You are on page 1of 5

BÀI TẬP CÁ NHÂN

5.30(*)
Yêu cầu:
a) Cho biết tình huống trên thuộc về “nợ tiềm tàng” hay là “sự kiện phát sinh
sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm”? Hãy giải thích?
Đây là sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm. Vì:
- Việc phát hiện ông Phú lén lút gia nhập vào HĐQT của công ty đối thủ xảy ra
vào tháng 1 năm 20X2 thông qua điều tra
- Không tạo nên một nghĩa vụ hiện tại của công ty từ một sự kiện đã xảy ra
- Việc công ty khởi kiện ông Phú cũng vào T4/20X2 tức sau kỳ kế toán, do vậy
đây có thể xếp là sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán hơn là khoản
nợ tiềm tàng

b) Trong trường hợp này, Thịnh Phát có phải điều chỉnh lại báo cáo tài chính
hay không? Nếu phải điều chỉnh thì sẽ điều chỉnh như thế nào? Tại sao?
Trong trường hợp này Thịnh Phát không phải điều chỉnh lại BCTC, vì:
- Công ty chỉ mới làm thủ tục khởi kiện và chưa có phán quyết từ tòa án đồng
thời diễn ra sau kỳ kế toán năm.
- Tuy nhiên công ty Thịnh Phát cần công bố thuyết minh trên BCTC.

Bài 5.31
a) Kiểm toán viên sẽ đưa ý kiến gì về BCTC, giả sử ngoài vấn đề trên, không
có vấn đề nào khác cần lưu ý thêm?
Đối với tình huống trên, kiểm toán viên sẽ đưa ý kiến ngoại trừ. Vì đối với việc BGD
không đồng ý trình bày thông tin về giao dịch này trên thuyết minh BCTC có thể gây
ra sai sót trọng yếu cho BCTC thế nhưng ngoài vấn đề này thì không còn vấn đề
nào khác cần lưu ý. Vì vậy có thể thấy sai sót này không ảnh hưởng lan tỏa đến
BCTC để đưa ra ý kiến trái ngược.

b) Vì sao kiểm toán viên yêu cầu công ty Sao Hôm thuyết minh về giao dịch
trên trong BCTC?
Theo VAS 26 về các bên liên quan có quy định tại điều 22 về việc trình bày trên
BCTC như sau: "Trường hợp có sự tồn tại các giao dịch giữa các bên liên quan thì
doanh nghiệp báo cáo cần phải trình bày bản chất các mối quan hệ của các bên liên
quan cũng như các loại giao dịch và các yếu tố của giao dịch đó”.

Trong trường hợp trên, công ty Sao Hôm có đầu tư 35% vốn chủ sở hữu vào công
ty Bình Minh. Do đó, công ty Sao Hôm có ảnh hưởng đáng kể đến các quyết định tài
chính, các chính sách của công ty Bình Minh và trở thành bên liên quan của công ty
Sao Hôm theo VAS 26.
Giữa 2 công ty này có giao dịch mua 1 thiết bị trị giá 250 tỷ đồng. Vì vậy đây được
coi là giao dịch với bên liên quan và theo điều 22 ở trên, công ty Sao Hôm phải trình
bày giao dịch này trên thuyết minh BCTC.
c) Những thủ tục nào có thể giúp kiểm toán viên phát hiện giao dịch trên?
Theo VSA 550, những thủ tục kiểm toán có thể giúp kiểm toán viên phát hiện giao
dịch trên bao gồm:
- Thảo luận với nhóm kiểm toán nhằm hiểu biết về các mối quan hệ và giao
dịch của đơn vị
- Xem xét các biên bản họp và phỏng vấn BGD nhằm phát hiện các giao dịch
với các bên liên quan phát sinh trong kỳ cũng như hình thức và mục đích các
giao dịch đó
- Thực hiện các thủ tục đánh giá rủi ro để tìm hiểu về các kiểm soát (nếu có) đã
được BGD thiết lập nhằm phát hiện và đánh giá các giao dịch này có diễn ra
bất thường hay tiềm ẩn rủi ro sai sót, gian lận trọng yếu hay không
- Soát xét sổ kế toán hoặc tài liệu: Trong quá trình kiểm tra sổ kế toán và tài
liệu, KTV cần duy trì sự cảnh giác đối với các thỏa thuận cho thấy sự tồn tại
của các mối quan hệ hoặc giao dịch với các bên liên quan mà đơn vị chưa
xác định hoặc thông báo cho KTV trước đó.

