You are on page 1of 14

Bản Quyền: Nhóm HG&HB – P1K66 ---------------- Fighting!!! Win!

- Kháng sinh aminoglycosid được chỉ đinh điều trị các bệnh nhiễm
khuẩn do Gr(-).
- Nhiễm khuẩn toàn thân, cục bộ: Gentamicin, Tobramycin, Sisomicin,
Dibekacin, Netilmicin, Amikacin. Tiêm bắp.
- Nhiễm trùng tiêu hóa, dùng tại chỗ: Neomycin, Framycetin, Paramomycin,
Dihydrostreptomycin. Đường dùng là uống (cho nhiễm khuẩn tiêu hóa)
và dùng ngoài.
- Lao, dịch hạch: Streptomycin, tiêm bắp.
- Dự phòng phẫu thuật.
- Phối hợp với kháng sinh khác:
o Phối hợp với penicillin có tác dụng hiệp đồng trong điều trị viêm
màng trong tim do Enterococcus.
o Phối hợp với vancomycin hoặc penicillin kháng penicillinase làm
tăng tác dụng diệt khuẩn đối với chủng tụ cầu vàng Staphylococcus
aureus.
h. TDKMM
- Độc tính trên tai: Bao gồm độc tính trên thính giác và tiền đình do đó là
rối loạn chức năng thính giác như ù tai chóng mặt, giảm thính lực, điếc
không hồi phục
- Độc tính trên thận: Gây tổn thương, hoại tử ống thận, viêm thận kẽ có hồi
phục
- Ức chế thần kinh cơ: Thuốc ức chế giải phóng acetylcholin tiền synap đồng
thời giảm sự nhạy cảm ở hậu synap gây block thần kinh cơ.
- Dị ứng: Mày đay, ban da, viêm da tróc vẩy….

75
Bản Quyền: Nhóm HG&HB – P1K66 ---------------- Fighting!!! Win!
SỰ KHÁC BIỆT VỀ ĐẶC TÍNH DƯỢC LÝ GIỮA GENTAMYCIN VÀ
AMIKACIN

KẾT LUẬN
 Aminoglycosid là một trong những kháng sinh quan trong để điều trị trong
các trường hợp nhiếm khuẩn Gram(-).
 Là kháng sinh diệt khuẩn đa cơ chế.
 Tác dụng phụ: Độc với thận, thính giác, thần kinh cơ.
 Phối hợp với các KS diệt khuẩn khác: β-lactam, quinolon… để tăng hiệu
quả điều trị.
 Tác dụng phụ thuộc liều.

76
Bản Quyền: Nhóm HG&HB – P1K66 ---------------- Fighting!!! Win!

9. Trình bày DDH, phổ TD, cơ chế, TDKMM của Quinolon?


Các Quinolon là các kháng sinh hoàn toàn tổng hợp.
Các thế hệ khác nhau sẽ khác nhau ở vị trí nhóm thế 6, 7. Cũng có thể có các
nhóm thế thêm ở vị trí 5, 8.
Phân loại:
Thế hệ I Thế hệ II Thế hệ III Thế hệ IV

Acid nalidixic Ciprofloxacin Amifloxacin Trovafloxacin


Acid pipermidic Ofloxacin Levofloxacin Alatrovafloxacin
Acid oxonilic Rosoxacin [Temafloxacin]* Grepafloxacin
Cinoxacin Enrofloxacin Clinafloxacin Moxifloxacin
Enoxacin Enoxacin Flerofloxacin
Flumequin Norfloxacin Gemifloxacin
Grepafloxacin Gatifloxacin
Lomefloxaci Tosufloxacin
Sparfloxacin
Peloxacin
Rufloxacin

Trong đó từ thế hệ 2, trong phân tử có gắn thêm Flo, nên được gọi là các
fluoroquinolon. (nằm trong mục tiêu thi)
a. Cơ chế tác dụng
- Là kháng sinh diệt khuẩn, cơ chế chính là ức chế tổng hợp acid nhân.
- 3 cơ chế chính:
o Ức chế ADN – gyrase (gặp ở tất các các thế hệ): là enzym mở vòng
xoắn ADN, giúp cho sự sao chép và phiên mã, vì vậy ngăn cản sự
tổng hợp ADN của vi khuẩn. Đặc điểm của sự ức chế ADN – gyrase

