You are on page 1of 9

THUỐC HEN PHẾ QUẢN

1.Thuốc nào sau đây có tác dụng cắt cơn hen?

A. Salmeterol C. Salbutamol

B.Budesonid D.Formoterol

2.Thuốc nào sau đây có tác dụng giãn phế quản kéo dài ?

A. Salmeterol B. Budesonid C.Salbutamol D.Ipratropium

3.Tại sao trong điều trị hen phế quản, corticoid lại ưu tiên sử dụng đường hít?

A. Đạt tác dụng tại chỗ nhanh

B. Giảm được TDKMM do giảm hấp thu vào tuần hoàn chung

C. A và B đều sai

D. A và B đều đúng

4. Mục đích sử dụng các thuốc β2 agonist tác dụng ngắn ( SABA) trong điều trị hen phế
quản?

(1) Giảm nhanh triệu chứng trong hen cấp

(2) Chống viêm ngăn tái phát

(3)Tác dụng giãn phế quản kéo dài

A. Chỉ (1) đúng C. (2) và (3) đúng

B. (1) và (2) đúng D. (1),(2),(3) đều đúng

5. Tác dụng giãn phế quản của salbutamol là do kích thích receptor nào?

A. α1 B.β1 C.β2 D.β3

6.Thuốc nào có tác dụng điều trị triệt để hen phế quản?

A. Nhóm β2 agonist tác dụng ngắn C. Corticoid

B. Nhóm β2 agonist tác dụng dài D. Không có thuốc nào

7. Mục đích sử dụng các thuốc β2 agonist tác dụng dài ( LABA) trong điều trị hen phế
quản?

(1) Giảm nhanh triệu chứng trong hen cấp

(2) Chống viêm ngăn tái phát

(3)Tác dụng giãn phế quản kéo dài

A. Chỉ (1) đúng C. Chỉ (3) đúng


B. Chỉ (2) đúng D. (1),(2),(3) đều đúng

8. Mục đích sử dụng các thuốc corticoid hít trong điều trị hen phế quản?

(1) Giảm nhanh triệu chứng trong hen cấp

(2) Chống viêm ngăn tái phát

(3)Tác dụng giãn phế quản kéo dài

A. Chỉ (1) đúng C. Chỉ (3) đúng

B. Chỉ (2) đúng D. (1),(2),(3) đều đúng

9.Cơ chế tác dụng giãn phế quản của theophylin?

A. Ức chế adenosin ngoại bào (là chất gây co thắt phế quản) => giãn phế quản

B.Ức chế enzym phosphodiesterase, làm AMP vòng không thoái hóa => giãn cơ trơn PQ

C.A và B đều đúng

D. A và B đều sai

10. Cho các thuốc sau, thuốc nào có tác dụng cắt cơn trong hen phế quản:

(1) Salbutamol (2) Ipratropium bromid (3)Terbutalin (4)Montelukast

A. (1) B. (1),(2) C.(1),(2),(3) D.(1),(2),(3), (4)

11. Lưu ý khi sử dụng corticoid đường hít?

A. Cần súc miệng ngay sau khi sử dụng để tránh gây loét ở miệng

B. Cần súc miệng ngay sau khi sử dụng để tránh gây nấm ở miệng

C. Sử dụng trước khi ăn 30 phút

D. Sử dụng sau ăn 30 phút

12.Cho các TDKMM sau đây, TDKMM nào do các thuốc cường β2

(1) Tăng nhãn áp (2) Loạn nhịp, tăng huyết áp (3) Nhiễm nấm canida ở miệng
(4) Lợi tiểu

A. (1) B. (1),(2) C.(1),(2),(3) D.(1),(2),(3), (4)

13. Tại sao các LABA lại có tác dụng kéo dài hơn các SABA?

A. Vì các LABA có tính tán trong lipid cao và khả năng gắn vào receptor mạnh hơn nên
thời gian tác dụng kéo dài hơn

B. Vì các SABA có tính tán trong lipid cao và khả năng gắn vào receptor mạnh hơn nên
thời gian tác dụng kéo ngắn hơn
C. Vì LABA là các thuốc tổng hợp toàn phần

