You are on page 1of 17

Hoa sen đá

Câu hỏi ôn tập Dược lí 1


Thuốc giảm đau TW
1.Những chất sau đây đều là morphin nội sinh, TRỪ:
A. Endorphin
B. Dynorphin
C. Vasopressin
D. Enkephalin

2. Đặc điểm tác dụng chung của các thuốc giảm đau TW gồm:
(1) Tác dụng an thần, gây ngủ
(2) Gây ức chế hô hấp
(3) Gây tăng huyết áp
(4) Làm giảm nhu động ruột
A. (1), (2)
B. (1), (2), (3)
C. (1), (2), (4)
D. (3), (4)

3. Các thuốc sau đều gây nghiện, TRỪ:


A. Morphin
B. Naltrexon
C. Codein
D. Pethidin

4. Tác dụng của thuốc giảm đau TW:


(1) Tăng ngưỡng cảm giác chịu đau
(2) Giảm đáp ứng phản xạ với đau
(3) Gây tê liệt các thụ thể nhận cảm
(4) Ức chế dẫn truyền cảm giác đau tại các điểm chốt trên hệ TKTW
Số phát biểu đúng là:
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
5. Có thể phân loại thuốc giảm đau TW theo kiểu tác dụng:
A. Các chất chủ vận
B. Các chất chủ vận- đối kháng

Chúc các bạn thi tốt! A7K72


Hoa sen đá

C. Các chất đối kháng


D. Cả ba đáp án trên đều đúng
6. Cơ chế tác dụng chung của các thuốc giảm đau TW là các receptor opioid cặp
đối với :
A. Gp
B. Gi
C. Gs
D. Cả ba loại protein trên
7. Dược động học của Morphin:
(1) SKD cao nên thường dùng ở đường uống
(2) Liên kết với protein huyết tương rất mạnh
(3) Các dạng chuyển hóa của đều mất hoạt tính
(4) Thải trừ chủ yếu qua nước tiểu
A. (1), (2)
B.(2), (3)
C. (1), (2), (3)
D. (4)

8. Chỉ định của Morphin:


(1) Đau nặng
(2) Ngộ độc rượu cấp
(3) Ho ra máu
(4) Phù phổi cấp thể nhẹ
(5) Hen phế quản
A. (1), (2), (4)
B. (2), (3), (5)
C. (1), (4), (5)
D. (1), (3), (4)

9. TDKMM của Morphin gồm:


(1) Buồn ngủ
(2) Táo bón kéo dài
(3) Lợi tiểu
(4) Giãn đồng tử

Chúc các bạn thi tốt! A7K72


Hoa sen đá

A.(1), (2), (4)


B. (2), (3)
C. (1), (2)
D. (1), (3), (4)

10. Phát biểu nào sau đây về Morphin là đúng:


A. Liều cao làm tăng nhịp tim, co mạch, tăng HA
B. Liều cao gây ức chế mạnh trên hô hấp
C. Các thuốc kháng histamin, hủy phó giao cảm không làm giảm hoặc mất tác
dụng trên tuần hoàn
D. Kích thích trung tâm tỏa nhiệt gây sốt
11. Các CCĐ của morphin:
A. Tăng áp lực nội sọ
B. Đang dùng hoặc ngừng IMAO dưới 14 ngày
C. Trái thái hôn mê, co giật
D. Cả ba đáp án trên
12. Không thể cai nghiện Morphin bằng:
A. Naloxon
B. Naltrexon
C. Methadon
D. Pethidin
13. Cho các phát biểu sau về Codein:
(1) SKD đường uống thấp nên chủ yếu dùng ở đường tiêm
(2) Trong cơ thể chuyển hóa một phần thành Morphin
(3) Tác dụng giảm đau và gây nghiện mạnh hơn Morphin
(4) Khi dùng tiêm TM, gây giãn mạch và hạ HA kém hơn morphin
(5) Có tác dụng giảm ho mạnh hơn Morphin
Phát biểu đúng:
A. (1), (2), (3)
B. (2), (5)
C. (2), (4), (5)
D. (1), (3), (4)
14. Đâu không phải opioid tổng hợp:
A. Pethidin

