You are on page 1of 20

BÁO CÁO SEMINAR DƯỢC LÝ 2

BUỔI 1
CA 1 CHIỀU THỨ 3, NGÀY 8 THÁNG 11 NĂM 2022
NHÓM 2, TỔ 3, O1K74
NỘI DUNG SEMINAR: Kháng sinh nhóm quinolon
THÀNH VIÊN NHÓM
STT Họ và tên Mã sinh Công việc
viên
1 Nguyễn Thị Cúc 1901090
2 Tạ Hoàng Dương 1901147
3 Trần Thị Thúy Hà 1901183
4 Vũ Thị Hải 1901190
5 Hoàng Anh Huy 1901292
6 Lê Nhật Lệ 1901346
7 Đinh Thị Phượng 1901565
8 Đỗ Khương Bảo Quốc 1901582
9 Lê Trường Sơn 1901604
10 Nguyễn Thị Thu Trang 1901733

ĐẶT VẤN ĐỀ

PHẦN 1: CƠ CHẾ TÁC DỤNG, PHỔ KHÁNG KHUẨN, CƠ CHẾ ĐỀ


KHÁNG KHÁNG SINH CỦA VI KHUẨN, TÁC DỤNG KHÔNG MONG
MUỐN CHÍNH, TƯƠNG TÁC THUỐC, MỘT SỐ ĐẠI DIỆN CHÍNH
CỦA NHÓM KHÁNG SINH QUINOLON
*Cơ chế tác dụng
- Các kháng sinh nhóm quinolon là một nhóm các hoạt chất không có
nguồn gốc từ tự nhiên, toàn bộ kháng sinh thuộc nhóm này được sản xuất
bằng phương pháp tổng hợp hóa học.
- Kháng sinh nhóm quinolon hoạt động theo cơ chế ức chế ADN gyrase -
đây là một loại enzym có chức năng mở vòng xoắn ADN giúp sự sao
chép và phiên mã của vi khuẩn diễn ra khi thuốc tác dụng sẽ ngăn cản sự
tổng hợp ADN của vi khuẩn.
- Ngoài ra, kháng sinh nhóm quinolon còn cho tác dụng cả trên mARN
(ARN thông tin) từ đó ức chế cả sự tổng hợp protein của vi khuẩn. Kháng
sinh nhóm quinolon là nhóm kháng sinh diệt khuẩn.
- Cơ chế thứ 3 là tạo chelat với các ion kim loại: Nhờ nhóm 4 – oxo – 3 –
carboxylic nên tất cả các quinolon đều có thể tạo phức với các ion kim
loại hóa trị 2 và 3 như calci, magie, nhôm, đồng, sắt, kẽm. Các kim loại
này là những thành phần không thể thiếu của nhiều enzym và protein sinh
học cần thiết cho sự phát triển của tế bào vi khuẩn nên khi các quinolon
chelat với các ion kim loại này sẽ làm bất hoạt nhiều enzym và protein
quan trọng của vi khuẩn, dẫn đến vi khuần không thể phát triển được.

