You are on page 1of 57

SINH LÝ BỆNH QUÁ TRÌNH VIÊM

ThS.BS. Nguyễn Thành Nam


1 ĐẠI CƯƠNG VỀ VIÊM

2 NHỮNG BIẾN ĐỔI CHỦ YẾU TRONG VIÊM

3 QUAN HỆ GIỮA PHẢN ỨNG VIÊM VÀ CƠ THỂ


MỤC TIÊU

1. Trình bày được khái niệm về viêm và vai trò của


các hệ thống có liên quan.
2. Trình bày các rối loạn vận mạch tại ổ viêm, cơ
chế tạo và thành phần của dịch rỉ viêm
3. Trình bày hiện tượng bạch cầu xuyên mạch và
thực bào
4. Phân tích mối liên quan giữa cơ thể và phản ứng
viêm
1

ĐẠI CƯƠNG
VỀ VIÊM
SƠ LƯỢC

• Viêm là một phản ứng phức tạp của cơ thể


• Biểu hiện: Sưng, nóng, đỏ, đau.
• Mô tả bởi Celcius cách đây hơn 200 năm TCN.
• Lâm sàng: có hại
• Sinh lý bệnh: một phản ứng bảo vệ, chỉ có hại khi xãy ra
quá mức.
• Định nghĩa???
Khái niệm

phản ứng bảo vệ của cơ thể có tính quy luật


Viêm

Loại trừ
Tác nhân gây viêm
Biểu hiện đáp ứng tại tổn thương,
chỗ của cơ thể nhiễm khuẩn,
yếu tố kích thích

 Tổn thương tổ chức


Sửa chữa
 Rối loạn tuần hoàn
tổn thương
 Thu hút BC đến ổ viêm và thực bào
 Tăng sinh tế bào, tái tạo tổ chức
KHÁI NIỆM

 Phản ứng viêm chỉ xảy ra ở những động vật sống


có hệ thần kinh phát triển.
 Viêm là phản ứng viêm của toàn bộ cơ thể
nhưng biểu hiện tại chỗ, nơi có tác nhân viêm
xâm nhập.
 Viêm là phản ứng gồm 2 mặt đối lập: biểu hiện
phá hủy và bảo vệ phát triển.
Diễn tiến
TỔN THƯƠNG
TẾ BÀO

VIÊM CẤP

LÀNH
VIÊM MẠN

LÀNH
U HẠT

LÀNH
NGUYÊN NHÂN
Nguyên nhân bên ngoài
– Vi sinh vật: VSV, KST và côn trùng  nguyên nhân
phổ biến nhất
– Cơ học: chấn thương gây giập nát tổ chức
– Hóa chất: acid, base..
– Vật lý: tia X, tia xạ, tia tử ngoại, nhiệt độ quá cao hay
quá thấp
– Sinh học: Sự kết hợp KN - KT
Nguyên nhân bên trong

• Tổ chức ung thư gây phản ứng viêm mô xung quanh


• Hủy hoại mô không do yếu tố nhiễm khuẩn
• Tắc mạch, xuất huyết, thiếu oxy, hoại tử tại chỗ, …
• Do lắng đọng phức hợp miễn dịch: viêm cầu thận
PHÂN LOẠI

 Nguyên nhân: viêm do nhiễm khuẩn & viêm vô


khuẩn

 Lâm sàng: viêm xuất tiết, viêm tăng sinh

 Vị trí: viêm bề mặt, viêm nội tạng

 Diễn biến: viêm cấp, viêm mạn


Acute inflammatoin: viêm cấp
neutrophils

Mast cell
CÁC TẾ BÀO
TẾ BÀO, VAI TRÒ
PROTEIN

Mono cyte, Thực bào


neutrophil

Eosinophil Kiểm soát phản ứng viêm, bất hoạt


NHÓM CÁC TẾ BÀO amine
Basophil Hóa hướng động

Tiểu cầu Cầm máu

Bổ thể Hoạt hóa, hỗ trợ MD, phá hủy TB VK

Đông máu Khu trú ổ viêm


NHÓM CÁC
PROTEIN Hệ kinin Kiểm soát tính thấm thành mạch

Kháng thể Bất hoạt tác nhân, opsonin hóa


TẾ BÀO MAST

Nguồn: Miễn dịch – Sinh lý bệnh, Phạm Hoàng Phiệt (2006)


TẾ BÀO MAST

• Giải phóng Histamine, serotonin…: co thắt cơ trơn mạch


máu lớn, dãn tiểu động mạch, dãn tiểu tĩnh mạch, hóa
hướng động BC.
• Tổng hợp:
 Leucotriene (nhiều loại): Tác dụng tương tự histamine.
 Protaglandin (E,A,F,B): E1, E2 tăng tính thấm thành
mạch, một số loại ức chế viêm, giảm giải phóng
histamine.
HỆ THỐNG BỔ THỂ

• Phức hợp C5b6789: đục thủng màng tế bào vi khuẩn.