D. Vì LABA là các thuốc bán tổng hợp

14. Khi bệnh nhân bị lên cơn hen cấp, ưu tiên sử dụng thuốc nào sau đây cho bệnh nhân
để cắt cơn hen?

A. Salbutamol C. Budesonid

B. SalmeterolD.Theophylin

15. Thuốc nào có tác dụng chống viêm ?

A. Salmeterol C.Salbutamol

B. Budesonid D.Ipratropium

16. Cho các thuốc sau, thuốc nào có tác dụng kéo dài?

A. Salbutamol C. Terbutalin

B. Fenoterol D. Salmeterol

17. Cho các thuốc sau, thuốc nào có tác dụng ngắn?

A. Salbutamol C. Theophylin SR

B. Formoterol D. Salmeterol

18. Các corticoid nào được dùng để kiểm soát hen bằng đường hít ?

A. Prednison C. Predsnisolon

B. Methylpredsinolon D.Fluticason

19. Cơ chế gây giãn phế quản của các thuốc thuộc nhóm anti-cholinergic?

A. Cạnh tranh với acetylcholin, ngăn cản sự gắn acetylcholin vào receptor muscarinic =>
làm giảm trương lực cơ => giãn phế quản

B. Tăng tổng hợp AMPv => giãn cơ trơn khí phế quản

C. Ức chế adenosin ngoại bào (là chất gây co thắt phế quản) => giãn phế quản

D.Ức chế enzym phosphodiesterase, làm AMP vòng không thoái hóa => giãn cơ trơn PQ

20. Cơ chế gây giãn phế quản của các thuốc thuộc nhóm β2-agonist?

A. Cạnh tranh với acetylcholin, ngăn cản sự gắn acetylcholin vào receptor muscarinic =>
làm giảm trương lực cơ => giãn phế quản

B. Tăng tổng hợp AMPv => giãn cơ trơn khí phế quản

C. Ức chế adenosin ngoại bào (là chất gây co thắt phế quản) => giãn phế quản
D. Ức chế enzym phosphodiesterase, làm AMP vòng không thoái hóa => giãn cơ trơn PQ

21. Salbutamol gây giãn phế quản theo cơ chế nào?

A. Kích thích β1 C. Ức chế β1

B. Kích thích β2 D. Ức chế β2

22. Nhận định nào sau đây là đúng về thời gian khởi phát giữa salbutamol và salmeterol?

A. Salbutamol và Salmeterol khởi phát tác dụng nhanh

B. Salbutamol và Salmeterol khởi phát tác dụng nhanh

C. Salbutamol khởi phát tác dụng nhanh, Salmeterol khởi phát tác dụng chậm

D. Salbutamol khởi phát tác dụng chậm, Salmeterol khởi phát tác dụng nhanh

23. Nhận định vào sau đây đúng về Salbutamol?

A. Salbutamol khởi phát tác dụng chậm

B. Salbutamol giảm co thắt KPQ trong giai đoạn cấp

C. Salbutamol giảm co thắt KPQ trong giai đoạn sau

D. A và C đúng

24. Tác dụng nào sau đây KHÔNG phải là tác dụng không mong muốn của salbutamol?

A. Giãn phế quản C. Đánh trống ngực

B. Run cơ D. Nhịp tim nhanh

25. KHÔNG được dùng salbutamol cho những bệnh nhân nào?

A. Dọa đẻ non C.Suy mạch vành

B. Hạ Huyết áp D.COPD

26. Salbutamol thải trừ chủ yếu qua đâu?

A. Gan C. Da

B. Nước tiểu và phân D. Không thải trừ

27. Đối với bệnh nhân đái thóa đường cần lưu ý gì khi sử dụng salbutamol?

