You are on page 1of 8

1.2.3.

Có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng
tài sản của mình

Theo Điều 81. Tài sản của pháp nhân:


Tài sản của pháp nhân bao gồm vốn góp của chủ sở hữu, sáng lập viên, thành viên
của pháp nhân và tài sản khác mà pháp nhân được xác lập quyền sở hữu theo quy định
của Bộ luật này, luật khác có liên quan.
Tài sản của pháp nhân có mang tính độc lập với những cá nhân và những pháp nhân
khác thông qua sự quản lý, sự giám sát, cơ chế quyền làm chủ của pháp nhân đối với
chính tài sản của họ.Tài sản của pháp nhân độc lập còn được thể hiện thông qua được
pháp luật công nhận và bảo vệ. Do đó pháp nhân có toàn quyền sử dụng những tài sản
này mà không chịu sự chi phối, kiểm soát của bất kỳ ai. Tài sản này hoàn toàn tách biệt
với tài sản của các thành viên.

“Có tài sản độc lập” là tiền đề quan trọng nhất của điều kiện này và là tiền đề vật chất
cần phải có. Bởi vì, pháp nhân là tổ chức độc lập để xác lập quyền và nghĩa vụ trong hoạt
động của nó, nên bắt buộc phải có tài sản độc lập. Có tài sản độc lập mới có thể tự chịu
trách nhiệm bằng tài sản của mình đối với các giao dịch, quyền và nghĩa vụ mà nó xác
lập.

Tài sản độc lập của pháp nhân là sản nghiệp phải biệt lập với những cá nhân. tổ chức
khác và không trùng với nhau , và là tài sản thuộc quyền của pháp nhân đó, do pháp nhân
chiếm hữu, sử dụng, định đoạt trong phạm vi nhiệm vụ và phù hợp vớỉ mục đích của
pháp nhân. Tài sản của pháp nhân thể hiện dưới dạng vốn, các tư liệu sản xuất và các loại
tài sản khác phù hợp với từng loại pháp nhân. Tàỉ sản của pháp nhân được hình thành
trên những cơ sở khác nhau dưới dạng được Nhà nước giao để thực hiện chức năng (các
pháp nhân là lực lượng vũ trang) được giao theo pháp luật về doanh nghiệp nhà nước;
được chuyển giao quyền sở hữu cho các tổ chức chính trị, chính trị - xã hội; từ nguồn vốn
đóng góp của các thành viên; từ hoạt động sản xuất kinh doanh hợp pháp...

Bên cạnh đó, trách nhiệm của pháp nhân phải chịu trách nhiệm hình sự:
- Trường hợp thứ nhất, pháp nhân có thể phải chịu trách nhiệm hình sự về tội
phạm mà tội phạm đó là hành vi cố ý không thực hiện nghĩa vụ được quy định trực
tiếp cho pháp nhân như nghĩa vụ đóng thuế, nghĩa vụ đóng bảo hiểm xã hội cho
người lao động V.V.. 
- Trường hợp thứ hai, pháp nhân có thể phải chịu trách nhiệm hình sự về tội
phạm mà tội phạm đó được cá nhân nhân danh pháp nhân thực hiện và vì lợi ích
của pháp nhân. 
- Trường hợp thứ ba, pháp nhân có thể phải chịu trách nhiệm hình sự trong
trường hợp thành viên của pháp nhân đã phạm tội khi thực hiện công việc được
pháp nhân giao và việc xảy ra tội phạm này có phần lỗi của pháp nhân

Và pháp nhân cũng phải chịu trách nhiệm dân sự theo quy định hiện hành của Bộ luật
dân sự 2015 được quy định như sau:

- Pháp nhân phải chịu trách nhiệm dân sự về việc thực hiện quyền, nghĩa vụ
dân sự do người đại diện xác lập, thực hiện nhân danh pháp nhân.
- Pháp nhân chịu trách nhiệm dân sự về nghĩa vụ do sáng lập viên hoặc đại
diện của sáng lập viên xác lập, thực hiện để thành lập, đăng ký pháp nhân, trừ
trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.
- Pháp nhân chịu trách nhiệm dân sự bằng tài sản của mình; không chịu trách
nhiệm thay cho người của pháp nhân đối với nghĩa vụ dân sự do người của pháp
nhân xác lập, thực hiện không nhân danh pháp nhân, trừ trường hợp luật có quy
định khác.
- Người của pháp nhân không chịu trách nhiệm dân sự thay cho pháp nhân
đối với nghĩa vụ dân sự do pháp nhân xác lập, thực hiện, trừ trường hợp luật có
quy định khác.

