 hoặc ɣ2λ2
 Cầu nối S-S trong các chuỗi cách nhau
100-110 a.a.
 Chuỗi polypeptid cuộn lại thành các búi gọi
là domains.
 Chuỗi nhẹ 2 domains.
 Chuỗi nặng 4 đến 5 domains tùy lớp.
 Vùng V (Variable) thuộc chuỗi nhẹ: VL
 Vùng V thuộc chuỗi nặng: VH
 Vùng C (Constant) của chuỗi nhẹ: CL
 Vùng C thuộc chuỗi nặng: CH
 Vị trí kết hợp kháng nguyên cấu thành bởi
VL và VH.
 Là vùng có trình tự acid amin thay đổi.
 Chỉ gặp ở domains của VL và VH.
 Với mỗi chuỗi có 3 vùng siêu biến.
 Vùng quyết định bổ túc (CDR).
 Cấu hình bổ túc càng phù hợp thì liên kết KN-
KT càng bền
 Nguồn: Roitt’s immunology (2017), pp. 75
 Phân loại dựa vào đặc điểm cấu trúc của
chuỗi nặng.
 Khác biệt nhau về thuộc tính sinh học.
 IgG, IgM, IgA, IgD, IgE (GAMED)
 Chiếm ưu thế ở: huyết tương, dịch ngoại
bào, não tủy, màng bụng.
 2 chuỗi năng ɣ: 58.000 Da/1 chuỗi.
 2 chuỗi nhẹ Ƙ hoặc λ: 22.000 Da/ 1 chuỗi.
 Kết hợp với nhau bằng liên kết S-S.
 Hệ số lắng: 7s.
 Di chuyển chậm nhất trong
các protein huyết thanh khi
điện di.
 4 dưới lớp tương nhau tới
90% acid amin: IgG1, IgG2,
IgG3, IgG4.
 Chuỗi nặng μ có thêm 1
domain (5 domains).
 Liên kết pentamer: S-S và
chuỗi J (15.000 Da).
 IgM pentamer: 900.000 Da,
hệ số lắng 19s.
 10 vị trí kết hợp KN
 Chiếm ưu thế trong các dịch tiết: nước bọt,
dịch nhầy, mồ hôi, dịch vị, sữa….
 Chuỗi nặng α.
 Trọng lượng: 165.000 Da.
 Hệ số lắng 7s.
 Nằm giữa β và γ trên vùng điện di.
 Trong huyết tương: dạng đơn phân.
 Trong dịch tiết: dạng dimer nhờ chuỗi J và
mãnh S.
 Chia làm 2 lớp: IgA1(93%) và IgA2(7%).
 Chỉ có một lượng nhỏ trong huyết tương.
 Không được sản xuất ở dạng tiết và dễ bị giáng
hóa bởi các men.
 Có trên bề mặt lympho B như một thụ thể KN
(S.IgD).
 Chuỗi nặng là δ, 180.000 Da, hệ số lắng 7s.
 Di chuyển ở phần nhanh của ɣ globulin.
 Chuỗi nặng là chuỗi ɛ, có 5
domains.
 Trọng lượng 200.000 Da,
hệ số lắng 8s.
 Di chuyển ở phần nhanh của
ɣ globulin.
 Chuỗi nặng ɛ có ái lực cao trên bề mặt tế
bào mast và bạch cầu ái kiềm.
 Kết hợp KN có sự liên kết chéo các IgE trên
bề mặt dẫn đến giải phóng, tổng hợp hóa
chất trung gian gây quá mẫn tức thì.
 Định nghĩa: là một kiểu thay đổi cấu trúc theo
allen như một dấu ấn di truyền.
 Allotype nằm trong vùng hằng định.
 Chỉ khác biệt nhau 1 hoặc 2 acid amin.
 Một số allotype: ɣ của IgG là Gm, α cua IgA là
Am, chuỗi nhẹ Ƙ là Km.
 Dùng globulin miễn dịch cùng loài có allotype
khác nhau để làm kháng nguyên gây miễn dịch.
 Nếu có đồng hợp tử thì chỉ có 1 dấu allotype.
 Nếu dị hợp tử thì có 2 dấu ấn của 2 allotype.
 Tính đặc hiệu KN của mỗi
KT do vùng VL và VH quyết
định.
 Dùng chính KT gây miễn
dịch trên cùng loài khác gen
cũng gây sinh KT đặc hiệu.
 Idiotype là đặc hiệu của Globulin MD đối với
các epitope nhất định trong một cá thể.