Chúc các bạn thi tốt! A7K72


Hoa sen đá

B. Methadon
C. Codein
D. Fentanyl
15. Tác dụng của Pethidin gồm:
(1) Giảm đau, an thần, gây ngủ
(2) Ức chế hô hấp, giảm ho mạnh
(3) Gây táo bón, bí tiểu
(4) Tăng nhịp tim
A. (1), (2), (3)
B. (1), (2)
C. (1), (3), (4)
D. (3), (4)
16. Phát biểu nào về Pethidin là đúng:
(1) Tác dụng giảm đau mạnh hơn morphin 10 lần
(2) Tác dụng an thần, gây nghiện
(3) Chỉ định cho đau vừa- nặng
(4) Chống chỉ định nhịp tim nhanh
A. (1), (2), (3)
B. (1), (2), (4)
C. (1), (3), (4)
D. (2), (3), (4)
17. Phát biểu về Methadon nào đúng:
A. Hấp thu tốt hơn nhưng thời gian kéo dài tác dụng ngắn hơn morphin
B. Chỉ định cai nghiện morphin và heroin
C. Tác dụng giảm đau mạnh hơn morphin
D. Không có tác dụng ức chế hô hấp
18. Phát biểu nào về Dextromethorphan:
(1) Không có tác dụng giảm đau, gây ngủ
(2) Gây nghiện khi dùng kéo dài
(3) Giảm nhu động ruột và sự tiết dịch ở đường hô hấp
(4) Giảm ho mạnh hơn Codein
A. (1), (2)
B. (2), (3)
C. (1), (3)

Chúc các bạn thi tốt! A7K72


Hoa sen đá

D. (1), (4)
19. Tác dụng của Naloxone gồm:
(1) Có tác dụng ngay cả trên người không dùng opioid
(2) Liều cao gây ngủ nhẹ, ức chế hô hấp
(3) Liều cao không gây co đồng tử
(4) Không gây nghiện
A. (1), (2), (3)
B. (2), (3)
C. (1), (3), (4)
D. (3), (4)
20. Phát biểu nào về Naltrexon là đúng:
A. Mất hoạt tính khi dùng đường uống
B. Duy trì tác dụng trong khoảng 4h
C. Tác dụng mạnh hơn naloxone
D. Gây nghiện khi dùng kéo dài

Đáp án
1.C 5.D 9.C 13.B 17.B
2.C 6.B 10.B 14.C 18.D
3.B 7.D 11.D 15.C 19.D
4.C 8.A 12.D 16.D 20.C

*Quá trình chép lại đáp án vào bảng có thể xảy ra sai sót, mong các bạn bỏ qua nhé!

Chúc các bạn thi tốt! A7K72


Hoa sen đá

Chống động kinh

1.Cơ chế tác dụng chung của nhóm thuốc chống động kinh gồm:
(1) Ức chế kênh Na+
(2) Ức chế kênh Ca2+
(3) Ức chế kênh Cl-
(4) Tăng hoạt tính của GABA
(5) Giảm hoạt tính của glutamat
A. (1), (2), (3)
B. (1), (3), (4), (5)
C. (1), (2), (4), (5)
D. (2), (4), (5)
2. Phát biểu nào sau đây về cơ chế của nhóm thuốc chống động kinh là đúng:
(1) Ức chế bơm Na+ vào trong làm cho tế bào trở về trạng thái hoạt động
(2) Kích thích bơm Ca2+ vào trong làm cho tế bào trở về trạng thái bình thường.
(3) Ức chế enzym GABA-transaminase, tăng nồng độ GABA
(4) Hoạt hóa receptor GABAA trước synap làm kênh Cl- mở ra
(5) Tác dụng vào receptor trước synap làm giải phóng GABA
A. (1), (3), (4)
B. (2), (3), (5)
C. (1), (3), (5)
D. (3), (4), (5)
3. Các thuốc sau đều thuộc nhóm Ức chế kênh Na+, TRỪ:
A. Phenytoin
B. Carbamazepin
C. Ethosuximid
D. Lamotrigin
4. Thuốc nào sau đây không có tác dụng Ức chế kênh Ca2+:
A. Ethosuximid
B. Carbamazepin
C. Acid valproic
D. Trimethadiol
5. Thuốc được lựa chọn điều trị Động kinh cơn nhỏ:
A. Phenytoin