d) Thủ tục kiểm toán có thay đổi không nếu tỷ lệ sở hữu của Sao Hôm trong
Bình Minh là 15%, và 55%?
- Đối với tỷ lệ sở hữu của Sao Hôm trong Bình Minh chỉ còn 15% thì KTV phải
thay đổi thủ tục kiểm toán. Vì lúc này công ty Bình Minh đã không còn là bên
liên quan của công ty Sao Hôm. KTV cũng không cần phải yêu cầu công ty
Sao Hôm trình bày giao dịch mua thiết bị 250 tỷ đồng vào thuyết minh BCTC.
Thay vào đó, KTV chỉ cần thực hiện các thủ tục kiểm toán đối với một giao
dịch mua bán bình thường nếu như giá trị của giao dịch này vượt mức trọng
yếu.
- Đối với tỷ lệ sở hữu của Sao Hôm trong Bình Mình là 55% thì KTV không cần
thay đổi các thủ tục kiểm toán vì đây cũng là giao dịch với các bên liên quan
và cần các thủ tục kiểm toán để phát hiện và đánh giá các giao dịch giữa 2
công ty. Tuy nhiên do công ty Bình Minh lúc này trở thành công ty con và chịu
sự kiểm soát của công ty Sao Hôm, thế nên KTV cần phải nâng cao thái độ
hoài nghi và thận trọng hơn khi kiểm tra tài liệu, số kế toán về các thỏa thuận
của 2 bên nhằm phát hiện các gian lận và sai sót trọng yếu liên quan đến giao
dịch với công ty con của công ty Sao Hôm.

e) Thủ tục kiểm toán có thay đổi không nếu Sao Hôm chứng minh rằng gần
ngày khóa sổ, Sao Hôm đã bán toàn bộ số cổ phần của mình trong Bình Minh
cho ông Tâm, Giám đốc điều hành của Bình Minh?
- KTV cần thực hiện thêm các thủ tục bổ sung nhằm xác định và kiểm tra tính
trung thực, hợp lý trong giao dịch bán lại toàn bộ số cổ phần đó cho giám đốc
điều hành công ty Bình Minh.
- Tuy vào ngày khóa số, công ty Bình Minh không còn là bên liên quan của
công ty Sao Hôm thế nhưng trong kỳ kế toán, mối quan hệ này vẫn còn. Thế
nên các thủ tục kiểm toán vẫn phải thực hiện nhằm xác định và đánh giá bản
chất, tính hợp lý các giao dịch diễn ra giữa công ty Bình Minh và công ty Sao
Hôm trong giai đoạn này vẫn cần phải thực hiện theo nguyên tắc thận trọng.
- Ngoài ra biên bản họp BGD và HDQT xem việc bán toàn bộ cổ phần có diễn
ra bàn luận trong cuộc họp không.
- Kiểm tra các giấy tờ, hợp đồng để xác minh giao dịch này đã xảy ra để xác
định xem Bình Minh có còn là bên liên quan hay không.

5.32 Yêu cầu: Theo bạn, để báo cáo tài chính được trình bày trung thực và hợp
lý thì vấn đề trên cần được giải quyết thế nào? Tại sao?
Vấn đề trên có thể được xem như một khoản nợ tiềm tàng vì có nghĩa vụ nợ hiện tại
do kết quả từ một sự kiện đã xảy ra, ở đây là sự kiện diễn viên Ánh Sao xảy ra tai
nạn 11/X1 và khởi kiện vào 5/2/X2.
Vì khả năng xảy ra việc thực hiện nghĩa vụ là thấp và không thể ước tính được số
tiền một cách hợp lý do tới ngày phát hành bctc tòa án vẫn chưa xét xử và theo luật
sư tư vấn, có thể công ty H&T không phải chi trả khoản tiền bồi thường này. Tuy
nhiên việc này vẫn có khả năng xảy ra vì vậy cần phải công bố về sự kiện này trên
thuyết minh báo cáo tài chính.

5.33
a) Vào ngày 3/1/20X2, Chính phủ đã phê chuẩn kế hoạch xây dựng đường cao
tốc TPHCM - Tây Ninh. Con đường này xuyên qua công ty Thịnh Phát, làm
công ty bị mất một phần ba diện tích. Tuy nhiên, công ty sẽ chỉ nhận được
khoản bồi thường không đáng kể vì phần đất này nằm trong vùng quy hoạch.
- Đây là sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc niên độ. Vì sự kiện này diễn ra vào
ngày 3/1/X2, tức là sau ngày kết thúc niên độ, trước khi phát hành bctc và có
ảnh hưởng tiêu cực đến bctc.
- Kiểm toán viên cần tìm hiểu về các thủ tục mà Ban Giám đốc đã thiết lập,
đồng thời phỏng vấn Ban Giám đốc và Ban quản trị đơn vị (trong phạm vi phù
hợp) để xác định liệu có những sự kiện đã xảy ra sau ngày kết thúc kỳ kế
toán có khả năng ảnh hưởng đến báo cáo tài chính hay không. Xem xét các
biên bản họp (nếu có) của Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng thành viên, Ban
Giám đốc và Ban quản trị sau ngày kết thúc kỳ kế toán và phỏng vấn về các
vấn đề đã được thảo luận trong các cuộc họp này nhưng chưa có biên bản.
Xem xét báo cáo tài chính giữa niên độ kỳ gần nhất kể từ sau ngày kết thúc
kỳ kế toán của đơn vị.
- Thuyết minh bctc cần công bố về kế hoạch xây dựng này của chính phủ và
những ảnh hưởng của nó đến công ty, bctc.

