You are on page 1of 21

Câu 1: Phân tích khái niệm “Chương trình giáo dục” và “Phát triển chương trình

giáo dục”

1. Chương trình giáo dục


- Thuật ngữ Chương trình giáo dục xuất hiện từ năm 1820, tuy nhiên phải đến giữa TK
XX, thuật ngữ này mới được sử dụng một cách chuyên nghiệp ở Hoa Kì và một số nước
có nền giáo dục phát triển
- Có nhiều định nghĩa khác nhau về chương trình giáo dục, nhưng có thể xem định nghĩa
sau đây đã bao hàm được những ý đó: CTGD là kế hoạch tổng thể, hệ thống về toàn bộ
hoạt động giáo dục tại nhà trường. Nó bao gồm mục đích giáo dục, mục tiêu, chuẩn
đầu ra, nội dung giáo dục (với độ rộng và sâu tương ứng với chuẩn đầu ra), phương
thức giáo dục và hình thức tổ chức giáo dục (với các phương pháp, phương tiện, công
cụ dạy học phù hợp), phương thức đánh giá kết quả giáo dục (trong so sánh, đối chiếu
với chuẩn đầu ra của chương trình).
 Phân tích khái niệm chương trình giáo dục:
- Theo nghĩa hẹp:
+ Chương trình giáo dục là những gì được thể hiện thành văn bản pháp quy, được
công bố công khai trong mục tiêu giáo dục của nhà trường
+ Một hệ thống các môn học (hoặc khóa học)
+ Nội dung của các môn học hoặc khóa học
- Theo nghĩa rộng:
+ Chương trình giáo dục là tất cả các hoạt động mà người học cần thực hiện để
theo học hết khóa học và đạt được mục đích tổng thể
+ Toàn bộ quá trinhg đi đến đích của người học
+ Lấy người học làm trung tâm cho cả quá trình giảng dạy và đào tạo
- Cấp độ của chương trình giáo dục:
+ Chương trình giáo dục quốc gia
+ Nội dung giáo dục địa phương
+ Chương trình giáo dục của nhà trường
2. Phát triển chương trình giáo dục
- Phát triển chương trình giáo dục là một quá trình liên tục nhằm hoàn thiện không ngừng
CTGD cho tương thích với trình độ phát triển của kinh tế - xã hội, khoa học và công
nghệ, của đời sống xã hội nói chung
- Phát triển chương trình bao gồm các hoạt động:
+ Thiết kế nội dung
+ Lập kế hoạch
+ Ứng dụng thử nghiệm
+ Nghiên cứu khoa học
 Đưa ra những chương trình mới hoặc cải thiện những chương trình đã có.
 Theo đó, CTGD là một thực thể không phải được thiết kế một lần và dùng cho mãi mãi
mà được phát triển, bổ sung, hoàn thiện tùy theo sự thay đổi của trình độ phát triển kinh
tế - xã hội, của thành tựu khoa học – kĩ thuật và công nghệ, theo yêu cầu của thị trường
sử dụng lao động

Câu 2: Phân tích khái niệm “Chương trình nhà trường” và “Phát triển chương trình
giáo dục nhà trường”