Chúc các bạn thi tốt! A7K72


Hoa sen đá

B. Carbamazepin
C. Phenobarbital
D. Ethosuximid
6. Thuốc nào có thể sử dụng cho điều trị cả ĐK cục bộ, ĐK cơn lớn, ĐK cơn nhỏ
và ĐK múa giật:
A. Phenytoin
B. Phenobarbital
C. Gabapentin
D. Acid valproic
7. Các chỉ định của Carbamazein gồm:
(1) Động kinh cục bộ, Động kinh cơn lớn
(2) Đau dây TK sinh ba
(3) Loạn nhịp tim
(4) Chống rối loạn tâm thần
A. (1), (2), (3)
B. (2), (4)
C. (1), (2), (4)
D. (1), (4)
8. Các chỉ định của Phenytoin gồm:
(1) Động kinh cục bộ
(2) Loạn nhịp tim
(3) Đau dây TK sinh ba
(4) Chống rối loạn tâm thần
A. (1), (2)
B. (3), (4)
C. (1), (2), (3)
D. (3), (4)
9. Tác dụng KMM của Phenytoin gồm:
(1). RL TKTW: mất điều vận, buồn ngủ, run cơ
(2). RL tiêu hóa: chán ăn, buồn nôn..
(3). Tăng sản lợi ở lứa tuổi đang phát triển
(4). RL nội tiết: giảm ADH, giảm insulin, giảm Ca2+ máu
(5) Rối loạn tâm thần
Số phát biểu đúng:

Chúc các bạn thi tốt! A7K72


Hoa sen đá

A.2 B.3 C.4 D.5

10. Tác dụng KMM của Carbamazepin gồm:


(1) RL huyết học: giảm BC, giảm TC, bất sản dòng HC
(2) HC rebound, độc với thai nhi, dị ứng
(3) Rối loạn tâm thần
(4) Rối loạn nội tiết: giảm ADH, giảm insulin, giảm Ca2+
(5) Độc với gan
A. (1), (2), (5)
B. (1), (2), (3)
C. (2), (3), (4)
D. (3), (4), (5)
11. Chống chỉ định của Phenytoin gồm:
(1) RLCH porphyrin, thận trọng phụ nữ có thai
(2) Suy tim, suy gan, suy thận nặng
(3) Rối loạn tạo máu, suy tủy
(4) RLCH tụy
A. (1), (2)
B. (2), (3)
C. (3), (4)
D. (1), (2), (3)
12. Chống chỉ định của Carbamazepin gồm:
(1) RLCH porphyrin, thận trọng phụ nữ có thai
(2) Suy tim, suy gan, suy thận nặng
(3) Rối loạn tạo máu, suy tủy
(4) RLCH tụy
A. (1), (2)
B. (1), (3)
C. (1), (2), (3)
D. (2), (3), (4)
13. TDKMM của Acid Valproic gồm:
(1). Rối loạn TKTW: buồn ngủ, run cơ
(2). Rối loạn tiêu hóa: chán ăn, buồn nôn
(3). Rối loạn huyết học: giảm BC, giảm TC, bất sản dòng HC

Chúc các bạn thi tốt! A7K72


Hoa sen đá

(4). Độc với gan


(5) HC Rebound, độc với thai nhi
Số phát biểu đúng:
A.2 B.3 C.4 D.5
14. Acid Valproic có chống chỉ định là:
A. RLCH porphyrin
B. Suy tim, suy gan, suy thận nặng
C. Rối loạn tạo máu, suy tủy
D. RLCH tụy
15. Cơ chế tác dụng của Ethosuximide
A. Ức chế kênh Na+
B. Ức chế kênh Ca2+
C. Ức chế enzym GABA-transaminase, tăng nồng độ GABA
D. Hoạt hóa receptor GABAA sau synap làm kênh Cl- mở ra
16. TDKMM của Ethosuximide gồm:
(1) RL TKTW: nhức đầu chóng mặt, mất tập trung..
(2) RL tiêu hóa: buồn nôn, chán ăn
(3) RL huyết học: giảm BC, TC
(4) Phản ứng dị ứng miễn dịch: mề đay, Stevens- Johnson, lupus ban đỏ
Số phát biểu đúng:
A.1 B.2 C.3 D.4
17. Nguyên tắc điều trị trong động kinh:
(1) Chỉ điều trị được triêu chứng mà không điều trị được nguyên nhân
(2) Được chỉ định với bệnh nhân có nhiều hơn 2 cơn động kinh trong vòng 6
tháng- 1 năm
(3) Khởi đầu điều trị với đơn trị liệu
(4) Tránh ngừng thuốc đột ngột
(5) Ngừng thuốc sau 2- 3 năm không có cơn động kinh tái phát
Phát biểu đúng gồm:
A. (1), (2), (4), (5)
B. (2), (3), (4), (5)
C. (1), (3), (4), (5)
D. (1), (2), (3), (4), (5)