*Phổ tác dụng


- Kháng sinh quinolon thế hệ I chỉ ức chế ADN gyrase, vì vậy hoạt chất
này chỉ có tác dụng diệt các vi khuẩn gram (-) ở đường tiết niệu và đường
tiêu hóa (tác dụng ở mức độ trung bình trên các chủng trực khuẩn gram
(-) họ Enterobacteriaceae), không cho tác dụng trên trực khuẩn mủ xanh
(Pseudomonas aeruginosa).
- Kháng sinh quinolon có gắn thêm fluor vào vị trí 6 sẽ cho tác dụng rộng
hơn do ức chế cả ADN gyrase và topoisomerase IV của vi khuẩn, từ đó
phổ kháng khuẩn của fluoroquinolon rộng hơn, hoạt tính kháng khuẩn
mạnh hơn từ 10-30 lần.
+ Các fluoroquinolon thế hệ đầu (kháng sinh nhóm quinolon thế hệ 2
như: pefloxacin, norfloxacin, ofloxacin, ciprofloxacin...) có sự khác nhau
tương đối về tác động ức chế trên ADN gyrase và topoisomerase IV:
Vi khuẩn gram (-): ức chế ADN gyrase mạnh hơn;
Vi khuẩn gram (+): ức chế topoisomerase IV mạnh hơn.
+ Các fluoroquinolon thế hệ mới (kháng sinh nhóm quinolon thế hệ
3 như: levofloxacin, moxifloxacin...) có tác động cân bằng trên cả ADN
gyrase và topoisomerase IV, vì vậy phổ kháng mở rộng trên vi khuẩn
gram (+), đặc biệt là các loại vi khuẩn ở đường hô hấp.
=> Tóm lại, phổ kháng khuẩn của các fluoroquinolon bao gồm các vi
khuẩn như:
● E.coli; Salmonella; Shigella; Enterobacter; Neisseria; P.aeruginosa;
Enterococci; Phế cầu; Tụ cầu (kể cả tụ cầu kháng methicillin); Các vi
khuẩn nội bào như: chlamydia, mycoplasma, brucella,
mycobacterium...
*Cơ chế đề kháng kháng sinh của vi khuẩn
- Một VK được gọi là đề kháng khi nồng độ ức chế tối thiểu (MIC) của VK đó
cao hơn nồng độ ức chế đa số các chủng VK khác của cùng loài đó
- Một chủng được gọi là “đề kháng” khi nồng độ KS mà VK có thể chịu đựng
được tăng cao hơn nồng độ KS đạt được trong cơ thể sau khi dùng thuốc.
- Tính đề kháng kháng sinh của VK có nguồn gốc ở gene. Sự đề kháng có thể tự
nhiên hoặc mắc phải.
a, Đề kháng tự nhiên
- Các gene đề kháng là tài sản di truyền của chính VK. Nguyên nhân do KS
không thể tiếp cận được đích hoặc có ái lực yếu với đích
- Đây là sự đề kháng thường xuyên và có nguồn gốc nhiễm sắc thể, ổn định và
di truyền lại cho các thế hệ con cháu (truyền dọc) khi phân chia tế bào, nhưng
không truyền từ VK này sang VK khác (truyền ngang)
b, Đề kháng mắc phải
- Đột biến nhiễm sắc thể nhất thời (diến tiến dọc)
- Mắc phải các gene kháng thuốc từ một VK khác (diến tiến ngang)
- Cơ chế đề kháng kháng sinh của vi khuẩn
+ Ức chế bằng enzyme: Vi khuẩn sản xuất ra enzyme gây phân hủy hoặc
làm bất hoạt KS. Sự sản xuất enzyme có thể được cảm ứng bới một yếu
tố bên ngoài (một KS khác) hoặc bất biến (không bị ảnh hưởng bởi kích
thích bên ngoài).
+ Giảm tính thấm của tế bào VK
Các VK là các vi sinh vật đơn bào, màng tế bào chất phân cách tế
bào chất với môi trường bên ngoài. Các VK gram âm còn được trang bị
thêm một vỏ bên ngoài. KS phải đi ngang qua lớp vỏ này để thấm vào
bên trong VK, theo cách thức khuyến tán thụ động ngang qua các kênh
(lỗ nhỏ)
Sự giảm tính thấm của tế bào làm giảm lượng KS đi vào bên trong
đến đích tác dụng, nguyên nhân do biến đổi tính thấm lớp màng bên trong
hoặc bên ngoài VK.
Tính thấm liên quan đến các lỗ thường phối hợp với việc tổng hợp
các beta-lactamases và tạo nên sự đề kháng cho VK. Đôi khi, có Vk chỉ
trở nên đề kháng khi xãy ra đồng thời hai hiện tượng trên.
+ Biến đổi vị trí gắn kết: Hiện tượng này là do nguồn gốc từ nhiễm sắc
thể hoặc plasmide, theo cơ chế làm giảm độ ái lực của KS tại vị trí tác
dụng
Biến đổi các protein liên kết với penicillin (PBP)
Biến đổi vị trí gắn kết ở ribosom
Biến đổi men DNA-gyrase và men topoisomerase
Biến đổi các tiền chất đích ở thành tế bào VK
Biến đổi các enzyme đích
+ Bơm đẩy
KS không thể đạt đến vị trí tác dụng do bơm đẩy chủ động đẩy KS ra
khỏi tế bào VK
Các chất vận chuyển đẩy thuốc ra là các thành phần bình thường của tế
bào VK và góp phần lớn cho tính đề kháng nội sinh của VK chống lại
nhiều thuốc KS.
Cụ thể đối với kháng sinh nhóm quinolon:
- Thay đổi cấu trúc màng làm giảm tính thấm của quinolon qua màng tế
bào VK giảm mức độ thâm nhập của thuốc vào tế bào.
- Đột biến đích tác dụng của kháng sinh: ADN – gyrase và
topoisomerase IV. ( đối với các fluoroquinolon thì do có cả 2 cơ chế này
nên ít bị kháng hơn thế hệ 1 chỉ tác dụng lên ADN – gyrase).
- Hoạt hóa bơm tống thuốc, đẩy ngược thuốc ra khỏi tế bào.