1. Chương trình nhà trường


- Chương trình nhà trường là chương trình quốc gia được giữ nguyên hoặc điều chỉnh
một phần, được lựa chọn và sắp xếp lại, hoặc (hiếm khi) thiết kế mới với sự tham gia
của GV, các chuyên gia hoặc các bên liên quan, cho phù hợp với đối tượng HS trong
một bối cảnh dạy học cụ thể.
- Cấu trúc của CTGD bao gồm hai thành phần chính:
+ Phần linh hoạt mềm dẻo:
o Phần phối chương trình
o Trình tự thực hiện nội dung chương trình
o Cấu trúc nội dung (các bài học, chủ đề)
o Hình thức tổ chức
o Phương pháp và cách thức kiểm tra đánh giá
+ Phần cứng:
o Mục tiêu chương trình giáo dục, các yêu cầu cần đạt về phẩm chất, năng
lực
o Kế hoạch giáo dục chung từng cấp học được quy định tại chương trình
giáo dục tổng thể
o Mục tiêu chương trình môn học, các yêu cầu cần đạt về phẩm chất và
năng lực của môn học
o Nội dung chương trình chung và nội dung chương trình theo lớp của từng
môn học được quy định trong chương trình môn học
2. Phát triển chương trình giáo dục nhà trường
- Theo Đặng Đình Bôi (2006): Phát triển chương trình giáo dục là quá trình lập kế hoạch
và hướng dẫn việc học tập của người khác (Bao gồm cả các hoạt động trong và ngoài
lớp học) do cơ sở giáo dục tiến hành
- Trên cơ sở đảm bảo yêu cầu chung của chương trình giáo dục quốc gia, mỗi nhà trường
sẽ lựa chọn, xây dựng nội dung và xác định cách thức thực hiện phản ánh đặc trưng và
phù hợp với thực tiễn nhà trường nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển của người học, thực
hiện có hiệu quả mục tiêu giáo dục
- Có bốn hoạt động chính cần được thực hiện trong phát triển chương trình giáo dục:
+ Xác định người học cần gì hoặc muốn học gì và kiến thức, kĩ năng, thái độ mà
người học cần đạt được
+ Xác định hình thức học tập phù hợp và các điều kiện bổ trợ cho việc học tập
+ Tiến hành giảng dạy và đánh giá việc học tập
+ Chỉnh sửa chương trình giáo dục thường xuyên sao cho phù hợp với nhu cầu học
tập của người học
Câu 3: Nêu và phân tích khái niệm và ý nghĩa của việc xây dựng kế hoạch giáo dục
của tổ chuyên môn
- Khái niệm: KHGD của tổ chuyên môn là bản dự kiến kế hoạch triển khai tất cả các hoạt
động của tổ chuyên môn trong một năm học, nhằm thực hiện những mục tiêu phát triển
của tổ chuyên môn và của nhà trường, bảo đảm yêu cầu thực hiện CTGDPT.
- KHGD của tổ chuyên môn bao gồm kế hoạch dạy học môn học và kế hoạch tổ chức
các hoạt động giáo dục
- Ý nghĩa của việc xây dựng KHGD của tổ chuyên môn:
+ Là một phần của nhiệm vụ xây dựng và thực hiện KHGD của nhà trường trong
năm học. Vì thế, mục tiêu của KHGD của tổ chuyên môn xét ở khía cạnh thực
hiện CTGDPT cũng phản ánh mục tiêu chung khi xây dựng KDGD của nhà
trường và ý nghĩa của nó cũng vậy
+ Đối với công tác quản lí: giúp bảo đảm tính thống nhất giữa các tổ chuyên môn
trong việc thực hiện KHGD của nhà trường trong năm học. Đây cũng là cơ sở
để Tổ trưởng chuyên môn, Hiệu trưởng nhà trường theo dõi, đôn đốc thực hiện
cũng như đánh giá việc thực hiện công tác trong năm học nhằm đảm bảo thực
hiện hiệu quả các công việc đã đề ra
+ Đối với việc triển khai thực hiện chương trình: là một căn cứ quan trọng để phân
công nhiệm vụ cho GV tổ chuyên môn, đặc biệt là nhiệm vụ giảng dạy và tổ
chức các hoạt động giáo dục -> GV có cơ sở để triển khai việc xây dựng KHGD
cá nhân và kế hoạch bài dạy để thực hiện nhiệm vụ của mình

Câu 4: Phân tích các yêu cầu đối với xây dựng kế hoạch giáo dục của tổ chuyên môn

- Đảm bảo tính pháp lí: cần được xây dựng dựa trên các căn cứ pháp lí cụ thể và các kế
hoạch cấp cao hơn. VD: hướng dẫn nhiệm vụ năm học của sở GD và ĐT; khung kế
hoạch thực hiện chương trình các môn học, chuyên đề lựa chọn, hoạt động giáo dục của
nhà trường và nội dung giáo dục của địa phương; công văn hướng dẫn nhiệm vụ năm
học...
 Đảm bảo sự thống nhất trong việc thực hiện các loại kế hoạch theo hướng ngày càng
cụ thể hóa các kế hoạch tổng thể để thực hiện một cách linh hoạt và có hiệu quả
CTGDPT
- Đảm bảo tính khả thi: Khi xây dựng KHGD của tổ chuyên môn cần dựa trên việc phân
tích đặc điểm tình hình của tổ chuyên môn và của nhà trường (đặc điểm HS, tình hình
đội ngũ, thiết bị dạy học, phòng học bộ môn...), chú trọng và tính đến sự phân hóa của
các yếu tố liên quan để xây dựng KHDH, kế hoạch tổ chức các hoạt động giáo dục, kế
hoạch các bài kiểm tra, đánh giá định kì và các nội dung khác phù hợp
- Đảm bảo tính logic: cần đảm bảo tính logic của mạch kiến thức và tính thống nhất trong
và giữa các môn học và hoạt động giáo dục. Kế hoạch của tổ chuyên môn theo từng
khối lớp cần sắp xép các bài học theo thời gian thực hiện một cách phù hợp, chú trọng
đến sự thống nhất với các môn học và hoạt động giáo dục khác về khung thời gian, bố
trí thời gian đánh giá phù hợp với KH chung của nhà trường
- Đảm bảo tính linh hoạt: là bản kế hoạch các nhiệm vụ được đề ra để thực hiện trong
năm học. Tuy vậy, đây không phải là một kế hoạch cứng nhắc để thực thi, trong các
trường hợp cần thiết do sự thay đổi tình hình thực tiễn, kế hoạch này có thể được điều
chỉnh, kể cả về mặt nội dung và thời gian thực hiện. Sự linh hoạt này còn được thể hiện
ở chỗ, khi GV phát triển KHGD của tổ chuyên môn thành KHGD cá nhân và KHBD,
có thể linh động trong những trường hợp cần thiết để thực hiện KH một cách hiệu quả,
phù hợp với tình hình thực tế

