You are on page 1of 20

https://giaoduc.net.

vn/tieu-diem/tap-doan-flc-tu-cong-bo-no-tap-doan-hoa-binh-213-ty-
dong-den-nay-van-chua-tra-post203048.gd
Tập đoàn FLC tự công bố nợ Tập đoàn Hòa Bình 213 tỷ đồng, đến nay vẫn chưa trả
(GDVN) - Luật sư Diệp Năng Bình khẳng định, các tài liệu mà phóng viên có được là
khách quan để viết bài, hoàn toàn đúng sự thật.
Phiên tòa vào ngày 30/9 tại Tòa án nhân dân quận Cầu Giấy (Hà Nội) về vụ kiện giữa
Công ty cổ phần tập đoàn FLC (Tập đoàn FLC) và Báo điện tử Giáo dục Việt Nam liên
quan đến bài viết “Doanh nghiệp tố FLC chây ì, nợ hàng trăm tỷ đồng” hiện đang được
đông đảo dư luận quan tâm.

Đặc biệt, việc Tòa án và Viện kiểm sát nhân dân quận Cầu Giấy đã xem xét các văn bản
tài liệu chứng cứ, trong đó có tài liệu chứng cứ liên quan đến công tác kiểm toán, báo cáo
tài chính của hai doanh nghiệp là Tập đoàn FLC và Công ty cổ phần tập đoàn xây dựng
Hòa Bình (Tập đoàn Hòa Bình) chưa thấu đáo, dẫn tới bản án tuyên chưa đúng bản chất
vấn đề.

Đây là những căn cứ pháp lý quan trọng được sử dụng vào bài viết đăng tải trên Báo điện
tử Giáo dục Việt Nam, phản ánh đúng bản chất sự việc, tính chân thực của thông tin.

Câu hỏi đặt ra xoay quanh vấn đề cần làm rõ đó là: Tập đoàn FLC nợ Tập đoàn Hòa Bình
bao nhiêu tiền mà chưa trả? Khoản nợ này đã kéo dài bao lâu?

Để rộng đường dư luận, phóng viên Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam đã trao đổi với Luật
sư Diệp Năng Bình - Trưởng Văn phòng Luật sư Tinh Thông Luật về những giá trị pháp
lý liên quan đến các tài liệu kiểm toán và báo cáo tài chính của hai doanh nghiệp là Công
ty cổ phần tập đoàn FLC và Công ty cổ phần tập đoàn xây dựng Hòa Bình (Tập đoàn Hòa
Bình).

Theo Luật sư Diệp Năng Bình, trong các khoản mục trên báo cáo tài chính, khoản mục
nợ phải thu rất quan trọng.

Đó là tài sản của doanh nghiệp đang bị đối tác bên ngoài chiếm dụng, các sai phạm tồn
tại trong việc ghi nhận cũng như quản lý nợ phải thu tại các doanh nghiệp là vấn đề được
kiểm toán viên quan tâm khi tiến hành kiểm toán báo cáo tài chính tại các đơn vị.

Trong các thủ tục kiểm toán đối với khoản mục này, xác nhận sự hiện hữu của khoản
mục nợ phải thu là thủ tục bắt buộc đòi hỏi kiểm toán viên phải thực hiện.

Thủ tục xác nhận công nợ phải thu do kiểm toán viên trực tiếp thu thập bằng văn bản từ
các nguồn độc lập bên ngoài đơn vị cho nên có độ tin cậy cao.
Do đó, Luật sư Diệp Năng Bình nhấn mạnh: “Thực tiễn cho thấy, gửi thư xác nhận công
nợ phải thu là một thủ tục quan trọng để kiểm toán viên thu thập bằng chứng về sự hiện
hữu của khoản mục này.

Nghĩa là, hoạt động này giúp cho kiểm toán viên và doanh nghiệp kiểm toán có thể thu
thập đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp trong quá trình kiểm toán tại các đơn vị.