b) Ngày 7/1/20X2, Giám đốc H đã từ chức do có sự bất đồng nghiêm trọng với
ông N, Chủ tịch hội đồng quản trị công ty Thịnh Phát và là anh rể của H. Theo
quyết định của Hội đồng quản trị, công ty sẽ mua lại cổ phần của ông H theo
giá trị số sách (dựa trên số liệu vào 31/12/20X1). Việc thanh toán sẽ chia thành
2 đợt: vào 1/4/20X2 và 1/10/20X2. Vào tháng 12/20X1, ông H đã ly dị với em gái
của ông N. Ông H giữ 20% cổ phần của công ty Thịnh Phát.
- Đây là sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc niên độ. Vì sự kiện này diễn ra vào
ngày 7/1/X2, và theo quyết định của HĐQT thì việc mua lại sẽ diễn ra vào
1/4/20X2 và 1/10/20X2, tức là sau ngày kết thúc niên độ.
- Kiểm toán viên cần tìm hiểu về các thủ tục mà Ban Giám đốc đã thiết lập,
đồng thời phỏng vấn Ban Giám đốc và Ban quản trị đơn vị. Xem xét các biên
bản họp (nếu có) của, Ban Giám đốc và Ban quản trị sau ngày kết thúc kỳ kế
toán và phỏng vấn về các vấn đề đã được thảo luận trong các cuộc họp này
nhưng chưa có biên bản. Xem xét báo cáo tài chính giữa niên độ kỳ gần nhất
kể từ sau ngày kết thúc kỳ kế toán của đơn vị.
- Thuyết minh bctc cần công bố về việc từ chức của Giám đốc H.

c) Ngày 5/12/20X1, công ty Thịnh Phát nhận được Thông báo của Tổng cục
Thuế về số thuế phải nộp bổ sung cho hai năm trước là 1,2 tỷ đồng, do mức
thuế mà công ty tự kê khai là chưa đúng. Vì không đồng ý với quyết định nêu
trên, công ty Thịnh Phát đã tiến hành khởi kiện cơ quan thuế trên cơ sở lập
luận rằng mức thuế suất trên đã được Cục Thuế địa phương chấp nhận chính
thức.
- Đây là một khoản Nợ tiềm tàng vì có khả năng phát sinh một nghĩa vụ hiện tại
là 1,2 tỷ đồng từ những sự kiện đã xảy ra và con số được ước tính một cách
đáng tin cậy. Tuy nhiên không xác định được mức độ chắc chắn của việc
thắng hoặc thua kiện nên không thể đưa vào khoản dự phòng nợ phải trả
được mà phải thuyết minh trên bctc
- Để phát hiện và thu thập bằng chứng về việc này, kiểm toán viên cần phỏng
vấn Ban Giám đốc đơn vị được kiểm toán và những người khác trong đơn vị,
kể cả chuyên gia tư vấn pháp luật trong đơn vị, nếu có thể. Đồng thời, xem
xét các biên bản họp Ban quản trị và thư từ trao đổi giữa đơn vị và chuyên
gia tư vấn pháp luật ngoài đơn vị. Ngoài ra, kiểm toán viên còn cần trao đổi
trực tiếp với chuyên gia tư vấn pháp luật ngoài đơn vị. Kiểm tra các khoản phí
tư vấn pháp luật của đơn vị.
- Thuyết minh bctc cần công bố thông tin về khoản thuế phải nộp bổ sung 1,2
tỷ và sự việc kiện tụng này.

5.34. Công ty A có tỷ lệ quyền biểu quyết được ghi trong: Công ty M (15%):
Công ty N (50%) và Công ty P (60%).
Công ty M có một khoản đầu tư vào Công ty K với tỷ lệ 60% quyền biểu quyết.
Công ty P có một khoản đầu tư vào Công ty G với tỷ lệ 20% quyền biểu quyết

a) Với các thông tin trên, hãy xác định các bên liên quan của công ty A
Các bên liên quan của công ty A gồm: công ty N, công ty P
Công ty M, công ty K và công ty G không phải bên liên quan

b) Hãy nêu 2 thủ tục kiểm toán cần thiết nếu phát hiện các bên liên quan hoặc
các giao dịch quan trọng với bên liên quan chưa được xác định hoặc chưa
được thông báo cho kiểm toán viên?
Theo đoạn 22 VSA 550, “Nếu phát hiện ra các bên liên quan hoặc các giao dịch
quan trọng với bên liên quan mà trước đó Ban Giám đốc đơn vị được kiểm toán
chưa xác định hoặc thông báo cho kiểm toán viên, kiểm toán viên phải:
- Thảo luận với nhóm kiểm toán
- Thực hiện các thủ tục kiểm toán cơ bản thích hợp:
+ Phỏng vấn về bản chất của các mối quan hệ của đơn vị với các bên
liên quan
+ Tiến hành phân tích các ghi chép kế toán
+ Xác minh các điều khoản và điều kiện của các giao dịch với các bên
liên quan, đánh giá xem các giao dịch có được hạch toán và thuyết
minh hợp lý theo khuôn khổ về lập và trình bày báo cáo tài chính được
áp dụng hay không.

You might also like