Bên cạnh đó, trách nhiệm “hữu hạn” là việc người góp vốn, chủ sở hữu doanh nghiệp
phải chịu trách nhiệm về các khoản tài chính của doanh nghiệp trong phạm vi vốn góp
của mình. Có thể hiểu đơn giản khi doanh nghiệp phá sản hoặc giải thể hoặc thanh toán
các khoản nợ tài chính. Thì chủ sở hữu, người góp vốn kinh doanh chỉ phải chịu trách
nhiệm trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp. Mà không phải chịu trách nhiệm
bằng tài sản riêng của mình. Trách nhiệm vô hạn là việc người góp vốn, chủ sở hữu
doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm về các khoản tài chính của doanh nghiệp bằng toàn
bộ tài sản của mình.

Có thể hiểu đơn giản là khi doanh nghiệp phá sản hoặc giải thể và phải thanh toán
các  khoản nợ tài chính của doanh nghiệp. Thì chủ sở hữu, người góp vốn doanh nghiệp
phải sử dụng toàn bộ tài sản của mình (Vô hạn) để giải quyết.

Tiền đề “tự chịu trách nghiệm bằng tài sản của mình” có nghĩa là pháp nhân phải tự
mình chịu trách nhiệm trước chủ nợ bằng chính tài sản của pháp nhân và cũng phải chịu
trách nhiệm tối đa toàn bộ tài sản của pháp nhân, ngược lại các thành viên và các cơ quan
sáng lập pháp nhân không dùng tài sản của mình để chịu trách nhiệm thay cho pháp nhân.
Khi món nợ của pháp nhân lớn hơn những gì pháp nhân đang có, thì pháp nhân chỉ chịu
trách nhiệm với mức tài sản hiện có chứ không lấy thêm tài sản riêng của thành viên để
chịu trách nhiệm bổ sung cho pháp nhân. Bên cạnh đó, người của pháp nhân cũng có
trách nhiệm dân sự độc lập với pháp nhân và pháp nhân cũng không dùng tài sản của
mình để thực hiện nghĩa vụ và chịu trách nhiệm thay cho thành viên hoặc cơ quan sáng
lập của pháp nhân, trừ trách nhiệm dân sự phát sinh do người sáng lập hoặc đại diện của
họ xác lập thực hiện để thành lập hoặc đăng ký pháp nhân. Trách nhiệm của pháp nhân
thuộc dạng trách nhiệm “hữu hạn” trong phạm vi tài sản riêng của pháp nhân. Độc lập về
tài sản và chịu trách nhiệm bằng tài sản riêng của pháp nhân là tiền đề vật chất để một tổ
chức tham gia vào quan hệ dân sự như là một chủ thể độc lập.

Với quy định trên, ta có thể thấy được ý nghĩa:

Thứ nhất, phân biệt về mặt trách nhiệm tài sản giữa pháp nhân với thành viên hoặc
người sáng lập pháp nhân đồng thời giới hạn có mức độ chịu trách nhiệm của pháp nhân
và hạn chế các rủi ro tài chính đối với thành viên và người sáng lập, qua đó làm cho các
thành viên an tâm đầu tư tài chính cho pháp nhân dù không trực tiếp điều hành các hoạt
động đó.
Thứ hai, khi giao dịch với pháp nhân, các đối tác cần phải tìm hiểu về khả năng tài
chính và năng lực chịu trách nhiệm độc lập tài sản của pháp nhân nhằm để nhắm được dữ
liệu mức độ rủi ro và các khả năng bảo đảm tối đa các quyền lợi của mình.