Câu 5: Nêu và phân tích Vai trò của giáo viên trong việc xây dựng và thực hiện kế
hoạch giáo dục của tổ chuyên môn

- Đối với việc xây dựng KHGD của tổ chuyên môn:


+ Mỗi GV của tổ chuyên môn đều phải góp phần vào xây dựng KHGD của tổ.
Trong đó, Tổ trưởng chuyên môn là người chịu trách nhiệm chính trong việc tổ
chức xây dựng KHGD của tổ chuyên môn. Các thành viên khác dưới sự tổ chức
và phân công nhiệm vụ của Tổ trưởng sẽ tham gia vào quá trình này
+ GV tổ cần tích cực, chủ động đề xuất các ý tưởng, tham gia xây dựng, đóng góp
ý kiến, phản hồi để hoàn thiện kế hoạch
 Sự tham gia của tất cả các thành viên trong tổ chuyên môn sẽ đảm bảo việc xây dựng
một kế hoạch có tính thống nhất và thể hiện sự đồng thuận cao trong việc thiết lập các
kế hoạch và mục tiêu chung của tổ để thực hiện hiệu quả các mục tiêu trong năm học
- Đối với thực hiện KHGD của tổ chuyên môn:
+ KHGD của tổ chuyên môn khi được phê duyệt bởi Hiệu trưởng nhà trường sẽ là
căn cứ để GV triển khai thực hiện
+ GV cần nắm rõ các công việc và nhiệm vụ đặt ra trong kế hoạch để thực hiện
theo đúng lịch trình. Mỗi GV có thể cụ thể hóa kế hoạch của tổ chuyên môn
thành kế hoạch cá nhân chi tiết để thực hiện các nhiệm vụ một cách hiệu quả
 Quá trình thực hiện các nhiệm vụ của KH của tổ chuyên môn vì thế vừa là quá trình
thực hiện các kế hoạch đặt ra, vừa là quá trình cá nhân hóa các nhiệm vụ phù hợp với
mỗi GV trong năm học

Câu 6: Nêu và phân tích Quy trình xây dựng kế hoạch giáo dục của tổ chuyên môn

 Phân tích đặc điểm tình hình:


- Tình hình HS: cần thống kê số lớp học, tổng số HS của mỗi khối lớp và số HS học
chuyên đề lựa chọn (nếu có) trong năm học của mỗi lớp. Trong đó, số lượng HS học
chuyên đề lựa chọn mỗi khối lớp được thống kê dựa trên kết quả đăng kí của HS đối
với các tổ hợp chuyên đề lựa chọn do nhà trường xây dựng
- Tình hình đội ngũ: số GV, trình độ đào tạo của các GV tron tổ theo các cấp từ cao đẳng,
đại học, trên đại học và mức đạt chuẩn nghề nghiệp GV theo các mức: Tốt, khá, đạt,
chưa đạt
- Thiết bị dạy học: Tổ chuyên môn tiến hành đánh giá các thiết bị dạy học còn sử dụng
được và sử dụng để dạy học các bài, chủ đề cụ thể nào trong chương trình môn học.
Dựa trên kế quả phân tích tình hình, đối chiếu với Thông tư của Bộ GD và ĐT về “Danh
mục thiết bị dạy học tối thiểu”, tổ chuyên môn xem xét các thiết bị hiện có đã đảm bảo
yêu cầu sử dụng, đầy đủ hay chưa để đề xuất sửa chữa, sắm mới, thiết kế thêm
- Phòng học bộ môn/phòng thí nghiệm: Đối với các phòng hoặc địa điểm có thể sử dụng
để tổ chức dạy học, tổ chuyên môn có thể lập danh sách dưới dạng bảng theo tên phòng,
số lượng, phạm vi và nội dung sử dụng và những ghi chú về đặc điểm, tình trạng để có
định hướng sử dụng phù hợp.
 Xây dựng kế hoạch dạy học và kế hoạch tổ chức các hoạt động giáo dục của tổ
chuyên môn:
- Xây dựng phân phối chương trình các khối lớp:
+ Xác định thời lượng dạy học các mạch nội dung chính trong chương trình: Để
thực hiện, tổ chuyên môn cần bắt đầu từ nghiên cứu CTGDPT môn học để biết
được tổng thời lượng được quy định cho môn học, tỉ lệ thời lượng dành cho các
mạch nội dung chính và thời lượng dành cho đánh giá định kì. Từ đó, có thể tính
số tiết cụ thể để thực hiện các mạch nội dung chính.
+ Xác định, liệt kê các bài học và yêu cầu cần đạt tương ứng theo trình tự thời gian
thực hiện: Các bài học có thể được xác định bằng nhiều cách khác nhau, có thể
lấy nguyên hoặc thiết kế lại phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường trên
cơ sở tham khảo chương trình, SGK mà địa phương lựa chọn. Trong trường hợp
thiết kế lại các bài học, cần căn cứ vào tính logic, đặc điểm của kiến thức, tính
trọn vẹn của vấn đề để xây dựng thành các bài học hoặc chủ đề phù hợp với điều
kiện thực tiễn dạy học nhà trường. Sau đó, đối với mỗi bài học, tổ chuyên môn
cần xác định các YCCĐ tương ứng.
+ Xác định thời lượng (số tiết) sử dụng để giảng dạy các bài học cụ thể: Trên cơ
sở số tiết dành cho các mạch nội dung chính đã xác định, tổ chuyên môn nghiên
cứu các YCCĐ của từng bài học, tham khảo SGK mà địa phương lựa chọn để
xác định và phân bổ số tiết phù hợp cho các bài học cụ thể trong các mạch nội
dung. Số tiết của mỗi bài học phụ thuộc vào nhiều yếu tố, quan trọng nhất là số
lượng YCCĐ và mức độ cần đạt trong mỗi yêu cầu (thể hiện qua động từ diễn
đạt mức độ nhận thức). Những YCCĐ được mô tả ở mức độ nhận thức cao, phức
hợp thường phải dự kiến dành nhiều thời gian hơn các yêu cầu cần đạt ở mức độ
thấp. Bên cạnh đó, đặc điểm của loại kiến thức (kiến thức lý thuyết, kiến thức
thực tiễn) hoặc tính chất bài học (lý thuyết, thực hành) cũng là những yếu tố cần
lưu ý. Ngoài ra, do chương trình được xây dựng có tính kế thừa nên việc xác
định thời lượng các bài học có thể căn cứ thêm vào kinh nghiệm thực tiễn dạy
học của GV trong chương trình 2006. Sau đó, tổ chuyên môn tiến hành cân đối
lại số tiết các bài để đảm bảo số tiết phù hợp và ghi vào cột số tiết trong cấu trúc
phân phối chương trình.
- Xây dựng KHDH các chuyên đề lựa chọn:
+ Nội dung này chỉ có ở cấp THPT
+ Để xây dựng KHDH các chuyên đề theo cấu trúc gợi ý, tổ chuyên môn chỉ cần
dựa vào CTGDPT môn học để liệt kê các chuyên đề theo thứ tự thực hiện, số
tiết phân bổ cho các chuyên đề học tập và các yêu cầu cần đạt tương ứng trong
mẫu gợi ý
- Xây dựng kế hoạch các bài kiểm tra, đánh giá định kì:
+ Thời gian làm bài cụ thể cho từng bài, thời điểm.
+ Yêu cầu cần đạt (mức độ cần đạt đến thời điểm kiểm tra, đánh giá theo phân
phối chương trình), hình thức bài kiểm tra, đánh giá
- Xây dựng kế hoạch cho các nội dung khác (nếu có). VD: KH bồi dưỡng HSG, KH sinh
hoạt chuyên môn...
- Xây dựng KH tổ chức các hoạt động giáo dục:
+ Tiến hành sinh hoạt chuyên môn để xác định một số hoạt động giáo dục liên
quan đến môn học có thể tổ chức cho HS các khối lớp trong năm học đó. VD:
cắm trại, sinh hoạt tập thể, câu lạc bộ...
+ Đối với mỗi hoạt động giáo dục sẽ tổ chức, tổ chuyên môn cần xác định YCCD
của các chủ đề
+ Tổ chuyên môn cần xác định hoạt động đó sẽ được tổ chức vào thời điểm nào?
ở đâu?
+ Cần xác định đơn vị, cá nhân nào sẽ chủ trì và phối hợp để tổ chức hoạt động,
các yêu cầu về điều kiện thực hiện...để đảm bảo hoạt động được thực hiện hiệu
quả
 Rà soát hoàn thiện dự thảo và thông qua tổ chuyên môn:
- Sau khi xây dựng xong, tổ chuyên môn cần lấy ý kiến tất cả các thành viên trong tổ để
tiến hành rà soát lại các nhiệm vụ, từ đó hoàn thiện bản dự thảo
- Cần chú trọng đến sự phù hợp của phân phối chương trình, các chuyên đề lựa chọn, các
bài kiểm tra, đánh giá định kì cũng như tính khả thi của các hoạt động đã đề xuất.
 Phê duyệt và tổ chức thực hiện KHGD của tổ chuyên môn:
- Bản dự thảo hoàn thiện KHGD của tổ chuyên môn sau khi thông qua tổ chuyên môn
được trình Hiệu trưởng nhà trường xem xét phê duyệt và công bố như một phần của
KHGD của nhà trường trong năm học.
- Đây là căn cứ để tổ chuyên môn triển khai thực hiện kế hoạch này trong năm học.
- Nhiệm vụ quan trọng sau khi kế hoạch của tổ được phê duyệt là tổ trưởng chuyên môn
tiến hành phân công nhiệm vụ cho các GV của tổ chuyên môn.
- Trên cơ sở nhiệm vụ được tổ trưởng phân công, mỗi GV bộ môn sau đó sẽ tiến hành
xây dựng KHGD của cá nhân để thực hiện các nhiệm vụ đó trong năm học.