Như vậy, có thể thấy để ra được thư xác nhận công nợ những khoản phải thu, phải trả đều
được kế toán hai bên ghi nhận trên sổ sách kế toán chứ không phải muốn xác nhận sao thì
xác nhận bởi đã được ký bởi người đại diện pháp luật và được đóng con dấu pháp nhân”.
Thư xác nhận số dư công nợ phải trả do chính Tập đoàn FLC gửi tới Tập đoàn Hòa Bình đề
nghị xác nhận số tiền doanh nghiệp này phải trả là 213 tỷ đồng - đây là một trong bằng
chứng quan trọng được công khai tại phiên tòa. Tuy nhiên, chứng cứ này không được Tòa
xem xét, bản thân đại diện Tập đoàn FLC thì ngang ngược nói không có nợ nần gì.
Báo cáo tài chính quý IV/2017 của Tập đoàn FLC công bố tự xác nhận phải trả Công ty
cổ phần Xây dựng và kinh doanh địa ốc Hòa Bình là 213 tỷ đồng.

Luật sư Diệp Năng Bình khẳng định: “Đây là nguồn chứng cứ khách quan để phóng viên
sử dụng khi viết bài. Nếu đây là con số không có căn cứ thì không lẽ lại được khai khống,
khai bừa vào báo cáo tài chính?".
Qua trao đổi của Luật sư Diệp Năng Bình có thể thấy, các tài liệu liên quan đến công tác
kiểm toán, báo cáo tài chính của hai doanh nghiệp trên đến nay vẫn là những bằng chứng
pháp lý quan trọng nhất cho thấy việc có nợ nần giữa hai đơn vị.

Vấn đề Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam nêu con số 213 tỷ đồng là có căn cứ và cho đến
thời điểm hiện nay thì những bằng chứng về nợ giữa hai bên rõ ràng nhất vẫn là các tài
liệu liên quan đến kiểm toán và báo cáo tài chính của hai đơn vị. Đó là những căn cứ
pháp lý thuyết phục nhất.

Điều này cho thấy bản án của Tòa án nhân dân quận Cầu Giấy là chưa khách quan và
không thuyết phục khi cho rằng con số nợ 213 tỷ đồng là chưa chính xác.

Dưới đây là một loạt bằng chứng cho thấy con số 213 tỷ đồng mà báo điện tử Giáo dục
Việt Nam phản ánh trong bài viết “Doanh nghiệp tố FLC chây ì, nợ hàng trăm tỷ đồng” là
có căn cứ:
Báo cáo tài chính hợp nhất quý IV năm 2017 của Công ty cổ phần Tập đoàn FLC trong
danh mục phải trả người bán là bên liên quan có tên Công ty Cổ phần xây dựng và Kinh
doanh Địa ốc Hòa Bình  với số tiền 213.150.684.628 đồng.

Trong bản thuyết minh báo cáo tài chính hợp nhất vào ngày 31/12/2016 của Công ty Cổ
phần tập đoàn FLC trong mục phải trả người bán ngắn hạn có tên Công ty Cổ phần xây
dựng và Kinh doanh địa ốc Hòa Bình với số tiền là 213.150.684.628 đồng. 
Trong bản báo cáo này, tại mục phải trả người bán là bên thứ 3 có tên công ty Công ty Cổ
phần Xây dựng và Kinh doanh Địa ốc Hòa Bình với số tiền là 213.150.684.628.
Công văn của Tập đoàn Hòa Bình gửi tới Tập đoàn FLC vào ngày 21/3/2018 đề nghị
thực hiện nghĩa vụ thanh toán hơn 262 tỷ đồng.

Tại phiên tòa ngày 30/9, đại diện Tập đoàn Hòa Bình nhiều lần khẳng định, khoản nợ Tập
đoàn FLC phải trả là đã được phía Hòa Bình xác nhận chứ không đàm phán.

