You are on page 1of 60

THUỐC VÀ CÁC BỆNH TAI MŨI HỌNG

Mục tiêu:

- Nắm được kiến thức cơ bản về các nhóm kháng sinh, thuốc
corticoid, thuốc long đờm, thuốc giảm ho và thuốc kháng histamin H1
- Hiểu, biết các bệnh tai mũi họng thường gặp.
- Hiểu, biết cách tư vấn sử dụng thuốc trong điều trị bệnh tương ứng.
Nội dung chính

I. Kháng sinh
II. Thuốc corticoid, thuốc long đờm, thuốc giảm ho và thuốc kháng
histamin H1
III. Các bệnh tai mũi họng thường gặp và thuốc điều trị.
PHẦN I: KHÁNG SINH
 Chỉ sử dụng kháng sinh khi có nhiễm khuẩn.
 Sử dụng kháng sinh đúng liều, đúng cách và đủ thời gian
 Không dùng kháng sinh lặp lại giống nhau trong 1 thời gian ngắn (dưới 1
tháng).
NGUYÊN TẮC SỬ  Lựa chọn kháng sinh hợp lý (vị trí nhiễm khuẩn, người bệnh).
DỤNG KS  Phối hợp kháng sinh khi thật sự cần thiết và phải đúng nguyên tắc
(không cùng nhóm + không cùng tác dụng phụ + không tương tác)
 Dự phòng kháng sinh hợp lý.
Phân loại
Phân loại kháng sinh dựa vào cấu trúc hóa học
1. Nhóm Beta-lactam (β-lactam)
2. Nhóm Quinolon
3. Nhóm Macrolid
4. Nhóm Aminoglycosid
5. Nhóm Phenicol
6. Nhóm Tetracyclin
7. Nhóm Lincosamid
8. Nhóm Peptid
9. Nhóm Sulfamid
10.Các nhóm kháng sinh khác.
Kháng sinh nhóm Beta - lactam

• Các penicillin
• Cephalosporin
• Các beta - lactam khác:
Monobactam
Carbapenem
Chất ức chế betalactamase
Kháng sinh nhóm Beta-lactam

1.Các Penicillin
• Penicillin tự nhiên: Penicillin G, Penicillin V
Chỉ định chính:
- Nhiễm khuẩn đường hô hấp, tai mũi họng
- Nhiễm khuẩn huyết
- Viêm xương tủy cấp và mạn
- Giang mai, lậu
• Các penicillin phổ rộng: Amoxicilin, Ampicilin
Chỉ định chính:
- Điều trị nhiễm khuẩn đường hô hấp trên,
- Nhiễm khuẩn đường tiêu hóa
- Nhiễm khuẩn đường niệu, sinh dục… do các VK Gr (+), Gr (-) nhạy cảm.
Kháng sinh nhóm Beta-lactam
2.Nhóm Cephalosporin

Đề kháng β-
Thế hệ Gram (+) Gram (-) VK kỵ khí Thuốc đại diện
lactamase

Cephalexin,
I +++ + +/- +/- Cephalothin,
Cephadroxil.

Cefuroxim,
II + ++ ++ ++
Cefaclor.

Cefixim,
III + +++ (Pseu) + +++ Cefpodoxim,
Cefdinir

Cefepim
IV + +++ (Pseu) +/- ++++
Kháng sinh nhóm Beta-lactam
2. Nhóm Cephalosporin
Thế hệ Tác dụng Chỉ định
Thế hệ 1 - Tác dụng mạnh nhất trong các thế hệ trên VK Gr - Nhiễm khuẩn hô hấp
(+) và yếu nhất trên VK Gr (-) - Nhiễm khuẩn da và mô mềm
- Không kháng β-lactamase - Dự phòng viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn
(thay thế penicillin)
- Nhiễm khuẩn đường tiết niệu không biến
chứng
- Dự phòng NK trong phẫu thuật

