You are on page 1of 6

BÀI 6: KHÁNG NGUYÊN VÀ KHÁNG THỂ CỦA NHÓM MÁU HỆ HỒNG CẦU

1. Kháng nguyên nhóm máu hệ hồng cầu

- Là các sản phẩm protein trên màng hồng cầu mà quá trình tổng hợp được mã hoá bởi các gen nằm trên NST

- Có 200 kháng nguyên thuộc 29 hệ nhóm máu hồng cầu được công nhận, mỗi cá thể đều có một bộ kháng thể đặc trưng.

- Xuất hiện sớm nhất và quan trọng nhất là hệ thống máu nhóm máu ABO.

CẤU TRÚC HÓA HỌC VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA KHÁNG NGUYÊN HỒNG CẦU

+ Cấu Trúc Hóa Học Gồm 2 Phần:

- Một là protein → Phần cần thiết để kích thích cơ thể sinh kháng thể.

- Hai là glucid hoặc lipid: được gọi là hapten và mang tính đặc hiếu với kháng thể.

+ Đặc Điểm:

- Có bản chất là protein, glycolipid hoặc glycoprotein, có tính kháng nguyên.

- Chủ yếu nằm trên màng tế bào hồng cầu, tiểu cầu, bạch cầu → các kháng nguyên này ở mỗi người là khác nhau.

- Được xác định bởi sự di tuyền của các gen quy định → Kiểu di truyền Đồng trội trên NST thường

- Quá trình tổng hợp protein được mã hóa bởi các gen nằm trên NST

+ Hệ thống nhóm máu hồng cầu sẽ được quy định bởi các gen khác nhau và nằm ở các vị trí khác nhau.

Ví Dụ: Gen A, B, O → Quy định bởi nhóm hệ ABO nằm trên nhánh dài NST số 9.
Gen RHD, RHCE → Quy định nhóm Rhesus trên nhánh ngắn NST số 1 và 13.

- Hầu hết kháng nguyên hiện diện trên bề mặt hồng cầu, số còn lại có ở tiểu cầu, bạch cầu, huyết thanh, dịch cơ thể và
được hấp lên bề mặt hồng cầu

- Một số bị che lấp phải dùng phương phán xử lý với enzyme tiêu protein mới phát hiện được.

SỰ XUẤT HIỆN VÀ TỒN TẠI CỦA KHÁNG NGUYÊN

- Hình thành từ rất sớm, từ khi bào thai được 5 đến 6 tuần tuổi.

- Tồn tại suốt đời, khi về già thì kháng nguyên suy giảm.

KHÁNG THỂ NHÓM MÁU HỆ HỒNG CẦU

- Là Globulin Miễn Dịch Có Trong Huyết Tương.

- Phần lớn là IgM, IgG và IgA

- Dựa vào nguồn gốc xuất hiện → 2 loại kháng thể là: Tự Nhiên Và Miễn Dịch.

+ Giống Nhau:

– Gắn kết với kháng nguyên.

– Kích hoạt hệ thống bổ thể.

– Hoạt hóa các tế bào miễn dịch.

+ Khác Nhau:
Kháng Thể Tự Nhiên Kháng Thể Miễn Dịch
Đặc Điểm - Được tạo ra mà không cần sự xâm nhập của - Được tạo ra do sự kích thích của kháng nguyên.
kháng nguyên. - Không gây ngưng kết hồng cầu trong môi trường nước nước
- Không lọt qua hàng rào nhau thai. muối.
- Hoàn thiện khi trẻ từ 5 – 10 tuổi. - Có thể lọt qua hàng rào nhau thai.
- vắng mặt kháng nguyên nào trên bề mặt hồng - Do cấu tạo kháng thể chỉ có một ví trí kết hợp → KT MD
cầu thì trong huyết tương có kháng thể tự nhiên Gắn với kháng nguyên tương ứng chỉ xảy ra hiện tượng kết
tương ứng, tồn tại một cách hằng định, suốt đời hợp kháng nguyên kháng thể mà không gây ngưng kết HC.
- Để gây ngưng kết cần cầu nối là KT γ – Globulin.
- Thường là kháng thể thiếu.
- Sử dụng nghiệm pháp Cooms để phát hiện KTMD.

Ức Chế Bởi Kn Bị Ức Chế Bởi Kháng Nguyên Hòa Tan Không Bị Ức Chế Bởi Kháng Nguyên Hòa Tan

Bất Hoạt Bị bất hoạt bởi 2ME Không bị bất hoạt bởi 2ME
Tồn Tại Suốt Đời Nếu không bị tái tiếp xúc miễn dịch sẽ giảm
Nguồn Gốc Sau khi trẻ ra đời, không qua quá trình đáp ứng Sau đáp ứng miễn dịch, sau truyền máu nhiều lần hoặc sau những lần mang
miễn dịch. thai.
Thành Phần IgM → Không vượt qua được nhau thai. IgG → Vượt qua được nhau thai.