*Tác dụng không mong muốn chính


- TDKMM chung: như các kháng sinh khác:
+ Phản ứng dị ứng: sock phản vệ, nổi mày đay
+Thần kinh: tăng áp lực nội sọ, lú lẫn, co giật, ảo giác (cạnh tranh thụ thẻ
GABA)
+Trên tiêu hóa: buồn nôn, tiêu chảy. Đặc biệt là gây bội nhiễm đường tiêu
hóa chỉ nên dùng trong thời gian ngắn.
+ Toan chuyển hóa
- TDKMM riêng:
+ Tác dụng trên xương khớp: Gây viêm, đứt gân Achille, làm trầm trọng
thêm bệnh nhược cơ, tần suất thay đổi theo từng loại quinolon => Bệnh nhân sử
dụng quinolon nên tránh tập nặng khi điều trị và 1 vài tuần sau khi dùng thuốc.
+ Tác dụng trên sụn: ảnh hưởng sụn, phù, đau khớp tuy chưa có thực
nghiệm trên người, nhưng được khuyên là không dùng cho trẻ em, phụ nữ có
thai, cho con bú.
+ Máu: Giảm bạch cầu, tiểu cầu, thiếu máu tan máu => Không dùng cho
những người thiếu hụt glucose-6-phosphat dehyrogenase (G6PD). Đây là chất
giúp ổn định, bền vững màng hồng cầu, nếu thiếu chất này cộng với dùng
quinolon sẽ làm gia tăng nguy cơ gây tan máu.
+Trên da: gây quang độc tính (với fluoroquinolon): Gây hoại tử da khi gặp
ánh nắng. Cơ chế chưa rõ, nhưng có thể do flo tạo gốc tự do khi gặp ánh
nắng.=>Khi sử dụng thuốc, người bệnh nên hạn chế tối đa tiếp xúc với ánh năng
mặt trời.
*Tương tác thuốc
- Có tính acid (nhóm COOH)
+ Quá trình hấp thu phụ thuộc vào môi trường thuốc antacid và thức ăn/thuốc
làm giảm pH dạ dày sẽ làm giảm hấp thu quinolon.
+Thải trừ qua nước tiểu Thuốc thay đổi pH nước tiểu làm tăng/giảm thải trừ
quinolon.
- Tạo phức với kim loại, đặc biệt là kim loại hóa trị II => thuốc có chứa kim
loại (như sucralfat có chứa ion Al, hay didanosin) sẽ làm giảm SKD của thuốc
tới 90%.
- Ức chế cạnh tranh ở vị trí gắn trên CYP450 => Tương tác thuốc chuyển hóa
bởi CYP450: ví dụ cafein, theobrombin,...Làm tăng nồng độ và TDKMM của
các thuốc đó.
- Liên kết protein mạnh (fluoroquinolon) => Tương tác với thuốc có liên kết
với protein như thuốc chống đông kháng vitamin K – wafarin TDKMM.
- Tái hấp thu ở ống thận probenecid làm giảm bài tiết thuốc qua nước tiểu.
*Một số đại diện chính của nhóm kháng sinh quinolon
ACID NALIDIXIC (kháng sinh quinolon thế hệ 1)

1. Dược động học


- Hấp thu: acid nalidixic hấp thu nhanh và gần như hoàn toàn từ đường tiêu
hóa, Cmax=20-40 microgam/ml sau 1-2h với liều 1g. Nửa đời huyết
tương khoảng 1 - 2,5 giờ.
- Phân bố: Phân bố kém ở mô, không qua nhau thai, sữa mẹ, dịch não tủy.
Đạt nồng độ cao trong nước tiểu.
- Chuyển hóa: acid nalidixic chuyển hóa một phần thành acid
hydroxynalidixic, có tác dụng kháng khuẩn giống acid nalidixic và ứng
với khoảng 30% tác dụng của thuốc ở trong máu. Khoảng 93% acid
nalidixic và 63% acid hydroxy nalidixic liên kết với protein huyết tương.
Cả acid nalidixic và acid hydroxynalidixic chuyển hóa nhanh thành dẫn
chất glucuronid và acid dicarboxylic không có hoạt tính. Chất chuyển hóa
không hoạt tính chính là acid 7-carboxynalidixic thường chỉ phát hiện
được trong nước tiểu.
- Thải trừ: acid nalidixic và các chất chuyển hóa được đào thải nhanh qua
nước tiểu trong vòng 24h. Nồng độ đỉnh trong nước tiểu có tác dụng ở
khoảng từ 150-200 μg/ml sau khi uống 3-4 giờ liều 1g.
2. Phổ tác dụng
- Acid nalidixic là một 4-quinolon có phổ kháng khuẩn rộng, tác dụng với
hầu hết các vi khuẩn hiếu khí Gram âm như E. coli, Proteus, Klebsiella,
Enterobacter, Salmonella và Shigella, thường nhạy cảm với thuốc.
- Tuy nhiên, Pseudomonas aeruginosa, vi khuẩn Gram dương
(Enterococcus và Staphylococcus), vi khuẩn kỵ khí không nhạy cảm với
acid nalidixic.
3. Chỉ định