77
Bản Quyền: Nhóm HG&HB – P1K66 ---------------- Fighting!!! Win!

là có sự kết hợp của 4 phân tử quinolon với nhau tạo thành một phức
hợp.
 Quinolon là kháng sinh diệt khuẩn.
o Các fluoroquinolon (thế hệ 2 trở đi) ngoài ADN – gyrase còn ức chế
cả enzym topoisomerase IV, một enzym khác có chức năng tương
tự ADN – gyrase ở vi khuẩn Gr(+).
 Mở rộng phổ tác dụng & tăng tác dụng diệt khuẩn & VK khó
kháng thuốc hơn vì phải đồng thời đột biến 2 vị trí.
Các quinolon có tác dụng ức chế khá chọn lọc đối với ADN – gyrase và
topoisomerase IV của vi khuẩn. Liều quinolon ức chế các enzym tương tự ở người
phải cao hơn từ 100 đến 1000 lần liều ức chế enzym của vi khuẩn, vì vậy, các
quinolon vẫn có khoảng an toàn điều trị chấp nhận được.
- Cơ chế thứ 3 là tạo chelat với các ion kim loại: Nhờ nhóm 4 – oxo – 3 –
carboxylic nên tất cả các quinolon đều có thể tạo phức với các ion kim loại
hóa trị 2 và 3 như calci, magie, nhôm, đồng, sắt, kẽm. Các kim loại này là
những thành phần không thể thiếu của nhiều enzym và protein sinh học cần
thiết cho sự phát triển của tế bào vi khuẩn nên khi các quinolon chelat với
các ion kim loại này sẽ làm bất hoạt nhiều enzym và protein quan trọng của
vi khuẩn, dẫn đến vi khuần không thể phát triển được.
 TDKMM của quinolon và tương tác thuốc (với thuốc có kim loại trong
công thức)
b. Cơ chế kháng thuốc của vi khuẩn
- Thay đổi cấu trúc màng làm giảm tính thấm của quinolon qua màng tế bào
VK  giảm mức độ thâm nhập của thuốc vào tế bào.
- Hoạt hóa bơm tống thuốc, đẩy ngược thuốc ra khỏi tế bào.
- Đột biến đích tác dụng của kháng sinh: ADN – gyrase và topoisomerase
IV. ( đối với các fluoroquinolon thì do có cả 2 cơ chế này nên ít bị kháng
hơn thế hệ 1 chỉ tác dụng lên ADN – gyrase).

78
Bản Quyền: Nhóm HG&HB – P1K66 ---------------- Fighting!!! Win!

c. Phổ tác dụng (mục tiêu thi là so sánh các thế hệ) + chỉ định
Tóm tắt:
- Phổ tác dụng của kháng sinh quinolon mở rộng dần từ TH 1 đến TH 4:
Các fluoroquinolon
Thế hệ 1
Thế hệ 2 Thế hệ 3 Thế hệ 4
Gr (-) Gr(-) > Gr(+) Gr(-) = Gr(+) Gr(-) < Gr(+)
Phổ rất hẹp, chỉ Phổ rất rộng trên cả Phổ rất rộng trên Phổ mở mạnh
tác dụng trên gram âm và dương cả gram âm và sang Gr(+), là
Gram âm dương, rộng hơn kháng sinh có
thế hệ 2 phổ rất rộng
- Trên Gr(-) như Trên Gr(-) mở rộng Tương tự TH 2 Tương tự TH2
E.Coli, hơn so với thế hệ 1 và 3
Enterobacter - Tác dụng được
- Không tác trên cả P.aeruginosa
dụng được trên
Pseudomonas
aeruginosa
Không có tác Tác dụng lên 1 số Phổ mở rộng hơn Mở rộng hơn
dụng trên Gr(+) Gr(+) như tụ cầu, với Gr(+) TH3
liên cầu,… - Tác dụng được cả
- Không tác dụng P.aeruginosa và
được Streptococcus các VK đã kháng
pneumoniae (phế Penicillin
cầu)