ĐỀ CƯƠNG PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH NHÀ TRƯỜNG

I. LÝ THUYẾT

7. Hoạt động trải nghiệm và hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp được xây dựng dựa
trên những quan điểm nào? Mối quan hệ giữa mục tiêu của HĐTN và HĐTN, HN với
mục tiêu chung về phẩm chất và năng lực được mô tả như thế nào?

* Hoạt động trải nghiệm và hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp được xây dựng dựa
trên những quan điểm:
- Chương trình được xây dựng dựa trên lí thuyết hoạt động, lí thuyết về nhân cách, lí thuyết
học tập trải nghiệm và lí luận giáo dục nói chung; các ưu điểm của chương trình hoạt động
giáo dục ngoài giờ lên lớp, hoạt động giáo dục hướng nghiệp hiện hành; kinh nghiệm quốc
tế trong phát triển chương trình Hoạt động trải nghiệm, Hoạt động hướng nghiệp; bản sắc
văn hoá các vùng miền, văn hoá truyền thống Việt Nam và các giá trị văn hoá chung của
thời đại.
- Chương trình bảo đảm tính chỉnh thể, sự nhất quán và phát triển liên tục qua các lớp, các
cấp học. Chương trình được thiết kế theo hướng vừa đồng tâm, vừa tuyến tính, xuyên suốt
từ lớp 1 đến lớp 12 với các mạch nội dung hoạt động thống nhất: Hoạt động hướng vào
bản thân, Hoạt động hướng đến xã hội, Hoạt động hướng đến tự nhiên và Hoạt động hướng
nghiệp.

- Chương trình bảo đảm tính mở, linh hoạt. Cơ sở giáo dục và giáo viên chủ động lựa chọn
nội dung, phương thức, không gian, thời gian hoạt động phù hợp với hoàn cảnh và điều
kiện của mình trên nguyên tắc bảo đảm mục tiêu giáo dục và các yêu cầu cần đạt về phẩm
chất, năng lực đối với mỗi lớp học, cấp học.

* Mối quan hệ giữa mục tiêu của HĐTN và HĐTN, HN với mục tiêu chung về phẩm
chất và năng lực:
- Hoạt động trải nghiệm và Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp hình thành, phát triển ở
học sinh năng lực thích ứng với cuộc sống, năng lực thiết kế và tổ chức hoạt động, năng
lực định hướng nghề nghiệp; đồng thời góp phần hình thành, phát triển các phẩm chất chủ
yếu và năng lực chung quy định trong Chương trình tổng thể. Đó là các năng lực tự chủ và
tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo; các phẩm chất: yêu nước, nhân
ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.
8. Nêu và phân tích yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực HĐTN và HĐTN, HN
được trình bày trong chương trình.

* Yêu cầu cần đạt về phẩm chất:


- Yêu nước:

+ Thể hiện thái độ: Yêu thương, tự hào đối với cảnh quan thiên nhiên, di tích, truyền
thống… ; Kính trọng, biết ơn người lao động, người có công với nước;

+ Tích cực, chủ động tham gia và vận động người khác tham gia các hoạt động bảo vệ thiên
nhiên, phát huy giá trị các di sản văn hoá của quê hương, đất nước, các hoạt động xã hội
góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc;

+ Sẵn sàng thực hiện nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc.

- Nhân ái:

+ Thể hiện sự quan tâm chăm sóc sức khoẻ thể chất và tinh thần của bản thân, người thân,
cộng đồng;

+ Thiết lập được mối quan hệ hài hòa với mọi người;
+ Tích cực, chủ động tham gia và vận động người khác tham gia phòng ngừa, ngăn chặn
các hành vi trái đạo đức, pháp luật; Tích cực, chủ động tham gia các hoạt động từ thiện,
hoạt động phục vụ cộng đồng;

+ Thể hiện lòng trắc ẩn đối với con người nói chung, sự cảm thông, khoan dung với những
hành vi, thái độ có lỗi của người khác.