- Nhiễm khuẩn đường tiết niệu dưới chưa có biến chứng do vi khuẩn Gram
âm, trừ Pseudomonas
- Acid nalidixic trước đây đã được dùng trong điều trị nhiễm khuẩn đường
tiêu hóa do các chủng nhạy cảm Shigella sonnei, nhưng hiện nay có
những thuốc kháng khuẩn khác (như các fluoroquinolon, cotrimoxazol,
ampicilin, ceftriaxon) được ưa dùng hơn để điều trị nhiễm khuẩn do
Shigella.
4. Tác dụng không mong muốn
- Toàn thân: Nhức đầu
- Tiêu hóa: buồn nôn, nôn, ỉa chảy, đau bụng
- Mắt: nhìn mờ, nhìn đôi, nhìn màu không chuẩn
- Da: phản ứng ngộ độc ánh sáng với các mụn nước trong trường hợp phơi
nắng khi điều trị hoặc sau điều trị.
5. Chống chỉ định
- Suy thận nặng, loạn tạo máu (thiếu máu), động kinh, tăng áp lực nội sọ,
trẻ em dưới 3 tháng tuổi, mẫn cảm với acid nalidixic hoặc các quinolon
khác.
6. Tương tác thuốc
- Nồng độ theophylin trong huyết tương tăng lên khi dùng đồng thời với
acid nalidixic. Acid nalidixic có thể làm tăng nồng độ cafein do ảnh
hưởng đến chuyển hóa của cafein.
- Acid nalidixic làm tăng tác dụng của thuốc chống đông dạng uống như
warfarin
- Có thể có nguy cơ tăng độc tính thận khi acid nalidixic được dùng cùng
với ciclosporin.
- Các thuốc kháng acid dạ dày có chứa magnesi, nhôm, calci, sucralfat và
các cation hóa trị 2 hoặc 3 như kẽm, sắt có thể làm giảm hấp thu acid
nalidixic => giảm nồng độ acid nalidixic trong nước tiểu rất nhiều do vậy
nên uống thuốc trước hoặc sau các thuốc trên 2 giờ.
- Probenecid làm giảm bài xuất acid nalidixic => tăng nồng độ acid
nalidixic trong huyết tương=> tăng độc tính.
- Cloramphenicol, nitrofurantoin, tetracyclin làm giảm tác dụng điều trị của
acid nalidixic.
CÁC FLUOROQUINOLON
1. Liên quan cấu trúc-tác dụng

2. Dược động học


- Hấp thu: dễ hấp thu qua đường tiêu hóa, hấp thu nhanh, sinh khả dụng
tuyệt đối cao.

Thế Thuốc SKD Tmax Ảnh hưởng của thức ăn đến hấp thu
hệ tuyệt đối đường uống
II Ciprofloxacin 70-80% 1-2h Hấp thu chậm lại khi có thức ăn và
thuốc chống toan nhưng không đáng kể
III Levofloxacin 99% 1-2h Thức ăn ít ảnh hưởng đến hấp thu
IV Moxifloxacin 90% 1-3h Thức ăn không ảnh hưởng đến hấp thu
-
- Phân bố: rộng rãi khắp cơ thể, nồng độ trong mô thường > trong huyết
thanh

Thế Thuốc Liên kết protein Khả năng thấm


hệ huyết tương
II Ciprofloxacin 20-40% Bình thường ít thấm vào dịch
não tủy. Khi viêm tăng tính
thấm
Qua hàng rào nhau thai và tiết
qua sữa mẹ
Nồng độ trong mật cao.
III Levofloxacin 30-40% Khó thấm vào dịch não tủy
IV Moxifloxacin 30-50% Phân bố khắp cơ thể, có thể có
trong sữa
-
- Chuyển hóa: chuyển hóa qua gan

Ciprofloxacin Chuyển hóa thành Oxociprofloxacin qua nước tiểu


Chuyển hóa thành Sulfoprofloxacin qua phân
Levofloxacin chỉ dưới 5% liều điều trị được tìm thấy trong nước tiểu dưới
dạng chất chuyển hoá desmethyl và N-oxid, các chất chuyển
hoá này có rất ít hoạt tính sinh học.
Moxifloxacin Moxifloxacin được chuyển hoá qua đường liên hợp glucuronid
và sulfat, không chuyển hoá qua hệ cytocrom P450
- Thải trừ: chủ yếu qua thận (trừ Moxifloxacin)

Ciprofloxacin Khoảng 40 - 50% liều uống đào thải dưới dạng không đổi qua
nước tiểu nhờ lọc ở cầu thận và bài tiết ở ống thận. Khoảng
75% liều tiêm tĩnh mạch đào thải dưới dạng không đổi qua
nước tiểu và 15% theo phân. Hai giờ đầu tiên sau khi uống liều
250 mg, nồng độ ciprofloxacin trong nước tiểu có thể đạt tới
trên 200 mg/lít và sau 8 - 12 giờ là 30 mg/lít.
Các đường đào thải khác là chuyển hóa ở gan, bài xuất qua mật,
và thải qua niêm mạc vào trong lòng ruột (đây là cơ chế đào
thải bù trừ ở người bệnh bị suy thận nặng). Thuốc được đào
thải hết trong vòng 24 giờ.
Levofloxacin Thải trừ gần như hoàn toàn qua nước tiểu ở dạng còn nguyên
hoạt tính. Thời gian bán thải của levofloxacin từ 6 - 8 giờ, kéo
dài ở người bệnh suy thận.
Moxifloxacin Thải trừ qua phân và nước tiểu dạng chuyển hóa hoặc chưa
chuyển hóa.