Thế hệ 2 -Tác dụng mạnh hơn trên VK Gr (-) và yếu hơn trên - Nhiễm khuẩn vùng bụng, vùng chậu,
VK Gr (+) so với TH1. Không tác dụng trên trực viêm ruột thừa… do vi khuẩn kỵ khí
khuẩn mủ xanh (Ps. aeruginosa) - Các chỉ định khác: Như thế hệ 1.
- Kháng β-lactamase
Kháng sinh nhóm Beta-lactam
2. Nhóm Cephalosporin
Thế hệ Tác dụng Chỉ định

Thế hệ 3 - Trên VK Gr (+) đặc biệt là tụ cầu, tác dụng kém hơn - Viêm màng não, áp xe não
TH1, nhưng có phổ rộng, tác dụng mạnh trên VK Gr - Nhiễm khuẩn huyêt
(-). 1 số thuốc có hoạt tính cao với trực khuẩn mủ - Viêm màng trong tim
xanh. - Nhiễm khuẩn hô hấp nặng
- Kháng β - lactamase mạnh hơn so với TH2 - Nhiễm khuẩn tiêu hóa, nhiễm khuẩn đường
mật
- Nhiễm khuẩn tiết niệu và sinh dục
Kháng sinh nhóm macrolid
 Erythromycin
 Azithromycin
 Clarithromycin
 Spiramycin
 Roxithromycin
Kháng sinh nhóm macrolid

• Chỉ định:
- Nhiễm khuẩn đường hô hấp, tai mũi họng, phổi.
- Nhiễm khuẩn răng miệng
- Nhiễm khuẩn da, sinh dục, mô mềm... do vi khuẩn nhạy cảm
- Thay penicilin ở bệnh nhân dị ứng với penicilin khi bị nhiễm tụ cầu, liên cầu hoặc phế cầu.
- Điều trị nhiễm khuẩn HP (Clarithromycin)
Kháng sinh nhóm Quinolon
Phân loại Phổ tác dụng Thuốc
Thế hệ I - Phổ hẹp: Chỉ tác dụng trên vi khuẩn Gr(-):E.coli, Acid nalidixic
Shigella, Enterobacter.

Thế hệ II - Phổ rộng trên Gr(-), đặc biệt là Pseudomonas Ofloxacin


aeruginosa Norfloxacin
- 1 số cầu khuẩn Gr(+): Streptococcus Pefloxacin
- Vk nội bào: Chlamydia, Mycoplasma Ciprofloxacin
- Kỵ khí: Ít nhạy cảm
Thế hệ III - Duy trì phổ tác dụng trên Gr (-), tăng hoạt tính trên Levofloxacin
một số Gr (+), VK không điển hình Gatifloxacin

Thế hệ IV - Duy trì phổ tác dụng trên Gr (-) (trừ P.aeruginosa), Moxifloxacin
tăng tác dụng trên Gr (+) và VK kỵ khí. Gemifloxacin
Kháng sinh nhóm Quinolon

Quinolon thế hệ 2
Chỉ định chính:
- Nhiễm khuẩn tiết niệu, sinh dục, tiêu hóa, hô hấp.
- Nhiễm khuẩn xương, khớp và mô mềm.
- Các nhiễm khuẩn khác: viêm màng não, viêm màng trong tim, viêm màng bụng, nhiễm khuẩn
huyết... ( dùng theo đường tiêm truyền)
- Điều trị tại chỗ: viêm kết mạc, viêm mi mắt...
Lưu ý: Trên xương khớp gây đau nhức, kém phát triển xương khớp nhất là độ tuổi đang phát triển.
=> chống chỉ định cho trẻ em dưới 16 tuổi
Kháng sinh: Aminosid và Tetracyclin

• Aminosid: Gentamycin, Streptomycin, Tobramycin, Neomycin.