Số nợ cho đến nay đã tăng thêm nhiều tỷ đồng, bởi vì khi FLC không trả khoản nợ gốc
thì chi phí tài chính phát sinh ngày càng tăng lên.

Cũng tại phiên tòa, bà Nguyễn Thị Thúy Kiều – luật sư bảo vệ quyền lợi cho phía Tập
đoàn FLC hỏi: "Tôi tiếp tục hỏi đối với đại diện của Hòa Bình là “Chây ì nợ nần theo ông
là như thế nào? Không có xác nhận công nợ, chưa chốt được khối lượng công nợ với
nhau và số tiền cụ thể thì có được gọi là chây ì không, có được gọi là nợ không?”

Ông Phạm Văn Anh – Đại diện Tập đoàn Hòa Bình trả lời: "Khi chúng tôi tạo ra một sản
phẩm, bên đối tác đã sử dụng một sản phẩm mấy năm trời.

Từ năm 2015 cho đến ngày hôm nay là hơn 4 năm trời mà còn chưa trả chúng tôi trên
200 tỷ là khoản nợ gốc.

Khoản nợ ấy được chính Tập đoàn FLC đưa vào báo cáo tài chính của mình, công bố
công khai vì Tập đoàn FLC là doanh nghiệp niêm yết.

Từ 2016 – 2017 đến đầu năm 2018, phía công ty FLC có gửi cho chúng tôi công văn đề
nghị xác nhận khoản nợ của Tập đoàn FLC còn phải trả cho Công ty Cổ phần Tập đoàn
Hòa Bình là 213 tỷ.

Tất cả các công bố về khoản nợ ấy là do chính FLC xác nhận khoản nợ đối với chúng tôi.

Và cho đến ngày hôm nay FLC vẫn chưa trả cho chúng tôi một đồng nào trong khoản nợ
mà FLC đã xác nhận cho những công việc mà chúng tôi đã làm từ 2015. Đến ngày hôm
nay là hơn 4 năm.

Theo tôi, chây ì có nghĩa là nợ mà không chịu trả và tìm cách thoái thác bằng cách này
hay cách khác".
TTO - Sau một ngày xét xử, chiều muộn 30-9, TAND quận Cầu Giấy, Hà Nội đã đưa ra
phán quyết về vụ kiện giữa Công ty cổ phần Tập đoàn FLC (Tập đoàn FLC) và báo điện
tử Giáo dục Việt Nam. Theo đó, tòa tuyên Tập đoàn FLC thắng kiện.
Theo HĐXX, 2 hợp đồng kinh tế được ký giữa Công ty cổ phần Tập đoàn xây dựng Hòa
Bình (Công ty Hòa Bình) và Tập đoàn FLC là có giá trị. Hai bên phải có trách nhiệm,
nghĩa vụ thực hiện.
Báo phải công khai xin lỗi Tập đoàn FLC

Thực tế cuối 7-2018, giữa Tập đoàn FLC và Công ty Hòa Bình vẫn chưa thống nhất được
phương thức thỏa thuận, số tiền phải thanh toán với nhau. Lẽ ra, Công ty Hòa Bình phải
có đơn khởi kiện tại tòa trọng tài thương mại… nhưng công ty lại có đơn kêu cứu gửi đến
báo.

Liên quan công nợ giữa Công ty Hòa Bình và Tập đoàn FLC, HĐXX xét thấy hai bên
đang thỏa thuận, thương lượng để đi đến thống nhất. Sau khi Báo điện tử Giáo dục Việt
Nam đăng tải, giữa 2 công ty có 2 lần gặp nhau nhưng vẫn chưa đi đến thống nhất số tiền
phải thanh toán.

Tòa cho rằng bài viết "Doanh nghiệp tố FLC chây ì, nợ hàng trăm tỉ đồng" là không đúng
với giấy phép hoạt động của báo.