3. Hiệu chỉnh liều cho bệnh nhân suy thận, suy gan.

Thế hệ Thuốc T1/2


II Ciprofloxacin Trẻ em: 2,5h
Người lớn 3-5h
Dài hơn ở người cao tuổi và suy thận
III Levofloxacin Bình thường 6-8h
Kéo dài hơn ở người suy thận
IV Moxifloxacin Kéo dài ~12h

* Nguyên tắc:
- Luôn giữ nguyên liều nạp
- Giãn khoảng cách cách liều
- Những liều sau hiệu chỉnh theo mức Clcr
VD:

4. Tương tác thuốc


- Tương tác thuốc với ion kim loại (multivitamin, muối khoáng, antacid,
sulcrafat, chế phẩm có chứa sắt, kẽm, nhôm khác): cơ chế tạo phức chelat
=> giảm hấp thu
-> Dùng cách nhau ít nhất 2 tiếng (2-6h)
- Ức chế CYP450 => làm giảm chuyển hóa các thuốc dùng cùng có chuyển
hóa qua CYP450: thuốc chống đông wafarin, thuốc uống chống đái tháo
đường glibenclamid, theophylin,…
-> Cần theo dõi và kiểm tra thường xuyên prothrombin huyết hoặc
glucose huyết, điều chỉnh liều các thuốc dùng cùng (nếu cần).
- Probenecid làm giảm mức lọc cầu thận, giảm bài tiết qua ống thận =>
tăng độc tính
- Thuốc chống viêm NSAIDs, insulin sẽ làm tăng tác dụng phụ của các
Fluoroquinolon
- Dùng đồng thời Cyclosporin và Ciprofloxacin làm tăng nhất thời
creatinin huyết thanh.
Có thể làm giảm tác dụng của BCG, sulfonylure, phenytoin, vaccin
thương hàn,…
5. Phổ tác dụng

Thế hệ 2:
- Phổ rất rộng trên cả gram âm và dương. Trên Gr(-) mở rộng hơn so với
thế hệ 1, tác dụng được trên cả P.aeruginosa.Tác dụng lên 1 số Gr(+) như
tụ cầu, liên cầu,...
- Không tác dụng được Streptococcus pneumoniae (phế cầu). Không có tác
dụng trên VK kỵ khí
- Tác dụng được lên 1 số vi khuẩn không điển hình
Thế hệ 3:
- Phổ rất rộng trên cả gram âm và dương, rộng hơn thế hệ 2
- Tác dụng được cả P.aeruginosa và các vi khuẩn đã kháng penicillin
- Tác dụng được trên một số ít vi khuẩn kỵ khí. Phổ mở rộng cho nhiều vi
khuẩn không điển hình hơn
Thế hệ 4:
- Phổ mở mạnh sang GR(+), là kháng sinh có phổ rất rộng
- Tác dụng lên VK kỵ khí và VK không điển hình rất tốt
6. Chỉ định

7. Tác dụng không mong muốn


- Tiêu hóa: gây rối loạn tiêu hóa như buồn nôn, nôn, tiêu chảy.
- Da: kích ứng chỗ tiêm, ngứa, phát ban da
- Thần kinh: nhức đầu, chóng mặt, buồn nôn.
- Máu: tăng bạch cầu ưa eosin, giảm bạch cầu lympho, giảm bạch cầu đa
nhân, giảm tiểu cầu, thiếu máu.
- Xướng khớp: gây đau nhức, kém phát triển xương khớp nhất là ở tuổi
đang phát triển, đau cơ, viêm gân.
- Các tác dụng không mong muốn khác: nhạy cảm với ánh sáng, các phản
ứng dị ứng
8. Chống chỉ định
- Người mẫn cảm với thuốc
- Người mang thai
- Thời kỳ cho con bú
- Trẻ em dưới 16 tuổi
Liên hệ với đối tượng đặc biệt

- Thuốc không nên dùng đối với người bệnh dưới 18 tuổi, phụ nữ mang
thai, người mẹ đang cho con bú do TDKMM gây thoái hóa sụn ở các
khớp chịu trọng lực
→ ciprofloxacin chỉ dùng cho người mang thai trong những trường hợp
nhiễm khuẩn nặng mà không có kháng sinh khác thay thế.
- Ciprofloxacin được khuyến cáo cho dùng đối với phòng và điều trị phụ
nữ mang thai bị bệnh than.
- Không dùng cho người cho con bú vì phân bố và tích vào trong sữa. Nếu
mẹ buộc phải dùng thuốc quinolon thì phải ngừng cho con bú.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