Tên Gọi Khác Kháng thể đủ, Kháng thể lạnh Kháng thể thiếu, Kháng thể chịu nhiệt (Kháng thể nóng)
Cấu Trúc Gồm 5 đơn vị cơ bản nối với nhau bởi chuỗi J Gồm 2 chuỗi nhẹ và 2 chuỗi nặng

Tế Bào Sản Xuất Tế bào B1 Tế bào B2, T và APC

Vai Trò Ngăn ngừa sự bám dính của kháng nguyên Trung hòa độc tố

- Tốt nhất là 4 – 20 độ C và ở môi trường NaCl - Hoạt động tốt ở nhiệt độ 37°C trong 10 phút
Điều Kiện 0,9%. - Không bị phá hủy ở môi trường muối và nhiệt độ 70°C trong 10 phút. →
Hoạt Động - Nếu ở nhiệt độ 0 – 37 độ C chúng vẫn có thể Kháng thể chịu nhiệt.
hoạt động được.
- Bị phá hủy ở môi trường muối và nhiệt độ 70°C
trong 10 phút.

PHẢN ỨNG KHÁNG NGUYÊN VÀ KHÁNG THỂ NHÓM MÁU

- Khái niệm: Là phản ứng giữa KT và KN có trên bề mặt hồng cầu. được chia làm 2 giai đoạn

Giai đoạn 1 Giai đoạn 2


- Là sự gắn kết kháng thể vào kháng nguyên - Hiệu quả của việc gắn kháng nguyên – kháng thể.
- Sự kết hợp KT – KN là một quá trình thuận – nghịch. - Hình thành cầu nối giữa Hồng cầu bị cảm nhiễm.
- KT – KN tiếp xúc một cách ngẫu nhiên trong môi trường XN. - Hình thành mạng lưới và tạo nên sự ngưng kết.
- Thường xảy ra rất nhanh, không nhìn thấy được. - Trong giai đoạn này, thời gian ủ phải đủ dài, hoặc sử dụng máy
- Bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố. ly tâm để tăng mức độ phản ứng và để mắt thường có thể quan
sát.

PHÂN LOẠI PHẢN ỨNG KHÁNG NGUYÊN – KHÁNG THỂ

- Có 5 loại phản ứng kháng nguyên – kháng thể: Ngưng kết, Cảm nhiễm, Tan máu, Trung hòa, Kết tủa.

1. Sự Ngưng Kết: Kết thành từng đám → Do IgM gây ra.

2. Sự Cảm Nhiễm: là hiện tượng mà cơ thể không phản ứng miễn dịch với một kháng nguyên cụ thể, mà chấp nhận nó như là bản
thân.

3. Phản Ứng Tan Máu (Phản Ứng Kết Hợp Bổ Thể): Là sự vỡ hồng cầu → giải phóng hemoglobin trong lòng mạch bao gồm
kháng thể.

4. Phản Ứng Trung Hòa (Ức Chế Ngưng Kết): Là Khi trộn với Antia A sẽ bị trung hòa và không có khả năng ngưng kết với hồng
cầu nhóm A.

5. Sự Kết Tủa: Hình thành khi kháng thể hòa tan phản ứng với kháng nguyên hòa tan.

HẬU QUẢ CỦA VIỆC KHÁNG THỂ GẮN LÊN KHÁNG NGUYÊN TRÊN HỒNG CẦU:

- Ngưng kết hồng cầu.

- Phá vỡ hồng cầu trong lòng mạch.


- Cố định lên hồng cầu và kết hợp bổ thể gây vỡ hồng cầu.

- Cố định lên màng hồng cầu gây thay đổi màng sau đó bị loại bỏ bởi hệ liên võng nội mô.

NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHẢN ỨNG KHÁNG NGUYÊN – KHÁNG THỂ

- Có 10 yếu tố ảnh hưởng đến phản ứng kháng nguyên – kháng thể.

1. Loại kháng thể: Loại KT khác nhau sẽ xảy ra các phản ứng KN – KT khác nhau.

2. Lực đẩy giữa các hồng cầu và hiệu điện thế zeta: lực đẩy giữa HC mang điện tích (-) sẽ ngăn cản sự ngưng kết của HC đã được cảm
nhiễm trong môi trường nước muối.

3. Vị trí của kháng nguyên: KN A và B sẽ Nhô ra khỏi bề mặt hồng cầu xa hơn các kháng nguyên khác (KN của hệ RH).

4. Số lượng kháng nguyên: Số lượng càng lớn thì phản ứng xảy ra dễ dàng hơn so với thưa thớt.

5. Mức độ tương thích: Tương thích càng cào thì phản ứng càng mạnh. Vì KT và KN phản ứng với nhau theo kiểu “Khóa và Chìa Khóa”.

6. Nhiệt độ: KT lạnh (IgM) hoạt động tốt ở nhiệt độ 2 - 10°C, KT nóng (IgG) hoạt động tốt ở nhiệt độ 37°C

7. Độ pH: Thích hợp nhất là 6,5 - 7,0

8. Cường Độ: Do dung dịch Liss thường được dùng làm tăng độ nhạy của phản ứng KN – KT.

9. Nồng Độ KN – KT.

10. Số lượng vị trí: IgM có 10 vị trí, IgG có 2 vị trí

You might also like