Chỉ định chính:
- Điều trị nhiễm khuẩn nặng do vi khuẩn gram âm
- Điều trị tại chỗ nhiễm khuẩn da, sinh dục, mắt.
* Lưu ý: Độc với thính giác và độc với thận

• Tetracyclin: Tetracyclin, Doxycyclin


Chỉ định chính:
- Bệnh dịch hạch, dịch tả, đau mắt và trứng cá.
- Phối hợp với các kháng sinh khác để điều trị loét dạ dày tá tràng.
- Doxycyclin hay dùng điều trị trứng cá, nhiễm khuẩn da.
* Lưu ý:Tetracyclin tạo phức với ion Ca trong xương, răng làm chuyển màu xương, răng; cản trở sự
phát triển xương và răng ở TE thời kỳ phát triển (<8 tuổi)
Kháng sinh: Lincosamid và Tetracyclin

• Lincosamid: Lincomycin, Clindamycin.


Chỉ định chính:
- Nhiễm khuẩn da, xương khớp.
- Dalacin T bôi ngoài trị mụn trứng cá

• Peptid: Polymyxin, Bacitracin.


Chỉ định chính:
- Dùng tại chỗ trị nhiễm khuẩn da, niêm mạc, mắt và tai.
Nhóm Phenicol và các kháng sinh khác
• Phenicol: Cloramphenicol, Thiamphenicol
- Chỉ định chính:
+ Nhiễm khuẩn tiêu hóa: thương hàn, tả lị
+ Nhiễm khuẩn tại chỗ: mắt, tai
* Lưu ý:
- Độc với máu, suy tủy, "hội chứng xanh xám" ở trẻ sơ sinh => tuyệt đối không dùng cho phụ nữ có
thai, trẻ em dưới 12 tháng

• Kháng sinh khác: Cotrimoxazol, Sulfaguanidin, Metronidazol, Tinidazol…


- Chỉ định chính:
+ Nhiễm khuẩn tiêu hóa.
+ Nhiễm khuẩn tiết niệu, sinh dục
* Lưu ý:
- Biseptol hay gây dị ứng
NHÀ THUỐC VINFA
Quay Video

Chào các bạn, đây là khu vực trưng bày kháng sinh tại nhà thuốc Vinfa, Với kháng sinh Beta lactam chúng ta
có thể biết đến các biệt dược nổi tiếng như…
Kháng sinh macrolid
Kháng sinh Quinolon…
KIỂM TRA KẾT THÚC PHẦN I
KIỂM TRA KẾT THÚC PHẦN I
Anh/chị hãy phân biệt đúng sai các câu sau đây:
Câu 1: Clarithromycin được dùng phối hợp để trị nhiễm Helicobacter Pylori trong loét dạ dày - tá
tràng.
Đáp án: Đúng
Câu 2: Doxycyclin được dùng nhiều trong điều trị mụn trứng cá
Đáp án: Đúng
Câu 3: Phối hợp Spiramycin và metronidazole để điều trị nhiễm khuẩn răng miệng
Đáp án: Đúng
Câu 4: Polymyxin, Bacitracin là 2 kháng sinh thuộc nhóm peptid.
Đáp án: Đúng
Câu 5: Ciprofloxacin dùng an toàn cho trẻ em dưới 16 tuổi.
Đáp án: Sai
PHẦN II: THUỐC CORTICOID - THUỐC LONG ĐỜM - GIẢM
HO - THUỐC KHÁNG HISTAMIN H1
Thuốc corticoid

Nhóm thuốc Hoạt chất Chỉ định chính CCĐ – Thận trọng

Corticoid - Điều trị các bệnh tự miễn - Loét dạ dày tá tràng


Methylprednisolon - Điều trị dị ứng, shock phản vệ và - Đang dùng vacin
bệnh liên quan đến dị ứng như sống
Prednisolon 5mg HPQ, viêm mũi dị ứng, mày đay… - Nhiễm nấm, virus
- Điều trị viêm cơ,khớp, viêm da - Thận trọng: Đái tháo
Betamethason 5mg đường, phù, cao
huyết áp, loãng
Dexamethason xương
Thuốc long đờm
Nhóm thuốc Hoạt chất Chỉ định chính CCĐ – Thận trọng