Khi đăng bài, Báo điện tử Giáo dục Việt Nam chưa xác minh tính hiện thực khách quan
của vụ việc giữa 2 công ty, tìm ra nguyên nhân nợ đọng mà báo điện tử đã đăng tải. Theo
tòa, hành vi trên vi phạm Luật báo chí.

HĐXX xét thấy cần chấp nhận đơn khởi kiện của Tập đoàn FLC, Báo điện tử Giáo dục
Việt Nam phải gỡ bỏ ngay bài viết không chính xác, không đúng tôn chỉ mục đích hoạt
động của báo.

Báo điện tử Giáo dục Việt Nam phải công khai xin lỗi Tập đoàn FLC trên phương tiện
thông tin đại chúng.

Báo phải bồi thường 14,9 triệu đồng


Về yêu cầu bồi thường, HĐXX cho rằng hành vi của Báo điện tử Giáo dục Việt Nam đã
làm ảnh hưởng đến uy tín, danh dự của Tập đoàn FLC, tư cách, đạo đức doanh nghiệp.
Do đó, Báo điện tử Giáo dục Việt Nam phải có trách nhiệm bồi thường cho Tập đoàn
FLC theo yêu cầu là phù hợp quy định.

Kết thúc phiên tòa, HĐXX tuyên chấp nhận toàn bộ yêu cầu khởi kiện của Tập đoàn
FLC, buộc Báo điện tử Giáo dục Việt Nam phải đăng phát lời cải chính, xin lỗi trên báo
chí; buộc báo phải gỡ bỏ bài, phải bồi thường cho FLC số tiền 14,9 triệu đồng.
Trước đó, trong phần tranh luận, các luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho Tập
đoàn FLC đề nghị HĐXX chấp nhận đơn khởi kiện của nguyên đơn. Đại diện bị đơn thì
đề nghị tòa bác bỏ toàn bộ quan điểm yêu cầu khởi kiện của Tập đoàn FLC đối với Báo
điện tử Giáo dục Việt Nam.

Phát biểu quan điểm giải quyết về vụ án, đại diện VKS đề nghị HĐXX chấp nhận yêu
cầu khởi kiện của nguyên đơn.

Theo đơn khởi kiện của Tập đoàn FLC, ngày 1-10-2018, Báo điện tử Giáo dục Việt Nam
đã đăng tải bài viết "Doanh nghiệp tố FLC chây ì, nợ hàng trăm tỉ đồng". Tuy nhiên,
thông tin về việc Tập đoàn FLC "vẫn tìm các lý do chưa chịu trả tiền" cho 2 hợp đồng
với Công ty Hòa Bình được Báo điện tử Giáo dục Việt Nam đăng tải tại bài viết trên là
sai sự thật.

Tập đoàn FLC và Công ty Hòa Bình vẫn đang trong quá trình đàm phán, trao đổi để
thực hiện 2 hợp đồng trên. Đến nay, việc thanh, quyết toán 2 hợp đồng trên chưa thực
hiện được là do giữa 2 bên còn tồn tại một số bất đồng.

Vì vậy, những thông tin được đăng tải tại bài viết: "Tập đoàn FLC còn nợ vốn gốc của
Công ty Hòa Bình là 213 tỉ đồng Việt Nam" và bài viết "Mặc dù Công ty Hòa Bình đã
gửi tới 13 công văn yêu cầu Tập đoàn FLC giải quyết thanh toán công nợ nhưng đến nay
FLC vẫn tìm các lý do chưa chịu trả tiền" là những thông tin sai sự thật.

Tập đoàn FLC cho rằng Báo điện tử Giáo dục Việt Nam đã có hành vi cố ý đưa tin không
chính xác, đưa thông tin mang tính chất tiêu cực, trực tiếp xâm phạm uy tín của Tập đoàn
FLC, khiến đối tác và thị trường đánh giá, nhìn nhận không đúng về Tập đoàn FLC, từ đó
gây thiệt hại không nhỏ đến hoạt động của Tập đoàn FLC. Do đó, Tập đoàn FLC đã khởi
kiện Báo điện tử Giáo dục Việt Nam, đòi bồi thường 14 triệu đồng.