79
Bản Quyền: Nhóm HG&HB – P1K66 ---------------- Fighting!!! Win!

Không có tác Không có tác dụng Tác dụng được trên Tác dụng lên
dụng trên VK kỵ trên VK kỵ khí 1 số ít vi khuẩn kỵ VK kỵ khí và
khí và vi khuẩn Tác dụng được lên 1 khí. (thuốc VK không điển
không điển hình số vi khuẩn không sparfloxacin là tốt hình rất tốt.
điển hình nhất)
Phổ mở rộng cho
nhiều VK không
điển hình hơn

Thời gian bán Thời gian bán thải Thời gian bán thải Thời gian bán
thải ngắn, thải dài, thải trừ qua rất dài, thải trừ qua thải rất dài, thải
trừ qua nước tiểu nước tiểu nước tiểu trừ qua nước
tiểu
Chỉ định nhiễm Chỉ định NK tiết Chỉ định đợt cấp Chủ yếu nhiễm
khuẩn tiết niệu niệu có/không có của viêm phế quản khuẩn đường hô
chưa biến chứng biến chứng, nhiễm mạn tính, viêm hấp. Ngoài ra,
khuẩn bể thận, sinh phổi mắc phải ở như thế hệ I, II,
dục, tiền liệt, da, mô cộng đồng, đa III (trừ nhiễm
mềm nhiễm khuẩn mô khuẩn niệu phức
mềm, xương. tạp). Còn dùng
với nhiễm khuẩn
ổ bụng, vùng
chậu.

d. Mối liên quan đặc tính PD/PK (dược động/dược lực)


- Là kháng sinh phụ thuộc nồng độ có PAE kéo dài  Sử dụng chỉ số
AUC/MIC để đánh giá hiệu lực. (xem lại phần PAE đã trình bày)  Có

80
Bản Quyền: Nhóm HG&HB – P1K66 ---------------- Fighting!!! Win!

thể sử dụng với liều cao, 1-2 lần/ngày. (AUC/MIC phải lớn hơn 33,7 mới
có tác dụng).
- Hấp thu:
o Nhanh và gần như hoàn toàn qua đường tiêu hóa  Dùng được
đường uống. Trường hợp không uống được thì có thể tiêm tĩnh mạch.
Chú ý thuốc có bản chất acid nên cẩn thận khi tiêm.
o Bị ảnh hưởng bởi thức ăn, kim loại, antacid, chất có tính kiềm,…
(do các quinolon đều có tính acid như đã trình bày)
 Tương tác thuốc – thức ăn. Chú ý khi sử dụng thuốc, nên uống
cách bữa ăn.
o Nhanh đạt nồng độ cao trong huyết tương (là kháng sinh diệt khuẩn
phụ thuộc liều nên quá trình hấp thu nhanh tạo điều kiện cho nồng
độ đỉnh đạt nhanh, thuốc sẽ nhanh có tác dụng).
- Phân bố:
Thế hệ 1 Thế hệ 2 trở đi

Đạt nồng độ đỉnh sau khoảng 2h


Đạt nồng độ đỉnh sau khoảng 1h
(khi uống 1g a. nalidixic)

Liên kết với protein rất cao Liên kết với protein thấp

Vd lớn
Vd nhỏ
- Đến được các cơ quan và dịch cơ
- Phân bố kém tới các mô và cơ quan.
thể.
- Nồng độ tại cơ quan, đặc biệt là não
- Qua hàng rào máu não khi màng
rất thấp
não bị viêm nhiễm
- Thuốc không qua hàng rào nhau
- Qua được hàng rào nhau thai và sữa
thai và sữa mẹ.
mẹ