• Hỗ trợ phản ứng viêm: C3a,C5a hỗ trợ sụ opsonine hóa,
thu hút BC.
• Bị bất hoạt bởi: carboxy-peptidase B bất hoạt C3a, C5a.
HỆ THỐNG ĐÔNG MÁU

• Ngăn sự phát tán tác nhân.


• Khu trú tác nhân ở nơi có quá trình thực bào mạnh nhất.
• Tạo khung cho quá trình lành vết thương (nếu có).
HỆ THỐNG KININ
• Căn bản là bradykinin:
Prekallicrein kallicrein (hoạt hóa kininogene)

Bradykinin

(1): dãn mạch.


kinase bất hoạt (2): gây đau, tương tự PG.
(có sẵn trong HT) (3): co thắt cơ trơn mạch máu.
(4): tăng tính thấm thành mạch
(5): tăng thu hút BC.
2

NHỮNG BIẾN ĐỔI


TRONG VIÊM
Tổn thương tế bào và mô

Rối loạn tuần hoàn


hình thành dịch rỉ viêm

Rối loạn chuyển hóa

Tăng sinh tổ chức-hàn gắn vết thương

• Diễn ra đồng thời


• Đan xen
• Liên quan chặt chẽ
Tổn thương tế bào và mô
• Viêm hình thành khi xuất hiện tế bào và mô tổn thương.

• Có 2 loại tổn thương:

- Tổn thương tiên phát: do tác nhân gây viêm làm tổn
thương trực tiếp các tế bào  điều kiện tiên quyết

- Tổn thương thứ phát: do những rối loạn tại ổ viêm. Các
tế bào bị hủy họai giải phóng ra tại ổ viêm  rối loạn trao
đổi chất, gây độc tế bào xung quanh  tổn thương tổ chức
xung quanh, ổ viêm lan tràn. Mức độ phụ thuộc nguyên
nhân, mức độ phản ứng của cơ thể
Rối loạn tuần hoàn tại ổ viêm
• Nhanh, xảy ra ngay sau khi yếu tố gây viêm tác động lên
cơ thể
• Các giai đoạn:

Rối loạn vận mạch

Tạo dịch rỉ viêm

Bạch cầu xuyên mạch

Hiện tượng thực bào


Rối loạn vận mạch

Co mạch

- Hiện tượng xảy ra rất sớm và ngắn


- Cơ chế: Có tính phản xạ, do thần kinh co mạch hưng
phấn
- Ý nghĩa: là hiện tượng mở màn
Sung huyết động mạch
• Cơ chế: ban đầu do cơ chế thần kinh, sau được duy trì bằng cơ chế
thể dịch (hóa chất trung gian, enzyme nội bào..) gây giãn mạch
• Ý nghĩa:
+ Tạo điều kiện cho thành mạch tăng tính thấm.
+ Tạo điều kiện tế bào thực bào tập trung.

Hiện tượng Biểu hiện

• Các tiểu động mạch giãn. • Da màu đỏ tươi: máu giàu oxy
• Tăng lưu lượng, áp lực máu • Nóng: tăng chuyển hóa
• Ổ viêm được tưới lượng máu • Sưng, căng phồng: tăng áp lực thủy tĩnh,
lớn giàu oxy  năng lượng và tính thấm thành mạch
chuyển hóa ái khí cho tế bào • Đau: dịch rỉ viêm chèn ép mô xung quanh
thực bào • Có thể có sốt
Rối loạn vận mạch
Sung huyết tĩnh mạch

- Hiện tượng: Các mao tĩnh mạch dãn rộng


- Biểu hiện: da bớt nóng, bớt căng, có màu tím sẫm
- Cơ chế: thần kinh vận mạch bị tê liệt, chủ yếu tác
dụng của chất dãn mạch
- Ý nghĩa: Tạo điều kiện cho bạch cầu bám mạch và
xuyên mạch.
Bạch cầu bám mạch và xuyên mạch
Ứ máu

- Cơ chế: Độ nhớt của máu tăng cao, thành mạch tăng


ma sát dòng máu chảy chậm do:
+ Tác dụng của chất dãn mạch
+ Bạch cầu bám mạch; vón tụ TC
+ Tế bào nội mô hoạt hóa, phì đại
+ Nước tràn vào mô kẽ chèn ép mạch
- Ý nghĩa: Cô lập yếu tố gây viêm.
Hình thành dịch rỉ viêm
Dịch rỉ viêm là chất xuất tiết tại ổ viêm, trong gđ sung huyết ĐM
Bao gồm: nước, thành phần hòa tan, thành phần hữu hình, quan
trọng nhất là chất có hoạt tính sinh lý.