- Chăm chỉ:

+ Hoàn thành mọi loại nhiệm vụ được giao,

+ Tham gia công việc trong gia đình, lao động sản xuất theo yêu cầu thực tế, phù hợp với
khả năng, điều kiện của bản thân;

+ Tích cực tham gia các công việc phục vụ cộng đồng, tích cực học tập, rèn luyện để chuẩn
bị cho nghề nghiệp tương lai.

- Trung thực:

+ Tự tin trình bày, chia sẻ quan điểm cá nhân trước mọi người;

+ Thành thật với bản thân, nhận thức, hành động theo lẽ phải;

+ Sẵn sàng đấu tranh bảo vệ lẽ phải, bảo vệ người tốt, điều tốt; không bao che hành động
xấu;

+ Thể hiện sự công tâm, minh bạch trong các quan hệ và không dùng những gì không thuộc
về mình.

- Trách nhiệm:

+ Xây dựng được hình ảnh cá nhân khỏe mạnh.

+ Thể hiện được trách nhiệm trong tổ chức cuộc sống gia đình

+ Tích cực học tập, rèn luyện để chuẩn bị cho tương lai;
+ Chủ động, tích cực tham gia và vận động người khác tham gia lao động công ích, tham
gia các hoạt động cộng đồng…

+ Đấu tranh phê bình các hành vi vô kỉ luật, vi phạm pháp luật.

* Yêu cầu cần đạt về năng lực:

9. Nêu và phân tích mạch nội dung HĐTN và HĐTN, HN được định hướng theo mấy
hoạt động? Mạch nội dung đó được thể hiện trong từng hoạt động.
Mạch nội dung HĐTN và HĐTN, HN được định hướng theo 4 hoạt động:
10. Phân tích Phương pháp giáo dục của HĐTN & HĐTN, HN được định hướng về
phương thức tổ chức và các loại hình hoạt động nào?

* Định hướng chung:


- Phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của HS; làm cho mỗi học sinh đều sẵn sàng
tham gia trải nghiệm tích cực.

- Tạo điều kiện cho HS trải nghiệm, sáng tạo thông qua các HĐ tìm tòi, vận dụng kiến thức
và kinh nghiệm đã có vào đời sống; hình thành, phát triển KN giải quyết VĐ và ra quyết
định dựa trên những tri thức và ý tưởng mới thu được từ trải nghiệm.

- Tạo cơ hội cho học sinh suy nghĩ, phân tích, khái quát hoá những trải nghiệm để kiến tạo
kinh nghiệm, kiến thức và kĩ năng mới.

- Lựa chọn linh hoạt,sáng tạo các PP giáo dục phù hợp: PP nêu gương; PP giáo dục bằng
tập thể; PP thuyết phục; PP tranh luận; PP luyện tập; PP khích lệ, động viên; PP tạo sản
phẩm và các PP giáo dục khác.
* Phương thức tổ chức:
- Phương thức có tính khám phá: Thực địa, Thực tế, Tham quan, Cắm trại, Trò chơi....

- Phương thức có tính thể nghiệm, tương tác: Diễn đàn, Giao lưu, Hội thảo, Sân khấu hoá,
Đóng vai, Thảo luận, Trình diễn...

- Phương thức có tính cống hiến: Thực hành lao động; Hoạt động tình nguyện, nhân đạo...

- Phương thức có tính nghiên cứu: Dự án, Khảo sát, Điều tra, Sáng tạo công nghệ...

* Các loại hình hoạt động:

11. Phân tích đánh giá kết quả giáo dục của HĐTN & HĐTN HN, HĐTN & HĐTN,
HN đặt ra yêu cầu gì về thiết bị giáo dục và điều kiện thực hiện chương trình?

* Kết quả đánh giá giáo dục:


- Mục đích đánh giá: + Thu thập thông tin chính xác, kịp thời, có giá trị về mức độ đáp ứng
yêu cầu cần đạt so với chương trình.

+ Xác định sự tiến bộ của HS trong và sau các giai đoạn trải nghiệm.

+ Xây dựng căn cứ để định hướng học sinh tiếp tục rèn luyện hoàn thiện bản thân.

+ Điều chỉnh chương trình và các hoạt động giáo dục trong nhà trường.

- Nội dung đánh giá:


+ Các biểu hiện của phẩm chất và năng lực đã được xác định trong chương trình: năng lực
thích ứng với cuộc sống, năng lực thiết kế và tổ chức hoạt động, năng lực định hướng nghề
nghiệp…

+ Các yêu cầu cần đạt được đưa ra trong mỗi hoạt động theo chủ đề, hoạt động hướng
nghiệp…

+ Quá trình tham gia hoạt động tập thể và các sản phẩm của học sinh trong mỗi hoạt động...