 Trong cơ thể có các antiidiotype kháng lại
idiotype của chính mình.
 Hình thành mạng lưới idiotype-
antiidiotype.
 Phân tử Globulin MD gồm 2 chức năng
riêng biệt.
 Chức năng nhận diện KN: do quá trình giải
mã các gen mã hóa vùng biến đổi của
Globulin MD.
 Chức năng sinh học.
 Khả năng ngưng kết và kết tủa
 Ngưng kết KN đa hóa trị ở dạng hạt.
 Kết tủa KN ở dạng hòa tan, giúp đại thực
bào thâu tóm KN hòa tan hữu hiệu.
 Vận chuyển qua nhau thai.
 Là lớp Globulin MD duy nhất đi qua được
nhau thai nhờ phần Fc.
 IgA và IgM chỉ bắt đầu tổng hợp ở tháng
thứ 5 của thai kỳ.
 Gây bệnh tiêu huyết sơ sinh ở thai nhi Rh+
trong lần mang thai sau
 Sự opsonin hóa
 Gây độc tế bào phụ thuộc kháng thể (ADCC –
antibody dependent cell mediated cytotoxicity).
 Hoạt hóa bổ thể.
 Phức hợp IgG-KN hoạt hóa bổ thể.
 Opsonin hóa, thủng màng…
 Trung hòa độc tố
 IgG trung hòa độc tố tốt nhất: uốn ván, bạch
hầu, nọc rắn…
 Cơ chế: phong tỏa vị trí hoạt động, gây bất hoạt.
 Bất động vi khuẩn và trung hòa siêu vi.
 Kháng thể đặc hiệu đối với các roi hoặc lông vi
khuẩn.
 Phong tỏa việc bám của các siêu vi.
 Hầu hết lưu thông trong lòng mạch.
 Trên bề mặt lympho B.
 Thời gian bán hủy 5 ngày.
 IgM tăng cao ở trẻ sơ sinh: chỉ điểm nhiễm
khuẩn bào thai.
 Ngưng kết:
 Khả năng ngưng kết mạnh nhất.
 Là KT tự nhiên với các KN của nhóm máu
hệ ABO.
 Hình thành do VK đường ruột và đường hô
hấp có chung epitop với nhóm máu hệ ABO.
 Người máu O có sẵn IgM chống KN nhóm
A,B.
 Hoạt hóa bổ thể.
 Khả năng hoạt hóa bổ thể mạnh nhất.
 Cấu trúc pentamer có vai trò quan trọng.
 Khả năng trung hòa độc tố, phong tỏa virus
yếu.
 Đối với nhiễm khuẩn niêm mạc:
 Có trong dịch tiết và bề mặt niêm mạc.
 Chống lại sự bám dính hoặc xâm nhập của
VSV.
 Ví dụ: phong tỏa đặc hiệu cấu trúc phối tử
của khuẩn tả.
 Khả năng diệt khuẩn
 IgA + lysozym(có trong các dịch tiết): diệt
Gr (-).
 Hoạt tính khánh virus:
 Ngăn cản xâm nhập của virus vào TB đích.
 Ngưng kết virus.
 Hàm lượng thấp trong huyết tương.
 Thời gian bán hủy nhanh.
 Chủ yếu trên lympho B.
 Thụ thể KN.
 Không có khả năng hoạt hóa bổ thể.
 Nồng độ thấp nhất.
 Bán hủy: 2 ngày.
 Fc ái lực cao trên tế bào mast và Basophil.
 Tạo tình trạng quá mẫn type 1.
Câu 1: các lớp Globulin miễn dịch có khả năng
hoạt hóa bổ thể khi kết hợp KN?
a. IgG.
b. IgE.
c. IgA.
d. IgM.
e. IgD
 Câu 2: Globulin miễn dịch có thụ thể trên tế
bào mast và basophil?
a. IgG.
b. IgE.
c. IgA.
d. IgM.
e. IgD
 Câu 3: Các Ig có thành phần dưới lớp là?
a. IgG.
b. IgE.
c. IgA.
d. IgM.
e. IgD
 Hai domain tham gia vào vị trí kết hợp KN
của phân tử Kháng thể là VH và VL
 IgG khi xử lý với papain sẽ cho 1 mãnh Fc
và 2 mãnh Fab Khi xử lý với mercapto ethanol
(cắt cầu nối s-s) sẽ cho các chuỗi nặng và
chuỗi nhẹ.

You might also like