Trong khi đó, tại thông cáo báo chí phát đi ngày 24-9, Báo điện tử Giáo dục Việt Nam
khẳng định việc đăng tải thông tin tại bài báo nói trên là hoàn toàn đúng sự thật dựa trên
các tài liệu chính xác, đúng Luật báo chí, Luật phòng chống tham nhũng và chỉ đạo của
Đảng, Nhà nước đối với báo chí đấu tranh chống lại tệ tham ô, tham nhũng, các biểu hiện
sai trái, tiêu cực…

Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam sẽ kháng cáo bản án của Tòa án Cầu Giấy
 01/10/2019 06:00  Đỗ Thơm - Tùng Dương
(GDVN) - Đó là nhấn mạnh của ông Đào Ngọc Tước – Phó Tổng biên tập Báo điện tử
Giáo dục Việt Nam sau khi Tòa án nhân dân quận Cầu Giấy tuyên án sơ thẩm.
Ngày 30/9, Tòa án nhân dân quận Cầu Giấy, Hà Nội đã tổ chức xét xử công khai vụ kiện
giữa Công ty cổ phần tập đoàn FLC (Tập đoàn FLC) và Báo điện tử Giáo dục Việt Nam.

Vụ án liên quan tới ngày 01/10/2018, Báo điện tử Giáo dục Việt Nam đăng tải bài viết
“Doanh nghiệp tố FLC chây ì, nợ hàng trăm tỷ đồng”, phản ánh việc Công ty cổ phần tập
đoàn FLC (Tập đoàn FLC) chưa trả Công ty cổ phần Tập đoàn xây dựng Hòa Bình (Tập
đoàn Hòa Bình) 213 tỷ đồng.

Có 7 luật sư tham gia bảo vệ quyền lợi cho nguyên đơn, Tập đoàn FLC.

Thẩm phán, chủ tọa phiên tòa là ông Nguyễn Văn Lương, các hội thẩm là ông Lê Đình
Giang, ông Hoàng Văn Hạnh. Thư ký tòa là ông Nguyễn Gia Bình. Kiểm sát viên tham
gia phiên tòa là bà Phạm Thị Duyên.

Tập đoàn Hòa Bình khẳng định Báo đưa tin hoàn toàn đúng sự thật

Trong phần trình bày tại phiên tòa với tư cách người làm chứng, người trong cuộc là đại
diện Công ty cổ phần tập đoàn xây dựng Hòa Bình (Tập đoàn Hòa Bình), ông Phạm Văn
Anh xác nhận là ngày 22/8/2018, Tập đoàn Hòa Bình có đơn phản ánh đến các cơ quan
thông tấn báo chí liên quan đến công nợ của Công ty cổ phần FLC với công ty Hòa Bình
cho 2 hợp đồng tại dự án ở Thanh Hóa.

Từ năm 2014 đến 2018, Tập đoàn Hòa Bình rất nhiều lần yêu cầu Tập đoàn FLC trả nợ,
nhưng không được thanh toán.

Ngày 22/8, Tập đoàn Hòa Bình có gửi đơn kêu cứu đến báo chí, trong đó có Báo điện tử
Giáo dục Việt Nam.

Sau khi đọc được bài viết, Tập đoàn Hòa Bình đã đối chiếu các nội dung cung cấp cho
Báo và xác nhận nội dung báo đăng đúng với các nội dung mà Hòa Bình đã gửi.