- Dược thư quốc gia Việt Nam
- Sách giáo trình hóa dược 2, dược lý 1.
PHẦN 2: MỐI LIÊN QUAN GIỮA ĐẶC TÍNH DƯỢC ĐỘNG HỌC-
DƯỢC LỰC HỌC VỚI CHỈ ĐỊNH LÂM SÀNG CỦA MỘT SỐ ĐẠI DIỆN
CHÍNH CỦA NHÓM
I. Quinolon thế hệ 1 ( đại điện: Acid Nalidixic )
+Dược động học
Acid nalidixic hấp thu nhanh và gần như hoàn toàn từ đường tiêu hóa
và đạt nồng độ đỉnh 20 - 40 microgam/ml, sau khi uống 1 – 2 giờ liều
1 g.
Acid nalidixic chuyển hóa một phần thành acid hydroxynalidixic, có
tác dụng kháng khuẩn giống acid nalidixic và ứng với khoảng 30% tác
dụng của thuốc ở trong máu. Khoảng 93% acid nalidixic và 63% acid
hydroxy nalidixic liên kết với protein huyết tương
Acid nalidixic và các chất chuyển hóa được đào thải nhanh qua nước
tiểu trong vòng 24 giờ. Trên 80% thuốc đào thải qua nước tiểu là
những chất chuyển hóa không có tác dụng, nhưng nồng độ đỉnh trong
nước tiểu của thuốc không biến đổi và của chất chuyển hóa có tác
dụng ở khoảng từ 150 - 200 microgam/ml, đạt được sau khi uống 3 - 4
giờ liều 1 g (hầu hết các vi khuẩn nhạy cảm bị ức chế ở nồng độ ≤ 16
microgam/ml). Acid hydroxynalidixic chiếm khoảng 80 - 85% tác
dụng trong nước tiểu.
Phổ tác dụng: Acid nalidixic là một 4-quinolon có phổ kháng khuẩn
rộng,tác dụng với hầu hết các vi khuẩn hiếu khí Gram âm như E. coli,
Proteus, Klebsiella, Enterobacter, Salmonella và Shigella, trừ
Pseudomonas aeruginosa
+Chỉ định
Nhiễm khuẩn đường tiết niệu dưới chưa có biến chứng do vi khuẩn
Gram âm, trừ Pseudomonas.
II. Quinolon thế hệ 2 ( đại điện: Ciprofloxacin )
+Dược động học
Ciprofloxacin hấp thu nhanh và dễ dàng ở đường tiêu hóa. Sau khi
uống, nồng độ tối đa của ciprofloxacin trong máu xuất hiện sau 1 - 2
giờ với sinh khả dụng là 70 - 80%.
Ciprofloxacin được phân bố rộng khắp cơ thể và thâm nhập tốt vào
các mô, có nồng độ cao ở những nơi bị nhiễm khuẩn (các dịch cơ thể,
các mô). Nồng độ trong mô thường cao hơn nồng độ trong huyết
thanh, đặc biệt là ở các nhu mô, cơ, mật và tuyến tiền liệt. Nếu màng
não bình thường thì nồng độ thuốc trong dịch não tủy chỉ bằng 10%
nồng độ trong huyết tương; nhưng khi màng não bị viêm, thuốc ngấm
qua nhiều hơn. Trong mật cũng có nồng độ thuốc cao.
Thể tích phân bố của ciprofloxacin rất lớn (2 - 3 lít/kg thể trọng).
Chuyển hóa: Ít nhất có 4 chất chuyển hóa hoạt động đã được xác định
nên có tác dụng kéo dài, chủ yếu chuyển hóa qua thận và một phần
qua phân (sulfociprofloxacin là chất chuyển hóa chính theo đường
phân).
Ciprofloxacin được đào thải chủ yếu qua nước tiểu nhờ lọc ở cầu thận
và bài tiết ở ống thận. Các đường đào thải khác chiếm khoảng 1/3 là
chuyển hóa ở gan, mật.
Khoảng 40 - 50% liều uống được đào thải dưới dạng không đổi qua
nước tiểu và khoảng 15% ở dạng chuyển hóa. Theo đường tiêm:
Khoảng 70% liều tiêm đào thải dưới dạng không biến đổi sau 24 giờ
và 10% dưới dạng các chất chuyển hóa. Đào thải qua phân trên 5
ngày: 20 - 35% liều uống và 15% liều tiêm tĩnh mạch.
+Chỉ định
Ciprofloxacin được chỉ định cho các nhiễm khuẩn nặng mà các kháng
sinh thông thường không còn tác dụng để tránh phát triển các vi khuẩn
kháng cipofloxacin.
+ Viêm đường tiết niệu trên và dưới; nhiễm khuẩn đường mật, những
vết cắn hoặc côn trùng đốt bị nhiễm khuẩn, viêm tuyến tiền liệt; nhiễm
khuẩn xương - khớp, viêm màng trong tim do nhóm vi khuẩn
HACEK, …
+Thuốc có thể dùng trong nhiễm khuẩn da hoặc cấu trúc da do vi
khuẩn Gram âm, mặc dù nhóm fluoroquinolon cũng có hoạt tinh mạnh
chống lại các vi khuẩn Gram dương.
+Ciprofloxacin cũng được dùng để dự phòng bệnh não mô cầu, nhiễm
khuẩn phẫu thuật và trong điều trị nhiễm Mycobacteria không do lao.
+Ciprofloxacin cũng được dùng tại chỗ trong điều trị nhiễm khuẩn
mắt và tai.