Long đờm - Tiêu chất nhầy trong các bệnh lí đường Người bị bệnh hen hoặc
Acetylcystein hô hấp như viêm phế quản, ho có đờm, tiền sử hen
viêm xoang…
Ambroxol 30mg Loét dạ dày tiến triển

Mẫn cảm với thuốc


Carbocystein
Mẫn cảm với thuốc
Bromhexil
Người đang lên cơn hen
Guaifenesin cấp.
Thuốc giảm ho
Nhóm thuốc Hoạt chất Chỉ định chính CCĐ – Thận trọng

Thuốc giảm ho - Điều trị giảm ho khan, ho kích ứng - Trẻ dưới 2 tuổi
Dextromethorphan trong các bệnh lí hô hấp như viêm họng,
viêm phế quản, cảm lạnh…
- Suy hô hấp
- Trẻ em dưới 12 tuổi
Codein - Bệnh gan
Ho gió, ho khan, ho có đờm, ho do cảm - Mẫn cảm với thuốc
Thành phần thảo dược lạnh, ho do cảm cúm…
Thuốc kháng histamin H1
• Phân loại:
Gồm:
- Thuốc kháng histamin thế hệ H1:
Diphenhydramin, Dimenhydrinat, Alimemazin, Promethazin, Clopheniramin, Oxomemazin.
- Thuốc kháng histamin H1 thế hệ 2:
Cetirizin, Loratadin, Levocetirizin, Desloratadin, Fexofenadin, Rupatadin
Thuốc kháng histamin H1
• Thuốc kháng histamin H1 thế hệ 1:
 Chỉ định chính:
- Dị ứng do mọi nguyên nhân,
- Ho do kích ứng
- Say tàu xe

 Lưu ý:
- Không dùng cho phụ nữ có thai.
- Ức chế tiết dịch mạnh hơn thế hệ 2 gây táo bón.
- Gây buồn ngủ => không dùng cho người lái tàu xe, vận hành máy móc, đang ôn thi, người đang
cần tập trung.
Thuốc kháng histamin H1
• Thuốc kháng histamin H1 thế hệ 2:
 Chỉ định:
Dị ứng do mọi nguyên nhân như viêm mũi dị ứng, mề đay…

 Lưu ý:
Không gây buồn ngủ và ít ức chế tiết dịch hơn so với thế hệ 1 => có thể dùng được cho nhiều đối
tượng khác nhau(người lái tàu xe, bị đau dạ dày...)
Quay video

Đây là nhóm thuốc chống viêm corticoid tại nhà thuốc vinfa..
Còn đây là thuốc ho với các biệt dược là….
KIỂM TRA KẾT THÚC PHẦN II
KIỂM TRA KẾT THÚC PHẦN II
Anh/chị hãy phân biệt đúng sai các câu sau đây:
Câu 1:Dextromethophan là thuốc có tác dụng long đờm.
Đáp án: Sai
Câu 2: Thuốc long đờm N-acetylcystein chống chỉ định cho bệnh nhân có tiền sử hen.
Đáp án: Đúng
Câu 3: Thuốc corticoid dùng an toàn cho bệnh nhân bị loét dạ dày tá tràng.
Đáp án: Sai
III. Anh/ chị hãy lựa chọn đáp án đúng nhất cho câu sau đây:
Câu 1: Thuốc được lựa chọn để điều trị trong viêm mũi dị ứng là:
A.Fexofenadine C.Acetylcystein
B.Amoxicilin D.Fenofibrate
Đáp án: A
Câu 2: Thuốc nào sau đây không dùng để điều trị ho có đờm:
A.Guaiphenesin C.Ambroxol
B.Theophylin D.Bromhexin
Đáp án: B
Phần III.CÁC BỆNH TAI MŨI HỌNG THƯỜNG GẶP VÀ
THUỐC ĐIỀU TRỊ
Phần III.Các bệnh tai mũi họng thường gặp và thuốc
điều trị