Vì vậy, Tập đoàn Hòa Bình có gửi thư cảm ơn đến Báo điện tử Giáo dục Việt Nam vì đã
đăng tải thông tin bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

Trả lời câu hỏi của luật sư phía Tập đoàn FLC về khoản nợ phát sinh từ hợp đồng giữa 2
bên, ông Phạm Văn Anh - đại diện Tập đoàn Hòa Bình nhấn mạnh: “Liên quan đến
khoản nợ Công ty Hòa Bình phản ánh đến báo chí có nội dung Báo điện tử Giáo dục Việt
Nam đã đăng là 2 khoản nợ phát sinh từ hợp đồng số 18 và 57. Công ty thực hiện hợp
đồng này từ năm 2014 kết thúc cuối năm 2015.
Công việc công ty Hòa Bình đã làm theo hợp đồng. Việc thanh quyết toán đã thực hiện
giữa năm 2015. Đến cuối năm 2015, đã đệ trình hồ sơ thanh quyết toán cho Tập đoàn
FLC.

Sau đó, Tập đoàn FLC đã ghi nhận trong báo cáo tài chính của mình, công bố công khai
đại chúng vào năm 2016, 2017 tổng số là 213 tỷ đồng chưa trả cho Hòa Bình.

Đến tháng 2/2018, công ty FLC có gửi cho chúng tôi thư xác nhận khoản nợ 213 tỷ đồng
và cho đến nay, toàn bộ khoản nợ này cũng chưa được công ty FLC thanh toán cho chúng
tôi”.

Trong phần trình bày quan điểm cũng như phần trả lời câu hỏi của luật sư bảo vệ quyền
lợi cho Tập đoàn FLC, trả lời phần xét hỏi của Tòa, đại diện Tập đoàn Hòa Bình rất nhiều
lần nhấn mạnh là: "Báo điện tử Giáo dục Việt Nam đăng tải thông tin hoàn toàn đúng sự
thật.

Và khoản nợ 213 tỷ đồng của Công ty FLC với Công ty Hòa Bình là do chính Công ty
FLC gửi cho Công ty Hòa Bình xin xác nhận khoản nợ đó".

Đáng chú ý, khi Thẩm phán, Chủ tọa phiên tòa - ông Nguyễn Văn Lương hỏi phía đại
diện FLC là cho đến tháng 2/2018 Công ty FLC nợ Công ty Hòa Bình bao nhiêu?

Đại diện được ủy quyền của Tập đoàn FLC tại tòa là ông Đặng Nhật Minh nói:
“Thưa hội đồng xét xử, chúng tôi xác định là không có nợ công ty Hòa Bình”.

Sau đó, Tòa hỏi đại diện FLC là tại sao có công văn xác nhận nợ 213 tỷ đồng?

Đại diện FLC cho biết, xác nhận công nợ các bên cung cấp cho tòa được thực hiện theo
quy định của kiểm toán, kế toán lập trích một khoản có thể phải trả cho công ty Hòa Bình
để thực hiện việc đó.

Báo đưa tin hoàn toàn đúng sự thực

Trình bày quan điểm tại tòa, ông Đào Ngọc Tước – Phó Tổng biên tập Báo điện tử Giáo
dục Việt Nam, đại diện được ủy quyền của Báo tại tòa nhấn mạnh: “Công ty cổ phần tập
đoàn FLC khởi kiện Báo với 2 nội dung.
Thứ nhất là sai tôn chỉ mục đích khi đăng tải bài viết ngày 1/10.

Thứ hai là các thông tin được đăng tải trong bài báo ngày 1/10 không đúng sự thực”.

Về các nội dung khởi kiện này, ông Đào Ngọc Tước nêu rõ: "Bài báo đã được Báo điện
tử Giáo dục Việt Nam đăng tải là hoàn toàn hợp pháp và hiện vẫn tồn tại trên trang báo.

Việc Công ty FLC khởi kiện về tôn chỉ là không có căn cứ bởi báo chí cách mạng Việt
Nam nói chung và Báo điện tử Giáo dục Việt Nam nói riêng hoạt động phải tuân thủ:
Hiến pháp 2013 ghi rõ: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận
thông tin...