Chúc các bạn thi tốt! A7K72


Hoa sen đá

Đáp án:
1.C 4.B 7.C 10.B 13.D 16.D
2.C 5.D 8.C 11.A 14.D 17.D
3.C 6.D 9.C 12.B 15.B

*Quá trình chép lại đáp án vào bảng có thể xảy ra sai sót, mong các bạn bỏ qua nhé!

Chúc các bạn thi tốt! A7K72


Hoa sen đá

Rối loạn tâm thần


1.Các thuốc chống loạn thần có thể được phân loại theo:
A. Phân loại theo cấu trúc
B. Phân loại theo tác dụng
C. Có thể phân loại theo cả hai cách trên
D. Cả hai cách trên đều không đúng
2. Thuốc nào sau đây là dẫn chất của Phenothiazin:
A. Clopromazin
B. Haloperidol
C. Sulpirid
D. Clozapin
3. Thuốc nào sau đây là dẫn chất của Butyrophenol
A. Clopromazine
B. Haloperidol
C. Sulpiride
D. Clozapine
4. Thuốc nào sau đây là dẫn chất của Benzamid:
A. Flufenazin
B. Droperidol
C. Sulpirid
D. Risperidol
5. Thuốc nào sau đây chủ yếu được điều trị trên triệu chứng âm tính(-):
A. Clopromazin
B. Sulpirid
C. Clozapin
D. Droperidol
6. Cơ chế chung của thuốc chống loạn thần gồm:
(1) Ức chế receptor Dopamin( tác dụng mạnh nhất trên D2)
(2) Ức chế receptor Serotonin( 5HT2A)
(3) Ức chế receptor cholinergic
(4) Ức chế receptor beta-adrenergic
(5) Ức chế receptor Histamin H1
A. (1), (2), (3)
B. (1), (2), (3), (4)

Chúc các bạn thi tốt! A7K72


Hoa sen đá

C. (2), (3), (4), (5)


D. (1), (2), (3), (5)
7. Phát biểu nào đúng khi nói về Tác dụng ức chế receptor D2 :
(1) Giảm phấn khích, hoang tưởng, ảo giác, điều trị rối loạn tâm thần
(2) Có thể điều trị Parkinson
(3) Tăng tiết prolactin nên dùng được với phụ nữ cho con bú bị tắc tia sữa
(4) Có thể điều trị buồn nôn, nôn
A. (1), (2), (3)
B. (2), (3)
C. (1), (3), (4)
D. (1), (4)
8. Phát biểu nào đúng về nhóm thuốc Chống loạn thần không điển hình:
(1) Kháng serotonergic và dopaminergic
(2) Tác dụng trên các triệu chứng âm tính mạnh hơn loại cổ điển
(3) Nguy cơ hội chứng ngoại tháp cao hơn loai điển hình
(4) Tăng tiết prolactin mạnh hơn loại cổ điển
(5) Tăng TDKMM trên chuyển hóa: gây tăng cân
A. (1), (2), (3)
B. (2), (3), (4)
C. (1), (2), (5)
D. (3), (4), (5)
9. Thuốc chống loạn thần có hiệu lực cao là:
A. Clopromazin
B. Procholopenazin
C. Haloperidol
D. Thioridazine
10. Phát biểu nào SAI khi nói về tác dụng của Haloperidol:
(1) Tác dụng mạnh trên TKTV
(2) Ức chế phản xạ có điều kiện
(3) Giảm thân nhiệt do ức chế trung tâm điều nhiệt
(4) Có tác dụng giảm đau
(5) Có tác dụng giãn cơ
A. (1), (2), (4), (5)
B. (1), (2), (3)

