You are on page 1of 20

ÔN TẬP DƯỢC LÝ

Câu 1 : Các phát biểu đúng về bệnh cao huyết áp:


A. Là một bệnh phổ biến trên thế giới và Việt Nam
B. Dẫn đến nhồi máu cơ tim, suy tim và đột quỵ
C. Liên quan đến rối loạn chuyển hóa lipid
D. Tất cả đều đúng
Câu 2 : Theo hướng dẫn điều trị cao huyết áp của Bộ y tế ban hành năm 2010, cao huyết áp
được định nghĩa là:
A. Huyết áp tâm thu ≥ 140 và huyết áp tâm trương ≥ 90
B. Huyết áp tâm thu ≥ 140 và/ hoặc huyết áp tâm trương ≥ 90
C. Huyết áp tâm thu ≥ 140 hoặc huyết áp tâm trương ≤ 90
D. Huyết áp tâm thu ≥ 140 và huyết áp tâm trương ≥ 100
Câu 3 : Các cách làm giảm huyết áp không dùng thuốc, ngoại trừ:
A. Tập thể dục B. Tiết chế uống rượu
C. Giảm muối trong khẩu phần ăn D. Bổ sung thêm mỡ trong khẩu phần ăn
Câu 4 :Thuốc trị cao huyết áp có tác dụng phụ ho trên 10% bệnh nhân:
A. Captopril B. Losartan C. Hydroclorothiazi D. Furosemid
Câu 5 : Chỉ định của captopril:
A. Trị tăng huyết áp B. Trị đau thắt ngực
C. Trị phù D. Trị ho
Câu 6 : Cách dùng captopril:
A. Uống trước bữa ăn 1 giờ B. Uống sau bữa ăn 1 giờ
C. Uống sau bữa ăn 4 giờ D. Uống trước bữa ăn 4 giờ
Câu 7 : Thuốc trị cao huyết áp chỉ định cho bệnh nhân cao huyết áp có kèm suy tim:
A. Captopril B. Enalapri C. Isosorbid dinitra D. Cả A và B đúng
Câu 8 : Thuốc isosorbid dinitrat chủ yếu trị:
A. Tăng huyết áp B. Đau thắt ngực C. Nhồi máu cơ tim D. Lợi tiểu
Câu 9 : Thuốc trị cao huyết áp cho phụ nữ mang thai:
A. Captopril B. Enalapril C. Furosemid D. Tất cả đều sai
Câu 10 : Các phát biểu đúng về thuốc lợi tiểu, ngoại trừ:
A. Hữu ích trong chứng tăng huyết áp nhờ thải muối và nước
B. Có thể sử dụng đơn trị liệu
C. Thích hợp sử dụng cho người lớn tuổi
D. Thích hợp cho phụ nữ mang thai và cho con bú
Câu 11 : Thuốc kháng dị ứng có tác dụng an thần:
A. Diphenhydramin B. Cetirizin C. Dimenhydrinat D. Cả A và C đúng
Câu 12 : Thuốc kháng dị ứng thế hệ cũ có ít tác dụng an thần:
A. Chlopheniramin B. Promethazin C. Dexchlopheniramin D. Cả A và C đúng
Câu 13 : Thuốc kháng dị ứng dùng trong say tàu xe và trị ho:
A. Chlopheniramin B. Diphenhydramin
C. Cetirizin D. Loratadin
Câu 14 :Thuốc kháng dị ứng thế hệ mới không gây buồn ngủ:
A. Meclizin B. Diphenhydramin C. Promethazin D. Fexofenadin
Câu 15 : Thuốc kháng dị ứng thế hệ mới, ngoại trừ:
A. Cetirizin B. Loratadin C. Desloratadin D. Chlopheniramin
Câu 16 : Thuốc kháng dị ứng uống 1 lần/ngày:
A. Chlopheniramin B. Cetirizin C. Diphenhydramin D. Hydroxyzin
Câu 17 : Thuốc kháng dị ứng ngoài tác dụng an thần mạnh còn có tác dụng chống say tàu xe
và gây tê tại chỗ:
A. Promethazin B. Diphenhydramin C. Ketotifen D. Alimemazin
Câu 18 : Các phát biểu về thuốc kháng dị ứng:
A. Thế hệ cổ điển gây ngủ và uống nhiều lần trong ngày
B. Thế hệ mới không gây ngủ và có thể uống 1 lần/ngày
C. Thế hệ cũ còn dùng để chống say tàu xe
D. Tất cả đều đúng
Câu 19 : Fexofenadin là thuốc:
A. Kháng dị ứng gây ngủ B. Kháng dị ứng không gây ngủ
C. Trị tăng huyết áp D. Trị rối loạn giấc ngủ
Câu 20 : Thuốc kháng dị ứng không gây ngủ không còn sử dụng trên lâm sàng:
A. Astemizol B. Cetirizin C. Loratadin D. Desloratadin
Câu 21 :Acetylcystein được chỉ định trong trường hợp:
A. Ngộ độc paracetamol B. Ngộ độc cyanid
C. MetHb D. Ngộ độc kim loại nặng
Câu 22 : Thuốc sau đây không có tác dụng giảm đau nhưng có tác dụng kháng viêm:
A. Floctafenin B. Diclofenac C. Nimesulid D. Aspirin
Câu 23: Thuốc có tác dụng phòng và chữa bệnh huyết khối tĩnh mạch là:
A. Andol B. Aspirin C. Metacen D. Paracetamol
Câu 24 : Độc tính của paracetamol:
A. Độc trên máu B. Độc trên gan C. Suy hô hấp D. Độc trên tai
Câu 25 : Dẫn chất oxicam gồm các dẫn chất sau:
A. Aspirin B. Meloxicam C. Phenylbutazol D. Floctafenin
Câu 26 : Dẫn chất oxicam gồm các dẫn chất sau:
A. Phenylbutazol B. Floctafenin C. Piroxicam D. Aspirine
Câu 27 : Dẫn chất acid salicylic gồm các dẫn chất sau:
A. Aspirin B. Phenylbutazol C. Floctafenin D. Meloxicam
Câu 28 : Dẫn chất acid propionic gồm các dẫn chất sau:
A. Phenylbutazol B. Ibuprofen C. Floctafenin D. Meloxicam
Câu 29 :Các thuốc sau thuốc nào ức chế chuyên biệt trên COX2 nhiều hơn COX1:
A. Phenylbutazol B. Ibuprofen C. Floctafenin D. Meloxicam