• Gồm:
- Viêm họng
- Viêm Amidan
- Viêm phế quản
- Viêm tai
- Viêm mũi
- Khản tiếng
- Ho
Viêm họng
• Một số nguyên nhân gây ra viêm họng:
- Do vi khuẩn
- Do Virus
- Do nấm
- Do trào ngược dạ dày thực quản
Viêm họng

1.Viêm họng do vi khuẩn:


 Triệu chứng:
- Sốt cao 38 – 39oC, đau đầu.
- Biểu hiện “sưng-nóng-đỏ-đau”: họng đau, nuốt khó, sờ thấy nóng ở vùng cổ.
- Ho nhiều, đờm nhiều, đặc quánh xanh, vàng
Viêm họng

1. Viêm họng do vi khuẩn:


 Thuốc điều trị:
- Kháng sinh: Augmentin, Clarithromycin, azithromycin…
- Thuốc chống viêm: Alphachymotrypsin, prednisolon, Methylprednisolon…
- Thuốc hạ sốt, giảm đau: Paracetamol, Ibuprofen…
- Long đờm: N - Acetylcystein, Bromhexin, Ambroxol…
- Thuốc tăng cường miễn dịch: Thymomodulin, Broncho vaxom
- Thuốc vệ sinh mũi họng: Nước muối sinh lý…
Viêm họng

2.Viêm họng do virus:


 Triệu chứng:
- Họng đau/rát, nuốt không vướng
- Ho nhiều, ít đờm, dịch trong.
- Kèm theo các biểu hiện “cảm cúm”: hắt hơi, sổ mũi, nghẹt mũi, không sốt hoặc sốt nhẹ.
Viêm họng

2. Viêm họng do Virus:


 Thuốc điều trị:
- Kháng histamin: Loratadin, Aerius, Toplexil, Theralen
- Thuốc giảm ho: Dextromethophan.
- Viên ngậm: Lysopain, Dorithricin, Bezut, bổ phế, bảo thanh…
- Chống viêm : Alphachymotrypsin, lysozym…
- Siro ho thảo dược: Bảo thanh, Slaska, Prospan…
- Thuốc tăng cường miễn dịch: : Thymomodulin, Broncho vaxom
- Vệ sinh mũi họng: Nước súc miệng Bedadin…
Viêm họng

3. Viêm họng do nấm:


 Triệu chứng:
- Ngứa, rát họng.
- Ho khan, ho lâu ngày. Sau đó, ho có đờm trắng đục rồi vàng xanh
- Không đáp ứng với kháng sinh, hay tái phát.
- Gốc lưỡi có “rêu trắng”.
- Có thể có khàn tiếng, mất tiếng do nấm “lan” tới dây thanh quản
Viêm họng

3. Viêm họng do nấm:


 Thuốc điều trị:
- Kháng sinh chống nấm: Nystatin.
- Kháng histamine:Loratadin, Alimemazin.
- Giảm ho: Dextromethophan, Terpin codein…
- Thuốc vệ sinh họng: Betadin súc họng, Vinaho xịt họng
Viêm họng

4. Viêm họng do trào ngược dạ dày thực quản:


 Triệu chứng:
- Ho khan, ho lâu ngày
- Ho tăng lên khi nằm.
- Tiền sử bệnh dạ dày, ợ hơi, ợ chua, hay nóng tức lồng ngực.
- Biểu hiện nôn khan vào sáng sớm.
Viêm họng

4. Viêm họng do trào ngược dạ dày thực quản:


 Thuốc điều trị:
- Thuốc giảm tiết acid : Thuốc ức chế bơm proton và thuốc kháng histamine H 2
- Giảm ho: Dextromethophan, Terpin codein…
- Thuốc vệ sinh họng: Betadin súc họng, Xịt họng Vinaho…
- Khuyên xét nghiệm HP nếu (+) thì dùng kháng sinh
Viêm Amidan
 Triệu chứng:
- Sốt cao
- Đau trong họng, khó nuốt, niêm mạc họng đỏ.