Cơ chế
- Tăng áp lực thủy tĩnh trong mạch máu  ổ viêm phù
nhưng chưa nhiều protein
- Tăng tính thấm thành mạch: do ion H+, NO, histamine,
PG…  giãn các khe giữa TB nội mô thành mạch  thoát
protein  gđ sung huyết TM, làm dịch rỉ viêm giàu protein
- Tăng áp lực thẩm thấu trong ổ viêm: do tích tụ các ion,
chất phân tử nhỏ  gây phù trong giai đoạn ứ máu
Hình thành dịch rỉ viêm

Cơ chế tăng tính thấm thành


mạch quan trọng nhất do:
- Quyết định thành phần
dịch rỉ viêm.
- Bình thường, chỉ có nước,
chất điện giải thấm qua
thành mạch.
- Khi viêm, tính thấm tăng
 chất phân tử lớn, bạch
cầu thoát ra dễ dàng
Thành phần dịch rỉ viêm
 Các thành phần hòa tan:
- Nước, muối
- Protein huyết tương:
+ albumin
+ globulin (gồm kháng thể có tác dụng cùng thực bào
chống tác nhân viêm)
+ fibrinogen (làm đông dịch rỉ viêm, tạo hàng rào bảo vệ
để viêm không lan rộng)
 Thành phần hữu hình:
- Hồng cầu
- Tiểu cầu
- Chủ yếu là bạch cầu.
Ý nghĩa của dịch rỉ viêm

 Khu trú ổ viêm tại chỗ


 Tiêu diệt yếu tố gây viêm
Dịch rỉ viêm có tính chất bảo vệ nhưng nếu lượng
quá nhiều sẽ gây chèn ép mô xung quanh, hạn chế
hoạt động của các cơ quan, …
Bạch cầu xuyên mạch

• Chức năng quyết định của


viêm là thu hút và tập trung
bạch cầu đến ổ viêm  hoạt
hóa BC tiêu diệt tác nhân
xâm nhập.
• Quan trọng nhất là BC có
khả năng thực bào:
- BC đa nhân trung tính
- Đại thực bào
 bắt giữ, tiêu diệt VSV, loại
bỏ mô hoại tử, chất lạ
Bạch cầu xuyên mạch
• Hiện tượng
- Bạch cầu bám mạch: Nhờ các chất bám dính có trên thành
mạch, BC rời trục dòng máu, áp sát TB nội mô mạch máu 
lăn trên thành mạch dừng lại và bám dính lên thành mạch
(Thuốc kháng viêm).
- Xuyên qua thành mạch: thay đổi hình thái, hình thành chân
giả  chui qua khe giữa TB nội mô ra gian bào
- Tiến tới ổ viêm
• Cơ chế:
- Do các chất hoá ứng động (C3a, C5a, PG, LT…)
- Bề mặt bạch cầu có thụ thể với chất hoá ứng động
- Di chuyển bằng chân giả
- Thứ tự: BC đa nhân trung tính  monocyte  lymphocyte
Hiện tượng thực bào

• Tế bào thực bào nuốt, tiêu hủy VSV, các tế bào, vật chất
khác (Metchnikoff).
• Đối tượng thực bào: VSV, mảnh tế bào, tế bào đã chết.
• Tế bào thực bào
• Môi trường thực bào
Tế bào thực bào

• Neutrophil: Không chịu được pH thấp.


• Monocyte và macrophage: Có khả năng sinh sản tại mô,
chịu được pH thấp, kích thích sản xuất BC ở tủy xương,
kích thích tái sinh TB -> lành vết thương.
• Eosinophil: chứa Eosinophilic Basic Protein ->độc với KST
Môi trường thực bào