Câu 30 :Các thuốc sau thuốc nào ức chế chuyên biệt trên COX2 với tỉ lệ nhiều hơn COX1:
A. Phenylbutazol B. Ibuprofen C. Floctafenin D. Celecoxib
Câu 31 : Các thuốc sau thuốc nào ức chế chuyên biệt trên COX2 với tỉ lệ tương đương COX1:
A. Phenylbutazol B. Ibuprofen C. Meloxicam D. Celecoxib
Câu 32 :Tên khác của paracetamol là:
A. Acetaminophen B. Acelofenac C. Indol D. Panadol
Câu 33 :Chống chỉ định của NSAIDs:
A. Loét dạ dày tá tràng; suy tế bào gan, thận
B. Suy yếu hệ thống phòng vệ; loét dạ dày tá tràng
C. Suy yếu hệ thống phòng vệ; phụ nữ có thai
D. Suy yếu hệ thống phòng vệ; suy tế bào gan
Câu 34 :Các dạng phối hợp của paracetamol với các chất nào sau đây tăng tác dụng giảm đau:
A. Paracetamol + Ibuprofen B. Paracetamol + Vitamin C
C. Paracetamol + Diclofenac D. Paracetamol + Acid ascorbic
Câu 35 : Thuốc kháng viêm có liên quan đến ức chế enzym COX-1 và COX-2 là:
A. Các chất enzym B. Glucocorticoid
C. Các NSAIDs D. Các NSAIDs và glucocorticoid
Câu 36 :Thuốc kháng viêm sau đây có liên quan đến ức chế enzym COX-1 và COX-2, ngoại
trừ:
A. Aspirin B. Glucocorticoid C. Indomethacin D. Celecoxib
Câu 37 : Tác dụng phụ nguy hiểm có thể gặp trong quá trình sử dụng NSAIDs cho phụ nữ có
thai là:
A. Loét dạ dày tá tràng B. Làm biến đổi tuần hoàn tim phổi thai nhi
C. Suy gan D. Suy thận
Câu 38 :Điều nào không phải là ưu điểm của paracetamol so với aspirin:
A. Không làm thay đổi thời gian chảy máu B. Hoạt tính kháng viêm cao hơn
C. Không gây kích ứng dạ dày D. Ít khi dị ứng so với aspirin
Câu 39 : Thuốc chống lao: (H) là ký hiệu của thuốc:
A. Isoniazide B. Rifampicin C. Pyrazinamide D. Ethambutol
Câu 40 : PZA là tên thường gọi của:
A. Isoniazide B. Rifampicin C. Pyrazinamide D. Ethambutol
Câu 41 :Thuốc chống lao: Rimifon là tên thường gọi của:A
A. Isoniazide B. Rifampicin C. Pyrazinamide D. Ethambutol
Câu 42 : Ức chế tổng hợp ARN của vi khuẩn:
A. Isoniazide B. Rifampicin C. Pyrazinamide D. Ethambutol
Câu 43 : Rối loạn thần kinh thị giác, giảm thị lực, là tác dụng phụ của:
A. Isoniazide B. Rifampicin C. Pyrazinamide D. Ethambutol
Câu 44 : Đặc điểm chung của thuốc chống lao là gây độc với:
A. Gan B. Thận C. Da D. Thính giác
Câu 45 : Dapson là thuốc điều trị:C
A. Phong B. Sốt rét C. Cả hai đúng D. Cả hai sai
Câu 46 : Clofazimin là thuốc điều trị:A
A. Phong B. Sốt rét C. Cả hai đúng D. Cả hai sai
Câu 47 : Thuốc ho dùng được cho trẻ em < 5 tuổi:
A. Terpin codein B. Noscapin C. Dextromethorphan D. Bromhexin
Câu 48 : Thuốc ho có tính gây nghiện:
A. Terpin codein B. Noscapin C. Dextromethorphan D. Bromhexin
Câu 49 : Thuốc ho có tính giảm đau nhẹ:
A. Terpin codein B. Noscapin C. Dextromethorphan D. Acetylcystein
Câu 50 : Ngoài tác dụng chống ho, thuốc này còn dùng để giải độc paracetamol:
A. Terpin codein B. Noscapin C. Dextromethorphan D. Acetylcystein
Câu 51 : Thuốc chữa hen làm tăng nhịp tim, lợi tiểu:
A. Bromhexin B. Theophyllin C. Aminophyllin D. Salbutamol
Câu 52 : Thuốc nào có công thức gồm theophyllin và etylendiamin:
A. Bromhexin B. Theophyllin C. Aminophyllin D. Salbutamol
Câu 53 : Thuốc chữa hen có tác dụng giãn cơ trơn tử cung:
A. Bromhexin B. Theophyllin C. Aminophyllin D. Salbutamol
Câu 54 : Thuốc mê là:
A. Thuốc ức chế thần kinh trung ương B. Gây mất ý thức
C. Gây mất cảm giác D. Tất cả đều đúng
Câu 55 : Tác dụng của thuốc mê:
A. Có 2 giai đoạn B. Có 3 giai đoạn C. Có 4 giai đoạn D. Có 5 giai đoạn
Câu 56 : Giai đoạn tác dụng của thuốc mê thích hợp nhất cho phẫu thuật là:
A. Giai đoạn 1 B. Giai đoạn 2 C. Giai đoạn 3 D. Tất cả sai
Câu 57 : Các tai biến trên hô hấp của thuốc mê là:
A. Co thắt thanh quản B. Tăng thoái hóa cơ
C. Ngất do ngừng tim D. Tất cả đều đúng
Câu 58 : Các tai biến trên hô hấp của thuốc mê là:
A. Ngừng tim B. Rung thất C. Dị ứng D. A và B đúng
Câu 59 : Thuốc sau đây được sử dụng làm thuốc tiền mê:
A. Paracetamol B. Diazepam C. Atropin D. B và C đúng
Câu 60 : Trong gây mê phối hợp không dùng 2 loại thuốc sau:
A. An thần – giảm đau ngoại biên B. An thần – giảm đau trung ương
C. An thần – giảm co thắt cơ trơn D. A và C đúng
Câu 61 : Halothan không sử dụng bằng đường sau đây:
A. Hô hấp B. IM C. IV D. B và C Đúng
Câu 62 : Sử dụng halothan, thường bệnh nhân tỉnh lại sau:A
A. 30 phút B. 60 phút C. 120 phút D. 180 phút
Câu 63 : Chống chỉ định của halothan:
A. Sốt vàng da không rõ nguyên nhân B. Suy tim, gan, thận
C. Hạ huyết áp D. Tất cả đều đúng
Câu 64 : Procain có tên biệt dược là:
A. Novocain B. Xylocain C. Solcain D. Tất cả sai
Câu 65 : Tác dụng của procain:D
A. Gây tê tiêm thấm B. Gây tê vùng C. Gây tê tủy sống D. Tất cả đều đúng
Câu 66 : Procain không có tác dụng nào sau đây:
A. Chống tăng huyết áp B. Gây tê C. Chống lão suy D. Tất cả đều đúng
Câu 67 : Lidocain có tên biệt dược là:
A. Novocain B. Syncain C. Xylocain D. Tất cả đều đúng
Câu 68 : Tác dụng sau đây không phải của lidocain:
A. Dẫn truyền tốt B. Gây tê bề mặt tốt
C. Gây tê màng cứng tốt D. Tất cả đều đúng
Câu 69 : Ngoài tác dụng gây tê, lidocain còn:
A. Chống tăng huyết áp B. Hạ sốt
C. Chống lão suy D. Chống loạn nhịp tim
Câu 70 : Lidocain khi phối hợp với adrenalin sẽ gây:
A. Hiệu lực tăng gấp 2-3 lần B. Tăng độc tính
C. Giảm độc tính D. A và C đúng
Câu 71 : Chống chỉ định của lidocain:
A. Block nhĩ thất B. Nhiễm khuẩn nặng C. Suy cơ tim nặng D. Tất cả đúng
Câu 72 : Thuốc sau đây chỉ có tác dụng gây tê bề mặt:
A. Ethyl chlorid B. Kelene C. Chloraethyl D. Tất cả đều đúng
Câu 73 : Thuốc nhỏ mắt có tác dụng:
A. Tại chỗ B. Toàn thân C. Không chọn lọc D. Tất cả sai
Câu 74 : Cơn sốt rét điển hình có trình tự là:
A. Nóng → rét → vã mồ hôi B. Nóng → vã mồ hôi → rét
C. Rét → nóng → vã mồ hôi D. Vã mồ hôi → nóng → rét
Câu 75 : Thuốc sốt rét có thể chỉ định cho phụ nữ có thai:
A. Cloroquin B. Halofantrin C. Fansidar D. Quinin
Câu 76 : Để diệt giao bào của falciparum (tránh lây lan) người ta sử dụng thuốc:
A. Cloroquin B. Primaquin C. Quinin D. Falsidar
Câu 77 : Dự phòng sốt rét có thể sử dụng các thuốc này, ngoại trừ:
A. Falsidar B. Mefloquin C. Cloroquin D. Quinin
Câu 78 : Thuốc này còn được dùng để diệt amíp ở gan, trong viêm đa khớp dạng thấp, lupus
ban đỏ:
A. Artemisinin B. Cloroquin C. Mefloquin D. Quinin
Câu 79 : Thuốc sốt rét có tác dụng diệt lỵ amip ở gan:
A. Quinin B. Cloroquin C. Fansidar D. Artesunat
Câu 80 : Artesunat có dạng dùng nào sau đây:
A. Uống B. Tiêm C. Đặt hậu môn D. Tất cả đúng
Câu 81 : Quinin có tác dụng trên:
A. Ký sinh trùng B. Vi khuẩn C. Virus D. Nấm
Câu 82 : Ở Việt Nam, ký sinh trùng gây sốt rét chiếm tỷ lệ cao nhất là:
A. Plasmodium malariae B. Plasmodium falciparum
C. Plasmodium ovale D. Plasmodium vivax
Câu 83 : Chu kỳ của ký sinh trùng sốt rét gồm:
A. Chu kỳ sinh sản vô tính ở muỗi, chu kỳ sinh sản hữu tính ở người
B. Chu kỳ sinh sản hữu tính ở muỗi, chu kỳ sinh sản vô tính ở người
C. A, B đúng
D. A, B sai
Câu 84 : Thuốc sốt rét có thể chỉ định cho phụ nữ có thai:
A. Cloroquin B. Halofantrin C. Fansidar D. Quinin
Câu 85 :Nguồn gốc của quinin:
A. Phân lập từ cây Artemisia annua L. Asteraceae B. Hóa chất tổng hợp
C. Phân lập từ cây Quinquina sp. Rubiaceae D. Tất cả đều sai
Câu 86 : Nhu cầu sắt hằng ngày ở phụ nữ có thai:
A. 0,5 – 1 mg B. 1 – 2 mg C. 5 – 6 mg D. 10 – 12 mg
Câu 87 : Các nguyên nhân gây thiếu máu, ngoại trừ:
A. Bệnh trĩ B. Rong kinh C. Giun đũa D. Phẫu thuật
Câu 88 : Nguyên tắc điều trị thiếu máu nhược sắc:
A. Dùng sắt B. Bồi dưỡng toàn thân hoặc truyền máu
C. Vitamin B 12, acid folic… D. Tất cả đều đúng
Câu 89 : Nguyên tắc điều trị thiếu máu hồng cầu to:
A. Dùng sắt B. Bồi dưỡng toàn thân hoặc truyền máu
C. Vitamin B12, acid folic… D. Tất cả đều đúng
Câu 90 : Nguyên tắc điều trị thiếu máu đẳng sắc:
A. Dùng sắt B. Bồi dưỡng toàn thân hoặc truyền máu
C. Vitamin B12, acid folic… D. Tất cả đều đúng
Câu 92 :Dạng sắt hấp thu chủ yếu qua niêm mạc dạ dày, ruột:
A. Dạng Fe1+ B. Dạng Fe2+ C. Dạng Fe3+ D. Tất cả đều đúng
Câu 93 : Vitamin B12 còn có tên:
A. Ferritin B. Folic acid C. Hydroxocobalamin D. Tất cả đều sai
Câu 94 : Thiếu … có nguy cơ gây khuyết tật ống thần kinh trẻ sơ sinh:
A. Vitamin B12 B. Acid folic C. Sắt sulfate D. Sắt Fumarate
Câu 95 : Salbutamol không thể sử dụng trong các trường hợp:
A. Co thắt phế quản B. Thai phụ bệnh tim mạch, huyết áp
C. Chảy máu âm đạo D. Câu B, C đúng