 Thuốc điều trị:


- Kháng sinh: Augmentin, Zinnat, Azithromycin
- Chống viêm: Alpha choay, Lysozyme…
- Thuốc hạ sốt: Paracetamol, Ibuprofen.
- Súc họng: Nước muối sinh lý…
- Thuốc tăng cường sức đề kháng: Broncho vacxom, Thymomodulin.
Viêm phế quản
 Triệu chứng

- Ho có đờm, đờm trong hoặc đặc quánh xanh, vàng


- Khó thở, thở khò khè
- Đau tức ngực do ho kéo dài, khó ngủ
- Có thể sốt hoặc không
Viêm phế quản
 Thuốc điều trị
- Kháng sinh: Augmentin, Cefuroxim, Azithromycin
- Chống viêm corticoid: Betamethason, Medrol…
- Thuốc long đờm, giãn phế quản: Solmux broncho...
- Thuốc hạ sốt: Paracetamol, Ibuprofen.
- Dự phòng hen: Montelukast
- Thuốc ho thảo dược: Eugica, thuốc ho bảo thanh…
- Thuốc tăng cường sức đề kháng: Broncho vaxom, Thymomodulin.
Viêm tai
• Gồm:
- Viêm tai giữa
- Viêm tai ngoài
Viêm tai
1.Viêm tai giữa:
 Triệu chứng:
- Giai đoạn khởi phát: trước đó mấy ngày đang bị viêm đường hô hấp trên, đột ngột sốt 39-40 độ, đau
tức tai), nghe kém.
- Giai đoạn toàn phát: 2 thời kỳ
+ Ứ MỦ (màng nhĩ chưa rách) sốt cao 39-40, đau tai dữ dội, (trẻ nhỏ bỏ ăn, bỏ bú, vật vã, tay ngoáy
vào tai), đau đầu.
+ VỠ MỦ (màng nhĩ bị rách): giảm sốt, hết đau tai, ống tai đầy mủ (có thể chảy ra ngoài)
- Mất thăng bằng, đầu nghiêng về 1 bên
Viêm tai
1.Viêm tai giữa:
 Thuốc điều trị:
- Kháng sinh: Azithromycin, Spiramycin, Ciprofloxacin…
- Thuốc chống viêm: Prednisolon, Methylprednisolon…
- Thuốc hạ sốt: Paracetamol, Ibuprofen.
- Thuốc nhỏ tai: Otipax, Otofa, Ofloxacin
- Tăng cường sức đề kháng: Pediakid, imunoglucan…
Viêm tai
1.Viêm tai ngoài:
 Triệu chứng:
- VTN khu trú (do mụn nhọt hay u nhọt), triệu chứng chính là đau tai.
- VTN lan tỏa có sự phối hợp của một số hoặc tất cả các triệu chứng: đau, ngứa, mất thính lực và tiết
dịch.
 Thuốc điều trị:
- Chống viêm NSAID: Ibuprofen, Alaxan…
- Thuốc nhỏ tai: Otipax, Otofa, Ofloxacin…
Viêm mũi
• Gồm:
- Viêm mũi dị ứng
- Viêm xoang.
Viêm mũi
1.Viêm mũi dị ứng:
 Triệu chứng:
- Hắt hơi, sổ mũi, ngứa mũi, chảy nước mũi trong

 Thuốc điều trị:


- Thuốc kháng histamin: Loratadin, Fexofenadin…
- Thuốc nhỏ mũi: Otrivin, Otilin, Nostravin…
- Rửa mũi: NaCl, nước muối biển…
Viêm mũi
2.Viêm xoang:
 Triệu chứng:
- Sốt nhẹ, ho
- Sổ mũi dịch đặc, xanh hoặc vàng
- Đau đầu, đau vùng hố mắt, đau lan lên chán.