1.2.4. Nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập

Pháp nhân là một tập hợp người có cơ cấu tổ chức chặt chẽ, có tài sản độc lập và tự
chịu trách nhiệm độc lập bằng tài sản của mình chứ không phải là số cộng đơn giản có
nhiều người hay là một tập hợp rời rạc các đồng sở hữu chủ, và sự độc lập về mặt tổ chức
và tài sản so với thành viên làm nên tư cách chủ thể độc lập.
Biểu hiện của việc nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập như:
có số tài sản riêng, có con con dấu riêng khi tham gia ký kết.
Ví dụ: Một tổ chức có tư cách pháp nhân khi bị kiện sẽ cử đại diện của mình để
tham gia vụ kiện đó. Độc lập tức là xét về mặt chủ thể nó không dựa trên tư cách của cá
nhân hay tổ chức nào khác
Đối với điều kiện thứ 4 này, nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một cách
độc lập sẽ mang lại ý nghĩa:
Thứ nhất, bảo đảm cho pháp nhân có tư cách pháp lý độc lập để hoạt động cũng như
là bảo đảm có tư cách chủ thể đầy và địa vị pháp lý bình đẳng của pháp nhân đối với các
trường hợp.
Thứ hai, bảo vệ quyền lợi của pháp nhân và của xã hội, nâng cao trách nhiệm của
pháp nhân trong các hoạt động của mình, ngăn ngừa các trường hợp làm ăn bát chính
hoặc là mạo danh núp bóng của các cá nhân tổ chức, cơ quan nhà nước có ảnh hưởng đến
chuộc lợi, không ai được phép mạo danh pháp nhân và bản thân pháp nhân cũng không
được lấy danh nghĩa của người khác để hoạt động.
Thứ ba, cá biệt hóa trách nhiệm của pháp nhân đồng thời đây còn là cơ sở để pháp lý,
tòa án các bên đương sự và bản thân pháp nhân xác định đúng đắn các chủ thế quan hệ
pháp luật về nội dung cũng như về tố tụng của pháp nhân trong việc giải quyết các tranh
chấp liên quan.
1.3. Năng lực chủ thể của pháp nhân và một số vấn đề về yếu tố lý lịch của pháp
nhân

1.3.1. Năng lực chủ thể của pháp nhân

*Bao gồm năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự. thời điểm phát sinh
năng lực pháp luật và năng lực hành vi của pháp nhân là cùng một thời điểm. Đây là nét
riêng biệt so với năng lực chủ thể của cá nhân - một chủ thể quan trọng, chiếm số lượng
lớn trong các quan hệ pháp luật dân sự.

*Năng lực giữa các pháp nhân khác nhau thì cũng khác nhau. Quyền, nghĩa vụ của
từng pháp nhân được ghi nhận lệ thuộc vào ngành, nghê, lĩnh vực mà pháp nhân hoạt
động, kinh doanh cũng như phạm vi hoạt động. Như vậy, các pháp nhân sẽ không có
năng lực pháp luật như nhau vì có sự khác biệt về ngành nghề hoặc phạm vi hoạt động
ngành nghề.

* Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân phát sinh từ thời điểm được cơ quan nhà
nước có thẩm quyền thành lập hoặc cho phép thành lập; nếu pháp nhân phải đăng ký hoạt
động thì năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân phát sinh từ thời điểm ghi vào sổ đăng
ký.Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân chấm dứt kể từ thời điểm chấm dứt pháp
nhân. (khoản 2-3 điều 86).

*  Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân có từ khi người đó sinh ra và chấm dứt khi
người đó chết.  (khoản 3 điều 16).

Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân (Điều 86 Bộ luật dân sự 2015) là khả năng
của pháp nhân có các quyền, nghĩa vụ dân sự phù hợp với mục đích hoạt động của mình:

“- Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân phát sinh từ thời điểm pháp nhân được
thành lập và chấm dứt từ thời điểm chấm dứt pháp nhân.
– Người đại diện theo pháp luật hoặc người đại diện theo uỷ quyền của pháp nhân
nhân danh pháp nhân trong quan hệ dân sự.”

Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân không bị hạn chế, trừ trường hợp Bộ luật
này, luật khác có liên quan quy định khác. Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân phát
sinh từ thời điểm được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thành lập hoặc cho phép thành
lập; nếu pháp nhân phải đăng ký hoạt động thì năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân
phát sinh từ thời điểm ghi vào sổ đăng ký. Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân
chấm dứt kể từ thời điểm chấm dứt pháp nhân.