81
Bản Quyền: Nhóm HG&HB – P1K66 ---------------- Fighting!!! Win!

 Thế hệ 1 có tương tác với các thuốc khác có liên kết protein cao.
 Thế hệ 2 trở đi có khả năng điều trị tốt hơn thế hệ 1, điều trị được cả nhiễm
khuẩn tại xương, khớp, mô mền, viêm màng não. Dùng được cho cả nhiễm khuẩn
nặng và nhiễm khuẩn đã kháng các thuốc thông thường.
- Chuyển hóa:
o Đa số bị chuyển hóa tại gan, một số chuyển hóa tại gan vẫn còn hoạt
tính (a.nalidixic  a.hydroxy nalidixic)
o Các quinolon ức chế enzym CYP450.
 Nên thận trọng trong các trường hợp bệnh lý về gan
 Chú ý trong tương tác thuốc.
- Thải trừ:
o Thải trừ qua thận: thông thường sẽ có 1 phần còn hoạt tính kháng
khuẩn nên được sử dụng trong nhiễm khuẩn tiết niệu.
o Được tái hấp thu ở ống thận  Probenecid (thuốc tăng thải uric)
sẽ làm tăng thời gian bán thải. Do quinolon có bản chất acid  kiềm
hóa nước tiểu sẽ làm tăng thải trừ quinolon.
o Thời gian bán thải tăng dần từ thế hệ 1  4.
 Cần thận trọng trong trường hợp suy thận  hiệu chỉnh liều dựa vào chức năng
thận.
e. TDKMM
- TDKMM chung: như các kháng sinh khác:
o Phản ứng dị ứng: sock phản vệ, nổi mày đay
o Thần kinh: tăng áp lực nội sọ, lú lẫn, co giật, ảo giác (cạnh tranh thụ
thẻ GABA)
o Trên tiêu hóa: buồn nôn, tiêu chảy. Đặc biệt là gây bội nhiễm đường
tiêu hóa  chỉ nên dùng trong thời gian ngắn.
o Toan chuyển hóa
- TDKMM riêng:

82
Bản Quyền: Nhóm HG&HB – P1K66 ---------------- Fighting!!! Win!

o Tác dụng trên xương khớp: Gây viêm, đứt gân Achille, làm trầm
trọng thêm bệnh nhược cơ, tần suất thay đổi theo từng loại quinolon
 Bệnh nhân sử dụng quinolon nên tránh tập nặng khi điều trị và
1 vài tuần sau khi dùng thuốc.
o Tác dụng trên sụn: ảnh hưởng sụn, phù, đau khớp  tuy chưa có
thực nghiệm trên người, nhưng được khuyên là không dùng cho trẻ
em, phụ nữ có thai, cho con bú.
o Máu: Giảm bạch cầu, tiểu cầu, thiếu máu tan máu
 Không dùng cho những người thiếu hụt glucose-6-phosphat
dehyrogenase (G6PD). Đây là chất giúp ổn định, bền vững màng
hồng cầu, nếu thiếu chất này cộng với dùng quinolon sẽ làm gia tăng
nguy cơ gây tan máu.
o Trên da: gây quang độc tính (với fluoroquinolon): Gây hoại tử da
khi gặp ánh nắng. Cơ chế chưa rõ, nhưng có thể do flo tạo gốc tự do
khi gặp ánh nắng.
 Khi sử dụng thuốc, người bệnh nên hạn chế tối đa tiếp xúc với
ánh năng mặt trời.
f. Tương tác thuốc
- Có tính acid (nhóm COOH)
o Quá trình hấp thu phụ thuộc vào môi trường  thuốc antacid và
thức ăn/thuốc làm giảm pH dạ dày sẽ làm giảm hấp thu quinolon.
o Thải trừ qua nước tiểu  Thuốc thay đổi pH nước tiểu làm
tăng/giảm thải trừ quinolon.
- Tạo phức với kim loại, đặc biệt là kim loại hóa trị II  thuốc có chứa
kim loại (như sucralfat có chứa ion Al, hay didanosin) sẽ làm giảm SKD
của thuốc tới 90%.

83
Bản Quyền: Nhóm HG&HB – P1K66 ---------------- Fighting!!! Win!

- Ức chế cạnh tranh ở vị trí gắn trên CYP450  Tương tác thuốc
chuyển hóa bởi CYP450: ví dụ cafein, theobrombin,…Làm tăng nồng
độ và TDKMM của các thuốc đó.
- Liên kết protein mạnh (fluoroquinolon)  Tương tác với thuốc có liên
kết với protein như thuốc chống đông kháng viK – wafarin  TDKMM.
- Tái hấp thu ở ống thận  probenecid làm giảm bài tiết thuốc qua nước
tiểu.
g. So sánh thế hệ 1 và 2 (mục tiêu thi)
Thế hệ I (acid nalidixic) Thế hệ II (Fluoroquinolon)

