You are on page 1of 6

CÂU HỎI ÔN TẬP SINH 11

Câu 1: Vì sao cây trên cạn ngập úng lâu sẽ héo và chết?

HD

Khi bị ngập úng, rễ thiếu Ôxi. Thiếu Ô xi sẽ phá hoại tiến trình hô hấp bình thường của rễ,
cây không hô hấp hiếu khí mà chuyển sang hô hấp kị khí , tích lũy chất độc hại với tế bào làm
lông hút chết, không hình thành lông hút mới, cây không hút được nước -> héo -> chết

Câu 2: Thế nào là bón phân hợp lí và biện pháp đó có tác dụng gì đối với năng suất cây trồng
và bảo vệ môi trường?

HD

- Bón phân hợp lí là bón đúng nhu cầu của cây theo đặc điểm di truyền của giống, loài cây;
theo pha sinh trưởng và phát triển; theo đặc điếm lí, hóa tính của đất và theo điều kiện thời
tiết.

 - Tác dụng của bón phân hợp lí với năng suất cây trồng: Cây sinh trưởng tốt, sức sống cao,
năng suất cao, hiệu quả của phân bón cao, giảm chi phí đầu vào, không gây ô nhiễm nông
phẩm và môi trường.

Câu 3: Vì sao quang hợp có vai trò quyết định đối vơi sự sống trên trái đất?

HD:

Vì sản phẩm của quang hợp đóng vai trò:

- Cung cấp thức ăn cho mọi sinh vật

- Cung cấp năng lượng duy trì hoạt động của sinh giới

- Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp, dược liệu

- Điều hòa không khí

Câu 4: Nêu các  biện pháp sinh học làm tăng lượng đạm cho đất và giải thích cơ sở của các
biện pháp đó?

HD

- Trồng câu họ đậu

- Thả bèo hoa dâu vào ruộng lúa

- Bón cho đất chế phẩm vi sinh vật cố định đạm

Câu 5: Vì sao thiếu ni tơ trong môi trường dinh dưỡng cây lúa không thể sống được?
HD: Vì ni tơ là nguyên tố dinh dưỡng thiết yếu không chỉ với cây lúa mà tất cả các loài
cây:

-  Ni tơ là thành phần cấu tạo nhiều phân tử hữu cơ quan trọng cấu tạo nên tế bào

- Ni tơ là thành phần của enzim, coenzim, ATP...

→ Thiếu ni tơ -> Thiếu vật liệu cấu trúc tế bào và các quá trình chuyển hóa không diễn
ra

Câu 6: Vì sao đứng dưới bóng cây mát hơn đứng dưới mái che vật liệu xây dựng?

Câu 7: Vì sao bón quá nhiều phân vào gốc cây sẽ héo và chết?

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Bộ phận hút nước chủ yếu của cây ở trên cạn là

A. lá, thân, rễ.           B. lá, thân.                 C. rễ, thân.       D. rễ.

Câu 2: Thành phần chủ yếu của dịch mạch gỗ là

  A. nước. B. các ion khoáng.

     C. các hợp chất hữu cơ tổng hợp ở rễ. D. nước và các ion khoáng.

Câu 3: Tác nhân chủ yếu điều tiết độ mở khí khổng là

A. nhiệt độ.                 B. ánh sáng.                   C. hàm lượng nước.        D. ion khoáng.

Câu 4: Thoát hơi nước ở lá chủ yếu qua con đường

A. khí khổng.  B. lớp cutin.      C. lớp biểu bì.         D. mô giậu.

Câu 5: Vai trò chủ yếu của nguyên tố đại lượng là

   A. cấu trúc tế bào.      B. hoạt hóa enzim.       C. cấu tạo enzim.     D. cấu tạo côenzim.

Câu 6: Các nguyên tố dinh dưỡng nào sau đây là các nguyên tố đại lượng

A. C, O, Mn, Cl, K, S, Fe.     B. Zn, Cl, B, K, Cu, S.

C.  C, H, O, N, P, K, S, Ca, Mg.           D. C, H, O, K, Zn, Cu, Fe.

Câu 7: Nguyên tố nào sau đây là thành phần của diệp lục, tham gia hoạt hóa enzim, khi thiếu
nó lá có màu vàng?