Luật Báo chí 2016 cũng nêu rõ tại các điều 4, điều 43 về hoạt động báo chí;

Giấy phép hoạt động báo chí của Báo điện tử Giáo dục Việt Nam cũng nêu rõ Báo có
trách nhiệm tuyên truyền, phổ biến pháp luật, chủ trương đường lối chính sách của Đảng,
Nhà nước cho sinh viên.

Ngoài ra còn Luật Phòng chống tham nhũng; là thực hiện các chỉ đạo của Đảng, Nhà
nước với báo chí đấu tranh chống các biểu hiện sai trái, tiêu cực...

Bên cạnh đó, việc cơ quan quản lý nhà nước có thể có các quyết định xử phạt về tôn chỉ
mục đích với hoạt động của Báo, Báo cũng đã có đơn khiếu nại về vấn đề này. Trong
quyết định xử phạt vi phạm hành chính cũng không có bất cứ yêu cầu nào là báo phải gỡ
bỏ bài viết, cũng không có nhận định nào nói Báo đưa tin sai sự thật... 

Theo quy định của pháp luật, Tập đoàn Hòa Bình hoàn toàn có quyền đưa ý kiến của
mình lên các cơ quan báo chí, nhất là khi đã phải kêu cứu. Các báo, nếu không đăng tải,
cũng phải có văn bản trả lời theo quy định của pháp luật.

Báo điện tử Giáo dục Việt Nam nhận được đơn của Tập đoàn Hòa Bình, sau khi xem xét
tài liệu, chứng cứ; liên lạc xác minh hai chiều đã chọn cách lên tiếng, đăng tải bài viết
nêu trên.

Một trong những mục đích đăng tải bài viết là giúp cho các bạn sinh viên, độc giả của
báo nắm được quy định pháp luật trong kinh doanh; giáo dục tuyên truyền phổ biến pháp
luật cho các đối tượng này, điều cũng được ghi trong giấy phép hoạt động của Báo.

Như thế, vấn đề tôn chỉ mục đích là hoàn toàn đúng đắn và không phải phạm vi xem xét
tại tòa án".

Đại diện Báo khẳng định: “Bài báo đăng tải thông tin hoàn toàn đúng sự thực. Thực tế,
bài viết cho đến nay vẫn đang tồn tại trên báo.
Chúng tôi cũng muốn giáo dục pháp luật cho các em học sinh, sinh viên về việc làm gì
cũng phải phải tôn trọng, thượng tôn pháp luật”.

"Còn về nội dung bài báo có đúng hay không, ngay tại phiên tòa hôm nay, đại diện Tập
đoàn Hòa Bình đã ba lần nói rõ, các thông tin Báo điện tử Giáo dục Việt Nam đăng tải là
hoàn toàn đúng sự thật.

Bên cạnh đó, con số 213 tỷ đồng là Tập đoàn FLC tự đưa ra để xin xác nhận công nợ từ
phía Tập đoàn Hòa Bình, không phải con số do Báo hay phía Tập đoàn Hòa Bình đưa ra.
Các tài liệu chứng minh việc này đã được Báo nộp cho Tòa án từ trước...", đại diện Báo
khẳng định.

"Với các tài liệu đã gửi tới Tòa, và các lập luận nêu trên, tôi yêu cầu Tòa án bác bỏ toàn
bộ nội dung khởi kiện của Tập đoàn FLC", đại diện Báo điện tử Giáo dục Việt Nam nói.

Mặc dù, trong phần trình bày quan điểm cũng như trả lời các câu hỏi của luật sư, của
thẩm phán, của kiểm sát viên liên quan đến tôn chỉ mục đích hoạt động của Báo; về tính
đúng đắn của nội dung bài viết, ông Đào Ngọc Tước đã viện dẫn rất nhiều căn cứ nhưng
không được Hội đồng xét xử ghi nhận.