III, QUINOLON THẾ HỆ 3 (ĐẠI DIỆN: LEVOFLOXACIN)


o Sau khi uống, levofloxacin được hấp thu nhanh và gần như
hoàn toàn; nồng độ đỉnh trong huyết tương thường đạt được sau
1 - 2 giờ; sinh khả dụng tuyệt đối xấp xỉ 99%.
Tmax = 1-2h, SKD ~ 99%
o Levofloxacin được phân bố rộng rãi trong cơ thể (niêm mạc
phế quản, phổi,…), tuy nhiên thuốc khó thấm v
Tỷ lệ gắn protein huyết tương là 30 - 40%.
=> CHỈ ĐỊNH: Điều trị nhiều trưởng hợp nhu viêm phổi, viêm da,
nhiễm khuẩn ruột, mật, tuyến tiền liệt,...
o Levofloxacin rất ít bị chuyển hóa trong cơ thể và thải trừ gần
như hoàn toàn qua nước tiểu ở dạng còn nguyên hoạt tính, chỉ
dưới 5% liều điều trị được tìm thấy trong nước tiểu dưới dạng
chất chuyển hóa desmethyl và N-oxid, các chất chuyển hóa này
có rất ít hoạt tính sinh học.
=> CHỈ ĐỊNH: Điều trị viêm đường tiết niệu.
o Thời gian bán thải của levofloxacin từ 6 - 8 giờ, kéo dài ở
người bệnh suy thận.
T1/2 = 6-8h, kéo dài ở bệnh nhân suy thận.
=> Phải giảm liều trong trường hợp suy thận.
o Levofloxacin có tác dụng trên vi khuẩn Gram (+) và vi
khuẩn kỵ khí tốt hơn so với các fluoroquinolon khác (như
ciprofloxacin, ofloxacin
Levofloxacin có tác dụng trên nhiều vi khuẩn Gram (-), tác
dụng trên Pseudomonas aeruginosa (trực khuẩn mủ xanh) yếu hơn so với
ciprofloxacin
=> CHỈ ĐỊNH: Điều trị viêm phổi cộng đồng, viêm phôit bệnh viện,
viêm xoang cấp, đợt cấp của viêm phế quản mạn, dự phòng sau khi phơi nhiễm
và điều trị triệt để bệnh than do Bacillus anthracis.
IV, QUINOLON THẾ HỆ 4 (ĐẠI DIỆN: GATIFLOXACIN)
o Gatifloxacin được hấp thu tốt qua đường tiêu hóa và không
phụ thuộc vào bữa ăn, sinh khả dụng tuyệt đối của thuốc khi
dùng đường uống khoảng 96%. Nồng độ đỉnh của thuốc trong
huyết tương đạt được sau khi uống từ 1 đến 2 giờ
Tmax = 1-2h, SKD ~ 96%.
Gatifloxacin được phân bố rộng rãi vào các mô và dịch (chủ yếu
ở hệ hô hấp và tiết niệu) trong cơ thể, Vd (thể tích phân bố) của thuốc
trong cơ thể lớn (từ 1,5 - 2 l/kg). Tỷ lệ gắn protein của thuốc thấp (xấp xỉ
20%). Gatifloxacin được thải trừ gần như hoàn toàn qua
T1/2 dài, 7-14h, dùng thuốc 1 lần/ngày.
=> CHỈ ĐỊNH: Nhiễm khuẩn do vi khuẩn nhạy cảm:
+ Viêm phế quản mãn (đợt cấp), Viêm xoang cấp.
+ Viêm phổi mắc phải ở cộng đồng (bao gồm cả S.
pneumoniae kháng nhiều thuốc).
+ Viêm thận, viêm bể thận, nhiễm khuẩn đường tiết
niệu.
o Phổ tác dụng rộng, trên cả Gram (+) và Gram (-), vi khuẩn
kỵ khí, tác dụng trên Pseudomonas aeruginosa tương tự
Ciprofloxacin.
=> CHỈ ĐỊNH:
+ Chủ yếu điều trị nhiễm khuẩn hô hấp, tiết niệu, ổ
chậu và vùng bụng.
+ Có thể điều trị nhiễm khuẩn da và mô mềm không
biến chứng; nhiễm khuẩn mắt; lao (hàng hai), Viêm màng tiếp hợp nhiễm
khuẩn, Lậu.

Nguồn (Phần III và IV): Dược thư Quốc gia Việt Nam 2018
http://phcnhagiang.org.vn/photos/tai-lieu/duocthuquocgia20181.pdf

