You are on page 1of 4

Luận điểm 1: Chế độ xã hội chủ nghĩa vẫn thừa nhận chế độ tư hữu, nhưng hướng tới xác

lập từng bước chế độ công hữu về tư liệu sản xuất.

Dẫn chứng 1:

1. Trong xã hội tư bản chủ nghĩa xã hội, lịch sử chứng minh tính bất ổn nền kinh tế qua các
cuộc khủng hoảng và suy thoái kinh tế lớn. Ví dụ như: Cuộc đại suy thoái kinh tế 1929-1933
bùng nổ ở Mỹ; Khủng hoảng tài chính 1973; Khủng hoảng tài chính Lehman Shock 2008….

2. Theo báo cáo Oxfam, trung bình mỗi 30 giờ thế giới lại có thêm 1 tỷ phú. Trong khi đó mỗi
33 giờ thêm một triệu người rơi vào cảnh nghèo đói

3. Sự phân hoá giàu nghèo trong xã hội này ngày càng tăng, tạo ra sự khác biệt về giai cấp
tầng lớp từ đó tạo ra những tệ nạn xã hội trong một “xã hội tiêu dùng” .

=> Dân chủ chủ nghĩa tư bản chỉ là dân chủ của 1 bộ phận thiếu số tư sản. Không có dân chủ
cho toàn xã hội mà chỉ có dân chủ cho những người có tiền, có quyền.

Không phủ nhận chế độ tư hữu, dân chủ CNXH vẫn cho phép chế độ tư hữu tồn tại và tạo
điều kiện cho các “quan hệ tư hữu” phát triển.

Dẫn chứng 2: Tại Việt Nam, nhiều doanh nghiệp tư nhân đã trở thành những tập đoàn bước ra thị
trường kinh tế quốc tế như Vingroup, Thaco, FLC, Vinamilk…

Các tập đoàn nhà nước cũng đang chứng tỏ vai trò của mình trong việc đáp ứng nhu cầu ngày
càng cao của cuộc sống, có thể kể đến EVN, Viettel…

Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Việt Nam có nhiều hình thức, thành phần
kinh tế khác nhau, trong đó nền kinh tế Nhà nước giữa vai trò chủ đạo. Nhà nước với vai trò chủ
sở hữu toàn dân, tạo điều kiện để đất nước vững bước đi lên CNXH

Dẫn chứng 3:  Khác với nền dân chủ tư sản, bản chất của nền kinh tế dân chủ xã hội chủ
nghĩa là thực hiện chế độ công hữu về tư liệu sản xuất chủ yếu và thực hiện chế độ phân phối
lợi ích theo theo kết quả lao động là chủ yếu.
 
       Do bản chất của nhà nước chủ nghĩa xã hội chịu sự quy định cơ sở kinh tế của xã hội chủ
nghĩa, đó là chế độ sở hữu về tư liệu sản xuất chủ yếu. Do đó, không còn tồn tại quan hệ sản xuất
bóc lột. Nếu như tất cả các nhà nước bóc lột khác trong lịch sử đều là nhà nước đúng nghĩa của
nó, nghĩa là bộ máy của kẻ thiếu số của những kẻ bóc lột để trấn áp đa số nhân dân lao động bị
áp bức, bóc lột thì nhà nước xã hội chủ nghĩa vừa là bộ máy chính trị- hành chính, một cơ quan
cưỡng chế, vừa là tổ chức quản lý kinh tế- xã hội của nhân dân lao động không còn là nhà nước
đúng nghĩa, mà chỉ là “nửa nhà nước”. Chăm lo cho lợi ích của đa số nhân dân lao động trở
thành mục tiêu hành đầu của chủ nghĩa xã hội.

Luận điểm 2: Để hạn chế tính tự phát của CNTB trong việc chạy theo lợi nhuận thì chúng
tôi đưa ra vai trò của nhà nước vào khâu quản lý tổ chức nhưng vẫn đảm bảo vai trò làm
chủ của người dân.

Dẫn chứng 1: (Phản biện tư bản) Cuộc khủng hoảng kinh tế năm 1929 – 1933

Cuộc đại khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933 bắt nguồn từ các nước tư bản với sự chạy
đua sản xuất hàng loạt hàng hóa số lượng lớn, mong đạt lợi luận khổng lồ. Từ đó, người dân
không tiêu thụ hết dẫn tới thừa ế hàng hóa tràn lan. Tạo nên sự mất cân bằng về cung cầu, tiền
mất giá, kinh tế đi xuống trầm trọng. Khủng hoảng này đã làm cho những mâu thuẫn trong xã
hội tư bản và mâu thuẫn giữa các nước tư bản với nhau đã gay gắt càng thêm gay gắt hơn, đồng
thời chủ nghĩa tư bản thế giới càng thêm suy yếu. Thiếu sự can thiệp của chính phủ, nền kinh tế
tự phát do chạy theo cuộc đua lợi nhuận, gây nên những hậu quả nặng nề, xung đột mâu thuẫn
xảy ra ngày càng nhiều hơn.