A. Cần phải theo dõi chặt chẽ đường huyết, vì salbutamol làm tăng đường huyết

B. Cần phải theo dõi chặt chẽ đường huyết, vì salbutamol làm giảm đường huyết

C. Không cần theo dõi vì không ảnh hưởng

D. Chống chỉ định dùng Salbutamol


28. Dùng lâu salbutamol sẽ xảy ra hiện tượng nào?

A. Mất tác dụng C. Tích tụ thuốc trong cơ thể

B. Quen thuốc D. cả 3 đều đúng

29. Cơ chế giãn phế quản của salbutamol?

A. Cạnh tranh với acetylcholin, ngăn cản sự gắn acetylcholin vào receptor muscarinic =>
làm giảm trương lực cơ => giãn phế quản

B. Tăng tổng hợp AMPv => giãn cơ trơn khí phế quản

C. Ức chế adenosin ngoại bào (là chất gây co thắt phế quản) => giãn phế quản

D.Ức chế enzym phosphodiesterase, làm AMP vòng không thoái hóa => giãn cơ trơn PQ

30. Tác dụng gây run cơ của salbutamol là do?

A. Kích thích β1 C. Kích thích β3

B. Kích thích β2 D. Cả 3 phương án

31. Tỷ lệ liên kết protein huyết tương của salbutamol?

A. Cao B. Trung bình C. Thấp D. Rất thấp


(Theo nghiên cứu bào chế viên nén salbutamol: rất thấp khoảng 5%, chủ yếu ở dạng tự do

32. Thuốc nào trong các thuốc sau đây kích thích không chọn lọc β?

A. Isoproterenol C. Terbutaline

B. Salbutamol D. Salmeterol

33. Để giảm thiệu hiện tượng quen thuốc ( điều hòa xuống receptor) cần phối hợp
salbutamol với:

A. Terbutalin C.Salmeterol

B. Corticoid D. theophylin

34. Tác dụng phụ của salbutamol?

A. run cơ, căng thẳng,tim đập nhanh, giảm kali máu nghiêm trọng,…

B. Run cơ,căng thẳng, tim đập chậm, giảm kali máu nghiêm trọng…

C. Run cơ, căng thẳng, tim đập nhanh, tăng kali máu nghiêm trọng…

D. Run cơ, căng thẳng, tim đập chậm, tăng kali máu nghiêm trọng….

35. Biệt dược nào không phải của salbutamol?

A.Volmax C. Ventolin
B. Albuterol D.Bisolvon

36. Các chỉ định của salbutamol?

A. Giản phế quản C. Điều trị huyết áp

B. Dọa đẻ non D. A và B

37. Trong các thuốc sau đây, thuốc nào KHÔNG có thể dùng đường uống?

A.Isoproterenol C.Pirbuterol

B.SalbutamolD.Terbutalin

38. Thuốc nào sau đây có tác dụng kéo dài?

A. Salbutamol C.Isoproterenol

B.Formeterol D.Terbutalin

39. Thuốc nào sau đây có tính chọn lọc trên β khác với các thuốc còn lại?

A. Salbutamol C. Salmeterol

B. Terbutalin D. Isoproterenol

40. Không sử dụng salbutamol cùng với thuốc nào sau đây?

A. Vitamin C C. Propranolol

B. Budesonid D. Không có tương tác

41. Sắp xếp đúng các bước sử dụng bình xịt định liều Ventolin?

(1) Giữ bình xịt theo hướng thẳng đứng. Lắc bình từ 3-5 lần

(2) Hít vào chậm sâu, đồng thời ấn bình xịt

(3) Thở ra chậm ( tránh thở vào miệng ống)

(4) Tháo lắp bình

(5)Giữ bình xịt thẳng, ngậm kín miệng ống

(6) Nín thở khoảng 10s, sau đó từ từ thở ra. Nếu cần xịt nhát tiếp theo, đợi ít nhất 10
phút, lắc bình xịt và nặp lại các bước trên