- Chủ thể tham gia đánh giá: GV chủ nhiệm Bản thân HS Bạn bè, nhóm Cha mẹ HS và
cộng đồng Các GV, CB khác.

- Cứ liệu đánh giá:

 Kết quả quan sát của giáo viên

 Bản tự đánh giá, bản khảo sát

 Bản nhận xét của các bạn, nhóm; kết quả khảo sát

 Ý kiến nhận xét của cha mẹ học sinh và cộng đồng

 Số giờ, số lần tham gia hoạt động trải nghiệm

 Số lượng và chất lượng các sản phẩm hoàn thành

* Yêu cầu về thiết bị giáo dục:


- Đồ dùng để trình diễn, hướng dẫn: Video clip về các nội dung giáo dục; phần mềm về
hướng nghiệp; dụng cụ lao động phù hợp với hoạt động lao động.

- Đồ dùng để phục vụ hoạt động tập thể: Loa đài, ampli; bộ lều trại...

- Đồ dùng để thực hành: Bộ tranh ảnh về quần áo, giày dép, về trang phục các dân tộc Việt
Nam, trang phục các dân tộc trên thế giới; bộ tranh về các nghề, làng nghề truyền thống, lễ
hội; bảng trắc nghiệm nhân cách; dụng cụ lao động phù hợp với hoạt động lao động;

- Đồ dùng khác: phù hợp với chủ đề hoạt động cụ thể.


12. Nêu và phân tích quy trình phát triền chương trình nhà trường của hoạt động trải
nghiệm và hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp.

* Xây dựng hệ thống chủ đề từ yêu cầu cần đạt của chương trình HĐTN, HN
- SINH HOẠT DƯỚI CỜ:

• Chủ đề sinh hoạt có thể được xây dựng theo kế hoạch năm học, cũng có thể là chủ đề mới
đề xuất (với các vấn đề có tính thời sự). Dù chủ đề có tính thời sự hay chủ đề theo kế hoạch
cũng phải xây dựng dựa trên các yêu cầu cần đạt của chương trình.

• Khi thiết kế và tổ chức cần chú ý đến các yêu cầu sau:

+ Các nhiệm vụ của chủ đề cần phải tính đến sự đa dạng về độ khó (không khó đối với lớp
dưới và không dễ đối với lớp lớn hơn).

+ Lựa chọn phương thức tổ chức phù hợp để tăng tính hấp dẫn của nội dung, tăng mức độ
tham gia của học sinh vào các khâu tổ chức từ chuẩn bị cho đến tổ chức/trình diễn hay
tham gia tích cực vào hoạt động và đánh giá.

+ Chuyển dần vai trò điều hành hoạt động từ giáo viên sang cho học sinh.

• Một số hình thức thường sử dụng:

+ Sân khấu hóa: Hát/múa/nhảy dân vũ, hoạt cảnh truyền thống, tiểu phẩm, hóa trang,…

+ Nói chuyện chuyên đề: mời chuyên gia tâm lý, các nhà chuyên môn, người nổi tiếng

+ Hội thi: tổ chức thi giữa các lớp, các cá nhân về một chủ đề nào đó.

- SINH HOẠT LỚP:

• Các chủ đề cho sinh hoạt lớp được xây dựng dựa trên yêu cầu cần đạt của chương trình
và được đưa vào kế hoạch của nhà trường. Có thể linh hoạt bổ sung các chủ đề liên quan
đến địa phương, các chủ đề có tính thời sự của lớp, của cộng đồng….

• Khi thiết kế và tổ chức cần chú ý đến các yêu cầu sau:
+ Các hoạt động phải được chuẩn bị trước (chủ yếu do học sinh thực hiện, GV trong vai
trò cố vấn, nhận xét..).

+ Không gian tổ chức chủ yếu trong lớp học (có thể ngoài lớp học). Lớp học được trang
trí, bài trí thêm (bàn ghế có thể thay đổi, sắp xếp lại cho phù hợp với mục đích và nội dung
hoạt động). Khi tổ chức vị trí ngồi của học sinh có thể linh hoạt theo hoạt động.

• Các phương pháp thường được sử dụng:

+ Hoạt động nhóm: KN hợp tác, chia sẻ, thuyết phục, lắng nghe, tôn trọng sự khác biệt..