PHẦN 3: SO SÁNH ĐƯỢC 4 THẾ HỆ QUINOLON VỀ ĐẶC TÍNH


DƯỢC LÝ
So sánh 4 thế hệ kháng sinh quinolon

Quinolon Quinolon thế Quinolon thế Quinolon thế


thế hệ I hệ II hệ III hệ IV
(Đại diện: (Norfloxacin, (Gemifloxaci (Trovafloxaci
Acid Ciprofloxaci n, n,
Nalidixic) n, Ofloxacin) Levofloxacin, Sitafloxacin)
Moxifloxacin)
Note:
Phần chữ đỏ không cần thiết cho vào Slide, các
bạn iu <3 có thể nói trong lúc Thuyết trình
Đặc Hấp  Hấp thu
điể thu nhanh và Hấp thu tốt ( SKD 80-95%), ngoại trừ
m gần hoàn norfloxacin chỉ 35% đến 70% được hấp thu khi
dượ toàn qua dùng theo đường uống
c đường
độn tiêu hoá.
g  Tmax ~
học 2h
Phân  Liên kết
bố protein - Liên kết với protein huyết tương từ 10% đến
huyết 40%. Các fluoroquinolon phân bố tốt vào tất cả
tương rất các mô và dịch cơ thể (đó là một trong những
cao => lợi thế lâm sàng chính của nhóm này.)
tương
- Qua được hàng rào nhau thai và sữa mẹ.
tác thuốc
Vd nhỏ
 Thuốc ít
qua nhau
thai và
sữa mẹ.
Chuyển  Acid
hóa nalidixic - Một số chuyển hóa qua gan vẫn ở dạng còn
chuyển hoạt tính. (Vì thể hạn chế sử dụng trong các
hoá một trường hợp bệnh lý về gan.)
phần
- Các fluoroquinolon ức chế CYP450 tại gan
thành
(nên làm tăng nồng độ một số thuốc chuyển
acid
hóa qua gan như warfarin, theophylline,…)
hydroxy
nalidixic
có hoạt
tính
kháng
khuẩn
giống
chất mẹ.

Thải  Thuốc
trừ thải trừ - Hầu hết các fluoroquinolon được thải trừ qua
chủ yếu thận (Vì vậy, hiệu chỉnh liều là cần thiết với
qua bệnh nhân suy thận)
đường
- Moxifloxacin được thải trừ chủ yếu qua gan
nước
(không cần điều chỉnh liều cho người suy
tiểu
thận)
( 90%)
 Thời
gian bán
thải ngắn
->
Không
tồn lưu
lại trong
cơ thể
nhiều, ít
tác dụng
phụ hơn
Đặc Cơ Can thiệp vào quá trình tổng hợp DNA của vi khuẩn thông qua
điể chế việc ức chế các enzyme cho quá trình nhân đôi DNA
m tác
dượ dụng Ức chế Ức chế DNA gyrase và topoisomerase IV
c lực enzyme
học DNA
gyrase
Phổ hẹp Phổ mở rộng
Phổ
tác Gram (-) - Gram(-), kể - Tương tự thế - Tương tự thế
dụng nhưng cả hệ II hệ III
không tác P.aeruginosa - Tác dụng - Mở rộng phổ
dụng trên - Một số gram mạnh trên đối với vi
P.aeruginosa (+) trừ gram (+) và vi khuẩn kỵ khí
S.pneumoniae khuẩn không (Bacteroides
- Một số vi điển hình fragilis)
khuẩn không
điển hình
Tác  Kháng sinh diệt khuẩn phụ thuộc nồng độ
dụng  Có tác dụng hậu kháng sinh dài (thường PAE>3h)
(quinolon thế hệ 1 có PAE ngắn hơn so vs các thế hệ
khác)
Chỉ định - Nhiễm - Nhiễm trùng - Đợt cấp viêm - Tương tự như
lâm sàng khuẩn đường tiết phế quản mạn đối với thế hệ
đường tiết niệu không tính,viểm phổi I,II,III (ngoại
niệu không biến chứng đợt cấp COPD trừ nhiễm trùng
biến chứng hoặc biến viêm xoang đường tiết niệu
- Hiện nay ít chứng - Viêm phổi phức tạp và
được sử - Viêm bể cộng đồng viêm bể thận)
dụng do vi thận,viêm - Nhiễm trùng - Nhiễm trùng
khuẩn kháng tuyến tiền liệt, tiết niệu, lậu trong ổ bụng,
thuốc cao bệnh lây (Gatifloxacin) viêm phổi bệnh
truyền qua viện, nhiễm
đường tình trùng vùng
dục chậu
- Nhiễm trùng
da,mô mềm

KẾT LUẬN
*Tài liệu tham khảo
 Dược thư quốc gia Việt Nam
 Sách giáo trình hóa dược 2, dược lý 1.
 Nguồn (Phần III và IV): Dược thư Quốc gia Việt Nam 2018
http://phcnhagiang.org.vn/photos/tai-lieu/duocthuquocgia20181.pdf

 Giáo trình Dược lý 2, Bộ môn Dược lực, Trường Đại học Dược Hà Nội
 https://www.vinmec.com/vi/thong-tin-duoc/su-dung-thuoc-toan/tim-hieu-
ve-khang-sinh-nhom-quinolon
 https://www.msdmanuals.com/vi-vn/chuy%C3%AAn-gia/b%E1%BB
%87nh-truy%E1%BB%81n-nhi%E1%BB%85m/vi-khu%E1%BA%A9n-
v%C3%A0-vi-khu%E1%BA%A9n-kh%C3%A1ng-thu%E1%BB%91c/
fluoroquinolones

You might also like