You are on page 1of 5

1.

Lợi tiểu Thiazide không được dùng trong trường hợp:


A. Phù do suy tim
B. Suy thận mạn
C. Cao huyết áp
D. Hội chứng thận hư
E. Tất cả đều đúng
2. Triamteren là thuốc lợi tiểu:
A. Giảm Natri
B. Nhóm Thiazide
C.Không kháng Aldosterone
D. Kháng Aldosterone
E. Lợi tiểu thẩm thấu
3. Ở thận, men Anhydrase carbonic có ở:
A. Quai Henle
B. Ông lượn gần
C. Ông lượn xa
D. Ông lượn gần và xa
E. Quai Henle và ống lượn xa
4. Thuốc lợi tiểu có tác dụng mạnh nhưng ngắn thường dùng ở lâm sàng là:
A. Acid Etacrynic
B. Furosemide
C. Hypothiazide
D. Spironolactone
E. Tất cả đều sai
5. Spironolactone là thuốc lợi tiểu:
A. Có tác dụng yếu
B. Tác dụng vừa phải, kéo dài
C. Tác dụng mạnh, ngắn
D. Kháng Aldosterone
E. Không kháng Aldosterone
6. Khi tiêm tĩnh mạch, Furosemide xuất hiện tác dụng sau:
A. 3 phút
B. 10 - 15 phút
C. 30 phút
D. 45 phút
E. 60 phút
7. Spironolactone là chất đối kháng tranh chấp với:
A. Hydrocortisone
B. Hypothiazide
C. Aldosterone
D. Propranolol
E. Tất cả đều sai
8. Dùng lợi tiểu kháng Aldosterone kéo dài có thể gây:
A. Vú to ở nam
B. Rối loạn sinh dục nam
C. Rối loạn kinh nguyệt ở nữ
D. Tăng kali máu
E. Tất cả đều đúng
9. Chỉ định chính của thuốc lợi tiểu là:
A. Chứng béo phì
B. Phù do thận
C. Phù do tim
D. Hội chứng phù và cao huyết áp
E. Tất cả đều đúng
10. Vị trí tác động chính của Furosemide là:
A. Ông lượn gần
B. Ông lượn xa
C. Quai Henle
D. Phần vỏ đoạn pha loãng
E. Đoạn rộng nhánh lên quai Henle
11. Trong hội chứng Aldosterone nguyên phát ta có thể dùng lợi tiểu:
A. Spironolactone
B. Hypothiazide
C. Furosemide
D. Acetazolamide
E. Acid Etacrynic
12. Trong các trường hợp cấp cứu cơn hen tim, phù não... ta có thể dùng lợi tiểu:
A. Hypothiazide
B. Thẩm thấu
C. Furosemide
D. Kháng Aldosterone
E. Không kháng Aldosterone
13. Lợi tiểu triamteren được chỉ định trong trường hợp:
A. Phù do xơ gan
B. Phù do thận hư
C. Phù do tim
D. Cả A, B đúng
E. Cao huyết áp
14. Thuốc lợi tiểu Acid Etacrynic có thể dùng bằng đường:
A. Uống
B. Tiêm tĩnh mạch chậm
C. Tiêm dưới da
D. Cả A, B
E. Tiêm bắp
15. Acetazolamid có chỉ định chính trong bệnh lý nào sau đây :
A. Lợi tiểu điều trị các thể phù
B. Kiềm hóa nước tiểu thải a. uric
C. Điều trị Glaucom
D. Điều trị động kinh
E. Nhiễm kiềm chuyển hóa mạn
16. Thuốc lợi tiểu mạnh kèm giãn mạch trong điều trị phù phổi cấp :
A. Manitol
B. Furosemid
C. Hydroclorothiazid
D. Amilorid
E. Spironolacton
17. Tác dụng phụ của lợi tiểu thiazid, ngoại trừ :
A. Giảm kali máu
B. Giảm natri máu
C. Tăng acid uric máu
D. Tăng calci niệu
E. Tăng calci máu
18. Thuốc lợi tiểu nào hiệu quả nhất trong điều trị phù não :
A. Furosemid
B. Triamteren
C. Manitol
D. Hydroclorothiazid
E. Spironolacton
19. Thuốc lợi tiểu ít gây hại nhất cho bệnh nhân bị tăng kali máu nặng :
A. Amilorid
B. Spironolacton
C. Hydroclorothiazid
D. Triamteren
E. Captopril
20. Thuốc lợi tiểu mạnh Furosemid nên dùng phối hợp với Digitalis :
A. Đúng B. Sai
21. Amolorid là thuốc lợi tiểu có cấu trúc steroid :
A. Đúng B. Sai