Khác Đơn giản Có thêm Fluor trong phân tử


nhau và có thêm nhiều nhóm thế
về cấu thân dầu
tạo
 Có Fluor trong phân tử 
độc tính cao hơn, đặc biệt là
quang độc tính
 Có khả năng phân bố cao
hơn

Khác Không ức chế enzyme Ức chế enzyme Topoisomerase


nhau Topoisomerase IV IV
về cơ
 Phổ tác dụng kháng khuẩn  Phổ tác dụng kháng khuẩn
chế
hẹp và còn yếu, chủ yếu trên mở rộng hơn, tới cả Gram +
các vi khuẩn hiếu khí Gram và vi khuẩn không điển hình.
âm E. coli, Proteus, (nhiều cơ chế hơn và có
Klebsiella, Enterobacter Fluor trong phân tử, thay đổi

84
Bản Quyền: Nhóm HG&HB – P1K66 ---------------- Fighting!!! Win!

 Không ảnh hưởng đến vi cấu trúc dị vòng trong cấu tạo
khuẩn kỵ khí đường ruột so với thế hệ 1)
 Kháng thuốc: xảy ra nhanh,  Có gây ra rối loạn cân bằng
(một vài ngày đầu điều trị). vi khuẩn ruột
VK chỉ cần thay đổi cấu trúc  Kháng thuốc: Vi khuẩn
1 lần là kháng thuốc kháng thuốc xảy ra chậm hơn

Khác Liên kết với protein rất cao Liên kết với protein thấp
nhau
 tương tác thuốc. (các thuốc  liên kết protein thấp nên ít
về
chống đông kháng viK) tương tác hơn
DĐH
Vd nhỏ Vd lớn
- Phân bố kém tới các mô và cơ - Đến được các cơ quan và dịch
quan. cơ thể. Nhất là mô phổi, xương,
- Nồng độ tại cơ quan, đặc biệt tuyến tiền liệt, tai mũi họng,...
là não rất thấp - Qua hàng rào máu não khi
- Thuốc không qua hàng rào màng não bị viêm nhiễm
nhau thai và sữa mẹ. - Qua được hàng rào nhau thai
và sữa mẹ

 không có chỉ định trong  có chỉ định trong nhiễm


nhiễm khuẩn toàn thân khuẩn toàn thân
 ít tác dụng phụ trên xương,  Có độc tính trên xương, sụn,
sụn tác dụng phụ nhiều hơn
(thần kinh, da, ...)

Thuốc thải trừ chủ yếu qua Thuốc có thể thải trừ theo
đường nước tiểu (90%) ở dạng đường nước tiểu hoặc qua mật
(pefloxacin).

85
Bản Quyền: Nhóm HG&HB – P1K66 ---------------- Fighting!!! Win!

đã được chuyển hóa, trong đó


một số dạng vẫn có hoạt tính.

 Chỉ định chủ yếu trong bệnh  Chỉ định cho nhiều loại
nhiễm khuẩn đường niệu nhiễm khuẩn hơn NK mô, cơ
quan, NK toàn thân

Thời gian bán thải ngắn Thời gian bán thải dài

 Không tồn lưu lại trong cơ  Thường được dùng với liều
thể nhiều, ít tác dụng phụ hơn duy nhất/24h. Dễ sử dụngnên
rất phổ biến

h. So sánh ciprofloxacin (cifga - TH II) với các quinolon hô hấp


(Levofloxacin (Levocil - TH III), Moxifloxacin (vigamox Dro– thế hệ IV)
(đọc thêm, không thấy có mục tiêu)
Về dược động học và cơ chế là tương đối giống nhau.
Khác nhau chủ yếu về chỉ định, do phổ tác dụng khác nhau:
Ciprofloxacin Levofloxacin Moxifloxacin
Streptococcus Tác dụng yếu Tác dụng tốt Tác dụng tốt
Pneumoniae hơn levo.
Ps. Tác dụng tốt nhất Tác dụng yếu Tác dụng yếu
Aeruginosa hơn Cipro. hơn Cipro.,
mạnh hơn
levo.
VK không TD tốt TD tương tự TD tốt nhất
điển hình Cipro.