A. Nitơ.             B. Magiê.       C. Clo.        D. Sắt.

Câu 8: Thành phần chủ yếu của dịch mạch rây là


A. nước.       B. ion khoáng.    

C. nước và ion khoáng.        D. saccarôzơ và axit amin.

Câu 9: Vai trò sinh lí của nitơ gồm

A. cấu trúc và điều tiết. B. cấu trúc.

C. điều tiết. D. cấu trúc hoặc điều tiết.

Câu 10: Nitơ được rể cây hấp thụ ở dạng ?

A. NH4+,  NO3-.   B. NO2-, NH4+. C. N2, NH4+. D. NO3-, N2.


Câu 11: Mạch gỗ có cấu tạo
A. Gồm các tế bào chết, gồm quản bào và mạch ống
B. Gồm các tế bào sống nối thông với nhau.
C. Gồm các tế bào sống và các tế bào chết xen kẽ nhau.
D. Gồm nhiều lớp tế bào có vách dày.
Câu 12: Nước và các ion khoáng xâm nhập từ đất vào mạch gỗ của rễ  theo những con
đường:
A. Gian bào và tế bào chất B. Gian bào và tế bào biểu bì
C. Gian bào và màng tế bào D. Gian bào và tế bào nội bì
Câu 13: Hoạt động của vi khuẩn nào sau đây làm mất nitơ của đất ?
A. Vi khuẩn nitrat hóa B. Vi khuẩn amôn hóa.
C. Vi khuẩn cố định nitơ D. Vi khuẩn phản nitrat hóa.

Câu 14: Quá trình quang hợp không có vai trò nào sau đây?

A. Cung cấp thức ăn cho sinh vật.          

B. Chuyển hóa quang năng thành hóa năng.

C. Phân giải các chất hữu cơ thành năng lượng.      

D. Điều hòa không khí.

Câu 15: Quang hợp diễn ra chủ yếu ở cơ quan nào của cây?

A. Ti thể.                    B. Lá cây. C. Lục lạp.                 D. Ribôxôm.

Câu 16: Sản phẩm của pha sáng gồm            

A. ADP, NADPH, CO2.               B. ATP, NADPH, O2.                 

C. Cacbohiđrat, CO2.                 D. ATP, NADPH.

Câu 17: Trước khi vào mạch gỗ của rễ, nước và chất khoáng hòa tan trong đất phải đi qua tế
bào nào đầu tiên:

A. Khí khổng B. Tế bào nội bì


C. Tế bào lông hút D. Tế bào biểu bì

Câu 18: Sau khi bón phân, cây sẽ?

A. khó hấp thụ nước vì áp suất thẩm thấu của đất giảm.

B. khó hấp thụ nước vì áp suất thẩm thấu của đất tăng.

C. dễ hấp thụ nước vì áp suất thẩm thấu của đất tăng.

D. dễ hấp thụ nước vì áp suất thẩm thấu của đất giảm.

Câu 19: Lực không đóng vai trò trong quá trình vận chuyển nước ở thân là:

 A. lực đẩy của rể (do quá trình hấp thụ nước).

B. lực hút của lá (do quá trình thoát hơi nước).

C. lực liên kết giữa các phân tử nước và lực bám giữa các phân tử nước với thành mạch dẫn.

D. lực hút của quả đất tác động lên thành mạch gỗ.

Câu 20: Con đường thoát hơi nước qua khí khổng có đặc điểm

 A. vận tốc lớn, được điều chỉnh bằng việc đóng, mở khí khổng.

  B. vận tốc nhỏ, được điều chỉnh bằng việc đóng, mở khí khổng.

  C. vận tốc lớn, không được điều chỉnh bằng việc đóng, mở khí khổng.

D. vận tốc nhỏ, không được điều chỉnh.

Câu 21: Dòng mạch gỗ được vận chuyên nhờ những yếu tố nào sau đây?