22. Spironolacton là thuốc chỉ định trong điều trị tăng aldosteron huyết nặng
A. Đúng B. Sai
23. Hydroclorothiazid là thuốc lợi tiểu hiệu quả trong điều trị sỏi calci tái phát :
A. Đúng B. Sai
24. Manitol có tác dụng lợi tiểu vì tính thẩm thấu :
A. Đúng B. Sai
25. Khi dùng Acetazolamid điều trị Glaucome, tác dụng không mong muốn có thể xảy ra:
A. Dị cảm
B. Nhiễm toan chuyển hóa
C. Nôn mữa
D. Giảm Kali máu
E. Tất cả đều đúng
26. Lợi tiểu nào sau đây sử dụng không cần bù Kali :
A. Amilorid
B. Furosemid
C. Acetazolamid
D. Hydroclorothiazid
E. Acid etacrynic
27. Lợi tiểu Thiazid được chỉ định điều trị tăng calci niệu tự phát có biến chứng sỏi calci :
A. Đúng B. Sai
28. Spironolacton sẽ có tác dụng khi thiếu Aldosteron :
A. Đúng B. Sai
29. Triamteren có những đặc điểm sau đay, ngoại trừ :
A. Không đối kháng với Aldosteron
B. Tác dụng trực tiếp lên ống lượn xa
C. Ức chế men anhydrase carbonic (men AC)
D. Giảm tái hấp thu natri và nước
E. Ngăn cản đào thải Kali
30. Acid etacrynic có các đặc điểm sau đây, ngoại trừ :
A. Thuốc lợi tiểu mạnh
B. Tác dụng nhanh sau 15- 30 phút
C. Đào thải nhiều nước và natri
D. Hoạt động phụ thuộc vào pH
E. Tác dụng chủ yếu nhánh lên quai Henlé
31. Ngoài cơ chế tăng sức lọc của cầu thận, các thuốc lợi tiểu còn có cơ chế................
32. Thuốc lợi tiểu có tác dụng vừa phải nhưng kéo dài là nhóm.................
33. ..........................là thuốc lợi tiểu giảm Kali, có tác dụng mạnh nhưng ngắn.
34. .Không dùng thuốc lợi tiểu trong trường hợp phù do..........
35. Trong điều trị tăng huyết áp, thuốc lợi tiểu có tác dụng là do..............
36. Thuốc lợi tiểu ức chế men AC (Anhydrase carbonic) là thuốc lợi tiểu thuộc
nhóm ................................................................................................
37. Thuốc lợi tiểu ức chế men Anhydrase carbonic có những đặc điểm sau, ngoại trừ:
A. Thuốc lợi tiểu nhóm sulfamide
B. Tất cả đều có nhóm sulfonamide (SO2-NH2)
C. Không có tác dụng kìm vi khuẩn
D. Chỉ định trong điều trị suy gan và xơ gan
E.Có thể điều trị tăng nhãn áp do thuốc làm giảm tiết dịch nhãn cầu
38. Thuốc lợi tiểu nhóm Thiazide ( Benzothiadiazide) có thể dùng cho các trường hợp sau,
ngoại trừ:
A. Phù tim, gan, thận ở người có thai
B. Tăng huyết áp (dùng riêng hoặc dùng với các thuốc hạ huyết áp khác)
C. Tăng calci niệu không rõ nguyên nhân dễ dẫn đến sỏi niệu
D. Phù và tăng huyết áp khi có thai
E. Phù tim, gan, thận có thể gây thiếu máu thai và teo thai
39. Thuốc lợi tiểu tác dụng vùng quai (Furosemide) có các đặc điểm sau, ngoại trừ:
A. Không chứa gốc sulfonamid trong công thức
B. Tác dụng lợi tiểu xuất hiện 3-5 phút sau khi tiêm tĩnh mạch
C. Tác dụng lợi tiểu xuất hiện 20 phút sau khi uống
D. Dễ hấp thu qua đường tiêu hóa
E. Thải trừ phần lớn dưới dạng không chuyển hóa
40. Chống chỉ định đối với các thuốc lợi tiểu nhóm Thiazide:
A. Trạng thái giảm Kali máu trên bệnh nhân bị xơ gan hoặc đang điều trị bằng Digitalis
B. Bệnh Goutte
C. Suy thận, suy gan không dung nạp sulfamide
D. Cả A, B, C đều đúng
E. Cả A, B đúng

You might also like