86
Bản Quyền: Nhóm HG&HB – P1K66 ---------------- Fighting!!! Win!

Vi khuẩn ruột TD tốt TD tốt TD yếu hơn


Cipro.
VK yếm khí Kém Kém Tốt
 CĐ trong viêm phổi do  Chỉ định trong viêm phổi
phế cầu (Pneumonococcus) cộng đồng, viêm xoang cấp
 NK nặng mà các thuốc và đợt cấp của viêm phế quản
kháng sinh thông thường mạn, đặc biệt với viêm phổi
không tác dụng để tránh phát kháng Penicillin.
triển các vi khuẩn kháng
cipofloxacin: Viêm đường
tiết niệu trên và dưới; nhiễm
khuẩn nặng mắc trong bệnh
viện, viêm tuyến tiền liệt;
viêm xương - tủy....

10. Trình bày DDH, phổ TD, cơ chế, TDKMM của Co-trimoxazol?
- Co-trimoxazol là kháng sinh hỗn hợp gồm 2 chất: trimethoprim (dẫn chất
pyrimidin) và sulfamethoxazol (sulfamid).
- Tỉ lệ phối hợp: Trime: Sulfa = 1:5
- Cả 2 chất đều có tác dụng kìm khuẩn với cơ chế kháng chuyển hóa (ức chế
tổng hợp acid folic – là một chất quan trọng để vi khuẩn tồn tại và phát triển
được):
o Trimethoprim: ức chế enzym dihydrofolat reductase
o Sulfamethoxazol: ức chế enzym dihydrofolat synthetase.
 Là 2 enzym xúc tác 2 giai đoạn liên tiếp và quan trọng nhất khi VK
tổng hợp a.folic.

87
Bản Quyền: Nhóm HG&HB – P1K66 ---------------- Fighting!!! Win!

 Cả 2 kháng sinh chỉ làm cho vi khuẩn thiếu a.folic chứ không chết
 Chỉ có tác dụng kìm khuẩn chứ không có tác dụng diệt khuẩn.
- Nếu dùng riêng rẽ hai thuốc thì cả 2 thuốc chỉ có tác dụng kìm khuẩn,
nhưng khi phối hợp với nhau sẽ gây ra tác dụng diệt khuẩn do ức chế đồng
thời 2 khâu liên tiếp tổng hợp a.folic. Hơn nữa sulfamethoxazol còn làm
tăng tác dụng của trimethoprim bằng việc giảm lượng acid dihydrofolic
canh tranh trên enzym dihydrofolat reductase (chính vì vậy mà lượng sulfa
nhiều gấp 5 lần lượng trime).
- Dược động học:
o Hấp thu: cả 2 thuốc hấp thu tốt qua đường tiêu hóa, sinh khả dụng
cao ~ đường tiêm.
o Phân bố: phân bố rộng đến mọi vị trí cơ thể, kể cả dịch não tuỷe.
Tri có khả năng tan trong lipid cao hơn sulfa nên có thể phân bố
lớn hơn. Cũng nhờ tính chất như vậy nên nồng độ tri trong huyết
tương thấp hơn sulfa (càng phân bố cao thì nòng độ trong huyết
tương càng thấp)  tỉ lệ 1:20 = tri:sulfa trong huyết tương là nồng
độ tối ưu thuốc thể hiện tác dụng.
o Chuyển hóa: chuyển hóa ở gan
o Thải trừ: thải trừ ở thận dạng nguyên vẹn/đã chuyển hóa.
 Cần hết sức chú ý khi sử dụng ở người suy gan, suy thận  hiệu
chỉnh lại liều theo chức năng cơ quan.
- Phổ tác dụng và cơ chế: Có phổ rất rộng, tác dụng lên các vi khuẩn ưa khí
Gr(-) và Gr(+): tụ cầu, phế cầu, liên cầu, trực khuẩn than, lậu cầu, E.coli,…
Các vi khuẩn kháng thuốc là enterococcus, vi khuẩn kỵ khí,…
- Chỉ định: Nhiễm khuẩn do vi khuẩn nhạy cảm (trong phổ của thuốc)
o NK tiết niệu, sinh dọc
o NK hô hấp, viêm phế quản, viêm xoang,..
o NK tiêu hóa

88

You might also like