Chúc các bạn thi tốt! A7K72


Hoa sen đá

C. (2), (3), (4), (5)


D. (1), (2), (3), (4), (5)
11. Clopromazine không có tác dụng nào sau đây:
A. Chống rối loạn tâm thần hưng cảm
B. Tác dụng lên TKTV: giãn mạch, hạ HA, giảm tiết dịch
C. Hạ thân nhiệt do ức chế trung tâm điều nhiệt
D. Ảnh hưởng mạnh đến hoạt động trí tuệ
12. Các chỉ định của Clopromazin gồm:
(1) Điều trị tâm thần hưng cảm
(2) Buồn nôn, nôn
(3) Làm thuốc tiền mê
(4) Giảm đau sau chiếu xạ ung thư
(5) Nấc, uốn ván
A. (1), (2), (3)
B. (1), (2), (4), (5)
C. (1), (2), (3), (5)
D. (2), (3), (4)
13. Chỉ định của Haloperidol không gồm:
A. Điều trị tâm thần hưng cảm
B. Buồn nôn, nôn do sử dụng hóa trị, xạ trị ung thư
C. Nấc, uốn ván
D. Giảm đau sau chiếu xạ ung thư
14. Haloperidol có các TDKMM như:
(1) Gây buồn ngủ, mệt mỏi, gây trầm cảm
(2) Gây hội chứng ngoại tháp, Parkinson
(3) Gây chứng vú to ở nam giới, giảm khả năng tình dục
(4) Gây táo bón, bí tiểu, khô miệng
A. (1), (2)
B. (1), (2), (3)
C. (2), (3), (4)
D. (2), (4)
15. Phát biểu nào đúng khi nói về TDKMM của Clopromazin:
(1) Gây buồn ngủ, mệt mỏi, trầm cảm
(2) Gây hội chứng ngoại tháp, Parkinson

Chúc các bạn thi tốt! A7K72


Hoa sen đá

(3) Ít gây TDKMM trên TKTV


(4) Gây tăng tiết sữa, chứng vú to ở nam giới

A. (1), (2)
B. (2), (4)
C. (2), (3), (4)
D. (1), (2), (4)
16.Phát biểu nào đúng khi nói về CCĐ của Clopromazine
(1) Ngộ độc thuốc ức chế TKTW: rượu, thuốc ngủ, opioid
(2) Rối loạn tạo máu, giảm bạch cầu hạt
(3) Rối loạn chuyển hóa porphyrin
(4) Giống CCĐ của atropin
A. (1), (2)
B. (1), (2), (3)
C. (2), (4)
D. (1), (2), (4)
17. Phát biểu nào sai khi nói về CCĐ của Haloperidol:
A. Ngộ độc thuốc ức chế TKTW: rượu, thuốc ngủ, opiod
B. RLCH porphyrin
C. Bệnh Parkinson
D. Đang dùng Levodopa
E. Tăng nhãn áp, liệt ruột
18. Phát biểu nào sau đây về Sulpirid là đúng:
(1) Là thuốc chống rối loạn tâm thần lưỡng cực
(2) Ở liều thấp <600mg có tác dụng chống trầm cảm
(3) Ở liều cao >600mg có tác dụng chống hưng cảm
(4) Cơ chế tác dụng: ức chế khôn g chọn lọc D2 ở não
A. (1), (2)
B. (2), (3)
C. (1), (2), (3)
D. (1), (3), (4)
19. Cho các phát biểu sau đây về Clozapin. Số phát biểu đúng:
(1) Cơ chế tác dung: cả secotonin và dopamin receptor
(2) Ít TDKMM trên ngoại tháp hơn