Năng lực hành vi dân sự của pháp nhân là khả năng pháp nhân thông qua người đại
diện theo pháp luật của pháp nhân xác lập, thực hiện các quyền dân sự và nghĩa vụ dân
sự. Năng lực hành vi dân sự của pháp nhân được xác định dựa trên 2 yếu tố: thứ nhất là
yếu tố ý chí, thứ hai là yếu tố hoạt động của pháp nhân. Năng lực hành vi dân sự của
pháp nhân cùng phát sinh, chấm dứt đồng thời với năng lực pháp luật dân sự của pháp
nhân.

Năng lực chủ thể của pháp nhân là khả năng cho phép của pháp nhân và khả năng tự
có của chính pháp nhân để pháp nhân trở thành chủ thể độc lập khi tham gia các quan hệ
pháp luật. Năng lực chủ thể của cá nhân là thuộc tính nhân thân của chủ thể và không thể
dịch chuyển cho chủ thể khác. Nó xuất hiện từ khi người đó sinh ra cho đến khi người đó
chết đi.

Và năng lực chủ thể của pháp nhân có đặc biệt so với năng lực chủ thể của cá nhân:

Pháp nhân Cá nhân

Năng lực pháp luật - Có từ khi thành lập - Có từ khi sinh ra.
- Chấm dứt khi pháp nhân - Chấm dứt khi chết (chỉ
không còn tòn tại. hạn chế nếu pháp luật
- Xác định trong quyết định có quy định).
thành lập, điều lệ của - Xác định trong các văn
pháp nhân đó. bản pháp luật.
- Phụ thuộc vào từng pháp - Như nhau giữa các cá
nhân. nhân.

Năng lực hành vi - Khả năng hoạt động. - Khả năng thực hiện
- Phụ thuộc vào năng lực hành vi.
pháp luật của từng pháp - Phụ thuộc vào mức độ
nhân. nhận thức, trưởng
- Có đồng thời với năng lực thành của cá nhân.
pháp luật. - Chỉ có khi đạt độ tuổi
- Chỉ không còn khi pháp nhất định.
nhân chấm dứt tồn tại. - Có thể không còn khi
cá nhân còn sống.

Thông qua sự phân biệt giữa năng lực chủ thể của pháp nhân và năng lực chủ thể
của cá nhân:

Là một bản so sánh những điểm khác nhau giữa năng lực chủ thể của pháp nhân và năng
lực chủ thể của cá nhân và đồng thời nêu rõ lên được điều kiện xuất hiện và mất đi, về
chức năng và phạm vi của năng lực pháp luật và năng lực hành vi

1.3.2. Một số vấn đề về yếu tố lý lịch của pháp nhân

Điều 78, Tên gọi của pháp nhân có các yêu cầu:

1. Pháp nhân phải có tên gọi bằng tiếng Việt.

2. Tên gọi của pháp nhân phải thể hiện rõ loại hình tổ chức của pháp nhân và phân biệt
với các pháp nhân khác trong cùng một lĩnh vực hoạt động.

3. Pháp nhân phải sử dụng tên gọi của mình trong giao dịch dân sự.
4. Tên gọi của pháp nhân được pháp luật công nhận và bảo vệ.

Điều 79, Trụ sở của pháp nhân là nơi đặt cơ quan điều hành của pháp nhân. Trường hợp
thay đổi trụ sở thì pháp nhân phải công bố công khai. Địa chỉ liên lạc của pháp nhân là
địa chỉ trụ sở của pháp nhân. Pháp nhân có thể chọn nơi khác làm địa chỉ liên lạc.

Điều 80, Pháp nhân được thành lập theo pháp luật Việt Nam là pháp nhân Việt Nam.

Điều 81, Tài sản của pháp nhân bao gồm vốn góp của chủ sở hữu, sáng lập viên, thành
viên của pháp nhân và tài sản khác mà pháp nhân được xác lập quyền sở hữu theo quy
định của Bộ luật này, luật khác có liên quan.

Điều 84,  Chi nhánh, văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của pháp nhân, không phải
là pháp nhân.

Chi nhánh, văn phòng đại diện không có tư cách pháp nhân. Bởi vì theo Điều 84 BLDC
2015, chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của pháp nhân, không có tư cách pháp nhân và chi
nhánh có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của pháp nhân.

You might also like