Phần trình bày quan điểm của Kiểm sát viên Phạm Thị Duyên thì đã được chuẩn bị sẵn,
đánh máy cẩn thận từ trước vẫn cho rằng, Báo đăng tải bài viết “Doanh nghiệp tố FLC
chây ì nợ hàng trăm tỷ đồng” là không phù hợp tôn chỉ mục đích ghi trong giấy phép hoạt
động báo chí do Bộ Thông tin và Truyền thông trả lời ngày 30/5/2019 của Cục Báo chí.

Nhận định này là thiếu khách quan, không tôn trọng bản chất sự thật, không tiếp thu các ý
kiến trình bày tại Tòa.

Cuối ngày 30/9, Tòa án nhân dân Quận Cầu Giấy đã tuyên án.

Tòa án nhân dân quận Cầu Giấy yêu cầu báo điện tử Giáo dục Việt Nam bồi thường 14,9
triệu đồng, gỡ bỏ bài viết, xin lỗi công khai trên phương tiện thông tin đại chúng.

Tòa cho rằng báo không tuân theo tôn chỉ mục đích, giấy phép; vi phạm Luật Báo chí khi
viết bài có nội dung FLC chây ì trả nợ đối tác (Tập đoàn Hòa Bình).

Theo tòa, do không đạt được thỏa thuận với FLC về việc thanh toán khoản nợ cho các
công trình đã thực hiện (theo hai hợp đồng), Hòa Bình đã "không đúng" khi gửi đơn kêu
cứu tới cơ quan báo chí mà không phải là đơn vị trọng tài thương mại hoặc tòa án.
Ngay sau khi tòa tuyên án, trao đổi với các cơ báo chí bên lề phiên xét xử, đại diện Báo
điện tử Giáo dục Việt Nam khẳng định sẽ kháng cáo bản án sơ thẩm của Tòa án nhân dân
quận Cầu Giấy.

Chây ì có nghĩa là nợ mà không chịu trả 

Luật sư Nguyễn Thị Thúy Kiều – 1 trong 7 luật sư bảo vệ quyền lợi cho phía Tập đoàn FLC
tại phiên tòa hỏi người làm chứng là đại diện cho Tập đoàn Hòa Bình: "Tôi tiếp tục hỏi đối
với đại diện của Hòa Bình là “Chây ì nợ nần theo ông là như thế nào? Không có xác nhận
công nợ, chưa chốt được khối lượng công nợ với nhau và số tiền cụ thể thì có được gọi là
chây ì không, có được gọi là nợ không?”

Ông Phạm Văn Anh – Đại diện Công ty Hòa Bình trả lời: "Khi chúng tôi tạo ra một sản
phẩm, bên đối tác đã sử dụng một sản phẩm mấy năm trời. Từ năm 2015 cho đến ngày hôm
nay là hơn 4 năm trời mà còn chưa trả chúng tôi trên 200 tỷ là khoản nợ gốc.

Khoản nợ ấy được chính Tập đoàn FLC đưa vào báo cáo tài chính của mình, công bố công
khai vì Tập đoàn FLC là doanh nghiệp niêm yết.

Từ 2016 – 2017 đến đầu năm 2018, phía công ty FLC có gửi cho chúng tôi công văn đề nghị
xác nhận khoản nợ của Tập đoàn FLC còn phải trả cho Công ty Cổ phần Tập đoàn Hòa Bình
là 213 tỷ.

Tất cả các công bố về khoản nợ ấy là do chính FLC xác nhận khoản nợ đối với chúng tôi.

Và cho đến ngày hôm nay FLC vẫn chưa trả cho chúng tôi một đồng nào trong khoản nợ mà
FLC đã xác nhận cho những công việc mà chúng tôi đã làm từ 2015. Đến ngày hôm nay là
hơn 4 năm.

Theo tôi, 'chây ì' có nghĩa là nợ mà không chịu trả và tìm cách thoái thác bằng cách này hay
cách khác".

Quan điểm của anh, chị?

You might also like