You are on page 1of 4

Thành viên nhóm:

Trần Quỳnh Anh - 31191026376

Phạm Ngọc Kim Hằng - 31191021051

Nguyễn Thị Hà Phương - 31191027230


Bài tập 7.29

a) Theo khoản 1 Điều 13 Thông tư 45/2013/TT-BTC để trích khấu hao tài sản cố định trong
quá trình sản xuất, kinh doanh thì doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh áp dụng một trong các
phương pháp sau:
- Phương pháp khấu hao đường thẳng.
- Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh.
- Phương pháp khấu hao theo số lượng, khối lượng sản phẩm.
Trong trường hợp này DN đã thay đổi phương pháp khấu hao TSCĐ từ phương pháp khấu
hao theo đường thẳng sang phương pháp khấu hao tăng dần, phương pháp này không được
quy định trong thông tư nên đây là hành vi không tuân thủ pháp luật và các quy định.

b) Trường hợp này vừa gian lận vừa là hành vi không tuân thủ pháp luật và các quy định.
Gian lận vì hành động hối lộ trong cuộc đấu thầu để giành được hợp đồng. Hành vi không
tuân thủ pháp luật: theo Điều 364. Tội đưa hối lộ Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi năm
2017) "4. Phạm tội trong trường hợp của hối lộ là tiền, tài sản, lợi ích vật chất khác trị giá
1.000.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt từ tù 12 năm đến 20 năm."

c) Trường hợp nhầm lẫn: nhầm lẫn trong việc ghi sổ ảnh hưởng đến việc tổng hợp tài khoản
doanh thu trên sổ cái hoặc sai sót trong thời điểm ghi nhận doanh thu.
Trường hợp gian lận: DN cố tình khai báo doanh thu bán chịu cao hơn mục đích làm cho
lợi nhuận cao hơn để làm đẹp BCTC (nếu đây là công ty cổ phần).

d) Đây là trường hợp nhầm lẫn, chi phí tiền điện thoại của Công ty tháng 12/20x1 có đầy đủ
hóa đơn nên chi phí này nên được phản ánh vào tài khoản "Chi phí Quản lý doanh nghiệp".

e) Đây là trường hợp gian lận, cố tình hạch toán chi phí hoạt động của doanh nghiệp vào tài
khoản chi phí xây dựng cơ bản dở dang nhằm làm tăng giá trị tài sản của doanh nghiệp. DN
không tuân thủ quy định theo Thông tư 200 về việc ghi nhận chi phí xây dựng cơ bản dở
dang.

f) Theo Chuẩn mực số 29 - Thay đổi chính sách kế toán, ước tính kế toán và các sai sót.
Doanh nghiệp chỉ được thay đổi chính sách kế toán khi :
- Có sự thay đổi theo quy định của pháp luật hoặc của chuẩn mực kế toán và chế độ kế
toán; hoặc
- Sự thay đổi sẽ dẫn đến báo cáo tài chính cung cấp thông tin tin cậy và thích hợp hơn
về ảnh hưởng của các giao dịch và sự kiện đối với tình hình tài chính, kết quả hoạt
động kinh doanh và lưu chuyển tiền tệ của doanh nghiệp.
Trong trường hợp này, công ty không giải trình trên thuyết minh BCTC và cũng không đưa
ra bất cứ thông tin nào làm cơ sở cho việc thay đổi phương pháp tính giá hàng tồn kho nên
công ty đã có hành vi không tuân thủ quy định.
g) Trường hợp nhầm lẫn: Kế toán có sai sót trong việc ghi nhận khoản thu giữa khách hàng
A và khách hàng B.
Trường hợp gian lận: khả năng cao hình thức gian lận Lapping đã xảy ra. Kế toán trước đó
đã thu tiền của khách hàng B nhưng không ghi giảm vào số chi tiết nợ phải thu của khách
hàng B và cho đến khi khách hàng A nộp tiền, kế toán ghi số tiền đó vào tài khoản nợ phải
thu của khách hàng B.

h) Trường hợp này có thể đã xảy ra gian lận, một số chi phí tiêu dùng cho mục đích cá nhân
nhưng vẫn đưa hóa đơn và chứng từ cho công ty làm cho chi phí công tác tăng lên.

i) Nếu công ty có quy định về quá trình mua hàng thì nhân viên mua hàng có thể đã thông
đồng với nhà cung cấp để mua với giá cao hơn -> hành vi gian lận.
Nếu công ty không có quy định về quá trình mua hàng, trường hợp này nhân viên mua hàng
không sai, không vi phạm nhưng công ty cần phải xem xét lại hệ thống kiểm soát nội bộ.