I. Lực đẩy (áp suất rễ).                  

  II. Lực hút do thoát hơi nước ở lá.

III. Lực liên kết giữa các phân tử nước với nhau và với thành mạch gỗ.

IV. Sự chênh lệch áp suất thẩm thấu giữa cơ quan nguồn (lá) và cơ quan chứa (quả, củ…).

V. Sự chênh lệch áp suất thẩm thấu giữa môi trường rễ và môi trường đất.

A. I - III -V.          B. I - II - IV.              C. I - II - III.   D. I - III - IV.

Câu 22: Cơ chế của sự vận chuyển nước ở thân là

A. khuếch tán, do chênh lệch áp suất thẩm thấu.         


B. thẩm thấu, do chênh lệch áp suất thẩm thấu.           

C. thẩm tách, do chênh lệch áp suất thẩm thấu.        

D. theo chiều trọng lực của trái đất.

Câu 23: Quá trình thoát hơi nước qua lá không có vai trò

A. vận chuyển nước, ion khoáng.          B. cung cấp CO2 cho quá trình quang hợp.

C. hạ nhiệt độ cho lá.                             D. cung cấp năng lượng cho lá.

Câu 24: Vi khuẩn Rhizôbium có khả năng cố định đạm vì chúng có enzim

A. amilaza.             B. nuclêaza.               C. caboxilaza.           D. Nitrôgenaza

Câu 25: Nguyên tố khoáng điều tiết độ mở khí khổng là        

A. K.       B. Mg.        C. Mn.        D. P.

Câu 26: Các ion khoáng được hấp thụ vào rễ theo cơ chế

A. thụ động.          B. chủ động.          

C. thụ động và chủ động.         D. thẩm tách.

Câu 27: Cây ngô có số lượng khí khổng ở 2 mặt lá sẽ là           

A. mặt trên nhiều hơn mặt dưới.      B. mặt dưới nhiều hơn mặt trên.             

C. bằng nhau.                                     D. cả 2 mặt không có khí khổng.

Câu 28:  Câu nào không đúng khi nói về nguyên tố dinh dưỡng thiết yếu trong cây?

A. Thiếu nguyên tố dinh dưỡng thiết yếu cây không hoàn thành được chu kì sống.

B. Chỉ gồm những nguyên tố đại lượng: C, H, O, N, P, K, S, Ca, Mg.

C. Không thể thay thế được bởi bất kì nguyên tố nào.

D. Phải tham gia trực tiếp vào quá trình chuyển hoá vật chất trong cơ thể.

Câu 29: Cường độ thoát hơi nước được điều chỉnh bởi

A. cơ chế khuếch tán hơi nước qua lớp cutin.              

B. cơ chế đóng mở khí khổng.

C. cơ chế cân bằng nước.                     


D. cơ chế khuếch tán hơi nước từ bề mặt lá ra không khí xung quanh.

Câu 30: Cách nhận biết rõ rệt nhất thời điểm cần bón phân là căn cứ vào

A. dấu hiệu bên ngoài của quả mới ra.                     B. dấu hiệu bên ngoài của thân cây.

C. dấu hiệu bên ngoài của hoa.                                D. dấu hiệu bên ngoài của lá cây.

Câu 31: Hoạt động của loại vi khuẩn nào sau đây không có lợi cho cây?

A. Vi khuẩn amôn hóa.                    B. Vi khuẩn nitrat hóa.       

C. Vi khuẩn cố định đạm.                D. Vi khuẩn phản nitrat hóa.

Câu 32: Ở thực vật có mạch, nước được vận chuyển từ rễ lên lá chủ yếu theo con đường nào
sau đây?

A. Mạch rây. B. Tế bào chất.

C. Mạch gỗ.     D. Cả mạch gỗ và mạch rây.

Câu 33: Lực nào sau đây đóng vai trò là lực đẩy nước từ rễ lên thân lá?

A. Lực thoát hơi nước.

B. Áp suất rễ.

C. Lực liên kết của các phân tử nước với nhau.

D. Lực liên kết của các phân tử nước với thành mạch dẫn.

Câu 34: Ở thực vật sống trên cạn, loại tế điều tiết quá trình thoát hơi nước ở lá là?

A. khí khổng.          B. mạch gỗ.            C. mô giậu. D. mạch rây.

Câu 35: Trong các loại tế bào sau đây, tế bào nào có lục lạp để quang hợp?

  A. Tế bào lông hút.           B. Tế bào hình hạt đậu.         

  C. Tế bào thân.                                                      D. Biểu bì lá.

You might also like