Câu 96 : Thuốc trị cao huyết áp nhóm ức chế kênh calci tác động ưu tiên trên mạch, ngoại trừ:
A. Nifedipin B. Amlodipin C. Nicardipin D. Diltiazem
Câu 97:Thuốc trị cao huyết áp nhóm ức chế kênh calci tác động ưu tiên trên mạch, ngoại trừ:
A. Amlodipin B. Nisoldipin C. Verapamil D. Felodipin
Câu 98 : Thuốc ức chế kênh calci có tác dụng giãn mạch vành dùng trong đau thắt ngực:
A. Diltiazem B. Verapamil C. Nicardipin D. Cả A và B đúng
Câu 99: Tác dụng phụ thuốc ức chế men chuyển xảy ra nhiều nhất là:
A. Ho khan B. Suy thận C. Tụt huyết áp D. Tăng kali huyết
Câu 100 : Thuốc ức chế men chuyển không bị chuyển hóa qua gan:
A. Lisinopril B. Captopril C. Alacepril D. Qinapril
Câu 101 : Benzodiazepin:
A. Chống lo âu B. Chống động kinh C. Chữa táo bón D. A và B đúng
Câu 102 : Benzodiazepin:
A. Gây tác dụng phụ nhiều hơn barbital B. Gây nghiện mạnh hơn barbital
C. Tạo giấc ngủ như barbital D. Tất cả sai
Câu 103 : Cơ chế tác động của thuốc an thần gây ngủ:
A. Ức chế dopamin B. Ức chế catecholamin
C. Ức chế dẫn truyền thần kinh cơ tim D. Tất cả sai
Câu 104 : Thuốc mê:
A. Là thuốc ức chế thần kinh trung ương B. Gây mất ý thức
C. Gây mất cảm giác D. Tất cả đều đúng
Câu 105 : Thuốc chẹn kênh calci tác dụng ở tim và mạch máu:
A. Verapamil và nifedipin B. Nicardipin và diltiazem
C. Amlodipin và nimodipin D. Diltiazem và verapamil
Câu 106 : Thuốc chẹn kênh calci tác dụng chủ yếu ở mạch:
A. Amlodipin và urapidil B. Nifedipin và nimodipin
C. Nicardipin và amlodipin D. Cả B và C đúng
Câu 107 : Thuốc trị cao huyết áp có nhịp tim nhanh:
A. Nicardipin B. Verapamil C. Nimodipin D. Amlodipin
Câu 108 :Thuốc trị cao huyết áp cho bệnh nhân có nhịp tim chậm:
A. Verapamil B. Diltiazem C. Nifedipin D. Amlopidin
Câu 109 :Thuốc chẹn kênh calci trị cao huyết áp có tai biến mạch máu não:
A. Nimodipin B. Amlodipin C. Nifedipin D. Nicardipin
Câu 110 : Cơ chế tác dụng của thuốc ức chế men chuyển là:
A. Ức chế chuyển angiotensin I thành angiotensin II
B. Ức chế phân hủy bradykinin
C. Tăng thoái hóa bradykinin
D. Cả A và B đúng
Câu 111 : Các ưu điểm của thuốc ức chế men chuyển, ngoại trừ:
A. Ít phản xạ bù
B. Hiệu quả khi phối hợp với thuốc lợi tiểu
C. Ít tác dụng hạ huyết áp ở liều đầu tiên
D. Thuốc hạ huyết áp khẩn cấp khi cần đường uống
Câu 112 : Các phát biểu đúng về captorpil, ngoại trừ:
A. Thuộc nhóm ức chế men chuyển
B. Có thể gây hạ huyết áp nặng ở liều đầu
C. Gây tăng K+ huyết
D. Ít tác dụng phụ ho khan
Câu 113 : Chống chỉ định tuyệt đối của nhóm thuốc ức chế men chuyển:
A. Hẹp động mạch thận 2 bên B. Phù mạch
C. Phụ nữ có thai D. Tất cả đều đún
Câu 114 : Tác dụng phụ thường gặp của thuốc ức chế men chuyển
A. Hạ huyết áp ở liều đầu B. Trên 15% bệnh nhân ho khan
C. Tăng K+ huyết D. Tất cả đều đúng
Câu 115 : Các thuốc thuộc nhóm ức chế men chuyển ở dạng tiền dược, ngoại trừ:
A. Captopril B. Enalapril C. Perindopril D. Benezepril
Câu 116 : Nguyên tắc sử dụng thuốc trị tăng huyết áp:
A. Thuốc lựa chọn khởi đầu là lợi tiểu và β-blocker
B. Ức chế men chuyển và ức chế kênh calci được lựa chọn sau khi thuốc lợi tiểu và β-blocker không
hiệu quả
C. Khởi đầu với liều thấp rồi tăng dần
D. Tất cả đều đúng
Câu 117 : Tập thể dục đều đặn giúp huyết áp tâm thu giảm từ:
A. 1 – 3 mmHg B. 4 – 9 mmHg C. 9 – 14 mmHg D. 15 – 19 mmHg
Câu 118 : Thuốc cầm máu:
A. Calci clorid B. Nhôm hydroxyd C. Kali clorid D. Magie hydroxyd
Câu 119 : Thuốc cầm máu:
A. Vitamin K B. Vitamin B1 C. Vitamin E D. Vitamin B6
Câu 120 : Thuốc cầm máu:
A. Ergometrin B. Ergosterol C. Ergocalciferol D. Tococalciferol
Câu 121 : Thuốc cầm máu:
A. Ergotamin B. Cholecalciferol C. Thiamin D. Promethazin
Câu 122 : Thuốc cầm máu:
A. Oxytoxin B. Salbutamol C. Prednisolon D. Dexamethason
Câu 123: Thuốc cầm máu cho phụ nữ sau khi sinh:
A. Oxytoxin B. Calci clorid C. Vitamin D. Tất cả đều đúng
Câu 124 :Thuốc cầm máu cho phụ nữ sau khi sinh:
A. Ergometrin B. Ergotamin C. Oxytoxin D. Tất cả đều đúng
Câu 125 :Phát biểu đúng về thuốc lợi tiểu, ngoại trừ:
A. Tăng thải Na+ kèm theo tăng thải nước
B. Có 3 phân nhóm: lợi tiểu thiazid, lợi tiểu quai và lợi tiểu tiết kiệm kali
C. Nên sử dụng liều cao để tăng hiệu quả điều trị
D. Còn có tác dụng giãn mạch