• 37 – 39oC.
• pH trung tính.
• Opsonin hóa
Bạch cầu thực bào
• Hiện tượng:
- Bạch cầu tiếp cận đối tượng thực bào  bắt giữ bằng chân
giả bao quanh đối tượng  tạo túi chứa (phagosome)
- Tiêu đối tượng thực bào: lysosome được đưa tới và giải
phóng enzyme vào túi
• Cơ chế: Nhờ các enzym và phản ứng oxy hoá
• Kết quả: có nhiều trường hợp
- Bị tiêu diệt hoàn toàn
- Không bị tiêu hủy và tồn tại lâu dài trong tế bào (bụi than)
- Không bị tiêu hủy và theo TB đến nơi khác gây bệnh (lao)
- Không bị tiêu hủy và thoát ra ngoài TB
- Làm chết TB thực bào (lao, liên cầu)
• Yếu tố tăng cường thực bào: thân nhiệt, pH, Ig, Bổ thể
Rối loạn chuyển hoá tại ổ viêm
• Giai đoạn sung huyết động mạch: máu đến nhiều cung
cấp oxy đủ nhu cầu, vận chuyển được các sản phẩm
chuyển hóa ra khỏi ổ viêm  chuyển hóa ái khí, môi
trường chưa bị toan hóa.
• Từ giai đoạn sung huyết tĩnh mạch: cung cấp oxy thấp
hơn nhu cầu  chuyển hóa yếm khí  tạo ra sản phẩm
thoái hóa dở dang của glucid (acid lactic), lipid (thể
cetonic), protid (polypeptide)  pH giảm  nhiễm toan
Tăng sinh tế bào,
lành vết thương
• Tăng sinh tế bào bạch cầu
• Nếu yếu tố gây viêm tồn tại thời gian ngắn, không phá hủy
cấu trúc mô  tế bào tái sinh, phục hồi
• Nếu yếu tố gây viêm bị tiêu diệt nhưng đã phá hủy cấu trúc
mô trầm trọng  thay thế bằng mô xơ
• Nếu yếu tố gây viêm còn tồn tại  Viêm mạn tính
• Nguyên bào xơ giữ vai trò chủ yếu trong hàn gắn vết thương
 có thụ thể tiếp nhận protein khung đỡ (collagen,
fibronectin)
• Quá trình tái tạo là quá trình động:
- Dọn dẹp, loại bỏ tế bào chết
- Tạo mạng lưới protein khung đỡ tái tạo mô
Chronic inflammation: viêm mạn

MACROPHAGE

PLASMA CELL

EOSINOPHILS

LYMPHOCYTE

Slide 3.40
VIÊM MẠN
• Phân biệt với viêm cấp khi thời gian kéo dài hơn 2 tuần
• Nguyên nhân
• (1): đáp ứng viêm cấp không thành công.
• (2): khởi phát ngay từ đầu đối với các loại vi khuẩn có vở lipid
dày khiến các tế bào thực bào không tiêu hủy được.
• Ví dụ: lao, giang mai hoặc các loại bụi
3
QUAN HỆ GIỮA
PHẢN ỨNG VIÊM
VÀ CƠ THỂ
Ảnh hưởng của cơ thể đối với ổ viêm

• Tính phản ứng cơ thể


• Hệ thần kinh: TK ức chế -> PƯ viêm yếu
• Nội tiết:
- glucocorticoid giảm phản ứng viêm (corticoid
><phospholipase A2)
- Thyroxin, aldosterol tăng phản ứng viêm
Phản ứng viêm ảnh hưởng đến toàn thân
• Sốt: Tổng hợp chất gây sốt nội sinh từ Neutrophil,
Macrophage.
• Tăng BC với công thức BC chuyển trái (>8%).
• Tăng protein huyết:
• + fibrinogen.
• + CRP.
Nguyên tắc xử lý ổ viêm

• Tôn trọng phản ứng viêm


• Tăng cường sức khoẻ
• Xử lý đúng thời điểm
• Phòng chuyển sang viêm mạn tính
Câu 1: Trong cơ chế hình thành dịch rỉ viêm, yếu tố nào
sau đây là quan trọng nhất:
A. Tăng áp lực thủy tĩnh
B. Tăng áp lực thẩm thấu
C. Tăng tính thấm thành mạch
D. Tăng áp lực keo tại ổ viêm
Câu 2: Nguyên nhân gây viêm thường gặp nhất là?
A. Vi khuẩn, virus, ký sinh trùng
B. Chấn thương
C. Acid, base
D. Tia xạ
Câu 3: Đặc điểm của giai đoạn sung huyết động mạch?
A. Các tiểu động mạch co lại
B. Da màu đỏ tươi
C. Giảm lưu lượng tuần hoàn tại chỗ
D. Giảm nhu cầu năng lượng
Câu 4: Biểu hiện của giai đoạn sung huyết tĩnh mạch?
A. Da màu đỏ tươi
B. Các tiểu tĩnh mạch co lại
C. Đau nhiều hơn giai đoạn sung huyết động mạch
D. Da giảm nóng, giảm căng

You might also like