Dẫn chứng 2: Còn tại Việt Nam,Trong thời gian vừa qua, khi đại dịch Covid 19 ập đến, các loại
hàng hoá trong ngành y tế trở thành mặt hàng được săn đón rộng rãi đã dẫn tới hệ luỵ là hành vi
đầu cơ tích trữ khẩu trang, kit test Covid để tạo ra sự khan hiếm hàng hóa, đẩy giá lên cao nhằm
thu lợi bất chính. Nhận được thông tin phản hồi, Nhà nước đã kịp thời yêu cầu các Sở liên quan
đi kiểm tra và xử lý theo quy định của pháp luật, đưa cán cân cung - cầu về trạng thái cân bằng. 

Chúng tôi luôn tin vào quan điểm “Tự do trong khuôn khổ”, các bạn có thể gọi đó là sự cứng
nhắc nhưng rõ ràng sự can thiệp kịp thời và đúng cách của nhà nước trong thời gian qua đã giúp
ổn định nền kinh tế nước nhà và quyền lợi của người dân nơi đây vẫn được đảm bảo.

Luận điểm 3: CNXH hướng tới một xã hội công bằng trong phân phối

Dẫn chứng 1: Mặt trái của CNTB

Theo thống kê tại thành phố New York, Mỹ có hơn 80.000 người vô gia cư và trong đó có
hơn 30,000 trẻ em. Một số chuyên gia cho rằng nguyên nhân dẫn đến con số tăng cao là do chính
sách bất hợp lý của thành phố.

Tại Oakland năm 2017, cứ 12 người lại có 1 người có nguy cơ trở thành tội phạm. Oakland
cũng có tỷ lệ giết người cao hơn cá San Francisco, với 20 vụ giết người, 65 vụ hiếp dâm và 732
vụ cướp và 616 vụ tấn công nguy hiểm.

Khoảng cách giàu nghèo ngày càng lớn, tệ nạn đầy rẫy. Vậy lí do ở đây là gì? Vì trong chủ
nghĩa tư bản hiện đại, tư liệu sản xuất, quyền lực nằm trong tay nhà tư bản, đặc biệt là các tập
đoàn kinh tế tư bản độc quyền lớn. Vì vậy, rất khó để các nước CNTB có được nền dân chủ thật
sự khi quyền lực kinh tế bị thâu tóm vào các tập đoàn. Dân chủ được đề cập chỉ là dân chủ trên
những phát ngôn và giấy tờ.

Dẫn chứng 2: Biểu hiện ở nước Chủ nghĩa xã hội

Việt Nam là đất nước còn nhiều khó khăn nhưng Chính phủ, Đảng và Nhà nước luôn luôn
quan tâm, đề ra chính sách nhằm xoá đói giảm nghèo, hạn chế khoảng cách trong xã hội. Trong
Chỉ thị số 01/CT-TTg ngày 6-1-2017, Thủ tướng Chính phủ đã nhấn mạnh việc phát động Phong
trào thi đua “Cả nước chung tay vì người nghèo-Không để ai bị bỏ lại phía sau”. “Không để ai bị
bỏ lại phía sau” là phương châm hành động, là quyết tâm của cả hệ thống chính trị Việt Nam, để
mọi địa phương, mọi người dân Việt Nam đều được hưởng thành quả của phát triển kinh tế . Đặc
biệt trong đại dịch Covid 19 vừa qua, Khẩu hiệu “Không để ai bị bỏ ai phía sau” luôn được nêu
cao. Chính phủ luôn đưa ra những chính sách hỗ trợ, khắc phục hậu quả do Covid để lại cho tất
cả người dân. Bên cạnh đó, người dân cũng đồng lòng giúp đỡ nhau, “lá lành đùm lá rách” vượt
qua.

Sau gần hai nhiệm kỳ, Trung Quốc đã vượt Mỹ và trở thành quốc gia giàu có nhất thế giới,
với tài sản ròng lên tới 120 nghìn tỷ USD vào năm 2020, so với 90 nghìn tỷ của Mỹ. Vượt lên là
nền kinh tế có quy mô GDP lớn thứ 2 thế giới. Là một phần quan trọng của “Giấc mộng Trung
Hoa”, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đề ra mục tiêu đưa Trung Quốc bước vào “xã hội khá
giả” năm 2021 - nhân kỷ niệm 100 năm thành lập ĐCS Trung Quốc và trở thành quốc gia hiện
đại toàn diện vào năm 2049 - nhân kỷ niệm 100 năm thành lập nước CHND Trung Hoa. 
Kỷ niệm 100 năm thành lập ĐCS Trung Quốc vừa qua, Trung Quốc tuyên bố thực hiện
thành công xóa nghèo tuyệt đối và cơ bản bước vào “xã hội khá giả”. Theo đó, Trung Quốc
cho rằng 10 năm qua, gần 100 triệu người đã thoát khỏi tình trạng đói nghèo, đồng thời ca ngợi
đây là một “chiến thắng toàn diện” và “sẽ đi vào lịch sử”.
 

                              

You might also like