You are on page 1of 8

ĐỀ THI TRẮC NGHIỆM

MÔN DƯỢC LÝ

Câu 1. Ceftriaxon là kháng sinh thuộc nhóm (phân nhóm) nào dưới đây:

A. Carbapenem
B. Cephalosporin thế hệ II
C. Cephalosporin thế hệ III
D. Penicllin

Câu 2. Cilastatin được phối hợp với thuốc nào sau đây:

A. Meropenem
B. Amoxcillin
C. Cephalexcin
D. Imipenem

Câu 3. Khi kết hợp Amoxcillin và acid clavunaliclà nhằm mục đích:

A. Acid clavunalic làm giảm tác dụng không mong muốn của Amoxcillin.
B. Hạn chế vi khuẩn kháng amoxicillin
C. Acid clavunalic ức chế enzyme chuyển hóa amoxicillin, làm tăng nồng độ
amoxicillin trong máu.
D. Tất cả đều đúng.

Câu 4. Trong các kháng sinh sau, kháng sinh nào thấm được vào dịch não tủy để
điều trị viêm não, viêm màng não mủ:

A. Ceftriaxon
B. Amoxcillin
C. Ceftradin
D. Cephalothin

Câu 5. Tác dụng không mong muốn chủ yếu của amikacin:

A. Viêm thận
B. Gây độc cho thính giác
C. Cả A và B đều đúng
D. Cả A và B đều sai
Câu 6. Kháng sinh nào không dùng cho bệnh suy thận :

A. Cefoperazol .

B. Gentamycin.

C. Amoxicillin .

D. Ceftazidim

Câu 7. Kháng sinh nào để điều trị lao:

A. Penicillin .

B. Streptomycin.

C. Cotrim .

D. Tetracyclin .

Câu 8. Tetracylin được chỉ định trong trường hợp:

A. Bệnh dịch hạch, bệnh than

B. Nhiễm khuẩn da, mắt

C. Nhiễm khuẩn đường tiết niệu

D. Cả A và B.

Câu 9. Nhóm kháng sinh Tetracylin chống chỉ định trong trường hợp sau:

A. Trẻ em < 12 tuổi

B. Trẻ em < 8 tuổi

C. Trẻ em < 5 tuổi

D. Trẻ sơ sinh.

Câu 10. Kháng sinh nào sau đây không thuộc nhóm Macrolid:

A. Erythromycin

B. Rovamycin
C. Roxythromycin

D. Tobramycin

Câu 11. Nhóm kháng sinh Quinolon chống chỉ định trong trường hợp sau:

A. Trẻ em < 8 tuổi

B. Trẻ em < 10 tuổi

C. Trẻ em < 15 tuổi

D. Trẻ sơ sinh.

Câu 12. Neomycin là kháng sinh thuộc nhóm :

A. Phenicol

B. Cephalosporin

C. Aminozid

D. Penicillin

Câu 13. Thuốc nào sau đây được sử dụng để điều trị bệnh do vi khuẩn lao kháng
thuốc:

A. Rifampicin
B. Levofloxacin
C. Cefixim
D. Ciprofloxacin

Câu 14. Trong các thuốc kháng sinh: amoxicillin, amikacin, clindamycin,
spiramycin, tetracyclin, số kháng sinh có tác dụng ức chế tổng hợp protein của
vi khuẩn là:

A. 3
B. 4
C. 5
D. 2
Câu 15. Theo phân loại của Bộ y tế năm 2015, kháng sinh được chia thành mấy
nhóm:

A. 8 nhóm
B. 9 nhóm
C. 7 nhóm
D. 6 nhóm

Câu 16. Người ta phân loại các thuốc kháng sinh nhóm cephalosporin không dựa
vào đặc điểm nào:

A. Dựa cấu trúc hóa học


B. Dược động học
C. Phổ kháng khuẩn
D. Khả năng ức chế betalactamase

Câu 17. Để điều trị nhiễm khuẩn răng, miệng thì metronidazol được phối hợp
trong cùng một viên thuốc với kháng sinh nào sau đây:

A. Amoxcillin
B. Clindamycin
C. Spiramycin
D. Ciprofloxacin

Câu 18. Thuốc nào có tác dụng với trực khuẩn mủ xanh

A. Penicillin V
B. Amoxcillin
C. Piperacillin
D. Ampicillin

Câu 19. Kháng sinh nào được ưu tiên sử dụng trong các nhiễm trùng đường gan
mật:

A. Ceftriaxon
B. Cefoperazon
C. Cefuroxim
D. Cefotaxim
Câu 20. Thuốc nào sử dụng kéo dài có thể gây giảm thính lực :

A. Ceftriaxon.

B. Streptomycin

C. Peflacin .

D. Azithromycin

Câu 21. Neomycin là kháng sinh thuộc nhóm :

A. Phenicol B. Cephalosporin

C. Aminosid D. Penicillin

Câu 22. Thuốc nào không thuộc nhóm Betalactam:

A. Piperacillin
B. Gentamicin
C. Cefixim
D. Cefuroxim

Câu 23. Kháng sinh để đặc trị bệnh thương hàn là:

A. Tetracyclin
B. Amoxcillin
C. Rifampicin
D. Cloramphenicol

Câu 24. Kháng sinh được dùng đặc trị bệnh tả:

A. Tetracyclin
B. Amoxcillin
C. Rifampicin
D. Cloramphenicol

Câu 25. Tác dụng phụ nào sau đây là của Chloramphenicol:

A. Suy thận, suy thận

B. Hội chứng xám ở trẻ em


C. Suy tủy không hồi phục

D. Cả B và C đều đúng

Câu 26. Thuốc lợi tiểu được sử dụng cho bệnh nhân tăng nhãn áp:

A. Hydroclothiazid
B. Acetazolamid
C. Spironolacton
D. Furosemid

Câu 27. Thuốc lợi tiểu “quai” hay lợi tiểu mạnh là:

A. Hydroclothiazid
B. Acetazolamid
C. Spironolacton
D. Furosemid

Câu 28. Trong điều trị, người ta phối hợp Furosemid với thuốc nào trong một chế
phẩm :

A. Hydroclothiazid
B. Acetazolamid
C. Spironolacton
D. Clorothiazid

Câu 29. Chỉ định nào sau không phải của Acetazolamid:

A. Bệnh nhân tăng nhãn áp


B. Bệnh nhân động kinh
C. Bệnh nhân tăng kali máu
D. Tất cả đều đúng

Câu 30. Đường dùng của furosemid là.

A. Đường uống
B. Đường tiêm bắp
C. Đường tiêm tĩnh mạch
D. Tất cả đều đúng
Câu 31. Hàm lượng phổ biến khi sử dụng furosemid đường tiêm tính mạch là:

A. 20 mg
B. 40 mg
C. 60mg
D. 80mg

Câu 32. Thuốc lợi tiểu có tác dụng đối kháng với aldosteron là:

A. Hydroclothiazid
B. Acetazolamid
C. Furosemid
D. Spironolacton

Câu 33. Hàm lượng phổ biến của viên chứa spironolacton là:

A. 20 mg và 40 mg
B. 25 mg và 50 mg
C. 25 mg và 40 mg
D. 20 mg và 50 mg

Câu 34. Khi dùng furosemid đường tiêm tĩnh mạch, tác dụng lợi tiểu xuất sau
khi tiêm:

A. 10 – 15 phút
B. 20 – 30 phút
C. 3 – 5 phút
D. Tất cả đều sai

Câu 35. Để hạn chế tác dụng tăng kali máu khi sử dụng spironolacton, người ta
khắc phục bằng cách:

A. Phối hợp với furosemid hoặc hydroclothiazid


B. Cho uống kèm viên kaliorid
C. Cho uống thêm nước muối sinh lý
D. Tất cả đều sai

Câu 36. Thuốc nào được sử dụng trong cấp cứu: cơn phù nặng, phù phổi cấp,
cơn tăng huyết áp…
A. Hydroclothiazid
B. Acetazolamid
C. Furosemid
D. Spironolacton

Câu 37. Heparin không được dùng

A. Đường tiêm dưới da


B. Đường tiêm tĩnh mạch
C. Đường tiêm bắp
D. Tất cả đều đúng

Câu 38. Khi sử dụng Heparin, tai biến và độc tính nào có thể xảy ra:

A. Chảy máu
B. Dị ứng
C. Dùng liều cao kéo dài gây loãng xương
D. Tất cả đều đúng

Câu 39. Aspirin khi được sử dụng với tác dụng chống kết dính tiểu cầu với
liều:

A. 100mg trong 24 giờ


B. 500 mg/lần x 2 lần/ngày
C. 1000mg/lần x 3-4 lần/ngày
D. Tất cả đều sai

Câu 40. Nhận định về Clopidogrel và aspirin nào sau đây là đúng:

A. Đều có tác dụng phòng chống đông vón tiểu cầu


B. Đều được sử dụng cho bệnh nhân có đặt stent mạch vành
C. Không phối hợp hai thuốc này trong điều trị
D. Tất cả đều đúng

You might also like