A. (1),(2),(3),(4),(5),(6) B.(1),(4),(3),(5),(2),(6)

C.(1),(4),(3),(2),(5),(6) D. (1),(4),(3),(5),(6),(2)

42. Khi hướng dẫn sử dụng dụng cụ hít có chứa corticoid, cần phải nhắc bệnh nhân chú ý
điều gì?

A. Chỉ xịt sau khi đã súc miệng


B. Súc miệng ngay sau khi xịt

C. Xịt sau khi đã ăn

D.Xịt trước khi ăn

43. Biện pháp không dùng thuốc trong điều trị hen phế quản?

A. Hút thuốc lá C. Tăng cường tập thể dục

B. Bổ sung chất béo D. Hạn chế muối

44. Nhận định nào sau đây là đúng?

A. Khuyên bệnh nhân nên mang theo Vetolin bên người để sử dụng ngay khi khó thở

B. Khuyên bệnh nhân mang theo kẹo ngọt để tránh hạ đường huyết

C. Khuyên bệnh nhân nên vận động mạnh

D. Khuyên bệnh nhân sử dụng ventolin 1 giờ/ lần, kể cả khi ko khó thở

45. Ventolin có sử dụng được cho phụ nữ có thai không?

A. Có, sử dụng rất an toàn

B. Không, gây độc tính cho thai nhi

C. Sử dụng trong trường hợp dọa đẻ non

D. Có, rất có lợi cho thai nhi

46. Nhận định nào sau đây là SAI?

A. Salbutamol được dùng trong điều trị dọa đẻ non

B. Sabutamol an toàn với phụ nữ có thai

C. Salbutmol có thể tiết được qua sữa mẹ

D.Salbutamol là thuốc kích thích β2

47. Các dấu hiệu quá liều có thể có của salbutamol

A. Run cơ C. Nhiễm acid lactic

B. Hạ kali máu D. Cả 3 phương án

48. Tại sao phải nín thở khoảng 10s sau khi sử dụng bình xịt định liều Ventolin?

A. Không có ý nghĩa gì

B. Để thuốc có thời gian đi vào phế nang, tránh mất thuốc


C. Để thuốc bám vào khoang miệng, để nhiều thuốc qua đường tiêu hóa, cho tác dụng
toàn thân

D. Mất 10s để thuốc giải phóng ra khỏi bình xịt

49. Nhận định nào sau đây là đúng về việc sử dụng ventolin?

A. Hít vào chậm sâu, đồng thời ấn bình xịt

B. Hít vào nhanh và sâu, đồng thời ấn bình xịt

C. Hít vào chậm sâu, sau đó 10s ấn bình xịt

D. Hít vào nhanh và sâu, sau đó 10s ấn bình xịt

50. Nhận định nào sau đây là đúng?

A. Nín thở khoảng 10s, sau đó thở mạnh

B. Nín thở khoảng 10s, sau đó từ từ thở ra

C. Không cần nín thở, từ từ thở ra

D. Không cần nín thở, thở mạnh ra

1. Salbutamol kích thích chọn lọc trên...?

2. Cơ chế salbutamol ...

3. Salbutamol làm

● giãn Cơ trơn khí phế quản

● giãn Tử cung

● giãn Mạch máu

● Kích thích cơ trơn

● Kích thích cơ vân

● Giãn cơ vân

4. Chỉ định salbutamol

● Doạ đẻ non

● Hen phế quản

5. Dùng salbutamol kéo dài gây quen thuốc?b


1.C 2.A 3.D 4.A 5.C 6.D 7.C 8.B 9.C 10.C

11.B 12.B 13.A 14.A 15.B 16.D 17.A 18.D 19.A 20.B

21.B 22.C 23.B 24.A 25.C 26.B 27.A 28.B 29.B 30.C

31.D 32.A 33.B 34.A 35.D 36.D 37.A 38.B 39.D 40.C

41.B 42.B 43.C 44.A 45.C 46.B 47.D 48.B 49.A 50.B

You might also like