+ Đóng vai, sân khấu hoá: KN đồng cảm, biểu cảm cảm xúc, thái độ , giao tiếp…

+ Tình huống: KN tư duy GQVĐ, ra quyết định, giao tiếp ứng xử, vận dụng thực tiễn…

+ Trò chơi: KN tổ chức hoạt động, giám sát, phản ứng linh hoạt, tuân thủ…

+ Diễn đàn, toạ đàm: KN ngôn ngữ, lắng nghe, tư duy phản biện, tư duy độc lập, …

- TRẢI NGHIỆM THƯỜNG XUYÊN

• Hoạt động trải nghiệm thường xuyên là loại hình hoạt động cơ bản nhất vì loại hình này
thực sự tạo sự đổi mới của chương trình:

+ Tập trung vào việc phát triển các kỹ năng hay thói quen tích cực cho HS - tạo sự rèn
luyện thường xuyên, liên tục và điều kiện để phát triển PC & NL

+ Được tổ chức một cách đầy đủ, trọn vẹn toàn bộ chu trình trải nghiệm

+ Là căn cứ chủ yếu trong đánh giá sự tiến bộ và kết quả HĐTN, HN của HS - Đáp ứng
phần lowpsn các YCCĐ của chương trình (khoảng 80%)

+ Tổ chức 1 tiết/tuần theo thời khóa biểu chung của nhà trường

• Yêu cầu khi thiết kế và tổ chức:

+ Xác định tên chủ đề:

+ Xác định mục tiêu chủ đề:


+ Chuẩn bị cho các hoạt động trải nghiệm:

+ Tổ chức thực hiện (chu trình 5 pha).

- TRẢI NGHIỆM ĐỊNH KÌ – THAM QUAN

 Xác định mục đích, yêu cầu, đối tượng, thời gian, địa điểm.

 Xác định các công việc cần chuẩn bị:

+ Tiền trạm, hậu cần, thông tin, truyền thông, lịch trình

Các nhiệm vụ HS cần chuẩn bị (nhiệm vụ nhóm; nhiệm vụ cá nhân): Xây dựng kế hoạch
chi tiết, trong đó cần có các nội dụng: Tìm hiểu về nơi trải nghiệm; các nội dung sẽ trải
nghiệm; các hoạt động sẽ thực hiện tại nơi trải nghiệm; vật liệu, học liệu chuẩn bị cho thực
hiện nội dung và hoạt động tại nơi trải nghiệm….

+ Triển khai thực hiện kế hoach đã lập (dự kiến các tình huống phát sinh khi triển khai thực
hiện)

+ Xác định các hoạt động sau trải nghiệm: Viết bài thu hoạch; cách thức chia sẻ kết quả;
kế hoạch tiếp tục rèn luyên kĩ năng sau trải nghiệm…

+ Đánh giá kết quả: Mức độ đáp ứng mục tiêu của chủ đề và yêu cầu cần đạt trong chương
trình.

* Phân tích kế hoạch minh họa theo các tiêu chí của công văn 5555
- Bước 1: Nghiên cứu Kế hoạch tổ chức HĐTN minh họa trong tài liệu “Hướng dẫn thực
hiện Chương trình” để:

+ Chọn 01 Kế hoạch minh họa thuộc cấp học của mình.

+ Mô tả cấu trúc của Kế hoạch theo bảng sau:

Bảng tóm tắt phân tích kế hoạch tổ chức hoạt động trải nghiệm
Tên hoạt Mục tiêu Học sinh Học sinh Thiết bị Sản Đạt mức
động (1) hoạt “làm” đạt được (thiết bị phẩm và nào theo
động (2) gì? (3) gì? (4) gì, sử đánh giá 5555 (7)
dụng kết quả
như thế (6)
nào) (5)

- Bước 2: Vận dụng 4 tiêu chí phân tích kế hoạch và tài liệu dạy học của CV5555 để xác
định:

+ Mức độ đạt được của chuỗi hoạt động được thiết kế trong kế hoạch minh họa.

+ Ghi mức độ đã xác định vào cột 7 trong bảng và lí giải vì sao đạt mức đó.

- Bước 3: Từ kết quả thu được ở bước 1,2 xác định chu trình tổ chức HĐTN cho 01 chủ
đề.

* Xây dựng kế hoạch tổ chức hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp theo chủ đề
Chu trình tổ chức: Khám phá - Chiêm nghiêm + Kết nối kinh nghiệm - Rèn luyện kĩ năng
- Vận dụng/mở rộng - Đánh giá

Lưu ý:

- Linh hoạt, mềm dẻo trong tổ chức HĐTN

- HĐ thường xuyên, định kì thực hiện đủ chu trình;

- HĐ dưới cờ và SH lớp có thể thực hiện một vài pha trong chu trình.
II. THỰC HÀNH VẬN DỤNG

1. Thực hành xây dựng kế hoạch dạy học của tổ chuyên môn.

2. Thực hành xây dựng KHGD của tổ chuyên môn.

3. Thực hành xây dựng KH HĐ TN, hoạt động TNHN cho hình thức chào cờ đầu tuần.

4. Thực hành xây dựng KH hoạt động TN, hoạt động TNHN cho hình thức sinh hoạt
lớp.

5. Thực hành xây dựng KH hoạt động TN, hoạt động TNHN cho hình thức hoạt động
giáo dục theo chủ đề (TN thường xuyên và TN định kì (tham quan).

You might also like