j) Trong trường hợp này công ty đã không tuân thủ quy định của chuẩn mực kế toán số 14
về việc ghi nhận doanh thu.
*Doanh thu bán hàng được ghi nhận khi đồng thời thỏa mãn tất cả năm (5) điều kiện sau:
- Doanh nghiệp đã chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu sản
phẩm hoặc hàng hóa cho người mua;
- Doanh nghiệp không còn nắm giữ quyền quản lý hàng hóa như người sở hữu hàng hóa
hoặc quyền kiểm soát hàng hóa;
- Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn;
- Doanh nghiệp đã thu được hoặc sẽ thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch bán hàng;
- Xác định được chi phí liên quan đến giao dịch bán hàng.
Công ty bán hàng cho khách hàng nhưng công ty vẫn cho phép người mua có thể gửi lại
kho hàng của công ty, lúc này công ty vẫn nắm quyền kiểm soát HTK, vẫn chưa chuyển
giao phần lớn rủi ro với lợi ích gắn liền với sản phẩm cho người mua nên công ty chưa
được phép ghi nhận doanh thu và chưa thể kết luận "doanh thu tháng 12 tăng 20% so với
cùng kỳ năm trước".

k) Đây là trường hợp gian lận, việc bảo dưỡng thiết bị máy móc theo quy trình của công ty
sẽ diễn ra vào tháng 12 hàng năm nhưng đến năm 20x1, Ban Giám đốc quyết định trì hoãn
việc bảo dưỡng định kỳ sang tháng 1 năm sau để làm giảm chi phí bảo dưỡng và tăng lợi
nhuận của công ty trên BCTC theo đúng kế hoạch.

l) Nếu công ty có quy định về việc xử lý đơn đặt hàng và thực hiện đơn đặt hàng thì công ty
đã vi phạm quy định về chu trình bán hàng.
Nếu công ty không có quy định về thời gian xử lý đơn đặt hàng hoặc không quy định rõ
trong chu trình bán hàng thì công ty không sai phạm và không có gian lận.

Bài tập 7.32


a) Công ty kiểm toán G&C có sai phạm trong kiểm toán BCTC của công ty Bình Minh:
Kiểm toán viên Lân của công ty không chứng kiến kiểm kê hàng tồn kho vì KTV Lân cho
rằng "việc kiểm kê của công ty luôn được tiến hành rất tốt và qua hồ sơ kiểm toán các năm
trước cho thấy, không có sai lệch nào đáng kể về hàng tồn kho". Việc không chứng kiến
kiểm kê HTK đã gây ra hậu quả là số liệu HTK trên BCTC bị khai khống nghiêm trọng,
nhiều HTK bị hư hỏng, lỗi thời không được lập dự phòng giảm giá.
Và công ty kiểm toán G&C đã đưa ra ý kiến chấp nhận toàn phần không phù hợp với tình
hình thực tế của công ty Bình Minh.
Về khoản mục HTK, công ty M&H cho biết các HTK đã mua cách đây 3 năm nhưng đến
nay vẫn chưa bán được cho thấy trách nhiệm của KTV 3 năm trở lại đây cần được xem xét.

b) Phân tích trách nhiệm pháp lý của công ty kiểm toán G&C đối với công ty M&H
- Công ty kiểm toán G&C có trách nhiệm về việc đưa ra ý kiến kiểm toán chấp nhận toàn
phần đối với BCTC đã được kiểm toán của công ty Bình Minh. Công ty M&H phát hiện số
liệu HTK trên BCTC có sai sót trọng yếu và rất nhiều HTK bị hư hỏng, lỗi thời không được
lập dự phòng và KTV của công ty kiểm toán G&C không chứng kiến kiểm kê HTK nên
công ty G&C phải chịu trách nhiệm về khoản mục HTK có sai sót trọng yếu với công ty
M&H.
- Về lợi thế thương mại, do HTK của công ty Bình Minh bị khai khống nghiêm trọng dẫn
đến tổng giá trị tài sản của công ty cũng bị sai lệch trọng yếu cộng với việc công ty Bình
Minh không lập dự phòng giảm giá HTK nên giá trị tài sản thuần của công ty Bình Minh tại
ngày công ty M&H thu mua không chính xác. Điều này ảnh hưởng đến chênh lệch giữa
khoản phí đầu tư của công ty M&H khi thu mua và giá trị tài sản thuần của công ty Bình
Minh bị ảnh hưởng đáng kể (khoản chênh lệch này là lợi thế thương mại). Vì vậy công ty
kiểm toán G&C phải chịu trách nhiệm về việc tổn thất lợi thế thương mại của công ty
M&H.

You might also like