Câu 126 :Các phát biểu đúng về thuốc lợi tiểu thiazid, ngoại trừ:
A. Làm giảm bệnh suất và tử suất do tai biến tim mạch
B. Hấp thu tốt và giá thành thấp
C. Làm mất kali, magie và tăng calci huyết
D. Không gây rối loạn chuyển hóa và giảm chức năng sinh dục
Câu 127 :Thuốc lợi tiểu không gây rối loạn chuyển hóa và làm giảm chức năng sinh dục:
A. Indapamid B. Benthiazid C. Clorothiazid D. Hydroclorothiacid
Câu 128 :Thuốc lợi tiểu không gây rối loạn chuyển hóa và làm giảm chức năng sinh dục:
A. Metolazon B. Benthiazid C. Cyclothiazid D. Hydroclorothiacid
Câu 129:Thuốc lợi tiểu không gây rối loạn chuyển hóa và làm giảm chức năng sinh dục:
A. Clothalidon B. Cyclobenthiazid C. Clorothiazid D. Hydroclorothiacid
Câu 130 :Các phát biểu đúng về thuốc lợi tiểu tiết kiệm kali, ngoại trừ:
A. Phối hợp thuốc lợi tiểu thiazid để hạn chế mất kali
B. Spironolacton trị tăng huyết áp khi bệnh nhân cường aldosteron
C. Spironolacton gây to vú đàn ông
D. Là thuốc lợi tiểu đầu tay
Câu 131:Nhóm thuốc lợi tiểu không có hiệu quả trị tăng huyết áp:
A. Lợi tiểu thiazid B. Lợi tiểu tương tự thiazid
C. Lợi tiểu quai D. Lợi tiểu tiết kiệm kali
Câu 132 :Thuốc chẹn bêta giao cảm: (đuôi lol):
A. Propranolol B. Candesartan C. Captopril D. Nifedipin
Câu 133 : Thuốc chẹn bêta giao cảm:
A. Carteolol B. Losartan C. Amlodipin D. Clorothiazid
Câu 134 : Thuốc chẹn bêta giao cảm:
A. Nadolol B. Irbesartan C. Ramipril D. Benthiazid
Câu 135 : Thuốc chẹn bêta giao cảm:
A. Penbutolol B. Bendroflumethiazid C. Benazepril D. Amlodipin
Câu 136 : Thuốc chẹn bêta giao cảm:
A. Sotalol B. Valsartan C. Cyclothiazid D. Lisinopril
Câu 137 :Thuốc chẹn bêta giao cảm:
A. Timolol B. Losartan C. Quinapril D. Nicardipin
Câu 138 : Thuốc chẹn bêta giao cảm:
A. Acebutolol B. Enalapril C. Hydroclorothiazid D. Telmisartan
Câu 139 : Thuốc chẹn bêta giao cảm:
A. Atenolol B. Indapamid C. Clothalidon D. Spironolacton
Câu 140 :Thuốc chẹn bêta giao cảm:
A. Betaxolol B. Losartan C. Spirapril D. Trandolapril
Câu 141 :Thuốc chẹn bêta giao cảm:
A. Bisoprolol B. Delapril C. Diltiazem D. Verapamil
Câu 142 : Thuốc chẹn bêta giao cảm:
A. Labetalol B. Alacepril C. Fosinopril D. Nifedipin
Câu 143 : Thuốc chẹn bêta giao cảm:
A. Pindolol B. Amlodipin C. Spironolacton D. Felodipin
Câu 144 :Ho khan là tác dụng phụ thường gặp của nhóm thuốc trị tăng huyết áp:
A. Ức chế men chuyển B. Ức chế angiotensin II receptor
C. Ức chế kênh calci D. Ức chế bêta giao cảm
Câu 145 : Tác dụng phụ phù mạch đe dọa tính mạng bệnh nhân:
A. Ức chế men chuyển B. Ức chế angiotensin II receptor
C. Ức chế kênh calci D. Ức chế bêta giao cảm
Câu 146 :Thuốc chẹn kênh calci tác động chủ yếu trên tim:
A. Verapamil B. Amlopipin C. Diltiazem D. Cả A và C đúng
Câu 147 : Thuốc chẹn kênh calci giãn mạch nhanh và mạnh nên có nguy cơ hạ huyết áp:
A. Nifedipin B. Amlodipin C. Nicardipin D. Cả A và C đúng
Câu 148 : Phù ngoại vi là tác dụng phụ thường gặp của:
A. Chẹn kênh calci B. ARB C. Ức chế bêta giao cảm D. Lợi tiểu
Câu 149 : Thuốc chữa ho:
A. Natri benzoat B. Cefixim C. Ceftriaxon D. Amoxicillin
Câu 150 : Thuốc chữa ho:
A. Terpin hydrat B. Na thiopental C. Lidocain D. Hydroxyzin
Câu 151 : Thuốc chữa ho:
A. Acetyl cystein B. Captopril C. Nifedipin D. Amlodipin
Câu 152: Thuốc chữa ho:
A. Bromhexin B. Labetalol C. Candesartan D. Hydroclorothiazid
Câu 153 :Thuốc chữa ho:
A. Codein phosphat B. Atorvastatin C. Benzafibrat D. Clofibrat
Câu 154 : Thuốc chữa ho:
A. Dextromethorphan B. Colestyramin C. Gemfibrozil D. Simvastatin
Câu 155 :Thuốc chữa ho:
A. Noscarpin B. Rosuvastatin C. Idoxuridin D. Trifluridin
Câu 156 : Thuốc ho có thể dùng để giải độc paracetamol:
A. Acetyl cystein B. Bromhexin C. Dextromethorphan D. Noscarpin
Câu 157 : Thuốc ho có tác dụng phụ ức chế trung tâm ho:
A. Dextromethorphan B. Acetyl cystein C. Bromhexin D. Terpin hydrat
Câu 158: Thuốc ho có tác dụng phụ ức chế trung tâm ho:
A. Noscarpin B. Acetyl cystein C. Bromhexin D. Terpin hydrat
Câu 159 :Thuốc ho làm tăng nồng độ kháng sinh trong dịch tiết hô hấp:
A. Bromhexin B. Terpin hydrat C. Codein phosphat D. Noscarpin
Câu 160 : Thuốc chữa hen phế quản:
A. Theophyllin B. Penciclovir C. Oseltamivir D. Famciclovir
Câu 161: Thuốc chữa hen phế quản:
A. Aminophyllin B. Diltiazem C. Verapamil D. Lisinopril
Câu 162 : Thuốc chữa hen phế quản:
A. Salbutamol B. Didanosin C. Zalcitabin D. Stavudin
Câu 163:Ngoài tác dụng giãn cơ trơn phế quản,thuốc còn có tác dụng giảm co thắt cơ trơn tử
cung:
A. Salbutamol B. Ephedrin C. Pseudoephedrin D. Zalcitabin
Câu 164 : Thuốc có nguồn gốc từ:
A. Động vật B. Thực vật C. Sinh học D. Tất cả đều đúng
Câu 165 : Hàm lượng thuốc là:
A. Là lượng thuốc nguyên chất có trong một đơn vị thành phẩm
B. Là lượng thuốc có trong một hộp thuốc
C. Là lượng thuốc có trong huyết tương
D. Là lượng thuốc có trong nước tiểu
Câu 166 : Khoảng cách giữa liều trị liệu và liều gây độc được gọi là:
A. Liều tối thiểu B. Liều tối đa C. Liều gây độc D. Liều trong phạm vi an toàn
Câu 167 : Liều trung bình là:
A. Lượng thuốc nhỏ nhất có tác dụng B. Liều điều trị
C. Lượng thuốc cao nhất có tác dụng D. Liều dưới ngưỡng gây độc
Câu 168:Các yếu tố ảnh hưởng đến tác dụng:
A. Cấu trúc hóa học B. Ảnh hưởng của tá dược
C. Ảnh hưởng của dạng bào chế D. Tất cả đều đúng
Câu 169 : Khi sử dụng thuốc lâu ngày cho bệnh nhân có khuynh hướng tăng liều mới có tác
dụng tối ưu, điều này được gọi là:
A. Quen thuốc B. Nghiện thuốc C. Dị ứng thuốc D. Lệ thuộc thuốc
Câu 170 : Bệnh nhân nổi mề đay khi sử dụng ampicillin, phản ứng này gọi là:
A. Quen thuốc B. Nghiện thuốc C. Dị ứng thuốc D. Độc
Câu 171:Bệnh nhân sưng bụp mắt và nghẹt mũi khi sử dụng diclofenac, phản ứng này gọi là:
A. Quen thuốc B. Nghiện thuốc C. Dị ứng thuốc D. Độc
Câu 172 : Quan niệm dùng thuốc là đúng, ngoại trừ:
A. Thuốc không phải là phương tiện duy nhất để phòng và chữa các bệnh
B. Thuốc nào cũng có tác dụng không mong muốn nên thận trọng trước khi dùng
C. Sử dụng đúng phác đồ điều trị để tránh dung nạp thuốc
D. Luôn phối hợp nhiều thuốc để cải thiện hiệu quả trị liệu
Câu 172 : Đối tượng dễ hấp thu thuốc qua da, ngoại trừ:
A. Da trẻ em B. Da phụ nữ C. Da người già D. Cả A và B đúng
Câu 173 : Các đối tượng dễ bị ngộ độc khi dùng thuốc:
A. Trẻ em B. Người lớn C. Người già D. Cả A và C đúng
Câu 174 : Thức ăn – uống làm ảnh hưởng đến hấp thu của thuốc, ngoại trừ:
A. Thuốc tan mạnh trong lipid sẽ được hấp thu tốt nếu uống sau bữa ăn có nhiều dầu mỡ
B. Thức ăn làm giảm hấp thu của một số thuốc như penicilin V, ampicilin
C. Sữa làm tăng hấp thu một số thuốc như: tetracyclin, lincomycin…
D. Rượu làm giảm hấp thu Penicilin V, diazepam, vitamin…
Câu 175 : Sự vận chuyển thuốc qua màng sinh học theo các cách sau, ngoại trừ:
A. Khuếch tán thụ động B. Vận chuyển tích cực
C. Lọc qua ống dẫn D. Tất cả đều đúng
Câu 176 : Yếu tố ảnh hưởng đến sự hấp thu của thuốc:
A. Độ hòa tan của thuốc B. Nồng độ thuốc C. pH tại nơi hấp thu D. Tất cả đều đúng
Câu 177 : Vị trí hấp thu thuốc nhiều nhất khi dùng bằng đường uống:
A. Dạ dày B. Ruột non C. Ruột già D. Miệng
Câu 178:Thuốc vận chuyển qua màng sinh học cần năng lượng hoạt hóa,sự vận chuyển này là:
A. Vận chuyển thụ động B. Vận chuyển tích cực
C. Lọc qua ống dẫn D. Vận chuyển tiêu cực
Câu 179 :Thuốc vận chuyển qua màng sinh học cần chất mang, sự vận chuyển này là:
A. Vận chuyển thụ động B. Vận chuyển tích cực
C. Lọc qua ống dẫn D. Vận chuyển tiêu cực
Câu 180 :Thuốc vận chuyển qua màng sinh học từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp,
sự vận chuyển này là:
A. Vận chuyển thụ động B. Vận chuyển tích cực
C. Lọc qua ống dẫn D. Tất cả đều đúng
Câu 181 : Trường hợp thuốc sử dụng bằng đường trực tràng là đúng, ngoại trừ:
A. Để điều trị tại chỗ B. Tránh mùi vị khó chịu
C. Giúp thuốc hấp thu nhanh D. Bệnh nhân không uống được
Câu 182 :Sau khi thuốc hấp thu vào huyết tương, thuốc sẽ được phân phối tới:D
A. Protein huyết tương
B. Dịch não tủy (nếu thuốc đi qua được hàng rào máu não)
C. Nhau thai
D. Tất cả đều đúng
Câu 183 : Đường thải trừ chủ yếu của thuốc:
A. Phổi B. Gan C. Da D. Nước tiểu
Câu 184 : Thuốc có tác dụng sinh học khi:
A. Dạng tự do B. Gắn kết với protein huyết tương
C. Bên ngoài màng D. Tất cả đều sai
Câu 185: Thuốc kháng lao tạo màu đỏ cho các dịch tiết của cơ thể:
A. Rifampicin B. INH C. Pyrazynamid D. Streptomycin