Chúc các bạn thi tốt! A7K72


Hoa sen đá

(3) TDKMM làm tăng nguy cơ động kinh


(4) TDKMM gây RLCH: tăng cân
(5) TDKMM gây mất bạch cầu hạt
A. 2 B. 3 C. 4 D. 5
20. Cơ chế tác dụng của thuốc chống trầm cảm là:
A. Ức chế monoamin oxydase (IMAO)
B. Chống trầm cảm ba vòng
C. Ức chế thu hồi chọn lọc Serotonin
D. Cả ba đáp án trên
21. Trên lâm sàng, thứ tự ưu tiên khi lựa chọn thuốc chống trầm cảm là:
(1) Ức chế MAO chọn lọc
(2) Ức chế MAO không chọn lọc
(3) Ức chế thu hồi chọn lọc Serotonin
(4) Chống trầm cảm ba vòng
A. (1) > (2) > (3) > (4)
B. (2) > (1) > (3) > (4)
C. (3) > (4) > (1) > (2)
D. (3) > (4) > (2) > (1)
22. Cho các phát biểu sau:
(1) Các thuốc ức chế MAO làm tăng nồng độ các monoamin cải thiện trầm cảm
(2) Các thuốc ức chế MAO chọn lọc là tác dụng lên MAOB
(3) Các thuốc chống trầm cảm ba vòng chỉ ức chế thu hồi noradrenalin
(4) Các thuốc ức chế chọn lọc thu hồi Serotonin có nhiều TDKMM
Phát biểu đúng là:
A. (1)
B. (2), (3)
C. (1), (3), (4)
D. (3), (4)
23. Cho các phát biểu sau:
(1) Tác dụng của thuốc IMAO làm giảm các chất trung gian hóa học ở cả trung
ương và ngoại vi
(2) Các thuốc IMAO có tác dụng giãn mạch, hạ HA nên được dùng trong điều trị
(3) Các thuốc IMAO ít gây TDKMM nên được sử dụng rộng rãi

Chúc các bạn thi tốt! A7K72


Hoa sen đá

(4) Các thuốc IMAO tương tác với nhiều loại thuốc, thức ăn nên dễ gây độc với cơ
thể.
Số phát biểu đúng là:
A.1 B.2 C.3 D.4

24.Cho các phát biểu sau:


(1) TDKMM của IMAO không chọn lọc trên gan là ADR type A
(2) Bệnh tim mạch là một CCĐ của IMAO không chọn lọc
(3) Bệnh động kinh một CCĐ của IMAO không chọn lọc
(4) Các thuốc IMAO không chọn lọc có phản ứng Cheese
Phát biểu đúng là:
A. (1), (2), (3)
B. (1), (3), (4)
C. (2), (3), (4)
D. (1), (2), (4)
25. Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về sự tương tác thuốc của IMAO
không chọn lọc:
A. Có thể sử dụng cùng thuốc chống trầm cảm ba vòng để tăng cường tác dụng
B. Có thể sử dụng cùng thuốc chống trầm cảm ức chế thu hồi chọn lọc serotonin
C. Không sử dụng cùng thuốc cường giao cảm
D. Có thể sử dụng cùng các thức ăn như phô mai, chuối để giảm TDKMM
26. Phát biểu nào đúng khi nói về thuốc chống trầm cảm ba vòng:
(1) Ức chế thu hồi cả noradrenalin và serotonin nên có tác dụng chống trầm cảm
(2) Ở liều thấp, gây cường giao cảm, tăng nhịp tim, tăng huyết áp
(3) Ở liều cao, thuốc gây hủy alpha- adrenergic làm giãn mạch, hạ huyết áp
(4) Ức chế hệ Muscarinic giãn đồng tử, giảm tiết dịch
A. (1), (2)
B. (2), (4)
C. (1), (2), (3)
D. (1), (2), (3), (4)
27. Phát biểu nào đúng khi nói về thuốc chống trầm cảm ba vòng:
(1) Có chỉ định là đái dầm ở trẻ trên 6 tuổi và người lớn
(2) Gây rối loạn thần kinh và tâm thần: hoang tưởng, ảo giác… khi mới điều trị

Chúc các bạn thi tốt! A7K72


Hoa sen đá

(3) TDKMM làm tăng chuyển hóa: thèm ăn, tăng cân
(4) Rối loạn nội tiết, giảm khả năng tình dục
A. (1), (2), (3)
B. (2), (3)
C. (2), (3), (4)
D. (1), (2), (3), (4)

Đáp án:
1.C 6.D 11.D 16.D 21.C 26.D
2.A 7.D 12.C 17.E 22.A 27.D
3.B 8.C 13.C 18.C 23.A
4.C 9.C 14.B 19.D 24.C
5.C 10.B 15.D 20.D 25.C
*Quá trình chép lại đáp án vào bảng có thể xảy ra sai sót, mong các bạn bỏ qua nhé!

Chúc các bạn thi tốt! A7K72

You might also like