You are on page 1of 19

THUỐC KHÁNG SINH VÀ SỰ KHÁNG

KHÁNG SINH CỦA VI KHUẨN


Mục tiêu

1. Trình bày được định nghĩa, phân loại và cơ chế tác dụng của
KS.

2. Trình bày nguồn gốc sự đề kháng KS

3. Trình bày được các biện pháp hạn chế gia tăng VK kháng
kháng sinh

4. Kể tên 2 kỹ thuật làm KSĐ


1.Định nghĩa

 Kháng sinh là nhưng chất ngay ở nồng độ thấp đã có khả


năng ức chế hoặc tiêu diệt vi khuẩn một cách đặc hiệu, bằng
cách gây rối loạn phản ứng sinh học ở tầm phân tử.
2.Xếp loại

2.1.Theo phổ tác dụng

* Kháng sinh có hoạt phổ rộng

➢ Là KS có thể tác dụng trên nhiều loại vi khuẩn: gram (+) và


gram (-):

• Nhóm aminoglycosid (aminozit): gồm có streptomycin,


kanamycin, gentamicin, amikacin,…

• Nhóm tetracyclin: tetracyclin, doxycyclin, …

• Nhóm chloramphenicol
Xếp loại

• Nhóm sulfamid và trimethoprim

• Nhóm quinilon mới: ciprofloxacin, norfloxacin, …

* Thuốc KS có hoạt phổ chọn lọc

➢ Là KS chỉ có tác dụng trên một, hoặc một số loại VK nhất định

• Các dẫn xuất của acid isonicotinic: INH chỉ dùng để chữa
lao,…

• Nhóm macrolid: erythromycin, spiramycin: VK Gram (+), (-)

• Nhóm polymyxin chỉ có tác dụng trên TK Gram (-)


Xếp loại

2.2.Theo tác dụng kháng sinh được xếp thành 2 dạng:

• Diệt khuẩn: là sự phá hủy không hồi phục các chức năng
của tế bào vi khuẩn dẫn tới chết: Rifampicin, vancomycin..

• Chế khuẩn: là ức chế sự nhân lên của tế bào vi khuẩn:


chloramphenicol, erythromycin..
3.Cơ chế tác dụng của kháng sinh

❖ Ức chế sinh tổng hợp vách: ức chế sinh tổng hợp


peptidoglycan → VK sinh không có vách → dễ dàng bị tiêu
diệt

• Nhóm beta-lactam, vancomycin


Cơ chế tác dụng của kháng sinh
❖ Gây rối loạn chức năng màng nguyên tương:

KS tác động vào màng sinh chất ➔ các thành phần trong bào
tương của VK thoát ra ngoài, nước từ bên ngoài ào ạt vào trong
➔ VK chết.

• Ví dụ: Polymyxin; Colistin,…


Cơ chế tác dụng của kháng sinh
❖ Ức chế sinh tổng hợp Protein: Ngăn cản hoạt động của ARN
thông tin, ví dụ Steptromicin gắn vào tiểu phần 30S hoặc ức chế
chức năng của ARN vận chuyển ➔ làm cản trở sự liên kết, hình
thành chuỗi acid amin tạo phân tử protein.
Cơ chế tác dụng của kháng sinh
❖ Ức chế sinh tổng hợp acid nucleic: KS ngăn cản sự sao chép
AND mẹ tạo AND con như nhóm Quinonon hoặc gắn ARN
polimelaza ngăn cản sinh tổng hợp ARN như Rifampicin hoặc
ức chế sinh tổng hợp các chất chuyển hóa cần thiết để hình
thành nên các nucleotid.
4.Sự đề kháng kháng sinh

❖ Đề kháng giả:

• Là chỉ có biểu hiện bên ngoài mà bản chất không phải là sự đề


kháng, tức là không do nguồn gốc di truyền quyết định.

❖ Đề kháng thật: bao gồm:

➢ Đề kháng tự nhiên: một số VK không chịu tác động của một số


KS nhất định như tụ cầu không chịu tác dụng của colistin,…
Sự đề kháng kháng sinh

❖ Đề kháng thu được: do 1 biến cố di truyền như đột biến gen làm
cho VK từ không trở nên có gen đề kháng.

• Gen đề kháng có thể lan truyền từ VK này sang VK khác thông


qua các hình thức vận chuyển di truyền như biến nạp, tải nạp, tiếp
hợp.

• Vai trò chọn lọc của KS: khi KS dùng rộng rãi, không đủ liều
lượng loại VK nhạy cảm , giữ vk kháng KS, và là yếu tố chọn lọc
VK gây ra thay đổi để thích ứng với môi trường.
Cơ chế đề kháng

❖ Gen đề kháng tạo ra sự đề kháng bằng cách:

• Làm giảm tính thấm của màng nguyên tương.

• Làm thay đổi đích tác động làm KS không bám được vào đích
➔ KS không có tác dụng.

• Tạo ra các isoenzym không có ái lực với KS nên bỏ qua tác


dụng của KS.
Cơ chế đề kháng
• Tạo ra các enzym làm:

✓ Biến đổi cấu trúc hóa học của KS làm KS mất tác dụng.

✓ Phá hủy cấu trúc hóa học của phân tử KS.


5.Biện pháp hạn chế gia tăng VK kháng kháng sinh

➢ Chỉ dùng KS điều trị bệnh nhiễm trùng

➢ Chọn KS theo kết quả KSĐ

➢ Dùng KS đủ liều lượng và đủ thời gian

➢ Đề cao biện pháp khử trùng và tiệt trùng

➢ Liên tục giám sát sự đề kháng KS của VK để có chiến lược sử


dụng KS hợp lý.
6.Phối hợp kháng sinh
• Nhằm điều trị bệnh nhiễm khuẩn do nhiều loại VK
gây ra.

• Làm tăng khả năng diệt khuẩn

• Làm giảm khả năng xuất hiện biến chủng đề kháng


với nhiều KS.
7.Kháng sinh đồ
➢ Là kỹ thuật xác định độ nhạy cảm với KS của VK, giúp thầy thuốc
chọn được KS và liều lượng thích hợp dùng trong điều trị.

➢ Có 2 kỹ thuật làm KSĐ:

• Kỹ thuật khoanh giấy KS khuếch tán: phổ biến hiện nay.

• Phương pháp E-test (pp này cho độ chính xác cao nhưng giá thành
cao)

You might also like