Câu 186 : Thuốc kháng lao dùng để trị trực khuẩn Kock trong giai đoạn hang lao, ngoại trừ:
A. INH B. Rifampicin C. Streptomycin D. Pyrazinamid
Câu 187 : Cơ chế và vị trí tác động của thuốc lợi tiểu spironolacton:
A. Ức chế tái hấp thu Na+ ở quai Henle
B. Ức chế tái hấp thu Na+ và Cl- ở đoạn đầu ống lượn xa
C. Đối kháng với aldosteron ở đoạn cuối ống lượn xa và ống góp
D. Tất cả đúng
Câu 188 : Cơ chế và vị trí tác động của thuốc lợi tiểu furosemide:
A. Ức chế tái hấp thu Na+ ở quai Henle
B. Ức chế tái hấp thu Na+ và Cl- ở đoạn đầu ống lượn xa
C. Đối kháng với aldosteron ở đoạn cuối ống lượn xa và ống góp
D. Tất cả đúng
Câu 189 : Cơ chế và vị trí tác động của thuốc lợi tiểu thiazide:
A. Ức chế tái hấp thu Na+ ở quai Henle
B. Ức chế tái hấp thu Na+ và Cl- ở đoạn đầu ống lượn xa
C. Đối kháng với aldosteron ở đoạn cuối ống lượn xa và ống góp
D. Tất cả đúng
Câu 190 : Chỉ định của thiazide:
A. Phù phổi cấp, phù nặng, cơn tăng huyết áp
B. Thường phối hợp với các thuốc khác điều trị tăng huyết áp mãn tính
C. Cường aldosteron, hoặc phối hợp với các thuốc lợi tiểu mất K+
để điều trị suy tim, xơ gan
D. Tăng lợi tiểu để giải độc trong ngộ độc, phù não, tăng nhãn áp
Câu 191 : Chỉ định của furosemide:
A. Phù phổi cấp, phù nặng, cơn tăng huyết áp
B. Thường phối hợp với các thuốc khác điều trị tăng huyết áp mãn tính
C. Cường aldosteron, hoặc phối hợp với các thuốc lợi tiểu mất K+
để điều trị suy tim, xơ gan
D. Tăng lợi tiểu để giải độc trong ngộ độc, phù não, tăng nhãn áp
Câu 192 : Chỉ định của spironolacton:
A. Phù phổi cấp, phù nặng, cơn tăng huyết áp
B. Thường phối hợp với các thuốc khác điều trị tăng huyết áp mãn tính
C. Tăng lợi tiểu để giải độc trong ngộ độc, phù não, tăng nhãn áp
D. Cường aldosteron, hoặc phối hợp với các thuốc lợi tiểu mất K+ để điều trị suy tim, xơ gan
Câu 193 : Chỉ định của mannitol:
A. Phù phổi cấp, phù nặng, cơn tăng huyết áp
B. Thường phối hợp với các thuốc khác điều trị tăng huyết áp mãn tính
C. Tăng lợi tiểu để giải độc trong ngộ độc, phù não, tăng nhãn áp
D. Cường aldosteron, hoặc phối hợp với các thuốc lợi tiểu mất K+ để điều trị suy tim, xơ gan
Câu 194 : Sử dụng thuốc lợi tiểu nào sau đây không cần bổ sung kali:
A. Chlorthalidon B. Amilorid C. Furosemid D. Hydrochlorothiazid
Câu 195 : Thuốc nào có tác dụng lợi tiểu nhanh kèm giãn mạch có thể trị phù phổi cấp:
A. Hydrochlorothiazid B. Amilorid C. Furosemid D. Spironolacton
Câu 196 : Điều nào không phải là tác dụng phụ của lợi tiểu thiazide:
A. Tăng calci niệu B. Nhiễm kiềm chuyển hóa
C. Tăng acid uric huyết D. Giảm kali huyết
Câu 197 : Thuốc lợi tiểu nào hiệu quả nhất cho bệnh nhân phù não:
A. Triamteren B. Hydrochlorothiazide C. Furosemid D. Mannitol
Câu 198 : Kích thích thần kinh đối giao cảm gây tác dụng:
A. Tăng nhịp tim B. Tăng trương lực bàng quang
C. Giãn đồng tử D. A và B đúng
Câu 199 : Dưới đây là các triệu chứng điển hình ngộ độc chất ức chế cholinesterase, ngoại trừ:
A. Buồn nôn, ói mửa, tiêu chảy B. Giảm tiết nước bọt, mồ hôi
C. Co đồng tử D. Liệt cơ vân
Câu 200 : Chất đồng vận (kích thích) thụ thể α1 gây co cơ trơn mạch máu:
A. Adrenalin B. Prazosine C. Clonidin D. Yohimbine
Câu 201 : Chất đồng vận (kích thích) thụ thể α2 gây co cơ trơn mạch máu:
A. Adrenalin B. Prazosine C. Clonidin D. Yohimbine
Câu 202 : Chất đối vận (hủy) thụ thể α1 gây giãn cơ trơn mạch máu:
A. Adrenalin B. Prazosine C. Clonidin D. Yohimbine
Câu 203 : Chất đối vận (hủy) thụ thể α2 gây giãn cơ trơn mạch máu:
A. Adrenalin B. Prazosine C. Clonidin D. Yohimbine
Câu 204 : Chất đồng vận (kích thích) thụ thể β1 gây tăng sức co cơ tim, tăng nhịp tim:
A. Dobutamine B. Metoprolol C. Salbutamol D. Propranolol
Câu 205 : Chất đồng vận (kích thích) thụ thể β2 gây giãn cơ trơn khí, phế quản:
A. Dobutamine B. Metoprolol C. Salbutamol D. Propranolol
Câu 206 : Chất đối vận (hủy) thụ thể β1 gây giãn cơ tim, giảm nhịp tim:
A. Dobutamine B. Metoprolol C. Salbutamol D. Propranolol
Câu 207 :Chất đối vận trên thụ thể M1 có ở hạch thần kinh tự chủ và thần kinh trung ương:
A. Oxotremorine B. Atropine C. Acetylcholin D. d-tubocuramine
Câu 208 : Chất đối vận trên thụ thể M2 chuyên biệt ở tim:
A. Oxotremorine B. Atropine C. Acetylcholin D. d-tubocuramine
Câu 209 : Chất đối vận trên thụ thể M3 có ở cơ trơn các tuyến:
A. Oxotremorine B. Atropine C. Acetylcholin D. d-tubocuramine
Câu 210 : Thuốc làm tăng dịch tiết tác động theo cơ chế:
A. Kích thích các receptor B. Kích thích trực tiếp các tế bào xuất tiết
C. Cắt đứt các cầu nối disulfit D. Câu A và B đúng
Câu 211 : Các thuốc làm tiêu chất nhầy có thể:
A. Làm phá vỡ hàng rào chất nhầy bảo vệ ở dạ dày
B. Làm suy thận cấp tính
C. Nguy cơ co bóp tử cung đối với mẹ đang mang thai
D. Gây xoắn đỉnh nên không dùng cho người bị bệnh tim mạch
Câu 212 : N-acetylcysteine:
A. Dùng làm thuốc tiêu chất nhầy B. Thuốc giải độc khi dùng quá liều paracetamol
C. Không dùng ở người có tiền sử hen D. Tất cả đúng
Câu 213 : Tác dụng không mong muốn của thuốc ho, ngoại trừ:
A. Tiêu hóa: buồn nôn, nôn
B. TK trung ương : buồn ngủ, nhức đầu
C. Phản ứng dị ứng
D. Dùng đồng thời với các thuốc chống ho hoặc các thuốc làm giảm bài tiết dịch phế quản
Câu 214 : Thuốc giảm ho ngoại biên, phân loại theo cơ chế gồm các nhóm:
A. Làm giảm nhạy cảm của các receptor B. Thuốc gây tê các ngọn dây thần kinh gây phản xạ ho
C. Câu A và B đúng D. Câu A và B sai
Câu 215 : Codein so với morphin, ngoại trừ:
A. Hấp thu tốt hơn khi uống B. Ít gây táo bón hoặc co thắt đường mật
C. Ít gây ức chế hô hấp và ít gây nghiện D. Tác dụng giảm đau cũng mạnh hơn
Câu 216 : Chống chỉ định của codein:
A. Trẻ em dưới 1 tuổi, phụ nữ có thai B. Bệnh gan
C. Suy hô hấp D. Tất cả đúng
Câu 217 : Dextromethorphan, ngoại trừ:
A. Đồng phân D của morphin
B. Không tác dụng lên các receptor ƙ của morphin
C. Gây nghiện, có tác dụng giảm đau và rất ít tác dụng an thần
D. Chống ho tương tự codein
Câu 218 : Chống chỉ định của dextromethorphan:
A. Quá mẫn với thuốc C. Đang điều trị bằng thuốc ức chế monoaminoxydase (MAO)
B. Trẻ em dưới 2 tuổi D. Tất cả đúng
Câu 219 : Thuốc giảm ho kháng histamin:
A. Kháng histamin H1 B. Có tác dụng chống ho khan do dị ứng
C. Kháng cholinergic, kháng serotonin và an thần D. Tất cả đúng
Câu 220 : Các nhóm thuốc được dùng trong hen phế quản:
A. Các thuốc làm giãn phế quản
B. Các thuốc chống viêm
C. Trên thần kinh trung ương: tác dụng kích thích thần kinh trung ương (kém cafein)
D. Tất cả đúng
Câu 221 : Thuốc cường β2- adrenergic:
A. Loại có tác dụng ngắn: salmeterol, formoterol
B. Loại có tác dụng dài: salbutamol, terbutalin, fenoterol
C. Tác dụng không mong muốn thường gặp: nhịp tim nhanh, run tay
D. Câu A và B đúng
Câu 222 : Theophylin:
A. Trên hô hấp: làm giãn phế quản, làm tăng biên độ và tần số hô hấp
B. Trên tim mạch: tăng sử dụng oxy của cơ tim và tăng lưu lượng mạch vành
C. Làm giãn cơ trơn đường mật và niệu quản
D. Tất cả đúng
Câu 223 : Glucocorticoid có hiệu quả trong điều trị hen, ngoại trừ:
A. Chống viêm, làm giảm phù nề B. Giảm bài tiết dịch nhầy
C. Tăng hệ miễn dịch D. Giảm các phản ứng dị ứng
Câu 224 : Theo tác dụng giảm đau, nhóm thuốc opioid được chia thành:
A. Giảm đau opioid nhẹ: codein, dextropropoxyphen
B. Giảm đau opioid mạnh: morphin, pethidin…
C. Câu A và B đúng
D. Câu A và B sai
Câu 225 : Ứng dụng điều trị của morphin:
A. Đau sau phẫu thuật, chấn thương B. Đau ung thư giai đoạn cuối
C. Phỏng nặng Sỏi mật, sỏi thận D. Tất cả đúng
Câu 226 : Ngộ độc cấp tính morphin:
A. Gây sảng khoái, ảo giác B. Suy nhược
C. Hôn mê (ngủ càng lúc càng sâu) D. Khó thở
Câu 227 : Chống chỉ định morphin, ngoại trừ:
A. Trẻ em dưới 5 tuổi (< 30 tháng) B. Tổn thương đầu
C. Đau hậu phẫu, đau nội tạng (chỉ định) D. Suy hô hấp
Câu 228 : Thuốc giải độc morphin:
A. Nalorphin B. Codein C. Fentanyl D. Pethidin
Câu 229 : Tác dụng hạ sốt của paracetamol, ngoại trừ:
A. Ức chế trung tâm điều hòa nhiệt ở vùng dưới đồi
B. Gây giãn mạch ngoại biên
C. Giảm sự tỏa nhiệt và giảm bài tiết mồ hôi
D. Gây hạ nhiệt ở những người có sốt
Câu 230 : Thuốc kháng đông tác dụng bằng cách ức chế phosphodiesterase:
A. Dipyridamol B. Clopidogrel C. Aspirin D. Heparin
Câu 240 : Thuốc kháng đông tác dụng bằng cách ức chế thụ thể ADP:
A. Dipyridamol B. Clopidogrel C. Aspirin D. Heparin

----------HẾT----------

You might also like