 Thuốc điều trị:


- Kháng sinh: Augmentin, Cefuroxim, Azithromycin
- Chống viêm corticoid: Betamethason, Methylprednisolon…
- Thuốc long đờm: N- acetylcystein, Ambroxol, Bromhexin…
- Thuốc hạ sốt: Paracetamol, Ibuprofen
- Thuốc rửa mũi, nhỏ mũi: NaCl, Otrivin, Hadocort
- TPCN hỗ trợ điều trị: Thông xoang tán…
Khản tiếng
 Nguyên nhân:
- Viêm thanh quản
- Nấm
- U xơ thanh quản, ung thư thanh quản

 Triệu chứng:
- Khàn đặc tiếng, gắng sức khi nói
- Ho khan hoặc ho đờm đặc.
 Thuốc điều trị:
- Viên ngậm: Dorithricin, Lysopain, Mekotricin…
- Thuốc chống viêm: Prednisolon, Methylprednisolone…
- Vệ sinh họng: Betadin xúc họng, NaCl
- Hỗ trợ: Tiêu khiết thanh
- Kháng sinh: Nếu cần thiết
- Lời dặn: hạn chế nói tối đa.
Ho
1. Ho khan
 Nguyên nhân:
- Do thời tiết
- Do virus
- Do bệnh lý đường hô hấp
- Do trào ngược dạ dày - thực quản

 Triệu chứng:
- Khó chịu vùng cổ, ngứa cổ, mệt mỏi, mất ngủ
- Ho lâu dài có thể dẫn đến đau rát họng
Ho
1. Ho khan
 Thuốc điều trị:
- Thuốc giảm ho: Dextromethophan, Terpin codein.
- Thuốc kháng histamin: Alimemazin, Oxomemazin.
- Thuốc giảm tiết acid dịch vị nếu do nguyên nhân trào ngược dạ dày - thực quản
- Viên ngậm:Dorithrycin, tyrotab
Ho
2. Ho có đờm
 Triệu chứng:
- Thấy vướng đờm ở cổ
- Khạc ra đờm trắng hoặc xanh, vàng
 Thuốc điều trị:
- Thuốc long đờm: N - acetyl cysteine, Ambroxol…
- Kháng sinh nếu có dấu hiệu nhiễm khuẩn.
- Thuốc chống viêm: Alphachymotrypsin hoặc nhóm corticoid…
- Súc họng, vệ sinh họng hàng ngày
- Thuốc ho thảo dược: Bảo thanh, ho PH…
- Viên ngậm: Dorithrycin, tyrotab…
KIỂM TRA KẾT THÚC PHẦN III
KIỂM TRA KẾT THÚC PHẦN III
I.Anh/ chị hãy hoàn thành câu sau bằng cách điền từ hoặc cụm từ vào chỗ trống:
Câu 1: Liệt kê các nguyên nhân chính gây ra viêm họng:
A………………… B………………….
C. Nấm D.Trào ngược dạ dày thực quản
Đáp án:
A. Vi khuẩn
B. Virus
Anh/chị hãy phân biệt đúng sai các câu sau đây:
Câu 1: Để điều trị hiệu quả viêm mũi dị ứng nên phối hợp với kháng sinh
Đáp án: Sai
Câu 2: Triệu chứng của viêm họng do vi khuẩn là ho nhiều, ít đờm, dịch trong
Đáp án: Sai
Câu 3:Triệu chứng của viêm xoang là sổ mũi dịch đặc xanh, đau đầu, đau vùng hố mắt và sốt nhẹ.
Đáp án:Đúng
III. Anh/ chị hãy lựa chọn đáp án đúng nhất cho câu sau đây:
Câu 2: Thuốc nào sau đây được chỉ định để điều trị ho khan
A.Guaiphenesin C.Ambroxol
B.Dextromethophan D.Bromhexin
Đáp án: B
Thank you!
CHÚC MỪNG ANH/CHỊ ĐÃ HOÀN THÀNH KHÓA HỌC
Bài giảng được thực hiện bởi Phòng đào tạo Vinfa
2019

You might also like